Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức để giải bài tập lai một cặp tính trạng của môn Sinh Học lớp 9
lượt xem 17
download
Mục đích của sáng kiến là trình bày một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen ở môn sinh học 9 mà tôi thấy có hiệu quả. Cụ thể là hình thành cho học sinh hiểu được một số khái niệm cơ bản sau đó hướng dẫn các em phương pháp giải một số dạng bài toán thuận, bài toán nghịch trong lai một cặp tính trạng của Menđen.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức để giải bài tập lai một cặp tính trạng của môn Sinh Học lớp 9
- CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh Phúc BÁO CÁO TÓM TẮT SÁNG KIẾN, CẢI TIẾN ĐỀ NGHỊ XÉT CÔNG NHẬN DANH HIỆU CHIẾN SĨ THI ĐUA CẤP HUYỆN Kính gửi: Ban thi đua – Khen thưởng huyện. I. SƠ LƯỢC BẢN THÂN Họ và tên: Lê Minh Tân. Năm sinh: 1983 Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học Sinh học Chức năng nhiệm vụ được phân công: Dạy Sinh học 8,9. Chủ nhiệm: 8A1 Đơn vị công tác: Trường THCS Thạnh Lợi. II. NỘI DUNG. 1. Thực trạng Sinh học là môn khoa học cơ bản trong nhà trường, nó góp phần hình thành nhân cách và là cơ sở để học tập, nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất tạo ra của cải vật chất cho xã hội. Hiện nay kiến thức sinh học đã và đang trở nên rộng hơn, sâu hơn. Do đó việc dạy tốt bộ môn sinh học trở thành một nhiệm vụ rất quan trọng, song cũng gặp nhiều khó khăn, trở ngại…Với mong muốn được góp một phần nhỏ bé để thực hiện tốt nhiệm vụ trên. Qua thực tế giảng dạy môn sinh học lớp 9 tôi thấy học sinh thường gặp khó khăn khi giải các bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen là do: Kiến thức sinh học rất trừu tượng, mỗi dạng bài tập khác nhau đều có đặc trưng riêng, không có sự liên quan về kĩ năng, phương pháp….Bên cạnh đó nội dung sách giáo khoa phổ thông không cung cấp cho các em những công thức cơ bản để giải bài tập. Một lí do khách quan hiện nay là học sinh không có hứng thú với môn sinh nên việc nắm chắc kiến thức lí thuyết, hiểu rõ công thức và giải được bài tập là một việc rất khó khăn. Để các em có thể nắm chắc kiến thức, có kĩ năng cơ bản giải một số bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen nên tôi thực hiện đề tài “Một số phương pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức để giải bài tập lai một cặp tính trạng của môn sinh học lớp 9”. 2. Tên sáng kiến và lĩnh vực áp dụng. 2.1. Tên sáng kiến kinh nghiệm: “Một số phương pháp giúp học sinh khắc sâu kiến thức để giải bài tập lai một cặp tính trạng của môn sinh học lớp 9”. 2.2. Lĩnh vực áp dụng: Rèn luyện kĩ năng để giải bài tập lai một cặp tính trạng của môn sinh học lớp 9
- 3. Mô tả nội dung, bản chất của sáng kiến. Để đảm bảo yêu cầu của cải cách giáo dục, từng bư ớc vận dụng phương pháp dạy học mới “Lấy học sinh là trung tâm, giáo viên chỉ là ng ười tổ chức và h ướng dẫn cho học sinh học tập”. Để có được một tiết học đạt kết quả cao. Tôi đã nghiên cứu kỹ sách giáo khoa trước khi soạn bài, đọc các tài liệu tham khảo về sinh học nâng cao dành cho giáo viên và học sinh ôn thi học sinh giỏi, tham khảo một số đề thi học sinh giỏi cấp huyện, tỉnh, các sách viết về chuyên đề sinh học 9 do Bộ Giáo dục biên soạn. Cùng với kinh nghiệm giảng dạy của mình qua nhiều năm tôi đã biên soạn thành hệ thống nội dung kiến thức và bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen theo mạch kiến thức từ dễ đến khó sao cho phù hợp với từng đối tư ợng học sinh do tôi phụ trách. Tôi xin phép được trình bày một số kinh nghiệm trong việc hướng dẫn học sinh giải bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen ở môn sinh học 9 mà tôi thấy có hiệu quả. Cụ thể là hình thành cho học sinh hiểu được một số khái niệm cơ bản sau đó hướng dẫn các em phương pháp giải một số dạng bài toán thuận, bài toán nghịch trong lai một cặp tính trạng của Menđen. MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN VÀ PHƯƠNG PHÁP GIẢI BÀI TẬP LAI MỘT CẶP TÍNH TRẠNG CỦA MENĐEN 1.Một số khái niệm cơ bản trong giải bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen: a.Các kí hiệu thường dùng: P: thế hệ bố, mẹ F: thế hệ con lai FB: thế hệ con lai phân tích G: giao tử Dấu “x”: phép lai b. Nội dung một số khái niệm cơ bản: Tính trạng: Là những đặc điểm về hình thái, cấu tạo, sinh lí của một cơ thể. Cặp tính trạng tương phản: Là hai trạng thái biểu hiện trái ngược nhau của từng loại tính trạng. Nhân tố di truyền: Quy định các tính trạng của sinh vật. Giống (hay dòng) thuần chủng: Là giống có đặc tính di truyền đồng nhất, các thế hệ sau giống các thế hệ trước. Kiểu hình: Là tổ hợp toàn bộ các tính trạng của cơ thể. Tính trạng trội: Là tính trạng biểu hiện ngay ở F1. Tính trạng lặn: Là tính trạng đến F2 mới được biểu hiện.
- Nội dung quy luật phân tính (quy luật phân ly): Khi lai hai cơ thể bố mẹ thuần chủng khác nhau về một cặp tính trạng tương phản thì F1 đồng tính về tính trạng của bố hoặc mẹ, còn F2 có sự phân li tính trạng theo tỉ lệ trung bình 3 trội : 1 lặn. Phép lai phân tích: Là phép lai giữa cá thể mang tính trạng trội cần xác định kiểu gen với cá thể mang tính trạng lặn. Nếu kết quả của phép lai là đồng tính thì cá thể mang tính trạng trội có kiểu gen đồng hợp, còn kết quả phép lai là phân tính thì cá thể đó có kiểu gen dị hợp. * Ví dụ: +Trường hợp kiểu gen thuần chủng: P: AA (thuần chủng) x aa GP A a FB Kiểu gen Aa Kiểu hình đồng tính +Trường hợp kiểu gen không thuần chủng: P: Aa (không thuần chủng) x aa GP A: a a FB Kiểu gen: 1Aa: 1aa Kiểu hình phân tính 2.Phương pháp giải bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen: a.Dạng 1: Bài toán thuận: Là dạng bài toán đã biết tính trạng trội, tính trạng lặn, kiểu hình của P. Từ đó, xác định kiểu gen, kiểu hình của P và lập sơ đồ lai. Các bước giải bài tập: +Bước 1: Dựa vào đề bài, quy ước gen trội, gen lặn (có thể không có bước này nếu như đề bài đã quy ước sẵn). +Bước 2: Từ kiểu hình của bố, mẹ biện luận để xác định kiểu gen của bố, mẹ. +Bước 3: Lập sơ đồ lai, xác định kết quả kiểu gen, kiểu hình ở con lai. Ví dụ: Ở chuột tính trạng lông đen là trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho chuột đực lông đen giao phối với chuột cái lông trắng thì kết quả sẽ như thế nào? Giải Bước 1: Quy ước gen: + Gen A quy định lông đen + Gen a quy định lông trắng Bước 2: Chuột đực lông đen có kiểu gen AA hoặc Aa Chuột cái lông trắng có kiểu gen aa
- Bước 3: Do chuột đực lông đen có 2 kiểu gen nên có 2 trường hợp xảy ra: * Trường hợp 1: P: AA (lông đen) x aa (lông trắng) GP: A a F1 Aa (Kiểu gen 100% Aa) Kiểu hình 100% lông đen * Trường hợp 2: P: Aa (lông đen) x aa (lông trắng) GP: A: a a F1 Aa: aa (Kiểu gen: 50% Aa: 50% aa) Kiểu hình: 50% lông đen: 50% lông trắng b. Dạng 2: Bài toán nghịch: Là dạng bài toán dựa vào kết quả lai để xác định kiểu gen, kiểu hình của bố, mẹ và lập sơ đồ lai. Thường gặp hai trường hợp sau đây: Trường hợp 1: Nếu đề bài đã nêu tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai thì có hai bước giải: +Bước 1: Căn cứ vào tỉ lệ kiểu hình của con lai (có thể rút gọn tỉ lệ ở con lai thành tỉ lệ quen thuộc để dễ nhận xét); Từ đó, suy ra kiểu gen của bố mẹ. +Bước 2: Lập sơ đồ lai và nhận xét kết quả. *Ví dụ: Trong phép lai giữa hai cây lúa thân cao người ta thu được kết quả như sau: 3018 hạt cho cây thân cao và 1004 hạt cho cây thân thấp. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên. Giải Bước 1: Xét tỉ lệ phân li kiểu hình của con lai: Cây thân cao : Cây thân thấp = 3016 : 1004 ~ 3 : 1 ~ Tỉ lệ 3: 1 là tỉ lệ tuân theo quy luật phân tính của Menđen Nên tính trạng thân cao là trội hoàn toàn so với tính trạng thân thấp. Quy ước gen: + Gen A quy định thân cao + Gen a quy định thân thấp Tỉ lệ con lai 3: 1 chứng tỏ bố, mẹ có kiểu gen dị hợp là: Aa Bước 2: Sơ đồ lai: P: Aa (thân cao) x Aa(thân cao) GP: A: a A: a F1: Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa Kiểu hình: 3 thân cao: 1 thân thấp Trường hợp 2: Nếu đề bài không cho tỉ lệ kiểu hình của con lai:
- +Để giải bài toán này, ta dựa vào cơ chế phân li và tổ hợp nhiễm sắc thể trong quá trình giảm phân và thụ tinh. Cụ thể là căn cứ vào kiểu gen của con lai để suy ra loại giao tử mà con có thể nhận từ bố và mẹ. Từ đó, xác định kiểu gen của bố, mẹ. +Nếu cần thì lập sơ đồ lai để kiểm tra *Ví dụ: Ở người, màu mắt nâu là trội so với màu mắt xanh. Trong một gia đình bố và mẹ đều có mắt nâu. Trong số các con sinh ra thấy có đứa con gái mắt xanh. Hãy xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ minh hoạ. Giải Quy ước: Gen A quy định màu mắt nâu Gen a quy định màu mắt xanh Người con gái mắt xanh mang kiểu hình lặn, tức có kiểu gen aa. Kiểu gen này được tổ hợp từ 1 giao tử a của bố và 1 giao tử a của mẹ. Tức bố và mẹ đều tạo được giao tử a. Theo đề bài, bố và mẹ đều có mắt nâu lại tạo được giao tử a, nên bố và mẹ đều có kiểu gen dị hợp tử Aa. Sơ đồ lai minh hoạ: P: Aa (mắt nâu) x Aa(mắt nâu) GP: A: a A: a F1: Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa Kiểu hình: 3 mắt nâu: 1 mắt xanh 3. Hướng dẫn giải một số bài tập lai một cặp tính trạng của Menđen: Bài 1: Ở đậu Hà Lan, thân cao là tính trạng trội so với thân thấp. Khi cho đậu Hà Lan thân cao giao phấn với nhau thu được F1 toàn đậu thân cao. a/ Xác định kiểu gen của bố, mẹ và lập sơ đồ lai. b/ Nếu cho F1 trong phép lai trên lai phân tích thì kết quả như thế nào? Giải a/ Quy ước gen: A quy định thân cao a quy định thân thấp Cây đậu thân cao có kiểu gen: AA hoặc Aa Cây đậu thân cao giao phấn với nhau thu được F1 toàn thân cao có kiểu gen AA (hoặc Aa), chứng tỏ phải có ít nhất 1 cây P luôn cho giao tử A tức là có kiểu gen AA. Cây thân cao còn lại có kiểu gen là AA hoặc Aa. Sơ đồ lai: Trường hợp 1: P: AA (thân cao) x AA(thân cao) GP: A A
- F1: Kiểu gen: 100% AA: Kiểu hình: 100% thân cao Trường hợp 2: P: AA (thân cao) x Aa (thân cao) GP: A A: a F1: Kiểu gen: 1 AA: 1Aa Kiểu hình: 100% thân cao b/ F1 trong phép lai trên có kiểu gen là AA hoặc Aa. Cho F 1 lai phân tích tức cho lai với cá thể mang tính trạng lặn thì có 2 trường hợp xảy ra: Trường hợp 1: P: AA(thân cao) x aa (thân thấp) GP: A a F1: Kiểu gen: 100% Aa Kiểu hình: 100% thân cao Trường hợp 2: P: Aa (thân cao) x aa (thân thấp) GP: A: a a F1: Kiểu gen: 50% Aa: 50% aa Kiểu hình: 50% thân cao: 50% thân thấp Bài 2: Ở một loài động vật, lông đen trội hoàn toàn so với lông trắng. Khi cho con đực lông đen giao phối với con cái lông trắng thì kết quả phép lai đó sẽ nh ư thế nào? Giải Quy ước gen: A quy định lông đen a quy định lông trắng + Cá thể đực lông đen có kiểu gen là: AA hoặc Aa. + Cá thể cái lông trắng có kiểu gen là: aa. + Sơ đồ lai P. Trường hợp 1: P: AA(lông đen) x aa (lông trắng) GP: A a F1: Kiểu gen: 100% Aa Kiểu hình: 100% lông đen Trường hợp 2: P: Aa (lông đen) x aa (lông trắng) GP: A: a a F1: Kiểu gen: 50% Aa: 50% aa Kiểu hình: 50% thân cao: 50% lông trắng
- Bài 3:Ở bò tính trạng không có sừng trội hoàn toàn so với tính trạng sừng. Khi cho giao phối hai bò thuần chủng con có sừng với con không có sừng được F1. Tiếp tục cho F1 giao nhau được F2. a. Lập sơ đồ lai của P và F. b. Cho F1 lai phân tích thì kết quả như thế nào? Giải a. Sơ đồ lai của P và F1. Quy ước gen: A quy định không có sừng. a quy định có sừng. Bò P thuần chủng không có sừng mang kiểu gen AA. Bò P thuần chủng có sừng mang kiểu gen aa. P: AA (không sừng) x aa (có sừng) GP: A a F1: Kiểu gen: 100% Aa Kiểu hình: 100% (không sừng) Sơ đồ lai của F1 x F1: F1 x F1: Aa (không sừng) x Aa (không sừng) G: A: a A: a F2: Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa Kiểu hình: 3 không có sừng: 1 có sừng b. Cho F1 lai phân tích: F1 có kiểu gen Aa (không sừng) lai với có sừng (aa). Sơ đồ lai: P: Aa (không sừng) x aa (có sừng) GP: A : a a F1: Kiểu gen: 50% Aa : 50% aa Kiểu hình: 50% (không sừng): 50% (có sừng) Bài tập 5 Trong một phép lai giữa hai cây cà chua quả đỏ, thu đợc kết quả ở con lai như sau: 315 cây cho quả đỏ: 100 cây cho quả vàng. Hãy biện luận và lập sơ đồ cho phép lai trên, biết rằng 1 gen quy định một tính trạng. Giải: Xét tỉ lệ kiểu hình của con lai : Quả đỏ : quả vàng = 315 : 100 ~ 3 : 1 ~ Tỉ lệ 3 : 1 tuân theo kết quả của định luật phân tính của Menđen. Vậy, tính trạng quả đỏ trội hoàn toàn so với tính trạng quả vàng. Qui ước gen:
- A qui định tính trạng hoa đỏ a qui định tính trạng hoa vàng. Tỉ lệ 3 : 1 (4 tổ hợp) chứng tỏ P có kiểu gen di hợp Aa (Cây hoa đỏ). Sơ đồ lai: P: Aa (Cây hoa đỏ) x Aa (Cây hoa đỏ) G: A: a A: a F2: Kiểu gen: 1 AA: 2 Aa: 1aa Kiểu hình: 3 cây hoa đỏ: 1 Cây hoa vàng 4. Khả năng và phạm vi áp dụng sáng kiến. 4.1. Khả năng áp dụng sáng kiến: Nếu sáng kiến kinh nghiệm thực hiên thành công s ̣ ẽ hình thành cho học sinh kĩ năng giải bài tập lai một cặp tính trạng, phát huy tính tự lực học tập, góp phần rèn luyện khả năng tư duy cho học sinh. Đồng thời giúp học sinh hứng thú trong việc làm bài tập trong chương trinh SGK Sinh h ̀ ọc 9. Bên cạnh giúp giáo viên có thêm phương pháp hướng dẫn và bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9. 4.2. Phạm vi áp dụng: Đề tài được nghiên cứu và thực hiện tại trường THCS Thạnh Lợi. Bắt đầu thực hiện và áp dụng giảng giải từ năm học 20162017. Nội dung nghiên cứu các dạng bài tập lai một cặp tính trạng của Men đen trong chương trình sinh học 9 gồm: Một số khái niệm. Bài toán thuận. Bài toán nghịch. 5. Nêu những lợi ích và hiệu quả mang lại khi nhân rộng sáng kiến. a. Những lợi ích của sáng kiến. Qua việc rèn luyện kĩ năng giải bài tập lai một cặp tính trạng, tôi thấy đa số học sinh có kĩ năng tự làm việc với sách giáo khoa, kĩ năng thảo luận nhóm, kĩ năng phân tích… một cách có hệ thống, kĩ năng làm các bài tập của học sinh nhanh nhẹn, không còn lúng túng trong khi làm bài tập, phần lớn các thành viên trong nhóm đều hoạt động. Có tính năng động và khả năng tự lập của các em thể hiện khá rõ rệt, quan hệ thầy trò trở nên gần gũi hơn. Trong giờ học khoảng cách giữa thầy và trò không còn được thu hẹp. Học sinh mạnh dạn hỏi thầy cô, trình bày quan điểm và lập trường của mình, mở rộng giao tiếp và tư duy của các em. b. Hiệu quả khi nhân rộng sáng kiến. Trên đây tôi vừa trình bày phương pháp rèn luyện kĩ năng giải bài tập lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 ở trường THCS Thạnh Lợi. Tuy nhiên việc rèn luyện kĩ năng giải bài tập lai một cặp tính trạng cho học sinh lớp 9 còn phụ thuộc vào việc nhận thức, việc lắng nghe và việc thích được học của từng học sinh. Tôi rất mong các đồng chí, đồng nghiệp tham khảo và đóng góp ý kiến để giải pháp
- của tôi thực sự có hiệu quả và có thể áp dụng rộng rãi cho các khối, các môn học giúp HS học tập ngày một tốt hơn. Trên đây là những sáng kiến, giải pháp mới của bản thân tôi trong năm 2017. Kính đề nghị Hội đồng xét duyệt sáng kiến xem xét, công nhận đề tài sáng kiến cấp huyện. Trưởng đơn vị Thạnh Lợi, ngày 10 tháng 03 năm 2017 Người báo cáo Lê Minh Tân
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khi soạn câu hỏi trắc nghiệm Vật lý
13 p | 3116 | 1746
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm nâng cao công tác chủ nhiệm học sinh lớp 5
14 p | 2597 | 686
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 1 viết đúng chính tả
55 p | 2380 | 450
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 2 học tốt môn tập làm văn
10 p | 2126 | 376
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giáo dục lễ giáo cho trẻ 5 tuổi thông qua các câu truyện cổ tích Việt Nam
10 p | 1802 | 336
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
24 p | 1891 | 327
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp luyện đọc khi dạy tập đọc lớp 2
9 p | 1568 | 305
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kĩ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
11 p | 1177 | 281
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp chỉ đạo giáo dục kỹ năng sống cho học sinh đầu cấp
28 p | 780 | 213
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp quản lý hoạt động dạy và học môn Tiếng Việt lớp 2 phân môn kể chuyện
20 p | 591 | 112
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm rèn kỹ năng kể chuyện cho học sinh lớp 2 trong phân môn Tiếng Việt
11 p | 600 | 100
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số giải pháp quản lý công tác giáo dục đạo đức học sinh trường tiểu học
9 p | 441 | 80
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp giáo viên khối 1 nâng cao chất lượng dạy môn Tiếng Việt
15 p | 616 | 74
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm khai thác triệt để mô hình để giảng dạy môn Sinh học lớp 7
17 p | 385 | 69
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số biện pháp rèn kỹ năng học tốt môn tập làm văn ở lớp 5
13 p | 361 | 66
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phân môn vẽ tranh môn Mĩ thuật
23 p | 365 | 59
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số phương pháp giải phương trình mũ – phương trình Logarit
29 p | 353 | 42
-
Sáng kiến kinh nghiệm: Một số sai lầm thường gặp của học sinh khi giải phương trình lượng giác cơ bản
13 p | 306 | 29
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn