Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp đối với học sinh THCS tại trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2015-2016. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo nhằm duy trì ổn định về số lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2018 - 2019, nâng cao chất lượng mũi nhọn, duy trì và nâng cao số lượng giải của tất cả các môn dự thi đối với kỳ thi HSG các môn văn hóa các cấp.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh I. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài. Trường THCS Lương Thế Vinh nằm trên địa bàn trung tâm thị trấn Quảng Phú là một ngôi trường có bề dày về chất lượng mũi nhọn. Khi chưa có trường THCS Nguyễn Tất Thành thì chất lượng mũi nhọn của nhà trường luôn dẫn đầu trong toàn huyện về số lượng cũng như về các giải của các kỳ thi học sinh giỏi các cấp. Kể từ khi trường THCS Nguyễn Tất Thành được thành lập thì nguồn học sinh giỏi, chất lượng đầu vào của nhà trường không cao, số lượng học sinh giỏi các cấp giảm sút. Từ năm học 2012 – 2013 cho đến nay Bản thân tôi được giao nhiệm vụ trực tiếp chỉ đạo công tác Bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường. Qua các năm thực hiện nhiệm vụ nay tôi mạnh dạn chọn đề tài “Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh” để đưa ra một số kinh nghiệm chỉ đạo nhằm duy trì độ ổn định về số lượng và nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp trong nhà trường. 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài. Mục tiêu của đề tài là đánh giá thực trạng công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các cấp đối với học sinh THCS tại trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học 2013 – 2014 đến năm học 2015-2016. Qua đó rút ra một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo nhằm duy trì ổn định về số lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường từ năm học 2016 -2017 đến năm học 2018 - 2019, nâng cao chất lượng mũi nhọn, duy trì và nâng cao số lượng giải của tất cả các môn dự thi đối với kỳ thi HSG các môn văn hóa các cấp. 3. Đối tượng nghiên cứu. - Về học sinh: Nghiên cứu và áp dụng đối với học sinh của trường THCS Lương Thế Vinh từ năm học 2013 -2014 đến năm học 2018 – 2019. - Về giáo viên: Các thầy cô giáo trong tập thể trường THCS Lương Thế Vinh. 4. Giới hạn của đề tài. Đề tài nghiên cứu trong giới hạn phạm vi các hoạt động của tập thể hội đồng sư phạm nhà trường và các học sinh khá, giỏi của trường THCS Lương Thế Vinh qua đó áp dụng trực tiếp đề tài để làm tốt công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi trong nhà trường và có thể áp dụng triển khai đối với một số trường THCS trong huyện. 5. Phương pháp nghiên cứu. + Phương pháp phân tích và tổng hợp lý thuyết. 1 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh + Phương pháp quan sát, đánh giá nhận xét. + Phương pháp điều tra. + Phương pháp thực nghiệm khoa học. + Phương pháp phân tích và tổng kết kinh nghiệm. + Phương pháp chuyên gia. II. PHẦN NỘI DUNG 1. Cơ sở lý luận. Đảng và nhà nước coi việc giáo dục là quốc sách hàng đầu. Để đáp ứng thời đại công nghệ 4.0 cần đòi hỏi một lực lượng con người giỏi về CNTT, ứng dụng khoa học công nghệ một cách mạnh mẽ, từ xưa cha ông chúng ta đã có câu “Hiền tài là nguyên khí quốc gia” vì vậy muốn đưa đất nước vươn ra tầm thế giới, sánh vai với các nước phát triển trong khu vực và trên thế giới thì cần có nguồn nhân lực tài giỏi. Muốn đạt được điều đó thì phải coi trọng việc lựa chọn và bồi dưỡng các đội tuyển học sinh giỏi các môn học ngay từ cấp THCS. 2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu. Việc bồi dưỡng học sinh giỏi cấp THCS là một công việc cực kỳ khó khăn và vất vả. Từ khâu lựa chọn đội tuyển tham gia bồi dưỡng, lựa chọn giáo viên trực tiếp bồi dưỡng đến việc làm thế nào để thúc đẩy được lòng hăng say nhiệt huyết của các thầy cô tham gia bồi dưỡng. Trước khi trường THCS Nguyễn Tất Thành chưa thành lập thì Trường THCS Lương Thế Vinh là một trong những đơn vị luôn đứng đầu về tỉ lệ học sinh giỏi các cấp, sau khi trường THCS Nguyễn Tất Thành được thành lập thì tỉ lệ học sinh đạt học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh của nhà trường bắt đầu giảm sút và không ổn định, không đồng đều giữa các môn. Từ năm học 2013-2014 bản thân tôi được phân công trực tiếp quản lý chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Qua nhiều năm thực hiện nhiệm vụ bản thân tôi nhận thấy để gặt hái được những kết quả cao trong việc bồi dưỡng đội ngũ học sinh giỏi dự thi các môn văn hóa là một công việc hết sức khó khăn, khó khăn bắt đầu từ khâu lựa chọn các em tham gia bồi dưỡng, lựa chọn đội ngũ giáo viên tham gia bồi dưỡng, khó khăn về cơ sở vật chất và kinh phí động viên cho các thầy cô tham gia bồi dưỡng. Khó khăn hơn nữa là làm thế nào để các em học sinh đam mê ôn tập ở tất cả cả các bộ môn tham gia thi vì tâm lý chung của các bậc phụ huynh là không muốn con em mình tham gia dự thi các môn được coi là phụ, họ chỉ muốn các em tham gia các môn như Toán, Lý, Văn, Tiếng Anh, Hóa 2 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh học, điều này ảnh hưởng rất lớn đến công tác lựa chọn đội tuyển, chất lượng các môn không đồng đều. Từ những băn khoăn trăn trở đó bản thân tôi đã kết hợp với ban giám hiệu nhà trường đã suy nghĩ và tìm tòi các giải pháp nhằm nâng cao chất lượng mũi nhọn, nâng cao tỉ lệ học sinh đạt giải đồng đều trên tất cả các môn trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh. Vì vậy tôi xin mạnh dạn đưa ra một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi các môn đã được áp dụng thành công tại trường THCS Lương Thế Vinh. 3. Nội dung và hình thức của giải pháp: 3.1. Mục tiêu của giải pháp. Mục tiêu của các giải pháp đưa ra trong đề tài này là làm thế nào để nâng cao cả về chất lượng và số lượng học sinh giỏi các cấp, duy trì tính ổn định về số lượng học sinh đạt giải hằng năm đồng đều cho các môn tham gia dự thi. 3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp. 3.2.1. Lập kế hoạch bồi dưỡng hằng năm. Đầu các năm học, ngay từ tháng 8 sau khi được hiệu trưởng nhà trường phân công giao trách nhiệm chỉ đạo quản lý công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Tôi bắt tay vào xây dựng kế hoạch chung đó là kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và phụ đạo học sinh yếu của tất cả các khối lớp. Kế hoạch lập ra phải đảm bảo tính khả thi và vạch ra các vấn đề cụ thể như sau: - Lựa chọn đội ngủ giáo viên tham gia bồi dưỡng. - Khung thời gian bồi dưỡng, số tiết bồi dưỡng trong năm. - Phương án bồi dưỡng như thế nào để đạt hiệu quả cao. - Trách nhiệm của ban quản lý chỉ đạo, trách nhiệm của các tổ chuyên môn, trách nhiệm của giáo viên bồi dưỡng, trách nhiệm của giáo viên chủ nhiệm các lớp. - Kinh phí chi hỗ trợ cho giáo viên bồi dưỡng, chế độ khen thưởng cho học sinh và giáo viên có học sinh giỏi. - Xây dựng các chỉ tiêu về số lượng học sinh giỏi các bộ môn của các tổ. - Thời gian kiểm tra việc ôn tập, thời gian kiểm tra dành cho học sinh. 3 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh 3.2.2. Phát hiện và lựa chọn đội tuyển học sinh giỏi. Công tác phát hiện và thành lập đội tuyển học sinh giỏi lớp 9 các môn văn hóa thực chất phải được lựa chọn từ tháng 4 của năm học trước. Sau kì thi phát hiện học sinh giỏi cấp trường các khối 6, 7, 8 hằng năm nhà trường đã tiến hành sắp xếp cho các giáo viên bộ môn lựa chọn các em học sinh vào đội tuyển của bộ môn được phân công phụ trách thông qua kết quả kỳ thi và thông qua các tiết dạy bồi dưỡng trên lớp. Trên thực tế việc lựa chọn hàng năm cho thấy đây là khâu hết sức quan trọng. Bởi vì nếu lựa chọn đúng năng khiếu, sở trường môn học của học sinh thì chắc chắn sẽ phát huy tốt được khả năng của học sinh đó. Một số lưu ý khi chỉ đạo và hướng dẫn chọn đội tuyển để đạt được hiệu quả. * Tiêu chí trong việc lựa chọn. - Học sinh phải có tố chất thông minh, nhanh nhẹn nắm bắt kiến thức nhanh, có khả năng tư duy, sáng tạo trong việc vận dụng lý thuyết vào giải quyết các bài tập. - Học sinh phải yêu thích môn học từ đó tự nguyện tham gia bồi dưỡng. tránh tình trạng bắt ép học sinh thi các môn các em không hứng thú. Trên thực tế gia đình thường mong muốn cho các em tham gia ôn tập các môn tự nhiên như Toán, Lý, Hóa. Tuy nhiên phải xem xét khả năng của học sinh để rồi động viên khuyến khích các em tham gia các môn phù hợp với khả năng của bản thân. - Dựa trên kết quả học tập của năm trước, kết quả thi học sinh giỏi cấp trường của năm học trước và sự phấn đấu nỗ lực của các em trong năm học hiện tại. Các môn chủ động lựa chọn học sinh trên cơ sở của năm trước thì sẽ đảm bảo hơn vì kiến thức học của các em nó có sự lôgic hệ thống các em đã được cọ sát nên vào thi thì tâm lý sẽ ổn định hơn. - Hiện nay kỳ thi chọn HSG cấp THCS gồm 9 môn Văn hóa vì vậy việc lựa chọn giữa các môn đối với học sinh rất khó. Một số em học tốt tất cả các môn thì môn nào cũng muốn lựa chọn. Chính vì vậy người quản lý phải kết hợp với giáo viên bộ môn định hướng cho học sinh chọn đúng môn sở trường của HS. Tránh trường hợp 4 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh tập trung nhiều vào một môn nhưng kết quả lại không cao, mất cơ hội cho những môn khác. * Một số chú ý khi lựa chọn đối với một số bộ môn. Việc lựa chọn được học sinh tham gia bồi dưỡng môn nào phần lớn phụ thuộc vào giáo viên bộ môn trức tiếp giảng dạy. Tuy nhiên để có được kết quả đồng đều giữa các môn, không để tình trạng môn này thừa đội tuyển môn kia thiếu đội tuyển thì người quản lý cần có các định hướng, chỉ đạo nhằm cân đối lực lượng giữa các môn, chất lượng đội tuyển của từng môn sẽ cao hơn. Trong khâu lựa chọn học sinh vào đội tuyển các môn người quảng lý và các giáo viên trực tiếp bồi dưỡng cần chú ý một số kinh nghiệm sau: - Đối với các môn Xã hội. Đây là các môn nặng về lý thuyết học thuộc vì vậy phải chọn đối tượng học sinh cần cù chịu khó, có kỹ năng nắm bắt kiến thức cơ bản, chữ viết sạch sẽ, rõ ràng. + Môn Văn: Lựa chọn các em học sinh có khả năng ứng xử giao tiếp tốt, có kỷ năng viết bài tốt, trình bày bài sạch sẽ rỏ ràng. + Môn Sử: Lựa chọn các em học sinh có trí nhớ tốt, đam mê tìm hiểu, ngoài việc học thuộc, học sinh phải có sự hứng thú cách nắm bắt thông tin, nhớ chính xác các sự kiện, các mốc lịch sử đặc biệt là năng lực nhận xét đánh giá so sánh đối chiếu. + Môn Địa: Đòi hỏi các em phải có kỹ năng tư duy tổng hợp khả năng nắm bắt dữ liệu, kỹ năng thu thập thông tin, kỹ năng đối chiếu so sánh giữa các vùng miền. + Môn Ngoại Ngữ : 5 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh Đây là bộ môn rất khó. Để đạt được kết quả tốt các em phải có sự hứng thú nắm bắt kiến thức diễn đạt đúng từ, câu, có khả năng thực hành nghe nói đọc viết tốt. Muốn đạt được kết quả cao học sinh phải thực sự đam mê học tập bằng nhiều kênh. Riêng môn Tiếng Anh đội tuyển phải được lựa chọn và xây dựng từ những năm đầu lớp 6 và tiến hành bồi dưỡng sàng lọc đến năm lớp 9 để có được đội tuyển chất lượng. - Đối với các môn KHTN. Đây là các môn học yêu cầu các em em học sinh phải nắm chắc kiến thức, có kỹ năng vận dụng thành thạo lý thuyết vào thực hành, không rập khuôn, tránh kiểu làm bài máy móc, lựa chọn các em học sinh thông minh nhanh nhẹn, tư duy tốt, đam mê môn học. + Môn Toán. Đây cũng là môn học hết sức khó. Để có được một đội tuyển chất lượng tham gia dự thi cũng giống như môn Tiếng Anh thì sự chuẩn bị đó phải bắt đầu từ năm lớp 6 và những học sinh đuợc lựa chon phải là những học sinh thông minh, yêu thích môn học, nhanh nhẹn có khả năng tư duy tốt, có kỹ năng tính nhanh, tính đúng và hiệu quả. + Môn Lý : Đây là bộ môn đã gặt hái được nhiều thành công trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp hằng năm. Có được kết quả đó là sự đam mê học tập của các em, sự lựa chọn phù hợp của giáo viên bộ môn. Bộ môn này đã được giáo viên thổi vào học sinh niềm đam mê trong học tập nên đã đạt được kết quả cao. + Môn Hóa. Môn hóa học là môn mà học sinh ít lựa chọn dẫn đến trong thực tế các em tham gia thi về lực học không bằng những học sinh thi các môn Toán, Lý. Chính vì vậy bộ môn Hóa đạt kết quả chưa cao. Để khắc phục được vấn đề đó giáo viên bộ môn phải 6 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh làm thế nào để thu hút được các em học đam mê môn học . Những học sinh thi bộ môn mày phải chọn được những học sinh thông minh, trí nhớ tốt, học tốt về môn toán và sử dụng thành thạo máy tính. + Môn Sinh : Môn học này phải chọn được những học sinh có lòng đam mê học tập, chăm chỉ cần cù và chịu khó, ngoài việc siêng năng học lý thuyết phải có kiến thức tốt để xử lý các bài tâp. + Môn tin học. Đây là môn học mà trường chúng tôi luôn luôn dẫn đầu về kết quả trong các kỳ thi chọn học sinh giỏi các cấp hằng năm. Có được thành tích đó là nhờ sự lựa chon đội tuyển hợp lý. Riêng môn học này nên lựa chọn chủ yếu học sinh lớp 8 để tham gia thi. Lợi thế của sự lựa chọn này là ở chổ lớp 8 không tham gia thi cấp huyên do đó sẽ lựa chọn được những học sinh giỏi, ưu tú để tham gia thi trong đội tuyển lớp 9. 3.2.3. Lựa chọn, phân công giáo viên bồi dưỡng. a) Chọn giáo viên. Việc lựa chọn giáo viên tham gia bồi dưỡng là một việc hết sức quan trọng. Có một người thầy tâm huyết với nghề, năng lực chuyên môn giỏi, nhiệt tình trong công tác bồi dưỡng thì mới có được những em học sinh đạt giải cao trong các kì thi. Tuy nhiên việc lựa chọn không nên chú trọng vào một cá nhân mà cần phải lựa chọn làm sao phải có tính chiến lược ổn định, phải duy trì được kết quả hằng năm, không để năm được năm mất, người quản lý phải biết khơi dậy lòng đam mê, niềm tự hào của các giáo viên bồi dưỡng để họ dốc lòng mang hết trí tuệ tài năng kiến thức của mình để bồi dưỡng cho các em học sinh đạt kết quả cao. Căn cứ vào tình hình đội ngũ chúng tôi phân công lựa chọn giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi lớp 9 ngay từ cuối năm học trước (chẳng hạn cuối tháng 5/2018 năm học 2017-2018 chúng tôi sẽ tiến 7 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh hành phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học 2018-2019). Trong phân công cần chú ý các tiêu chí sau : Giáo viên có tay nghề vững về chuyên môn : Đây là yếu tố quan trọng vì thầy có vững về chuyên môn thì mới có khả năng tư duy tìm tòi phát hiện các đơn vị kiến thức mở rộng nâng cao cho học sinh khá giỏi. Có thầy giáo giỏi mới đào tạo được trò giỏi. Thầy là người định huớng và khai mở kiến thức để cho học sinh tiếp thu và khám phá. Muốn công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đạt kết quả cao thì phải lựa chọn được các thầy cô có chuyên môn vững ở các bộ môn. Có chuyên môn vững nhưng không chịu khó, nhiệt tình thì kiến thức sẻ lu mờ vì vậy chuyên môn giỏi phải kết hợp với lòng nhiệt tình đam mê. Sự nhiệt tình sẽ thúc đẫy chuyên môn từ đó moiứ có niềm say mê tân tụy tìm tòi tri thức để truyền tải cho học sinh. Giáo viên Có trách nhiệm và tâm huyết với học sinh. Tâm huyết với nghề luôn là động lực thúc đẫy chuyên môn. Một giáo viên có chuyên môn vững vàng và đam mê tâm huyết với trò thì chắc chắn sẽ mang đến cho các em học sinh những chuyên đề hay, những bài giảng hay và cũng là tấm gương giúp các em hăng say tìm tòi học tập. Ngoài những yếu tố như năng lực chuyên môn nhiệt tình tâm huyết với nghề nếu chọn được giáo viên có kinh nghiệm đã tham gia bồi dưỡng lâu năm thì sẽ mang lại hiệu quả rất cao. Vì kinh nghiệm của các đồng chí đó được đúc rút qua quá trình bồi dưỡng nhiều năm các đồng chí đó sẽ có sự tích lũy lựa chọn, phân mảng kiến thức bộ môn mình bồi dưỡng. Cả về cách ra đề, trọng tâm kiến thức, cách trình bày của học sinh cũng được thầy cô rèn rũa. Cũng có thể phân công cho các giáo viên dạy xoay vòng bám theo từ lớp 6 cho đến lớp 9 đối với các môn Toán, Tiếng Anh, Vật lý để họ nắm bắt được đối tượng học sinh từ đó có cách giảng dạy ôn tập phù hợp, cách bố trí này sẽ giúp nhà trường không bị động trong việc bố trí lực lượng vì qua một vài 8 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh năm thì đồng chí nào cũng có thể đảm đương được nhiệm vụ của mình và họ sẽ nắm chắc được lộ trình xuyên suốt các kiến thức từ lớp 6 đến lớp 9 từ đó làm tốt hơn trong công tác bồi dưỡng. b) Gắn trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng. Cuối mỗi năm học sau khi phân công giáo viên bồi dưỡng học sinh sinh giỏi cho năm học tiếp theo chúng tôi tiến hành họp ban giám hiệu mở rộng gồm BGH, tổ trưởng chuyên môn, tổ phó chuyên môn và các giáo viên bồi dưỡng. Mục đích là giao trách nhiệm cho giáo viên bồi dưỡng và giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn. Giáo viên dạy môn nào thì trực tiếp bồi dưỡng môn đó. Dựa vào kết quả thi các cấp của năm này và kết quả thi học sinh giỏi cấp trường các khối 6, 7, 8 để giao chỉ tiêu phấn đấu cho năm tới cho từng môn : Nếu môn nào có đội tuyển các em học sinh là mũi nhọn của trường thì giao chỉ tiêu cao, môn nào học sinh chỉ ở mức độ khá giỏi thì giao chỉ tiêu thấp hơn. Cho giáo viên thảo luận và đi đến nhất trí thực hiện . Căn cứ vào điều kiện biên chế giáo viên, biên chế lớp trong nhà trường. Người quản lý phân cho giáo viên bồi dưỡng giảm mỗi tuần từ 3 đến 4 tiết để họ có điều kiện nghiên cứu và có thời gian bồi dưỡng hiệu quả hơn. Tạo được sự công bằng trong chuyên môn giúp cho giáo viên bồi dưỡng cảm thấy thoải mái và an tâm giảng dạy. Các đồng chí tham gia bồi dưỡng phải sưu tầm và biên soạn các đề cương, các chủ đề ôn luyện. Thường xuyên trao đổi kiến thức với những đồng chí có thâm niên bồi dưỡng, kịp thời báo cáo những khó khăn trong công tác bồi dưỡng với ban giám hiệu nhà trường để tháo gỡ các vướng mắc trong quá trình bồi dưỡng. c) Giao trách nhiệm cho tổ chuyên môn. Để đạt được hiệu quả cao trong công tác bồi dưỡng thì cá nhân giáo viên được phân công phải dày công tìm tòi, sưu tầm tài liệu giảng dạy và phải chịu trách nhiệm chính. Tuy nhiên tổ nhóm chuyên môn cũng phải cùng với họ xây dựng kế hoạch bồi 9 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh dưỡng, gom các chuyên đề, hệ thống các kiến thức để giúp cho họ bồi dưỡng có chất lượng và hiệu quả hơn. Trong các buổi họp tổ chuyên môn, tổ chuyên môn phải nắm được tiến độ bồi dưỡng, tâm tư nguyện vọng khó khăn của người giáo viên bồi dưỡng, sự phản hồi của học sinh được bồi dưỡng đối với từng môn. Yêu cầu tất cả các thành viên trong tổ cùng với giáo viên bồi dưỡng trao đổi kinh nghiệm với nhau và tìm tòi xây dựng các kiến thức trọng tâm của các đề thi hằng năm, tổ chuyên môn phải có trách nhiệm phân công người bồi dưỡng, người giúp đỡ giáo viên bồi dưỡng. Giáo viên cũ truyền đạt kinh nghiệm cho giáo viên mới tham gia. Mỗi năm phải yêu cầu ít nhất một tổ chuyên môn thực hiện một chuyên đề cấp trường về về bồi dưỡng học sinh giỏi. Các tổ chuyên môn phải có ngân hàng tích lũy đề thi học sinh giỏi hàng năm và các bộ đề tham khảo trên mạng. 3.2.4. Các phương pháp để nâng cao chất lượng bồi dưỡng. a) Tổ chức thi chọn học sinh giỏi cấp trường hàng năm. Phòng Giáo Dục chỉ tổ chức thi cấp huyện các môn văn hóa cho học học sinh lớp 9. Nhưng trường THCS lương Thế Vinh hằng năm đều tổ chức kì thi chọn học sinh giỏi đối với 3 môn Văn, Toán, Tiếng Anh các lớp 6, 7 và các môn Văn, Toán, Vật Lý, Hóa Học, Sinh Học, Địa Lí, Tiếng Anh, Lịch Sử, Tin Học lớp 8. Kỳ thi thường được tổ chức vào cuối tháng 3 của năm học, thông qua kỳ thi nhà trường chọn và thành lập đội tuyển học sinh để tiếp tục bồi dưỡng hằng năm. Riêng đội tuyển học giỏi các môn lớp 9 sẽ được tổ chức thi sàng lọc các đợt đầu năm học để chọn ra đội tuyển dự thi cấp huyện có chất lượng tốt. Ngoài ra trong quá trình giảng dạy trên lớp các đồng chí giáo viên bộ môn cũng đã phải phát hiện những học sinh học tốt môn mình để làm cơ sở chọn lựa cho năm lớp 9. Qua nhiều năm thực hiện chúng tôi nhận thấy nếu tổ chức tốt kỳ thi học sinh giỏi cấp trường thì công tác giáo dục mũi nhọn sẽ 10 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh được nâng cao, học sinh có ý thức học tập và nỗ lực phấn đấu hơn sau mỗi kỳ thi và đây cũng là một trong những nhân tố góp phần thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. b) Kiểm tra khảo sát và các phương thức bồi dưỡng để nâng cao hiệu quả. Công việc bồi dưỡng học sinh giỏi của trường mặc dù được phân công cụ thể theo thời khóa biểu tuy nhiên cũng không nên quy định quá cứng nhắc mà nên cho giáo viên đăng ký thời gian và nơi bồi dưỡng. Người quản lý sẽ kiểm tra thường xuyên theo lịch hoặc kiểm tra đột xuất giáo viên. Ban giám hiệu nên giao trách nhiệm cho họ và tin tưởng vào sự nỗ lực tự giác cống hiến của giáo viên của mình. Thầy cô bồi dưỡng có thể thực hiện ở mọi lúc mọi nơi, có thể đưa học sinh đến trường hoặc bồi dưỡng ở nhà. Ở trên lớp giáo viên có thể giao thêm bài cho yêu cầu các em làm hoàn thành hôm sau cô giáo chữa với học sinh. Kiểm tra trực tiếp hoặc ra câu hỏi, bài tập cho học sinh về nhà tự học, tự làm với gian ấn định sau đó giáo viên kiểm tra. Hướng dẫn giáo viên ôn tập tăng cường sưu tầm tài liệu biên soạn lại và phô tô từng tài liệu, bộ đề, đề cương phát đến tận tay các em học sinh. Nhà trường tạo điều kiện hỗ trợ tối đa chi phí phô tô tài liệu để cung cấp cho giáo viên và học sinh, tổ chức cấp phát giấy thi trong các đợt kiểm tra do giáo viên bồi dưỡng tự tổ chức. Việc được phân công bồi dưỡng vào cuối các năm học nên tất cả các thầy cô đêu xác định nhiệm vụ ngay từ trong hè đã chọn học sinh và bồi dưỡng trong suốt ba tháng hè. Chính vì vậy rất nhiều môn học đạt được kết quả đậu rất cao, có những môn năm nào cũng đạt giải nhất như môn Tin học, môn Lịch sử và một số bộ môn khác. Mục tiêu của nhà trường là phấn đấu đạt giải cao trong kỳ thi cấp huyện. Từ kết quả đó để nhiều em được lọt vào đội tuyển ôn luyện bồi dưỡng dự thi cấp tỉnh. Những em được Phòng Giáo Dục chọn vào đội tuyển mặc dụ được Phòng Giáo dục tập trung 11 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh bồi dưỡng theo kế hoạch nhưng nhà trường vẫn tiếp tục chỉ đạo các thầy cô vẫn bám sát bồi dưỡng cho các em mọi lúc mọi các em có thể đến nhà trao đổi học hỏi thầy cô mình, nhờ giáo viên hướng dẫn các bài khó. Ở trên lớp, thầy cô, Ban giám hiệu thường xuyên hỏi về tình hình học của các em để giúp đỡ tháo gỡ các vướng mắc mà các em gặp phải. Trong quá trình bồi dưỡng nhiệm vụ của người giáo viên là đầu tư thời gian, nghiên cứu và rút kinh nghiệm qua những năm bồi dưỡng đội tuyển để đạt kết quả cao nhất. Trong các buổi bồi dưỡng cho học sinh cần tạo cho các em thói quen rèn luyện kỹ năng, thói quen lập luận, liên hệ, hoàn chỉnh hệ thống kiến thức. Tạo thói quen rèn kỹ năng, kỹ xảo cho từng kiểu bài, từng đơn vị kiến thức trọng tâm. Giáo viên có thể ôn các mảng kiến thức trọng tâm theo dạng đề, giáo viên ra đề chấm chữa cho học sinh trong quá trình bồi dưỡng. Trong quá trình bồi dưỡng chỉ đạo giáo viên tăng cường việc kiểm tra khảo sát từng đợt qua đó phát hiện những lỗ hỗng kiến thức mà học sinh chưa nắm được từ đó có phương án giúp đỡ học sinh hoàn thiện, chú ý các khâu trình bày, các phương pháp giải ngắn gọn và hợp lý. c) Kết hợp với gia đình và xã hội. Nhà trường, gia đình, xã hội là môi trường giáo dục tốt nhất cho các em. Mặc dù việc bồi dưỡng học sinh giỏi, vai trò trách nhiệm chính là nhà trường song nếu thiếu sự hỗ trợ từ phía gia đình thì không thể đạt được kết quả cao. Chính vì vậy nhà trường cần kết hợp với gia đình làm thế nào để các gia đình quan tâm đến việc học tập của con em mình thì các em sẽ học tốt. Sự động viên của gia đình cùng với sự đầu tư về kinh phí để các em mua sách vở, tài liệu tham khảo. Đặc biệt tạo quỹ thời gian hợp lý cho các em học tập, nghiên cứu sẽ có tác dụng rất lớn đến kết quả học tập của các 12 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh em. Kịp thời tiếp xúc trao đổi với một số bậc phụ huynh không muốn cho con em mình tham gia bồi dưỡng, trao đổi để họ thấy được niềm vinh dự khi con em mình được chọn vào đội tuyển tham gia dự thi. Sự quan tâm động viên của gia đình sẽ là nguồn động lực lớn để các em yên tâm học tập. Liên hệ với các trường cấp ba trên địa bàn để họ định hướng chiêu mộ những học sinh xuất sắc sau khi tốt nghiệp lớp 9 thì họ nhận về trường họ với những ưu tiên về học tập như là hỗ trợ học bổng, miễn giảm tiền học thêm … . Bên cạnh đó họ cũng có những phần thưởng thích đáng cho những học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi từ đó các em học sinh cũng có thêm chí hướng để phấn đấu. Trong năm học 2017 – 2018 sau khi kết thúc kì thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh, với thành tích xuất sắc của đội tuyển nhà trường rất nhiều trường THPT trên địa bàn huyện và địa bàn thành phố Buôn Ma Thuột mong muốn các em về trường với những ưu ái khích lệ . 13 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh Thầy giáo Hoàng Đức Sản Hiệu trưởng trường THPT CưMgar lên trao thưởng trước cờ cho hai em đạt giải nhất cấp tỉnh môn Toán và môn Tin Học trong kỳ thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh năm học 2017-2018 Trước ngày đưa các em đi thi nhà trường đã gặp mặt họp phụ huynh học sinh và các em học sinh đi thi, hỗ trợ kinh phí bồi dưỡng cho các em, trong buổi gặp mặt đó người quản lý phải nêu được truyền thống học tập của trường, kết quả học sinh giỏi các năm trước đạt được. Gương điển hình học tập thi đạt kết quả tốt ở các môn. Đồng thời nêu mục tiêu phấn đấu của nhà trường ở các bộ môn, mức thưởng. Động viên khuyến khích các em cố gắng bình tỉnh, tự tin để dành chiến thắng. 14 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh Hình ảnh đội tuyển học sinh tham gia kì thi HSG cấp huyện năm học 2018 – 2019 đang lắng nghe hướng dẫn trước ngày đi thi Hình ảnh Cán bộ quản lý gặp gỡ các em học sinh trước ngày thi chọn HSG cấp huyện năm học 2018 - 2019 Trao đổi và nhờ phụ huynh học sinh giúp đỡ tạo điều kiện cho các em về quỹ thời gian, bảo ban các em thêm về kiến thức động viên các em vững vàng tâm lý thoải mái để hoàn thành tốt bài thi. 3.2.5. Động viên thi đua khen thưởng. 15 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh Nhà trường nên động viên và quan tâm đến tất cả các thầy cô được phân công bồi dưỡng. Ưu tiên về thi đua cho tất cả các đồng chí có học sinh đậu giải cao trong kì thi học sinh giỏi các cấp đặc biệt là các đồng chí có học sinh giỏi cấp tỉnh sẽ được xếp thành tích cao nhất trong hội đồng thi đua. Mỗi giáo viên bồi dưỡng hàng năm được chi trả số tiết bồi dưỡng từ 1800 000 đồng trở lên. Thưởng nóng các giáo viên có học sinh đậu giải cao. Tổ chức gặp mặt, động viên và khích lệ các em trước khi các em đi thi, sau khi có kết quả ngoài việc gặp gỡ động viên trong buổi gặp mặt, người Hiệu trưởng phải thông báo tuyên dương trước cờ tên các em được vinh dự đi thi , tuyên dương và chúc mừng các em đạt giải huyện, giải tỉnh, thưởng nóng cho các thầy cô bồi dưỡng có học sinh đạt giải cao và học sinh đạt giải nhất các cấp huyện, tỉnh. 16 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh Ban giám hiệu nhà trường tuyên dương trước cờ và thưởng nóng cho 2 thầy giáo và 2 học sinh đạt giải nhất cấp tỉnh môn Toán và môn Tin học năm học 2017-2018 Huy động kinh phí khuyến học và quỹ phúc lợi nhà trường để tổ chức cho các giáo viên có học sinh giỏi cấp huyện trở lên và các em đạt học sinh giỏi cấp tỉnh, các em đạt từ giải ba cấp huyện trở lên đi tham quan ngoại tỉnh trong dịp hè như đi Nha Trang, Đà Nẵng, Vũng Tàu… Năm nào nhà trường cũng động viên bằng phần thưởng là những chuyến tham quan cho thầy và trò qua đó kích thích lòng hứng thú học tập cho các em và phần nào động viên cho các giáo viên bồi dưỡng. 17 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh Thầy cô bồi dưỡng và các em học sinh giỏi tham quan học tập tại Nha Trang 3.3. Kết quả: Thống kê kết quả học sinh đạt giải trong các kỳ thi học sinh giỏi cấp huyện, cấp tỉnh hằng năm sau khi áp dụng các phương pháp chỉ đạo công tác bồi dưỡng. Năm học C. huyện Giải cấp huyện Cấp tỉnh Giải cấp tỉnh 18 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh 5 Giải Nhì 3 Giải Nhì (Vật lý: 3. Lịch sử: 1, Địa ( Vật lí: 2; Địa lí: 1) 2013-2014 28 lí: 1) 8 2 Giải Ba 11 giải Ba (Vật lí: 1; Địa lí: 1) (Địa lí: 3;Văn: 2; Tiếng 3 Giải Khuyến khích Anh: 2; Toán: 2; Vật lí: 2) ( Văn: 1; Sử: 1, Địa: 12 Giải Khuyến khích chia 1) đều cho các môn 1 Giải Nhất 3 Giải Nhì (Tin học: 1) (Vật lí: 1; Lịch sử: 1; 2014-2015 37 3 Giải Nhì 12 Địa lí: 1) (Vật lí: 1; MTCTCasio: 2) 6 Giải Ba 14 Giải Ba (Lịch sử: 1; Toán: 1; (Vật lí: 3; Tiếng Anh: 1; Tin học: 1; Địa lí: 1; Toán: 4; Địa lí: 3; Lịch sử: MTCT Casio: 2) 2; MTCT Casio: 1) 3 Giải Khuyến khích 18 Giải Khuyến khích chia (Toán: 2; Vật lí: 1) đều cho các môn 3 Giải Nhì 1 Giải Nhì (Vật lí:2; MTCT Casio:1). (Vật lí: 1) 6 Giải Ba 3 Giải Ba 2015-2016 26 (Địa lí: 2; Sinh học: 1; 5 (Địa lí: 2; Vật lí: 1) Vật lí: 1; MTCT Casio: 2) 17 Giải Khuyến khích chia đều cho các môn 3 Giải Nhất 2 Giải Nhì (Văn:1;Tin học:1;Địa: 1) (Lịch sử: 1; Vật lí: 1) 4 Giải Nhì 2 Giải Ba (Sinh: 1; Tin học: 1; Lịch (Địa lí: 1; Tin học: 1) sử: 1; Địa lí: 1) 1 Giải Khuyến khích 2016-2017 32 8 Giải Ba 5 (Tin học: 1) (Toán: 1; Sinh: 2; T.Anh: 1; Văn: 1; Vật lí: 1; Địa lí: 19 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
- Một số kinh nghiệm trong công tác chỉ đạo bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lương Thế Vinh 2) 17 Giải Khuyến khích chia đều cho các môn 3 giải Nhất 2 giải Nhất (Vật lí: 1; Tin học: 1; (Toán: 1; Tin học: 1) Lịch sử: 1) 3 giải Nhì 2017-2018 37 6 giải Nhì (Văn: 1; Lịch sử: 1; (Toán: 2; Văn: 1; lịch sử: Địa lí: 1) 1; Địa lí: 1; T. Anh: 1) 3 giải Ba 8 giải Ba (Toán: 2; Vật lí: 1) (Tin học: 2; Địa lí: 2; Vật 12 4 Giải Khuyến khích lí: 1; Hóa học: 1; Toán: 1; (Địa lí: 2; Lịch sử: 1; T. Anh: 1) Tiếng Anh: 1) 20 Giải khuyến khích chia đều cho các môn 2 giải Nhất 20 em trong đội (Lịch sử: 1; Tin học: 1) tuyển bao gồm: Toán 3 giải Nhì 4 em; Vật lí 3 em; (Văn: 2; Tin học: 1) 20 em Tin học 3 em; Địa lí 2018-2019 34 13 giải Ba được 3 em; Ngữ Văn 3 (Địa lí: 3; Lịch sử: 2; Vật chọn vào em; Sinh học 1 em; lí: 3; Toán: 2; Tin học: 1; đội tuyển Lịch sử 3 em Sinh học: 1; Văn: 1) dự thi cấp 16 Giải khuyến khích chia tỉnh đề cho các môn III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ. 1. Kết luận. Để công tác mũi nhọn được giữ vững và phát triển thì vai trò của người cán bộ quản lý là rất quan trọng, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải có tầm nhìn và vạch ra những kế hoạch cụ thể như : 20 GV: Hoàng Nghĩa Quang Trường THCS Lương Thế Vinh
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng học tập phân môn Hát ở lớp 6
13 p | 327 | 31
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp giáo dục học sinh cá biệt ở THCS
33 p | 99 | 16
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả sử dụng thiết bị dạy học và sửa chữa đồ dùng dạy học bộ môn Vật lí ở trường THCS
16 p | 27 | 11
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp trong việc bảo quản vốn tài liệu tại thư viện trường THCS Nguyễn Lân
15 p | 96 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm trong việc chỉ đạo nâng cao chất lượng sinh hoạt tổ, nhóm chuyên môn ở trường THCS Nguyễn Lân, quận Thanh Xuân
35 p | 37 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số thủ thuật dạy từ vựng môn tiếng Anh cấp THCS
12 p | 31 | 10
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm bồi dưỡng học sinh giỏi môn Toán cấp THCS
28 p | 97 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp giải bài toán tìm x cho học sinh lớp 6
33 p | 91 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số ứng dụng của định lí Vi-ét trong chương trình Toán 9
24 p | 85 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm nâng cao hiệu quả công tác chủ nhiệm lớp
26 p | 45 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp nâng cao hiệu quả giải bài tập Vật lý 6
26 p | 43 | 8
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm hữu ích giúp học sinh học tốt môn Ngữ văn 8
21 p | 84 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số dạng bài tập về muối ngậm nước
22 p | 33 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số biện pháp rèn kỹ năng viết CTHH của chất vô cơ trong chương trình Hoá học lớp 8 THCS
45 p | 17 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm dạy dạng bài tập đồ thị phần toán chuyển động trong Vật lí THCS
33 p | 36 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp dạy học nhằm phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh THCS trong các bài vẽ tranh
17 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số phương pháp tổ chức trò chơi trong giờ học môn Toán lớp 8
15 p | 28 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THCS: Một số kinh nghiệm giúp học sinh lớp 8 thành công trong thí nghiệm Hoá học 8
10 p | 13 | 4
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn