Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
STT NỘI DUNG TRANG<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1 1. Lí do chọn đề tài 2<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
4<br />
2 2.1. Mục tiêu<br />
5<br />
2.2. Nhiệm vụ<br />
3 3. Đối tượng nghiên cứu 6<br />
4 4. Giới hạn của đề tài 6<br />
5 5. Phương pháp nghiên cứu 6<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
6 1. Cơ sở lí luận 67<br />
7 2. Thực trạng của vấn đề nghiên cứu 712<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp <br />
a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp 12<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện <br />
1318<br />
8 pháp<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 18<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề <br />
1819<br />
nghiên cứu<br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
9 1. Kết luận 2021<br />
10 2. Kiến nghị 2122<br />
11 Đánh giá của HĐSKKN cấp trường cấp huyện 23<br />
12 Tài liệu tham khảo 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI<br />
<br />
HIỆU TRƯỞNG PHỐI HỢP CÔNG ĐOÀN <br />
<br />
CÔNG TÁC CHĂM LO ĐỜI SỐNG CÔNG ĐOÀN VIÊN<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU:<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài:<br />
<br />
Để đảm bảo cho cơ chế “ Đảng lãnh đạo, Nhà nước quản lý, nhân dân <br />
làm chủ tập thể” phát huy hiệu quả tạo nên sức mạnh tổng hợp trong nhà <br />
trường nhằm đạt mục tiêu đào tạo, người Hiệu trưởng phải có biện pháp giải <br />
quyết tốt các mối quan hệ với các tổ chức trong nhà trường. <br />
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm thực hiện tốt nhất, có hiệu <br />
quả nhất những điều Luật giáo dục quy định theo phương châm “Dân biết, dân <br />
bàn, dân kiểm tra” trong các hoạt động của nhà trường thông qua các hình thức <br />
dân chủ trực tiếp, dân chủ đại diện, đảm bảo cho cơ quan, đơn vị, tổ chức <br />
được quyền giám sát, kiểm tra đóng góp ý kiến tham gia xây dựng sự nghiệp <br />
giáo dục thạt sự là của dân, do dân, vì dân.<br />
Thực hiện dân chủ trong nhà trường nhằm phát huy quyền làm chủ và <br />
huy động tìm năng trí lực của Hiệu trưởng, đội ngũ cán bộ công nhân viên trong <br />
nhà trường theo luật định, góp phần xây dựng nền nếp, trật tự trong mọi hoạt <br />
động của nhà trường, ngăn chặn các hiện tượng tiêu cực và các tệ nạn xã hội, <br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
thực hiện nhiwwmj vụ phát triển giáo dục phù hợp với đường lối, chủ trương <br />
của Đảng và pháp luật của Nhà nước.<br />
Công Đoàn là một tổ chức quần chúng của tập thể sư phạm là một bộ <br />
phận của hệ thống chuyên chính vô sản là trung tâm tập hợp giáo dục đoàn kết <br />
cán bộ giáo viên – công nhân viên tiến hành các hoạt động của nhà trường <br />
nhằm xây dựng thành công nhà trường xã hội chủ nghĩa.<br />
Hiệu trưởng là người chịu trách nhiệm chung về mọi mặt của nhà <br />
trường, với trách nhiệm hết sức nặng nề nên yêu cầu công việc là đòi hỏi hết <br />
sức linh động, sáng tạo trong mọi tình huống.<br />
Bản thân người Hiệu trưởng phải biết xây dựng bầu không khí lành <br />
mạnh trong Hội đồng sư phạm, đồng thời người Hiệu trưởng phải biết phối <br />
hợp một cách khoa học với các tổ chức trong nhà trường đặc biệt là Công Đoàn <br />
để có thêm động lực nhằm tăng cường và đảm bảo chất lượng dạy học.<br />
Tôi mong muốn rằng bằng những kiến thức đã học, bằng thực tế của <br />
nhà trường hiện nay, tôi sẽ làm thay đổi được công tác phối hợp của người <br />
Hiệu trưởng với tổ chức công đoàn, một tổ chức rất quan trọng đại diện chính <br />
quyền để quản lý nhà trường. Xây dựng nhà trường luôn đoàn kết gắn bó và <br />
phát triển sao cho mỗi thành viên trong nhà trường cảm thấy mình được làm <br />
chủ và cần phải xây dựng nhà trường ngày càng một vững mạnh.<br />
Trong bối cảnh hiện nay, mặc dù Đảng và nhà nước ta rất quan tâm, <br />
chăm lo mọi mặt đến đời sống vật chất và tinh thần của CBVC nói chung và <br />
CBGV ngành giáo dục nói riêng nhưng cũng mới chỉ đáp ứng được cuộc sống <br />
tối thiểu mà thôi, vẫn còn nhiều khó khăn, nan giải nhất là đối với đội ngũ GV <br />
trẻ mới ra trường, đội ngũ nhân viên và các đối tượng phục vụ có mức thu nhập <br />
thấp, <br />
<br />
3<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
Từ quan điểm coi việc chăm lo đời sống cho cán bộ VC và người lao động <br />
nói chung và ngành GD nói riêng là yếu tố hết sức quan trọng trong phát triển <br />
sự nghiệp giáo dục của các tổ chức Công đoàn, hơn nữa hiện nay mức thu <br />
nhập của cán bộ VC trong đơn vị nói riêng và của ngành giáo dục nói chung còn <br />
ở mức thấp, một điều dễ nhận thấy ở một số trường học đóng trên địa bàn <br />
thuộc các xã vùng sâu, vùng xa, đời sống của CBGV vẫn còn gặp nhiều khó <br />
khăn: CSVC chưa được đáp ứng, môi trường làm việc và sinh hoạt chưa được <br />
đảm bảo thiếu nước sạch, thiếu nhà ở, đi lại khó khăn, cuộc sống vật chất đã <br />
thiếu thốn, cuộc sống tinh thần càng chưa được đáp ứng. Đặc biệt ở một số <br />
đơn vị, việc đảm bảo quyền và lợi ích hợp pháp, chính đáng của CBVC đôi khi <br />
chưa được quan tâm đầy đủ, kịp thời : Như chính sách về tiền lương, tiền <br />
thưởng, trợ cấp ốm đau, chế độ dưỡng sức, các chế độ bảo hiểm y tế, bảo <br />
hiểm thân thể,.....<br />
<br />
Với thực trạng trên cho thấy công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với <br />
Công đoàn trong việc thực hiện chăm lo đời sống cho công đoàn viên là rất quan <br />
trọng, đây không phải là việc làm trong ngày một, ngày hai mà là cả quá trình, <br />
phải tiến hành thường xuyên, lâu dài mới đạt được kết quả. Một thực tế cho <br />
thấy ở đơn vị nào mà nhà trường phối hợp tốt với Ban chấp hành Công đoàn <br />
quan tâm và chăm lo đến nơi đến chốn đời sống vật chất và tinh thần cho cán <br />
bộ, viên chức thì chắc chắn ở đó họ sẽ gặt hái được nhiều thành công trong các <br />
phong trào thi đua. Vì vậy hoạt động tự chăm lo và chăm lo đời sống cho đoàn <br />
viên công đoàn trong các đơn vị hiện nay mang ý nghĩa chính trị to lớn, là động <br />
lực thúc đẩy sự nghiệp GD từng bước phát triển.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
a. Mục tiêu: <br />
4<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
Thực hiện đề tài này nhằm giúp cho Hiệu trưởng BCH làm tốt công tác <br />
phối hợp CĐCS trong mọi hoạt động; các Công đoàn cơ sở xác định đúng vai <br />
trò, chức năng quan trọng của tổ chức Công đoàn, đó là chức năng“Chăm lo, <br />
bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CBVC và người lao động”, từ <br />
đó các CĐCS làm trọn trách nhiệm của tổ chức ở đơn vị mình. Bởi vì thực trạng <br />
hiện nay cho thấy vẫn còn có không ít các CĐCS hoạt động chưa thật đúng <br />
chức năng, do cán bộ công đoàn thường hay bị thay đổi liên tục, việc tham gia <br />
tập huấn và nắm bắt quy trình hoạt động của một bộ phận cán bộ công đoàn <br />
chưa thật kịp thời hoặc năng lực của một số đội ngũ cán bộ BCH còn hạn chế..<br />
<br />
Cung cấp thêm một số kinh nghiệm và biện pháp trong hoạt động “Chăm <br />
lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CBVC và người lao động” <br />
cho các tổ chức công đoàn nói chung và CĐCS ở các đơn vị trường học nói riêng <br />
nhằm tạo ra một diễn đàn để các chủ tịch CĐCS có điều kiện trao đổi, giao <br />
lưu, học hỏi lẫn nhau để nắm bắt cái hay, cái tốt của đơn vị bạn áp dụng vào <br />
đơn vị mình nhằm nâng cao chất lượng và hiệu quả của hoạt động công đoàn ở <br />
các trường học, từ đó góp phần thúc đẩy sự nghiệp giáo dục huyện nhà ngày <br />
càng phát triển.<br />
<br />
b. Nhiệm vụ:<br />
<br />
Trình bày được các biện pháp, giải pháp và hiệu quả đạt được của Hiệu <br />
trưởng phối hợp công đoàn trong việc thực hiện chức năng “Chăm lo, bảo vệ <br />
quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho CBVC và người lao động” ở đơn vị <br />
mình nhằm góp phần cải thiện và nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho <br />
đoàn viên công đoàn.<br />
<br />
Từ đó rút ra được những bài học kinh nghiệm có giá trị, có thể áp dụng <br />
trong phạm vi rộng đối với các công đoàn cơ sở nói chung, đối với các CĐCS ở <br />
5<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn để từng bước tạo điều kiện cho đoàn viên <br />
công đoàn mới ra trường, hoặc công đoàn viên có thu nhập thấp, khắc phục khó <br />
khăn, ổn định cuộc sống để yên tâm công tác, hoàn thành tốt nhiệm vụ được <br />
giao.<br />
<br />
Giải quyết được thực trạng hiện nay là nhiều công đoàn cơ sở thiếu kinh <br />
phí để tổ chức các hoạt động phong trào nên thường rơi vào tình trạng bị động <br />
hoặc chờ đợi, dựa dẫm và lệ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà trường. Có những <br />
CĐCS cuối năm quyết toán kinh phí thường âm quỹ ( Chủ yếu là các đơn vị <br />
mầm non, tiểu học), vì thế hoạt động thăm hỏi đoàn viên ốm đau, thai sản, tai <br />
nạn ... còn hạn chế, chưa động viên được đoàn viên công đoàn khi gặp khó <br />
khăn, ốm đau, tai nạn...<br />
<br />
Rèn luyện cho đội ngũ cán bộ công đoàn về sự tư duy, nhạy bén, năng <br />
động, sáng tạo, giám nghĩ và giám làm vì lợi ích chung của tập thể, tránh được <br />
sự rập khuân, máy móc, hoạt động kém hiệu quả.<br />
<br />
Trong lúc chờ đợi sự thay đổi về kinh phí hoạt động của công đoàn cho <br />
phù hợp với giai đoạn hiện này, thì các CĐCS phải chủ động, có những giải <br />
pháp khắc phục khó khăn để mạng lại hiệu quả cao nhằm góp phần đưa sự <br />
nghiệp giáo dục huyện nhà từng bước phát triển vững chắc.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Công tác phối hợp của Hiệu trưởng và công đoàn chăm lo đời sống công <br />
đoàn viên.<br />
<br />
4. Giới hạn của đề tài:<br />
<br />
Công tác phối hợp của Hiệu trưởng và công đoàn chăm lo đời sống công <br />
đoàn viên, chủ yếu là công đoàn trường Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ<br />
6<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
<br />
Trải nghiệm qua các hoạt động thực tế của công đoàn, chủ yếu là họat <br />
động điều hành của các đồng chí trong BCH và đoàn viên công đoàn trường <br />
Trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ. <br />
<br />
Thông qua thăm dò, lấy ý kiến của một số đoàn viên công đoàn.<br />
<br />
Thống kê số liệu, so sánh kết quả đã đạt được trong những năm qua của <br />
hoạt động công đoàn. <br />
<br />
Đúc rút kinh nghiệm từ công tác công đoàn của CĐGD huyện <br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG:<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận:<br />
<br />
Trong khoản 3 Điều 17 Điều lệ Công đoàn Việt Nam được Đại hội đại <br />
biểu Công đoàn toàn quốc lần thứ X thông qua ngày 5 tháng 11 năm 2008, quy <br />
định: “ Nhiệm vụ, quyền hạn của công đoàn cơ sở trong các cơ quan nhà nước, <br />
đơn vị sự nghiệp công lập, cơ quan của tổ chức chính trị, chính trị xã hội và xã <br />
hội nghề nghiệp: Phối hợp với thủ trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn <br />
vị tổ chức thực hiện quy chế dân chủ, tổ chức hội nghị cán bộ, công chức cơ <br />
quan, đơn vị; cử đại diện tham gia các hội đồng xét và giải quyết các quyền lợi <br />
của đoàn viên, cán bộ, công chức, viên chức và người lao động...Cùng với thủ <br />
trưởng hoặc người đứng đầu cơ quan, đơn vị cải thiện điều kiện làm việc, <br />
chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức các hoạt động xã hội, từ thiện <br />
trong CNVCLĐ.”<br />
<br />
Điều 1. luật công đoàn 2012 được Quốc hội thông qua có nội dung: Công <br />
đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của giai cấp công nhân và của người <br />
<br />
7<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
lao động, được thành lập trên cơ sở tự nguyện, là thành viên trong hệ thống <br />
chính trị của xã hội Việt Nam, dưới sự lãnh đạo của Đảng Cộng sản Việt Nam; <br />
đại diện cho cán bộ, công chức, viên chức, công nhân và những người lao động <br />
khác (sau đây gọi chung là người lao động), cùng với cơ quan nhà nước, tổ chức <br />
kinh tế, tổ chức xã hội chăm lo và bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng <br />
của người lao động; tham gia quản lý nhà nước, quản lý kinh tế xã hội, tham <br />
gia thanh tra, kiểm tra, giám sát hoạt động của cơ quan nhà nước, tổ chức, đơn <br />
vị, doanh nghiệp; tuyên truyền, vận động người lao động học tập nâng cao trình <br />
độ, kỹ năng nghề nghiệp, chấp hành pháp luật, xây dựng và bảo vệ Tổ quốc <br />
Việt Nam xã hội chủ nghĩa<br />
<br />
KH hoạt động của CĐGD huyện Krông Ana số 18a/KHCĐGD ngày <br />
1/11/2012 trong chương trình 1đã ghi: Phát huy vai trò của “ Tổ ấm công đoàn”, <br />
chăm lo đời sống vật chất, tinh thần của đoàn viên, thăm hỏi động viên giúp <br />
nhau giải quyết khó khăn trong cuộc sống”.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
<br />
Có các văn bản hướng dẫn thực hiện của các cấp công đoàn như: Điều <br />
lệ công đoàn Việt Nam, các chỉ thị nghị quyết của công đoàn Việt Nam.<br />
<br />
Có chương trình hành động và kế hoạch hoạt động của công đoàn <br />
huyện krông Ana, Công đoàn ngành giáo dục huyện và nghị quyết của các <br />
CĐCS ở trường học, đặc biệt là CĐCS Buôn Trấp<br />
<br />
Ban chấp hành công đoàn GD huyện qua các nhiệm kì là những đồng chí <br />
có năng lực, tâm huyết với hoạt động công đoàn, rất quan tâm và chăm lo cho <br />
đời sống của CBVC và người lao động nói chung đặc biệt là những đoàn viên <br />
công đoàn.<br />
<br />
8<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
Được lãnh đạo các trường mầm non, tiểu học, THCS trong toàn huyện <br />
tạo điều kiện thuận lợi cho BCH CĐCS làm tốt chức năng, nhiệm vụ của mình.<br />
<br />
Một số đơn vị CĐCS có một đội ngũ cán bộ BCH công đoàn đa số là <br />
trẻ, nhiệt tình, có tinh thần trách nhiệm, đã từng được tham gia các lớp tập <br />
huấn về công tác công đoàn nên có nhiều kinh nghiệm trong điều hành các hoạt <br />
động của công đoàn cơ sở. <br />
<br />
Được đại đa số đoàn viên công đoàn đồng tình hưởng ứng, đặc biệt là <br />
sau khi triển khai các nội dung của hoạt động công đoàn về chăm lo đời sống <br />
cho CBVC. <br />
<br />
Một số CĐCS trong quá trình hoạt động cũng đã gặt hái được nhiều <br />
thành công trong phong trào chăm lo và tự chăm lo đời sống cho đoàn viên công <br />
đoàn ở đơn vị mình.<br />
<br />
Các văn bản chỉ đạo của các cấp công đoàn đề cập một số vấn đề đôi <br />
khi còn chung chung, chưa được thể chế hóa một cách cụ thể. <br />
<br />
Chế độ phụ cấp cho đội ngũ cán bộ công đoàn cơ sở còn quá thấp, có <br />
những công đoàn cơ sở mà BCH mỗi tháng chỉ được khoảng 20.000đ – 30.000đ <br />
( mặc dù theo quy định chế độ phụ cấp kiêm nhiệm, phụ cấp trách nhiệm mới <br />
đối với cán bộ công đoàn cơ sở tối thiểu là 0,14) nhưng yêu cầu hoạt động <br />
của tổ chức CĐCS đòi hỏi nhiều thời gian và công sức. <br />
<br />
Một bộ phận đoàn viên công đoàn nhất là đoàn viên mới ra trường, đoàn <br />
viên là nhân viên, hợp đồng có thu nhập rất thấp, khả năng để tự chăm lo đời <br />
sống của bản thân và gia đình mình còn gặp khó khăn chưa nói gì đến tham gia <br />
các hoạt động nhân đạo, từ thiện do các tổ chức đoàn thể phát động. <br />
<br />
<br />
9<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
Năng lực lãnh đạo của đội ngũ cán bộ công đoàn ở một số CĐCS cơ sở <br />
chưa thật đồng đều, hầu hết chưa qua đào tạo nghiệp vụ công đoàn. Cán bộ <br />
công đoàn thường không được ổn định, phải luân chuyển luôn nên hiệu quả <br />
hoạt động chưa cao.<br />
<br />
Đời sống vật chất và tinh thần của CBVC trong đơn vị từng bước được <br />
cải thiện rõ rệt, đặc biệt những đoàn viên mà cuộc sống gặp khó khăn có cơ <br />
hội để vay vốn phát triển kinh tế , hoặc mua sắm các vật dụng trong gia đình <br />
với lãi suất ưu đãi của CĐCS<br />
Các CĐCS xây dựng được nguồn quỹ, tự chủ được trong các hoạt động <br />
phong trào của công đoàn mà không cần chờ đợi hoặc bị động, lệ thuộc vào <br />
nguồn kinh phí chính quyền hỗ trợ. <br />
CĐCS xây xựng được nguồn kinh phí, không những giúp cho đoàn viên <br />
công đoàn từng bước cải thiện về đời sống vật chất của bản thân và gia đình <br />
mà còn từng bước nâng cao đời sống tinh thần cho mỗi đoàn viên trong đơn vị <br />
như tổ chức các hoạt động văn nghệ thể thao, vui chơi giải trí, tổ chức các <br />
hoạt động tham quan nghỉ mát hàng năm cho tập thể. CĐCS có nguồn quỹ để tổ <br />
chức thăm hỏi, động viên CBVC và người thân ốm đau, hoạn nạn, tai nạn, giúp <br />
cho họ yên tâm công tác <br />
Không phải tổ chức CĐCS nào cũng thực hiện được nội dung của <br />
chương trình I đó là Bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng và chăm lo đời <br />
sống nhà giáo và lao động trong ngành. Khi mà BCH công đoàn ở các cơ sở <br />
không nhận được sự đồng thuận của lãnh đạo nhà trường <br />
<br />
Việc chăm lo đời sống cho CBVC và người lao động khi mà nguồn kinh <br />
phí quá ít ỏi thu từ nguồn đoàn phí của đoàn viên đóng góp và kinh phí trên cấp <br />
về không đủ để đáp ứng cho các hoạt động của công đoàn thì nói gì tới việc <br />
10<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
chăm lo đời sống cho anh chị em. Nếu chúng ta không mạnh dạn tham mưu, và <br />
XD các kế hoạch để hoạt động có hiệu quả nhằm từng bước đưa lại những <br />
lợi ích thiết thực phục vụ đời sống cho CBVC thì việc chăm lo đời sống nhà <br />
giáo và lao động trong ngành được thể hiện qua các báo cáo sơ kết, tổng kết <br />
của các CĐCS cũng chỉ là trên giấy tờ mà thôi.<br />
<br />
Tại CĐCS trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ nhận được sự đồng tình <br />
ủng hộ, tạo điều kiện giúp đỡ tối đa của lãnh đạo nhà trường, đặc biệt là tập <br />
thể anh chị em đoàn viên công đoàn có sự đoàn kết và đồng thuận <br />
Đội ngũ Ban chấp hành công đoàn gồm có 3 đ/c đều có trình độ đại học <br />
( chiếm tỷ lệ 100%), hầu hết đã được tham gia các lớp tập huấn của công đoàn <br />
vì thế có kinh nghiệm, có năng lực và luôn năng động sáng tạo trong điều hành <br />
hoạt động của tổ chức công đoàn.<br />
Đảng và nhà nước ngày càng quan tâm tới sự nghiệp giáo dục vì thế có <br />
những chế độ đãi ngộ, những chính sách thích đáng nhằm động viên đội ngũ <br />
các nhà giáo nâng cao chất lượng giảng dạy tại các cơ sở giáo dục trong toàn <br />
quốc và đó cũng là cơ sở để đoàn viên công đoàn có điều kiện tham gia các hoạt <br />
động phong trào do ngành và đơn vị phát động. <br />
Mặc dù đời sống vật chất, tinh thần của mỗi đoàn viên công đoàn ngày <br />
càng được nâng cao hơn trước nhưng trong bối cảnh chung hiện nay: Các nước <br />
trên thế giới cũng như ở nước ta đang chịu ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng <br />
kinh tế toàn diện và sâu sắc, do vậy sự tác động của khủng hoảng trên tất cả <br />
các mặt của đời sống xã hội, giá cả các mặt hàng không ổn định, lạm phát ngày <br />
càng tăng, điều đó tác động không nhỏ tới đời sống xã hội, trong đó có đội ngũ <br />
CBVC của ngành Giáo dục chúng ta.<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
Một bộ phận cán bộ công đoàn cơ sở còn ngại vất vả, ngại khó khăn, <br />
chưa mạnh dạn tham mưu với các cấp lãnh đạo của chính quyền, của công <br />
đoàn cấp trên để có định hướng tốt cho việc thực hiện kế hoạch của CĐCS <br />
trong việc cải thiện đời sống vật chất cho đội ngũ đoàn viên.<br />
Có sự quan tâm đúng mức về đời sống CBVC của lãnh đạo phòng Giáo <br />
dục & đào tạo Krông Ana đặc biệt là đội ngũ BCH công đoàn Giáo dục nhiệm <br />
kì 2012 – 2017 đã không ngừng động viên khuyến khích và tạo điều kiện giúp <br />
đỡ để các CĐCS làm tốt chức năng: “Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp <br />
pháp chính đáng cho CBVC và người lao động”<br />
Sự phối hợp chặt chẽ và có trách nhiệm của lãnh đạo, CĐCS các trường <br />
Mầm non, tiểu học, THCS trên địa bàn cũng như đơn vị .<br />
Sự thay đổi trong tư duy của đại bộ phận đoàn viên công đoàn đó là tinh <br />
thần vì đồng nghiệp, giúp đỡ đồng nghiệp không chỉ trong lĩnh vực chuyên môn, <br />
nghiệp vụ mà cả trong đời sống vật chất và tinh thần, nhất là phong trào tương <br />
thân, tương ái, chia sẽ khi bạn bè, đồng nghiệp gặp khó khăn, hoạn nạn. Đây <br />
chính là cơ sở tạo nên sức mạnh lớn, đưa đến sự thành công trong hoạt động <br />
chăm lo và tự chăm lo đời sống của đoàn viên công đoàn trong đơn vị.<br />
<br />
Thực tế cho thấy ở các CĐCS đó là vấn đề thiếu kinh phí để tổ chức các <br />
hoạt động phong trào nên thường rơi vào tình trạng bị động hoặc chờ đợi, dựa <br />
dẫm và lệ thuộc vào sự hỗ trợ của nhà trường. Cuối năm quyết toán kinh phí <br />
thường âm quỹ. Vì thế hoạt động thăm hỏi đoàn viên ốm đau, thai sản, tai <br />
nạn ... còn hạn chế, chưa động viên được đoàn viên công đoàn yên tâm công tác, <br />
vì thế kết quả đạt được tronng các phong trào thi đua của các đơn vị vẫn còn <br />
hạn chế.<br />
<br />
<br />
12<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
Thời gian vừa qua, công đoàn cơ sở đã nhận được sự hỗ trợ kinh phí từ <br />
phía nhà trường nhưng còn một số đơn vị không khắc phục được khó khăn về <br />
kinh phí để tổ chức các hoạt động. Kinh phí công đoàn cơ sở chủ yếu dựa vào <br />
khoản đoàn phí công đoàn do đoàn viên đóng ( 1%), hàng năm công đoàn cấp <br />
trên có cấp về cho các CĐCS khoản kinh phí nằm trong kinh phí công đoàn (2%) <br />
nhưng thường cuối năm mới được cấp, vì thế không đáp ứng kịp thời nhu cầu <br />
của công việc. Ngoài ra các CĐCS không có nguồn thu nào khác để hỗ trợ thêm <br />
cho các hoạt động, đặc biệt đối với các CĐCS mầm non với số lượng đoàn viên <br />
rất ít, có công đoàn chỉ có 8 – 10 đoàn viên vì thế kinh phí thu được không đáp <br />
ứng đủ cho hoạt động thăm hỏi đoàn viên ốm đau chưa nói đến đầu tư cho các <br />
phong trào.<br />
<br />
Từ thực tế trên cho thấy bài học kinh nghiệm cần phải rút ra là các tổ <br />
chức công đoàn cơ sở nói chung và CĐCS ở các trường học nói riêng cần phải <br />
có kế hoạch xây dựng các nguồn quỹ để chủ động kinh phí trong các hoạt <br />
động, đặc biệt là chăm lo đời sống cho đoàn viên công đoàn như hỗ trợ thêm <br />
cho hoạt động thăm hỏi, đoàn viên khi ốm đau, tai nạn ..., hỗ trợ vốn cho đoàn <br />
viên gặp khó khăn có điều kiện phát triển kinh tế gia đình, cải thiện cuộc sống <br />
dưới hình thức cho vay với lãi suất thấp, tổ chức cho đoàn viên tham quan, nghỉ <br />
dưỡng, vui chơi giải trí, tặng thưởng cho con đoàn viên học giỏi...<br />
<br />
Trong lúc chờ đợi sự thay đổi về kinh phí hoạt động của công đoàn cho <br />
phù hợp với giai đoạn hiện này, thì các CĐCS phải chủ động, có những giải <br />
pháp, biện pháp hữu hiệu để khắc phục khó khăn, mang lại hiệu quả cao cho <br />
hoạt động công đoàn, đặc biệt là từng bước cải thiện về điều kiện làm việc <br />
cho BCH, cải thiện về đời sống vật chất lẫn tinh thần cho đoàn viên, nhằm <br />
góp phần đưa sự nghiệp giáo dục huyện nhà từng bước phát triển vững chắc.<br />
<br />
13<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp:<br />
<br />
a. Mục tiêu của giải pháp:<br />
<br />
Hiệu trưởng cần am hiểu về công tác tổ chức công đoàn cũng như công <br />
tác khác. Hiểu được vị trí, chức năng, vai trò của công tác công đoàn trong nhà <br />
trường. Thực hiện phối hợp có hiệu quả trong các hoạt động của nhà trường, <br />
công đoàn.<br />
<br />
Giúp cho các tổ chức CĐCS cũng như mỗi đoàn viên nắm bắt và hiểu <br />
được các chế độ, chính sách đãi ngộ của Đảng và nhà nước giành cho CBVC <br />
ngành giáo dục, để từ đó bản thân mình tự kiểm tra, tự giám sát xem các chế độ <br />
đã được hưởng đúng, đủ, kịp thời hay còn vướng mắc cần phải đề xuất, giải <br />
quyết...<br />
<br />
Góp phần “Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng cho <br />
CBVC và người lao động”, nhằm từng bước cải thiện đời sống vật chất và tinh <br />
thần cho mỗi đoàn viên công đoàn trong đơn vị, đặc biệt là những đoàn viên mà <br />
cuộc sống của họ còn gặp nhiều khó khăn <br />
Tạo điều kiện để tập thể đoàn viên công đoàn yên tâm công tác, từng <br />
bước nâng cao chất lượng giảng dạy, hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao, góp <br />
phần đưa sự nghiệp giáo dục của huyện nhà từng bước phát triển. <br />
CĐCS chủ động được nguồn kinh phí trong việc điều hành các hoạt <br />
động của công đoàn trong đơn vị. <br />
<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp:<br />
<br />
Để góp phần giải quyết thực trạng khó khăn về kinh phí, đảm bảo việc <br />
“...Cải thiện điều kiện làm việc, chăm lo đời sống của CNVCLĐ, tổ chức <br />
các hoạt động xã hội, từ thiện trong CNVCL, nâng cao chất lượng của các <br />
<br />
14<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
tổ chức công đoàn cơ sở ”. Nhà trường, phối hợp công đoàn trường Tiểu học <br />
Hoàng Văn Thụđã chủ động đưa ra các giải pháp, biện pháp cụ thể như sau:<br />
* Làm tốt công tác tuyên truyền để công đoàn viên nắm bắt được các <br />
chế độ chính sách, các quyền lợi chính đáng, hợp pháp của Đảng, nhà nước và <br />
của ngành đối với CBVC, để từ đó có sự hiểu biết và tự giám sát xem mình có <br />
những chế độ, quyền lợi gì? đã được hưởng đầy đủ các chế độ, quyền lợi đó <br />
chưa? Nếu thiếu hoặc chưa kịp thời thì phải đề xuất lên Ban chấp hành công <br />
đoàn hoặc Ban TTND để tham mưu với nhà trường xem xét, giải quyết. Nếu <br />
bản thân của đoàn viên mà không nắm bắt được các chế độ của chính mình thì <br />
làm sao biết được đơn vị đã giải quyết chế độ cho mình đúng hay sai, đủ hay <br />
thiếu.<br />
<br />
* Hỗ trợ Công đoàn làm tốt chức năng kiểm tra, giám sát việc thực <br />
hiện chế độ chính sách hiện hành đối với nhà giáo và người lao động, muốn <br />
làm được điều này BCH Công đoàn phải là người am hiểu, nắm bắt kịp thời <br />
các chế độ, chính sách hiện hành của nhà nước đối với CBVC như : Chế độ <br />
tiền lương, phụ cấp đứng lớp, chế độ thai sản, chế độ nghỉ ốm, chế độ BHXH, <br />
BHYT, BHTT . Sau đó phối hợp với TTND thường xuyên kiểm tra giám sát <br />
việc thực hiện chế độ chính sách đối với nhà giáo và lao động của nhà trường <br />
đã kịp thời chưa? Đã thực hiện đúng chế độ và đúng đối tượng chưa? Có gì <br />
vướng mắc không? Việc phân công định mức lao động đảm bảo yếu tố công <br />
bằng giữa CBVC trong đơn vị chưa?<br />
<br />
( Ví dụ như chế độ tiền lương đối với CBVC thường được cấp vào đầu <br />
tháng, nhưng nếu thấy quá muộn thì BCH công đoàn có thể tìm hiểu xem lý do <br />
vì sao lương muộn ... sau đó giải đáp cho đoàn viên rõ lý do và tiếp tục tham <br />
mưu để xử lý kịp thời.), hoặc là định mức lao động của mỗi đoàn viên bình <br />
15<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
thường là 23 tiết / tuần, tại sao một số Đ/c lại chỉ dạy 21 tiết, hoặc vì đặc thù <br />
của trường có phân hiệu thì phân công như thế nào cho hợp lý? Tất cả những <br />
vấn đề đó được công đoàn trường Tiểu học Hoàng Văn Thụ tham mưu và phối <br />
hợp với nhà trường thực hiện công bằng về ngày công, giờ công lao động giữa <br />
các đoàn viên và người lao động......<br />
<br />
* Hoạt động chăm lo và tự chăm lo đời sống cho đoàn viên công đoàn:<br />
<br />
Chăm lo về đời sống vật chất: Nhà trường luôn quan tâm đến đời <br />
sống của CĐV, phối hợp BCH công đoàn cơ sở thường xuyên tư vấn và tạo <br />
điều kiện để đoàn viên tự chăm lo đời sống vật chất cho gia đình và bản thân <br />
mình bằng các công việc làm thêm như phổ biến kinh nghiệm làm kinh tế gia <br />
đình : Phát triển chăn nuôi, tham gia bán bảo hiểm, bán cạc điện thoại để tăng <br />
thu nhập, góp phần nâng cao mức sống gia đình mà không ảnh hưởng tới công <br />
tác chuyên môn của mình. Công đoàn Tiểu học Hoàng Văn Thụ đã trực tiếp <br />
chăm lo đời sống vật chất cho đoàn viên thông qua việc tổ chức XD các nguồn <br />
quỹ, cụ thể: <br />
<br />
+ Xây dựng quỹ tham quan: Trong nhiệm kì qua, phối hợp với công <br />
đoàn để xây dựng và duy trì được nguồn quỹ tham quan của đơn vị. Đã tổ chức <br />
tham quan Đà Lạt Vũng Tàu TP Hồ Chí Minh. Tổng kinh phí trong những năm <br />
đầu do điều kiện đời sống đoàn viên còn khó khăn nên việc đóng góp quỹ và <br />
duy trì nguồn quỹ này tương đối khó khăn, nhưng với sự kiên trì và quyết tâm <br />
của BCH công đoàn và sự phối hợp kết hợp chặt chẽ với Ban giám hiệu nhà <br />
trường, nên nguồn quỹ này đã được duy trì và phát triển cho đến nay. Hiện nay, <br />
đang tiếp tục xây dựng quỹ tham quan. Số quỹ này hiện đang sử dụng vào mục <br />
đích giúp đỡ đoàn viên giải quyết khó khăn và phát triển kinh tế của gia đình <br />
bằng cách cho vay với lãi suất 1%, để đoàn viên có điều kiện hỗ trợ con cái học <br />
16<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
hành, phát triển chăn nuôi, đầu tư cà phê hoặc mua sắm vật dụng phục vụ gia <br />
đình như ti vi, tủ lạnh, xe máy,...), như vậy vừa giải quyết được khó khăn cho <br />
đoàn viên công đoàn đồng thời vừa tăng thêm nguồn thu nhập cho CĐCS( Bình <br />
quân khoảng 15.000.000đ/ 1 năm, tiền thu từ lãi tham quan). Đây là một khoản <br />
tiền không nhỏ hỗ trợ cho hoạt động công đoàn hàng năm, khi cần thiết thi <br />
BCH thu hồi vốn về để tổ chức tham quan nghỉ mát cho đoàn viên công đoàn .<br />
<br />
+ Xây dựng quỹ nữ công: CĐCS đã xây dựng quỹ nữ công để phục vụ <br />
hoạt động hàng năm và tổ chức phát động quỹ “ Vì nữ viên chức nghèo” quỹ <br />
này phát động từ cuối năm 2007, cứ mỗi nhiệm kì mỗi đoàn viên nữ đóng vào <br />
quỹ 50.000đ. Đến nay đã có khoảng gần 10.000.000đ, tương tự như quỹ tham <br />
quan, CĐCS sử dụng nguồn quỹ này cho nữ viên chức có hoàn cảnh khó khăn <br />
vay để phát triển kinh tế gia đình.<br />
<br />
+ Đoàn viên tự góp vốn theo từng tổ công đoàn hoặc theo nhóm <br />
( Hội ): Mỗi tháng mỗi đoàn viên góp từ 500.000đ đến 1.000.000đ và ưu tiên <br />
cho người khó khăn nhất nhận trước ( không lãi suất). Với hình tức góp vốn này <br />
cũng đã giúp cho nhiều đoàn viên mua sắm được những vật dụng có giá trị trong <br />
gia đình mà không cần vay tiền từ ngân hàng nhà nước. <br />
<br />
Chăm lo về đời sống tinh thần:<br />
<br />
Song song với quá trình chăm lo về đời sống vật chất, nhà trường phối <br />
hợp Ban chấp hành công đoàn cơ sở đã có những biện pháp, giải pháp để từng <br />
bước cải thiện về đời sống tinh thần cho mỗi đoàn viên.<br />
<br />
CĐ thường xuyên tham mưu và phối hợp với nhà trường tổ chức các <br />
phong trào VN – TT , vui chơi giải trí cho CBVC vào các ngày chủ điểm như <br />
20/10, 8/3, 26/3 dưới các hình thức: <br />
<br />
17<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
+ Thi đấu giao hữu bóng chuyền nam, nữ với các đơn vị thuộc các ban <br />
ngành trong huyện, với đơn vị bạn ở các trường học, ở địa phương<br />
<br />
+ Tại trường chúng tôi thường tổ chức thi văn nghệ, hoặc thi đấu bóng <br />
chuyền, kéo co, cờ vua giữa các tổ công đoàn với nhau, có trao giải thưởng. <br />
Chính những hoạt động này đã đem lại cho CBVC những nụ cười và những <br />
giây phút sảng khoái sau một thời gian dài lên lớp căng thẳng. Cũng chính <br />
những hoạt động này giúp cho đoàn viên thêm yêu trường, yêu lớp hơn.<br />
<br />
Bên cạnh phong trào Văn nghệ Thể thao, các hoạt động nữ công cũng <br />
đem lại những niềm vui nho nhỏ cho mỗi chị em. Đơn vị chúng tôi có 29 chị em <br />
( kể cả hợp đồng ), một tập thể mà số nữ viên chức chiếm tới 2/3 số CBVC <br />
của đơn vị thì quả thật là có nhiều điều khó khăn, bất cập...Chính vì lẽ đó mà <br />
lãnh đạo, Ban chấp hành công đoàn luôn bận tâm, suy nghĩ phải làm gì? và làm <br />
như thế nào? để có nhiều niềm vui đến với chị em, động viên chị em vượt qua <br />
được những khó khăn vất vả trong cuộc sống đời thường, đặc biệt chị em đang <br />
nuôi con nhỏ, chị em có hoàn cảnh kinh tế khó khăn, vươn lên hoàn thành nhiệm <br />
vụ<br />
<br />
Hàng năm vào các dịp tết Dương lịch, tết Âm lịch, vào các ngày lễ lớn <br />
của phụ nữ như ngày thành lập Hội LHPN Việt Nam 20/10; ngày Quốc tế phụ <br />
nữ 8/3, Ban chấp hành công đoàn đã tham mưu với chi bộ và lãnh đạo nhà <br />
trường tạo điều kiện cho chị em được tham gia các cuộc thi do Ban nữ công tổ <br />
chức như : Thi cắm hoa, thi nấu món ăn ngon, tổ chức chuyên đề về Văn hóa <br />
ứng xử ở công sở, chuyên đề về bí quyết giữ gìn sắc đẹp và hạnh phúc gia <br />
đình, chuyên đề về bình đẳng giới, đây là những hoạt động thiết thực nhất góp <br />
phần giúp chị em nâng cao trình độ nhận thức và sự hiểu biết về cuộc sống để <br />
<br />
<br />
18<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
từng bước xây dựng gia đình hạnh phúc. Chính hoạt động này đã khẳng định <br />
thêm một lần nữa “ Công đoàn thực sự là tổ ấm” của đoàn viên. <br />
<br />
Công đoàn cơ sở cũng đã phối hợp với nhà trường tổ chức phát thưởng và <br />
tặng quà cho con CBVC nhân ngày QTTN (1/6) và tết trung thu, tặng quà cho <br />
con CBVC đậu đại học, cao đẳng hàng năm. Việc làm này tuy bình thường <br />
nhưng niềm vui của người bố, người mẹ sẽ được nhân lên gấp bội và rồi <br />
khích lệ họ cố gắng công tác tốt hơn.<br />
<br />
Ngoài ra các hoạt động thăm hỏi, động viên đoàn viên ốm đau, thai sản, <br />
tai nạn, thăm các gia đình chính sách nhân ngày 27/7 và tết cổ truyền, Hỗ trợ <br />
đoàn viên ở lại đón tết ở nội trú, trợ cấp đột xuất cho đoàn viên ốm đau nặng, <br />
Thăm hỏi và động viên CBVC nguyên là quân nhân phục vụ trong quân đội. <br />
Đồng thời phát động PT quyên góp hỗ trợ những ĐVCĐ trong trường, trong <br />
cụm gặp những căn bệnh hiểm nghèo hoặc tai nạn nặng. Số kinh phí này bình <br />
quân hàng năm lên tới 05 triệu đồng. <br />
<br />
Thông qua những hoạt động này để chia sẽ, động viên đoàn viên vượt <br />
qua khó khăn vươn lên hoàn thành tốt nhiệm vụ và chính nhờ những hoạt động <br />
này mà tinh thần vì đồng nghiệp được nâng cao, khối đoàn kết nội bộ ngày càng <br />
được củng cố.<br />
<br />
Tóm lại việc chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của <br />
đoàn viên là một việc làm thường xuyên, lâu dài, không phải ngày một, ngày hai <br />
mà làm được và để thành công không phải chỉ cần một giải pháp, mà là rất <br />
nhiều giải pháp, không phải một cá nhân, một tổ chức có thể làm được mà là sự <br />
đồng tâm nhất trí của cả một tập thể mà trụ cột là sự đồng thuận và quyết tâm <br />
của ban lãnh đạo nhà trường, Ban chấp hành CĐCS cùng với sự giúp đỡ của <br />
lãnh đạo công đoàn cấp trên. <br />
19<br />
Người viết: Đinh Văn Cường Trường TH Hoàng Văn <br />
Thụ<br />
Hiệu trưởng phối hợp công đoàn công tác chăm lo đời sống công đoàn viên<br />
<br />
Điều kiện đầu tiên để thực hiện thành công các giải pháp, biện pháp <br />
đem lại hiệu quả cao là sự quan tâm và tạo điều kiện của Ban thường vụ Công <br />
đoàn Giáo dục huyện, đồng thời phải có sự phối kết hợp chặt chẽ giữa lãnh <br />
đạo nhà trường với Ban chấp hành công đoàn cơ sở, nhà trường tạo điều kiện <br />
mọi mặt để giúp Ban chấp hành công đoàn thực hiện tốt chức năng thứ nhất đó <br />
là “ Chăm lo, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp chính đáng của đoàn viên và <br />
người lao động”.<br />
<br />
Sự đồng tâm nhất trí của cả tập thể để vượt qua những khó khăn ban <br />
đầu, khi thực hiện kế hoạch xây dựng các nguồn quỹ để giúp cho công đoàn <br />
hoạt động, theo tinh thần tự nguyện của mỗi đoàn viên.<br />
<br />