Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Phần thứ nhất. MỞ ĐẦU ..................................................................................…2<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ...............................................................................................…2<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU ........................................................................…2<br />
Phần thứ hai. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ ..............................................................…2<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN ........................................................................................…3<br />
Các khái niệm cơ bản.......................................................................................….3<br />
II. THỰC TRẠNG VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU..................................................…4<br />
1. Thuận lợi<br />
2. Khó khăn<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ................5<br />
IV. TÍNH MỚI CỦA SKKN.......................................................................…..12<br />
V. HIỆU QUẢ SKKN .................................................................................................12<br />
Phần thứ ba. KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ.............................................................12<br />
1. KẾT LUẬN......................................................................................................13<br />
2. KIẾN NGHỊ.....................................................................................................13<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO................................................................................15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 1<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phần thứ 1: MỞ ĐẦU<br />
I. ĐẶT VẤN ĐỀ<br />
Chủ tịch Hồ chí Minh đã từng nói "Có tài mà không có đức là người vô dụng, <br />
có đức mà không có tài làm việc gì cũng kh ó". Bởi vậy, việc giáo dục toàn diện <br />
trong nhà trường là rất quan trọng, đặc biệt với đặc điểm tâm lí của học sinh <br />
tiểu học thì việc giáo dục đạo đức trong nhà trường tiểu học càng quan trọng <br />
hơn nhiều. Trong nội dung giáo dục cho học sinh, bên cạnh việc giáo dục đạo <br />
đức thông qua các môn học còn phương pháp giáo dục đạo đức thông qua các <br />
hoạt động xã hội. Đó là công tác hoạt động Đội, xuất phát từ đặc điểm nhận <br />
thức của học sinh “Từ trực quan sinh học đến tư duy trừu tượng" và "Từ tư duy <br />
trừu tượng đến thực tiễn". Bởi vậy những hành động, việc làm cụ thể trong <br />
công tác giáo dục truyền thống đặc biệt là giáo dục truyền thống “Tương thân <br />
tương ái” trong học sinh nếu được chú trọng thì chất lượng đạo đức của học <br />
sinh sẽ được nâng cao, tình thương yêu giữa con người với con người được các <br />
em coi trọng và tin yêu.<br />
Nguyên chủ tịch nước Nguyễn Minh Triết khẳng định : “Toàn xã hội luôn <br />
hết lòng yêu thương, chung tay giúp đỡ người tàn tật, trẻ mồ côi, trẻ em nghèo <br />
vượt qua khó khăn, cần tiếp tục phát huy truyền thống “Tương thân tương ái”, <br />
có nhiều hành động cụ thể, thiết thực..”. Vậy thông qua các hoạt động chúng ta <br />
phải cho các em biết và hiểu thêm nhiều về truyền thống cách mạng, về đạo lí <br />
làm người của dân tộc Việt Nam.<br />
Từ những hoạt động cụ thể và thiết thực được tổ chức tại Liên đội đã có <br />
tính khả thi, có tác động to lớn cho việc giáo dục đạo đức, nhân cách của học <br />
sinh. Xuất phát từ thực tiễn trên tôi đã chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong <br />
công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
đội Thiếu niên tiền phong Hồ chí Minh tại trường tiểu học Krông Ana.<br />
II. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU<br />
Trong thời buổi kinh tế thị trường phát triển mạnh mẽ kéo theo những biến <br />
động của xã hội về mặt chính trị, trước những âm mưu diễn biến hoà bình của <br />
các thế lực thù địch( đặc biệt ở vùng Tây Nguyên này) thì truyền thống của dân <br />
tộc, đạo lí dân tộc của mỗi con người phải hiểu biết hơn rất nhiều. Việc giáo <br />
dục các em hiểu được công lao của cha ông đi trước, những thương binh, liệt sĩ, <br />
các gia đình có công với cách mạng, các gia đình neo đơn không nơi nương tựa, <br />
các chú bộ đội biên giới, hải đảo rất cần tới sự động viên, quan tâm, giúp đỡ <br />
của mọi người trong xã hội. Những lời hỏi thăm, động viên, những món quà nhỏ <br />
Phan Văn Tuấn 2<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
đều là nguồn động viên to lớn phần nào bù đắp những thiếu thốn mà họ đang <br />
gặp phải. Trong nhà trường còn rất nhiều em học sinh có hoàn cảnh đặc biệt <br />
khó khăn, hộ nghèo, học sinh khuyết tật, mồ côi cần được sự quan tâm giúp đỡ <br />
về vật chất cũng như tinh thần.<br />
Phần thứ 2: GIẢI QUYẾT VẤN ĐÊ<br />
Đề tài này nhằm mục đích nêu lên những việc đã làm tại liên đội để nâng cao <br />
chất lượng giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” cũng như những khó <br />
khăn và biện pháp khắc phục được thực hiện tại liên đội.<br />
Đưa ra một số đề xuất để nâng cao chất lượng giáo dục truyền thống <br />
“Tương thân tương ái” nhằm nâng cao chất lượng đạo đức cho học sinh tiểu <br />
học. Thực hiện thành công mục tiêu giáo dục tiểu học.<br />
I. CƠ SỞ LÍ LUẬN.<br />
Mỗi dân tộc dù ở trình độ văn minh cao hay thấp đều có những văn hóa <br />
truyền thống đặc trưng riêng của mình. Hệ thống giá trị đó chính là sự kết tinh <br />
tất cả những gì tốt đẹp nhất được chắt lọc qua nhiều thời đại lịch sử để tạo <br />
nên bản sắc riêng của một dân tộc. Giá trị văn hóa truyền thống đó được truyền <br />
lại cho thế hệ sau và trở thành một động lực nội sinh để phát triển đất nước.<br />
Ở Việt Nam đạo lý “Uống nước nhớ nguồn”, truyền thống “Lá lành đùm lá <br />
rách”, “Tương thân tương ái” trở thành những giá trị ổn định. Nó là những <br />
thước đo, khuôn mẫu đánh giá nhân cách con người, hành vi của mỗi cá nhân và <br />
cả cộng đồng xã hội. Vì vậy, khi nói đến văn hóa truyền thống là nói đến những <br />
truyền thống đã được lịch sử đánh giá, khẳng định ý nghĩa tích cực của chúng <br />
đối với cộng đồng trong một giai đoạn lịch sử nhất định. Dân tộc Việt Nam có <br />
truyền thống yêu nước, thương nòi, là một đất nước với 4000 năm xây dựng và <br />
giữ nước. Đã trải qua bao nhiêu cuộc chiến tranh, đặc biệt từ khi có Đảng lãnh <br />
đạo, bao lớp thanh niên đã lên đường làm nhiệm vụ bảo vệ Tổ quốc. Họ đã <br />
không tiếc xương máu, tuổi thanh xuân cống hiến cho Tổ quốc. Bao nhiêu <br />
người đã ra đi và không trở về và có người trở về thì đã hết tuổi thanh xuân của <br />
người con gái, hoặc mang trong mình nhiều thương tích và còn có những người <br />
không đựơc làm bố, làm mẹ, làm vợ…Chiến tranh đã làm cho bao người mẹ <br />
mất con, bao người vợ mất chồng và chiến tranh cũng khẳng định tinh thần yêu <br />
nước, ý chí quật cường của dân tộc ta. Dân tộc Việt Nam vốn có tinh thần “ <br />
Tương thân tương ái” truyền thống “Uống nước nhớ nguồn”. Chiến tranh đã để <br />
lại trên đất nước Việt Nam bao bà mẹ Việt Nam anh hùng, bao thương binh liệt <br />
sĩ, bao người neo đơn không nơi nương tựa và xã hội ngày nay còn rất nhiều <br />
những em học sinh gia đình nghèo khó, khuyết tật và mồ côi, cơ nhỡ. Với truyền <br />
thống của dân tộc, sự quan tâm tới các gia đình chính sách, gia đình neo đơn, trẻ <br />
em nghèo, khuyết tật, không chỉ của Đảng, chính phủ mà của tất cả mọi người <br />
trong xã hội.<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 3<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
Với thế hệ măng non chủ nhân tương lai của đất nước, làm tốt công tác giáo <br />
dục truyền thống “Tương thân tương ái” chúng ta giáo dục được lòng yêu nước, <br />
yêu con người, yêu lao động, ghét những điều xấu xa và biết tiết kiệm.<br />
Để các em làm tốt công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” <br />
trong liên đội cần phải có sự phối hợp giáo dục giữa gia đình, nhà trường và xã <br />
hội. Giữa các môn học trong nhà trường được thể hiện bằng các việc làm, hành <br />
động cụ thể trong công tác Đội. Giáo dục truyền thống cho thiếu nhi là giúp các <br />
em hiểu biết được nội dung, ý nghĩa truyền thống tốt đẹp của Dân tộc, Đảng, <br />
Đoàn, Đội, giáo dục quyền và bổn phận theo luật bảo vệ và chăm sóc giáo dục <br />
trẻ em. Từ đó giáo dục tình cảm và lòng biết ơn đối với các thế hệ cha ông, để <br />
các em quyết tâm rèn luyện, học tập, phấn đấu thành những con ngoan, trò giỏi, <br />
tiến bước lên Đoàn viên Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh và là công dân tốt <br />
của đất nước sau này. Đối với các em là thanh thiếu niên và nhi đồng ngoài việc <br />
học tập, rèn luyện trên ghế nhà trường còn cần phải đẩy mạnh các hoạt động <br />
ngoại khoá với nhiều hình thức phong phú và đa dạng kết hợp với các hoạt <br />
động giáo dục học tập với các loại hình sinh hoạt vui chơi, giải trí, dã ngoại, <br />
giao lưu tham quan bảo tàng, di tích lịch sử, văn hoá, cách mạng…để các em vui <br />
chơi thư giãn thoải mái về tinh thần sau những ngày học tập tại trường. Vui <br />
chơi giải trí với trẻ em vừa là nội dung giáo dục, vừa là phương tiện giáo dục. <br />
Các em cần được tổ chức vào các hoạt động giải trí và chính thông qua các hoạt <br />
động này mà những phẩm chất đạo đức cần thiết được củng cố và phát triển.<br />
Còn một yêu cầu nữa là hiện nay, nhà trường tiếp tục thực hiện việc triển <br />
khai phong trào “ Trường học thân thiện và học sinh tích cực”, nhằm giáo dục <br />
kỹ năng sống cho học sinh, đưa các hoạt động như: các trò chơi dân gian vào <br />
chương trình học và sinh hoạt ngoại khóa, chăm sóc, tham quan tìm hiểu các di <br />
tích lịch sử, danh lam thắng cảnh mang tính giáo dục về văn hoá lịch sử từ xưa <br />
mà ông cha ta đã để lại và các hoạt động khác mang tính giáo dục truyền thống <br />
cho học sinh. Bằng nhiều hình thức và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo <br />
dục truyền thống cho các em, nhưng bản thân tôi thấy giáo dục truyền thống <br />
“Tương thân tương ái” cho các em thông qua hoạt động tham quan dã ngoại, tổ <br />
chức các buổi biểu diễn văn hóa văn nghệ nhằm quyên góp gây dựng quỹ “Vì <br />
bạn nghèo”, phong trào “Vòng tay bè bạn”, “ Nuôi heo đất”… bằng phương <br />
pháp trực quan này là có hiệu quả cao nhất, thiết thực nhất và được học sinh, <br />
phụ huynh hưởng ứng cao nhất. Chính vì vậy mà tôi chọn đề tài: "Một số kinh <br />
nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông <br />
qua hoạt động đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường tiểu học <br />
Krông Ana".<br />
II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 4<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
Thuận lợi:<br />
Trường nằm trên địa bàn đông <br />
dân cư, trung tâm thị trấn Buôn Trấp <br />
– Huyện Krông Ana – tỉnh Đắk Lắk, <br />
là nơi phát triển mạnh về xã hội và <br />
kinh tế.<br />
Được sự quan tâm chỉ đạo của <br />
địa phương, Ban giám hiệu cũng như <br />
các đoàn thể trong nhà trường đã tạo <br />
điều kiện thuận lợi cho Liên đội tổ <br />
chức các hoạt động phong trào. <br />
Liên đội có số lượng học sinh <br />
đông tổng số học sinh có 752 em <br />
trong đó có 327 đội viên và 425 nhi <br />
đồng. Phụ huynh rất quan tâm đến <br />
con em mình <br />
Chào cờ đầu tuần phổ biến các kế hoạch <br />
Khó khăn:<br />
Tuy trường nằm ở nơi tập trung đông dân cư nhưng còn thiếu thốn về cơ sở <br />
vật chất, cơ sở hạ tầng còn nghèo nàn nên trong công tác tổ chức các hoạt động <br />
phong trào còn gặp nhiều hạn chế. Bên cạnh đó, dân thập phương ở các nơi tập <br />
trung sinh sống trong địa bàn khá đông, họ sống không ổn định, sống tạm bợ nên <br />
cũng gây ra nhiều khó khăn trong việc xét hoàn cảnh học sinh để liên đội hỗ trợ.<br />
Tỉ lệ học sinh nghèo, khó khăn trong nhà trường chiếm tỉ lệ khá cao (3.4%) <br />
nên kinh phí giúp đỡ vẫn còn ít.<br />
III. CÁC GIẢI PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
Giải pháp 1: Tuyên truyền cho học sinh về truyền thống “Tương thân tương <br />
ái”<br />
Tương thân, tương ái là nghĩa cử cao đẹp của nhân dân ta bên cạnh tình yêu <br />
quê hương đất nước, tạo thành truyền thống quý báu của dân tộc ta. Vì lẽ đó, từ <br />
xưa đến nay cha ông ta qua trang sử của dân tộc luôn giáo dục những tấm lòng <br />
bao bọc che chở lẫn nhau lúc khó khăn hoạn nạn để động viên nhau, cùng vươn <br />
lên xây dựng cuộc sống. Những bài học về lòng tương thân tương ái được khắc <br />
sâu và phổ biến rộng rãi trong dân gian với câu từ mộc mạc, giản dị nhưng đằm <br />
thắm sâu sắc, ai cũng dễ đọc, dễ thuộc, dễ hiểu “ lá lành đùm lá rách”, “ <br />
Thương người như thể thương thân”, “ Bầu ơi thương lấy bí cùng, tuy rằng <br />
khác giống nhưng chung một giàn” “ Một con ngựa đau cả tàu bỏ cỏ”... Những <br />
bài học kinh nghiệm sâu sắc tinh thần tương thân tương ái trong trang sử dân <br />
tộc, dưới sự lãnh đạo của Đảng truyền thống ấy không ngừng được phát huy <br />
<br />
Phan Văn Tuấn 5<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
rộng rãi. Từ các cấp các ngành Trung Ương đến địa phương, xuống thôn xóm, <br />
đặc biệt trong giáo dục các cấp học của cả nước, ở đâu củng dấy lên phong trào <br />
tương trợ, giúp đỡ, đoàn kết, động viên lẫn nhau để cùng nhau phát triển. Giáo <br />
dục nói chung, giáo dục Trung học phổ thông nói riêng hiện nay, là phải đào tạo <br />
ra những con người phát triển toàn diện “ Đức Trí Thể Mĩ”, trong đó đạo <br />
đức là nền tảng để phát triển “ Trí Thể Mĩ”, lớn hơn là truyền thống yêu <br />
nước bảo vệ tổ quốc. Đặc biệt trong giai đoạn hiện nay, mặt trái của cuộc sống <br />
và môi trường xã hội với những tác động tiêu cực đã dẫn đến những sai phạm <br />
đáng tiếc: Học sinh đánh nhau, vô lễ với thầy cô giáo, ý thức phấn đấu kém... <br />
Bên cạnh các môn học khác nhau có vai trò to lớn trong giáo dục đạo đức học <br />
sinh, giáo dục tình yêu thương đùm bọc nhau là truyền thống đẹp đẽ về đạo lý <br />
làm người.<br />
Giáo dục truyền thống “ Tương thân tương ái”, cần được tiến hành thường <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
xuyên thông qua các hình thức khác nhau để tuyên truyền cổ động: Qua hệ thống <br />
băng rôn khẩu hiệu, phát thanh, làm báo tường, triển lãm bằng những hình ảnh, <br />
hiện vật, hoạt cảnh truyền thống... Hoạt cảnh truyền thống là loại hình sân <br />
khấu hóa, tổng hợp nhiều bộ môn nghệ thuật: múa, hát, thơ, đọc dẫn..., qua các <br />
ngày hội lớn của trường để giáo dục truyền thống “ Tương thân tương ái” cho <br />
học sinh, tạo ra những tình huống gây xúc động, tạo nên những cao trào, tình <br />
cảm sâu sắc đối với các em. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tổ chức vui tết Trung thu và tặng quà cho các bạn học sinh nghèo<br />
Phối kết hợp cùng giáo viên chủ nhiệm trong công tác tuyên truyền để dễ <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
dàng theo dõi các việc làm tốt mang tinh thần “ Tương thân tương ái” của học <br />
sinh từ đó Liên đội nắm bắt khen thưởng, động viên kịp thời để làm gương cho <br />
các em học sinh trong trường chưa tham gia phong trào nhiệt tình. Qua những <br />
hình thức giáo dục này, sẽ giúp các em rèn luyện nhân cách, từ những việc nhỏ <br />
như: ham học, ham làm, siêng năng, cần kiệm... đến những việc làm lớn hơn <br />
như hun đúc tinh thần dân tộc, lòng yêu nước ở mỗi người. <br />
Thông qua các chương trình “ Phát Thanh Măng non” tuyên truyền cho các em <br />
về tinh thần hỗ trợ giúp đỡ các bạn học sinh nghèo có hoàn cảnh khó khăn trong <br />
Liên đội. Cập nhật các tin tức liên quan đến tình hình thiên tai của người dân các <br />
vùng miền trên cả nước cho các em học sinh nắm được hoàn cảnh, thiệt hại của <br />
Phan Văn Tuấn 6<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
đồng bào ta từ đó khơi gợi tình thương yêu dân tộc trong lòng các em. Liên đội <br />
vận động các phong trào khuyên góp sách vở, quần áo, tư trang, đồ dùng cá <br />
nhân… hỗ trợ các bạn vùng gặp khó khăn do thiên tai gây ra…và được học sinh, <br />
các thầy cô trong hội đồng nhà trường ủng hộ rất nhiệt tình…<br />
Ngoài ra Liên đội còn tổ chức chủ điểm tháng 12 “ Uống nước nhớ nguồn” <br />
Liên đội phối hợp với hội cựu chiến binh một buổi sinh hoạt “ Nói chuyện <br />
truyền thống” giao lưu và tặng quà cho các bác để tỏ lòng ngưỡng mộ và biết <br />
ơn đối với những người đã chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc.<br />
Mỗi năm cứ đến dịp 22/12 và 27/7 Liên đội tổ chức đi viếng Ngĩa trang liệt <br />
sĩ và thăm hỏi các gia đình có công với cách mạng nhằm giáo dục lòng biết ơn, <br />
nêu cao truyền thống cao đẹp của dân tộc ta.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Giao lưu tặng quà cho Cựu chiến Binh và viếng Nghĩa trang<br />
<br />
Giải pháp 2: Tổ chức các chương trình văn hóa văn nghệ:<br />
Thực hiện đúng quy định của chuyên môn, của ngành, của Hội đồng đội của <br />
trường đề ra. Ngoài ra thông qua các buổi ngoại khóa đó đã giáo dục các em tình <br />
yêu quê hương đất nước, con người, tinh thấn đoàn kết. Khơi dậy trong thiếu <br />
nhi niềm tự hào về truyền thống vẻ vang của dân tộc. Và từ đó các em đã có <br />
những hành động thiết thực, sống có ích cho gia đình và xã hội. Luôn xứng đáng <br />
là con ngoan trò giỏi, cháu ngoan Bác Hồ.<br />
Tổ chức cho các em có sân chơi lành mạnh, vui vẻ. giúp các em mạnh dạn, tự <br />
tin trước đám đông và thể hiện được năng khiếu của bản thân.<br />
Liên đội phát hiện, bồi dưỡng các hạt nhân có năng khiếu, khuyến khích các <br />
em tham gia vào các hoạt động của nhà trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 7<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Chương trình văn nghệ và xây dựng quỹ “Vì bạn nghèo”<br />
Thông qua các buổi diễn văn nghệ quyên góp và xây dựng quỹ “ Vì bạn <br />
nghèo” giúp đỡ các em học sinh nghèo trong liên đội, trao tặng quà, xe đạp, học <br />
bổng cho học sinh nghèo.<br />
Thu hút sự quan tâm của địa phương, các trường học trong địa bàn, quý bậc <br />
phụ huynh các em học sinh đến xem chương trình, ủng hộ quyên góp “Quỹ bạn <br />
nghèo” trong nhà trường.<br />
TPT lên kế hoạch ngay từ đầu năm học, vì đây là hoạt động lớn nên cần có <br />
thời gian để các lớp nhi đồng – chi đội chuẩn bị. Có thể tổ chức trong tháng có <br />
các ngày lễ lớn vừa giúp các em vui chơi vừa giúp các em có thể ghi nhớ các <br />
ngày lễ lớn của đất nước.<br />
Tổ chức vào tuần đầu tiên của tháng, nội dung tổ chức theo chủ đề, chủ <br />
điểm của tháng. Ví dụ như : tháng 9 – Chào mừng ngày Quốc khánh 2/9, mừng <br />
năm học mới; tháng 10 –Chào mừng ngày thành lập Hội Liên hiệp Phụ Nữ Việt <br />
Nam 20/10; tháng 11 – Chào mừng ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tháng 12 – <br />
chào mừng ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam 22/12; tháng 1+2 <br />
Mừng Đảng mừng xuân…..<br />
Nội dung: Tổng phụ trách chọn lọc những câu hỏi có liên quan đến những sự <br />
kiện lịch sử trong tháng tổ chức để giúp các em tìm hiểu bằng nhiều hình thức <br />
đan xen nhau giữa các tháng như: tổ chức sinh hoạt ngoài trời, viết bài tìm hiểu <br />
có đánh giá nhận xét, khen thưởng gương “Người tốt việc tốt” trong tháng. <br />
TPT có thể linh động tổ chức các chương trình bằng nhiều hình thức khác <br />
nhau để thu hút học sinh như, Năm học 2017 2018 tổ chức thi “ Rung chuông <br />
vàng” và năm học 2018 – 2019 tổ chức văn nghệ “Mừng Đảng, Mừng Xuân” ..... <br />
Thu hút được rất nhiều sự tham gia của các em học sinh. Các hình thức tổ chức <br />
luôn thay đổi nên không gây nhàm chán.<br />
Thông qua hội thi, các buổi biểu diễn văn nghệ tổ chức quyên góp “quỹ vì <br />
bạn nghèo” của liên đội. Liên đội cần gửi giấy mời đến các tổ chức, cơ quan, <br />
trường học trong địa bàn và các nhà hảo tâm để tham dự. Thu hút được sự qua <br />
<br />
Phan Văn Tuấn 8<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
tâm đóng góp của các nhà hảo tâm, chính quyền địa phương, các đoàn thể trong <br />
huyện Krông Ana, các bậc phụ huynh, thầy cô giáo và các em học sinh trong <br />
trường…<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Một số tiết mục văn nghệ được tổ chức tại liên đội trong các ngày lễ<br />
<br />
Giải pháp 3: Tổ chức Tham quan khu di tích lịch sử ở địa phương.<br />
Giúp học sinh đi tham quan các di tích lịch sử, văn hoá và cách mạng kháng <br />
chiến để từ đây khơi dậy trong lòng thiếu nhi, lớp măng non chủ nhân tương lai <br />
của đất nước Việt Nam niềm tự hào và ý thức tự tôn dân tộc bởi bề dày của <br />
nền văn hoá lâu đời, giúp các em hiểu biết vệ sự kiện, con người và những <br />
thành quả tốt đẹp của các thế hệ trước. Từ đó có những hành động và việc làm <br />
thiết thực như: thăm hỏi, động viên, giúp đỡ… các em sẽ trân trọng, biết ơn và <br />
đền đáp công ơn thế hệ cha ông<br />
Xác định mục đích yêu cầu, địa điểm và thời gian tham quan.<br />
Chủ động linh hoạt trong vấn đề giải quyết những phát sinh của buổi tham quan.<br />
Nội dung của đợt tham quan. Tập trung vào vấn đề gì? Nội dung thể hiện và <br />
hình thức hoạt động có phù hợp không?<br />
Chương trình phải thể hiện được đặc trưng của phương pháp giáo dục và tự <br />
giáo dục. Khai thác động viên và phát huy được sự tham quan của học sinh một <br />
cách tự giác, sáng tạo từ khi mở đầu cho đến khi kết thúc, phải tạo được không <br />
khí thoải mái vui tươi hấp dẫn.<br />
Chương trình buổi tham quan phải được sắp xếp phù hợp với đặc điểm tâm <br />
sinh lý, với quy trình phát triển tình cảm, nhận thức và năng lực của đội viên. <br />
Chuẩn bị tốt và tổ chức thực hiện cụ thể, thống nhất và chu đáo.<br />
Tổ chức cho học sinh khối 5 đi tham quan bảo tàng tỉnh Đắc Lắc nơi ghi <br />
lại dấu tích ông cha hào hùng một thời, nơi ghi lại những giá trị truyền thống <br />
muôn đời không lay chuyển của con người Việt Nam: trung dũng, kiên cường, <br />
anh hùng, bất khuất. Các em đã được nghe hướng dẫn viên hướng dẫn tham <br />
<br />
Phan Văn Tuấn 9<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
quan và thuyết minh về truyền thống oanh liệt một thời của cha anh ta với <br />
những trận đánh ác liệt, những chiến trường đẫm máu của các anh, với những <br />
chiến tích thật lẫy lừng của anh bộ đội Cụ Hồ được lưu giữ lại dấu ấn cho <br />
muôn đời qua hình ảnh, hiện vật và tư liệu. Từ những cái chén, cái bình uống <br />
nước của các anh bộ đội đến những sợi xiềng xích, gông cùm mà quân giặc đã <br />
hành hạ bộ đội ta. Từ đó các em học sinh mới hiểu, thấm thía cuộc sống hoà <br />
bình ngày hôm nay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tham quan di tích lịch sử: Nhà đày Buôn Ma Thuột<br />
Cùng trong lần tham quan này các em đã được đến “ Bảo tàng dân tộc” nơi <br />
đây lưu giữ đầy đủ hình ảnh đồng bào dân tộc Êđê, Bana.., nhìn thấy được <br />
những nét văn hóa đặc trưng, những nét chạm trổ hoa văn tinh tế của người dân <br />
tộc trên quần áo, những bộ cồng chiêng, dụng cụ để thuần phục voi rừng, chiếc <br />
thuyền độc mộc do người đồng bào tự đẻo v.v,… từ đó giúp các em hiểu thêm <br />
về nét văn hóa của dân tộc Êđê, Bana…<br />
Các em hiểu thêm về văn hoá dân tộc các anh em sinh sống trên mảng đất quê <br />
hương Đắc Lắc. Hình ảnh chiếc xe tăng minh chứng lịch sử trong những ngày đấu <br />
tranh giải phóng tỉnh Đắc Lắc.<br />
Sau khi tham quan các dịa điểm tại thành phố Buôn Mê Thuột như Trung tâm <br />
văn hoá tỉnh, bảo tàng dân tộc, nhà đày đã giúp các em hiểu biết thêm về quê <br />
hương đất nước con người Việt Nam. Từ đó cố gắng phấn đấu học tập và rèn <br />
luyện tốt hơn, có ý thức bảo vệ và gìn giữ những giá trị truyền thống của cha <br />
anh.<br />
Tổ chức một buổi tham quan giáo dục truyền thống là một hình thức hoạt <br />
động dã ngoại có chủ đề, đã có điều kiện xác định, người thiết kế tổ chức có <br />
thể thực hiện bằng nhiều hình thức khác nhau, tuỳ thuộc vào mức độ hấp dẫn <br />
và hợp lý của chương trình. Nhưng đòi hỏi tối thiểu phải xây dựng được tiến <br />
trình cơ bản của nội dung chi tiết của buổi tham quan và phải tham mưu chặt <br />
chẽ với lãnh đạo đơn vị để đợt tham quan đạt kết quả cao.<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 10<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
Giải pháp 4: Tổ chức các buổi giao lưu với các đoàn thể trong và ngoài nhà <br />
trường<br />
Giúp học sinh tiếp xúc trực tiếp, tao đổi, trò chuyện và tìm hiểu các nhân <br />
chứng lịch sử, các bạn có hoàn cảnh thiệt thòi hoặc khuyết tật từ đó tạo cho các <br />
em suy nghĩ sâu sắc về những người thiếu may mắn trong cuộc sống. họ cần sự <br />
cảm thông giúp đỡ rất nhiều từ cộng đồng để có thể sống ý nghĩa hơn và có <br />
động lực vươn lên trong cuộc sống. <br />
Chủ động lên kế hoach giao lưu trong năm học.<br />
Kết nối và trao đổi kế hoạch với các đoàn thể và tổ chức.<br />
Tham mưu thời gian tổ chức kế hoạch hợp lí.<br />
Tổ chức giao lưu văn nghệ với đoàn “khuyết tật” tình Dak lak vào đầu tháng <br />
10 hàng năm với không khí hào hứng sôi động với những tiết mục văn nghệ của <br />
các em học sinh và các bạn của trung tâm đã xóa đi mặc cảm, cùng nắm tay nhau <br />
mạnh dạn cất cao tiếng hát đầm ấm tình người.<br />
Kết thúc buổi giao lưu là những <br />
hình ảnh đẹp, những thông điệp đến <br />
với tất cả mọi người hãy giành tình <br />
yêu thương của mình bằng những <br />
hành động thực tế để động viên, <br />
cảm thông chia sẻ từng món quà <br />
đóng góp giúp đỡ những người <br />
khuyết tật kém may mắn để họ thêm <br />
niềm tin và nghị lực để vượt qua <br />
những trở ngại vui sống hòa nhập <br />
với cộng đồng. Tuy vật chất không <br />
cao nhưng đây là tấm lòng của các <br />
thầy cô cùng các em học sinh của nhà trường. Học <br />
sinh ủng hộ Đoàn khuyết tật<br />
Theo kế hoạch phân công của hội đồng đội Huyện Krông Ana năm học 2017 <br />
2018 Liên đội trường Tiểu học Krông Ana kết nghĩa cùng Liên đội trường <br />
Tiều học Hoàng Văn Thụ thuộc xã Dur Kmăl một xã vùng sâu vùng xa từng là <br />
căn cứ địa cách mạng nên tình hình kinh tế dân cư còn nhiều khó khăn, một số <br />
bạn học sinh đang theo học tại trường còn thiếu thốn nhiều đồ dùng học tập… <br />
Ngay từ đầu năm học thầy Tổng phụ trách và Ban chỉ huy Liên đội đã đề ra kế <br />
hoạch tham mưu với Ban giám hiệu nhà trường về việc huy động áo trắng, đồ <br />
dùng học tập của các em học sinh trong trường không còn sử dụng nhưng vẫn <br />
còn mới để tặng lại các bạn học sinh có hoàn cảnh khó khăn hơn và được học <br />
sinh và phụ huynh hưởng ứng rất nhiệt tình. Sau khi tập trung về Liên đội sẽ <br />
được các anh chị trong Đoàn thanh niên nhà trường hỗ trợ giặt là, xếp ngay <br />
ngắn, và phân loại các đồ dùng học tập còn sử dụng tốt, trao tặng hơn 1.500 <br />
Phan Văn Tuấn 11<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
chiếc áo quần và trao tặng thêm 3 suất học bổng mỗi suất trị giá 200.000đ cho 3 <br />
bạn học sinh “ Vượt khó học giỏi” tại trường tiểu học Hoàng văn Thụ.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phân loại đồ dùng, giao lưu kết nghĩa tặng quà cho liên đội TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Tuy trường nằm tại trung tâm huyện, được coi là trường thuận lợi nhưng bên <br />
cạnh những học sinh con công chức viên chức đầy đủ điều kiện thì vẫn có rất <br />
nhiều con em các gia đình lao động hoàn cảnh kinh tế gia đình còn nhiều khó <br />
khăn. Phong trào “ Áo trắng tặng bạn” cũng được các chi đội thực hiện rất sôi <br />
nổi, những học sinh có hoàn cảnh khó khăn đang theo học tại trường, gia đình có <br />
sổ hộ nghèo, cận nghèo, gia đình khó khăn… được lập danh sách và chuyển về <br />
liên đội xem xét. Sau đó Liên đội liên hệ trực tiếp với công ty chuyên may trang <br />
phục hoc đường trực tiếp về tại trường để lấy số đo may áo để các em có một <br />
chiếc áo trắng đẹp nhất mặc vào dịp lễ khai giảng năm học mới. Quỹ trao tặng <br />
áo trắng đồng phục được trích từ quỹ tiết kiệm của liên đội để động viên tinh <br />
thần cho các em yên tâm theo học tại trường.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trao tặng áo trắng cho học sinh có hoàn cảnh khó khăn trong Liên đội<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 12<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
IV. TÍNH MỚI CỦA GIẢI PHÁP<br />
Thông qua các phong trào của Đội TNTP đã giáo dục cho học sinh tinh thần <br />
“tương thân tương ái” thông qua các hoạt động thực tế, các em được trải <br />
nghiệm, được tìm hiểu các câu chuyện lịch sử hào hùng của cha ông thông qua <br />
các nhân chứng sống của lịch sử… Biết yêu thương, chia sẻ khó khăn với những <br />
người gặp khó khăn trong cuộc sống. Học sinh được rèn luyện từ tư tưởng đến <br />
hành động một cách khéo léo, tế nhị nhưng mang lại hiệu quả rất cao, nâng cao <br />
nhận thức của các em lên một tầm mới.<br />
Công tác tuyên truyền mang tính tự giác cao không áp đặt hay bắt buột các chi <br />
đội phải thực hiện theo chỉ tiêu. Sau mỗi đợt phát động đều có khen thưởng, <br />
biểu dương tinh thần đối với những bạn học sinh thực hiện tốt. Từ đó có thể <br />
nói rằng làm tốt mục này chúng ta đã giáo dục cho các em truyền thống dân tộc <br />
ta. Đặc biệt với những nhân chứng lịch sử kể lại những trang sử hào hùng của <br />
dân tộc càng tạo niềm tin cho các em.<br />
Các biện pháp, hoạt động trên được tổ chức logic, xuyên suốt từ ngay đầu <br />
năm học. Các hình thức tổ chức không gây nhàm chán thu hút được số lượng <br />
đông các em tham gia, các hoạt động rải đều trong các tháng phù hợp với chủ <br />
điểm của từng tháng.<br />
V. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Sau hơn 01 năm áp dụng và thực hiện đã thu được kết quả khá cao. Thu hút <br />
được 100% học sinh trong toàn trường tham gia, và tham gia rất nhiệt tình. Hàng <br />
năm các em đội viên tiêu biểu tham gia đều đặn các buổi thăm và tặng quà cho <br />
gia đình thương binh liệt sỹ, các gia đình có công với cách mạng vào các ngày lễ <br />
22/12, Tết Nguyên Đán, 27/7…Năm học 2018 2019 thu được hơn 300 bài viết <br />
về thầy cô giáo chào mừng ngày 20/11, tổ chức chương trình chắp cánh tương <br />
lai xây dựng quỹ vì bạn nghèo....Bên cạnh đó từ năm học 20172018 liên Đội <br />
còn tham gia “ Nuôi heo đất” mỗi năm được hơn 8 triệu đồng..... Trong năm <br />
học 20172018 đến nay liên đội trao hơn 120 suất học bổng cho 120 em học sinh <br />
có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn mỗi suất học bổng trị giá 200.000đ, trao tặng 3 <br />
chiếc xe đạp cho học sinh nghèo mỗi chiếc trị giá 1.500.000đ/chiếc xe, trao 5 <br />
suất học bổng cho học sinh nghèo vượt khó học giỏi mỗi suất 500.000đ, trao <br />
tặng 80 bộ áo quần đồng phục mới cho 80 em học sinh khó khăn vào đầu năm <br />
học..... Ngoài ra còn quyên góp hơn 3.000 chiếc áo trắng và vở, đồ dùng học tập <br />
tặng liên đội khó khăn trên địa bàn huyện, đặc biệt những món quà này đều do <br />
các em trong toàn liên đội quyên góp.<br />
Qua đó từ những việc làm, những hoạt động, phong trào nêu trên đã giáo dục <br />
các em tình yêu thương giúp đỡ nhưng người xung quan h ta, những người có <br />
hoàn cảnh khó khăn với tinh thần “Lá lành đùm lá rách”. “Tương thân tương ái”, <br />
"Uống nước nhớ nguồn". Phần nào gìn giữ và phát huy truyền thống tốt đẹp <br />
của đất nước, con người Việt Nam.<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 13<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
Phần thứ 3: KẾT LUẬN , KIẾN NGHỊ:<br />
I. KÊT LUẬN<br />
Với sự chỉ đạo sát sao của Ban giám hiệu, các đoàn thể, TPT Đội, cùng với <br />
sự phối hợp giữa nhà trường và địa phương, sự nổ lực phấn đấu của đội viên, <br />
nhi đồng. Cơ bản công tác giáo dục truyền thống “ Tương thân tương ái” ở Liên <br />
đội làm khá tốt có sự tiến bộ rõ rệt từ lớp nhỏ đến lớp lớn cũng như sự tiến bộ <br />
theo từng năm học. Các hoạt động và phong trào đó được tổ chức xuyên suốt <br />
trong cả năm học và với nhiều hình thức khác nhau nên không gây ra sự nhàm <br />
chán, ngược lại các em học sinh nhận ra rằng đó cũng chính là nhiệm vụ của <br />
mình trong việc giúp đỡ các bạn học sinh trong và ngoài nhà trường (cả vật chất <br />
lẫn tinh thần), tạo điều kiện cho các em học sinh nghèo, học sinh khó khăn, <br />
khuyết tật, mồ côi vươn lên khó khăn, tật nguyền để tự tin sống và sống có ích.<br />
Những lời động viên, thăm hỏi hay sự quan tâm tận tình chăm sóc của các em <br />
học sinh đối với những thế hệ cha anh đi trước, gia đình thương binh liệt sỹ, gia <br />
đình có công với cách mạng hay các chú bộ đội ngày đêm canh giữ hòa bình đất <br />
nước là niềm an ủi, khích lệ, bù đắp đối với họ:<br />
"Uống nước nhớ nguồn"<br />
" Ăn quả nhớ người trồng cây"<br />
Đó là lời nhắc nhở của cha ông ta đối với thế hệ sau cần phải hiểu, tự hào <br />
và biết ơn đối với công lao, thành quả của thế hệ trước. Mặt khác phải cố gắng <br />
vươn lên kế tục truyền thống ấy. Chính vì vậy, trong nhà trường nơi đào tạo <br />
các thế hệ tương lai cho đất nước càng không thể thiếu được hoạt động giáo <br />
dục truyền thống “ Tương thân tương ái” cho học sinh.<br />
II. KIẾN NGHỊ<br />
Xuất phát từ tính cấp thiết của vấn đề căn cứ vào thực tế quá trình công tác, <br />
để nâng cao công tác giáo dục truyền thống liên đội trường TH Krông Ana nói <br />
riêng, liên đội trường tiểu học nói chung. Tôi mạnh dạn đưa ra một số ý kiến đề <br />
xuất sau:<br />
Sách báo là cơ sở để chúng ta học tập. Để hoạt động giáo dục truyền thống <br />
“ Tương thân tương ái” có hiệu quả thì nhà trường, Liên đội và các trường tiểu <br />
học hay trung học rất cần thiết bổ sung vào tủ sách của nhà trường những tư <br />
liệu và tài liệu.<br />
Đối với cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, cựu chiến binh trong thị trấn <br />
cần có sự quan tâm tới giáo dục truyền thống cho con em mình đặc biệt có kế <br />
hoạch chỉ đạo cụ thể trong các ngày lễ lớn của dân tộc.<br />
Thường xuyên tổ chức các cuộc thi tìm hiểu lịch sử dân tộc Việt Nam.<br />
Đối với Ban giám hiệu, các đoàn thể trong nhà trường, giáo viên chủ nhiệm, <br />
TPT đội cần có sự phối hợp chặt chẽ, có sự chỉ đạo của Ban giám hiệu đôn đốc <br />
Phan Văn Tuấn 14<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
giáo viên chủ nhiệm nhắc nhở học sinh làm tốt công tác giáo dục truyền thống “ <br />
Tương thân tương ái”.<br />
Tổ chức cho các em được đi tham quan nhiều địa danh lịch sử hơn nữa đặc <br />
biệt là những nơi ghi nhiều dấu ấn lịch sử như Địa đạo Củ chi, Lăng Hồ Chủ <br />
Tịch...Nhưng hoạt động này cần sự ủng hộ, giúp đỡ về công sức và kinh phí của <br />
các lực lượng trong và ngoài nhà trường. Để có một thế hệ mới với đầy đủ <br />
những phẩm chất tốt đẹp, theo tôi sự đầu tư là vô cùng thích đáng.<br />
Trên đây chỉ là 01 phần ý kiến nhỏ của bản thân tôi trên một số đối tượng <br />
học sinh nhất định, chắc chắn còn gặp nhiều thiếu sót, cần bổ sung và góp ý. <br />
Rất mong sự góp ý chân thành của quý thầy cô, các bạn đồng nghiệp để tôi có <br />
thể hoàn thành tốt nhiệm vụ được giáo, góp một phần nào đó trong công tác giáo <br />
dục văn hóa truyền thống “Tương thân tương ái” cho học sinh. Xin chân thành <br />
cảm ơn!<br />
Buôn Trấp, tháng 3 năm 2019<br />
Người viết <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 15<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1. Một số công văn hướng dẫn của Hội đồng đội huyện Krông Ana<br />
2. Cẩm nang TPT Đội.<br />
3. Tâm lý tiểu học. ĐH Huế của GS phó tiến sĩ Bùi Văn Huệ.<br />
4. Giáo dục tiểu học Huế. GS phó tiến sĩ Đặng Vũ Hoạt, Phó TS Võ Đức <br />
Hoà.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 16<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN <br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN CẤP TRÊN<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 17<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />
Một số kinh nghiệm trong công tác giáo dục truyền thống “Tương thân tương ái” thông qua hoạt động <br />
Đội Thiếu niên tiền phong Hồ Chí Minh tại trường TH Krông Ana<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
………………………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Phan Văn Tuấn 18<br />
Tr ường TH Krông Ana<br />