Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT.
lượt xem 2
download
Mục đích nghiên cứu của đề tài nhằm tìm hiểu và đúc rút một số kinh nghiệm về việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT. Chuyên đề là kết quả của những kinh nghiệm cá nhân còn non nớt cùng với sự tham khảo ý kiến, sách vở tài liệu từ các chuyên gia và đồng nghiệp, hy vọng có thể hữu ích đôi chút trong việc dạy – học Ngữ văn cho học sinh.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT.
- SỞ GD&ĐT VĨNH PHÚC TRƯỜNG THPT NGUYỄN VIẾT XUÂN =====***===== BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN Tên sáng kiến: NHỮNG GIẢI PHÁP NÂNG CAO KỸ NĂNG ĐỌC HIỂU CHO HỌC SINH THPT Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Trang Mã sáng kiến: 22.51.01
- Vĩnh Phúc, năm 2020 MỤC LỤC STT Nội dung Trang 1 Lời giới thiệu 3 2 Tên sáng kiến 4 3 Tác giả sáng kiến 4 4 Lĩnh vực áp dụng sáng kiến 4 5 Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử 4 6 Mô tả bản chất của sáng kiến 4 7 Những thông tin cần được bảo mật 42 8 Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến 42 9 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 42 dụng sáng kiến 10 Đánh giá lợi ích thu được hoặc dự kiến có thể thu được do áp 43 dụng sáng kiến theo ý kiến của tác giả 11 Danh sách những tổ chức/cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc 44 áp dụng sáng kiến lần đầu 12 Tài liệu tham khảo 45 BÁO CÁO KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU, ỨNG DỤNG SÁNG KIẾN 1. Lời giới thiệu Đọc hiểu là một trong những hoạt động cơ bản của con người nhằm mục đích chiếm lĩnh tri thức văn hóa, từ khi có chữ viết, loài người đã có thể ghi lại lịch sử văn minh của mình, do đó, các sản phẩm thành văn tự cổ chí kim đều 2
- mang dấu ấn của thời đại, là nguồn tri thức văn hóa vô tận được hun đúc trong từng con chữ. Dù ngày nay, hoạt động đọc đã không còn là con đường duy nhất, song vẫn luôn là con đường chủ yếu giúp con người có được sự hiểu biết về thế giới. Khái niệm đọc hiểu có nội hàm khoa học phong phú với nhiều loại hình văn bản khác nhau, trong đó, hoạt động đọc hiểu tác phẩm văn chương có một ý nghĩa và vị trí vô cùng đặc biệt so với các loại văn bản khác. Bởi văn học là nhân học, đọc văn không chỉ để hiểu văn mà “văn học còn giúp con người hiểu được bản thân mình, nâng cao niềm tin vào bản thân mình và làm nảy nở ở con người khát vọng hướng tới chân lý” (M.Gorki). Đọc – hiểu tác phẩm văn học không chỉ góp phần giúp con người phát triển toàn diện các năng lực tinh thần của mình mà còn có tác động đến quá trình hoàn thiện nhân cách, bồi dưỡng những phầm chất đáng quý và làm đời sống tinh thần của mỗi người rộng mở và phong phú biết bao nhiêu. Trong chương trình môn Ngữ văn bậc THPT hiện hành, các tiết đọc – hiểu văn bản, trong đó bao gồm cả văn bản văn học và văn bản nhật dụng, chiếm một số lượng tương đối lớn. Kĩ năng đọc – hiểu văn bản cũng là một kĩ năng cơ bản mà giáo viên dạy Ngữ văn cần phải hình thành cho học sinh trong suốt quá trình học tập. Vài năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có nhiều cải tiến trong công tác thi cử, các đề văn “mở” hơn và yêu cầu đối với kĩ năng đọc – hiểu đối với họcsinh cũng được chú ý nhiều hơn. Đặc biệt, trong năm học 2014 – 2015, với sự chỉđạo “đổi mới dạy học và kiểm tra, đánh giá kết quả học tập theo định hướng phát triển năng lực học sinh”, các bài tập đọc hiểu trở thành một phần không thể thiếu trong các đề thi, đề kiểm tra, thi THPT Quốc gia. Đọc hiểu văn bản theo để thi hiện hành, không ra đề ở phạm vi các tác phẩm trong chương trình sách giáo khoa. Tiếp cận những tác phẩm văn học ngoài chương trình, nhất là những tác phẩm đương đại, sẽ mang đến hơi thở tươi mới cho những bài viết văn, cho tư duy cảm xúc văn chương và sự sáng tạo của học sinh. Hơn thế nữa, phối kết hợp việc đọc 3
- hiểu các văn bản trong và ngoài chương trình, không chỉ nhằm mục đích đọc văn, làm văn, mà quan trọng hơn, đó là học cách tư duy, học cách cảm nhận, học cách sống làm người. Với những lý do kể trên, người viết đã tiến hành viết đề tài: Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT . Với mục đích tìm hiểu và đúc rút một số kinh nghiệm về việc rèn kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT. Chuyên đề là kết quả của những kinh nghiệm cá nhân còn non nớt cùng với sự tham khảo ý kiến, sách vở tài liệu từ các chuyên gia và đồng nghiệp, hy vọng có thể hữu ích đôi chút trong việc dạy – học Ngữ văn cho học sinh. 2. Tên sáng kiến: Những giải pháp nâng cao kỹ năng đọc hiểu cho học sinh THPT. 3. Tác giả sáng kiến: Nguyễn Thị Trang – GV trường THPT Nguyễn Viết Xuân 4. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Giảng dạy cho học sinh THPT và học sinh chuẩn bị thi THPT Quốc Gia. 5. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc thử nghiệm: Từ tháng 09 năm 2019 đến tháng 5 năm 2020 6. Mô tả bản chất của sáng kiến 6.1. Cơ sở lí luận Ngày 01/4/2014, Bộ Giáo dục và Đào tạo (GD&ĐT) đã gửi Công văn số 1656/BGDĐTKTKĐCLGD về việc hướng dẫn tổ chức thi tốt nghiệp Trung học phổ thông (THPT) năm 2014, trong đó có nội dung: Đề thi môn ngữ văn có 2 phần: Đọc hiểu và làm văn. Bộ GD&ĐT đề nghị các Sở giáo dục, các trường THPT lưu ý việc thực hiện việc đổi mới kiểm tra đánh giá chất lượng học tập 4
- môn Ngữ văn trong kì thi tốt nghiệp THPT, thực hiện theo hướng đánh giá năng lực học sinh nhưng ở mức độ phù hợp. Cụ thể là tập trung đánh giá hai kỹ năng quan trọng: kĩ năng đọc hiểu văn bản và kĩ năng viết văn bản. Đề thi gồm hai phần: Đọc hiểu và Tự luận (làm văn), trong đó tỷ lệ điểm của phần viết nhiều hơn phần Đọc hiểu. Ngày 15/04/2014, Bộ GD & ĐT gửi văn bản đến các Sở GD&ĐT, các trường THPT trong cả nước về hướng dẫn ôn thi tốt nghiệp cho học sinh THPT. Đây là hướng đổi mới kiểm tra đánh giá sự ghi nhớ những kiến thức của học sinhchuyển sang kiểm tra đánh giá năng lực đọc hiểu của học sinh (tự mình khám phá văn bản). Cũng từ năm đó dạng câu hỏi Đọc hiểu bắt đầu được đưa vào đề thi để thay thế cho dạng câu hỏi tái hiện kiến thức. Có thể nói đây là sự đổi mới tích cực trong cách ra đề Ngữ văn theo định hướng mới. Nếu dạng câu hỏi tái hiện kiến thức chỉ có thể kiểm tra học sinh ở mức nhận biết, thông hiểu, có biết, hiểu, nắm được những kiến thức văn học đã được dạy trong chương trình hay không thì dạng câu hỏi Đọc hiểu đã nâng cao hơn một mức vận dụng thấp, vận dụng sáng tạo, kiểmtra, phát triển được năng lực tự cảm nhận một văn bản bất kì (có thể văn bản đó hoàn toàn xa lạ đối với các em). Như vậy, có thể thấy, bên cạnh việc ôn tập, rèn kỹ năng viết phần tự luận thì việc ôn tập và rèn kỹ năng làm dạng câu hỏi đọc hiểu là điều cần thiết phải trang bị cho học sinh. 6.2. Cơ sở thực tiễn Câu hỏi Đọc hiểu là một kiểu dạng khá mới mẻ được đưa vào đề thi THPT Quốc gia nên chưa được cụ thể hóa thành một bài học riêng trong chương trình Ngữ văn bậc trung học phổ thông. Dạng này cũng không có nhiều tài liệu, bài viết chuyên sâu để tham khảo. Nó chưa “lộ diện” thành một bài cụ thể trong sách giáo khoa, hơn nữa kiến thức đọc hiểu nằm rải rác trong chương trình học môn Văn từ cấp II đến cấp III. Chính vì thế mà không 5
- ít giáo viên ôn thi THPT Quốc gia tỏ ra lúng túng khi hướng dẫn học sinh làm bài. Điều đó cũng ảnh hưởng ít nhiều đến chất lượng, kết quả bài thi của học sinh. Đọc hiểu văn bản là một trong hai phần bắt buộc có trong một đề thi THPT Quốc gia. Phần này tuy không chiếm phần lớn số điểm nhưng lại có vị trí rất quan trọng bởi nó quyết định điểm cao hay thấp trong một bài thi. Nếu học sinh làm sai hết phần này thì chắc chắn điểm toàn bài còn lại dù có tốt mấy cũng chỉ đạt khoảng 6,0 điểm. Ngược lại nếu học sinh làm tốt phần đọc hiểu các em sẽ có nhiều cơ hội đạt điểm văn 7,0 hoặc 8,0. Như vậy phần Đọc hiểu góp phần không nhỏ vào kết quả thi môn Văn cũng như tạo cơ hội cao hơn cho các em xét tuyển Đại học. Có thể nói ôn tập và làm tốt phần Đọc hiểu chính là giúp các em gỡ điểm cho bài thi của mình. Vì vậy việc ôn tập bài bản để các em học sinh lớp 12 làm tốt phần đọc –hiểu, làm tốt bài thi của mình càng trở nên cấp thiết. Xuất phát từ quan điểm lấy người học làm trung tâm, giáo viên không nên tập trung vào việc cung cấp kiến thức một chiều mà phải cung cấp chìa khóa đểhọc sinh tìm đến với kiến thức, nói các khác là cung cấp phương pháp để học sinh biết cách đọc hiểu một văn bản cụ thể, từ đó hình thành năng lực tự mình đọc hiểucác văn bản khác. Để giúp học sinh làm tốt các bài tập đọc hiểu, giáo viên cần giúp học sinhnắm được thế nào là hiểu một văn bản; Các yêu cầu và hình thức kiểm tra cụ thể về đọc hiểu; Lựa chọn những văn bản phù hợp với trình độ nhận thức và năng lực củahọc sinh; Xây dựng hệ thống các loại câu hỏi phù hợp theo 4 mức độ: nhận biết, thông hiểu, vận dụng thấp và vận dụng cao… Giáo viên cần giúp học sinh đạt được các mức độ hiểu như: Nắm được nội dung chính và các thông tin quan trọng của văn bản; Nhận diện và hiểu được vai trò, tác dụng của các hình thức biểu đạt được sử dụng trong văn bản; Hiểu được các tầng ý nghĩa của văn bản được tác giả gửi gắm sau câu chữ; Đánh giá được giá trị của những nội dung và hình thức biểu hiện 6
- của văn bản; Bước đầu vận dụng những gì hiểu được vào giải quyết các tình huốngtương tự trong bọc tập và cuộc sống. Những đề xuất của người viết trong phạm vi của SKKN này chỉ mới dừng lại ở việc cải tiến các giải pháp đã có, ứng dụng vào thực tế của trường THPT Nguyễn Viết Xuân, mục đích chủ yếu là giúp nâng cao năng lực đọc hiểu văn bản cho học sinh, từ đó cũng góp phần nâng cao chất lượng giảng dạy môn Ngữ văn trong trường. Những nội dung khác liên quan đến tài còn khuyết thiếu, chúng tôi sẽ cố gắng đề cập một cách đầy đủ và toàn diện hơn trong thời gian sắp tới. 6.3. Một số giải pháp nâng cao kĩ năng đọc – hiểu cho học sinh THPT 6.3.1. Thực trạng vấn đề đọc hiểu văn bản của học sinh THPT Nhận thức được tầm quan trọng của Đọc hiểu nhưng thực tế việc rèn kĩ năng đọc hiểu văn bảN cho học sinh còn nhiều khó khăn và bất cập. 6.3.1.1. Về phía nội dung chương trình ôn thi tốt nghiệp THPT Phần nội dung chương trình Ngữ văn lớp 12 tất cả các tác phẩm đều nằm trong nội dung ôn tập thi tốt nghiệp THPT. Tuy nhiên có một số tác phẩm tiêu biểu đặc sắc cần lưu ý trong quá trình ôn thi cho học sinh. Đặc biệt có một số tác phẩm mang tính biểu tượng cao như Đàn ghi ta của Lorca của Thanh Thảo mang màu sắc tượng trưng, siêu thực; Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu với hình tượng chiếc thuyền mang ẩn ý sâu sắc về mối quan hệ giữa nghệ thuật và cuộc đời. Đó cũng là hai tác phẩm mới được đưa vào chương trình sách giáo khoa sau khi chỉnh lí sách. Để học sinh hiểu được ý nghĩa sâu sắc của văn bản, nhất là với đối tượng học sinh người dân tộc thiểu số thì cũng là một quá trình. Những tác phẩm văn học thời kì kháng chiến chống Pháp, thời kì chống Mĩ đều có điểm chung là ca ngợi chủ nghĩa anh hùng cách mạng. Riêng tác phẩm Chiếc thuyền ngoài xa của Nguyễn Minh Châu hướng về đề 7
- tài đời tư thế sự và vở kịch Hồn Trương Ba da hàng thịt mang quan điểm sống sâu sắc. Tuy nhiên trong quá trình học mặc dù được giáo viên hướng dẫn nhưng không phải học sinh nào cũng nắm được tinh thần chung của tác phẩm. Trong chương trình học, ngoài Văn học Việt Nam học sinh còn được học Văn học nước ngoài. Thuốc của Lỗ Tấn với hình tượng Thuốc, Số phận con người của Sôlôkhốp với tính cách Nga và đoạn trữ tình ngoại đề xúc động, Ông già và biển cả của Hêminhuê với hình tượng con cá kiếm, cuộc đi săn của ông lão Xantiagô. Văn học nước ngoài sử dụng nhiều hình ảnh tượng trưng và ý nghĩa nhân sinh sâu sắc nên nếu vốn hiểu biết ít sẽ không lĩnh hội được ý nghĩa từ những dụng ý đó. Từ năm 2014, trước thực trạng nhiều học sinh không còn đam mê môn Văn, Bộ giáo dục đã mở rộng chương trình thi tốt nghiệp ra ngoài sách giáo khoa, cho học sinh có cơ hội khám phá những tác phẩm mới, đây vừa là cơ hội nhưng đồng thời cũng là thách thức đối với cả giáo viên và học sinh. Không chỉ vậy, vốn hiểu biết về kiến thức xã hội cũng được kiểm tra trong kỳ thi tốt nghiệp này điều này đòi hỏi người đọc cần trang bị kiến thức xã hội nóng hổi hằng ngày cho mình. 6.3.1.2. Về phía học sinh Chương trình lớp 12 vốn nặng, lại áp lực thi tốt nghiệp nhưng nhiều học sinh lại tỏ ra chểnh mãng việc học. Bên cạnh đó một bộ phận các em lại không hứng thú với môn văn cho nên vẫn chưa chủ động khám phá kiến thức, chưa chủ động lên kế hoạch ôn thi tốt nghiệp cho bản thân. Nhiều học sinh còn không nắm được cốt truyện, thường xuyên xuyên tạc nội dung tác phẩm trong các bài thi, kiểm tra. Một thực trạng hiện nay là học sinh không hào hứng với những tác phẩm đã được thẩm định là hay, giàu giá trị, mà với tư cách là công chúng của 8
- văn học, nhu cầu thẩm mĩ của các em chưa thực cao để hướng đến tiếp cận những giá trị mà thầy cô mong muốn các em đạt đến. Một bộ phận nữa là những học sinh có năng khiếu, có lòng ham thích và nhu cầu đọc các tác phẩm văn học ngoài chương trình, nhưng các em chưa được dạy cách đọc thật sự hiệu quả và bài bản, vì vậy hoạt động đọc hiểu thiếu đi những kĩ năng cần thiết, kết quả của hoạt động đọc hiểu còn hạn chế. Một bộ phận học sinh chưa chăm học, chăm đọc sách để tích lũy kiến thức và tăng khả năng tư duy. Trong khi đó, để chiếm lĩnh một tác phẩm văn học với đầy đủ giá trị nội dung và giá trị nghệ thuật lại đòi hỏi học sinh phải có năng lực tư duy và tích hợp nhiều vốn kiến thức. 6.3.1.3. Về phía giáo viên Không chỉ với học sinh mà ngay cả với giáo viên cũng gặp nhiều lung túng và lo lắng trong quá trình ôn thi cho các em. Trong khi tiếp cận với những tác phẩm hay, mang nhiều giá trị nhân sinh, nhân đạo sâu sắc nhiều giáo viên tham phần bình mà giành mất phần kích thích khả năng sáng tạo cho của các em. Hệ thống câu hỏi trong quá trình ôn thi cũng chưa thật sự đổi mới theo tinh thần đổi mới. Với cấu trúc ra đề thi bằng cách kiểm tra kỹ năng đọc hiểu, ra đề mở đối với phần nghị luận văn học, tuy nhiên nhiều giáo viên vẫn chưa chú ý đến hệ thống câu hỏi theo kiểu mở trong quá trình ôn thi. Thời gian ôn thi cũng là vấn đề, tuy nhiên trong quá trình dạy học giáo viên vẫn chưa kết hợp nhuần nhuyễn giữa học và ôn nên cuối phần phụ đạo còn lúng túng về thời gian. Những thực trạng trên cho thấy rằng cần có những biện pháp cụ thể, áp dụng triệt để trong giờ ôn thi thì mới có thể đạt được kết quả cao trong kỳ thi tốt nghiệp và cũng phần nào đó giúp học sinh có thêm đam mê hơn với bộ môn Ngữ văn. 9
- 6.3.2. Một số giải pháp cụ thể Giáo sư Trần Đình Sử đã từng khẳng định: “Khởi điểm của môn Ngữ văn là dạy học sinh đọc hiểu trực tiếp văn bản văn học của nhà văn… Nếu học sinh không trực tiếp đọc các văn bản ấy, không hiểu được văn bản, thì coi như mọi yêu cầu, mục tiêu cao đẹp của môn Văn đều chỉ là nói suông, khó với tới, đừng nói gì tới tình yêu văn học”. Do đó, có thể nói rèn luyện năng lực, kĩ năng đọc – hiểu văn bản cho học sinh là một trong những yêu cầu quan trọng, khoa học và đúng đắn để các em tiếp cận môn Ngữ văn, đánh thức tình yêu đối với môn Văn và có khả năng vận dụng sáng tạo kiến thức đã học trong nhà trường vào cuộc sống. Vậy muốn làm tốt các em cần rèn luyện tốt kĩ năng đọc – hiểu. Chúng tôi đưa ra một số giải pháp nhằm nâng cao kĩ năng đọc hiểu cho học sinh THPT như sau: 6.3.2.1. Giải pháp 1: Hướng dẫn học sinh thực hiện các thao tác đọc – hiểu một văn bản ngắn Giải pháp này (cũng như các giải pháp khác ở phần sau) được thực hiện chủ yếu trong các tiết luyện tập, ôn tập, các tiết tăng thêm trong chương trình, ngoài ra cũng có kết hợp thực hiện trong các tiết dạy chính khóa.Giáo viên hướng dẫn cho học sinh thực hiện việc đọc hiểu một văn bản theo trình tự các bước như sau: Bước 1: Đọc văn bản (đọc toàn bộ 1 lần) và phân loại văn bản. Đây là điều tưởng như đơn giản nhưng rất quan trọng, bởi vì mỗi loại văn bản sẽ có cách đọc hiểu và yêu cầu đọc hiểu khác nhau. Học sinh cần nhận diện được văn bản văn học (văn bản nghệ thuật) hay là văn bản thông tin; thuộc thể loại nào: truyện, thơ,kí, … hoặc bản tin báo chí, bài viết nghiên cứu khoa học… 10
- Bước 2: Tìm hiểu nội chính của văn bản bằng cách xác định câu chủ đề,các từ ngữ quan trọng và tần suất xuất hiện của chúng, tìm các ý chính…; tóm tắtcác ý chính bằng những câu văn ngắn gọn. Bước 3: Nhận diện các hình thức biểu đạt trong văn bản, chỉ ra các yếu tốhình thức nổi bật nhất và phân tích tác dụng của chúng (tùy theo từng thể loại màcó sự chú ý khác nhau) Bước 4: Tìm hiểu mục đích và ý nghĩa của văn bản: Văn bản được viết để làm gì? Người viết muốn nhấn mạnh, muốn gửi gắm điều gì? Bước 5: Đánh giá giá trị của văn bản (đem lại cho ta điều gì: về mặt nhận thức, về tư tưởng, tình cảm, về cảm thụ cái hay cái đẹp…) * Lưu ý: Đây là quy trình chung có tính chất tổng thể. Tùy theo mức độ yêu cầu, độ dài và thời gian dành cho từng bài tập cụ thể, học sinh có thể không cần thực hiện hết hoặc đúng trình tự các bước trên nhưng phải nắm được và vận dụng thành thục tất cả các bước. Sau khi học sinh nắm được ý nghĩa của từng hoạt động nêu trên, giáo viên tổ chức cho học sinh luyện tập thông qua các bài tập cụ thể. Có loại bài tập yêu cầu học sinh thực hiện tất cả các bước trên. Có loại bài tập rèn một thao tác cụ thể.Trước mỗi tiết luyện tập, giáo viên có nhiệm vụ chuẩn bị bài tập: bao gồmviệc chọn lựa văn bản (ngữ liệu có thể lấy trong SGK hoặc bên ngoài, mức độ nên đi từ dễ đến khó), thiết kế các câu hỏi theo các mức độ và nội dung khác nhau,chuẩn bị đáp án… Tiến hành luyện tập: giáo viên giao bài tập và đặt ra yêu cầu cho các đốitượng học sinh khác nhau (câu hỏi vận dụng cao nên giao cho một vài em học khátrong lớp). Khuyến khích học sinh tự lực làm bài, tự trình bày đáp án và nêu căn cứ bảo vệ quan điểm của mình. Giáo viên nhận xét, hướng dẫn cách thức để có được đáp án tối ưu. 11
- VÍ DỤ: Đọc hiểu văn bản tự sự: Truyện ngắn Việt Nam 1945 đến 1975 dưới đây là bản mô tả mức độ đánh giá chủ đề theo định hướng năng lực: Vận dụng Nhận biết Thông hiểu Cấp độ thấp Cấp độ cao Nêu thông tin về Lý giải được mối Vận dụng hiểu So sánh các tác giả, tác phẩm,quan hệ, ảnhbi ết về tác giả, tácph ương diện nội hoàn cảnh sáng tác,h ưởng của hoànph ẩm để viết đoạndung nghệ thuật thể loại cảnh sáng tác vớivăn giới thiệu về của văn bản. việc xây dựng cốttác gi ả, tác phẩm truyện và thể hiện nội dung, tư tưởng của tác phẩm Hiểu, lý giải ý nghĩa nhan đề Nhận diện được Phân tích giọng Khái quát được Trình bày những ngôi kể, trình tự kể kể, ngôi kể đối vớiđ ặc điểm phongki ến giải riêng, việc thể hiện nộicách c ủa tác giả từ phát hiện sáng tạo dung tư tưởng củatác ph ẩm về văn bản. tác phẩm. Nắm được cốt Lý giải sự phát Khái quát các đ ặc Biết tự đọc và truyện, nhận ra đề triển của cốtđi ểm của thể loạikhám phá các giá trị tài, cảm hứng chủ truyện, sự kiện,t ừ tác phẩm của một văn bản đạo mối quan hệ giữa mới cùng thể loại các sự kiện Liệt kê/chỉ ra/gọi Giải thích, phân Trình bày cảm V ận dụng tri thức tên hệ thống nhântích đặc điểm,nh ận về tác phẩm đọc – hiểu văn bản vật (xác định nhânngo ại hình, tính để tạo lập văn bản vật trung tâm, nhâncách, s ố phận nhân theo yêu cầu. 12
- vật chính, phụ) vật. Đưa ra những ý Đánh giá khái kiến quan điểm quát về nhân vật riêng về tác phẩm, vận dụng vào tình huống, bối cảnh thực để nâng cao giá trị sống cho bản thân Phát hiện, nêu Hiểu, phân tíchThuy ết minh về tác Chuyển thể văn tình huống truyện được ý nghĩa củaph ẩm bản (vẽ tranh, tình huống truyện đóng kịch...) Nghiên cứu khoa học, dự án. Chỉ ra/kể tên/ liệt Lý giải được ý kê được các chinghĩa và tác dụng tiết nghệ thuật đặcc ủa các từ ngữ, sắc của mỗi táchình ảnh, chi tiết phẩm/đoạn trích vàngh ệ thuật, câu các đặc điểm nghệ văn, các biện pháp thuật của thể loạitu t ừ... truyện. Ví dụ 1: Đọc đoạn văn sau đây và trả lời các câu hỏi: “Ông đò Lai Châu bạn tôi làm nghề chở đò dọc sông Đà đã 10 năm liền…Tay ông lêu nghêu như cái sào. Chân ông lúc nào cũng khuỳnh khuỳnh gò lại như kẹp lấy cái cuống lái tưởng tượng. Giọng ông nói ào ào như tiếng 13
- nước trước mặtghềnh sông. Nhỡn giới ông vòi vọi như lúc nào cũng mong một cái bến xa nào đótrong sương mù…” ( trích Người lái đò sông Đà – Nguyễn Tuân) Câu 1: Đoạn văn được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? Nội dung chính đoạn văn? Câu 2: Trong đoạn văn có sử dụng những biện pháp nghệ thuật nào? Biện phápnào là nổi bật nhất? Nêu ngắn gọn điểm đặc sắc của biện pháp đó? Câu 3: Qua miêu tả, tác giả muốn nhấn mạnh điều gì ở nhân vật ông lái đò ? * Đáp án Câu 1: Đoạn văn thuộc phong cách ngôn ngữ nghệ thuật. Đoạn văn tập trung miêu ngoại hình đặc biệt của ông lái đò song Đà. Câu 2: Đoạn văn sử dụng các biện pháp so sánh, lặpcú pháp, sử dụng từ láy… Biện pháp nổi bật nhất là so sánh có tác dụng quan trọng nhất diễn tả hình ảnh ông lái đò hiện lên thật ấn tượng. Đặc sắc nhất là các chi tiết ngoại hình ông lái đò được so sánh, liên tưởng với các yếu tốnghề nghiệp trên sông nước (sào,cuống lái, tiếng nước, mong một bến xa) Câu 3: Tác giả muốn nhấn mạnh lòng yêu nghề, sự gắn bó với nghề nghiệp trên sông nước của ông lái đò. Ví dụ 2: Đọc đoạn trích sau đây và trả lời các câu hỏi: CON LỪA GIÀ VÀ NGƯỜI NÔNG DÂN Một ngày nọ, con lừa của một ông chủ trang trại xảy chân rơi xuống một cái giếng. Con vật kêu la hàng giờ liền. Người chủ trang trại cố nghĩ xem nên làm gì. Và cuối cùng ông quyết định: con lừa đã già và cái giếng cũng cần được lấp lại và không ích lợi gì khi cứu con lừa lên cả. Thế là ông nhờ vài người hàng xóm sang giúp mình. Họ xúc đất đổ vào giếng, con lừa như hiểu được chuyện gì đang xảy ra và nó kêu la thảm thiết, sau hồi lâu, con lừa bỗng trở nên im lặng. Sau một 14
- vài xẻng đất, ông chủ trang trại nhìn xuống giếng và ông vô cùng sửng sốt. Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. ( Nguồn Internet) Câu 1 : Xác định phương thức biểu đạt chính trong văn bản trên? (0,5 điểm) Câu 2 : Chỉ ra yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn văn sau: Mỗi khi bị một xẻng đất đổ lên lưng, lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên. Cứ như vậy, đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao hơn. Chỉ một lúc sau, mọi người nhìn thấy chú lừa xuất hiện trên miệng giếng và lóc cóc chạy. (1,0 điểm) Câu 3: Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa là gì? (1,0 điểm) Câu 4: Văn bản trên muốn gửi đến bạn đọc thông điệp gì? (0,5 điểm) * Đáp án Câu 1.Phương thức biểu đạt tự sự. Câu 2. Yếu tố miêu tả được sử dụng trong đoạn trích trên: lừa lắc mình cho đất rơi xuống và bước chân lên trên đất đổ xuống, lừa lại bước chân lên cao lóc cóc chạy Câu 3. Sự khác nhau trong quyết định của người nông dân và con lừa: Người nông dân nhanh chóng buông xuôi và bỏ cuộc Con lừa khôn ngoan, dùng chính những xẻng đất muốn vùi lấp nó để tự giúp mình lên khỏi giếng. Câu 4. Thông điệp: Biết vượt qua thử thách., Cách đối mặt với thử thách. Ví dụ 3 : Đọc văn bản sau và thực hiện các yêu cầu: 15
- “Thành công và thất bại chỉ đơn thuần là những điểm mốc nối tiếp nhau trong cuộc sống để tôi luyện nên sự trưởng thành của con người. Thất bại gúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa. Không có ai luôn thành công hay thất bại, tuyệt đối thông minh hay dại khờ, tất cả đều phụ thuộc vào nhận thức, tư duy tích cực hay tiêu cực của mỗi người. Như chính trị gia người Anh, Sir Winston Churchill, từng nói: “Người bi quan nhìn thấy khó khăn trong mỗi cơ hội, còn người lạc quan nhìn thấy cơ hội trong mỗi khó khăn”. Sẽ có những người bị ám ảnh bởi thất bại, bị chúng bủa vây, che lấp những cơ hội dẫn tới thành công. Tuy nhiên đừng sa vào vũng lầy bi quan đó, thất bại là một lẽ tự nhiên và là một phần tất yếu của cuộc sống. Đó là một điều bạn không thể tránh khỏi, nếu không muốn nói thực sự là trải nghiệm mà bạn nên có trong đời. Vì vậy, hãy thất bại một cách tích cực”. (Sưu tầm Internet) Câu 1. Xác định phương thức biểu đạt của đoạn trích? Câu 2. Nêu chủ đề chính của đoạn trích? Câu 3. Tác giả khuyên chúng ta cần có thái độ ra sao trước thất bại? Câu 4. Anh/ chị có đồng tình với quan điểm: “Thất bại giúp con người đúc kết được kinh nghiệm để vươn tới chiến thắng và khiến những thành công đạt được thêm phần ý nghĩa.”? Vì sao? * Đáp án Câu 1. Phương thức biểu đạt được dùng trong văn bản: nghị luận. Câu 2. Chủ đề của đoạn trích: nói về sự tất yếu của thành công và thất bại trong cuộc sống của con người. Câu 3. Tác giả khuyên “đừng sa vào vũng bùn bi quan”; “hãy thất bại một cách tích cực”. 16
- Câu 4. Hs được tự do bày tỏ quan điểm của mình và lí giải vì sao lại có quan điểm trên. Như đã nêu, đối tượng đọc hiểu có văn bản nhật dụng, nên GV có thể cho học sinh ôn luyện thêm các văn bản nhật dụng trong chương trình Ngữ văn THPT như Thông điệp nhân ngày thế giới phòng chốngHIV/AIDS…, Giá trị văn học và tiếp nhận văn học…Đối với những văn bản trên, ngoài việc hướng dẫn tìm hiểu nội dung kiếnthức, từ đó trang bị cho HS những kiến thức lý luận cơ bản về vấn đề đã học (là yêu cầu chính), GV có thể có những bài tập đọc – hiểu trong quá trình giảng dạy.Thông qua đó, vừa cung cấp kiến thức mới, củng cố kiến thức cũ, vừa rèn kĩ năngđọc hiểu cho HS. 6.3.2.2. Giải pháp 2: Vận dụng kiến thức thể loại vào việc đọc hiểu văn bản Một trong những nét mới của chương trình và SGK Ngữ văn hiện hành là sựnhấn mạnh đến việc hướng dẫn cho học sinh cách đọc văn bản theo các kiểu loạivà phương thức biểu đạt.Mỗi loại văn bản có nội dung phản ánh, cách thể hiện riêng, phong cáchngôn ngữ riêng. Vì vậy, khi hướng dẫn đọc hiểu một văn bản, việc đầu tiên là phảinhắc nhở học sinh chú ý đến đặc điểm của thể loại văn bản. Cụ thể: * Đối với các văn bản thông tin: bao gồm văn bản “nhật dụng”, văn bản thông tin – báo chí, văn bản thông tin – chính luận, văn bản thông tin – khoa học…Học sinh cần lưu ý đặc điểm của từng loại văn bản: Văn bản nhật dụng: là loại văn bản đề cập, bàn luận, thuyết minh, tường thuật, miêu tả, đánh giá,..về những vấn đề, hiện tượng gần gũi với cuộc sống con người và cộng đồng. Văn bản thông tin – báo chí: nổi bật ở tính mới mẻ, chân thực của sựkiện; thái độ tình cảm rõ ràng; ngôn ngữ thường ngắn gọn, chính xácnhưng vẫn có sức truyền cảm… 17
- Văn bản thông tin – khoa học: có mục đích cung cấp thông tin khoa học, thường sử dụng các thuật ngữ khoa học, diễn đạt rõ ràng, không dùng lối nói hàm ẩn, ít biểu lộ sắc thái cảm xúc... Văn bản thông tin – chính luận: thường có lập luận, lí lẽ chặt chẽ… Ở những văn bản loại này, tính thông tin được chú trọng nhiều hơn nên ít có sử dụng các biện pháp tu từ, các lối nói sử dụng hàm ý bóng gió…nên khi đọc hiểu cần nắm rõ kiến thức về đặc trưng thể loại để có thể giải đáp câu hỏi đặt ra. VÍ DỤ: Văn bản thông tin báo chí Đọc đoạn văn bản sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: “Lễ hội dân gian là sự kiện văn hóa để tưởng nhớ, tỏ lòng tri ân công đức của các vị thần, thể hiện sức mạnh của cộng đồng làng xã và rộng hơn là của quốc gia, dân tộc […] nhưng ngày nay, lễ hội dân gian lại đang dần biến tướng thành tệ nạn với nhiều hành vi phản văn hóa.Đó là cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, một số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội. Chẳng hạn như lễ hội phết Hiền Quan, Phú Thọ được tổ chức vào ngày 13/1 mới đây. Hàng ngàn thanh niên trai tráng tham gia cướp lộc, chen lấn, xô đẩy, dẫm đạp lên nhau khiến ít nhất 10 người ngất xỉu. Nằm ở độ cao 1.068m so với mực nước biển, chùa Đồng tại khu di tích Yên Tử, Quảng Ninh được mệnh danh là một trong những “ngôi chùa trên đỉnh núi bằng đồng lớn nhất Châu Á”. […] Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng. Với những hành vi mê nhiều hơn tín đó, chùa Đồng, chuông đồng và cả khánh đồng ánh lên màu vàng, đỏ lấp lánh, hao mòn dần đi so với nguyên gốc. 18
- Lễ hội đầu năm là để cầu phúc, lễ chùa đầu năm là để cầu an và chắc chắn sẽ không có phúc lành, bình an ở những nơi mà con người ứng xử với nhau bằng những nắm đấm, bằng bạo lực, bằng những hành động mua thần bán thánh hay bằng những cơ hội kiếm chác mất nhân tính. Có thể nói, tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người.” (Theo http://vietq.vn ) Câu 1. Văn bản trên được viết theo phong cách ngôn ngữ nào? (0,5đ) Câu 2. Nêu nội dung chính của văn bản? (1,0đ) Câu 3. Theo anh/chị, căn cứ vào đâu tác giả cho rằng : “tín ngưỡng của người dân Việt Nam đang bị “bán đứng” bởi lòng tham của chính con người”? (0.5đ) Câu 4. Anh chị hãy nêu ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện tượng được đề cập đến trong văn bản trên. (1,0đ) *Đáp án Câu 1. Phong cách ngôn ngữ báo chí. Câu 2. Nội dung chính của văn bản Đề cập đến hiện tượng người dân chen lấn, xô đẩy, tranh cướp, mua thần bán thánh trong lễ hội đầu năm. Câu 3. Hs chỉ ra được 2 dẫn chứng Cảnh người dân chen chúc, xô đẩy, tranh cướp lộc của nhau, một số bạn trẻ nóng tính dẫn đến tình trạng ẩu đả, đánh nhau tại lễ hội… Để tỏ lòng với Phật, cầu lộc, cầu tài, cầu duyên, người người khi lên đến đây đã đua nhau dùng đồng tiền để thực hiện đủ các hành động mua thần, bán thánh, xua rủi cầu may. Họ chà, xát, gài, ném tiền như những cơn mưa vào chùa Đồng… Câu 4. 19
- HS cần nêu được ít nhất 2 giải pháp khắc phục hiện tượng trên . Sau đây là một số gợi ý : + Từ phía các cơ quan chức năng : Tăng cường công tác quản lí, tuyên truyền giáo dục ý thức người dân tham gia lễ hội, xử phạt nghiêm minh những người vi phạm… + Từ phía người dân : Mỗi người phải nhìn lại và nhận thức đúng về cách ứng xử khi đến chùa, những nơi tâm linh. + Bài học cho bản thân khi tham gia lễ hội : Tham gia với tấm lòng thành kính, chân thành, không chen lấn xô đẩy , tranh cướp. .. * Đối với văn bản văn học (văn bản nghệ thuật): Do đặc điểm sử dụng phương thức phản ánh cuộc sống thông qua hình tượng nghệ thuật nên văn bản văn học hấp dẫn ở tính hình tượng cụ thể, sinh động;ngôn ngữ đa nghĩa, giàu cảm xúc, có sức gợi mở những liên tưởng phong phú. Văn bản văn học chia làm 3 thể loại lớn: tự sự, trữ tình, kịch. Mỗi thể loại lạibao gồm một số thể tài khác nhau. Chẳng hạn, thể loại tự sự có tiểu thuyết, truyệnvừa, truyện ngắn… Đề đọc hiểu có thể là bài thơ, đoạn thơ, đoạn trích trong tác phẩm tự sự,…Ví dụ như: Ví dụ 1: (thể loại trữ tình) Đọc bài thơ sau và trả lời các câu hỏi nêu ở dưới: HY VỌNG Nhiều khi đá dạy ta mềm mỏng Sự tàn nhẫn nhắc ta điều lành Nỗi buồn đánh thức hi vọng Giữa thế giới không nhiều may mắn Ta học cách vừa lòng với mình Chia sẻ sự bình tâm của cỏ Mãi khi giữa đêm chợt thức Bập bềnh ý nghĩ xót xa: 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp tổ chức hoạt động trải nghiệm, nhằm phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong dạy học môn Công nghệ trồng trọt 10
12 p | 31 | 9
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các dạng câu hỏi của bài đọc điền từ thi THPT Quốc gia
73 p | 31 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số giải pháp nâng cao chất lượng tổ chức hoạt động trải nghiệm sáng tạo môn Ngữ văn trong nhà trường THPT
100 p | 28 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm giáo dục tư tưởng chính trị trong việc giảng dạy địa lí tự nhiên Việt Nam ở lớp 12
21 p | 45 | 7
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả quản lý và giáo dục học sinh lớp 10 trong công tác chủ nhiệm ở trường THPT
37 p | 24 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập nhằm khắc phục những sai lầm thường mắc trong kĩ thuật chuyền bóng cho học sinh lớp 11 trường trung học phổ thông Thuận Thành số 1, Bắc Ninh
25 p | 22 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Các biện pháp nâng cao hiệu quả làm bài phần Đọc - hiểu trong đề thi tốt nghiệp môn Ngữ văn THPT
36 p | 26 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Hướng dẫn học sinh lớp 12 một số kĩ năng học và làm bài thi trắc nghiệm khách quan môn Vật lí trong kì thi Trung học phổ thông quốc gia
14 p | 29 | 6
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Phương pháp giải bài tập di truyền phả hệ
27 p | 11 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Kinh nghiệm tổ chức dạy học trực tuyến tại trường THPT Trần Đại Nghĩa giai đoạn 2020-2022
23 p | 22 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Nâng cao hiệu quả dạy - học qua việc tích hợp nội dung ứng phó với biến đổi khí hậu trong bài 14 và 15 Địa lí 12
32 p | 32 | 5
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lựa chọn một số bài tập phát triển sức mạnh tốc độ nhằm nâng cao thành tích chạy cự ly ngắn 100m cho nam đội tuyển Điền kinh trường THPT Tiên Du số 1- Tiên Du- Bắc Ninh
39 p | 14 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số biện pháp nhằm nâng cao nhận thức và kĩ năng sử dụng tiếng Việt của học sinh trường THPT Nguyễn Thị Giang
21 p | 48 | 4
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những vận dụng cơ bản của dãy điện hóa kim loại trong ôn thi THPT Quốc gia môn Hóa học
32 p | 24 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Những giải pháp quản lý để nâng cao kết quả bồi dưỡng học sinh giỏi những môn xã hội ở trường THPT Ngô Thì Nhậm
19 p | 37 | 3
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Một số kinh nghiệm dạy và bồi dưỡng học sinh giỏi môn Lịch sử ở trường THPT chuyên
61 p | 32 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Lồng ghép một số tư liệu lịch sử Bình Long trong dạy học lịch sử Việt Nam giai đoạn 1954 -1975
16 p | 53 | 2
-
Sáng kiến kinh nghiệm THPT: Tích hợp kiến thức liên môn trong bài dạy Tình yêu và thù hận
30 p | 43 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn