intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông

Chia sẻ: Trần Thị Ta | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:29

35
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài là Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng hơn về vai trò của chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn. Đưa ra một số kinh nghiệm về biện pháp chữa lỗi để nâng cao hiệu quả diễn đạt của học sinh. Từ đó, nhằm nâng cao năng lực làm văn và chất lượng học tập bộ môn Ngữ văn trong nhà trường THPT.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học phổ thông

  1. SỞ GD­ĐT QUẢNG TRỊ TRƯỜNG THPT HƯỚNG HÓA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM CHỮA LỖI DÙNG TỪ TRONG DẠY HỌC LÀM VĂN Ở TRUNG HỌC PHỔ THÔNG Lĩnh vực: Ngữ văn Tên tác giả: Lâm Thị Thủy Chức vụ: Tổ trưởng chuyên môn Ngữ văn Đơn vị công tác: Trường THPT Hướng Hóa
  2. NĂM HỌC 2018 – 2019 MỤC LỤC Tiêu đề Trang MỤC LỤC 1 PHẦN MỞ ĐẦU 2 A. Lí do chọn đề tài 2 B. Mục đích nghiên cứu 3 C. Đối tượng nghiên cứu 3 D. Phương pháp nghiên cứu 3 E. Phạm vi và kế hoạch thực hiện 3 PHẦN NỘI DUNG 4 A. THỰC TRẠNG VỀ LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH THPT 4 I. Khái niệm về lỗi dùng từ của học sinh 4 II. Khảo sát lỗi dùng từ của học sinh 4 B. MỘT SỐ  BIỆN PHÁP CHỮA LỖI DÙNG TỪ  TRONG DẠY  10 HỌC LÀM VĂN I. Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục và ngăn ngừa lỗi dùng từ  10 II. Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn 14 C. Kết quả thực hiện 17 I. Đo lường và thu thập dữ liệu 17 II. Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả 17 PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 18 PHẦN PHỤ LỤC 20 2
  3. TÀI LIỆU THAM KHẢO 26 PHẦN MỞ ĐẦU A. Lí do chọn đề tài I. Cơ sở lí luận:             Chúng ta đã biết ngôn ngữ  là cái vỏ  vật chất để  tư  duy. Không có hình   thức tư duy nào lại không thông qua ngôn ngữ. Trong ngôn ngữ, từ lại là đơn vị  cơ bản nhất, là bộ phận cấu thành của ngôn ngữ. Giữa từ và các đơn vị khác có  mối quan hệ  qua lại lẫn nhau. Chỉ  đơn giản nhất, trong tư  duy hay trong giao  tiếp muốn tạo lập một phát ngôn thì người sử dụng ngôn ngữ phải kết hợp các  từ thành câu để thực hiện chức năng biểu đạt hay thông báo. Cho nên có thể nói  rằng việc hiểu từ, dùng từ chính xác là điều kiện quyết định hiệu quả  của giao  tiếp và tư duy. Thấy được tầm quan trọng này nên sách giáo khoa phổ  thông đã chú trọng đến  việc dạy học từ ngữ bao gồm cung cấp vốn từ và và rèn luyện kỹ năng sử dụng   từ  để  đáp  ứng nhu cầu tư  duy và giao tiếp cho các em. Về  mặt lý thuyết thực  hiện tốt nhiệm vụ này trong quá trình dạy học, học sinh không chỉ nắm vững các  tri thức cơ  bản về ngôn ngữ  tiếng Việt mà vốn từ, khả  năng giao tiếp của các   em cũng được hoàn thiện, tạo điều kiện tốt cho quá trình chiếm lĩnh các tri thức   khoa học khác.  II. Cơ sở thực tiễn:  Tuy nhiên, trong thực tế việc sử dụng từ ngữ của học sinh phổ thông hiện nay,   trong đó có Trung học phổ  thông (THPT), còn nhiều bất cập so với những yêu  cầu của chương trình và yêu cầu của xã hội. Điều này không chỉ  làm hạn chế  đến giao tiếp của các em mà còn  ảnh hưởng đến sự  phát triển tư  duy, tình yêu   văn hóa dân tộc và tiếng nói mẹ  đẻ, đặc biệt là  ảnh hưởng trực tiếp đến kết  quả học học tập của các em. Học sinh lớp 11 THPT là đối tượng được xem là hoàn thiện trong cấp học, được   rèn luyện từ ngữ tiếng Việt trong suốt 10 năm liền. Nhưng không phải vì thế mà  tri thức về từ, kỹ năng sử dụng từ của các em đã đạt đến độ hoàn thiện. Qua quá  trình giảng dạy, tôi nhận thấy, khi làm bài kiểm tra Làm văn, học sinh mắc rất  nhiều lỗi dùng từ, làm ảnh hưởng đến chất lượng bài viết nói riêng và hiệu quả  của việc dạy học bộ môn Ngữ văn nói chung. Lỗi dùng từ của học sinh không phải là một hiện tượng mới xuất hiện. Hậu quả  của nó thì bất cứ  giáo viên nào cũng nhận thấy. Tuy nhiên thực trạng này vẫn  tồn tại một cách dai dẳng trong quá trình dạy học bộ  môn. Sở  dĩ như  vậy là do  3
  4. chúng ta lúng túng trong việc tìm ra nguyên nhân và những giải pháp nhằm khắc  phục, ngăn ngừa một cách có hiệu quả.  III. Lí do chọn đề tài Xuất phát từ những suy nghĩ trên, trong quá trình dạy học, tôi đã cố gắng đúc rút   những kinh nghiệm về “Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn ở trung học  phổ  thông”­ đối tượng chính là  học sinh lớp 11, nhằm đề  xuất một số  biện  pháp chữa lỗi mang tính khả thi, góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn  Ngữ văn trong nhà trường. B. Mục đích nghiên cứu ­ Giúp giáo viên và học sinh nhận thức đúng hơn về  vai trò của chữa lỗi   dùng từ trong dạy học làm văn. ­ Đưa ra một số  kinh nghiệm về biện pháp chữa lỗi để  nâng cao hiệu quả  diễn đạt của học sinh. ­ Từ  đó, nhăm nâng cao năng l ̀ ực làm văn và chất lượng học tập bộ  môn  Ngữ văn trong nhà trường THPT. C. Đối tượng nghiên cứu ­ Chương trình ngữ văn THPT ­ Đối tượng khảo sát, thực nghiệm: Học sinh khối 11 D. Phương pháp nghiên cứu      Thực hiện đề tài này, tôi đã sử dụng các phương pháp nghiên cứu sau: ­ Phương pháp hệ thống ­ Phương pháp thống kê ­ Phương pháp so sánh ­ Phương pháp phân tích E. Phạm vi và kế hoạch nghiên cứu  ­ Phạm vi nghiên cứu: Học sinh khối 11  ở các lớp giáo viên giảng dạy   ở trường THPT Hướng Hóa – Quảng Trị. ­ Thời gian nghiên cứu: Trong 2 năm học:  2016 ­ 2017, 2017 ­ 2018 4
  5. PHẦN NỘI DUNG A. THỰC TRẠNG VỀ LỖI DÙNG TỪ CỦA HỌC SINH THPT I. Khái quát về lỗi dùng từ của học sinh 1. Khái niệm về lỗi dùng từ Có thể  hiểu lỗi dùng từ  là những trường hợp người nói, người viết không đáp  ứng được những yêu cầu về  dùng từ. Họ  dùng từ  không đúng, thiếu chính xác,  hoặc không phù hợp với hoàn cảnh giao tiếp, do đó không diễn đạt được hoặc  diễn đạt không hết ý cần nói, người nghe có thể  không hiểu, hoặc hiểu sai   những thông tin được trình bày. Hiệu quả giao tiếp vì thế mà không đảm bảo.  2. Khái quát về lỗi dùng từ của học sinh Lỗi dùng từ của học sinh hiện nay là phổ biến, nghiêm trọng và có chiều hướng  ngày càng gia tăng. Học sinh bản ngữ  học tiếng , chữ  dân tộc mình ròng rã 12   năm   mà vẫn sai chính tả, viết không thành câu và nói theo giọng địa phương,  không biết  ứng xử  trong những tình huống giao tiếp thông thường. Số  học sinh  giỏi tiếng mẹ  đẻ  rất thấp. Các hiện tượng dùng từ  ngữ  thiếu chính xác, thiếu  thẩm mĩ là rất nhiều. Khả năng sử  dụng từ ngữ trong văn bản chưa tốt, vốn từ  nghèo nàn dẫn đến nhiều trường hợp sai, nhầm lẫn một cách nực cười khó tin.  Trong khi viết các em không chịu khó suy nghĩ để chọn từ, để tránh lặp từ, ngoài   ra dùng nhiều từ sáo rỗng do bắt chước máy móc các bài văn mẫu. Lỗi dùng từ  còn rất phổ  biến trong nói năng giao tiếp thông thường. Ta có thể  thấy nhan   nhản những từ tục tĩu, ghê tai trong xưng hô hay phủ định. Rất khó tin và không  muốn tin là có những học sinh bây giờ  dùng từ  sai ngay cả  trong lời chào giáo   viên của mình. Nhiều em đã tỏ ra vô tư, hồn nhiên khi cất lên lời chào “ê thầy”. Có thể  nói rằng, thực trạng sử  dụng ngôn ngữ  như  trên là đáng báo động trong  nhà trường. Việc sử  dụng từ  ngữ  một cách tùy tiện, thiếu suy nghĩ, thiếu văn  5
  6. hóa như vậy không chỉ làm cho tiếng Việt mất đi vẻ thanh lịch vốn có của nó mà  còn dẫn đến sự tầm thường hóa kỷ cương chỉ còn là một bước nhỏ. II. Khảo sát lỗi dùng từ của học sinh 1. Ra đề khảo sát Mục đích của việc khảo sát là làm cho học sinh bộc lộ  vốn từ  và khả  năng sử  dụng từ ngữ của mình, qua đó để  xác định được thực trạng lỗi dùng từ  của các   em. Do vậy tôi tiến hành khảo sát trên hai đề làm văn, một đề làm văn kiểm tra  chung ở lớp, một đề yêu cầu làm bài ở nhà Đề viết ở lớp: Phân tích cảnh sắc thiên nhiên và tâm trạng của nhân vật trữ tình   trong hai khổ thơ đầu bài thơ Đây thôn Vĩ Dạ của Hàn Mặc Tử Đề viết ở nhà: Một danh nhân đã nói rằng: “Đường đi không khó vì ngăn sông   cách núi, mà khó vì lòng người ngại núi e sông”.  Suy nghĩ của em về  câu nói   trên? Với việc ra hai đề, một viết ở lớp thuộc về nghị  luận văn học, một viết  ở  nhà  thuộc nghị  luận xã hội, tôi đã cân nhắc sao cho vừa phù hợp với chương trình,  vừa đảm bảo học sinh bộc lộ khả năng sáng tạo, qua đó cũng thấy được việc sử  dụng từ  ngữ của học sinh một cách sinh động. Công việc khảo sát xác định lỗi   nhờ thế trở nên chân thực, khách quan và toàn diện hơn.          2. Tiêu chí phân loại lỗi Muốn chữa lỗi trước hết phải phát hiện ra lỗi, sau đó phân loại chúng ra thành  từng dạng để từ đó có những cách chữa phù hợp. Để phân loại lỗi cần dựa trên  cơ sở những yêu cầu chung của việc sử dụng tiếng Việt trong hành văn của văn  bản: ­ Yêu cầu viết đúng ngữ  âm, chữ  viết: Trong sử  dụng tiếng Việt, việc phát âm  theo giọng địa phương là điều không tránh khỏi, nhưng khi viết đòi hỏi phải viết   đúng về hình thức âm thanh và cấu tạo của từ, bằng cách tuân thủ các chuẩn về  chính tả. ­ Yêu cầu dùng từ chính xác: Chính xác ở đây là đúng với cả nội dung, ý nghĩa và   sắc thái biểu cảm mà từ đó mang. Nghĩa của từ có cả nghĩa đen (nghĩa gốc) lẫn  nghĩa bóng (nghĩa phái sinh). Nếu muốn dùng theo nghĩa phái sinh thì phải căn cứ  vào nghĩa gốc của từ. ­ Yêu cầu hành văn súc tích, rõ ràng, trong sáng: Đối với việc viết văn, sử dụng  từ  nhiều nghĩa, lối diễn đạt bóng bẩy, hình tượng là cần thiết và rất tốt. Tuy  nhiên điều đó không có nghĩa là đi bắt chước một cách máy móc lối diễn đạt của   người khác, dùng những từ  không hiểu nghĩa. Không được lạm dụng từ  Hán ­   Việt hay các từ thuộc phong cách ngôn ngữ khác, đặc biệt là từ địa phương. Từ  ngữ được dùng trong câu, trong văn bản phải thiết lập các mối quan hệ cho đúng  ngữ pháp, tránh gây hiểu nhầm cho người khác. ­ Yêu cầu về tính nghệ thuật: Đối với một bài văn hay thì việc dùng từ, câu đúng  là chưa đủ  mà khả  năng hành văn cần được nâng lên để  đạt tính nghệ  thuật.   Tính nghệ thuật ở đây được biểu hiện bằng tính hình tượng, tính cảm xúc, tính  6
  7. hệ  thống và tính cá thể. Tức là trong hành văn học sinh phải tái hiện chính xác  hiện thực, làm xuất hiện  ở  người đọc, người nghe những hình  ảnh, các giác  quan và gợi lên trong lòng người đọc những suy nghĩ, tình cảm mà người viết  muốn gởi gắm và tất nhiên là ngôn ngữ  trong bài phải thống nhất, hỗ  trợ, giải   thích cho nhau nhằm đạt được hiệu quả diễn đạt.   Từ các tiêu chí trên đây, tôi đã tiến hành phân loại lỗi dùng từ của học sinh.            ­ Lỗi về nghĩa           ­ Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo           ­ Lỗi lặp từ, thừa từ           ­ Lỗi dùng từ không hợp phong cách           ­ Lỗi kết hợp từ không đúng đặc điểm ngữ pháp           ­ Lỗi dùng từ sáo rỗng công thức  3.Phân tích lỗi dùng từ trong bài làm của hoc sinh a. Kết quả khảo sát lỗi ­ Đối tượng tham gia làm bài: học sinh 3 lớp 11A1, 11B2, 11B8 ­ Tổng số bài làm: 100 bài ­ Tổng số bài mắc lỗi: 100 bài = 100% ­ Tổng số lỗi thống kê được: 725 lỗi, trung bình mỗi bài mắc 7,25 lỗi ­ Kiểu lỗi: Tính chung thì 6 kiểu lỗi được phân loại trên đều bị mắc phải.Tính  riêng từng bài thì số kiểu lỗi bị mắc phải có thể khác nhau. b.Một số nhận xét về kết quả lỗi ­ Trong 6 kiểu lỗi, mức độ  mắc lỗi của học sinh theo thứ  tự: nhiều nhất là lỗi  về nghĩa của từ, thứ hai là lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo từ, thứ ba là lỗi   kết hợp từ, thứ tư là lỗi về dùng từ không đúng phong cách, thứ năm là lỗi thừa  từ lặp từ, cuối cùng là lỗi dùng từ sáo rỗng công thức. ­ Có sự chênh lệch giữa các lỗi trong bài làm ở lớp và bài làm ở nhà. Bài viết ở  lớp là nghị luận văn học, đề tương đối khó, lại viết trong thời gian hạn hẹp, học   sinh không có điều kiện lựa chọn, đọc lại và sửa lỗi cho cho mình, đây là nguyên   nhân chính làm cho lỗi về nghĩa của từ tăng cao. Còn bài viết ở nhà có nhiều thời   gian hơn, lại thuộc nghị luận xã hội, gần gũi với đời sống nên lỗi về nghĩa giảm  so với bài trên lớp, nhưng chính điều này cũng đã khiến cho lỗi về  dùng từ  sai  phong cách mà chủ  yếu là từ  khẩu ngữ  lại tăng. Bài làm  ở  nhà cũng bộc lộ  rõ   học sinh lạm dụng máy móc  ở  sách tham khảo vì thế  mà lỗi dùng từ  sáo rỗng   công thức nhiều hơn. Đề thứ hai đòi hỏi phải giải thích nghĩa đen và nghĩa bóng,  nhiều bài viết tỏ ra lúng túng trong diễn đạt, dẫn đến lỗi lặp từ, thừa từ.  c. Dẫn chứng về các lỗi dùng từ thông thường của học sinh c.1.Lỗi về âm thanh và hình thức cấu tạo từ Đây là lỗi thường mắc phải  ở một số từ nhất định, nhưng tần số xuất hiện của   nó lại khá cao. Viết về nỗi bất hạnh của Hàn Mặc Tử, nhiều học sinh đã viết: ­ Ta cảm thông, ngậm ngủi cho số phận nhà thơ tài hoa bạc mệnh. 7
  8. ­ Chỉ có trăng mới thực sự mang đến cho Hàn Mặc Tử sự an uổi. Để nói lên những cố gắng của con người trước những khó khăn của cuộc sống,   có em đã viết: ­ Thành công không nghiểm nhiên có được mà phải trải qua sự nỗ lực phấn đấu   của bản thân mỗi người. ­ Khi thực hiện một công việc nào đó, ngoài sự quyết tâm cần phải kiên trì nhẩn   nại mới hi vọng thành công. Và một số từ khác thường bị mắc lỗi như: “bâng khuâng” thì viết là  bâng khuân,  “trong sáng” thì viết thành trông sáng, “cảnh sắc” thì viết thành cảnh xắc Trong các câu trên những từ in nghiêng là những từ bị viết sai về mặt hình thức   cấu tạo, nếu viết đúng phải là:  ngậm ngùi, an ủi,nghiễm nhiên, nhẫn nại.   Nguyên nhân của loại lỗi này là do người sử dụng bị   ảnh hưởng cách phát âm.  Thường thì những từ bị viết sai có âm thanh gần giống với âm thanh của từ nên   gây ra nhầm lẫn. Người viết cứ tưởng như vậy là đúng. Cũng có khi do người   khác phát âm không đúng nhưng vì không hiểu nên học sinh bắt chước viết theo.   Điều này tạo thành một thói quen không tốt khi sử dụng từ ngữ. Một nguyên nhân nữa là do học sinh không nắm về  chuẩn chính tả, viết một  cách cẩu thả, tùy tiện, cảm tính, bị  thói quen chi phối. Có những từ  không đáng  sai, thậm chí từ đó đã biết, hiểu nhưng vẫn mắc lỗi do không cẩn thận. c.2.Lỗi về nghĩa của từ Đây là loại lỗi phổ biến nhất, chiếm tỷ lệ cao nhất trong những bi ểu hi ện m ắc   lỗi của học sinh. Có thể phân lỗi này thành hai dạng: * Dùng sai hoàn toàn về nghĩa: Chẳng hạn như: (1) Đây là một bài thơ thành công hết sức tâm lý và nội tiết. (2) Hàn Mặc Tử  ngậm ngùi, sầm uất khi biết rằng mình không còn cơ  hội về  thăm thôn Vĩ nữa. (3) Qua cảm nhận tinh tú của Hàn Mặc Tử, Vĩ Dạ hiện lên rất đẹp. (4) Sự cố gắng nỗ lực vượt lên khó khăn nhiều lúc mang lại cho chúng ta những   thành công mỹ miều. (5) Có  những người  đạt  được thành công nhưng không  minh mẫn. Họ  dùng  nhiều thủ đoạn để đạt được mục đích của mình. Ở câu (1) từ “nội tiết”, dùng sai hoàn toàn về nghĩa và sai cả về phong cách. Đây  là thuật ngữ khoa học về sinh học. Trong câu (2) học sinh dùng sai từ “sầm uất”  (nhà cửa đông vui, nhộn nhịp), thực ra ý định của em là viết từ “trầm uất”(buồn   u uất trong lòng). Tương tự   ở  các câu (3), (4) và (5) đều có sự  nhầm lẫn giữa   “tinh tú” và “tinh tế”, “mỹ miều” và “mỹ mãn”, “minh mẫn” và “minh bạch”. Đây  là những từ  hoàn toàn khác nhau về  nghĩa, nhưng có một yếu tố  giống nhau vì  vậy gây nhầm lẫn. * Dùng từ không chính xác về nghĩa 8
  9. Đây là các trường hợp đối với những từ gần nghĩa, có nét nghĩa giống nhau. Một  số biểu hiện của dạng lỗi này như sau: ­ Dù hoạn nạn khó khăn, dù có bị cuộc đời lung lay thì sự quyết tâm không nản  chí sẽ giúp chúng ta vượt qua tất cả ­ Hàn Mặc Tử phải sống li thân ở trại phong Qui Hòa. ­ Chúng ta hết sức trân trọng nỗi đau của nhà thơ. Nguyên nhân của loại lỗi này là do người viết nhầm lẫn nghĩa và do không hiểu  nghĩa của từ. Điều này phổ biến trong việc dùng từ Hán ­ Việt. Các em dùng sai   nhưng cứ  tưởng là đúng và đã dùng theo cảm tính. Đặc biệt đối với những từ  gần âm, gần nghĩa hoặc có chung yếu tố  cấu tạo thì tỷ  lệ  mắc lỗi càng cao.   Thường thì các từ này có một nét nghĩa chung nào đó và học sinh cứ dựa vào nét   chung này để  dùng mà không hề  biết nghĩa của từ  vẫn có sự  khác nhau và cần   sử dụng khác nhau. c.3. Lỗi dùng từ không hợp phong cách văn bản sử dụng Đây là loại lỗi chiếm tỷ lệ không cao, nhưng điều đáng nói là sự mơ hồ của học  sinh về loại lỗi này. Có nhiều em thậm chí không hề có ý thức về kiểu diễn đạt  đúng phong cách loại hình văn bản mà mình đang trình bày. Biểu hiện rõ nhất  của loại lỗi này là sử dụng từ ngữ thuộc phong cách ngôn ngữ sinh hoạt, như từ  khẩu ngữ, từ địa phương và các từ thuộc phong cách ngôn ngữ khác vào trong bài  viết ( tất nhiên không phải là những trường hợp dùng có ý thức nhằm tạo hiệu   quả  diễn đạt). Sau đây là một số  trích dẫn về  biểu hiện chủ  yếu của loại lỗi   này: ­ Cuộc sống có nhiều khó khăn mà ta phải bước qua, nếu không bước qua dược  ta sẽ bị đè đầu cởi cổ. ­ Núi sông là hai cái tượng trưng cho những khó khăn gian khổ. ­ Dù sao đi nữa bạn cũng phải cố gắng lên nhé. Trong các câu trên, các từ “bước qua”, “hai cái”, “nhé” và ngữ  cố  định “đè đầu   cởi cổ” vốn chỉ dùng cho phong cách ngôn ngữ giao tiếp thông thường. Có nhiều   em dùng ngôn ngữ phim ảnh, ngôn ngữ tiếng Anh vào cả trong bài văn: ­ Chị ấy dù có làm một con a hoàng cũng quyết tâm học tập. ­ Cuộc sống gia đình anh ấy rất khó khăn nhưng thi vào đại học anh ấy đều ok (ô  kê) cả. Một từ có nguồn gốc từ xa xưa và được dùng trong phạm vi hẹp, một từ là tiếng   nước ngoài và là ngôn ngữ hiện đại trong giao tiếp thông thường. Thế nhưng khi   sử  dụng những học sinh này dường như  không ý thức về  sự  khác nhau giữa  chúng với ngôn ngữ trong bài văn nghị luận. Nguyên nhân của loại lỗi này do không nắm được các đặc điểm về  phong cách   ngôn ngữ thuộc những loại hình văn bản khác nhau. Không phân biệt phong cách   khẩu ngữ và phong cách ngôn ngữ  của văn bản viết dẫn đến nói như  viết, viết   như nói. c.4. Lỗi lặp từ 9
  10. Lỗi này học sinh thường hay mắc phải khi cần giải thích cắt nghĩa một vấn đề.  Biểu hiện chủ yếu của lỗi này là việc lặp lại hoàn toàn một từ hay những từ có   giá trị tương đương về nghĩa trong một câu, đoạn văn, nhưng không phải vì mục  đích liên kết hay nhấn mạnh nội dung gì. Dưới đây là một đoạn bài viết của học  sinh: “Hàn Mặc Tử rất bất hạnh, ông viết lên nỗi bất hạnh mà cuộc đời đã đem   đến cho ông nhưng vì những bất hạnh đó mà Hàn Mặc Tử đã làm thơ rất hay để   nói về nỗi bất hạnh, đau buồn của mình”. Biểu hiện của lỗi lặp từ có hai dạng: Lặp hoàn toàn và lặp đồng nghĩa. *Lỗi lặp hoàn toàn ­ Hàn Mặc Tử là một nhà thơ mới, Hàn Mặc Tử sáng tác nhiều thơ trong đó Đây   thôn Vĩ Dạ được xem là bài thơ hay nhất của Hàn Mặc Tử. Từ Hàn Mặc Tử lặp lại ba lần trong câu là không cần thiết, làm cho câu văn trở  nên nặng nề, thiếu thanh thoát. Câu sau đây cũng mắc lỗi tương tự: ­ “Khi ta đã lựa chọn một con đường nào đó cho sau này, dù con đường đã lựa   chọn có nhiều chông gai hay khó khăn trên đường đời thì chúng ta cũng không   được nản chí”… * Lặp từ đồng nghĩa Mở đầu bài văn, có học sinh viết: “ Hàn Mặc Tử là thi sĩ, nhà thơ nổi tiếng trong   phong trào thơ  mới”. Một học sinh khác lại viết: “Đây thôn Vĩ Dạ  là tác phẩm   hay, xuất sắc và thành công của Hàn Mặc Tử”. Ở câu thứ nhất, hai từ nhà thơ và  thi sĩ thực ra là một, chỉ khác là một từ là từ thuần Việt, một từ là từ  Hán­Việt,  hai từ  lại đứng cạnh nhau. Viết như  vậy là thừa. Câu thứ  hai cũng mắc lỗi  tương tự. Ba từ hay, xuất sắc, thành công vừa đồng nghĩa vừa bao hàm nghĩa lẫn  nhau. Muốn câu văn, đoạn văn đạt được sự trong sáng, hàm súc thì phải lược bỏ  các yếu tố thừa, lặp. Có thể thấy nguyên nhân của lỗi lặp này là do cách diễn đạt rối rắm, cắt nghĩa  không rạch ròi, khả năng kết hợp và sắp xếp từ ngữ để biểu đạt ý, câu và giữa   các câu yếu. Đặc biệt là do học sinh nghèo vốn từ để diễn đạt. c.5. Lỗi kết hợp từ không đúng đặc điểm ngữ pháp Lỗi kết hợp từ là khi người viết kết hợp các từ với nhau không phù hợp với khả  năng kết hợp của nó. Mỗi từ có những đặc điểm ngữ pháp riêng , thể hiện ở nội  dung nghĩa và khả năng kết hợp giữa nó với các từ khác. Chính vì sự kết hợp sai   nguyên tắc đó làm nội dung của câu bị thiếu, không diễn đạt rõ về nghĩa. Có thể  thấy một vài biểu hiện chủ yếu về loại lỗi này của học sinh như sau: ­ Nếu ngại khó khăn không thành công. ­ Nhiều tấm gương vượt qua số phận thành công. Câu thứ nhất viết thiếu quan hệ từ “ thì” hoặc là “sẽ”. Câu thứ hai cũng thiếu từ,  cần phải diễn đạt là “Nhiều tấm gương giàu nghị  lực đã vượt lên số  phận để   đạt được thành công” 10
  11. ­ Thực tế nhiều người đã làm việc rất năng lực. Câu sai vì từ “năng lực” không  thể đi liền với “làm việc rất là”. Có thể sửa lại là “Nhiều người đã làm việc rất   năng nổ” ­ Cuộc đời đã dành cho Hàn Mặc Tử  những bất hạnh . Từ  “dành cho” để  chỉ  những ưu ái có tính tốt đẹp, do đó không thể kết hợp với “ bất hạnh”. Cần phải  thay từ “dành cho” bằng từ “đưa đến” mới phù hợp. Nguyên nhân của loại lỗi này là do viết thừa hoặc thiếu quan hệ từ. Do không  nắm được đặc điểm của từ  loại và do người viết không phân biệt được đặc  điểm kết hợp khác nhau của một từ  khi chúng có quan hệ  với một thành phần   chung.  c6. Lỗi dùng từ sáo rỗng công thức Đây là loại lỗi khi người tạo lập văn bản dùng những từ mà người khác đã dùng   quá nhiều. Bắt chước một cách máy móc, bất kể đối tượng, hoàn cảnh, nội dung  diễn đạt có phù hợp với từ ngữ đó hay không. Đây là lối “nói chữ”, dùng từ văn  hoa bóng bẩy, “nói to giọng” nhưng nội dung lại chung chung, chứa  đựng ít  thông tin, thậm chí trống rỗng. Một số  biểu hiện của học sinh về  loại lỗi này  như sau:  ­ Gần bảy thập kỷ đã trôi qua, thời gian đã đóng dày lên trang thơ  một lớp bụi   mờ như năm tháng đi qua còn để lại và in hằn lên những vết chân rõ nét. ­ Những vần thơ chứa chan những giọt lệ nóng hổi trào dâng ấy vẫn sáng ngời   long lanh như những vì sao giữa bầu trời, nhức nhối trái tim của muôn người và   mãi mãi muôn đời sau. Các em dùng từ văn hoa bóng bẩy ngay cả với những từ mà mình không hề hiểu  nghĩa. ­ Con đường mơ   ước là con đường nhung huyền của những khát vọng sâu xa   trong thẳm sâu tâm hồn khát khao cháy bỏng rực sáng niềm tin. ­ Bằng nhiệt huyết nam nhi và trái tim tuổi trẻ, bằng khát khao cháy bỏng tự do   em sẽ học tập và rèn luyện tốt để vươn tới những tầm cao mới. Trên đây chỉ là những ví dụ điển hình về biểu hiện lỗi sáo rỗng của học sinh. Thực ra những cách viết sáo rỗng như  trên không phải là sai thật sự  nhưng chỉ  chứa quá ít thông tin hoặc chứa những thông tin không mấy liên quan đến nội   dung cần diễn đạt, do đó kém tác dụng thiết thực. Nguyên nhân của lỗi này là do năng lực cảm thụ  từ  ngữ  của học sinh quá yếu.  Các em bắt chước lối viết của người khác một cách máy móc mà không quan   tâm đến từ mình dùng có phù hợp ý đang nói hay không. Có quá nhiều sách tham  khảo  ở  dạng bài văn hay, tạo điều kiện tốt cho tâm lý văn hoa bóng bẩy, thích   bắt chước của học sinh phát triển. B. MỘT SỐ BIỆN PHÁP CHỮA LỖI DÙNG TỪ  TRONG DẠY HỌC LÀM  VĂN I. Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục và ngăn ngừa lỗi dùng từ  11
  12. Trên cơ sở đảm bảo tính khoa học và sư phạm, dựa vào đặc trưng của phân môn   cũng như  thực tiễn dạy học tiếng Việt và nhất là thực trạng mắc lỗi của học   sinh, tôi đã xây dựng một hệ thống các bài tập có tác dụng trau dồi vốn từ tiếng   Việt và ngăn ngừa các lỗi thông thường mà học sinh thường hay mắc phải. Các   bài tập này được sử  dụng trong các giờ trả bài, kiểm tra miệng hay kiểm tra 15   phút. Đây là những dạng bài tập thông thường, giáo viên rất dễ thiết kế mà tính  hiệu quả đối với học sinh là rất rõ rệt. Hệ thống bài tập cụ thể được phân làm   ba dạng: ­ Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh ­ Bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ ­ Bài tập phát hiện và khắc phục lỗi 1. Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh Bài tập làm giàu vốn từ cho học sinh là cách thức cung cấp từ ngữ được dựa trên   những cơ  sở  và hệ thống nhất định. Qua sự  hướng dẫn của giáo viên, học sinh  sẽ tìm tòi và chiếm lĩnh từ một cách tự giác và khoa học. Mục đích của hệ thống   bài tập này là làm phong phú vốn từ  cho học sinh, giúp các em tích lũy và vận   dụng vốn từ của mình tốt hơn vào thực tiễn giao tiếp. đây là cách học hữu thức,   dựa trên những cơ sở tâm lý ngôn ngữ nên có tính bền vững cao. a. Bài tập làm giàu vốn từ theo quan hệ cấu tạo Đây là dạng bài tập cho trước một “tiếng” và yêu cầu học sinh tìm được các từ  láy, từ ghép có chung yếu tố cấu tạo đó. * Bài tập về từ láy: ­ Bài tập 1: hãy tìm các từ láy có chung yếu tố cấu tạo với các từ: nhỏ, mê, gắt,  chán , vui, buồn. Ví dụ: nhỏ: nhỏ nhắn, nho nhỏ, nhỏ nhoi ­ Bài tập 2: Cho các từ: đỏng đảnh, lấc cấc, líu lo, thì thụt, quanh quẩn, lóng  lánh, thấp thỏm. Tìm dạng láy của chúng và nhận xét về hiện tượng láy này. Ví dụ: đỏng đảnh: đỏng đa đỏng đảnh ­ Bài tập 3: Tìm 10 từ láy âm và 10 từ  láy vần chỉ  dáng điệu, cử  chỉ, thái độ  của con người. Ví dụ: lạnh lùng (láy âm), xởi lởi (láy vần) ­ Bài tập 4: Tìm 10 từ láy 3 và cho biết cách sử dụng chúng Ví dụ:  sạch sành sanh. Chúng nó đã vét sạch sành sanh không chừa lại   một thứ gì. ­ Bài tập 5: Tìm các từ láy có ý nghĩa giảm nhẹ (nhỏ­ nho nhỏ) * Bài tập về từ ghép: ­ Bài tập 1: Tìm các từ có chung yếu tố: viên, bản, giáo, hạnh, trí Ví dụ: viên: giáo viên, sinh viên, học viên… ­ Bài tập 2: Cho các yếu tố: tình, thiết, đỡ, học, bạn, gắn, thân, thư, dung, yêu.   Tạo các từ ghép có ý nghĩa tổng hợp và ý nghĩa phân loại. 12
  13. ­ Bài tập 3: Tìm các từ ghép Hán­ Việt có yếu tố: khai, trí, dũng, nhân, lễ, nghĩa Ví dụ: khai giảng, khai trường, khai bút… ­ Bài tập 4: Tìm 10 từ ghép thuần Việt Ví dụ: ăn nói, tốt đẹp… * Bài tập về thành ngữ: Thành ngữ  là cụm từ  cố  định. Nghĩa của thành ngữ  không thể  tách rời, không  phải là nghĩa cộng lại của các yếu tố mà là nghĩa mới, là cách nói hình ảnh, bóng   bẩy của nhân dân. Do vậy khi tạo lập ngôn bản, hiểu đúng, đầy đủ  nghĩa của   thành ngữ  cũng như  sử  dụng thành ngữ  đúng chỗ, đúng cách sẽ  mang lại hiệu   quả  cao hơn, làm cho lời nói, câu văn thêm sinh động, ý nhị  và có sức truyền   cảm. Bài tập về  thành ngữ  nhằm giúp học sinh kiểm kê vốn từ  thành ngữ  của   bản thân mình và sử dụng chúng hiệu quả hơn. ­ Bài tập 1:  Giải thích các thành ngữ  sau: Máu chảy ruột mềm, Tai bay vạ gió,  Thừa gió bẻ măng, Sẩy đàn tan nghé, An cư lạc nghiệp, Ba mặt một lời, Thuận   buồm xuôi gió, Đem con bỏ chợ, Cẩn tắc vô ưu ­ Bài tập 2: Tìm 10 thành ngữ so sánh Ví dụ: Như chim sổ lồng, Như diều gặp gió… ­ Bài tập 3: Tìm 10 thành ngữ và giải thích ý nghĩa. Ví dụ: Ăn đói mặc rách (nghèo đói), Ăn không ngồi rồi (lười biếng), Mất   cả chì lẫn chài (mất mát, rủi ro), Đen như cột nhà cháy (màu đen)… * Bài tập giải nghĩa từ: Trong khi sử  dụng ngôn ngữ, việc hiểu từ, nắm từ  được xem là điều kiện, là  thước đo kỹ năng sử dụng từ ngữ của học sing. Bài tập giải nghĩa từ nhằm mục  đích giúp học sinh nắm được nghĩa của từ để có thể sử dụng đúng, đạt hiệu quả  cao trong việc tạo lập ngôn bản. b. Bài tập làm giàu vốn từ theo quan hệ ngữ nghĩa ­ Bài tập 1:  Xác định từ tương ứng với nội dung ý nghĩa a) Cái đạt trong công việc hoặc trong quá trình phát triển. hệ quả, kết quả b) Chỉ có một mình tách khỏi mọi liên hệ với xung quanh. cô đơn, cô độc c) Ngại ngùng không dám bộc lộ tình cảm của mình e lệ, e ấp d) Không tỉnh táo dẫn đến sai lầm ám muội, mê muội e) Không yên lòng vì những điều phải suy nghĩ, lo liệu bâng khuâng, băn khoăn ­ Bài tập 2: Giải nghĩa các từ  sau: bàn bạc, bàng quang, bàng quan; ngạo đời,   nhạo  đời;  điểm  yếu, yếu  điểm; dày dạn, dày dăn; dinh dưỡng, sinh dưỡng;  phong thanh, phong phanh 13
  14. ­ Bài tập 3: Phân biệt nghĩa các từ sau: câu chuyện / truyện, phát hiện / phát giác,  đối thủ  / đấu thủ, bất nghĩa / phi nghĩa, nhận định / thẩm định, tính cách / tính  tình, trung thực / trung thành, quê hương / quê quán, tất cả / tất thảy 2. Bài tập rèn luyện kỹ năng sử dụng từ ngữ Khi tạo lập ngôn bản, học sinh phải huy động vốn từ, lựa chọn và kết hợp từ  ngữ cho phù hợp để biểu hiện nội dung tư tưởng. Bài tập rèn luyện kỹ năng sử  dụng từ ngữ nhằm mục đích rèn cho học sinh một số kỹ năng rèn luyện từ ngữ  vốn có của mình, kết hợp chúng theo những quy tắc và yêu cầu nhất định để  diễn đạt đúng nội dung, ý nghĩa cần nói. * Bài tập điền từ: ­ Bài tập 1: Chọn từ đúng nhất trong các từ  cho trước sau đây để  điền vào chỗ  trống: a) nhan sắc, xinh đẹp + Cô ấy là người tài hoa và ... + Cô ấy rất trẻ trung và... b) truy lùng, săn lùng +...tên tội phạm. +...cổ vật quý hiếm c) suy sụp, sụp đổ + chế độ phong kiến... + tinh thần ngày càng... ­ Bài tập 2: Chọn từ  đúng nhất trong các từ  cho trước để  điền vào chỗ  trống   trong các câu: a)Đồng thời chúng ta phải...bồi dưỡng những người tài giỏi. (Phạm Văn Đồng) tìm ra, phát hiện b)Mỗi ngày Mị càng không nói, cứ…như con rùa nuôi trong xó cửa. (Tô Hoài) im lặng, lùi lũi c)Ăn  ở với nhau được đứa con lên hai thì chồng chết. Cách mấy tháng sau đứa   con lên sái...để lại chị một mình. (Nguyễn Khải) ra đi, bỏ đi d)Biết rõ về tôi, địch quyết bắt tôi...Nhưng tôi vẫn giữ vững lập trường chiến  đấu của mình. (Nguyễn Đức Thuận) đầu hàng, khuất phục ­ Bài tập 3: Cho các từ:  vấn đề, phát triển, sử  dụng, làm việc, phung phí, đời   sống. Hãy chọn và điền từ phù hợp vào chỗ trống trong đoạn văn dưới đây. Đánh giá ... mỗi người cao hay thấp hãy nhìn vào thời gian nhàn rỗi của họ. Có   người...“đầu tắt mặt tối” không có lấy chút nhàn rỗi. Có người ... thời gian ấy   vào các cuộc nhậu nhẹt triền miên. Có người biết dùng thời gian ấy để ... chính   mình. Phải làm sao để  mỗi người có thời gian nhàn rỗi và biết ... hữu ích thời   gian ấy là một ... của xã hội có văn hóa. (Hữu Thọ ­ sách Ngữ Văn 11 nâng cao ) 14
  15. ­ Bài tập 4: Cho các từ: mưu đồ, thanh thản, dằn vặt, lòng đố  kị, tội ác, không   hiểu, thành công. Thực hiện yêu cầu như bài tập 3 Trên thực tế, không một ... nào có thể  ngăn cản được người khác ... , cho nên   lòng đố kị  chỉ  có hại cho bản thân kẻ  đố  kị. Nó vừa làm cho kẻ  đố  kị  không   được sống..., luôn ... khổ  đau vì những lí do không chính đáng, lại vừa có thể   dẫn họ đến những ... xấu xa, thậm chí phạm ... Kẻ đố kị ... rằng “ngoài trời còn   có trời”, “ngoài núi còn có núi”, mình tài cón có người tài hơn. ( Băng Sơn – sách Ngữ Văn 11 nâng cao) * Bài tập dùng từ tạo câu, dựng đoạn ­ Bài tập 1: Đặt câu với các từ a) khoan thai c) bới móc e) chắp cánh b) bờm xờm           d) níu kéo g) vướng vít ­ Bài tập 2: Dùng các từ sau để viết một đoạn văn ngắn nói về tình cảm gắn bó  với quê hương: thân thương, ký ức, trẻ nhỏ, khắc khoải, trông ngóng, mãnh liệt,   sâu lắng,vời vợi, hiền hòa, bình yên ­ Bài tập 3: Viết một đoạn văn nói lên suy nghĩ của mình về  việc học của bản   thân, hoặc những khó khăn khi học môn Ngữ Văn. * Bài tập đánh giá dùng từ hay, đạt hiệu quả nghệ thuật cao Đây là bài tập đặt học sinh trước những câu thơ, văn hay và yêu cầu các em phân   tích, đánh giá và cảm nhận được cái hay đó. Mục đích của bài tập là rèn cho học  sinh khả năng phân tích, đánh giá và năng lực cảm thụ từ ngữ, cảm thụ thơ, qua   đó hình thành thói quen tìm tòi, sử  dụng từ ngữ một cách chính xác, hình tượng  và sáng tạo. ­ Bài tập 1: Phân tích đánh giá về giá trị cách dùng từ trong các câu sau:       a) Cậy em em có chịu lời Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa (Nguyễn Du)       b) Từ ấy trong tôi bừng nắng hạ Mặt trời chân lí chói qua tim (Tố Hữu)       c) Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp Con thuyền xuôi mái nước song song (Huy Cận) ­ Bài tập 2: Phân tích, đánh giá cái hay, sự sáng tạo trong cách dùng từ trong các   ví dụ sau: a)Lòng anh thôi đã cưới lòng em (Xuân Diệu) b)Miếng vá ấy một đời trên vai mẹ Sao bây giờ còn nỡ vịn vai em (Tô Đông Hải)  c)Đời chúng ta nằm trong vòng chữ tôi. Mất bề rộng ta tìm bề sâu. Nhưng càng   đi sâu càng lạnh. Ta thoát lên tiên cùng Thế  Lữ, ta phiêu lưu trong trường tình   cùng Lưu Trọng Lư, ta điên cuồng cùng Hàn Mặc Tử, Chế Lan Viên, ta đắm say   cùng Xuân Diệu. Nhưng động tiên đã khép, tình yêu không bền, điên cuồng rồi   tỉnh, say đắm vẫn bơ vơ. Ta ngẩn ngơ buồn trở về hồn ta cùng Huy Cận. (Hoài  Thanh) 15
  16. 3. Bài tập ngăn ngừa lỗi: Mục đích của hệ thống bài tập này là giúp học sinh vận dụng kiến thức từ ngữ  của mình để  nhận biết, phát hiện lỗi dùng từ  của người khác và sửa lại cho   đúng. Từ  việc nhận diện, phát hiện và chữa được lỗi cho người khác, học sinh   sẽ tránh được lỗi dùng từ cho mình, dần tiến tới viết không bị mắc lỗi. ­ Bài tập 1: Phát hiện lỗi dùng từ trong các câu sau: +Muốn cùng nhautiến bộ  thì chúng ta phải tố  cáo hành vi gian lận trong   kiểm tra.        + Ngoài sân, những chiếc lá rơi rào rào , báo hiệu mùa thu đã bắt đầu.        + Buổi khai giảng diễn ra hết sức hoành tráng và lộng lẫy.        + Nhiều bạn trong lớp ta cón nói chuyện riêng khúc khích. ­ Bài tập 2: Hãy chỉ ra lỗi dùng từ trong các câu dưới đây, phân tích nguyên nhân   sai và chữa lại cho đúng             + Chị em Thúy Kiều, Thúy Vân đang ở tuổi cập kê mười sáu – tuổi đẹp   nhất của người con gái.             + Bạn cần luyện tập lại những thứ tình cảm nông nổi, tầm thường của   bạn.            + Những bài học hôm qua sẽ chắp cánh cho tài năng của em nở rộ.            + Bắt trẻ em chưa vị thành niên lao động quá sức là vi phạm pháp luật.            + Một cơn gió thu phonh đã làm cho nó nhớ nhà da diết.             + Nam tự lập một phương án cụ thể cho mình để đưa phong trào lớp đi   lên.              + Chán ngán cảnh sống chen chúc  ấy ông lui về  quê  ở   ẩn, vui thú và   hưởng thụ những thú điền viên, núi sông ruộng vườn và sơn thủy.     ­ Bài tập 3: Các câu sau có mắc lỗi dùng từ không? Vì sao?             + Nỗi niềm chi rứa Huế ơi Mà mưa xối xả trắng trời Thừa Thiên (Tố Hữu)             + Gió mưa là bệnh của giời Tương tư là bệnh của tôi yêu nàng (Nguyễn Bính)         + Một dân tộc đã gan góc chống ách nô lệ của Pháp hơn 80 năm nay,   một dân tộc đã gan góc đứng về phía đồng minh chống phát xít mấy năm nay,   dân tộc đó phải được tự do! Dân tộc đó phải được độc lập. (Hồ Chí Minh) II. Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn Tiếng Việt là tiếng ghi âm, hầu hết các từ của tiếng Việt khi phát âm thế nào thì  viết như thế ấy. Tuy nhiên yêu cầu của việc sử dụng từ ngữ trong ngôn bản nói  và viết khác nhau. Khi nói, yêu cầu về  dùng từ  khá đơn giản, mang đậm ngôn   ngữ  đời thường. Cách nói giàu hình  ảnh, thân mật. Có thể  dùng từ  địa phương,  thậm chí cả  tiếng lóng. Khi viết, từ  ngữ  được dùng phải chính xác, trong sáng,  chuẩn mực. Đây chính là cơ  sở  để  chữa lỗi dùng từ  trong khi nói và trong khi   viết. 16
  17. 1. Chữa lỗi dùng từ trong khi nói Trong giờ  dạy học làm văn, giáo viên luôn tạo ra hệ  thống câu hỏi, các tình  huống có vấn đề  và yêu cầu học sinh trả  lời bằng con đường giải thích, lập  luận. Đây cũng chính là những kỹ  năng cơ  bản của văn nghị  luận. Chẳng hạn   dạy bài “Luyện tập vận dụng kết hợp các thao tác lập luận” (sách Ngữ Văn 11),   khi thực hành đề  bài “Bàn về  sự  nôn nóng” để  minh họa cho các thao tác phân   tích, so sánh , bác bỏ, bình luận, giáo viên có thể đưa học sinh vào tình huống có   vấn đề như sau: Có khi nào sự nôn nóng là biểu hiện của sự bứt phá so với những trì trệ của hoàn  cảnh? Với tình huống này, học sinh sau khi đã nắm được lôgic vấn đề  theo suy luận   thuận chiều: “Nôn nóng thường khiến đối tượng có những hành động bất chấp  pháp luật, quy luật và dẫn đến những đổ vỡ, thất bại”, phải lật lại vấn đề, đưa  ra dẫn chứng, lập luận theo hướng ngược lại ( có khi nôn nóng lại là sự bức phá  so với những trì trệ của hoàn cảnh). Từ đó các em nhận ra chỗ phi thực tế (hay  có lý) của giả thiết ban đầu và trả lời đúng đắn câu hỏi có hay không một cách   thuyết phục. Như vậy, vấn đề được đưa ra nhìn nhận nhiều chiều. Học sinh tự tìm tòi, tự đặt   câu hỏi và giải quyết tình huống của mình. Trong quá trình đó, các em không chỉ  xác định được các thao tác lập luận phải sử dụng khi thiết lập đoạn văn mà còn   áp dụng được vốn từ và vốn sống của mình. Giáo viên qua đó sẽ thấy được khả  năng dùng từ, cách diễn đạt của học sinh và sẽ  tiến hành hướng dẫn học sinh   sửa ngay những sai sót, hạn chế  của mình sau khi em vừa trình bày xong. Khi  hướng dẫn sửa, giáo viên cần  nhận xét về cách cắt nghĩa vấn đề của học sinh,   chỉ ra những từ dùng sai, phân tích ngắn gọn về nguyên nhân, hậu quả  của của  việc dùng sai, hiểu sai, sau đó chữa lại cho đúng. Cách này giúp học sinh mắc lỗi   có thể nhận ra lỗi ngay và các em khác cũng cùng rút được kinh nghiệm. Trong những trường hợp chữa lỗi dùng từ  trong khi nói của học sinh cũng có  một cách khác, đó là giáo viên tiếp tục cho học sinh khác phát biểu về vấn đề rồi  cho cả lớp nhận xét về hai câu trả  lời. Cách này sẽ  phát huy được tính tích cực   của cả lớp , giúp các em nhận rõ hơn về các từ mắc lỗi, tránh việc lặp lại những   lần sau. Biện pháp này có thể áp dụng trong các giờ thảo luận, thực hành và cả  trong giờ Văn.  Ưu điểm của biện pháp chữa lỗi dùng từ  trong khi nói là cùng một thời điểm   giáo viên có thể  nhận thấy được khả  năng dùng từ  của nhiều học sinh,  ở  một   chừng mực nhất định. Học sinh phát hiện lỗi nhanh chóng, chữa lỗi một cách  trực tiếp. Đặc biệt biện pháp này sẽ  hạn chế  đến mức tối đa cách phát âm sai  về âm thanh của từ, rèn luyện được khả năng diễn đạt bằng khẩu ngữ cho học   sinh, giúp các em tự  tin và giao tiếp tốt hơn. Tuy nhiên, biện pháp này cũng đòi  hỏi giáo viên phải vận dụng một cách linh hoạt, nếu không sẽ  mất nhiều thời   gian, không hoàn thành được nội dung bài học. 17
  18. 2. Chữa lỗi dùng từ trong bài viết a. Giáo viên thực hiện lồng ghép trong bài dạy và các tiết luyện tập, tiết tự chọn   phần “Xây dựng hệ thống bài tập khắc phục và ngăn ngừa lỗi dùng từ” đã  nói  ở  phần trên. Đó là kiến thức và kĩ năng nền tảng để  sử  dụng từ  ngữ  đúng,  diễn đạt hay. b. Trên cơ  sở  kiến thức nền tảng đã được trang bị   ở  trên, tôi xin chia sẻ  thêm  một số kinh nghiệm cụ thể để chữa lỗi dung từ trong bài viết của học sinh. b.1.Chấm bài: Giáo viên chấm bài cẩn thận, có nhận xét đánh giá, lưu ý lỗi cơ  bản cho học sinh.  b.2.Trả bài, sửa lỗi: Ngoài việc sửa lỗi thường xuyên trong quá trình dạy học và   trả bài kiểm tra thường xuyên, kiểm tra định kì thì giáo viên nên dành trọng tâm  sửa lỗi dùng từ  trong một vài tiết có định hướng để  học sinh chuẩn bị  trước.  Tiến trình có thể thực hiện kết hợp linh hoạt một trong số các cách sau:  ­  Thông thường giáo viên trả  bài vào điểm thực hiện vào cuối tiết dạy nhưng   chúng ta thay đổi trình tự này bằng việc trả bài cho học sinh từ đầu buổi học.  ­  Phần sửa lỗi dành cho học sinh tùy vào hoàn cảnh thực tếcó thể tham khảo sử  dụng một trong các cách:           +Yêu cầu học sinh dựa trên lời nhận xét của giáo viên, tìm ra lỗi sai của  mình và sửa lỗi sai: Cách làm này vừa tạo cho học sinh thói quen sửa lỗi, vừa  biết tự  đánh giá sản phẩm của mình, trân trọng sản phẩm của mình bởi, đối  tượng đọc bài viết đầu tiên của các em phải là chính các em. Từ đó giúp các em  có ý thức hơn trong việc đầu tư tâm sức vào bài viết.            +  Học sinh trao đổi bài cho nhau và tìm lỗi, sửa lỗi: Cách làm cũng tạo  hứng thú cho các em bởi các em được đọc và đánh giá, tìm lỗi sai và sửa cho bạn.             +  Thảo luận nhóm tại bàn, chọn một số lỗi phổ biến, ghi ra giấy và đề  xuất cách sửa: Cách làm này cũng tạo hứng thú, sự sôi nổi cho lớp học vừa khái  quát được về một số lỗi sai phổ biến và việc sửa chữa sẽ trở nên dễ dàng hơn. ­  Phần sửa lỗi dành cho giáo viên: Về  phía giáo viên thì có thể  thực hiện linh   hoạt phù hợp với hoàn cảnh cụ thể. Có thể tham khảo một số cách sau:             +  Đưa ra một số lỗi khái quát chung mà giáo viên đã thực hiện khi chấm   bài, cho vài ví dụ  cụ  thể, sau đó yêu cầu học sinh tìm trong bài mình (hoặc bài  bạn nếu trao đổi bài cho nhau để  tìm lỗi sửa) bổ  sung thêm ví dụ  cho lỗi khái   quát và cùng sửa ngay trên lớp bằng ngôn ngữ nói (để tiết kiệm thời gian).             + Giáo viên tổng hợp sản phẩm của các bàn đã hoàn thành (nếu sử dụng   thảo luận tại bàn), chụp và trình chiếu trên tivi để cả lớp cùng theo dõi. Sau khi  sửa xong, giáo viên khái quát lại các lỗi cơ bản học sinh thường mắc phải để rút  kinh nghiệm, khắc phục ở các bài viết sau.             + Giáo viên cũng có thể sử dụng một phương pháp khác nữa đó là yêu cầu  học sinh về nhà đọc lại bài, tìm lỗi và sửa lỗi vào cuối bài làm của mình. Sau đó   nộp lại bài làm, tùy theo mức độ  thực hiện của học sinh mà giáo viên có thể  18
  19. thêm điểm cộng (+ ) hoặc điểm trừ  (­ )  ở các bài kiểm tra khác, hoặc kiểm tra  miệng  ở  trên lớp. Cách làm này bản thân tôi đã làm và rất nhiều học sinh đã   chăm chút để đọc và xem xét, đánh giá bài làm, diễn đạt, dung từ của mình. Đây  cũng là một trong các cách sử dụng  b.3. Giáo viên đọc vài đoạn của các bài làm tốt trong lớp vừa để  tuyên dương   khuyến khích học sinh phấn đấu vừa để các em nhận ra bài viết thực tế của các   bạn trong lớp mình, gần mình cũng viết văn hay chứ  không phải là bài văn của  những người nổi tiếng. Ngoài ra, cũng có thể  chọn một bài viết hoặc vài đoạn   văn của học sinh giỏi quốc gia hoặc các địa phương để cho học sinh tham khảo.  C. Kết quả thực hiện: Thời gian tiến hành thực nghiệm theo kế  hoạch bộ  môn và tăng thêm hai buổi  phụ  đạo nhằm đảm bảo độ  tin cậy của dữ  liệu thu thập và đánh giá có cơ  sở  thực tiễn. I. Đo lường và thu thập dữ liệu:       ­ Bài kiểm tra trước tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm. ­ Bài kiểm tra sau tác động, giáo viên ra một đề cho hai lớp cùng làm       ­ Tiến hành kiểm tra và chấm bài II. Phân tích dữ liệu và thảo luận kết quả 1. Kết quả bài kiểm tra: Trước tác động Sau tác động TN(11A1) ĐC(11A2) TN(11A1) ĐC(11A2) Điểm trung bình 6.4 6.1 7.3 6.7 Giá trị p của T­test 0.183 0.0014 Mức   độ   ảnh   hưởng  0.95 (SMD) 19
  20. 2. Nhận xét:       ­  Qua kết quả thực nghiệm cho thấy sự tiến bộ của học sinh tr ước và sau tác  động. Kết quả ở lớp thực nghiệm (TN) đạt kết quả cao hơn kết quả ở  lớp đối  chứng (ĐC).        ­ Việc sử dụng các giải pháp như  đã nêu trên để  chữa lỗi dùng từ  cho học   sinh mang lại kết quả bước đầu đáng khích lệ. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ A. Kết luận Đề tài “Chữa lỗi dùng từ trong dạy học làm văn”  đã được tôi ấp ủ  từ  lâu nhưng chỉ thực sự được áp dụng trong năm học vừa qua (2 017­2018) đối với  đối tượng học sinh lớp 11. Trong thực tế, để  khắc phục những hạn chế  trong  dùng từ  của học sinh là cả  một quá trình dài lâu và bền bỉ, không chỉ  một năm   học mà phải nhiều năm liền. Tuy nhiên một năm qua với sự cố gắng của thầy và  trò, tôi đã nhận thấy có những tiến bộ rõ rệt trong việc dùng từ của học sinh. Đối với biện pháp chữa lỗi trong khi nói, học sinh có khả năng nhận diện  và phát hiện lỗi khá nhanh. Hầu như tất cả các câu có từ  mắc lỗi, khi giáo viên  đọc lên học sinh đều phát hiện chính xác và đề xuất được cách chữa. Có những  lỗi dùng từ  khá kín, nhưng học sinh vẫn phát hiện và chữa rất tốt. Tuy nhiên  không phải bao giờ  cách chữa, phương án đề  xuất của các em cũng đúng, cũng   hay. Điều đáng nói ở đây chính là không khí học tập, thái độ  khắc phục lỗi của   20
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2