intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sáng kiến kinh nghiệm: Neo kiến thức bằng câu đố

Chia sẻ: Phan Phan | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:16

76
lượt xem
3
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Sáng kiến kinh nghiệm "Neo kiến thức bằng câu đố" được thực hiện với mục tiêu nhằm giúp cho học sinh nắm vững tri thức, đồng thời hướng dẫn cho học sinh tự học và từ đó thấy được thành quả việc làm của mình. Để biết rõ hơn về nội dung chi tiết, mời các bạn cùng tham khảo.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm: Neo kiến thức bằng câu đố

  1. I ­ PHẦN MỞ ĐẦU  1. Lý do chọn đề tài Trong dạy học sinh học có rất nhiều phương pháp và giáo viên cần phải   phối hợp các phương pháp trong bài giảng để thực hiện mục tiêu bài học. Tuy  nhiên đối với các tiết ôn tập để ôn lại các kiến thức đã học thường giáo viên  dùng chủ  yếu là dùng phương pháp hỏi đáp, cho học sinh làm bài tập, sơ  đồ  hóa các kiến thức… Ngoài ra giáo viên có thể  dùng phương pháp “Neo kiến  thức bằng câu đố” để  làm thay đổi không khí trong tiết học, học sinh có thể  vừa được học, vừa được chơi với phương pháp này. Một lần tôi đã đọc được phương pháp này trong quyển “ Cẩm nang   phương pháp sư  phạm” và tôi đã áp dụng đối với ba lớp 6 mà tôi dạy trong  năm học 2011­ 2012 và tôi đã thấy rằng học sinh rất thích thú, nhớ bài điều đó   thể hiện qua các bài kiểm tra. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài sáng kiến kinh   nghiệm “Neo kiến thức bằng câu đố” rất mong được chia sẻ  một phần kinh   nghiệm nho nhỏ của mình với đồng nghiệp. Tuy nhiên mong muốn lớn nhất là  được sự góp ý chia sẻ của đồng nghiệp. 2. Mục đích nghiên cứu Nhằm giúp cho học sinh nắm vững tri thức, đồng thời hướng dẫn cho   học sinh tự học và từ đó thấy được thành quả việc làm của mình. Đối tượng   học sinh của tôi là những em học sinh lớp 6 trường phổ  thông cấp 2­ 3 Tân  Lập (đa số học sinh là con em đồng bào dân tộc thiểu số), việc tiếp thu kiến   thức lý thuyết còn chưa vững thì việc hình thành kỹ  năng còn khó hơn nhiều  lần. Hơn thế nữa, các em rất nhút nhát và ngại giao tiếp với thầy cô giáo. Do   vậy, mục đích nghiên cứu của tôi không những muốn tạo hứng thú trong môn   sinh học, nhằm nâng cao chất lượng học tập của học sinh và hiệu quả giảng   dạy bộ  môn, mà tôi còn muốn thông qua phương pháp này để  tôi có thể  gần              3
  2. gũi với các em hơn, các em có thể cởi mở, chân tình đặt cho tôi nhiều câu hỏi   hơn. Từ đó, tập cho các em tính hoạt bát, mạnh dạn, có thể tự mình phát biểu  trước đám đông, những vấn đề  còn vướng mắc có thể  tự  tìm đến thầy cô   hoặc bạn bè đã biết để giải thích.  3. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu 3.1. Đối tượng nghiên cứu Học sinh trường PT cấp 2­ 3 Tân Lập (Eabar­ Sông Hinh­ Phú Yên) Sách Sinh học 6, cẩm nang phương pháp sư  phạm và một số  sách, báo  tham khảo khác. 3.2. Phạm vi nghiên cứu   Học sinh Lớp 6 ( D, E, F ) Trường Phổ thông cấp 2­ 3 Tân Lập. Thời gian từ tháng 9/ 2010 đến 12/ 2011           Phương pháp “ Neo kiến thức bằng câu đố” trong các tiết ôn tập sinh  học 6 4. Nhiệm vụ nghiên cứu Qua giảng dạy, tôi nhận thấy học sinh  ở  Trường cấp 2­ 3 Tân lập đa  phần các em đều thích học môn sinh học vì đối tượng nghiên cứu gần gũi với  các em và các em được tìm hiểu những kiến thức mà đã được gặp trong thực   tế  chính mắt các em nhìn thấy sự  vật, hiện tượng, từ  đó kích thích các em   sáng tạo, tìm tòi. Tuy nhiên các em tham gia làm việc theo nhóm, phối hợp với   nhau chưa tốt, thảo luận chưa sôi nổi, có lẽ  vì các em còn e ngại chưa mạnh  dạn nói lên ý kiến của mình( Một phần vì nhiều thành phần dân tộc nên các  em chưa hiểu được ngôn ngữ của nhau) . Vì vậy, là một giáo viên tôi phải tìm  ra một số  phương pháp trong các tiết ôn tập  phù hợp với thực tế, các em có  thể  cùng nhau tham gia để  làm tăng thêm sự  đam mê môn học, giúp các em  phối hợp với nhau tốt hơn, sôi nổi hơn và hiểu nhau hơn. Những học sinh yêu  thích môn sinh học cũng có thể  tạo tiền đề  cho con đường tương lai sau này   của các em. 5. Phương pháp nghiên cứu            4
  3. 5.1. Phương pháp lý thuyết Để  thực hiện sáng kiến kinh nghiệm này, trước tiên tôi phải sử  dụng  phương pháp giảng giải, phân tích lý thuyết về  một số  vấn đề  có liên quan   đến nội dung nghiên cứu. 5.2. Phương pháp thực tiễn: ­ Phương pháp quan sát. ­ Phương pháp thực nghiệm. ­ Phương pháp xử lý và tổng hợp thông tin. 6. Nội dung sáng kiến kinh nghiệm: Sử  dụng phương pháp “ Neo kiến thức bằng câu đố” trong các tiết ôn  tập sinh học 6:  II­ NỘI DUNG ĐỀ TÀI Chương 1 CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở pháp lý Các hệ  thống văn bản của Bộ  giáo dục, Sở  giáo dục, Trường phổ  thông  cấp II­ III Tân Lập.   Kế  hoạch năm học của Trường phổ  thông cấp II­ III Tân Lập, tổ  Sinh  năm học 2011­ 2012. Kế hoạch cá nhân của giáo viên 2. Cơ sở lý luận Sử dụng phương pháp “ Neo kiến thức bằng câu đố” được áp dụng để  dạy trong các tiết ôn tập chương trình Sinh học lớp 6. Thông qua phương pháp  này giúp học sinh học mà chơi ­ chơi mà học để  nắm vững các kiến thức đã  học. Mặc  khác còn rèn học sinh tính tự  giác trong việc chuẩn bị  bài  ở  nhà,   mạnh dạn đưa ra các câu hỏi và trả lời trước tập thể lớp.             5
  4. 3. Cơ sở thực tiễn Vì đối tượng giảng dạy của tôi là học sinh lớp 6, mới chuyển từ  cấp   một lên các em còn  rất bở ngỡ nên việc tiếp thu kiến thức khoa học là rất khó  khăn đối với các em trong các tiết lĩnh hội kiến thức mới. Vì vậy, việc giáo  viên giúp cho các em hệ  thống lại các kiến thức đã học cũng khó khăn không  kém. Yêu cầu người giáo viên phải tìm ra những phương pháp dạy học phù  hợp với đối tượng học sinh, giúp các em đam mê, hứng thú để  tiếp thu, nắm  vững, khắc sâu tri thức.  Vậy để nắm vững, khắc sâu kiến thức đó có nhiều cách khác nhau, tuy  nhiên với học sinh lớp 6 giáo viên không thể nhồi nhét kiến thức một cách đơn   thuần mà phải làm thế nào để học sinh vui, thích học môn sinh học. Với nhiều  năm giảng dạy môn sinh học 6 tôi nhận thấy rằng  học sinh thích thú khi dùng  những kiến thức học được để tổ chức vào các cuộc thi, vui chơi. Với các tiết  lĩnh hội kiến thức mới   ta chỉ  dành được thời gian 5­ 7 phút cũng có thể  tổ  chức trò chơi cho học sinh. Nhưng với các tiết ôn tập   với nhiều nội dung   phong phú đã học, học sinh cần phải nhớ mà không phải là những tiết ôn tập   khô khan, vì vậy có thể vừa ôn vừa chơi dưới dạng câu đố bằng phương pháp   “ Neo kiến thức bằng câu đố” trong các tiết ôn tập sinh học 6 Chương II THỰC TRẠNG ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Khái quát phạm vi Một vài nét về  tình hình địa phương, trường lớp và học sinh Trường   Phổ thông cấp 2­ 3 Tân Lập. Trường Phổ  thông cấp 2­ 3 Tân Lập đóng trên địa bàn miền núi, thành  phần dân cư phần đông là người đồng bào dân tộc thiểu số, sống chủ yếu dựa   vào nông nghiệp là chính, quanh năm lo làm nương rẫy để kiếm sống. Vì vậy,   đồng bào  ở  đây rất ít người quan tâm đến vấn đề  học tập của con em mình.             6
  5. Đa số các gia đình có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, các em vừa phải đi học, vừa  tranh thủ phụ giúp công việc trong gia đình và cả việc đồng án. Nhiều em nhà   ở  xa, đường xá đi lại không thuận tiện. Đặc biệt là vào mùa mưa nên việc  đến trường lớp cũng là một trong những khó khăn của các em. Từ những lý do   trên, đã ảnh hưởng đến chất lượng học tập của các em cũng như chất lượng   giảng dạy của giáo viên. Tuy nhiên, hiện nay nhờ sự quan tâm của các cấp chính quyền từ trung   ương đến địa phương, nhà trường tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất để  phục  vụ  cho quá trình học tập của học sinh như: Trường lớp khang trang, có thư  viện phục vụ học sinh và giáo viên đặc biệt là các chế độ, chính sách cho học   sinh dân tộc thiểu số, học sinh có hoàn cảnh khó khăn... thầy cô tích cực giảng   dạy... nên kết quả  học tập của các em và chất lượng giảng dạy ngày được   nâng cao. 2. Thực trạng đề tài nghiên cứu: “ Neo kiến thức bằng câu đố” là phương pháp sử  dụng để  chốt kiến  thức cho học sinh sau khi học xong một bài, một chương, một môn học hay   toàn bộ khóa học. Phương pháp này được tổ chức như một trò chơi, có thắng   bại, thưởng phạt khá kịch tính nên tạo được nhiều hứng thú cho học sinh.  Việc áp dụng phương pháp này sẽ  khiến không khí lớp học trở  nên sôi động  hơn và tiết học đạt được hiệu quả cao. Chương trình sinh học  ở lớp 6 học về hình thái và giải phẩu thực vật.   Tất cả có 4 tiết ôn tập, trong những tiết này giáo viên hướng dẫn học sinh ôn  lại các kiến thức đã học để khắc sâu kiến thức vững vàng hơn. Thông thường   giáo viên soạn, giảng theo kiểu hỏi­ đáp và như  thế  học sinh chưa thật sự  hứng thú vì các kiến thức học sinh đã được học qua. Là giao viên tôi muốn đổi   mới phương pháp dạy sao cho cả người dạy và người học đều đạt được hiểu             7
  6. quả cao và có ý nghĩa hơn trong việc dạy và học nên tôi đã sử  dụng  phương   pháp “ Neo kiến thức bằng câu đố” trong các tiết ôn tập sinh học 6 3. Nguyên nhân thực trạng Học sinh chưa thật sự  hứng thú trong tiết ôn tập khi chỉ  dùng phương pháp  thông thường là hỏi ­ đáp mà tôi đã sử  dụng trong năm học 2010­ 2011 như  sau:                                     Tiết 19. ÔN  TẬP                                                                I. Mục tiêu bài học 1. Kiến thức: ­ Ôn tập kiến thức đã học  ở  chương I, II, III. Trả lời các câu   hỏi ở mỗi bài đã học, làm được các bài tập trắc nghiệm. 2. Kỹ năng: ­ Rèn luyện tính tự giác trong học tập. 3. Thái độ: ­ Giáo dục hs nghiêm túc trong học tập. II. Phương pháp:   ­ Vấn đáp  III. Phương tiện ­ Gv: Bảng phụ . Hệ thống câu hỏi. ­ Hs: Ôn tập kiến thức đã học. IV. Tiến trình lên lớp 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ:   (Lồng ghép trong giờ ôn tập) 3/ Giảng bài mới:  Vào bài: GV: Ghi tên bài lên bảng Hoạt động của giáo viên và học sinh  Hoạt động 1 :   Ôn tập chương I. ­Gv: Cho hs trả lời kiến thức đã học: H: Giữa vật sống và vật không sống có đặc điểm gì khác nhau? Cho VD?            8
  7. H: Nhiệm vụ của TV học ? Có những nhóm SV nào ? H: Đặc điểm chung của TV ? TV có công dụng gì đối với con người ? ­Hs: Lần lượt trả lời, nhận xét , bổ sung. ­Gv: Nhận xét . Yêu cầu hs lên bảng làm bài tập: (treo bảng phụ).             ( Bảng bài tập ­ T/13,sgk ). ­Hs : Lần lượt lên bảng hoàn thành b.t. ­Gv: Cho hs nhận xét, bổ sung. ( Chú ý đến đối tượng hs yếu ). ­Gv: Yêu cầu : H: Phân biệt cây có hoa và cây không có hoa ? Cho VD. H: Nêu cấu tạo và cách sử dụng kính lúp ? H: . Cấu tạo của tế  bào thực vật? Trình bày sự  lớn lên và phân chia của tế  bào ? H. Tế bào ở mô nào có khả năng phân chia? ­Hs: Tái hiện kiến thức cũ, trả lời ... ­Gv: Nhận xét. ( Hệ thống nội dung bằng sơ đồ hóa kiến thức) . Hoạt động 2:  Ôn tập chương II. ­Gv: Yêu cầu hs làm lại b.t: 1/trang 31.sgk. ( Gv treo bảng phu ). ­Hs: Lên bảng làm b.t . ­Gv: Sau khi hs làm b.t ­ Cho hs trả lời . H. Miền nào của rễ có chức năng hút nước và muối khoáng? GV: Khắc sâu: Đó là miền quan trọng nhất của rễ. H: Có những loại rễ biến dạng nào? Đặc điểm của từng loại ? Cho VD đối  với mỗi loại rễ biến dạng? ­Hs: Trả lời .   Nhận xét bổ sung ...Gv: Ghi nội dung lên bảng. Hoạt động 3:  Ôn tập chương III. Gv: Đặc câu hỏi cho hs:            9
  8. H: Thân cây gồm có những bộ phận nào? Có mấy loại thân chính? Kể tên và  cho VD? H: Trình bày TN và nêu kết luận : Thân dài ra do đâu? ­Hs: Trả lời  Gv: Ghi nội dung lên bảng( hệ thống bằng sơ đồ ).  ­Gv: Cho hs làm b.t: ( Bài tập trắc nghiệm T.47/sgk ) . ­Hs: Làm bài tập .... H: Sự giống và khác nhau giữa thân cây trưởng thành với thân cây non? H: Kể tên các loại thân cây biến dạng? Chức năng? Cho VD? ­Hs: Trả lời.   Gv: Ghi nhanh nội dung trả lời ( hệ thống bằng sơ đồ ). ­Gv: Nhận xét, bổ sung... Cuối cùng là củng cố và hướng dẫn về nhà. Như vây trong quá trình dạy tôi nhận thấy chủ yếu là những học sinh khá giỏi   phát biểu và trả  lời. Kết quả  trả  lời câu hỏi “ Em thích học tiết ôn tập sinh   học ở mức độ nào” như sau:  Tổng số học sinh được điều tra 70 ­ Rất thích: 15 học sinh ­  chiếm tỉ lệ 21.4% ­ Thích: 18 học sinh ­  chiếm tỉ lệ 25.7% ­ Không thích: 37 học sinh ­  chiếm tỉ lệ 53% Vì vậy, Tôi muốn rằng lớp học sôi nổi hơn, hầu hết các em đều cảm  thấy thích hoặc rất thích học tiết này và vui khi đến lớp. Chương 3 BIỆN PHÁP GIẢI QUYẾT CHỦ YẾU ĐỂ THỰC HIỆN 1. Cơ sở xuất phát các giải pháp            10
  9. Như ta đã biết, để khắc sâu kiến thức, ôn lại kiến thức đã học học sinh  phải tự tìm ra vấn đề  cần nhớ, phải tự đặt câu hỏi vì sao, thế  nào, đúng hay   sai…sau đó trả lời trước tập thể lớp để  nhận xét, bổ  sung chỉnh sửa và hoàn  thiện kiến thức. 2. Các giải pháp chủ yếu  2.1 Các bước thực hiện ­ Chuẩn  bị câu hỏi ­ Phổ biến luật chơi ­ Chia đội chơi ­ Hỏi và trả lời ­ Tổng kết 2.2 Cách thức tiến hành a. Chuẩn bị câu hỏi Lựa chọn một hệ thống câu hỏi mang tính chất câu đố( có đáp án  kèm theo): Lưu ý: Câu hỏi cần bám sát nội dung của bài, chương đang học.  Câu hỏi phải ngắn gọn dễ hiểu  Phù hợp với đối tượng học sinh. b. Phổ biến luật chơi  ­ Cử một bạn trong lớp làm trọng tài ghi điểm ­ Khi giáo viên đọc dứt câu hỏi mới được ra tín hiệu dành quyền  trả lời (giơ bản của đội chẳng hạn) ­ Đội nào trả lời đúng nhất và sớm nhất sẽ được ghi điểm. ­ Quy định hình thức thưởng, phạt đối với đội thắng và đội thua. c. Chia đội chơi Thường chia lớp học thành hai đội chơi bằng nhau. d. Hỏi và trả lời  ­ Giáo viên đọc từng câu hỏi ­ Dành quyền trả lời            11
  10. ­ Giáo viên nêu đáp án và tính điểm e. Tổng kết ­ Nhận xét đánh giá các đội chơi ­ Củng cố lại kiến thức ­ Khen thương đội thắng cuộc Dưới đây là một tiết ôn tập tôi đã soạn và lên lớp theo phương pháp này  trong năm học 2011­ 2012:  Ngày soạn: 22/ 10/ 2011 Ngày dạy:  24/ 10/ 2011 Tiết 19. ÔN  TẬP                                                                      I. Mục tiêu bài học: 1. Kiến thức: ­ Ôn tập kiến thức đã học ở chương I, II, III.  2. Kỹ năng: ­ Rèn luyện tính tự giác trong học tập. ­ Rèn kỷ năng phát biểu trước tập thể lớp và đoàn kết khi tham  gia các trò chơi mang tính đồng đội. 3. Thái độ: ­ Giáo dục hs nghiêm túc trong học tập. II. Phương pháp:  Neo kiến thức thông qua trò chơi III. Phương tiện: ­ Gv: Bảng phụ . Hệ thống câu hỏi. ­ Hs: Ôn tập kiến thức đã học. IV. Tiến trình lên lớp: 1/ Ổn định lớp: Kiểm tra sĩ số HS 2/ Kiểm tra bài cũ:   (Lồng ghép trong giờ ôn tập) 3/ Giảng bài mới:  Vào bài: GV: Ghi tên bài lên bảng 4/ Tiến hành tiết học: ­ Chuẩn  bị câu hỏi (Đã chuẩn bị trước)            12
  11. ­ Chia đội chơi và phổ  biến luật chơi: Giáo viên (GV) chia lớp thành 2 đội  ( mỗi dãy bàn là 1 đội). Khi GV đọc dứt câu đố hoặc câu hỏi thì các em ( Học   sinh)  mới được ra tín hiệu dành quyền trả lời ( Một miếng giấy bìa cứng cắt   tròn tô màu đỏ, có cán cầm), đội nào giơ lên trước thì được quyền trả lời, nếu   sai thì đội kia tiếp tục trả lời nhưng nếu sau 10 giây mà đội kia không có câu  trả lời thì bỏ qua câu đó. Mỗi câu đúng được10 điểm. ­ Hỏi và trả lời:  * Vật sống cần phải lấy các chất cần thiết từ  môi trường, đúng hay  sai ?  ( Đúng) * Có rễ cái to, khỏe là loại rễ gì ? (Rễ cọc) * Cây lúa, cây ổi, cây dừa, cây nào không phải rễ chùm ? (Cây ổi) * Rễ cây có 2 miền, đúng hay sai ? ( sai) * Rễ cây hút nước và muối khoáng là nhờ đặc điểm nào? (Lông hút) * Rễ  cây mà không làm nhiệm vụ  hút nước và muối khoáng có hay   không ? (Có­ rễ biến dạng như rễ phụ cây trầu không) * Gồm 2 phần: vỏ và trụ giữa là cấu tạo của thân hay của rễ ? (Cả thân   và rễ) * Có bạn nói cấu tạo ngoài của thân cây gồm: thân chính, chồi ngọn,   chồi nách đố em đã đầy đủ chưa ? (thiếu, vì còn có cành) * Nước và muối khoáng, chất hữu cơ được vận chuyển trong cây là nhờ  bộ phận nào? (Mạch gỗ, mạch rây) * Thân tròn lại nằm trong đất đố em là thân gì ? (Thân củ) * Thân cây mà các em thường gọi là thân giả  do bẹ  lá tạo thành, thân  chính của mình nằm trong đất, mình cho các em quả  ngọt, ngon. Đố  các em   mình tên là cây gì? (Cây chuối)            13
  12. * Chúng mình rất đông mà còn đa dạng và phong phú nữa, chúng mình  chỉ  cần nước và muối khoáng cùng ánh nắng mặt trời, không khí chứ  không  cần lấy thức ăn như  con người. Các bạn hãy gọi tên chúng mình đi ? (Thực   vật) * Các em có biết vì sao ban đêm không nên để nhiều hoa, cây xanh trong  phòng ngủ kín cửa không, giải thích ? (Vì ban đêm khi không có ánh sáng cây   lấy khí ôxi thải ra khí cacbonic làm con người ngạt thở). 3.  Một số kinh nghiệm trong quá trình thực hiện ­ Câu hỏi không nên qúa dễ hoặc quá khó. ­ Số câu hỏi phải là số lẻ, không quá nhiều hoặc quá ít. ­ Đáp án được chuẩn bị trước. ­ Giáo viên có thể giải thích thêm về đáp án nếu thấy cần thiết. ­ Tránh để số điểm của hai đội quá chênh lệch (đội ít điểm quá sẽ chán  nản và không nhiệt tình chơi nữa gây tâm lí bất bình cay cú Đừng đặt nặng vấn đề  thưởng, phạt. Hãy tổ  chức cuộc chơi thật vui,   sao cho cả lớp đều cảm thấy thoải mái. Đội chiến thắng thấy được sự nổ lực  của mình đã mang lại kết quả tốt, còn đội chưa dành được chiến thắng thấy  cần phải cố  gắng hơn nữa. Hãy khuyến khích đội thắng cuộc   chia phần  thưởng để  chung vui cùng cả  lớp. Mục tiêu cuối cùng là mọi thành viên của   lớp đều hiểu và nhớ nội dung bài học. Tâm lí thi đua giành phần thắng là điểm riêng của phương pháp này.  Sức hấp dẫn và lôi cuốn của trò chơi sẽ  kích thích tối đa suy nghĩ của học   sinh làm các em nhớ bài lâu hơn, kiến thức được neo chốt trong não bộ nhiều   hơn. 4. Kết quả thực hiện            14
  13. Từ  khi áp dụng phương pháp “ Neo kiến thức bằng câu đố” trong các  tiết ôn tập sinh học 6 Học sinh tích cực các em thấy hứng thú hơn trong học  tập, phát biểu sôi nổi tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn, học sinh tích cực chủ  động hơn trong học tập. Cũng với câu hỏi năm trước ( Năm học 2010­ 2011)  Kết quả  trả  lời câu hỏi “ Em thích học tiết ôn tập sinh học  ở  mức độ  nào”  trong học kì I năm học 2011­ 2012 như sau:  Tổng số học sinh được điều tra 73 ­ Rất thích: 31 học sinh ­  chiếm tỉ lệ 42.5% ­ Thích: 26 học sinh ­  chiếm tỉ lệ 35.6% ­ Không thích: 16 học sinh ­  chiếm tỉ lệ 21.9% Kết quả học kỳ I năm học 2011­ 2012 lớp áp dụng phương pháp này sau: Lớp T.số Giỏi TL Khá TL Trung TL Yế TL Kém TL HS % % bình % u % % 6D 37 4 10. 11 29.7 13 35.1 9 24.3 0 0 8 6E 39 7 17. 3 7.7 11 28.2 14 35.9 4 10.2 9 6F 38 6 15. 8 21.1 13 34.2 10 26.3 1 2,6 4 Tổng  114 17 14. 22 19.3 37 32.5 33 29 5 4.4 cộng 9 III­ KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận  Qua các tiết ôn tập với phương pháp trên tôi nhận thấy hầu hết học sinh  tích cực hơn, vui vẻ, nhớ được nội dung cần lĩnh hội. Đó cũng là mục đích mà   tôi tìm đến. Với “ Neo kiến thức bằng câu đố” trong các tiết ôn tập sinh học 6 mang   tính chất lâu dài: đối với Giáo viên cần sưu tầm nhiều câu đố, câu hỏi có thể             15
  14. sử  dụng trong suốt các môn học về  sinh học nói chung và thực vật học nói  riêng.  2.Kiến nghị Trong quá trình thực hiện đề  tài, tôi mong rằng các thầy, cô giáo nên  lồng ghép, phối hợp nhiều phương pháp dạy học, các trò chơi giúp học sinh  vừa học vừa chơi ­ chơi mà học để  các em thật sự  thấy rằng mỗi ngày đến  trường là một niềm vui mà nhất là đối với học sinh lớp 6. Vào những năm học  tới chuyên môn Nhà trường cần quan tâm hơn đến một số bộ môn, đặc biệt là  sinh học. Nên hỗ trợ một phần kinh phí sưu tầm hoặc mua mẫu để thực hiện  các thí nghiệm thực hành, thiết kế, tự làm đồ dùng dạy học đối với động vật   và cả thực vật, để góp phần vào sự thành công khi  dạy và học môn sinh học. Qua nhiều năm giảng dạy Học sinh  ở  địa bàn 2 xã Eabar và Ealy tôi   nhận thấy rằng học sinh  ở đây rất chịu khó, hằng ngày các em phải đi bộ  xa   hàng chục cây số đường lầy lội (vào mùa mưa) để được đến trường, có khi 8­   9 giờ tối các em mới về đến nhà. Vì vậy mà qua đây tôi cũng mong muốn các  cơ quan chức năng, chính quyền địa phương cần quan tâm hơn nữa để giúp đỡ  các em, tạo điều kiện thuận lợi cho các em tiếp tục đến trường. Trên đây là sáng kiến kinh nghiệm của bản thân tôi trong quá trình giảng  dạy đúc kết được, rất mong các bạn đồng nghiệp góp ý để tôi hoàn thiện hơn   trong công việc giảng dạy của mình. Xin chân thành cảm ơn ! Sông Hinh, ngày 10  tháng 01 năm 2012            Người viết                                                                                             Lê Ngọc Hằng            16
  15. IV­ ĐÁNH GIÁ CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CÁC CẤP  …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… ……………………………………………………………………………………………            17
  16. …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… …………………………………………………………………………………………… DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sách giáo khoa  môn Sinh học THCS các   lớp  .( Nhà xuất bản Giáo  dục) 2. Sách dành cho giáo viên  môn Sinh học THCS các khối lớp.(  Nhà xuất  bản Giáo dục) 3. Sách “ Những vấn đề  chung về  đổi mới giáo dục trung học cơ  sở”   môn Sinh học.( Nhà xuất bản Giáo dục) 4.   Giáo   trình   “Phương   pháp   dạy   học   Sinh   học   ở   trung   học   cơ   sở”  Nguyễn Quang Vinh ( Chủ  biên) của Nhà xuất bản đại học sư phạm. 5. Tài liệu đổi mới phương pháp dạy học tích cực cấp THCS 6. Chuẩn kiến thức và kỷ năng cấp THCS. 7. Sách “10 vạn câu hỏi vì sao”            18
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
3=>0