SKKN: Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử trường THPT
lượt xem 68
download
Sáng kiến kinh nghiệm đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử trường THPT giúp giáo viên nhận thức đúng vai trò ý nghĩa trong việc đánh giá kiểm tra, ra đề với độ tin cậy cao phù hợp với học sinh
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử trường THPT
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: ĐỔI MỚI KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP CỦA HỌC SINH MÔN LỊCH SỬ TRƯỜNG THPT 1
- A. PHÂN MỞ ĐẦU 1 Lý do chọn đề tài Thực tiễn của việc KTĐG môn Lịch sử hiện nay ở trường THPT: Về cơ bản giáo viên đều nhận thức đúng về vai trò, ý nghĩa của việc KT, ĐG; ra đề đảm bảo tính giá trị và độ tin cậy, phù hợp với khả năng nhận thức của HS và có sự phân loại nhận thức. Có sự kết hợp giữa PP trắc nghiệm và tự luận, đảm bảo đo được các mức độ từ biết đến hiểu và vận dụng. Nội dung đề kiểm tra đảm bảo tính toàn diện. Tuy nhiên khâu KTĐG vẫn còn những tồn tại cần khắc phục: - Chưa kết hợp hợp lí các hình thức KTĐG. - Nội dung đánh giá chưa toàn diện, thiếu khách quan. - Kết quả đánh giá chủ yếu phản ánh mức độ biết kiến thức, khả năng hiểu và vận dụng kiến thức của HS còn thấp … Từ thực tiễn trên, để góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường phổ thông, tôi chọn “Đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử trường THPT” làm đề tài nghiên cứu của mình. 2. Phương pháp nghiên cứu: - Nghiên cứu tài liệu: Tâm lí học - Nghiên cứu tài liệu gây hứng thú về dạy học lịch sử - Nghiên cứu các tài liệu về“ Phương pháp dạy học Lịch sử”, các tài liệu chuyên đề về KTĐG. - Thao giảng, dự giờ đồng nghiệp trao dồi rút kinh nghiệm qua từng tiết dạy. - Sách giáo khoa, sách giáo viên. 2
- 3. Phạm vi nghiện cứu Tìm hiểu thực tiễn việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử trường THPT. Đề xuất một số biện pháp góp phần đổi mới kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh môn Lịch sử trường THPT , vận dụng phần: Lịch sử thế giới cận đại- Lớp 10 THPT chương trình chuẩn. B. PHẦN NỘI DUNG I .Vai trò, ý nghĩa của việc kiểm tra, đánh giá trong dạy học lịch sử Phát huy năng lực thực hành, năng lực tự học của HS là cần thiết trong đổi mới PPDH hiện nay. Tuy nhiên để nắm được việc vận dụng kiến thức đã học trong những tình huống cụ thể và đánh giá được mức độ phát triển của nhận thức tự giác, tích cực, độc lập của HS cần đảm bảo nguyên tắc "Học để mà hành. Học phải đi đôi với hành ". Quan điểm về mối quan hệ giữa lí luận và thực tiễn đã chỉ ra vai trò của kiểm tra đánh giá trong dạy học nói chung DHLS nói riêng. Kiểm tra đánh giá trong DHLS " là một quá trình thu thập và xử lý thông tin về tình hình lĩnh hội kiến thức, bồi dưỡng tư tưởng đạo đức, hình thành kỹ năng, kỹ xảo của HS so với mục tiêu học tập": - KT, ĐG kết quả học tập của HS là khâu cuối cùng, đồng thời khởi đầu cho một chu trình khép kín tiếp theo của quá trình giáo dục. - KT, ĐG làm sáng tỏ tình hình lĩnh hội kiến thức, bổ sung, làm sâu sắc hệ thống kiến thức, củng cố, khái quát kiến thức đã học, chuẩn bị cho việc nghiên cứu kiến thức mới; hình thành kĩ năng, kĩ xảo cho HS. 3
- - GV tự đánh giá việc giảng dạy của mình. - KT, ĐG là một khâu không thể thiếu của quá trình DH, là một biện pháp để nâng cao chất lượng DH bộ môn. - KT, ĐG trong DH lịch sử là công việc của GV & HS. KTDG giúp GV hiểu rõ việc học tập của HS, phát hiện những thiết sót trong kiến thức, thái độ, kỹ năng để kịp thời bổ sung. Đồng thời, qua KTĐG giúp GV tự đánh giá được kết quả công tác của bản thân, từ đó có những biện pháp sư phạm thích hợp, nhằm nâng cao chất lượng dạy học. KTĐG có tác dụng giáo dục tư tưởng, đạo đức, phẩm chất của HS, hình thành ở các em lòng tin, ý chí quyết tâm đạt kết quả cao, sự trung thực, tinh thần tập thể, ý thức giúp đỡ lẫn nhau trong học tập. II. Đổi mới kiểm tra đánh giá Từ quan niệm và thực tiễn về KTĐG trên, để thấy được việc thực hiện mục tiêu, nội dung dạy học cũng như hiệu quả của phát huy năng lực thực hành, năng lực tự học của HS trong DHLS.Theo đó việc KTDG cần thực hiện những nội dung sau: 1. Đối với Học sinh: Cần kết hợp chặt chẽ hoạt động KTĐG của GV với hoạt động tự KTĐG của HS. HS cần tận dụng việc KTĐG của thày, đồng thời tiến hành có hệ thống việc tự KTĐG của bản thân để củng cố và hiểu sâu sắc kiến thức. HS có thể tự KTĐG bằng nhiều cách: tái hiện kiến thức lịch sử đã học và tập trình bày lại cho bản thân và người khác nghe, tập trả lời những câu hỏi trong SGK, hoàn thành các bài tập do GV đưa ra. Để hoạt động tự KTĐG của HS đạt kết quả và phát huy được tốt nhất năng lực tự học, thực hành của HS thì GV phải có sự hướng dẫn thật cụ thể cho các em và phải có sự động viên khuyến khích kịp thời. Cụ thể GV cần thực hiện những nội dung sau: 4
- a. Tăng cường ra bài tập về nhà có chất lượng: xây dựng và sử dụng các dạng bài tập lịch sử trong dạy học là một trong những biện pháp phát huy tính tích cực, năng lực nhận thức độc lập của HS, góp phần quan trọng đối với quá trình hình thành và củng cố kiến thức lịch sử cho HS. Đồng thời sử dụng bài tập còn là một hình thức để KTĐG và tự KTĐG kết quả học tập của HS. Bài tập lịch sử rất đa dạng, được xây dựng trên cơ sở một sự kiện quan trọng, một số bài học, một chương hay cả khoá trình học tập nhằm khắc sâu, củng cố và hoàn thiện kiến thức. Chính vì vậy, việc đặt ra các bài tập có chất lượng sẽ góp phần kích thích sự suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo của các em. Ví dụ: Bài 32: “Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu”. Lớp 10- Chương trình chuẩn, bài tập nhận thức là: * Bài tập 1: Nói về sự phát triển kinh tế tư bản chủ nghĩa ở Anh thế kỷ XVII, một người đương thời kể rằng: "Trong một phòng làm việc rộng và dài có 200 công nhân làm thuê trên 200 chiếc máy dệt. Tất cả làm theo hàng bên cạnh mỗi người có một em nhỏ ngồi chuẩn bị thoi dệt. Cùng lúc ở phòng khác có 100 người đàn bà đang chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không ngừng tay; 50 người lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người thợ nhuộm, 50 thợ in hoa lên vải. - Qua lời kể trên, em hãy tự rút ra những điểm khác nhau giữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với công trường thủ công thời trung đại? * Bài tập 2: Vận dụng cho bài 29: Cách mạng tư sản Hà Lan và Cách mạng Anh. Vì sao cách mạng tư sản Anh mang tính bảo thủ, còn cách mạng tư sản Pháp mang tính triệt để hơn?. * Bài tập 3: Thiết kế cho bài 30 “Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ”. Lớp 10- Chương trình chuẩn. 5
- Trong Tuyên ngôn độc lập của nước Mĩ năm 1776 có đoạn viết: "Mọi người sinh ra đều có quyền bình đẳng, tạo hóa cho họ những quyền bất khả xâm phạm. Trong số đó có quyền được sống, quyền được hưởng tự do và mưu cầu hạnh phúc”, bên cạnh đó tuyên ngôn cũng thừa nhận quyền lực của giai cấp tư sản, của người da trắng không thủ tiêu chế độ nô lệ. Em có nhận xét gì về bản tuyên ngôn này. * Bài tập 4: Thiết kế cho bài 31: “Cách mạng tư sản Pháp cuổi thế kỉ XVIII. Lớp 10- Chương trình chuẩn. Những chính sách mà phái Giacôbanh giải quyết cho quần chúng nhân dân, chính sách nào dưới đây có ý nghĩa nhất đối với nông dân nghèo? + Chia ruộng đất ra từng mảnh nhỏ và bán trả trong thời gian 10 năm. + Trả lại về việc cho nông dân sử dụng đất công bị lãnh chúa chiếm. + Xóa bỏ đặc quyền và phụ thu phong kiến. * Bài tập 4: Cách mạng tư sản pháp (1789-1799) đạt đến đỉnh cao là thời chuyên chính dân chủ Gia Cô Banh (Từ 2-6-1793 đến 27-7-11794). Vì sao thời kỳ này là đỉnh cao? Nguyên nhân dẫn đến đỉnh cao?. * Bài tập 5: Bài 37,Lớp 10- Chương trình chuẩn: Về học thuyết Mác Chủ nghĩa xã hội khoa học do Mác và Ăng Ghen sáng lập vào giữa thế kỉ XIX được coi là một cuộc cách mạng trong lịch sử tư tưởng loài người. Em hãy giải thích nhận định trên. Hướng dẫn thực hành một bài cụ thể trong các bài tập đã nêu ở trên 6
- Bài tập 1: Nói về sự phát triển của chủ nghĩa tư bản ở Anh hồi thế kỉ XVII một người đương thời kể lại rằng: "Trong một phòng làm việc có 200 công nhân làm thuê trên 200 chiếc máy dệt tất cả làm theo hàng. Bên cạnh đó mỗi người có một em nhỏ ngồi chúẩn bị thoi dệt, cùng lúc ở phòng khác có 100 người đần bà đang chải len, một phòng khác có 100 cô gái đang kéo sợi không ngừng tay, 50 người ngồi lựa len thô và tinh. Một phòng khác có 50 người thợ nhuộm, 50 người thợ in hoa lêm vải...". Qua lời kể trên em hãy tự rút ra sự khác nhau giữa nền sản xuất tư bản chủ nghĩa với công trình thủ công thời trung đại?. Hướng dẫn trả lời: * Xác định mục đích, yêu cầu và nội dung chính của bài: Bài 32 Cách mạng công nghiệp ở Châu Âu. - Cuộc cách mạng công nghiệp diễn ra đầu tiên ở Anh, sau đó lan ra các nước khác nó củng cố và sự thắng lợi của phát triển chủ nghĩa tư bản. - Những thành tựu và hệ quả của cách mạng công nghiệp. - Qua bài thấy được sự tiến bộ vượt bậc của lực lượng sản xuất TBCN để từ đó học sinh thấy được vì sao Đảng ta dã và đang xác định đường lối Công nghiệp hoá- Hiện đại hoá để không ngừng học tập tu dưỡng góp phần của mình trong sự nghiệp Công nghiệp hoá- hiện đại hoá đất nước. - So với hình thức sản xuất trong công trình thủ công thời trung đại, hình thức sản xuất trên tiến bộ hơn và do đó năng xuất lao động cũng tăng lên rất nhiều lần. Công trường thủ công thời trung đại đó là một đơn vị sản xuất trên cơ sở phân công lao động và kỹ thuật làm bằng tay là chủ yếu. Nó tồn tại và phát triển ở các thành thị Tây Âu từ thế kỉ XVđến thế kỉ XVII kỹ thuật sản xuất trong công trình thủ công kết hợp vừa băng tay vừa bằng máy móc bước đầu có sự chuyên môn hóa, quan hệ sản xuất là chủ và thợ. 7
- - Còn kiểu sản xuất theo lời kể trên hoàn toàn theo dây chuyền và đã chuyên môn hóa hoàn toàn từ khâu chuẩn bị sợi, phân loại sợi, đệt và việc nhuộm cuối cùng là một sản phẩm hoàn chỉnh có thể đưa ra thị trường tiêu thụ. - Quan hệ sản xuất trong hình thức sản xuất trên là quan hệ giữa ngưỡi làm thuê (công nhân) với nhà tư bản - quan hệ bóc lột sức lao động. Rõ ràng sản xuất theo cách thức trên nó là nền sản xuất tư bản chủ nghĩa khác so với cách sản xuất trong công trình thủ công thời trung đại. Sản xuất trong công trình thủ công chỉ là bước quá độ chuẩn bị cho việ chuyển sang giai đoạn sản xuất bằng máy móc của chủ nghĩa tư bản ở thời kì sau. - Sau cùng chúng ta liên hệ đến công cuộc công nghiệp hóa của nhà nước từ đó xác định nhiệm vụ của học sinh trong sự nghiệp CNH-HĐH hiện nay. Hoặc, khi dạy bài: 30 "Chiến tranh giành độc lập của các thuộc địa Anh ở Bắc Mĩ", GV có thể ra bài tập về nhà: Vì sao Lênin gọi đây là: "cuộc chiến tranh giải phóng thực sự, cách mạng thực sự "? Để làm được bài tập này đòi hỏi HS phải có sự tổng hợp, phân tích, đánh giá nguyên nhân, diễn biến, kết quả của CMTS ở Bắc Mĩ. Qua đó, giáo dục lòng yêu tự do độc lập, biết quí trọng, giữ gìn, phát huy những thành quả mà cha ông để lại, đồng thời phát triển tư duy và kỹ năng thực hành bộ môn cho HS. Để có những bài tập có chất lượng đòi hỏi GV phải có sự đầu tư suy nghĩ, tìm tòi, sáng tạo. b. Kết hợp phương pháp KTĐG truyền thống (trắc nghiệm tự luận) với KTĐG bằng câu hỏi trắc nghiệm khách quan một cách hiệu quả. KTĐG bằng trắc nghiệm tự luận có thể đánh giá được trình độ lập luận, rèn cho các em khả năng trình bày nhưng nội dung trong KTĐG bằng trắc nghiệm tự luận không nhiều nên khó đánh giá kết quả của người học đối với toàn bộ chương trình, chấm mất nhiều thời gian và mang tính chủ quan. Do vậy, khi KTĐG bằng trắc nghiệm tự luận GV cần nghiêm túc trong quá trình tiến hành và lập thang điểm thật chi tiết, chính xác. 8
- Khi đưa ra câu hỏi GV cần chú ý phải phù hợp với nội dung cơ bản, mục đích của KTĐG, phù hợp với trình độ, đối tượng và phải phát huy được tính tích cực, độc lập trong nhận thức đặc biệt là trong tư duy HS. KTĐG bằng trắc nghiệm khách quan có ưu thế chấm nhanh, đảm bảo tính khách quan, khảo sát được toàn diện nội dung học tập, gây hứng thú và tính tích cực của HS, nhưng không đo được độ sâu kiến thức, mức độ cảm xúc, khả năng sáng tạo của HS, không rèn cho HS khả năng trình bày diễn đạt... Để phát huy những ưu điểm và khắc phục nhược điểm của hai phương pháp KTĐG trên, GV cần kết hợp linh hoạt, sáng tạo chúng với nhau trong quá trình tiến hành các hình thức kiểm tra như: kiểm tra miệng, kiểm tra viết 15 phút, kiểm tra một tiết hay học kỳ. Ví dụ: Đối với kiểm tra miệng, khi muốn kiểm tra việc chuẩn bị bài của HS hoặc kiểm tra hoạt động nhận thức của các em trong nghiên cứu kiến thức mới, GV cần kết hợp hai phương pháp trên để đưa ra các câu hỏi kiểm tra. Ví dụ: khi kiểm tra bài cũ, bài 36: "Sự hình thành và phát triển của phong trào công nhân", GV có thể kết hợp bằng cách yêu cầu một HS trả lời một câu hỏi tự luận:"Em có nhận xét gì về vai trò của giai cấp công nhân trong phong trào đấu tranh chống giai cấp tư sản những năm cuối thế kỉ XVIII đẩu thế kỉ XIX?", một HS khác trả lời các câu hỏi trắc nghiệm khách quan đã chuẩn bị trên máy chiếu, bảng (hoặc trên giấy khổ to) theo mẫu, còn các em khác theo dõi câu trả lời của bạn để nhận xét, bổ sung. 9
- Câu hỏi: Hãy điền mốc thời gian sao cho phù hợp với các sự kiện lịch sử khi nghiên cứu về phong trào công nhân cuối thế kỉ XVIII đầu thế kỉ XIX? Tháng, năm Sự kiện lịch sử Đặc điểm, tính chất ………. Phong trào phá máy,đốt xưởng(Anh) ………. Phong trào"Hiến chương" (Anh) ……….. Khởi nghĩa của CN Liông (Pháp) ……….. Khởi nghĩa của CN dệt Sơlêdin(Đức) KTĐG tuỳ vào từng bài cụ thể để có cách kiểm tra miệng tốt nhất và không nhất thiết phải kiểm tra vào đầu giờ, có thể kiểm tra xen kẽ trong quá trình HS nghiên cứu kiến thức mới để giúp việc lĩnh hội kiến thức tốt hơn. Khi kiểm tra GV lưu ý phải tạo ra được bầu không khí thoải mái, tránh gây tâm lý năng nề cho HS. GV đặt câu hỏi trước để HS suy nghĩ, tạo tâm thế chủ động khi trả lời. GV nên khuyến khích động viên những em có nhận xét bổ sung và có câu trả lời đúng. 2. Đối với GV: Để KTĐG phát huy được tốt nhất những năng lực học tập của HS, GV cần tuân thủ những nguyên tắc sau: Thứ nhất GV phải có quan điểm đúng về KTĐG, nhận thức rõ vai trò, ý nghĩa của KTĐG, thực hiện nghiêm túc quy chế chuyên môn về KTĐG, cần tránh việc chạy theo thành tích làm cho kết quả KTĐG không đảm bảo độ tin cậy và tính giá trị. GV lịch sử phải nắm vững lý luận về KTĐG để lựa chọn hình thức, phương pháp KTĐG thích hợp, kích thích được hoạt động học tập của HS. 10
- Thứ hai: Phải đảm bảo tính toàn diện về giáo dưỡng, giáo dục và phát triển HS trong nội dung KTĐG. Về kiến thức, bao gồm đánh giá ở mức độ biết, hiểu và vận dụng. Ví dụ, khi học tiết bài 31 :"CMTS Pháp cuối thế kỉ XVIII", GV nêu câu hỏi kiểm tra: "Em hãy nêu những nguyên nhân dẫn tới sự bùng nổ của CMTS Pháp 1789?". Để lí giải được câu hỏi này HS phải nhớ và hiểu rõ sự phát triển kinh tế, tình hình chính trị, xã hội, tư tưởng ở Pháp trước CMTS qua đó trình bày được những nguyên nhân dẫn đến bùng nổ cách mạng. Nội dung KTĐG còn bao gồm cả kết quả giáo dục tư tưởng, tình cảm, hành vi đạo đức, phát triển kỹ năng thực hành bộ môn của HS . Ví dụ, GV đưa câu hỏi: Tại sao nói sự kiện phá ngục Baxti ngày 14/7/1789 được coi là ngày mở đầu CMTS Pháp? Trả lời được câu hỏi này, HS không chỉ nắm vững kiến thức lịch sử, biết cách đánh giá về vai trò quần chúng nhân dân trong lịch sử mà còn giáo dục các em lòng khâm phục, kính yêu quần chúng, rèn luyện cho HS khả năng khái quát, hệ thống hoá kiến thức. Thứ ba: Tổ chức tốt khâu ra đề, coi và chấm kiểm tra thi: Để việc KTĐG có hiệu quả cao thì cần thiết phải chú ý khâu ra đề. Đề kiểm tra không chỉ phù hợp với mức độ đạt được các mục tiêu trong DHLS mà còn phải đo được toàn diện kiến thức lịch sử của HS. Nếu đề ra dễ quá hoặc khó quá, GV sẽ không đánh giá đúng trình độ HS, gây tâm lý chủ quan, chán nản đối với các em. Muốn làm tốt công việc này, GV phải xác định được tiêu chí cần đạt về các mặt (kiến thức, tình cảm, kỹ năng) cho từng bài, từng chương, từng giai đoạn lịch sử, nắm vững yêu cầu của việc KTĐG trong đó quan trọng là độ tin cậy và tính giá trị. Để việc đánh giá có kết quả chính xác thì tính nghiêm túc, khách quan, công bằng trong coi kiểm tra, thi rất quan trọng, nhưng tránh tạo ra không khí quá căng thẳng cho HS ảnh hưởng tới tâm lý các em khi làm bài. 11
- 3. Thực nghiệm sư phạm Thông qua việc vận dụng cơ sở lý luận và yêu cầu xác định các biện pháp sư phạm trong việc đổi mới KTĐG kết quả học tập của HS, kết quả bộ môn của các lớp đến thời điểm này như sau: Lớp Năm học (2009-2010) Học kì II (2010-2011) (2010-2011) Trên Tb Dưới Tb Trên Tb Dưới Tb 11C 90,9% 9,1% 95,35% 4,65% 11B 73% 27% 88,64% 11,36% 11I 65,2% 34,8% 79,1% 20,9% 11H 63,6% 36,4% 79,6% 20,4% 11K 78,5% 21,5% 84,44% 15,56% C. KẾT LUẬN I. Bài học kinh nghiệm: Việc kết hợp giữa kiểm tra đánh giá của GV– HS là nhằm thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, phát huy vai trò chủ động, tích cực của học sinh, động viên khích lệ các em tham gia vào quá trình tự kiểm tra, đánh giá mức độ nhận thức của mình và bạn. Đổi mới phương pháp kiểm tra, đánh giá kết quả học tập của HS có ý nghĩa to lớn góp phần nâng cao chất lượng dạy học bộ môn lịch sử. Vì vậy, đây là yêu cầu cần thiết của mỗi GV dạy Lịch sử hiện nay. 12
- Hiện nay, để đáp ứng yêu cầu phát triển về giáo dục và đào tạo, PPDH môn Lịch sử cũng được thay đổi nhiều. Việc kiểm tra, đánh giá HS cần phải có những điều chỉnh mang tính khách quan và chính xác để tạo điều kiện để mỗi HS bộc lộ thực chất khả năng và trình độ của mình, đó là một trong những con đường có hiệu quả nhất nhằm phát huy tối đa tính năng động của HS, tạo điều kiện cho HS có thời cơ khám phá, phát hiện tri thức mới, đồng thời góp phần nâng cao chất lượng dạy học Lịch sử ở trường THPT. II. Hướng phổ biến của đề tài: Sẽ áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy ở trường THPT Ba Đình với các lớp và các khối còn lại. III. Hướng nghiên cứu tiếp của đề tài: Qua kết quả giảng dạy đã đạt được chúng tôi sẽ tiếp tục nghiên cứu, áp dụng đề tài vào quá trình giảng dạy để nâng cao chất lượng bộ môn và chất lượng giáo dục trong trường học. Trên đây là những vấn đề mà chúng tôi đã đúc kết được trong quá trình giảng dạy bộ môn Lịch sử ở trường phổ thông Ba Đình. Đề tài vẫn còn nhiều thiếu sót và chưa hoàn thiện nên rất mong nhận được sự đóng góp ý kiến chỉnh sửa của quý thầy cô để đề tài hoàn thiện hơn. 13
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp đổi mới kiểm tra đánh giá để nâng cao hiệu quả dạy học môn GDCD trường THPT Ba Đình
14 p | 929 | 200
-
SKKN: Ứng dụng công nghệ thông tin vào giảng dạy môn Lịch sử
13 p | 1535 | 166
-
SKKN: Tham luận về đổi mới phương pháp dạy học và kiểm tra đánh giá môn Ngữ Văn THCS
9 p | 1497 | 125
-
SKKN: Kiểm tra trắc nghiệm trực tuyến môn Tin học cấp Trung học Phổ thông
92 p | 397 | 89
-
SKKN : Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lý
27 p | 451 | 82
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học và đổi mới kiểm tra đánh giá các công cụ hỗ trợ quản lý dạy học tích cực
41 p | 592 | 56
-
SKKN: Vận dụng phương pháp đổi mới kiểm tra trắc nghiệm nhằm nâng cao chất lượng phân môn Địa lý
19 p | 321 | 54
-
SKKN: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá nâng cao chất lượng bằng kiểm tra trắc nghiệm đối với bộ môn Lịch sử
12 p | 397 | 53
-
SKKN: Biện pháp tổ chức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh theo chuẩn kiến thức, kỹ năng môn Toán Tiểu học
21 p | 801 | 43
-
SKKN: Cán bộ quản lí với công tác kiểm tra, đánh giá giờ lên lớp của giáo viên
13 p | 250 | 42
-
SKKN: "Bồi dưỡng đội ngũ" giải pháp nâng cao chất lượng đổi mới phương pháp dạy học
11 p | 186 | 30
-
SKKN: Đổi mới phương pháp kiểm tra đánh giá
10 p | 205 | 22
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011
32 p | 141 | 16
-
SKKN: Một hoạt động thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh - môn Ngữ văn
21 p | 104 | 10
-
SKKN: Thực hành tiết kiệm trong tổ chức kiểm tra đánh giá học sinh ở trường trung học
25 p | 116 | 6
-
SKKN: Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh trường THCS quận Thanh Xuân
36 p | 77 | 5
-
SKKN: Sử dụng niên biểu trong đổi mới kiểm tra đánh giá môn Lịch sử lớp 12 ở trường THPT Ba Đình
14 p | 62 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn