Một số biện pháp quản lí lớp học tích cực hướng đến phát triển toàn diện cho học sinh theo
chương trình giáo dục phổ thông 2018
-------------------------------------------------------------------------------------------------
1
PHẦN 1: MỞ ĐẦU
I. Lý do chọn đề tài:
Như chúng ta đã biết chương trình giáo dục phổ thông 2018 (CTGDPT 2018)
đã được triển khai trong những năm gần đây và năm học tới sẽ là năm học đổi
mới cuối cùng của cấp Tiểu học. So với chương trình cũ, CTGDPT 2018 có nhiều
đổi mới như GDPT 2018 đã mang đến một môi trường học tập phù hợp với yêu
cầu phát triển toàn diện cho học sinh. Chương trình cũng đã đề cao việc đánh giá
theo năng lực và phẩm chất của học sinh, hướng đến việc xây dựng môi trường
học tập tích cực, khuyến khích học sinh chủ động tham gia vào quá trình học tập
và rèn luyện. Để chương trình được thực hiện hiệu quả không chỉ đòi hỏi học sinh
phải thay đổi mà giáo viên chúng ta cũng phải thích nghi và phát triển. Bên cạnh
việc đổi mới trong phương pháp giảng dạy, trong đánh giá học sinh thì còn cả
cách quản lí lớp học của mỗi giáo viên cũng cần có sự điều chỉnh để phát huy
được hết các năng lực, phẩm chất của học sinh.
Quản lí lớp học là một phần quan trọng và cần thiết của quá trình giảng dạy
chính vì vậy việc thích nghi và đổi mới cách quản lí lớp học là cần thiết để đảm
bảo rằng giáo viên có thể triển khai hiệu quả chương trình giáo dục phổ thông
mới. Để đạt được mục tiêu này, cách quản lí lớp học cần được thay đổi sao cho
tích cực phù hợp với việc đánh giá theo năng lực và định hướng phát triển cá nhân
của từng học sinh. Khi quản lí lớp học tích cực sẽ giúp giáo viên tạo ra một môi
trường học tập đa dạng, khuyến khích sự phát triển cá nhân của học sinh và đồng
thời đáp ứng yêu cầu đánh giá của CTGDPT 2018.
Tôi nhận thấy rằng chỉ khi lớp học có một không gian tổ chức có kỉ luật, môi
trường lớp học tích cực, bình tĩnh thì chúng ta mới có thể khuyến khích sự tham
gia và học tập của tất cả học sinh. Trước đây tôi cũng có những cách quản lí lớp
học của mình nhưng nhìn lại nó vẫn là những cách làm cũ mà tôi chưa thu hút
được học sinh tham gia vào các hoạt động sao cho sôi nổi, hiệu quả. Có những
lúc tưởng chừng như tôi “bất lực” trước những hành vi, những cảm xúc của học