Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC NỘI DUNG TRANG<br />
<br />
I Phần mở đầu 2<br />
<br />
1 Lý do chọn đề tài 2<br />
<br />
2 Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 3<br />
<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 4<br />
<br />
4 Phạm vi nghiên cứu 4<br />
<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 4<br />
<br />
II Phần nội dung 4<br />
<br />
1 Cơ sở lý luận 4<br />
<br />
2 Thực trạng 5<br />
<br />
3 Các giải pháp, biện pháp 8<br />
<br />
4 Kết quả thu đươc từ khảo nghiệm, giá trị khoa 13<br />
học của vấn đề nghiên cứu<br />
Kết luận và kiến nghị <br />
III 13<br />
<br />
<br />
1 Kết luận 13<br />
<br />
2 Kiến nghị 14<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG<br />
GIỜ KỂ CHUYỆN<br />
I. Phần mở đầu<br />
I .1. Lý do chọn đề tài<br />
Giáo dục là quốc sách hàng đầu, do vậy Đảng và nhà nước rất quan tâm <br />
đến sự nghiệp giáo dục. Đầu tư cho giáo dục là đầu tư cho tương lai. Chính <br />
vì vậy mà sự nghiệp giáo dục cũng phải đổi mới, để tạo ra những con <br />
người mới, những chủ nhân mới cho tương lai của đất nước, hội tụ đầy đủ <br />
các yếu tố như: năng lực, trí tuệ, thể chất,... Cô giáo là người quyết định <br />
chất lượng giáo dục. Để thực hiện được điều này tôi luôn học hỏi, trau dồi <br />
kiến thức, năng lực chuyên môn trong công tác chăm sóc và giáo dục các <br />
cháu.<br />
Giáo dục mầm non là giai đoạn đầu tiên trong hệ thống giáo dục quốc <br />
dân, là bộ phận quan trọng trong sự nghiệp đào tạo thế hệ trẻ thành những <br />
con người có ích, thành những con người mới. Làm tốt việc chăm sóc giáo <br />
dục thế hệ trẻ ngay từ thời thơ ấu nhằm tạo ra cơ sở quan trọng của con <br />
người Việt Nam mới, người lao động làm chủ tập thể, phát triển toàn diện <br />
nhân cách. Giáo dục mầm non đã góp phần thực hiện mục tiêu trên. Ngày <br />
nay chúng ta không chỉ đào tạo con người có tri thức khoa học có tình yêu <br />
thiên nhiên, yêu tổ quốc, yêu lao động mà còn tạo nên những con người biết <br />
yêu nghệ thuật, yêu cái đẹp, giàu ước mơ và sáng tạo. Những phẩm chất ấy <br />
con người phải được hình thành từ lứa tuổi mầm non, lứa tuổi hứa hẹn bao <br />
nhiêu điều tốt đẹp cho tương lai. <br />
Hiện nay bậc học mầm non đã, đang tiến hành đổi mới chương trình <br />
giáo dục trẻ mầm non trong đó đặc biệt coi trọng việc tổ chức các hoạt <br />
<br />
2<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
động phù hợp sự phát triển của từng cá nhân trẻ, khuyển khích trẻ hoạt <br />
động một cách chủ động tích cực, hồn nhiên, vui tươi, đồng thời tạo điều <br />
kiện cho giáo viên phát huy khả năng sáng tạo trong việc lựa chọn và tổ <br />
chức các hoạt động chăm sóc, giáo dục trẻ một cách linh hoạt, thực hiện <br />
phương châm "Học mà chơi Chơi mà học" đáp ứng mục tiêu phát triển của <br />
trẻ một cách toàn diện về mọi mặt. <br />
Trong quá trình phát triển toàn diện về mọi mặt thì <br />
văn học là môn rất quan trọng không thể thiếu đối với trẻ Mầm non, nó giúp <br />
trẻ hình thành nhân cách con người và mang lại những hiểu biết về cuộc <br />
sống xung quanh qua những câu chuyện thần thoại, chuyện cổ tích…Đặc <br />
biệt hấp dẫn trẻ, nhằm nuôi dương tâm hồn trẻ như: tình yêu quê hương <br />
đất nước, yêu cuộc sống thiên nhiên, cảm nhận được cái thiện, cái ác, cái <br />
hay, cái đẹp. Giúp trẻ phát triển năng lực tư duy, óc tưởng tượng, sáng tạo <br />
là phương tiện phát triển ngôn ngữ cho trẻ giúp trẻ phát triển ngôn ngữ <br />
mạch lạc, diễn đạt lưu loát, biết sử dụng từ đúng lúc đúng chỗ.<br />
Văn học là một trong những phương tiện giáo dục hiệu quả nhất, để <br />
tạo cơ sở hình thành nhân cách con người mới. Chính vì vậy việc đưa văn <br />
học vào chương trình giáo dục mầm non là rất cần thiết giúp trẻ phát triển <br />
hoàn thiện về mọi mặt.<br />
Trẻ thích tự mình kể lại các câu chuyện mà trẻ được nghe cô giáo kể. <br />
Đặc biệt trẻ thích thể hiện mình thông qua trò chơi đóng kịch cùng cô và các <br />
bạn.<br />
Thông qua nội dung giáo dục của một số câu chuyện trẻ biết sống <br />
hướng thiện giàu lòng vị tha, yêu quý và kính trọng ông bà, cha mẹ, anh chị <br />
và quan tâm đến những người xung quanh. <br />
Từ những vấn đề trên, tôi không khỏi băn khoăn và tự hỏi phải làm thế <br />
nào để nâng cao chất lượng giờ kể chuyện cho trẻ, để trẻ thật sự hứng thú <br />
vào giờ kể chuyện. Sau bao nhiêu suy nghĩ, ấp ủ, tôi đã tìm đủ mọi hình <br />
3<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
thức và phương pháp, biện pháp để nâng cao chất lượng giờ kể chuyện. Đó <br />
cũng là lý do tôi chọn đề tài này.<br />
I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài <br />
Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai. Trẻ em là niềm hạnh phúc của mỗi <br />
gia đình, là tương lai của mỗi dân tộc.<br />
Như chúng ta đã biết trẻ mầm non chưa biết cầm sách và tự đọc <br />
chuyện. Để cảm nhận được câu chuyện trẻ phải nhờ vào người lớn. Vì vậy <br />
cô giáo là người trung gian là chiếc cầu nối để giúp trẻ. Do đó lời đọc, kể <br />
câu chuyện là phương pháp quan trọng nhất khi cho trẻ nghe câu chuyện. <br />
Lời kể càng hay càng hấp dẫn bao nhiêu thì giúp trẻ cảm thụ được nội dung <br />
câu chuyện bấy nhiêu, là tiền đề cho trẻ bắt chước ngữ điệu, giọng điệu và <br />
lột tả được tính cách của nhân vật. Đó là thước đo để đánh giá chất lượng <br />
giờ kể chuyện. <br />
Trong chương trình giáo dục mầm non đã có nội dung “Dạy trẻ mẫu <br />
giáo lam quen v<br />
̀ ơi văn hoc”. Ban thân tôi đã ý th<br />
́ ̣ ̉ ức được việc dạy trẻ lam<br />
̀ <br />
quen vơi văn hoc và đã có nh<br />
́ ̣ ững phương pháp, biện pháp dạy ... Tuy nhiên <br />
các phương pháp, biện pháp dạy trẻ còn đơn điệu, việc tiếp thu của trẻ còn <br />
hạn chế hiệu quả chưa cao. Chính vì vậy tôi chọn và nghiên cứu đề tài <br />
"Một số biện pháp nâng cao chất lượng giơ kê chuyên". <br />
̀ ̉ ̣<br />
I.3. Đối tượng nghiên cứu<br />
Học sinh lớp chồi 3 – Trường mầm non Krông Ana<br />
I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
Trường mầm non Kông Ana – Huyện Krông Ana – Đăk Lăk<br />
I.5. Phương pháp nghiên cứu <br />
Nghiên cứu cơ sở lí luận: “Một số biện pháp nâng cao chất lượng giơ ̀<br />
̉ ̣<br />
kê chuyên”<br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
Phương pháp đọc sách, phân tích, thu thập những tài liệu có liên quan <br />
đến việc dạy trẻ kê chuyên đ<br />
̉ ̣ ể xây dựng kinh nghiệm cho đề tài.<br />
Phương pháp thực nghiệm; áp dụng một số biện pháp dạy trẻ kể lại <br />
chuyện.<br />
Phương pháp dùng tình cảm động viên, khích lệ.<br />
II. Phần nội dung<br />
II. 1. Cơ sở ly luân <br />
́ ̣<br />
̣ ̀ ̣ ại hình nghệ thuật đến với trẻ rất sớm và cũng được <br />
Văn hoc la môt lo<br />
trẻ yêu thích. Nó không chỉ giúp trẻ cảm nhận được nghệ thuật mà qua đó <br />
giúp trẻ phat triên ngôn ng<br />
́ ̉ ư, nhân th<br />
̃ ̣ ưc, năng l<br />
́ ực cam xuc, t<br />
̉ ́ ưởng tượng, tinh<br />
́ <br />
̣ ự tâp trung chu y, kha năng diên ta h<br />
sang tao, s<br />
́ ̣ ́ ́ ̉ ̃ ̉ ứng thu cua tre. Khac v<br />
́ ̉ ̉ ́ ơi cac<br />
́ ́ <br />
̣ ̣ ̀ ́ ̣ ̃ ững hinh anh va ngôn ng<br />
môn hoc khac văn hoc hoan toan xac đinh ro nh<br />
́ ̀ ̀ ̉ ̀ ữ cụ <br />
̉<br />
thê, cung v<br />
̀ ơi th<br />
́ ơi gian đa thu hut, lam thoa man nhu câu, mong mu<br />
̀ ̃ ́ ̀ ̉ ̃ ̀ ốn, tinh<br />
̀ <br />
̉ ̉ ̉<br />
cam cua tre .<br />
̣ ̀ ương tiên giup tre nhân th<br />
Văn hoc la ph ̣ ́ ̉ ̣ ức thê gi<br />
́ ới xung quanh, phat triên<br />
́ ̉ <br />
lơi nói, quan h<br />
̀ ệ giao tiếp, trao đổi tình cảm ....đối với tre. Văn h<br />
̉ ọc là một <br />
thế giới kỳ diệu đầy màu sắc, đầy cảm xúc. Trẻ mâm non dê xuc cam, v<br />
̀ ̃ ́ ̉ ốn <br />
ngây thơ, trong sang nên tiêp xuc v<br />
́ ́ ́ ơi văn h<br />
́ ọc la môt nhu câu không thê thiêu<br />
̀ ̣ ̀ ̉ ́ <br />
́ ơi tre.<br />
đôi v ́ ̉<br />
Mục tiêu của công tác chăm sóc giáo dục mầm non phát triển và hình <br />
thành nhân cách cho trẻ, việc day tre tiêp cân v<br />
̣ ̉ ́ ̣ ơi tac phâm văn hoc cho tr<br />
́ ́ ̉ ̣ ẻ <br />
trong giao tiếp sẽ giúp cho trẻ dễ dàng tiếp cận vơi các môn h<br />
́ ọc khác như: <br />
môn làm quen toán, môn hoạt động tạo hình, làm quen chữ cái , môn âm <br />
nhạc ...đặc biệt cho trẻ làm quen với văn học là cho trẻ cơ hội được thể <br />
hiện mình, tự tin, mạnh dạn và trẻ phát triển vốn từ, trẻ nói đúng ngữ pháp.<br />
<br />
II. 2. Thực trạng<br />
a. Thuận lợi – khó khăn<br />
* Thuận lợi <br />
5<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
Bản thân là giáo viên có trình độ chuyên môn trên chuẩn, nhiệt tình <br />
yêu nghề mến trẻ; có khả năng học hỏi để nâng cao trình độ chuyên môn; <br />
hiểu được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ. <br />
Được sự quan tâm giúp đỡ của ban giám hiệu, nhà trường đã thường <br />
xuyên tổ chức bồi dưỡng chuyên môn và các đợt chuyên đề văn học, hội thi <br />
đồ dùng, đồ chơi cho chị em đồng nghiệp học tập và rút kinh nghiệm.<br />
Lớp có tương đối đầy đủ cơ sở vật chất, trang thiết bị, đồ dùng đồ <br />
chơi phục vụ cho các môn học.<br />
Được sự tín nhiệm, tin tưởng của phụ huynh học sinh.<br />
* Khó khăn<br />
Một số trẻ phát âm còn ngọng chưa rõ tiếng. Khả năng chú ý của trẻ <br />
còn hạn chế, không đồng đều;<br />
Một số trẻ chưa mạnh dạn còn nhút nhát trong khi kể chuyện;<br />
100% trẻ của lớp chồi 3 lần đầu tiên đi học chưa có nề nếp học tập <br />
cũng như kinh nghiệm sống còn nghèo nàn, nên gặp rất nhiều khó khăn <br />
trong việc tổ chức các hoạt động kể chuyện sáng tạo.<br />
Khi tổ chức hoạt động nhiều lúc cô chưa phát huy hết tính sáng tạo <br />
của trẻ. <br />
Phòng học còn chật chội, chưa đúng quy cách <br />
Khi dạy trẻ kể chuyện sáng tạo giáo viên còn lúng túng khi sử dụng <br />
đồ dùng, chưa biết vận dụng tích hợp các môn học khác và khả năng thể <br />
hiện diễn cảm còn hạn chế.<br />
b.Thành công hạn chế<br />
* Thành công<br />
Trong quá trình áp dụng đề tài này tôi thấy trẻ yêu thích môn văn học <br />
đặc biệt là loại tiết kể chuyện, trẻ hứng thú, tự tin, mạnh dạn trước đám <br />
đông và hăng say kể chuyện, biết thế hiện diễn cảm và kể chuyện sáng tạo <br />
<br />
6<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
Giáo viên nắm chắc phương pháp của môn kể chuyện, hiểu đặc <br />
điểm tâm sinh lý của trẻ. <br />
* Hạn chế<br />
Tuy nhiên bên cạnh những thành công vẫn còn có những hạn chế nhất <br />
định như; một số trẻ còn gượng gạo chưa thật sự mạnh dạn, trong quá trình <br />
kể chuyện thế hiện diễn cảm và ngũ điệu giọng chưa phù hợp. <br />
Một số trẻ chưa mạnh dạn còn nhút nhát, thiếu tự tin, nhận thức hạn <br />
chế… dẫn đến tinh trang tre tiêp thu văn hoc ch<br />
̀ ̣ ̉ ́ ̣ ưa cao.<br />
Giáo vên đôi lúc chưa thật sự linh hoạt, chất giọng kể còn hạn chế.<br />
c. Mặt mạnh, mặt yếu<br />
* Mặt mạnh<br />
Đồ dùng và trang thiết bị phục vụ cho hoạt động kể chuyện tương <br />
đối đầy đủ.<br />
<br />
Giáo viên nhiệt tình học hỏi, linh hoạt, sáng tạo. <br />
<br />
Học sinh hứng thú, hoạt động tích cực trong giờ kể chuyện<br />
<br />
Trẻ tham gia tích cực, vui vẻ và phát huy được khả năng của mình <br />
Trẻ có cơ hội để thể hiện mình trước mọi người, được kể chuyện, <br />
được thảo luận với bạn. <br />
Rèn cho trẻ kỹ năng kể chuyện mạch lạc và diễn cảm<br />
* Mặt yếu<br />
Khả năng chú ý tiếp thu của trẻ còn hạn chế, một số trẻ chưa mạnh <br />
dạn, thiếu tự tin, kinh nghiệm sống của trẻ còn nghèo nàn.<br />
Phòng học chật, chưa đúng quy cách và tiêu chuẩn trường mầm non <br />
d. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
Phương pháp cho trẻ làm quen văn học còn rập khuôn, cứng nhắc, <br />
chưa đồng loạt trong quá trình tổ chức cho trẻ làm quen với văn hoc nói<br />
̣ <br />
chung xoay quanh chủ đề . <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
Giáo viên thường tổ chức cho trẻ chơi để nhằm đạt một số kỹ năng <br />
theo yêu cầu bài học.<br />
Trong khi dạy trẻ giáo viên thường hay chú ý đến kết quả dạy tre, đ<br />
̉ ể <br />
nhận xét, đánh giá mà chưa chú ý đến quá trình hoạt động của trẻ. <br />
Với những nguyên nhân trên tôi phải khắc phục dần, sửa đổi và <br />
hướng dẫn trẻ phát triển ngôn ngữ một cách đúng, chuẩn nhất trong giao <br />
tiếp hàng ngày và hướng dẫn trẻ làm quen văn học đặc biệt là thể loại kể <br />
chuyện.<br />
* Khảo sát đầu năm<br />
+ Khi chưa thực hiện<br />
Khả năng Sĩ số Số trẻ Số trẻ <br />
đạt yêu cầu chưa đạt<br />
<br />
Phát âm rõ ràng mạch lạc 35 19 = 54% 16 = 46%<br />
Hứng thú kể chuyện sáng tạo 35 10 = 28,6% 25 = 71,4%<br />
Biết thể hiện ngữ điệu, hoàn 35 6= 17% 29 = 83%<br />
cảnh…<br />
e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra.<br />
Qua quá trình cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học tôi nhận thấy <br />
rằng:<br />
Cô giáo phải lựa chọn các phương pháp, hình thức phù hợp với yêu cầu <br />
của từng tiết dạy để thu hút sự chú ý tập trung của trẻ, tạo hứng thú cho trẻ <br />
trong tiết học, giúp cho giờ học đạt hiệu quả cao. Muốn vậy cô giáo phải; <br />
lấy trẻ làm trung tâm phát huy tính tích cự của trẻ, dạy trẻ theo hướng lồng <br />
ghép tích hợp.<br />
Một yêu cầu đối với giáo viên khi dạy trẻ làm quen với văn học là kiến <br />
thức truyền đạt đến trẻ phải ngắn gọn, dễ hiểu, luôn sáng tạo, đổi mới. <br />
<br />
8<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
ngoài ra để tạo hứng thú và sự tập trung chú ý của trẻ thì cô giáo phải có <br />
nghệ thuật lên lớp, ngôn ngữ diễn đạt, kể chuyện phải diễn cảm, logic...<br />
II.3. Giải pháp, biện pháp<br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
Nói chung, cô phải nghiên cứu kỹ các tác phẩm trước khi đọc, kể cho <br />
trẻ nghe để thể hiện giọng, ngữ điệu phù hợp với diễn biến tâm trạng, hành <br />
động của mỗi nhân vật để truyền đạt cho trẻ một cách hấp dẫn, sinh động, <br />
tạo sự hứng thú cho trẻ , để trẻ lắng nghe và lĩnh hội trọn vẹn câu chuyện <br />
một cách tốt nhất.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Để giải quyết được những vấn đề trên, trước mỗi tiết dạy cô phải <br />
chuẩn bị chu đáo giáo án, đồ dùng trực quan phong phú để gây hứng thú cho <br />
trẻ như tranh ảnh, con rối, mô hình, sưu tầm các bài vè, bài thơ dân gian, bài <br />
hát dân ca, câu đố, giáo dục môi trường phù hợp để lồng ghép vào từng tiết <br />
dạy.<br />
Tự học, tự rèn luyện để có kỹ năng đọc, kể tự tin, diễn cảm,…; dành <br />
nhiều thời gian để nghiên cứu tác phẩm, xem nội dung tác phẩm đó giáo dục <br />
trẻ những gì, đó có thể là con người cũng có thể là các loài vật với những <br />
tính cách đạo đức khác nhau như: hiền hay ác, nhanh hay chậm, nhút nhát <br />
hay dũng cảm, khiêm tốn hay kiêu ngạo, … để lồng ghép giáo dục một cách <br />
nhẹ nhàng mà có hiệu quả.<br />
Ví dụ: Truyện "Rùa và Thỏ" giáo dục trẻ không nên chủ quan, coi <br />
thường người khác. Nhờ sự thông minh, kiên trì của "Chú Rùa" chậm chạp <br />
đã về đích trước. Còn “Chú Thỏ” kiêu ngạo bị thua cuộc.<br />
Ví dụ: Truyện “Quả bầu tiên” , qua câu chuyện giúp trẻ biết được “lão <br />
nhà giàu” tham lam, ác độc bị rắn rết cắn chết. “Cậu bé” hiền lành, chăm <br />
<br />
<br />
<br />
9<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
chỉ, tốt bụng hay giúp đỡ mọi người nên được sống một cuộc sống vui vẻ, <br />
đầy đủ… <br />
Qua những câu chuyện này đã giúp tôi xác định được một hệ thống câu <br />
hỏi cho phần đàm thoại. Xác định được giọng kể phù hợp với từng nhân vật <br />
và diễn biến câu chuyện.<br />
* Biện pháp 1 : Sử dụng dụng cụ trực quan.<br />
Trong quá trình giảng dạy tôi đã sử dụng các phương tiện trực quan và <br />
luôn đổi mới để thu hút trẻ như các sự vật, hiện tượng gần gũi như: nhà <br />
cửa, cây cối, sông hồ, rừng núi... <br />
Khi kể chuyện có tranh ảnh minh hoạ kể đến đâu tôi sử dụng hình ảnh <br />
tương ứng với đoạn chuyện đó. Dùng thước chỉ chính xác vào nhân vật đang <br />
kể. <br />
Kể chuyện cho trẻ nghe bằng màn hình Power Point, những hình ảnh <br />
sinh động ngộ nghĩnh phù hợp với nội dung và các tình tiết trong chuyện. <br />
Giọng kể diễn cảm, mỗi nhân vật có giọng nói khác nhau gây hứng thú và <br />
lôi cuốn trẻ vào giờ kể chuyện.<br />
* Biện pháp 2: Đọc và kể chuyện cho trẻ nghe.<br />
Ở lứa tuổi mẫu giáo trẻ chưa thể đọc được các tác phẩm văn học. <br />
Muốn đưa được các tác phẩm văn học đến với trẻ thì phải qua yếu tố trung <br />
gian đó là lời kể, giọng đọc của cô giáo hoặc của ông bà, cha mẹ, anh chị. <br />
Phải phân biệt giữa đọc và kể khác nhau.<br />
Ví dụ: Truyện "Chú Dê Đen" giọng nói của nhân vật "Dê Đen" to, <br />
hung dữ, ồm ồm còn nhân vật "Dê Trắng" giọng kể nhỏ hơn run sợ.<br />
Khi đọc chuyện cho trẻ nghe là đọc trọn vẹn nguyên văn tác phẩm. <br />
Còn kể chuyện là kể lại nội dung chính của câu chuyện. Trong khi kể tôi có <br />
thể thêm hoặc bớt đi các chi tiết mà không làm ảnh hưởng đến nội dung <br />
chuyện. <br />
<br />
10<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
Khi kể tôi phải xác định câu chuyện đó thuộc loại nào, cổ tích hay ngụ <br />
ngôn... để tìm hiểu ý của từng đoạn mà thể hiện giọng đọc, kể cho phù hợp <br />
với tính cách của mỗi nhân vật. Cùng một nhân vật nhưng trong các bối <br />
cảnh khác nhau, sắc thái ngôn ngữ cũng khác nhau. Bằng những biện pháp <br />
nhân hoá gắn với kỹ thuật cường độ, nhịp điệu, ngắt giọng, cử chỉ, ánh mắt <br />
để thể hiện rõ nét.<br />
VD: câu chuyện "Cáo, Thỏ, Gà trống" thì giọng của " Cáo" khi đuổi <br />
"Bầy Chó và bác Gấu" giọng nói to, nhấn mạnh giọng và nhanh, còn lúc gặp <br />
"chú Gà Trống" lúc này "Cáo" sợ hãi nên thế hiện giọng nhỏ hơn và chậm <br />
lại. <br />
Khi kể chuyện cô cần sử dụng cử chỉ điệu bộ ánh mắt để hỗ trợ thêm <br />
cho giọng kể của mình. <br />
*Biện pháp 3: Đàm thoại theo nội dung chuyện.<br />
Đây là phương pháp đàm thoại giữa cô và trẻ trong đó cô giữ vai trò <br />
chủ động. Để đặt ra những câu hỏi cho trẻ trả lời và ngược lại cô gợi ý trẻ <br />
đặt câu hỏi, đồng thời cô gợi ý nếu trẻ gặp khó khăn hoặc để trẻ trả lời <br />
được những câu hỏi cao hơn so với trình độ của trẻ nhằm phát huy tính tích <br />
cực của trẻ. Câu hỏi của cô đặt phải ngắn gọn, rõ ràng, rõ ý. Cô đặt câu hỏi <br />
chung cho cả lớp yêu cầu trẻ suy nghĩ và trả lời cho đúng. Sau đó yêu cầu <br />
trẻ giơ tay, gọi một trẻ trong số các trẻ giơ tay trả lời nhắc cả lớp nghe câu <br />
trả lời của bạn và kiểm tra lại ý kiến của mình. Có thể gọi thêm một vài trẻ <br />
khác trả lời hoặc nhận xét câu trả lời của bạn nhằm khuyến khích sự mạnh <br />
dạn tự tin ở trẻ. Sửa những câu trả lời không đúng, thiếu chính xác bằng các <br />
câu nói nhẹ nhàng (Bạn đã có tinh thần xung phong...Vậy bạn nào có nhận <br />
xét khác không?; ...)<br />
Ví dụ: trong chuyện “Quả bầu tiên” cô đặt câu hỏi: Trong chuyện có <br />
những nhân vật nào? Các con có nhận xét gì về các nhân vật? Các con yêu <br />
nhân vật nào? Vì sao? <br />
11<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
Đàm thoại có tác dụng lớn đối với giáo dục trẻ. Vì trẻ thích tìm tòi thắc <br />
mắc, ngược lại trong khi đàm thoại giúp cho tôi biết được nhận thức của <br />
trẻ tới đâu và biết được khả năng lĩnh hội kiến thức của từng trẻ cũng như <br />
khả năng diễn đạt bằng lời.<br />
Đàm thoại giúp cho trẻ biết so sánh, nhân cách hoá lên từng câu chuyện <br />
để phát triển tư duy và ngôn ngữ cho trẻ.<br />
*Biện pháp 4: Dạy trẻ kể lại chuyện.<br />
Là phương pháp thực hành tốt nhất. Phương pháp này không thể tách <br />
rời phương pháp kể chuyện diễn cảm, đàm thoại và trực quan, có tiến hành <br />
tốt các phương pháp trên thì mới tiến hành tốt phương pháp kể lại chuyện.<br />
Khi dạy trẻ kể lại chuyện tôi thường tiến hành qua các bước sau:<br />
Giới thiệu tác phẩm để giúp trẻ nhớ lại và hiểu tác phẩm hơn. Với <br />
những câu chuyện mang tính đối thoại như “Chú Dê Đen; Cáo, Thỏ, Gà <br />
trống…” tôi thường đóng vai người dẫn chuyện để dẫn dắt trẻ, cô kể đoạn <br />
đầu còn trẻ kể đoạn đối thoại.<br />
Ví dụ: Chuyện “Ba cô gái” tôi tập cho trẻ kể từng câu ở đoạn đối <br />
thoại. Khi trẻ đã nhớ thì cô bắt đầu kể các đoạn dẫn, còn trẻ kể đoạn đối <br />
thoại.<br />
Trong khi trẻ kể cô theo sửa những chỗ cháu chưa thể hiện đúng giọng <br />
điệu, tính cách nhân vật hay khi ngắt giọng... <br />
*Biện pháp 5: Lồng ghép kể chuyện vào các môn học khác<br />
Cô giáo là người xác định chủ đề lên kế hoạch tổ chức lồng ghép các <br />
môn học một cách hợp lý để trẻ phát huy hứng thú, khuyển khích trẻ tích <br />
cực chủ động trong tiết học. <br />
Với lời kể diễn cảm, hấp dẫn nhưng biết tích hợp các môn học khác <br />
thì sẻ hay hơn vì nó làm thay đổi không khí, làm thay đổi trạng thái khi kể <br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
chuyện. Bằng những lời ca, lời đối thoại, những câu đố, những bài đồng <br />
dao, ca dao hay một số trò chơi xen lẫn.<br />
Ví dụ: Bài thơ “Thỏ bông bị ốm”, “Ong và bướm”….hoặc cho trẻ đọc <br />
thuộc các một số bài đồng dao, ca dao “Vè chim”, “Đi cầu đi quán”…. <br />
Việc tích hợp các môn học khác giáo viên phải linh hoạt, lựa chọn nội <br />
dung, kết hợp nhuần nhuyễn sao cho phù hợp với nội dung câu chuyện, giúp <br />
trẻ tham gia vào hoạt động một cách tích cực và ngôn ngữ của trẻ được phát <br />
triển mạnh nhất.<br />
c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
Giáo viên phải nỗ lực hết mình và dành nhiều thời gian nghiên cứu và <br />
đầu tư vào việc giảng dạy, xây dựng kế hoạch cụ thể, đi sâu nội dung bài <br />
dạy.<br />
Tự bản thân của mỗi giáo viên phải không ngừng học tập để cập nhật <br />
thông tin, kiến thức.<br />
Giáo viên cần được sự hỗ trợ về thiết bị dạy học thiết thực và hiệu <br />
quả cùng với việc linh hoạt, chủ động làm đồ dùng dạy học của mỗi giáo <br />
viên.<br />
Điều quan trọng hơn hết, mỗi giáo viên phải có tâm huyết với nghề.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
Để thực hiện thành công của một tiết dạy, chúng ta cần vận dụng phối <br />
hợp các giải pháp, biện pháp một cách hài hòa, phù hợp với mục tiêu bài, <br />
điều kiện, trình độ, khả năng...của học sinh , nhằm đạt được hiệu quả cao <br />
nhất. <br />
Nếu tất cả biện pháp đều có sự kết hợp đồng bộ, nhịp nhàng thì việc <br />
làm cho các cháu yêu thích môn làm quen văn học, tự tìm đến các câu chuyện <br />
phù hợp của lứa tuổi mình.<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
13<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
Với việc áp dụng một số biện pháp trên vào giờ kể chuyện cho tre tai<br />
̉ ̣ <br />
lơp tôi th<br />
́ ấy được kết quả như sau:<br />
Trẻ đã hứng thú vào giờ kể chuyện hơn trước, khả năng tiếp thu các <br />
câu chuyện của trẻ cũng tăng lên rõ rệt, số trẻ kể lại được các câu chuyện <br />
nhiều hơn.<br />
Các cháu tỏ ra nhanh nhẹn và mạnh dạn tự tin phát âm rõ ràng, mạch <br />
lạc, thể hiện đúng ngữ điệu, hoàn cảnh của câu chuyện. <br />
* Kết quả sau khi thực hiện:<br />
Khả năng Sĩ số Số trẻ Số trẻ chưa <br />
đạt yêu cầu đạt<br />
Phát âm rõ ràng mạch lạc 35 29 = 83% 6 = 17%<br />
Hứng thú kể chuyện sáng tạo 35 30 = 86% 5 = 14%<br />
Biết thể hiện ngữ điệu, hoàn 35 25= 71% 10 = 29%<br />
cảnh…<br />
II.4. Kêt qua thu đ<br />
́ ̉ ược qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
nghiên cứu<br />
Qua kết quả trên, tôi nhận thấy những biện pháp nghiên cứu của mình <br />
về việc nâng cao chất lượng giảng dạy môn làm quen văn học là rất khả thi. <br />
Với những biện pháp này có thể tạo nên sự năng động, nhiệt tình của cả <br />
người dạy và người học. Trong đó, người dạy có ý thức trách nhiệm với tiết <br />
dạy, tạo nên một hình ảnh người cô giáo mẫu mực, tận tụy trong con mắt <br />
của học sinh.<br />
Còn đối với học sinh, với những biện pháp giảng dạy theo đề tài nghiên <br />
cứu của tôi trẻ hứng thú, tích cực vào hoạt động cô đã tạo ở trong lớp, có kỹ <br />
năng tham gia vào các hoạt động, bổ sung kiến thức khá phong phú, cũng có <br />
kiến thức vững vàng. Với những nội dung trên, chứng tỏ các biện pháp mà <br />
tôi đã nghiên cứu trong đề tài này có tính thực tế, mang tính khoa học và đem <br />
lại hiệu quả cao hơn trước.<br />
14<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
III. Kết luận và kiến nghị<br />
III.1. Kết luận<br />
Qua một học kì, tôi đã nghiên cứu và khảo nghiệm đề tài của mình. <br />
Trong đó, tôi đã sử dụng nhiều biện pháp. Nhưng tôi nhận thấy để nâng cao <br />
chất lượng giờ kể chuyện cho học sinh không có cách nào tốt hơn là người <br />
giáo viên phải kích thích được sự ham thích môn học. Muốn làm được điều <br />
đó, tùy theo từng lớp học, từng bài giảng mà người giáo viên sử dụng một <br />
cách linh hoạt các phương pháp giảng dạy. Nhưng vấn đề trọng tâm là phải <br />
nâng cao vai trò của học sinh, đưa các em lên làm nhân vật trung tâm của <br />
mỗi tiết dạy. Người giáo viên phải thực hiện được “lấy học sinh làm trung <br />
tâm”. Có như vậy mới phát huy được tính tích cực sáng tạo của trẻ từng <br />
tiết học.<br />
Muốn cho chất lượng và hiệu quả giảng dạy tốt nhất thì người giáo <br />
viên, trước hết phải có tấm lòng yêu nghề, mến trẻ thực sự, biết chia sẻ <br />
niềm vui, nỗi buồn cùng trẻ, coi trẻ như con của mình. Như vậy thì mới <br />
khắc phục được những khó khăn và hoàn thành tốt nhiệm vụ.<br />
Mặt khác, giáo viên phải không ngừng tự học, tự rèn luyện, tìm tòi, <br />
sáng tạo nâng cao trình độ chuyên môn; sưu tầm các trò chơi dân gian, bài <br />
hát dân ca, ca dao, đồng dao, câu đố,…để đưa vào tiết dạy; nghiên cứu kỹ <br />
các tác phẩm văn học, luyện kỹ năng kể chuyện diễn cảm,...; tăng cường <br />
giao tiếp tiếng Việt cho trẻ vào mọi lúc, mọi nơi; tham dự các chuyên đề, <br />
các tiết dạy mẫu để rút kinh nghiệm; đầu tư làm đồ dùng, đồ chơi và thay <br />
đổi nhiều phương pháp mới trong phần giới thiệu và kết thúc để thu hút trẻ.<br />
Ngoài ra giáo viên cần sử dụng dụng cụ trực quan đa dạng và sinh <br />
động; tìm các thủ thuật đàm thoại hay để phát huy hết khả năng hiểu biết <br />
của trẻ; thường xuyên cho trẻ ôn luyện, tập kể vào mọi lúc, mọi nơi và đặc <br />
biệt cô phải kiên trì dạy trẻ theo quy trình từ dễ đến khó, từ đơn giản đến <br />
<br />
15<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
phức tạp giúp trẻ nắm bắt một cách thật hồn nhiên và vô tư. Cô khen ngợi, <br />
động viên trẻ kịp thời để trẻ cảm thấy tự tin và vui sướng tham gia vào tiết <br />
học. <br />
Giáo viên làm tốt công tác tuyên truyền kiến thức văn học đến với các <br />
bậc phụ huynh để cùng phối hợp chăm sóc giáo dục trẻ; tích luỹ và rút ra <br />
những ưu khuyết điểm sau mọi tiết học để bổ sung thêm vào các tiết học <br />
sau.<br />
III.2. Kiến nghị<br />
Nhà trường tham mưu với các cấp lãnh đạo để mua sắm thêm trang <br />
thiết bị dạy học và nâng cấp xây dựng trường lớp. <br />
Giáo viên phải nỗ lực hết mình và dành nhiều thời gian nghiên cứu và <br />
đầu tư vào việc giảng dạy, xây dựng kế hoạch cụ thể, đi sâu nội dung bài <br />
dạy.<br />
Tự bản thân của mỗi giáo viên phải không ngừng học tập để cập nhật <br />
thông tin, kiến thức.<br />
Giáo viên cần được sự hỗ trợ về thiết bị dạy học thiết thực và hiệu <br />
quả cùng với việc linh hoạt, chủ động làm đồ dùng dạy học của mỗi giáo <br />
viên.<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm mà trong thời gian qua tôi đã thực hiện. <br />
Tuy chưa phải hoàn thiện vẫn còn nhiều thiếu sót cần bổ sung nhưng đây <br />
cũng là kết quả mà bản thân tôi đã tìm tòi học hỏi để giúp cho trẻ nâng cao <br />
chất lượng giờ kể chuyện, từ đó góp phần phát triển toàn diện về mọi mặt <br />
cho trẻ. Rất mong được sự đóng góp ý kiến đồng nghiệp và hội đồng chấm <br />
sáng kiến kinh nghiệm để tôi rút kinh nghiệm cho bản thân, góp phần đưa <br />
chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ ngày càng tốt hơn. <br />
Xin trân trọng cảm ơn!<br />
<br />
<br />
Buôn Trấp, ngày 10 tháng 2 năm 2015 <br />
16<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trần Thị Vinh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
.......................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
...............................................................................................................................<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
1 Cuốn “ Phương pháp cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học” tập 1 <br />
Của cục đào tạo và bồi dưỡng giáo viên nhà xuất bản Hà Nội năm 2001. <br />
2 Cuốn tuyên tâp trò ch<br />
̉ ̣ ơi, bai hat, th<br />
̀ ́ ơ truyện mâu giao 56 tuôi nha<br />
̃ ́ ̉ ̀ <br />
́ ̉ ́ ̣<br />
xuât ban giao duc năm 2001.<br />
3 BDTX chu kỳ hai cho giáo viên mầm non năm 2004 2007 nhà xuất <br />
bản Hà Nội. <br />
<br />
<br />
18<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
4 Tài liệu bồi dưỡng thường xuyên module MN 3 – Nguyễn Thị Minh <br />
Thảo<br />
́ ương dân tô ch<br />
5 Cuôn h ́ ̃ ̉ ức thực hiên cac hoat đông giao duc trong<br />
̣ ́ ̣ ̣ ́ ̣ <br />
trương mâm non theo chu đê ( tre t<br />
̀ ̀ ̉ ̀ ̉ ừ 56 tuôi).<br />
̉<br />
6 Tâm lý học trẻ em lứa tuổi mầm non – Nguyễn Ánh Tuyết NXB <br />
ĐHSP<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
19<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng giờ kể chuyện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
20<br />
Người thực hiện: Trần Thị Vinh<br />