SKKN: Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong công tác quản lí chuyên môn ở trường TH Dray Sáp
lượt xem 4
download
Mục tiêu của đề tài là Nhằm đánh giá thực trạng trong công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn nhà trường trong công tác quản lý chuyên môn. Để từ đó ngày càng hoàn thiện hơn mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và Công đoàn và vai trò lãnh đạo của Công đoàn cơ sở. Phân tích, đánh giá hoạt động của Nhà trường, sự phối hợp của Hiệu trưởng và Công đoàn trong công tác quản lý chuyên môn trong những năm qua. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, cải tiến công tác quản lý và nâng cao chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao hơn.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong công tác quản lí chuyên môn ở trường TH Dray Sáp
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân MỤC LỤC MỤC LỤC ......................................................................................................... 1 I. PHẦN MỞ ĐẦU ........................................................................................... 2 I.1 Lý do chọn đề tài .................................................................................... 2 I.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài ........................................................... 4 I.3. Đối tượng nghiên cứu ............................................................................ 4 I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu ................................................................ 4 I.5.Phương pháp nghiên cứu ........................................................................ 4 II. PHẦN NỘI DUNG ....................................................................................... 5 II.1. Cơ sở lý luận ........................................................................................ 5 II.2. Thực trạng ........................................................................................... 6 a. Thuận lợi, khó khăn .............................................................................. 6 b. Thành công, hạn chế ........................................................................... 7 c. Mặt mạnh mặt yếu ............................................................................. 8 c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động ................................................. 9 e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra 9 ..... II.3. Giải pháp, biện pháp ........................................................................... 13 a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp .................................................... 13 b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp .................... 13 c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp ......................................... 18 c.Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp ....................................... 18 e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 18 .... 6 ......................................................................................................... 19 II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu ............................................................................................................ 20 Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 1
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ ............................................................. 21 III.1. Kết luận ............................................................................................. 21 III.2 Kiến nghị ........................................................................................... 22 I. PHẦN MỞ ĐẦU I.1 Lý do chọn đề tài Vấn đề chất lượng giáo dục và đào tạo trong những năm gần đây trở nên nóng bỏng và được toàn xã hội quan tâm. Ngành giáo dục đã đưa ra nhiều giải pháp, nhiều cuộc vận động mang tính cấp bách để từng bước nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện, đáp ứng yêu cầu mới của xã hội hiện đại. Trường học, chính là nơi đang trực tiếp thực hiện các giải pháp, các cuộc vận động của ngành mang tính đổi mới. Vì vậy, lao động của Hiệu trưởng suy cho cùng là đảm bảo chất lượng đào tạo thông qua chất lượng chuyên môn ở trường mình trong quá trình quản lý của bản thân. Để thực hiện hiệu quả nhiệm vụ đó, Hiệu trưởng cần phải biết phối hợp với nhiều lực lượng mới có thể đạt được mục tiêu. Công đoàn, Đoàn thanh niên, tổ chuyên môn, Ban đại diện cha mẹ học sinh là những tổ chức, đoàn thể có khả năng tham gia vào quá trình xây dựng và đẩy mạnh công tác chuyên môn, trong đó tổ chức có khả năng thu hút đông đảo Cán bộ, giáo viên, nhân viên thành một khối đoàn kết thống nhất đó chính là tổ chức Công đoàn. Hoạt động Công đoàn Giáo dục và Đào tạo là tập trung vào công tác chăm lo, bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp, chính đáng của cán bộ, giáo viên và nhân viên. Tích cực phối hợp cùng nhà trường xây dựng đội ngũ tham gia vào công tác giảng dạy, các phong trào đạt hiệu quả. Hiệu trưởng và công đoàn trường học cùng thực hiện chung mục đích, song chức năng hai tổ chức này lại khác nhau. Vì vậy, Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 2
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân muốn mọi hoạt động của nhà trường đạt hiệu quả cao, nhất thiết phải có sự phối hợp tốt giữa Hiệu trưởng và Công đoàn. Trong văn kiện Đại hội lần thứ XI của Công đoàn giáo dục Việt Nam có đề ra nhiệm vụ: “Phát huy tiềm năng sáng tạo đội ngũ và sức mạnh tổng hợp của các lực lượng xã hội nhằm thực hiện chất lượng hiệu quả Giáo dục và Đào tạo nghiên cứu khoa học, lao động sản xuất đáp ứng yêu cầu đổi mới của ngành”. Với những nhiệm vụ trên, công đoàn trường học thực sự là chiếc cầu nối giữa cán bộ, giáo viên, nhân viên với Hiệu trưởng. Trách nhiệm này đòi hỏi Hiệu trưởng không ngừng có những năng lực bản thân mà còn phải biết phối kết hợp với tổ chức Công đoàn trường học, vận động cán bộ, giáo viên, nhân viên đoàn kết nhất trí hoàn thành nhiệm vụ chuyên môn. Trên thực tế, nơi nào mà Hiệu trưởng hiểu đúng vai trò, nhiệm vụ của công đoàn, thường xuyên phối hợp trong công tác, tạo được bầu không khí trong nhà trường lành mạnh, tập thể đoàn kết một lòng vì công việc thì nơi đó chất lượng chuyên môn tốt. Ngược lại, nơi nào mà Hiệu trưởng sử dụng quyền thủ trưởng “Cứng nhắc” tự do quyết định sẽ đưa đến tình trạng thiếu dân chủ, tạo nên bầu không khí căng thẳng, gây phản ứng trong giáo viên dẫn đến mất đoàn kết nội bộ thì nơi đó chất lượng chuyên môn không cao. Vì không quy tụ được những tài năng, trí tuệ trong đội ngũ giáo viên. Thực ra, mối quan hệ này rất đa dạng và phong phú. Trường TH học Dray Sáp là trường thuộc vùng khó khăn nhất nhì huyện. Chất lượng đội ngũ cũng như chất lượng học sinh còn nhiều hạn chế, nội bộ trường còn tiềm ẩn những phức tạp nhất định. Đây cũng chính là vấn đề khó khăn mà bản thân trăn trở và cần phải tìm hiểu thật thấu đáo để làm tốt công tác phối hợp nhằm từng bước đưa chuyên môn của nhà trường ngày một đi lên. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 3
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân Xuất phát từ những lí do trên nên tôi chọn đề tài: “Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn trong công tác quản lí chuyên môn ở trường TH Dray Sáp”. I.2. Mục đích, nhiệm vụ của đề tài Nhằm đánh giá thực trạng trong công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn nhà trường trong công tác quản lý chuyên môn. Để từ đó ngày càng hoàn thiện hơn mối quan hệ giữa Hiệu trưởng và Công đoàn và vai trò lãnh đạo của Công đoàn cơ sở. Phân tích, đánh giá hoạt động của Nhà trường, sự phối hợp của Hiệu trưởng và Công đoàn trong công tác quản lý chuyên môn trong những năm qua. Từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm, cải tiến công tác quản lý và nâng cao chất lượng dạy học đạt hiệu quả cao hơn. Xây dựng mối quan hệ giữa Hiệu trưởng Công đoàn và tập thể sư phạm thực sự đoàn kết, dân chủ, cùng nhau chia sẻ, gánh vác trách nhiệm chung với tinh thần trách nhiệm cao. I.3. Đối tượng nghiên cứu Mối quan hệ phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn trường TH Dray Sáp trong công tác quản lí chuyên môn. Tập thể giáo viên, nhân viên nhà trường. Học sinh trong toàn trường. I.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu Trong trường TH Dray Sáp. Tìm hiểu, tham khảo một số trường bạn. I.5.Phương pháp nghiên cứu Phương pháp đọc sách, nghiên cứu tài liệu, các văn bản chỉ đạo của các cấp. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 4
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân Phương pháp tìm hiểu, quan sát, so sánh. Phương pháp thực nghiệm: Áp dụng các giải pháp của đề tài để kiểm chứng kết quả. Phương pháp phân tích, xử lý số liệu. II. PHẦN NỘI DUNG II.1. Cơ sở lý luận Với chế độ thủ trưởng thì Hiệu trưởng là người có quyền lực cao nhất của nhà trường, chịu trách nhiệm trước Nhà nước, trước nhân dân và trước cấp trên trực tiếp về mọi hoạt động giáo dục của nhà trường (Điều lệ trường TH). Trong nhà trường ngoài những hoạt động thuộc về công tác chuyên môn dạy học được thực hiện dưới gốc độ quản lý Nhà nước còn có những hoạt động thể hiện quyền làm chủ tập thể của các đoàn thể quần chúng như các hoạt động của tổ chức Công đoàn bởi: “Công đoàn là tổ chức chính trị xã hội rộng lớn của xã hội Chủ nghĩa Việt Nam là trường học Chủ nghĩa xã hội của người lao động” (Điều 1, khoản 1, chương 1 Luật công đoàn). Đối với nhà trường hoạt động dạy và học là hoạt động chủ yếu, trọng tâm. Đó là những công việc lớn, phức tạp, đa dạng cần phải thực hiện trong cùng một thời gian, tác động cùng một lúc đến học sinh và giáo viên. Do đó, hoạt động dạy học phải được tiến hành bằng sự tổ chức phối hợp nhịp nhàng, có hiệu quả của nhiều người, nhiều tổ chức trong nhà trường. Hiệu trưởng là người có trách nhiệm tổ chức và quản lý mọi hoạt động của nhà trường; trách nhiệm chủ yếu của Hiệu trưởng là đảm bảo chất lượng dạy học, giáo dục đến thế hệ trẻ theo đúng mục tiêu đào tạo. Song quyết định trực tiếp chất lượng dạy học không ai khác chính là đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 5
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân Để giúp mối quan hệ này ngày càng tốt hơn thì Bộ Giáo dục và Đào tạo và Công đoàn ngành Giáo dục và Đào tạo Việt Nam đã ban hành Thông tư liên tịch số: 12/TT.LT ngày 08 tháng 5 năm 1992 quy định về mối quan hệ phối hợp công tác giữa cấp chính quyền và công đoàn. II.2. Thực trạng a. Thuận lợi, khó khăn * Thuận lợi: Được sự quan tâm hỗ trợ của các cấp lãnh đạo. Có các văn bản chỉ đạo của các cấp làm cơ sở trong việc thực hiện nhiệm vụ. Chủ tịch Công đoàn nhà trường cũng đồng thời là phó hiệu trưởng phụ trách chuyên môn. Bản thân (Hiệu trưởng) và Chủ tịch công đoàn đều mong muốn xây dựng tập thể trường TH Dray Sáp thực sự đoàn kết, cùng nhau cố gắng nâng cao chất lượng chuyên môn và các phong trào khác của nhà trường. Đội ngũ giáo viên đa số là trẻ. * Khó khăn: Kinh nghiệm của bản thân (với vị trí là Hiệu trưởng) chưa nhiều. Chủ tịch công đoàn là Phó hiệu trưởng, đây là một thuận lợi song cũng là khó khăn vì lượng công việc khá nhiều. Ít có thời gian để tìm hiểu sâu rộng trong việc phối hợp với nhà trường sao cho thật sự hiệu quả. Ban chấp hành công đoàn chưa qua lớp đào tạo, đều làm công tác kiêm nhiệm. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 6
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân Địa bàn rộng, khoảng cách giữa điểm chính và điểm lẻ cách xa, đường sá đi lại khó khăn, chính vì thế công việc kiểm tra, giám sát, đôn đốc, nhắc nhở hàng ngày cũng có phần hạn chế. Một số giáo viên tinh thần trách nhiệm, sự phối hợp chưa cao. Ý thức xây dựng khối đoàn kết nội bộ còn hạn chế. Nhiều cha mẹ học sinh chưa quan tâm đến con em, thậm chí còn bắt ở nhà chăn bò, lên nương, làm rẫy. Việc tiếp thu kiến thức của học sinh đồng bào dân tộc thiểu số còn nhiều hạn chế. b. Thành công, hạn chế * Thành công: Hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn ngày càng thấm nhuần hơn về vị trí, vai trò, trách nhiệm và quyền hạn của mình để có thể vận dụng vào công việc đạt hiệu quả. Sự phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn ngày một nhịp nhàng, khăng khít, nhuần nhuyễn, tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong việc điều hành mọi hoạt động chung của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chuyên môn. Tập thể sư phạm ngày một đoàn kết, hạn chế tối đa tình trạng kích động, gây bất hòa nội bộ. Cùng nhau phấn đấu vì nhiệm vụ chung. Hiệu quả công việc nói chung và chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày một tốt hơn. * Hạn chế: Mất nhiều thời gian để có thể tìm hiểu, phân tích, thông cảm và từ đó có sự gắn kết, đồng lòng, phối hợp vì nhiệm vụ chung. ……. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 7
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân c. Mặt mạnh mặt yếu * Mặt mạnh: Ban giám hiệu nhà trường trẻ, khỏe, có lòng yêu nghề, tâm huyết, tìm tòi, ham học hỏi, cầu tiến bộ; có ý chí và tinh thần tự lực, tự cường. Bản thân Hiệu trưởng và Chủ tịch công đoàn xác định rõ vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của một người đứng đầu cơ quan và đứng đầu tổ chức Công đoàn. Chủ tịch công đoàn hiện là phó hiệu trưởng nhà trường nên rất đồng lòng, phối hợp với hiệu trưởng trong công việc, đặc biệt là hoạt động chuyên môn. Nguồn nhân lực đạt trình độ chuẩn và trên chuẩn: 100%. * Mặt yếu: Một số viên chức chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công việc. Thiếu ý thức xây dựng khối đoàn kết nội bộ, còn hay lấy câu chuyện làm quà, khích bác người khác. Trình độ chuyên môn không đồng đều; trình độ tin học còn rất hạn chế; Một số giáo viên chưa có chí hướng phấn đấu. Được chăng hay chớ. Ý thức trách nhiệm và tinh thần tự học, tự bồi dưỡng chưa cao. Kết quả các tiết dạy được xếp loại tốt chưa nhiều; chất lượng đại trà chưa cao; tỷ lệ học sinh giỏi qua các kì kiểm tra, các hội thi còn thấp. Một số giáo viên đã lớn tuổi. Một số giáo viên có con nhỏ, nhà cách trường khoảng 30 40 cây số. Đa số học sinh trường là người đồng bào dân tộc thiểu số. Kỹ năng sống và việc tiếp thu kiến thức còn hạn chế. Trình độ dân trí thấp, nhiều bậc cha mẹ học sinh không quan tâm đến con cái, còn khoán trắng cho nhà trường. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 8
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân c. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động Có các văn bản chỉ đạo của các cấp làm cơ sở để vận dụng. Hàng năm đều xây dựng quy chế phối hợp giữa Chính quyền và tổ chức Công đoàn. Nhiệm vụ, Nghị quyết năm học đã đề ra nội dung, chỉ tiêu, giải pháp phối hợp cụ thể. .... e. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra Trường TH Dray Sáp nằm trên địa bàn xã Dray Sáp, có hai điểm trường, điểm chính đặt tại thôn An Na, điểm lẻ đặt tại Buôn Kuôp, nằm trên địa bàn vô cùng khó khăn, phức tạp, phân hiệu của trường cách trường chính gần 10 cây số, đường đi vào phân hiệu mặc dù đã được nâng cấp song vẫn vô cùng vất vả. Vào mùa nắng bụi bặm, mùa mưa đường trơn như ai đổ mỡ, cán bộ, giáo viên hàng ngày thường vẫn phải vượt gần 20 cây số ra đường cầu 14 để vào với trường lớp. Và hành trang mang theo ngoài hồ sơ, giáo án, ... còn phải mang theo ít nhất một bộ đồ được bao bọc cẩn thận bởi lớp bao bóng để phòng khi bị ướt mưa hoặc té ngã. Nhà trường tuy có lực lượng lao động đủ nhưng nguồn nhân lực có trình độ đáp ứng với sự phát triển giáo dục hiện nay thực tế lại thiếu, đó là mâu thuẫn về quy mô của nguồn nhân lực của nhà trường, vừa thừa lại vừa thiếu nguồn nhân lực. Nhiều giáo viên chưa có chí tiến thủ, không mặn mà với các phong trào, chỉ thực hiện nhiệm vụ ở mức hoàn thành, họ không quan trọng đến vấn đề thi đua, ngại học tập để nâng cao tay nghề, số giáo viên có tay nghề cao để tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi vô cùng hạn hẹp nên hiệu quả các hội thi còn khiêm tốn. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 9
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân Qua khảo sát và kiểm tra đầu năm, trình độ tin học còn rất hạn chế. Giáo viên thường chỉ tự mày mò mà chưa qua một lớp đào tạo nào, chính vì vậy mà vấn đề tiếp cận với công nghệ thông tin là vô cùng yếu. Đa số giáo viên chỉ biết gõ mà không biết chỉnh sửa. Hồ sơ giáo án trình bày không khoa học, lẫn lộn phông chữ, cỡ chữ, cấu trúc văn bản hết sức lộn xộn, không theo thể thức văn bản. Khối trưởng không biết sử dụng trang OMS, Gmail và để cập nhật, trao đổi, gửi và tiếp nhận thông tin. Một số giáo viên ở cách xa trường 3040 cây số. Một số giáo viên con còn nhỏ, lại thường ốm đau nên ảnh hưởng không nhỏ đến vấn đề thực hiện giờ giấc. Năm học 2013 – 2014 trường có 16 lớp với tổng số học sinh 333 em, nữ 157 em, dân tộc thiểu số 191, chiếm tỷ lệ trên 57%. Ngôn ngữ bất đồng, việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng sống còn rất hạn chế. Nhiều em chưa biết tiếng kinh. Trình độ dân trí thấp, đời sống còn rất nhiều khó khăn. Nhiều bậc cha, làm mẹ chưa hiểu được tầm quan trọng của việc học, chưa làm tròn trách nhiệm, thiếu sự quan tâm đến con em, còn khoán trắng cho nhà trường. Học sinh ở phân hiệu Buôn Kuôp, một số em thỉnh thoảng cha mẹ bắt ở nhà đi chăn bò. Đến mùa vụ các em thường bỏ học đi lên nương, làm rẫy; vào những ngày mưa các em ít khi đến trường nhưng chưa được sự phân tích, nhắc nhở của cha mẹ. Nhà trường chưa có phòng hiệu bộ, các phòng chức năng. Phòng học ở phân hiệu thiếu và xuống cấp. Nhà trường phải mượn phòng của Mẫu giáo để giảng dạy. Một số giáo viên chưa có ý thức xây dựng khối đoàn kết, chưa ủng hộ sự đổi mới cũng như giải pháp thực hiện của ban giám hiệu và công đoàn. Các cuộc Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 10
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân họp không ý kiến nhưng sau lưng lại kích động, xúi dục một số giáo viên lập trường không vững vàng. Điều đó cũng đã gây trở ngại cho nhà trường trong việc thực hiện nhiệm vụ. + Các lực lượng giáo dục trong nhà trường Cán bộ, giáo viên, nhân viên năm 20132014 Tổng số cán bộ, giáo viên, nhân viên: 34, trong đó Ban giám hiệu: 02; nhân viên: 04; giáo viên: 28. Độ tuổi: từ 22 tuổi đến 35 tuổi: 17 (chiếm 50%); Từ 35 tuổi đến 45 tuổi: 13 (chiếm 38.2%); Từ 45 tuổi trở lên: 4 (chiếm 11.8%). Đảng viên: 12; Nữ: 10; Cán bộ quản lý: 02; Giáo viên: 10; Nhân viên: 4 Trình độ chuyên môn: Trung cấp: 08; Cao đẳng: 6; Đại học: 19; còn lại: 01.Đang học đại học: 03 Nhìn vào bảng thống kê ta thấy số lượng Cán bộ, giáo viên, nhân viên tuổi đời từ 22 đến 45 chiếm tỷ lệ cao 88,2%; Đây là đội ngũ có sức trẻ, có trình độ chuẩn và trên chuẩn, khi giao nhiệm vụ một số giáo viên có tinh thần trách nhiệm cao để hoàn thành tốt nhiệm vụ. + Tổ chức công đoàn nhà trường: Ban chấp hành công đoàn có 03 đồng chí. Trình độ Trình Quê Giới độ Phân công Họ và tên Văn Chuyên quán tính chuyên chức danh TT hóa môn môn Thanh 01 Trần Thị Nguyệt Nữ 12/12 GVTH ĐHSP Chủ tịch Hóa Thừa ĐHSP 02 Nguyễn Thị Kim Anh Thiên Nữ 12/12 GVTH TTND Huế ĐHSP 03 Lê Thị Thanh Cảnh Nghệ An Nữ 12/12 GVTH Nữ công Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 11
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân Tổ trưởng công đoàn gồm: 1. Bùi Thị Yến 2. Lê Thị Thanh Cảnh 3. Đỗ Thị Hồi 4. Võ Văn Bình 5. Đỗ Thị Liễu Nhìn chung đội ngũ Ban chấp hành còn trẻ, nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn vững vàng, cơ bản đủ khả năng, năng lực hoạt động các phong trào. * Khó khăn: Bản thân Hiệu trưởng kinh nghiệm chưa nhiều (Với vị trí là Hiệu trưởng), chủ yếu tự học, tự mày mò, nghiên cứu, học hỏi qua lớp anh chị Hiệu trưởng đi trước để vận dụng vào công việc. Ban chấp hành Công đoàn chưa qua các lớp đào tạo, lại là công tác kiêm nhiệm nên phần nào có những khó khăn nhất định. Trong công việc nhiều lúc còn nể nang, ngại va chạm. Nhà trường chưa có phòng hiệu bộ, các phòng chức năng; cơ sở vật chất ở điểm lẻ đã xuống cấp. Điểm lẻ cách xa trung tâm tới gần 10 cây số, đường sá đi lại vô cùng khó khăn. Một số giáo viên ý thức trách nhiệm, tinh thần xây dựng khối đoàn kết nội bộ chưa cao. Còn hay lấy câu chuyện làm quà, khích bác, … sau lưng một số giáo viên thiếu bản lĩnh không ủng hộ nhà trường. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 12
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân II.3. Giải pháp, biện pháp a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp Đưa ra các giải pháp, biện pháp phù hợp với điều kiện thực tế của nhà trường nhằm làm tốt công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn trong công tác quản lý chuyên môn. Xây dựng tập thể sư phạm thực sự đoàn kết; đội ngũ giáo viên, nhân viên có tinh thần trách nhiệm cao với công việc; biết chia sẻ, gánh vác, giúp đỡ nhau vì nhiệm vụ chung, cùng nhau phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ, góp phần nâng cao chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày một đi lên. b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp * Hiệu trưởng phối hợp với Công đoàn tham gia xây dựng và thực hiện kế hoạch nhà trường Kế hoạch là một bản quyết định, nhưng đây là bản quyết định tổng thể, quan trọng về sự phát triển của hệ thống nhà trường trong thời gian được định trước. Chính vì vậy Lập kế hoạch là chức năng quan trọng hàng đầu của quản lý. Nó là cơ sở của việc thực hiện các chức năng khác. Cương lĩnh hành động của cán bộ, công chức, học sinh và các đoàn thể trong nhà trường, gắn bó chặt chẽ với kế hoạch của ngành chính là kế hoạch của nhà trường nó liên quan đến lợi ích của mỗi thành viên trong nhà trường. Do đó, việc xây dựng, chỉ đạo thực hiện kế hoạch phải được tiến hành theo phương pháp dân chủ. Hiệu trưởng xây dựng chương trình, kế hoạch công tác của đơn vị cần phải có sự tham gia, ý kiến của Ban chấp hành công đoàn. Sự phối hợp xây dựng kế hoạch nhà trường thể hiện trước hết và chủ yếu qua cơ chế hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm. Hiệu trưởng và công đoàn có trách nhiệm phối hợp Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 13
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân tổ chức hội nghị cán bộ, viên chức hàng năm của trường để xây dựng kế hoạch và đưa ra các biện pháp thực hiện. Vào đầu năm học Hiệu trưởng xây dựng kế hoạch gửi Ban chấp hành Công đoàn, tổ chuyên môn và các đoàn thể tham gia bàn bạc, đóng góp ý kiến, đề xuất, kiến nghị cho bảng dự thảo hoàn chỉnh, thống nhất các chỉ tiêu phấn đấu về các mặt công tác. Vận động các cá nhân tham gia kế hoạch, đăng ký các chỉ tiêu thi đua, xem xét các chỉ tiêu để có sự điều chỉnh và hoàn thiện bản kế hoạch. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường, trong Hội nghị cán bộ, viên chức cán bộ, viên chức tham gia đóng góp ở phần dự thảo kế hoạch và tiếp tục thảo luận biểu quyết thống nhất tại Hội nghị cán bộ, viên chức năm học, sau đó Chủ tịch Công đoàn phát động phong trào thi đua theo các chỉ tiêu đã được hội nghị biểu quyết. * Hiệu trưởng phối hợp với công đoàn để phân công chuyên môn Phân công chuyên môn cho giáo viên là một công việc tương đối khó khăn đối với trường có đặc thù như trường TH Dray Sáp. Để kết quả lao động đạt năng suất cao thì việc phân công lao động phải hợp tình, hợp lý, phù hợp với nhu cầu, khả năng, năng lực chuyên môn của từng giáo viên. Trước khi bước vào năm học Hiệu trưởng phải đưa ra chiến lược sử dụng lao động cho năm học, trước hết thông qua Công đoàn để nghe ngóng, nắm bắt tâm tư nguyện vọng của giáo viên, nắm bắt tin tức từ Tổ trưởng chuyên môn và nhận xét kết quả của từng giáo viên đã đạt được năm học trước. Từ đó có đánh giá khả năng nghiệp vụ chuyên môn, tay nghề từng giáo viên mà có dự kiến phân công công việc cho cán bộ, giáo viên, nhân viên nhà trường. Vào đầu tháng 8 Hiệu trưởng triệu tập cuộc họp liên tịch lấy ý kiến về dự thảo phân công chuyên môn cho cán bộ, giáo viên, để họ góp ý phân tích cùng nhau thống nhất quan điểm. Sau đó triệu tập họp hội Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 14
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân đồng sư phạm nhà trường, công bố dự kiến phân công và lấy ý kiến tập thể hội đồng, nếu còn thắc mắc thì phải xem xét giải quyết cho phù hợp. Khi tập thể hội đồng nhất trí cao thì Hiệu trưởng tiến hành ra quyết định chính thức phân công. Khi có sự thống nhất cao của tập thể hội đồng, mọi giáo viên đều vui vẻ nhận nhiệm vụ, từ đó tạo được bầu không khí tập thể sư phạm đoàn kết thống nhất và cùng nhau cố gắng phấn đấu hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. * Tổ chức phát động thực hiện phong trào thi đua “Hai tốt”; thực hiện các cuộc vận động, phong trào “xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực” và các phong trào khác Làm tốt công tác phối hợp để tổ chức các phong trào trong nhà trường, giúp cho cán bộ, viên chức nhận thức đầy đủ các phong trào được phát động, tạo ra một bầu không thi đua sôi nổi cùng nhau thực hiện hiệu quả là điều quan trọng đối với người lãnh đạo và quản lý. Nhà trường đã triển khai đầy đủ 3 cuộc vận động lớn: Cuộc vận động “Hai không”; cuộc vận động “Học tập và làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”; cuộc vận động “ Mỗi thầy cô giáo là tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” và 1 phong trào thi đua “ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Để thực hiện tốt các cuộc vận động và phong trào thi đua, Hiệu trưởng phải biết phối hợp với các tổ chức đoàn thể trong và ngoài nhà trường để triển khai thực hiện, trong công tác phối hợp đó thì mối quan hệ phối hợp giữa Hiệu trưởng và Công đoàn là mối quan hệ phối hợp quan trọng nhất, thông qua tổ chức Công đoàn để tuyên truyền cho cán bộ viên chức nhà trường thấy rõ mục đích ý nghĩa của từng cuộc vận động, phong trào thi đua và cam kết thực hiện nghiêm túc. Căn cứ vào tình hình thực tế của nhà trường và nội dung các cuộc vận động, phong trào thi đua của cấp trên, Hiệu trưởng và Công đoàn triển khai một Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 15
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân cách cụ thể, tổ chức ký giao ước thi đua với các tập thể, cá nhân trong nhà trường, sau mỗi đợt phát động có đánh giá sơ kết, biểu dương khen thưởng những tập thể, cá nhân có thành tích. * Công tác bồi dưỡng trình độ chuyên môn cho đội ngũ Nhà trường – Công đoàn động viên và tạo điều kiện cho viên chức tham gia học các lớp tại chức để đạt chuẩn và trên chuẩn, đã được đội ngũ hưởng ứng nhiệt tình. Đến nay đội ngũ Cán bộ, giáo viên, nhân viên đạt chuẩn 25.7%, trên chuẩn 71.4%; Hiện đang theo học đại học: 02; Nhà trường và công đoàn thường xuyên phối hợp tổ chức bồi dưỡng giáo viên thông qua dự giờ, thao giảng, hội giảng, chuyên đề. Chọn những giáo viên có tay nghề vững vàng để hội giảng, mở chuyên đề để tập thể Cán bộ, giáo viên, nhân viên học hỏi rút kinh nghiệm… Có nhiều phương thức bồi dưỡng chuyên môn cho đội ngũ giáo viên, nhưng quan trọng nhất là phương thức thông qua hoạt động thực tiễn như dự giờ nhằm kiểm tra hoạt động lên lớp của giáo viên khắc phục những hạn chế trong hoạt động sư phạm, hoàn thiện dần phương pháp giảng dạy nhằm góp phần phát triển cá nhân và nâng cao chất lượng giáo dục. Công tác phối hợp giữa chính quyền và công đoàn được xây dựng thành quy chế phối hợp và bản cam kết trách nhiệm ngay từ đầu năm học, quy định trách nhiệm quyền hạn của mỗi bên cụ thể rõ ràng. Đây có thể coi là văn bản pháp lý của nhà trường tạo điều kiện thuận lợi cho sự phối hợp giữa Chính quyền Công đoàn và các bộ phận khác trong nhà trường hoạt động. Các báo cáo, đăng ký tổ chức các phong trào gửi lên công đoàn cấp trên luôn có sự bàn bạc, thống nhất giữa Công đoàn và Hiệu trưởng. Quy định này rất cần thiết nhằm tăng cường sự phối hợp chặt chẽ giữa Công đoàn và Hiệu trưởng để kịp thời thông báo cho nhau những thông tin cần thiết, nhằm giúp đỡ nhau hoàn Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 16
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân thành nhiệm vụ. Đối với các bộ phận khác như: Chuyên môn, Đoàn thanh niên, Đội thiếu niên, Văn thư, Thư viện, Kế toán … cũng được quy định nguyên tắc làm việc chặt chẽ. * Chăm lo đời sống, phổ biến các chế độ chính sách của Nhà nước, của ngành và vận động Cán bộ, giáo viên, nhân viên thực hiện chế độ chính sách Công đoàn đã làm tốt vai trò trách nhiệm của mình bảo vệ lợi ích chính đáng, chăm lo đời sống vật chất, tinh thần cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Nhà trường và công đoàn đã có sự bàn bạc, thống nhất chi tiêu các khoản từ ngân sách hợp lý. Công đoàn, nhà trường đã xây dựng bảng điểm thi đua để mỗi cá nhân thi đua phấn đấu. Cá nhân nào có thành tích cao sẽ được ghi nhận và có mức khen thưởng nhằm đảm bảo tính công bằng. Điều này đã được cán bộ, viên chức đồng lòng ủng hộ, phấn khởi tạo nên phong trào thi đua trong nhà trường lành mạnh, sôi nổi, hiệu quả. Triển khai đầy đủ, chính xác, kịp thời các văn bản có liên quan đến chế độ, chính sách của nhà nước đối với Cán bộ, giáo viên, nhân viên; đảm bảo kịp thời chế độ tiền lương hàng tháng, xét nâng lương, và các chế độ khác của cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công đoàn nhà trường tổ chức ôn lại truyền thống các ngày lễ như: Ngày thành lập Phụ nữ Việt Nam 20/10; ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11; tham gia bóng chuyền do UBND xã tổ chức nhân ngày 22/12; tham gia hội thao, Hội diễn do ngành phát động. Tổ chức tham quan các danh lam thắng cảnh vào dịp hè như Nha Trang … Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 17
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân Ban chấp hành công đoàn đã thật sự quan tâm đến đời sống vật chất cho Cán bộ, giáo viên, nhân viên. Công đoàn đã kịp thời thăm hỏi cán bộ, viên chức khi đau ốm, hoạn nạn, hiếu hỉ;… Chính vì vậy mà mỗi Cán bộ, giáo viên, nhân viên luôn tin tưởng, an tâm công tác, hoàn thành tốt mọi nhiệm vụ được giao. c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp Điều lệ, quy định, quy chế, các văn bản chỉ đạo và sự quan tâm, giúp đỡ của các cấp lãnh đạo làm cơ sở để vận dụng, thực hiện. Căn cứ vào quy chế, kế hoạch của nhà trường. Năng lực, bản lĩnh, nghệ thuật quản lý của Hiệu trưởng và chủ tịch Công đoàn. Phát huy tốt năng lực, sở trường và tận dụng tối đa, hiệu quả sự ủng hộ của một số giáo viên; tổ khối, đoàn thanh niên, đội thiếu niên. c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp Các giải pháp nêu trên có mối liên hệ chặt chẽ, khăng khít với nhau và không thể tách rời, điều đó được thể hiện trong xây dựng kế hoạch của người quản lý. Thực tế cho thấy giải pháp này hỗ trợ cho giải pháp khác, thành công của việc làm này góp phần dẫn đến thành công của việc làm khác. Vì vậy, không nên tách rời thực hiện từng giải pháp một mà luôn phải thực hiện đồng bộ, phối hợp nhịp nhàng xuyên suốt trong cả năm học và trong quá trình làm công tác giáo dục. e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu + Hiệu trưởng và chủ tịch công đoàn đã hiểu rõ, thấm nhuần vị trí, vai trò, trách nhiệm, quyền hạn của mình; Sự phối hợp ngày một nhịp nhàng, khăng khít, nhuần nhuyễn, tạo ra được sức mạnh tổng hợp trong việc điều hành mọi hoạt động chung của nhà trường, đặc biệt là hoạt động chuyên môn. Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 18
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân + Tập thể sư phạm ngày một đoàn kết, họ đã ủng hộ sự đổi mới về cách nghĩ, cách làm của lãnh đạo nhà trường; cơ bản khắc phục được tình trạng kích động, gây bất hòa nội bộ. Đa số giáo viên đã thay đổi từ trong nhận thức đến hành động và cùng nhau cố gắng, nỗ lực, phấn đấu vì nhiệm vụ chung. Hiệu quả công việc nói chung và chất lượng chuyên môn của nhà trường ngày một đi lên. * Thống kê thực tế như sau: + Về đội ngũ viên chức Đoàn Hợp Trình độ đào tạo TS Nữ DT Đảng viên đồng Sơ T.C CĐ ĐH viên cấp Tổng số 34 27 2 12 13 9 1 8 6 19 GV 28 22 2 6 12 8 7 6 15 BGH 2 2 2 2 N. VIÊN 4 3 4 1 1 1 1 2 Trên chuẩn: 25, tỷ lệ: 73,5 Trong đó: Giáo viên: 21, tỷ lệ: 61,8% Đạt chuẩn: 08 tỷ lệ: 23,5%. Trong đó: Giáo viên: 07, tỷ lệ: 20.6% Sơ cấp: 01 Trình độ công nghệ thông tin giáo viên qua kiểm tra, khảo sát đầu năm học 20132014: Năm học Biết sử dụng Tỷ lệ Sử dụng Tỷ lệ Sử dụng Tỷ lệ 20132014 thành thạo tương đối thành thạo Đầu năm 25/28 89.3% 05/28 17.9% 07/28 25% Cuối năm 28/28 100% 15/28 53.6% 13/28 46.4% Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 19
- SKKN: Hieäu tröôûng phoái hôïp vôùi Coâng ñoaøn trong coâng taùc quaûn lyù chuyeân moân 100% tổ khối trưởng chưa biết sử dụng công nghệ thông tin vào công tác trao đổi, gửi, tiếp nhận thông tin qua trang OMS, Gmail,... chưa biết sử dụng công nghệ thông tin vào việc làm hồ sơ sổ sách của khối. Chất lượng chuyên môn qua khảo sát của giáo viên: Năm học Giờ dạy Hồ sơ 20132014 Tốt Khá TB TỐT TB Đầu năm 09/28 14/28 05/28 02/28 19/28 07/28 Cuối năm 14/28 12/28 02/28 15/28 12/28 01/28 + Học sinh: Chất lượng khảo sát của học sinh Năm học Môn Giỏi Khá TB Yếu 20132014 Toán 4.5% 19.0% 36.1% 40.5% Đầu năm Tiếng Việt 1.1% 16.4% 43.1% 39.4% Toán 16.8% 27.9% 51.7 3.6 Cuối năm Tiếng Việt 14.1% 29.7% 52.9% 3.3% II.4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu Chính từ sự phối hợp tốt giữa Hiệu trưởng và Công đoàn nên các cuộc vận động, phong trào thi đua của nhà trường trong năm học 20132014 đã gặt hái được kết quả đáng được khích lệ và ghi nhận. Kết quả: * Tập thể: Chi bộ: Đạt trong sạch, vững mạnh Nhà trường: Được UBND Huyện khen Thaùi Thò Mai Tröôøng TH Dray Saùp Trang 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả hoạt động công đoàn với công tác chăm lo đời sống cán bộ - giáo viên – công nhân viên tại Trung tâm Giáo dục Thường xuyên tỉnh Đồng Nai
12 p | 1690 | 221
-
SKKN: Một số giải pháp quản lý mối quan hệ giữa nhà trường và gia đình nhằm nâng cao chất lượng giáo dục học sinh trường THCS & THPT Bàu Hàm, tỉnh Đồng Nai
52 p | 1641 | 116
-
SKKN: Những giải pháp để nâng cao chất lượng giáo dục tại trường THPT An Minh
18 p | 663 | 25
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả học tập môn Vật lí của học sinh lớp 12A3 - trường THPT số 4 Văn Bàn qua phương pháp hoạt động nhóm, sau khi học xong chương Sóng ánh sáng
60 p | 116 | 18
-
SKKN: Một số biện pháp kết hợp phụ huynh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ 5-6 tuổi trường mầm non Sao Mai
24 p | 887 | 18
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc phối hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh nhằm nâng cao chất lượng giáo dục trong trường THCS
27 p | 144 | 9
-
SKKN: Một số kinh nghiệm xây dựng cơ sở vật chất trường Tiểu học Y Ngông
15 p | 99 | 9
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong công tác phối hợp giữa Chính quyển với các đoàn thể trong nhà trường
27 p | 64 | 6
-
SKKN: Hiệu trưởng phối hợp với Ban chấp hành (BCH) Công đoàn trong công tác tổ chức Hội nghị Công chức, viên chức(CCVC) tại trường tiểu học Krông Ana
24 p | 118 | 6
-
SKKN: Công tác phối hợp giữa Hiệu trưởng với Ban đại diện cha mẹ học sinh(CMHS) tại trường tiểu học Krông Ana
23 p | 120 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng học tập bằng phương pháp tổ chức trò chơi trong môn Khoa Học lớp 5 trường TH Nguyễn Thị Minh Khai có hiệu quả
29 p | 64 | 5
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm trong việc phối kết hợp với Ban đại diện cha mẹ học sinh
13 p | 79 | 5
-
SKKN: Hiệu trưởng chỉ đạo sinh hoạt chuyên môn có sự tham gia của cộng đồng
23 p | 35 | 5
-
SKKN: Một số giải pháp nhằm nâng cao chất lượng giáo dục thể chất cho trẻ 5-6 tuổi tại lớp lá 2 trường Mầm non Hoa Hồng
29 p | 55 | 3
-
SKKN: Một số giải pháp tăng cường tiếng Việt cho học sinh dân tộc thiểu số ở trường tiểu học Lê Hồng Phong
31 p | 60 | 3
-
SKKN: Hiệu trưởng với một vài giải pháp chỉ đạo đội ngũ giáo viên phối hợp với Tổng phụ trách nhằm nâng cao hiệu quả hoạt động Đội và phong trào thiếu nhi trong trường tiểu học Dray Sap
18 p | 56 | 3
-
SKKN: Một số giải pháp phòng, chống dịch bệnh thuỷ đậu trong trường Tiểu học
5 p | 56 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn