SKKN: Áp dụng dạy – học bằng phương pháp điều tra ở tiểu học
lượt xem 70
download
Trình bày một số khái niệm liên quan: Phương pháp dạy học, những phương hướng cụ thể về đổi mới phương pháp dạy – học ở tiểu học, phương pháp dạy học điều tra. Trình bày một số hiểu biết và ý kiến của cá nhân về cách sử dụng phương pháp Dạy - Học điều tra ở Tiểu học nhằm giúp đỡ một số đồng nghiệp đang lúng túng. Thiết kế một số giáo án thể hiện “Áp dụng Dạy - Học bằng phương pháp điều tra ở Tiểu học”. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Áp dụng dạy – học bằng phương pháp điều tra ở tiểu học
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ÁP DỤNG DẠY – HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA Ở TIỂU HỌC
- A. PHAÀN MÔÛ ÑAÀU I/ LÝ DO CHỌN SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM. Để hình thành nhân cách cho HS thì điều kiện cần thiết là phải phát triển trí tuệ & trau dồi học vấn cho các em, trước tiên là các em học sinh Tiểu học. Việc trau dồi & nâng cao học vấn cho HS cũng như việc phát triển trí tuệ được tiến hành bằng nhiều cách, nhiều hình thức khác nhau như: nghe máy thu thanh, xem truyền hình, đọc sách báo, tham quan … Song với tất cả các hình thức trên mà thiếu quá trình Dạy - Học thì sẽ không thu được kết quả cao, nhất là đối với học sinh Tiểu học. Đất nước ta đang trong thời kì công nghiệp hóa, hiện đại hóa, hội nhập với các nước trong khu vực và trên thế giới. Để đáp ứng yêu cầu ngày càng cao của xã hội cùng với sự phát triển của loài người, đòi hỏi người lao động phải đa năng. Vì vậy nhà trường không chỉ thưc hiện chức năng truyền thụ, cung cấp kiến thức mà điều quan trọng hơn là hình thành cho các em học sinh phương pháp tự học, khả năng vận dụng kiến thức vào thực tế cuộc sống. Tức là phát triển ở học sinh khả năng, năng lực để các em trở thành con người có khả năng hành động, có khả năng giải quyết vấn đề do cuộc sống đặt ra. Chính vì vậy .để giúp các em có những kiến thức vững chắc làm hành trang cho các em bước vào đời thì nhà giáo dục nói chung và một giáo viên nói riêng cần phải có những phương pháp cũng như các giải pháp sao cho phù hợp để học sinh có thể tiếp thu tri thức một cách có hiệu quả cao ở tất cả các môn học. Nghị quyết hội nghị lần thứ 2 Ban Chấp hành Trung Ương Đảng CSVN Khóa VIII đã chỉ rõ: “Đổi mới mạnh mẽ phương pháp Giáo dục - Đào tạo, khắc phục lối truyền thụ một chiều, rèn luyện thói quen, nếp sống, tư duy sáng tạo ở người học”. Thực hiện chủ trương này trong những năm gần đây các nhà trường nói chung và Trường Tiểu học nói riêng đã và đang triển khai mạnh mẽ đổi mới phương pháp Dạy - Học. Định hướng của Đổi mới phương pháp Dạy – Học là: - Tăng cường tính chủ động nhận thức của người học, Giáo dục học sinh thành những người có năng lực thực hành, có khả năng tư duy sáng tạo và giải quyết vấn đề. - Không phủ nhận phương pháp Dạy – Học truyền thống nhưng phải sử dụng với tinh thần mới luôn kích thích tính chủ động học tập của học sinh. - Bổ sung thêm một số phương pháp dạy học mới như: thảo luận nhóm, tổ chức trò chơi, điều tra, bàn tay nặn bột, đóng vai, truyền đạt, …
- - Đổi mới các thiết bị Dạy – Học, tận dụng không gian trong lớp học để xây dựng góc bộ môn nhằm trưng bày các đồ dùng Dạy – Học, sản phẩm học tập của học sinh… - Đổi mới các hình thức kiểm tra, đánh giá. Như vậy phương pháp Dạy - Học Điều tra là một trong những phương pháp Dạy - Học mới. Phương pháp Dạy - Học Điều tra có thể nói là một phương pháp Dạy - Học hay. Bản thân tôi rất tâm đắc với phương pháp Dạy - Học này. Nó là phương pháp Dạy – Học rất phù hợp với tâm lí lứa tuổi học sinh Tiểu học. Nó giúp phát huy đầy đủ các yếu tố cần thiết ở người học như tính chủ động tìm tòi, tích cực, sáng tạo…đặc biệt là khả năng vận dụng tri thức đã học vào cuộc sống thực tế, khả năng giải quyết các tình huống trong đời sống thực tiễn. Tuy nhiên qua điều tra, tìm hiểu, tôi nhận thấy phương pháp Dạy - Học này ít được giáo viên quan tâm và sử dụng, thậm chí có một số giáo viên hoàn toàn chưa biết về phương pháp Dạy - Học này , hoặc có biết thì cũng còn rất lúng túng khi áp dụng. Chính vì lẽ đó nhân dịp viết “Sáng kiến kinh nghiệm” lần này, tôi xin trình bày một số ý kiến nhỏ của mình trong việc: “Ap dụng Dạy – Học bằng phương pháp điều tra ở Tiểu học” thể hiện trên một số giáo án nhằm góp phần nâng cao chất lượng Dạy - Học trong nhà trường Tiểu học. Rất mong sự góp ý của các đồng nghiệp. II - Nhiệm vụ mục đích của sáng kiến. Nhiệm vụ của sáng kiến này là giải quyết những nhiệm vụ sau: - Trình bày một số khái niệm lieân quan: Phương pháp dạy học, những phương hướng cụ thể về đổi mới phương pháp Dạy – Học ở Tiểu học, phöông phaùp daïy hoïc điều tra. - Trình bày một số hiểu biết và ý kiến của cá nhân về cách sử dụng phương pháp Dạy - Học điều tra ở Tiểu học nhằm giúp đỡ một số đồng nghiệp đang lúng túng. - Thiết kế một số giáo án thể hiện “Áp dụng Dạy - Học bằng phương pháp điều tra ở Tiểu học”. III- Phạm vi nghiên cứu. Học sinh , giáo viên các trường mình đã dạy như : - Trường Tiểu học Hoằng Lưu - Hoằng Hóa- Thanh Hóa (từ năm: 1997 -2002) - Trường Tiều học Hoằng Châu - Hoằng Hóa –Thanh Hóa (từ năm: 2002-2004) - Trường Tiểu học Mỹ Sơn A –Ninh Sơn - Ninh Thuận (từ năm: 2005-2009) - Trường Tiểu học Phước Mỹ 1 – TP. Phan Rang. Tháp Chàm- Ninh Thuận (từ năm: 2009 – nay) - Và một số trường lân cận. IV. Phương pháp nghiên cứu.
- 1. Phương pháp quan sát - trực quan: Ở đây tôi tiến hành quan sát thông qua việc dự giờ ở các khối lớp, chủ yếu là các khối 3, 4, 5 và bằng trực tiếp giảng dạy. 2. Phương pháp điều tra: - Trò chuyện trao đổi với giáo viên và học sinh về việc Dạy - Học bằng phương pháp Điều tra; những thuận lợi, khó khăn khi áp dụng Dạy - Học bằng phương pháp Điều tra. - Đối tượng được điều tra là giáo viên và các học sinh lớp 3,4,5 ở các trường đã nêu trên. 3.Phương pháp nghiên cứu lý luận: Nghiên cứu các tài liệu đổi mới phương pháp dạy học, sách giáo khoa lớp 3,4,5 . CT hiện hành; sách thiết kế bài dạy và một số tài liệu tham khảo khác . 4 .Phương pháp thực nghiệm sư phạm: Tiến hành dạy thực nghiệm 2 tiết ở trường tiểu học Phước Mỹ I - Tiết 1: Đạo đức ( lớp 3 ) - Bài: Biết ơn thương binh - liệt sỹ. - Tiết 2 : Địa lý (lớp 4 ) - Bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở Đồng bằng DHMT. 5.Phương pháp tổng kết kinh nghiệm: Tích hợp nội dung, kết quả nghiên cứu thông qua các phương pháp nghiên cứu nói trên để rút ra kinh nghiệm.
- B. PHẦN NỘI DUNG CHƯƠNG I NHỮNG CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN I- Cơ sở lý luận. 1. Phương pháp dạy học: Phương pháp nói chung là một khái niệm rất trừu tượng, vì nó không mô tả những trạng thái, những tồn tại tính trong thế giới hiện thực mà chủ yếu mô tả phương pháp vận động trong quá trình nhận thức và hoạt động của thực tiễn con người. Như vậy phương pháp là cách thức, là con đường nhằm đạt được mục đích đề ra. Khái niệm chung này vận dụng vào việc xác định khái niệm phương pháp dạy học. Phương pháp dạy học là phương pháp được xây dựng và vận dụng vào một quá trình cụ thể - quá trình Dạy - Học. Đây là quá trình được đặc trưng ở tính chất hai mặt; nghĩa là bao gồm hai hoạt động - hoạt động dạy của thầy và hoạt động học của trò; hai hoạt động này tồn tại và được tiến hành trong mối quan hệ biện chứng: hoạt động dạy đóng vai trò chủ đạo (tổ chức , điều khiển).Vì vậy phương pháp dạy học phải là tổng hợp những cách thức làm việc của thầy và trò.Trong quá trình thực hiện những cách thức đó, thầy phải giữ vai trò tích cực chủ động. Vậy phương pháp dạy học là gì ? Phương pháp dạy học là tổng hợp các cách thức, con đường hoạt động thống nhất giữa giáo viên và học sinh trong quá trình Dạy - Học nhằm giải quyết các nhiệm vụ ,các mục đích Dạy- Học . 2. Những phương hướng cụ thể về đổi mới phương pháp dạy học Tiểu học: - Giúp học sinh không những nắm vững kiến thức, kỹ năng, kỹ xảo mà còn biết được cách thức học tập, cách thức tự học, tạo điều kiện thuận lợi nhất cho học sinh tự thể hiện, tranh luận, thảo luận hợp tác với nhau giúp các em tự phát hiện ra những tri thức mới. - Kích thích, khuyến khích học sinh vận dụng những điều được học vào thực tiễn vào cuộc sống cộng đồng như giải quyết các hiện tượng , xây dựng và cải tạo cuộc sống xung quanh theo chiều hướng tốt đẹp hơn. - Tạo cơ hội cho học sinh tự nghiên cứu làm cho phương pháp học tập, tiếp cận với phương pháp nghiên cứu khoa học như: Làm thực nghiệm, tham gia các công tác khảo sát điều tra.
- - Giúp học sinh chủ động tự kiểm tra đối với việc học tập của mình , phát hiện ra những thiếu sót và tự sửa chữa, khắc phục. - Khai thác khả năng phong phú to lớn của phương tiện dạy học, đa dạng hóa các hình thức tổ chức dạy học 3. Phương pháp dạy học điều tra: Khái niệm: Phương pháp dạy học điều tra là phương pháp tổ chức cho học sinh tìm hiểu thực trạng của vấn đề liên quan đến bài học . - Phương pháp này giúp học sinh gắn bài học với đời sống xã hội ,với thực tiễn xung quanh,vận dụng tri thức được học để góp phần giải quyết các vấn đề thực tiễn. - Có thể tiến hành phương pháp này theo các bước như sau : + Bước 1: Giao nhiệm vụ điều tra cho học sinh , trong đó giúp học sinh hiểu rõ : · Điều tra cái gì ? · Sản phẩm ,kết quả cần đạt được là gì ? · Cách tiến hành, cách ghi chép như thế nào? · Điều tra ở đâu, khi nào…? + Bước 2: Giáo viên phát phiếu điều tra cho học sinh + Bước 3: Học sinh thực hiện điều tra vào ngoài giờ lên lớp và ghi lại kết quả vào phiếu. + Bước 4: Kết quả , sản phẩm điều tra có thể nộp lại cho giáo viên hay trình bày, báo cáo trước lớp . II- Cơ sở thực tiễn. Tốt nghiệp ra trường, tôi được phân công giảng dạy ở trường Tiểu học Hoằng Lưu- Hoằng Hóa -Thanh Hóa (1997-2002 ).Tiếp đến là trường Tiểu học Hoằng Châu - Hoằng Hóa - Thanh Hóa (2002-2004 ), Trường Tiểu học Mỹ Sơn A - Ninh Sơn - Ninh Thuận (2005 - 2009), và hiện nay là trường Tiểu học Phước Mĩ I - Thành Phố Phan Rang. Tháp Chàm – Ninh Thuận. Đồng thời tôi cũng có may mắn được tham dự học lớp Đại học Sư Phạm Tiểu Học (hệ tại chức) do Trường Đại học Sư phạm Hà Nội đào tạo (khóa học 1999 – 2003). Trong Quá trình giảng dạy, học tập cùng với việc dự giờ một số giáo viên trong trường, tôi thấy việc “Áp dụng Dạy - Học bằng phương pháp Điều tra ở Tiểu học” còn hạn chế ở nhiều mặt. Một số giáo viên còn chưa nắm được cách tổ chức dạy học bằng phương pháp này, hoặc còn lúng túng khi thiết kế phiếu điều tra cho học sinh, giao nhiệm vụ cho học sinh. Một số giáo viên ngại học sinh không làm được dẫn đến việc ngại sử dụng phương pháp này, lựa chọn phương pháp khác như hỏi – đáp, thuyết trình, …dễ làm cho tiết học nặng nề, quá tải, khó thực hiện được yêu cầu của Đổi mới phương pháp Dạy – Học, dẫn đến: - Học sinh nắm bài lan man, không sâu. - HS tiếp thu một cách thụ động.
- - Không phát huy được tính tích cực, chủ động, sáng tạo trong quá trình học ở HS. - Thiếu tính thực tiễn nên chóng quên, không có khả năng giải quyết các tình huống thực tiễn. - Học sinh không hào hứng với môn học, tiết học, chất lượng giảng dạy kém . Thấy được thực tế và những hạn chế trên tôi đã tìm tòi đi sâu vào nghiên cứu Dạy - Học bằng Phương pháp điều tra ở Tiểu học. Qua nghiên cứu tôi thấy rõ phương pháp Dạy - Học này có nhiều ưu điểm: - Phù hợp tâm lý lứa tuổi học sinh: Tò mò, thích tìm tòi khám phá thế giới xung quanh, thích được hợp tác trao đổi, làm việc cùng bạn, thích tự mình khẳng định bản thân. - Tiến trình điều tra giúp các em có khả năng tự học, tự tìm tòi nghiên cứu . - Học sinh tiếp thu, tìm ra tri thức mới một cách chủ động , sáng tạo. - Gần gũi với môi trường sống xung quanh (môi trường tự nhiên, môi trường xã hội) - Việc ghi chép kết quả điều tra : Giúp các em phát triển các kỹ năng như: Kỹ năng giao tiếp , ghi chép, tổng hợp. - Các em trình bày kết quả điều tra trước lớp , rèn được kỹ năng mạnh dạn, tự tin, kỹ năng trình bày vấn đề . - Giúp các em biết tự đưa ra cách giải quyết các vấn đề trong thực tiễn xã hội. - Vì các em điều tra trước thời gian trên lớp nên tiết học nhẹ nhàng, thoải mái hơn. - Học sinh yêu thích môn học, tiết học, hứng thú đối với giờ học. III/ Một số lưu ý khi thiết kế phiếu điều tra cho học sinh. 1.Khi thiết kế phiếu điều tra, chúng ta cần trình bày khoa học, đẹp, lệnh đưa ra cần được diễn đạt ngắn gọn, rõ ràng , cụ thể (về : yêu cầu, địa điểm, ...) 2.Lượng kiến thức cần phù hợp, tương xứng với nội dung bài học và khả năng trình độ của học sinh.Lượng kiến thức không nên quá nhỏ bé với nội dung bài, cũng không nên quá ôm đồm, quá sức với học sinh .Sau đây tôi xin lấy VD đưa ra để giáo viên có thể thấy rõ.
- Ví dụ TỰ NHIÊN XÃ HỘI – LỚP 3 Bài 46 : Khả năng kì diệu của lá cây a)Giáo viên 1 thiết kế phiếu điều tra như sau: Lớp : Nhóm: Phiếu điều tra Bài 46 : Khả năng kì diệu của lá cây Lệnh :Hãy tìm hiểu tên các loài lá cây dùng làm thuốc chữa bệnh nơi em ở. Thứ tự Tên lá cây Chữa bệnh gì ? Nhận xét: - Lượng kiến thức quá nhỏ bé so với nội dung bài học , chúng ta nên đưa ra nhiều tác dụng trên cùng một phiếu. - Lệnh chỉ có 1 yêu cầu tìm hiểu tên lá nhưng phiếu lại 2 yêu cầu , 2 nội dung: tên lá, chữa bệnh gì? - Nêu thay việc tìm hiểu bằng sưu tầm thì có tác dụng học sinh nhận diện được lá. - Cần cụ thể hơn “nơi em ở” là làng, xã , huyện, hay tỉnh. b)Giáo viên 2 thiết kế phiếu điều tra như sau: Lớp : ….. Tổ : ….. Phiếu điều tra Bài 46 : Khả năng kì diệu của lá cây Lệnh :Hãy tìm hiểu tên một số loại lá cây, tác dụng, trồng ở đâu, thường có ở mùa nào vào các cột tương ứng sau đây. STT Tên lá cây Tác dụng Trồng ở đâu? Thường có vào mùa nào? 1 Hương nhu Chữa bệnh cúm Vườn trường, trạm y tế Mùa hè
- Nhận xét: - Lệnh phát ra diễn đạt dài. - Lệnh chưa giới hạn được không gian, thời gian. - Nên chia ra mỗi nhóm học sinh điều tra 1 ích lợi - Không nên có điều tra mùa. - Có một số loại lá cây không có tác dụng , Ví dụ như lá si thì xử lý như thế nào? c)Giáo viên 3 thiết kế phiếu điều tra như sau: Lớp: ……. Nhóm: 1……. Phiếu điều tra Bài 46 : Khả năng kì diệu của lá cây Lệnh :Hãy sưu tầm các loại lá cây được dùng làm thuốc chữa bệnh ở xóm em ? STT Tên lá cây Trồng ở đâu? Lớp: ……. Nhóm: 2……. Phiếu điều tra Bài 46 : Khả năng kì diệu của lá cây
- Lệnh :Hãy sưu tầm các loại lá cây được dùng làm thức ăn cho người ở địa phương em? STT Tên lá cây Trồng ở đâu? Lớp: ……. Nhóm: 3…. Phiếu điều tra Bài 46 : Khả năng kì diệu của lá cây Lệnh :Hãy sưu tầm các loại lá cây được dùng lợp nhà , làm nón ở địa phương em ? STT Tên lá cây Trồng ở đâu? Nhận xét: - Giáo viên này đã chia ra mỗi nhóm học sinh điều tra một lợi ích, song mỗi học sinh một phiếu thì tốt, không nên điều tra nhóm. - Cần bổ sung lệnh: “và ghi vào các cột dưới đây.” - Ở phiếu thứ 2 nên bỏ cột nhận dạng, không cần sưu tầm ví lá cây làm thức ăn cho người rất gần gũi, các em được tiếp xúc hằng ngày nhiều. - Ở phiếu 3 nên điều tra lá làm thức ăn cho động vật vì lá dùng lợp nhà, làm nón ít có. Như vậy, các mẫu phiếu điều tra tôi đã đưa ra làm ví dụ ở trên đều có một số hạn chế được chỉ ra cần rút kinh nghiệm. Vậy ta nên thiết kế phiếu điều tra cho bài này như thế nào? Sau đây tôi xin trình bày một mẫu phiếu có nhiều ưu điểm cho các bạn đồng nghiệp tham khảo: Lớp : …..
- Họ và tên : ….. Phiếu điều tra Bài 46 : Khả năng kì diệu của lá cây Lệnh : 1.Hãy điều tra tìm hiểu các loại lá cây có ở phường (xã) em đang ở rồi ghi lại theo từng nhóm ích lợi a) Dùng làm thức ăn cho người: b)Dùng làm thức ăn cho động vật: c) … 2.Hãy sưu tầm các loại lá cây có ở phường (xã) em đang ở có tác dụng chữa bệnh rồi ghi vào bảng dưới đây: STT Tên Công dụng chữa bệnh 3.Điều tra những loại lá cây độc hại có ở huyện (TP) em đang ở rồi ghi vào các cột tương ứng dưới đây : STT Tên lá cây Điểm nhận dạng Tính chất độc hại Lưu ý: Mẫu phiếu điều tra này là phiếu điều tra cá nhân (1 phiếu/học sinh) vì trên phiếu ghi họ và tên học sinh.
- Từ những mẫu phiếu điều tra trên tôi đã chỉ ra cụ thể những hạn chế ở một số mẫu phiếu đồng thời đưa ra một mẫu phiếu có thể khắc phục những hạn chế đó.Tôi mong muốn và hi vọng giúp được một số đồng nghiệp rút ra kinh nghiệm và nắm được một số điểm cần lưu ý khi thiết kế phiếu điều tra cho học sinh, góp phần giải quyết những khó khăn, vướng mắc của giáo viên trong việc Áp dụng Dạy - Học bằng phương pháp Điều tra. CHƯƠNG II ÁP DỤNG DẠY HỌC BẰNG PHƯƠNG PHÁP ĐIỀU TRA VÀO SOẠN MỘT SỐ TIẾT DẠY ĐIỂN HÌNH Tiết 1 ĐẠO ĐỨC – LỚP 3 Bài : Biết ơn thương binh, liệt sĩ I- Mục tiêu. - Biết công lao của các thương binh, liệt sĩ đối với quê hương, đất nước. - Kính trọng, biết ơn và quan tâm, giúp đỡ các gia đình thương binh, liệt sĩ ở địa phương bằng những việc làm phù hợp với khả năng. II - Chuẩn bị. 1. Giáo viên: + Phấn màu + Tranh minh họa truyện “Một chuyến đi bổ ích -Hà Trang + Bảng phụ. + Phiếu thảo luận nhóm: Lớp: ……. Nhóm: ……. Phiếu thảo luận nhóm Bài : Biết ơn thương binh, liệt sĩ Lệnh: Em hãy viết chữ Đ vào trước hành vi đúng, chữ S vào ô trước hành vi sai : Ngày nghỉ cuối tuần, 3 bạn Mai, Nga, Vân đến nhà chú Hà là thương binh nặng giúp em Lan , là con chú học bài. Trêu đùa chú thương binh đang đi đường .
- Vào thăm, tưới nước, nhổ cỏ mộ các liệt sĩ. Xa lánh các chú thương binh vì trông các chú xấu xí và khác lạ Thăm mẹ của chú liệt sĩ, giúp bà quét nhà, quét sân. 2. Học sinh: + Hoàn thành phiếu điều tra (theo nhóm 3 em) dưới đây: Lớp: ……. Nhóm: ……. Phiếu điều tra Bài : Biết ơn thương binh, liệt sĩ Lệnh :Hãy điều tra, tìm hiểu những gia đình thương binh, liệt sĩ ở phường (xã) em đang ở rồi ghi những hoàn cảnh, khó khăn của từng gia đình trong cuộc sống vào các cột tương ứng dưới đây: Thứ tự Tên gia đình Những hoàn cảnh, khó khăn +Tranh ảnh, và câu chuyện vể các anh hùng (Kim Đồng,Lý Tự Trọng,Võ Thị Sáu,Trần Quốc Toản ) III/ CÁC HOẠT ĐỘNG DẠY – HỌC CHỦ YẾU Tiết 1. Hoạt động 1: Tìm hiểu câu chuyện “một chuyến đi bổ ích” -Yêu cầu :Các nhóm hãy chú ý lắng -Các nhóm (4 HS) chú ý đọc câu hỏi, nghe câu chuyện và thảo luận nhóm 4 theo dõi câu chuyện . trả lời 3 câu hỏi sau (Giáo viên treo -Học sinh các nhóm thảo luận trả lời câu bảng phụ có ghi trước 3 câu hỏi) hỏi. 1/ Vào ngày 27/7,các bạn học sinh lớp 1/ Vào ngày 27/7 các bạn học sinh lớp 3A đi đâu? 3A đi thăm trại điều dưỡng thương binh nặng
- 2/ Các bạn đến trại điều dưỡng để làm 2/ Các bạn đến trại thương binh nặng để gì? thăm sức khỏe các cô chú thương binh và lắng nghe cô chú kể chuyện 3/ Đối với những cô chú thương binh 3/ Chúng ta cần biết ơn , kính trọng các liệt sĩ, chúng ta phải có thái độ như thế cô chú thương binh liệt sĩ nào? -Giáo viên kể chuyện có tranh minh họa - HS chú ý lắng nghe. cho truyện -Đại diện của từng nhóm trả lời từng câu hỏi. - Các nhóm khác bổ sung ý kiến. -Giáo viên tổng kết lại các ý kiến của - 1 đến 2 học sinh nhắc lại kết quả các nhóm và kết luận : Thương binh liệt sĩ là những người đã hi sinh xương máu vì Tổ quốc. Vì vậy chúng ta cần phải biết ơn , kính trọng các anh hùng thương binh liệt sĩ. Hoạt động 2: - YC HS trình bày kết quả ở phiếu điều - Đại diện nhóm trình bày. tra trước lớp. - Qua kết quả điều tra của các nhóm, ta - Hi sinh xương máu vì tổ quốc. thấy các thương binh, liệt sĩ đã có cống hiến gì cho đất Tổ quốc? - Họ và gia đình có thể gặp những khó - Đau khổ vì mất người thân, khó khăn khăn nào trong cuộc sống? về kinh tế do sức khỏe kém, cô đơn, … - YC HS thảo luận theo nhóm điều tra để trả lời câu hỏi : Để tỏ lòng biết ơn, kính trọng các cô + Chào hỏi lễ phép. chú thương binh liệt sĩ ở phường (xã) + Thăm hỏi sức khỏe. chúng ta cần phải làm gì? + Giúp làm việc nhà. - Giáo viên ghi lại ý kiến của các nhóm + Giúp các con của các cô chú học bài. lên bảng (những ý kiến không trùng + Chăm sóc mộ liệt sĩ. lặp). - 2 HS nhắc lại. -Kết luận về các việc học sinh có thể làm để bày tỏ biết ơn các thương binh liệt sĩ Hoạt động 3: Bày tỏ ý kiến . -Yêu cầu các nhóm trả lời câu hỏi trong - HS thảo luận nhóm đôi trả lời câu hỏi phiếu thảo luận nhóm (mục II). vào phiếu. - Giáo viên lắng nghe các nhóm trả lời -Đại diện của nhóm làm nhanh nhất trả
- và đưa ra kết luận. lời. -Các nhóm khác lắng nghe, bổ sung ý kiến, nhận xét. a. Yêu cầu học sinh giải thích các việc - Vì các hành động đó thể hiện sự không làm sai kính trọng, lễ phép với các thương binh liệt sĩ. b. Kết luận - 2 HS nhắc lại kết luận. Hoạt động 4: Hướng dẫn thực hành ở nhà : 1/ Thực hiện và kể lại một vài việc em - HS thực hành làm một số việc tỏ lòng đã làm hoặc trường em tổ chức để tỏ biết ơn, kính trọng các gia đình thương lòng biết ơn, kính trọng các thương binh binh, liệt sĩ ở xã (phường) em ở và kể lại. liệt sĩ. 2/ Sưu tầm bài hát ca ngợi thương liệt sĩ - HS về sưu tầm. 3/ Tìm hiểu gương một số anh hùng liệt - Đọc tài liệu. sĩ: Kim Đồng ,võ Thị Sáu ,Lý Tự Trọng ,Trần Quốc Toản .(Giáo viên có thể phát tài liệu yêu cầu học sinh đọc ) Tiết 2 ĐỊA LÝ- LỚP 4 Tiết 27 NGƯỜI DÂN VÀ HOẠT ĐỘNG SẢN XUẤT Ở ĐỒNG BẰNG DUYÊN HẢI MIỀN TRUNG I/ Mục tiêu : Học xong bài này, HS biết : - Ở đồng bằng duyên hải miền Trung dân cư tập trung khá đông; người kinh, người Chăm & 1 số dân tộc ít người là cư dân chủ yếu. - Trình bày một số nét tiêu biểu về hoạt động sản xuất nông nghiệp- Khai thác các thông tin để giải thích sự phát triển của một số ngành sản xuất nông nghiệp ở đồng bằng duyên hải miền trung. - HS khá giỏi : Vì sao người dân ở Đồng bằng duyên hải miền trung lại trồng lúa, mía & làm muối : khí hậu nóng, có nguồn nước, ven biển. - Lồng ghép GD môi trường, hoạt động SX của người dân ở Ninh thuận. II/ Chuẩn bị:. Giáo viên:
- + Bản đồ Việt Nam, lược đồ đồng bằng duyên hải miền Trung. + Tranh ảnh như SGK, các tranh ảnh sưu tầm về con người và hoạt động sản xuất ở ĐBDHMT + Bảng phụ ghi các câu hỏi. + Phiếu điều tra cho hoạt động 2: (1 học sinh/ phiếu) Lớp: …. Họ và tên:….. Phiếu điều tra cá nhân Bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở Đồng bằng duyên hải miền trung Lệnh : Hãy điều tra tìm hiểu người dân ở phường(thôn, xóm)em đang ở và ghi kết quả vào các cột tương ứng: Dân tộc sinh sống Đặc điểm trang phục Truyền thống Thường ngày + Phiếu điều tra cho hoạt động 3: (6 học sinh/ phiếu) Lớp: Nhóm: Phiếu điều tra Bài: Người dân và hoạt động sản xuất ở Đồng bằng duyên hải miền Trung Lệnh : Hãy điều tra tìm hiểu Hoạt động sản xuất ở thành phố (hoặc xã, huyện) em đang ở và ghi kết quả vào các cột tương ứng dưới đây: Tên hoạt động Sản phẩm của hoạt Một số điều kiện cần thiết để sản xuất sản xuất động sản xuất
- III/ Các hoạt động Dạy - Học. A/ Bài cũ : - Yêu cầu học sinh lên bảng đọc tên - 1,2 học sinh thực hiện. các ĐBDHMT và chỉ trên lược đồ. - Yêu cầu học sinh nêu đặc điểm của - 1,2 học sinh nhắc lại ghi nhớ SGK ĐBDHMT. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài 2/ Các hoạt động dạy học: *HĐ1: Dân cư tập trung khá đông đúc Mục tiêu: Học sinh nắm được đặc điểm dân cư ở ĐBDHMT . - Yêu cầu học sinh quan sát bản đồ phân - Học sinh quan sát và so sánh: bố dân cư VN và so sánh: + So sánh lượng người sinh sống ở vùng +Số người ở vùng ven biển miền Trung ven biển miền trung so với vùng núi nhiều hơn so với ở vùng núi Trường Sơn. Trường Sơn +So sánh lượng người sinh sống ở vùng +Số người ở vùng ven biển miền trung ít ven biển miền trung so với ở vùng Đồng hơn vùng Đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Bắc Bộ và đồng bằng Nam Bộ bằng Nam Bộ - Yêu cầu học sinh trả lời hai câu hỏi trên. -Học sinh trả lời, các học sinh khác bổ - Giáo viên kết luận:….. sung Hoạt động 2: - Yêu cầu học sinh trình bày kết quả ở -Học sinh trình bày kết quả điều tra. phiếu điều tra (mục II) - Yêu cầu học sinh đọc SGK kết hợp với kết quả điều tra để cho biết: +Người dân ở ĐBDHMT là người dân tộc +Chủ yếu là người Kinh, người Chăm và nào? một số dân tộc ít người khác. +Em có nhận xét gì về cuộc sống của họ? +Họ sống bên nhau hòa thuận +Trang phục của phụ nữa Kinh và phụ nữ +Người Chăm mặc váy dài, có đai thắt Chăm có gì khác nhau? ngang và khăn choàng đầu +Người Kinh mặc áo dài cao cổ Hoạt động 3: Hoạt động sản xuất của Mục tiêu:Học sinh trình bày được những người dân ở ĐBDHMT . đặc điểm của hoạt đông sản xuất ở ĐBDHMT. - YC HS quan sát hình 3 và hình 8 SGK - 6 học sinh lần lượt đọc to trước lớp và đọc ghi chú ở các hình. - Dựa vào các hình ảnh đã quan sát, hãy -Trồng trọt , chăn nuôi,nuôi trồng, đánh cho biết: Người dân ở đây có những bắt thủy sản và nghề làm muối ngành nghề gì ?
- - Yêu cầu học sinh hãy kể tên một số loại -Lúa, mía, lạc, nho ,bông, dâu tằm cây được trồng ở ĐBDHMT. - Yêu cầu học sinh hãy kể tên một số loại -Trâu bò, dê, cừu……. con vật được chăn nuôi nhiều ở ĐBDHMT. - Yêu cầu học sinh hãy kể tên một số loại -Cá, tôm. thủy sản được nuôi trồng ĐBDHMT ? -Giáo viên nhấn mạnh nghề làm muối là -Học sinh lắng nghe một nghề rất đặc trưng của người dân ở ĐBDHMT và giới thiệu cho học sinh biết cách làm muối. -Yêu cầu học sinh nhắc lại các nghề chính -1,2 học sinh nhắc lại. ở ĐBDHMT . -Giáo viên nhấn mạnh: Đây là nhóm nghề thuộc nhóm ngành nông- ngư nghiệp. -Giáo viên kết luận:…… - Học sinh nhắc lại - Liên hệ giáo dục : Giáo viên giới thiệu: Tỉnh Ninh Thuận ta - Học sinh làm việc nhóm: Đọc bảng gợi là một tỉnh Nam-Trung Bộ, vậy hoạt động ý SGK giải thích. sản xuất ở tỉnh ta như thế nào?Sản phẩm - Đại diện các nhóm trình bày của các hoạt động sản xuất trong tỉnh gồm những gì?Tỉnh ta đã khai thác điều kiện tự nhiên nào để phát triển sản xuất? Các em đã tìm hiểu bằng phiếu điều tra. Yêu cầu các nhóm trình bày kết quả điều tra trước lớp. - Giáo dục môi trường - Học sinh lắng nghe - GV nhận xét tiết học. - Dặn dò: Học sinh học thuộc ghi nhớ và chuẩn bị bài Người dân và hoạt động sản xuất ở Đồng bằng duyên hải miền Trung (tiếp theo) Lưu ý: Với phiếu điều tra này giáo viên có thể sử dụng linh hoạt sao cho phù hợp với yêu cầu và thời lượng của tiết dạy. - Những lớp học có chất lượng học sinh khá giỏi cao thì phát phiếu cho học sinh điều tra trước tiết học sau đó trình bày trước lớp trong tiết học (có thể thực hiện như giáo án trên). Ở hoạt động 3 cũng có thể cho học sinh trình bày nội dung phiếu điều tra trước, sau đó mới tìm hiểu SGK. - Nếu học sinh ở những vùng khó khăn, học sinh có trình độ vừa phải hoặc thấp , thời gian tiết dạy không cho phép thì ta sử dụng phiếu này giao bài tập về nhà cho học sinh tìm hiểu .
- - Học sinh nộp lại kết quả điều tra trên phiếu cho giáo viên. _________________________________________ Tiết 3 KHOA HỌC – LỚP 4 Tiết 43 ÂM THANH TRONG CUỘC SỐNG I/ Mục tiêu. - Nêu được ví dụ về ích lợi của âm thanh trong cuộc sống: âm thanh dùng để giao tiếp trong sinh hoạt, học tập, lao động, giải trí; dùng để báo hiệu (còi tàu, xe, trống trường,…) - Loàng gheùp GDMT. II/ Chuẩn bị. Giáo viên: + Hình minh họa 1,2,3,4,5 trong SGK phóng lớn. + Đài cát – xét (có thể ghi), băng trắng, băng ca hạc thiếu nhi. + Tranh ảnh về các loại âm thanh khác trong cuộc sống. + Phiếu điều tra. Lớp: ………… Nhóm: ………... Phiếu điều tra Bài: Âm thanh trong cuộc sống. Lệnh : Hãy điều tra tìm hiểu các âm thanh trong cuộc sống xung quanh em rồi ghi vào các cột tương ứng dưới đây: STT Tên âm thanh Ích lợi của âm thanh trong cuộc sống
- Học sinh : Chuẩn bị theo nhóm : 5 vỏ chai nước ngọt hoặc 5 cốc thủy tinh, tranh ảnh về vai trò của âm thanh. III/ Hoạt động Dạy - Học : A/ Bài cũ: - YC HS mô tả Thí nghiệm chứng tỏ sự - 1,2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. lan truyền âm thanh trong không khí . - Âm thanh có thể lan truyền qua môi trường nào? Lấy ví dụ. - 1,2 HS lên bảng thực hiện yêu cầu. B/ Bài mới: 1/ Giới thiệu bài: (4’) * Khởi động : Trò chơi tìm từ diễn tả âm thanh. (3’) - GV chia lớp thành 2 nhóm - Một nhóm nêu tên nguồn phát ra âm thanh. - Đồng hồ à tích tắc - Nhóm kia phải tìm từ phù hợp diễn tả âm thanh. - Giới thiệu bài: … 2/ Các hoạt động Dạy – Học. * HĐ 1: Tìm hiểu vai trò của âm thanh Mục tiêu: Học sinh nêu được ví dụ về trong cuộc sống. ích lợi của âm thanh trong cuộc sống - Yêu cầu HS các nhóm trình bày kết - Đại diện nhóm trình bày. quả điều tra - Nhóm khác nhận xét, bổ sung ý kiến. - HS trả lời. - Hỏi: Qua kết quả điều tra ta thấy âm - HS trao đổi theo nhóm 2 để thực hiện thanh có ích lợi gì? yêu cầu: - YC HS quan sát hình minh họa + Âm thanh giúp cho con người giao lưu SGK/86 và cho biết vai trò của âm thanh văn hóa, văn nghệ, trao đổi tâm tư, tình trong hình & vai trò khác mà em biết. cảm, truyện trò với nhau, HS nghe được cô giáo giảng bài, cô giáo hiểu được HS nói gì. + Âm thanh giúp cho con người nhe được các tín hiệu đã quy định: Tiếng trống trường, tiếng còi xe, tiếng kẻng, … + Âm thanh giúp cho con người thư giãn, thêm yêu cuộc sống: Nghe được tiếng chim hót, tiếng gió thổi, tiếng mưa rơi, tiếng nhạc.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Sử dụng phương pháp “Bàn tay nặn bột” trong dạy-học môn Khoa học 4
33 p | 2028 | 465
-
SKKN: Sử dụng trò chơi khi dạy Tiếng Anh
10 p | 1027 | 149
-
SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ Văn 12
22 p | 697 | 112
-
SKKN: Áp dụng công nghệ thông tin vào bài trung điểm của đoạn thẳng - Hình học 6
19 p | 611 | 110
-
SKKN: Áp dụng định luật bảo toàn khối lượng, bảo toàn electron nhằm nâng cao hiệu quả dạy học môn Hóa học Trung học Phổ thông
19 p | 329 | 76
-
SKKN: Áp dụng trò chơi ngôn ngữ và giáo dục trực quan vào quá trình dạy học
17 p | 306 | 74
-
SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Ngữ Văn
13 p | 414 | 65
-
SKKN: Áp dụng dạy học tích cực để rèn luyện kỹ năng thực hành phép nhân cho học sinh lớp 3
79 p | 411 | 64
-
SKKN: Áp dụng kĩ thuật dạy học theo dự án vào môn giáo dục công dân 12
23 p | 456 | 49
-
SKKN: Sử dụng câu hỏi hiệu quả cao trong dạy học Địa lí, áp dụng bài: Vũ Trụ - Hệ mặt Trời và Trái Đất - Hệ quả chuyển động tự quay quanh trục của Trái Đất - Địa lí 10 cơ bản
25 p | 322 | 48
-
SKKN: Rèn luyện tư duy học sinh để giải nhanh các bài tập áp dụng định luật bảo toàn
24 p | 210 | 47
-
SKKN: Ứng dụng một số kỹ thuật trong Powerpoint để xây dựng bài giảng nhanh – đơn giản
21 p | 145 | 44
-
SKKN: Xây dựng trường học thân thiện – học sinh tích cực
59 p | 362 | 36
-
SKKN: Áp dụng phương pháp quy đổi giải bài tập về sắt, hợp chất của sắt và một số phương pháp giải bài tập HHHC
39 p | 397 | 34
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học Đàm thoại phát hiện để xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học Dãy số lớp 11
44 p | 160 | 24
-
SKKN: Áp dụng câu hỏi gợi mở và nâng cao trong giờ đọc Văn
12 p | 166 | 12
-
SKKN: Áp dụng PPDH tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc
20 p | 97 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn