Sáp nhập - nhu cầu thực tế hay là "mốt"?
lượt xem 76
download
Sáp nhập - nhu cầu thực tế hay là "mốt"? Chưa bao giờ làn sóng sáp nhập và thôn tính (Mergers and AcquisistionsM&A) lẫn nhau giữa các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới lại dâng trào mạnh mẽ như vài năm trở lại đây. Các nhà kinh tế nhận định rằng, tần số sáp nhập vẫn sẽ tăng mạnh, nguyên nhân là do tỷ lệ lãi suất ngân hàng thấp, số nợ xấu ngày một gia tăng, trong khi các giám đốc điều hành lại có xu hướng mở rộng thị trường sau một thời gian tái cấu trúc...
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: Sáp nhập - nhu cầu thực tế hay là "mốt"?
- Sáp nhập - nhu cầu thực tế hay là "mốt"? Chưa bao giờ làn sóng sáp nhập và thôn tính (Mergers and Acquisistions- M&A) lẫn nhau giữa các công ty, tập đoàn lớn trên thế giới lại dâng trào mạnh mẽ như vài năm trở lại đây. Các nhà kinh tế nhận định rằng, tần số sáp nhập vẫn sẽ tăng mạnh, nguyên nhân là do tỷ lệ lãi suất ngân hàng thấp, số nợ xấu ngày một gia tăng, trong khi các giám đốc điều hành lại có xu hướng mở rộng thị trường sau một thời gian tái cấu trúc lại bộ máy quản lý và các hoạt động kinh doanh. Hiệu ứng domino Theo thống kê của công ty phân tích các dữ liệu tài chính Dealogic, đến thời điểm giữa năm 2005, trị giá các cuộc sáp nhập trên toàn cầu đã lên tới 1.970 tỷ USD, tăng 41% so với cùng kỳ năm ngoái, theo đó, châu Âu qua mặt Mỹ về giá trị các cuộc sáp nhập với giá trị ước khoảng 281 tỷ USD (con số này ở Mỹ là 190,5 tỷ USD). Theo thống kê của Dealogic, tình hình sáp nhập và mua lại các tập đoàn đa quốc gia diễn ra ở hầu hết mọi lĩnh vực: công nghiệp, tài chính, viễn thông, sản xuất hàng tiêu dùng (ôtô, sản phẩm giải trí, điện thoại...). Thế giới từng chứng kiến một số sự kiện M&A đáng chú ý như vụ tập đoàn Procter& Gamble mua lại Gillette, tập đoàn bảo hiểm y tế WellPoint mua lại WellChoice, tập đoàn Symantec và tập đoàn Veritas Software sáp
- nhập với nhau, hay gần đây nhất, tập đoàn dầu khí Nga, Gazprom, mua lại cổ phần của công ty dầu Sibneft, ngân hàng UFJ Holdings Inc sáp nhập với tập đoàn tài chính Tokyo Mitsubishi. Các vụ sáp nhập của những “người khổng lồ” như hiệu ứng domino lan đến các công ty vừa và nhỏ, khiến cho họ cũng tham gia sôi nổi và mạnh mẽ vào quá trình này mà kết quả là làn sóng sáp nhập dâng cao đột biến. Những vụ sáp nhập giữa các công ty nhỏ chiếm tới 1/4 tổng số các vụ sáp nhập trên toàn thế giới, kết quả là tạo ra những công ty lớn hơn, qua đó tăng cường sức cạnh tranh với các tập đoàn đa quốc gia. Theo ước tính, những vụ sáp nhập như vậy có thể dẫn tới sự ra đời của các tập đoàn mạnh với số vốn trên 1 tỷ USD. Cũng theo nghiên cứu của Bloomberg, làn sóng sáp nhập và hợp nhất giữa các công ty thường được thực hiện dưới 3 phương thức: sáp nhập theo chiều dọc, chiều ngang và theo kiểu hỗn hợp có sự kết hợp giữa ngang và dọc. Sáp nhập theo chiều ngang tức là sự sáp nhập giữa hai đối thủ cạnh tranh cùng kinh doanh một loại sản phẩm, dịch vụ... Như vậy, số lượng đối thủ cạnh tranh trên thương trường của công ty sẽ giảm xuống. Còn sáp nhập theo chiều dọc tức là sáp nhập giữa các công ty trong cùng tuyến sản phẩm nhưng khác nhau về giai đoạn sản xuất hay chế biến, chẳng hạn như nhà sản xuất và nhà cung cấp hoặc khách hàng tiêu thụ sản phẩm của công ty, thường được thực hiện trong một số ngành đặc trưng như công nghiệp khai thác, chế biến.... Những cuộc thỏa thuận hợp tác cần thiết Không phải vô cớ mà làn sóng sáp nhập tăng cao. Các công ty đều nhận thức rõ ích lợi từ việc sáp nhập, trong đó yếu tố mở rộng thị trường và tăng cường năng lực quản lý là quan trọng nhất.
- Theo các chuyên gia kinh tế thì sáp nhập luôn là một trong những giải pháp hữu hiệu cho việc tổ chức lại công ty nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động kinh doanh. Về nguyên tắc, khi sáp nhập, giá trị của công ty hợp nhất bao giờ cũng phải lớn hơn giá trị của mỗi công ty riêng lẻ cộng lại thì vụ việc mới được xem xét, tiến hành (1+1>2) và sau khi sáp nhập, cả doanh thu và lợi nhuận đều phải tăng. Từ các công ty nhỏ lẻ kết hợp lại thành một công ty có quy mô lớn nên khả năng bị triệt tiêu trên thương trường rất khó xảy ra; đồng thời các công ty cũng có thể đáp ứng tốt hơn yêu cầu về nghiên cứu khoa học, ứng dụng công nghệ, giảm bớt rủi ro trong kinh doanh, tiết kiệm được chi phí cố định (quản lý, điều hành, quảng cáo, văn phòng, tiếp thị...), tiết kiệm được chi phí đào tạo do sắp xếp, bố trí hợp lý hơn nguồn nhân lực, tăng khả năng cạnh tranh cho sản phẩm, tăng vốn đầu tư, có cơ hội mở rộng ngành nghề kinh doanh... Có thể khẳng định rằng các vụ sáp nhập luôn tạo ra những lợi ích đáng kể cho các công ty, khách hàng và đối tác kinh doanh, cụ thể là: Mở rộng: Sáp nhập sẽ giúp mở rộng các dịch vụ và loại hình kinh doanh cho bất kỳ cấp độ nào của công ty. Những mặt mạnh của các bên giờ đây sẽ hợp chung thành những thế mạnh của công ty hợp nhất.
- Chuyên sâu: Sự kết hợp của công nghệ và chuyên môn giữa các công ty sẽ tạo ra những tập đoàn mới có tính chuyên sâu, cung cấp những sản phẩm và dịch vụ có chất lượng cao hơn, hiện đại và tiên tiến hơn. Vươn tới toàn cầu: Thông qua sáp nhập, các công ty tận dụng được lợi thế thị trường và kênh phân phối của nhau, qua đó hệ thống bán hàng và dịch vụ sẽ được mở rộng, các kênh phân phối được nối dài tới hàng triệu người tiêu dùng và khách hàng là các công ty nhỏ, vừa và lớn trên toàn thế giới. Làn sóng sáp nhập của ngành công nghiệp này cũng sẽ ảnh hưởng đến các ngành công nghiệp khác, chẳng hạn như các công ty truyền thông sáp nhập với nhau khiến các công ty thiết bị viễn thông không thể không quan tâm. Thời gian qua, theo tính toán của Bloomberg thì cứ 5 vụ sáp nhập giữa các công ty truyền thông sẽ có 2 vụ sáp nhập giữa các công ty thiết bị viễn thông. Hay khi các công ty điện thoại chuyển sang hỗ trợ video thì làn sóng sáp nhập cũng gia tăng bởi các công ty này cần phải hợp tác chặt chẽ hơn để tạo ra nhiều cơ hội bán hàng cho nhau. Yếu tố chính cho sự thành công hay thất bại của M&A là sự tương thích của kế hoạch hòa nhập giữa các bên sau khi quá trình mua bán, sáp nhập diễn ra. Kế hoạch này cần phải giải quyết tổng thể các vấn đề về nhân sự, đãi ngộ, quan hệ với nhà đầu tư, tích hợp hoạt động, bán và thanh lý tài sản, phản ứng của các đối thủ cạnh tranh, quan hệ và giao tiếp giữa các bộ phận và công ty thành viên, kế hoạch dự phòng..., đặc biệt, yếu tố quản lý và điều hành sao cho hiệu quả phải được coi là một công tác quan trọng thời hậu sáp nhập. Ảnh hưởng của việc sáp nhập đối với các đối tác thứ ba Làn sóng sáp nhập đã và đang tác động rõ rệt tới lợi nhuận của các ngân hàng đầu tư, trong đó phải kể đến tập đoàn ngân hàng Goldman Sachs. Lợi nhuận của ngân hàng Goldman Sachs lần đầu tiên tăng đến 84%, một con số khó tin. Các nhà quản lý của Goldman nói rằng sự tăng trưởng này (559 triệu USD) phần lớn nhờ vào chi phí tư vấn sáp nhập của các công ty, khi ngân hàng này được coi là sự lựa chọn số 1 của các công ty châu Âu và Mỹ trong quá trình sáp nhập. Đứng thứ hai trong danh sách các
- nhà tư vấn sáp nhập hàng đầu thế giới là ngân hàng Morgan Stanley, còn Deutsche Bank chiếm vị trí thứ ba. Hoạt động tư vấn sáp nhập cũng giúp nhiều chuyên gia tư vấn thu về những khoản thù lao không nhỏ. Một số ngân hàng cho biết, các nhân viên tư vấn sáp nhập trong thời gian ngắn có thể kiếm được khoản tiền nhiều gấp 3-4 lần so với mức lương một năm, nếu họ giữ vai trò cố vấn chính cho các vụ sáp nhập lớn trị giá nhiều triệu USD. Còn theo thống kê của Công ty tư vấn nhân sự Anh, Morgan McKinley, cứ bốn chuyên gia ngân hàng tại Mỹ và châu Âu thì sẽ có một người có mức thu nhập tăng gấp đôi nhờ sự nở rộ của các hoạt động sáp nhập trong năm qua. Hậu sáp nhập: Tương lai không không hẳn toàn màu hồng Những lợi ích thì đã rõ, nhưng kèm theo đó là rất nhiều khó khăn phát sinh trước khi có một cuộc sáp nhập thành công thực sự. Các công ty không thể tránh khỏi việc phải đối mặt với những vấn đề khá phức tạp như độc quyền, thuế, kế toán, chuyển đổi tài sản, phân chia lợi nhuận, trách nhiệm giải quyết các khoản nợ chưa thanh toán của mỗi công ty, giải quyết lao động dôi dư, môi trường văn hóa công ty, trách nhiệm bảo vệ môi trường, tính toán các vấn đề hậu sáp nhập làm sao cho giá trị công ty ngày càng tăng để hấp dẫn các nhà đầu tư. Những rắc rối này đôi khi đòi hỏi các công ty phải biết từ bỏ một phần lợi ích riêng để cùng đạt được mục đích chung. Ngoài ra, các vụ sáp nhập cũng có thể gặp phải những vấn đề rắc rối về luật pháp, nếu nhà nước cho rằng việc sáp nhập này sẽ là nguy cơ phát sinh sự độc quyền trong một ngành hay một lĩnh vực kinh doanh nào đó. Do vậy, chính phủ sẽ không cho phép sáp nhập, hoặc yêu cầu các công ty sáp nhập phải sang nhượng một vài bộ phận kinh doanh của mình để duy trì môi trường cạnh tranh công bằng. Ví dụ, để có được sự chấp thuận của Cơ quan chống độc quyền Mỹ, hai hãng dược phẩm lớn nhất thế giới, Pfizer và Pharmacia, đã phải đồng ý loại bớt một số sản phẩm của mình, ví dụ như thuốc điều trị thận , thuốc tăng hormon hay thuốc chữa chứng bệnh bất lực. Khi thực hiện một cuộc sáp nhập, trong nhiều trường hợp, ban lãnh đạo công ty cần có sự thống nhất và thông qua của các cổ đông. Thủ tục này phải được tiến hành nếu Điều lệ công ty quy định hay do Hội đồng quản trị yêu cầu, xuất phát từ khả năng
- có thể gây ảnh hưởng đến lợi nhuận từ cổ phiếu của các cổ đông, về giá trị hay mức cổ tức. Nếu công ty đang làm ăn thua lỗ, thì giá cổ phiếu sẽ tăng khi có tin sáp nhập; nhưng ngược lại, đối với công ty đang làm ăn có lãi, thì mọi sự dường như không mấy thuận lợi bởi cổ phiếu có thể mất giá do tâm lý lo ngại và thắc mắc của các nhà đầu tư: tại sao khi đang làm ăn có lãi, công ty lại phải sáp nhập với một công ty khác? Tầm quan trọng của luật pháp đối với trào lưu sáp nhập Liên minh châu Âu EU đã tiến hành kiểm tra lại toàn bộ Luật sáp nhập công ty sau khi Toà án châu Âu bác bỏ 3 lệnh cấm sáp nhập mà EU thông qua, đồng thời bổ sung một số điều luật mới hướng đến mục tiêu cải thiện quá trình sáp nhập các công ty trên lãnh thổ châu Âu, đảm bảo tính nghiêm túc đối với các quyết định sáp nhập của EU và bảo vệ các cuộc sáp nhập trước Toà án châu Âu. Uỷ viên phụ trách cạnh tranh của EU, Mario Monti, cho biết: “Những cải cách này sẽ hoàn thiện hệ thống quản lý sáp nhập của EU và hệ thống này sẽ trở thành hình mẫu trên toàn thế giới”. Không lạc quan như một số tập đoàn kinh tế của châu Âu, nhiều công ty nước ngoài hiện đang kinh doanh tại châu Âu lại không tỏ ra mặn mà lắm với Luật sáp nhập mới này. Theo họ, sau khi Luật mới chính thức có hiệu lực, trong tương lai, các cuộc sáp nhập lớn sẽ trở nên phổ biến hơn và vị thế độc quyền của một số tập đoàn lớn là không thể tránh khỏi. Các công ty trung bình và nhỏ tại châu Âu khó mà tồn tại đơn lẻ nếu không tham gia vào “cơn lốc” sáp nhập trên. Và như vậy rất có thể một viễn cảnh độc quyền kinh tế sẽ xuất hiện ở châu Âu. Mario Monti đã thảo luận với Cơ quan chống độc quyền Mỹ về các biện pháp để hoạt động cạnh tranh giữa châu Âu và Mỹ được hợp lý hơn, thông qua việc hai châu lục này sẽ thường xuyên trao đổi thông tin về các vụ sáp nhập nhằm giảm thiểu những rủi ro ảnh hưởng đến lợi ích của các công ty cũng như của người tiêu dùng. Monti cũng cho rằng cần phải tăng cường tính minh bạch thông tin về các công ty mua bán, sáp nhập, đồng thời việc tạo ra hành lang pháp lý cụ thể, rõ ràng cho việc mua bán, sáp nhập công ty.là rất cần thiết. Ngày nay, chuyện sáp nhập hay mua bán công ty không còn là điều gì quá mới mẻ và lạ lẫm nữa, mà việc sáp nhập đã và đang trở thành trào lưu trên toàn thế giới.
- Cho dù có nhiều yếu tố xung quanh tác động thì vẫn chưa có dấu hiệu nào cho thấy “mốt” này sắp đến lúc thoái trào. “Thời gian tới, chắc chắn chúng ta vẫn tiếp tục được chứng kiến rất nhiều vụ sáp nhập diễn ra, trong đó không loại trừ cả những vụ sáp nhập khổng lồ. Và dường như các nhà phân tích kinh tế không thể quả quyết rằng khi nào làn sóng sáp nhập này bắt đầu suy giảm và mọi việc đi vào ổn định”- Mark Pereira, giám đốc điều hành Morgan Stanley, nhận định.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
CÂU HỎI ÔN TẬP THI TỐT NGHIỆP QUAN HỆ KINH TẾ QUỐC TẾ
7 p | 1604 | 483
-
Yếu tố quyết định thành công thương vụ M&A
6 p | 209 | 28
-
M&A, ba chiến lược và nguồn vốn vô hình
6 p | 143 | 26
-
thị trường mua bán và sáp nhập toàn cầu
6 p | 108 | 22
-
Cách xác định giá trị doanh nghiệp
9 p | 138 | 15
-
Những câu hỏi cần trả lời trước khi tổ chức sự kiện
5 p | 165 | 15
-
Làm thế nào để thành công trong M&A
6 p | 87 | 14
-
Bí ẩn về vốn vô hình trong mua bán sát nhập công ty
9 p | 96 | 14
-
Câu chuyện nhân sự hậu M&A
6 p | 163 | 8
-
Giải pháp cùng phát triển
6 p | 79 | 6
-
Kích hoạt thương hiệu hậu sáp nhập.Mở rộng hay sáp nhập đều là những
5 p | 69 | 5
-
Cần tiếp tục hoàn thiện khung pháp lý về quản lý, sử dụng vốn nhà nước tại doanh nghiệp
4 p | 33 | 5
-
Nghiên cứu các yếu tố ảnh hưởng tới hiệu quả kinh doanh của các ngân hàng thương mại Việt Nam thực hiện hoạt động sáp nhập, hợp nhất
10 p | 39 | 3
-
Đề cương môn học Mua bán và sáp nhập công ty
6 p | 11 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn