intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN : Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lý

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:27

441
lượt xem
81
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học nhưng thực tế trong nhà trường phổ thông lại chưa được coi trọng đúng mức. Kiểm tra, đánh giá trong các môn học nói chung và với môn Địa lý nói riêng nhiều khi được tiến hành chiếu lệ, không có sự chuẩn bị lên kế hoạch từ trước, không thường xuyên và không trở thành hệ thống. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lý”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN : Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lý

  1. Sở giáo dục và đào tạo Tỉnh Vĩnh Phúc Trung tâm GDTX Tỉnh ---------------------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỔI MỚI KIỂM TRA, ĐÁNH GIÁ TRONG DẠY HỌC ĐỊA LÝ GV: Nguyễn Thị Thanh Hải Phòng Bồi dưỡng và nâng cao trình độ Trung tâm GDTX Tỉnh Vĩnh Phúc
  2. Mở đầu Thế kỷ XXI - thế kỷ của khoa học công nghệ, thế kỷ của sự bùng nổ thông tin. Càng ngày khối lượng thông tin đến với chúng ta càng lớn, do đó quá trình dạy và học trong nhà trường cũng đòi hỏi phải có những biện pháp để tăng cường lượng thông tin, lượng kiến thức, tri thức khoa học cũng như kỹ năng kỹ xảo và phương pháp tự lĩnh hội các tri thức, kiến thức đó cho học sinh. Thông tin, kiến thức ngày càng tăng mà thời gian dành cho học tập và giảng dạy thì hầu như không thay đổi vì vậy đòi hỏi phải có phương pháp và cách thức thích hợp để giúp học sinh lĩnh hội đầy đủ, chính xác có chọn lọc những thông tin cần thiết không chỉ trong trường học mà còn ngoài cuộc sống. Thực tế trên đã đặt ngành Giáo dục nước ta trước yêu cầu phải đổi mới cả về mục tiêu, nội dung và phương pháp dạy học. Thời gian gần đây ngành Giáo dục nước ta đang tiến hành đổi mới, bước đầu thu được nhiều thành công, nhưng quá trình đổi mới này cần phải có thời gian và cần tiến hành sâu rộng hơn nữa trong đó cần chú ý tới khâu kiểm tra, đánh giá. Kiểm tra, đánh giá là khâu không thể thiếu trong quá trình dạy học nhưng thực tế trong nhà trường phổ thông lại chưa được coi trọng đúng mức. Kiểm tra, đánh giá trong các môn học nói chung và với môn Địa lý nói riêng nhiều khi được tiến hành chiếu lệ, không có sự chuẩn bị lên kế hoạch từ trước, không thường xuyên và không trở thành hệ thống. Phương pháp kiểm tra, đánh giá truyền thống trong nhà trường tuy có nhiều ưu điểm song cũng bộc lộ nhiều khuyết điểm như thiếu tính khách quan, chưa lượng hoá được kết quả cũng như chưa kích thích được năng lực học tập của học sinh. Việc khẳng định và sử dụng phương pháp mới, hiện đại, ưu việt hơn trong đánh giá kết quả học tập của học sinh là cần thiết và cần được bàn đến một cách hết sức nghiêm túc.Vì vậy, tô lựa chọn chuyên đề “Đổi mới kiểm tra, đánh giá trong dạy học Địa lí” làm đề tài nghiên cứu của mình.
  3. Phần nội dung Chương I: Những vấn đề cơ bản của kiểm tra, đánh giá I.Vai trò và nhiệm vụ của kiểm tra, đánh giá 1.Vai trò - Quá trình dạy học: mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, tổ chức, đánh giá là một chỉnh thể, chu trình khép kín. - Kiểm tra, đánh giá là khâu cuối cùng nhưng lại là khâu khởi đầu của một chu trình mới. - KT, ĐG là công việc của cả giáo viên và học sinh. - KT, ĐG là hai công việc có nội dung khác nhau nhng có quan hệ mật thiết với nhau. KT, ĐG là khâu không thể thiếu, là yêu cầu khách quan trong QT D-H. 2.Nhiệm vụ - Hiểu rõ và cụ thể việc học tập của học sinh (nắm kiến thức, kĩ năng, phát triển tư duy) để kịp thời điều chỉnh nội dung và phương pháp. - Tạo điều kiện cho học sinh nắm vững và củng cố kiến thức. - Hình thành kĩ năng, thói quen trong học tập cho học sinh. - Hình thành thế giới quan khoa học, giáo dục tư tưởng, đạo đức cho học sinh. - Tác động đến việc học tập bộ môn Địa lý nói riêng, các môn khoa học nói chung. II.Những khái niệm cơ bản về kiểm tra, đánh giá 1.Các khái niệm - Kiểm tra là việc thu thập những dữ liệu, thông tin về một lĩnh vực nào đó làm cơ sở cho việc đánh giá. Có nhiều loại kiểm tra: +Kiểm tra thường xuyên được thực hiện thông qua quan sát một cách có hệ thống hoạt động của lớp học nói chung, của mỗi học sinh nói riêng, qua các khâu ôn tập củng cố bài cũ, tiếp thu bài mới, vận dụng kiến thức đã học vào thực tiễn. +Kiểm tra định kỳ: tiến hành sau một chương lớn, một phần chương trình hoặc sau một học kỳ. +Kiểm tra tổng kết: tiến hành khi kết thúc giáo trình, cuối năm học. Trong quá trình dạy học nên kết hợp nhuần nhuyễn, chặt chẽ cả ba loại hình kiểm tra trên.
  4. Đánh giá Phát hiện Điều lệch lạc chỉnh Kiểm tra có ba chức năng chính là: +Đánh giá +Phát hiện lệch lạc +Điều chỉnh - Đánh giá có nghĩa là thu thập một tập hợp thông tin đủ thích hợp, có giá trị và đáng tin cậy; xem xét mức độ phù hợp giữa tập hợp thông tin này và một tập hợp tiêu chí phù hợp với các mục tiêu định ra ban đầu hay được điều chỉnh trong quá trình thu thập thông tin nhằm đưa ra một quyết định (Jean Marie DeKatele- 1989). Các khâu của quá trình đánh giá gồm: +Đánh giá chuẩn đoán: được tiến hành trước khi dạy một chương trình hay một vấn đề quan trọng nào đó nhằm giúp cho giáo viên nắm được tình hình về những kiến thức liên quan đã có trong học sinh, những lỗ hổng cần bổ khuyết để quyết định cách dạy thích hợp. +Đánh giá từng phần: tiến hành nhiều lần trong giảng dạy nhằm cung cấp những thông tin ngược để giáo viên và học sinh kịp thời điều chỉnh cách dạy và cách học, ghi nhận kết quả từng phần để tiếp tục chương trình một cách vững chắc. +Đánh giá tổng kết: tiến hành khi kết thúc môn học, năm học, khoá học bằng những kỳ thi nhằm đánh giá tổng quát kết quả học tập, đối chiếu với những mục tiêu đã đề ra. +Ra quyết định: là khâu cuối cùng của quá trình đánh giá. Dựa vào những định hướng nêu trong khâu đánh giá, giáo viên quyết định những biện pháp cụ thể để giúp đỡ học sinh hoặc giúp đỡ chung cho cả lớp về những thiếu xót phổ biến hoặc những sai sót đặc biệt.
  5. -Đo lường Đánh giá cũng như kiểm tra thường bao gồm việc đo lường đã được định ra bằng một công cụ thu thập thông tin (trắc nghiệm, hệ thống các câu hỏi,…) Kết quả làm bài của học sinh được ghi nhận bằng một số đo dựa theo những quy tắc đã tính. Số đo đó thông thường là điểm số- những kí hiệu gián tiếp phản ánh trình độ của học sinh về mặt định tính (giỏi, khá, trung bình, yếu, kém) và định hạng (thứ bậc) 2.Yêu cầu của kiểm tra, đánh giá Kiểm tra, đánh giá là khâu quan trọng trong quá trình dạy học do vậy có những yêu cầu riêng trong quá trình tiến hành nhằm đạt được những kết quả cao nhất. Những yêu cầu cơ bản đó là: +Đảm bảo tính khách quan trong quá trình kiểm tra, đánh giá, phản ánh trung thực kết quả học tập của học sinh. +Đảm bảo tính toàn diện trong tất cả quá trình kiểm tra đánh giá học sinh về khối lượng, chất lượng tri thức, kỹ năng, kỹ xảo, về quá trình phát triển năng lực hoạt động trí tuệ, năng lực tư duy sáng tạo, tính tự giác, tích cực,….Đánh giá cả về nội dung và hình thức. +Đảm bảo tính thường xuyên và hệ thống nhằm phát hiện những lệch lạc, thiếu sót ngay trong quá trình dạy học qua đó có biện pháp, cách thức chỉnh sửa, nâng cao hiệu quả của phương pháp dạy và học. +Đảm bảo tính phát triển (phát triển toàn diện học sinh cả về tư duy, trí tuệ, năng lực nhận thức, khả năng thích ứng,...) do đó phải luôn chú ý tới sự phát triển kiểm tra từ những vấn đề đơn giản đến những nội dung phức tạp đòi hỏi học sinh luôn phải cố gắng hết mình. Chương II: Các hình thức kiểm tra, đánh giá Có nhiều hình thức kiểm tra đánh giá kết quả học tập của học sinh. Mỗi hình thức có những ưu nhược điểm nhất định. Có thể hệ thống hoá các hình thức kiểm tra đánh giá bằng sơ đồ sau:
  6. Các hình thức kiểm tra đánh giá Quan sát Vấn đáp Viết Trả lời dài (Trắc nghiệm tự luận) Trả lời ngắn (Trắc nghiệm khách quan) Subjective Test Objective Test Tiểu Cung cấp Đúng Điền Ghép Lựa Bằng luận thông tin Sai khuyết đôi chọn hình vẽ I.Kiểm tra, đánh giá bằng quan sát 1. Khái niệm và phân loại: Khái niệm: Quan sát là sự tri giác có chủ đích, có kế hoạch tạo khả năng theo dõi tiến trình và sự biến đổi diễn ra trong đối tượng quan sát. Quan sát là phương pháp nhận thức cảm tính tích cực nhằm thu thập những sự kiện hình thành những biểu tượng ban đầu về đối tượng của thế giới xung quanh. Quan sát gấn chặt với tư duy. Quan sát được thực hiện khi giáo viên sử dụng phương tiện trực quan, phương tiện dạy học hay khi chính học sinh làm việc trong phòng thí nghiệm Phân loại: - Căn cứ vào cách thức quan sát có thể phân ra quan sát trực tiếp, quan sát gián tiếp - Căn cứ vào thời gian có thể phân ra quan sát dài hạn và quan sát ngắn hạn - Căn cứ vào phạm vi quan sát có thể phân ra quan sát toàn diện và quan sát khía cạnh. - Căn cứ vào mức độ tổ chức quan sát có thể phân ra quan sát tự nhiên và quan sát bố trí, xắp xếp. Ưu điểm của phương pháp này: Tính linh hoạt (nhiều nơi, nhiều địa điểm), mang tính khách quan, đánh giá khá toàn diện (tri thức, thái độ, hành vi, đạo đức,...).
  7. Tuy nhiên một lưu ý khi dùng phương pháp này là cần tiến hành trong thời gian dài, chất lượng và hiệu quả phụ thuộc vào năng lực đánh giá của giáo viên,... Phương pháp này có thể tiến hành trong hoặc ngoài lớp, rất thuận lợi cho việc thu thập các thông tin, dữ liễu cần cho việc đánh giá. Phương pháp này giúp giáo viên xác định được thái độ, sự phản ứng vô ý thức, kỹ năng thực hành và một số kỹ năng về nhận thức của học sinh. Để đánh giá trình độ và kỹ năng của học sinh, giáo viên có thể đưa ra bảng số liệu về: cơ cấu sản xuất lương thực của một nước nào đó trên thế giới để các em tự vẽ. Trong khi các em vẽ, giáo viên quan sát xem có bao nhiêu em trong lớp biết cách vẽ và bao nhiêu em vẽ đúng. Tiếp đó giáo viên yêu cầu các em đặt các biểu đồ đó vào đúng vị trí trên bản đồ (bản sao bản đồ quốc gia mà các em đã chuẩn bị trước). Giáo viên ghi lại xem có bao nhiêu em làm tốt, bao nhiêu em còn lúng túng. Qua quan sát trên, giáo viên có thể khái quát, có thể đánh giá được kỹ năng vẽ biểu đồ, đặt biểu đồ vào vị trí trên bản đồ của học sinh và từ đó định ra được phương pháp hướng dẫn, bổ xung thích hợp cho từng đối tượng học sinh. Các kỹ thuật sau có thể được dùng trong phương pháp quan sát: *) Ghi chép chuyện vặt (Anecdotal notes): Giáo viên ghi lại những mẩu chuyện vặt chợp bắt gặp trong đời sống nhà trường phản ánh những nét độc đáo về tính cách, thái độ của học sinh. Có thể dành cho mỗi học sinh một tờ phiếu hoặc một vài trang trong sổ tay và ghi vào đó những điều quan sát được. Ví dụ: Tên học sinh: A Lớp 11 Trường : B Trọng tâm quan sát : Hứng thú học tập địa lý Ngày Sự kiện 18-11 Không mang vở ghi địa lý, ghi bài địa lý vào vở 19-12 Không thuộc bài kiểm tra đầu giờ 24-03 Đã vẽ lược đồ nông nghiệp Ấn Độ nhưng rất cẩu thả Nhận xét: Lười học, không hứng thú học tập môn Địa lý. Xem xét kết quả học tập môn địa lý lớp 10 thấy dưới 6.0 *) Phiếu kiểm kê ( Check List): Phiếu này dùng để ghi chép sự quan sát, theo dõi mức đọ thành thạo của học sinh về một số kỹ năng học tập nào đó
  8. Ví dụ: Kỹ năg sử dụng bản đồ, lược đồ lớp. Phiếu kiểm kê kỹ năng sử dụng bản đồ lớp 11 Thứ tự Tên học sinh Hiểu bản đồ Đọc bản đồ Sử dụng bản đồ 1 Nguyễn Văn A + - - 2 Trần Thị B + + + 3 Lê Thị C + + + Nhận xét: Phần lớn học sinh của lớp đã hiểu bản đồ, đọc bản đồ nhưng kỹ năng sử dụng bản đồ còn yếu *) Thang xếp hạng ( Rating Scale): ở đây học sinh được xếp hạng theo 3 bậc, 5 bậc hoặc A, B, C, D Ví dụ: Thang xếp hạng Nội dung: Kỹ năng thảo luận nhóm Lớp Nhóm Ngày Tranh Nêu ra các Chuẩn bị Diễn đạt luận với Nhận Thứ tự Tên học sinh câu hỏi thú ở nhà bằng lời người xét vị khác Nguyễn Văn 1 3 3 2 2 A 2 Trần Thị B 3 2 3 3 3 Lê Thị C 3 3 3 3 4 Trần Thị H 1 2 1 1 Chú thích :3 Khá, 2 Trung bình, 3 Yếu Đánh giá chung: học sinh trong nhóm đã quen với phhương pháp thảo luận. Riêng em H còn nhút nhát, cần tạo cơ hội để em được trình bày trước lớp. Thang xếp hạng còn được dùng để đánh giá mức độ tham gia các hoạt động khác của học sinh như: rất thường xuyên, thường xuyên, hiếm khi, không bao giờ. II.Kiểm tra, đánh giá bằng vấn đáp 1. Các khái niệm 1.1. Vấn đáp là gì?
  9. Trong cuộc sống, mỗi chúng ta ai cũng từng được tham gia giải quyết các vấn đề trên mọi lĩnh vực của cuộc sống thông qua hình thức “vấn đáp” lẫn nhau và từ đó thúc đẩy các sự vật, sự việc, hiện tượng cũng như nhận thức của con người cũng liên tục không ngừng vận động phát triển. Vậy “vấn đáp” là gì? Từ điển tiếng Việt đã giải thích: “vấn” là hỏi, “đáp” là “trả lời”. “Vấn đáp” nói một cách khái quát là một hoạt động bao gồm hai mặt “hỏi” và “trả lời”. Trong các kỳ thi vấn đáp, giám khảo (giám thị, giáo viên) là người đưa ra câu hỏi còn thí sinh (học sinh) có nhiệm vụ tư duy và trả lời câu hỏi. 1.2. Phương pháp kiểm tra, đánh giá vấn đáp Kiểm tra vấn đáp là phương pháp đánh giá rất phổ biến trong dạy học. Trong đó, giáo viên đưa ra các câu hỏi ngắn để học sinh trả lời. Học sinh có thể được chuẩn bị trước hoặc không được chuẩn bị trước câu hỏi. Căn cứ vào các câu trả lời giáo viên có thể đo lường và đánh giá các mức độ kết quả đạt được ở học sinh. 2. Đặc điểm của phương pháp kiểm tra, đánh giá vấn đáp 2.1 Sự đặc biệt của các kỳ thi vấn đáp Những suy nghĩ đối lập Tôi muốn Tôi coi kiến thức là biết học sinh điều kiện. Thí sinh biết gi? cần phải chứng tỏ là họ có thể sử dụng Nếu chỉ đặt câu hỏi học thuộc thì tốt nhất hãy cho thi viết 2.2. Ưu, nhược điểm của phương pháp kiểm tra, đánh giá vấn đáp Ưu điểm  Tính linh hoạt, cơ động. Vì vậy, có thể dùng để đánh giá kiến thức đã được học hoặc những kiến thức mới của học sinh.
  10.  Có thể kiểm tra trí nhớ, tư duy hoặc các phẩm chất tâm lý khác của học sinh  Có thể tiến hành trong và ngoài lớp học, dùng để đánh giá học sinh trước, trong và kết thúc khoá học.  Giá trị đánh giá của các câu hỏi miệng rất cao vì giáo viên có điều kiện trao đổi trực tiếp với từng học sinh từ kích thích tư duy của họ. Đồng thời đánh giá được khả năng giao tiếp, trao đổi kiến thức và cách diễn đạt của học sinh. Nhược điểm  Trước hết, đây là phương pháp đánh giá mang đậm tính chủ quan của giáo viên (cách đặt câu hỏi, nhận xét và đánh giá tức thời…)  Độ “may rủi” cao do có những thí sinh “trúng tủ” và “lệch tủ”  Khó phân loại và so sánh giữa các học sinh  Tốn nhiều thời gian trong quá trình kiểm tra (Từ khâu ra đề đến tổ chức kiểm tra, đánh giá)  Nhiều học sinh ngại tiếp xúc, ngại nói trước mặt giáo viên làm ảnh hưởng đến kết quả bài thi 3. Cách tổ chức các kỳ thi vấn đáp 3.1. Công tác chuẩn bị cho việc kiểm tra, đánh giá vấn đáp 3.1.1. Về mặt kiến thức, câu hỏi  Lựa chọn nhiều câu hỏi với độ khó và nội dung khác nhau cho mỗi kỳ thi (có sự phân loại cho các đối tượng lớp và học sinh khác nhau)  Chuẩn bị câu hỏi trước trên các mảnh giấy (sử dụng đa dạng các hình ảnh: bông hoa, hình tròn, ngôi sao, con thuyền, máy bay…) để học sinh rút thăm trả lời. Ứng với mỗi kỳ thi có thể lựa chọn một kiểu giấy đã chuẩn bị để tăng tính thẩm mĩ, thú vị kích thích học sinh phát huy tư duy với khả năng cao nhất. * Câu hỏi có thể chia ra theo các chủ đề cho học sinh chuẩn bị trước, giáo viên đánh số các chủ đề lên giấy và cho học sinh tự lựa chọn số chủ để của mình. * Câu hỏi có thể nêu lên một cách ngắn gọn trực tiếp trên tờ giấy để học sinh lựa chọn, đọc và trả lời luôn.  Khi lựa chọn câu hỏi, bên cạnh mục tiêu kiểm tra tri thức của học sinh, giáo viên nên tạo cho học sinh cơ hội vận dụng các kĩ năng, kĩ xảo sử dụng hình ảnh minh họa khi trả lời câu hỏi (Ví dụ: kiểm tra kĩ
  11. năng nhận xét, phân tích biểu đồ bản đồ và các tranh ảnh minh hoạ…)  Tạo mối liên hệ gần gũi giữa chủ đề kiểm tra và các bài giảng trên lớp  Lựa chọn các câu hỏi hạn chế các chức năng hỏi các tri thức học thuộc trong kỳ thi vấn đáp. Đặc biệt sử dụng linh hoạt, khéo léo các câu hỏi đòi hỏi học sinh động não, kích thích tư duy. 3.1.2. Về mặt đánh giá kết quả  Xây dựng một bảng tập hợp các tiêu chí đánh giá  Xây dựng cách đánh giá, nhận xét khác nhau dựa trên các tiêu chí  Phân loại câu hỏi của kỳ thi theo độ khó và xây dựng thang điểm phù hợp cho việc đánh giá các câu trả lời.  Sử dụng điểm trước đó đã cho (điểm kiểm tra miệng) khi đánh giá kết quả kiểm tra để tăng thêm độ chính xác khi đánh giá năng lực của học sinh  Đánh giá kết quả kiểm tra theo từng ý, từng tiểu đoạn và từng chủ đề nhỏ một cách riêng biệt  Đánh giá kết quả kiểm tra thông qua ít nhất hai người chấm điểm độc lập, tăng tính khách quan và chính xác trong kết quả học tập của học sinh 4. Thiết kế tiến trình thi vấn đáp 4.1. Cách tổ chức  Thông báo các yêu cầu về cách thức và nội dung cho học sinh trước kỳ thi.  Tổ chức và động viên ý thức học tập của học sinh  Định hướng buổi kiểm tra, thông báo mục đích, yêu cầu, cách làm  Tiến hành kiểm tra, đánh giá - Giáo viên lần lượt đề ra các câu hỏi đã chuẩn bị rồi gọi học sinh trả lời - Giáo viên có thể chuẩn bị các câu hỏi viết trước vào phiếu (giấy) rồi cho học sinh bắt thăm, trả lời (có chuẩn bị). Các học sinh khác theo dõi, sửa chữa, bổ sung những sai sót. Giáo viên nhận xét câu trả lời của học sinh, vạch những chổ sai và bổ sung, hoàn chỉnh câu trả lời, lưu ý toàn lớp những sai sót có tính chất phổ biến, rồi cho điểm đánh giá câu trả lời của học sinh được hỏi.  Đối với những kỳ thi vấn đáp lớn cách tổ chức kỳ thi cũng linh hoạt và yêu cầu cao hơn đối với học sinh. - Chủ đề trình bày được thông báo tới học sinh trước vai ngày.
  12. - Kỳ thi bắt đầu bằng một bài trình bày ngắn khoảng 10 phút nêu bật ý chính về chủ đề cập nhật trong kỳ thi vấn đáp. - Trong bài trình bày của mình học sinh phải chứng tỏ được rằng mình hiểu vấn đề, phải nêu được vấn đề một cách lưu loát, dễ hiểu. 4.2. Tiến trình thi vấn đáp Thí sinh TS nói về TS nói về một chủđề đã được nói về một chủđề chuẩn bị một chủ đã được đề đã chuẩn bị được Gv hỏi về chuẩn bị một chủ đề chưa được chuẩn bị Giáo viên hỏi về Giáo viên một chủ hỏi về đề đã Gv rút câu một chủ được hỏi về một đề đã chuẩn bị chủ đề từ được ngân hàng chuẩn bị câu hỏi Tổng thời gian Kiểu 1 Kiểu 2 Kiểu 3 5. Một số lưu ý khi sử dụng phương pháp Do tính linh hoạt của phương pháp kiểm tra, đánh giá vấn đáp, nên không có quy định rõ ràng, chặt chẽ cho loại phương pháp này. Tuy nhiên, để nâng cao tính khách quan và hiệu quả của phương pháp vấn đáp, giáo viên cần lưu ý một số điểm sau:  Thứ nhất: Xác định rõ mục đích của bài kiểm tra vấn đáp. Câu hỏi ở đây là: Bài kiểm tra nhằm mục đích gì? Đánh giá nhanh kiến thức của học sinh trong giờ học hay bài thi hết môn, cuối kỳ…? Việc xác định rõ mục đích sẽ quy định nội dung và cách thức tiến hành.
  13.  Thứ 2: Các câu hỏi nên được soạn trước Lưu ý này giúp học sinh có thời gian chuẩn bị, nhất là đối với các bài thi cuối kỳ. Tránh gọi học sinh lên trả lời trước khi đặt câu hỏi.  Thứ 3: Dung lượng của các câu hỏi không quá dài. Nội dung câu hỏi phù hợp với mục tiêu đánh giá. Không đề cập nhiều nội dung trong một câu hỏi. Hạn chế các câu hỏi có tính chất học thuộc. Khuyến khích các câu hỏi suy luận và kích thích tư duy của học sinh.  Thứ 4: Câu hỏi rõ ràng, nhất quán, ngôn ngữ chính xác không có câu hỏi “đánh lừa” học sinh. Không đặt các câu hỏi dạng có - không  Thứ 5: Thái độ hỏi thi của giáo viên có ảnh hưởng rất lớn đến câu trả lời của học sinh Không nên có thái độ “quan toà” trong lúc hỏi thi. Có thể hỏi những câu hỏi phụ để gợi mở cho họ khi cần thiết. Tối kị “nhìn người cho điểm” theo định kiến, cảm tính của giáo viên. III.Kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm 1.Khái niệm - Trắc nghiệm theo nghĩa rộng là một hoạt động được thực hiện để đo lường năng lực của đối tượng nào đó trong một lĩnh vực cụ thể nhằm mục đích xác định. Có nhiều loại trắc nghiệm như trắc nghiệm khách quan, trắc nghiệm chủ quan, trắc nghiệm chuẩn hoá, trắc nghiệm theo tiêu chí,…nhưng hai loại đầu là được thường xuyên sử dụng nhất. - Trắc nghiệm chủ quan hay tự luận: là dạng trắc nghiệm dùng những câu hỏi mở (còn gọi là câu hỏi tự luận) đòi hỏi học sinh phải tự xây dựng câu trả lời. Câu trả lời có thể là một đoạn văn ngắn, một bài tóm tắt hay một tiểu luận. Dạng Test này được xem là một dạng chủ quan về việc đánh giá và cho điểm câu trả lời vì phụ thuộc nhiều vào chủ quan của người chấm từ khâu ra đề, ra đáp án đến chấm bài; thậm chí còn phụ thuộc cả tâm trạng người chấm bài. - Trắc nghiệm khách quan: là dạng trắc nghiệm trong đó mỗi câu hỏi có kèm theo một câu trả lời sẵn. Loại câu hỏi này cung cấp cho học sinh một phần hay tất cả thông tin cần thiết và đòi hỏi học sinh phải chọn một câu trả lời hay chỉ cần điền thêm một số từ.
  14. Dạng Test này được gọi là khách quan vì chúng đảm bảo tính khách quan khi chấm điểm, không phụ thuộc vào ý kiến đánh giá chủ quan của người chấm. 2.Ưu nhược điểm của từng phương pháp a)Phương pháp trắc nghiệm chủ quan *Ưu điểm: - Bài kiểm tra tự luận sẽ kiểm tra được chiều sâu kiến thức, kỹ năng, hành vi, thái độ của học sinh đối với một vài vấn đề. Rèn luyện khả năng diễn đạt, tư duy sáng tạo, phát triển sự suy luận lôgic về một vấn đề nào đó. - Tốn ít thời gian ở khâu chuẩn bị kiểm tra. - Tự luận sẽ thu được tín hiệu ngược của quá trình suy nghĩ, từ đó giáo viên thấy được tinh thần làm bài của từng học sinh trong quá trình kiểm tra. *Nhược điểm: - Nội dung kiểm tra hạn chế, không bao quát toàn bộ chương trình nên không tránh khỏi tình trạng học tủ, quay cóp tài liệu, sao chép bài của nhau,… - Thời gian chấm bài đòi hỏi rất lớn, quá trình chấm bài thường thiếu sự khách quan chính xác, còn phụ thuộc nhiều vào tâm tư tình cảm, kinh nghiệm của giáo viên đối với cách làm bài, hành văn của học sinh. Giáo viên phải lao động rất nhiều ở khâu chấm bài, không thể áp dụng phương tiện bổ trợ được. - Cách kiểm tra này không gây hứng thú cho học sinh đặc biệt là học sinh trung bình và yếu. - Người chấm bài tự luận phải có hiểu biết sâu rộng về chuyên môn và kinh nghiệm thì mới có thể đánh giá chính xác và có chất lượng. b)Phương pháp trắc nghiệm khách quan *Ưu điểm: - Cho phép trong thời gian ngắn kiểm tra được nhiều nội dung do học sinh làm bài tốn ít thời gian. Với phạm vi kiến thức rộng, nhiều câu hỏi nên chống lại tình trạng “học tủ” đòi hỏi học sinh phải có sự chuẩn bị bài kỹ để trả lời được chính xác trong thời gian ngắn, tăng độ tin cậy trong kiểm tra đánh giá.
  15. - Kết quả kiểm tra đánh giá khách quan hơn, hầu như không phụ thuộc vào ý kiến chủ quan của người chấm bài. Đồng thời kết quả chính xác hơn do giáo viên đã lên sẵn đáp án và barem điểm. - Việc chấm bài tốn ít thời gian hơn và thuận lợi vì có thể áp dụng công nghệ mới trong chấm thi và phân tích kết quả. Do đó đưa ra được kết quả nhanh chóng, kích thích, khích lệ được học sinh học tập. - Với đáp án có sẵn, người chấm bài không cần phải giỏi lắm trong chuyên môn. - Loại trắc nghiệm khách quan cho phép học sinh có thể tự đánh giá kết quả học tập, do đó học sinh có thể áp dụng phương pháp này để tự học. - Có thể đánh giá, kiểm tra kiến thức của học sinh về các sự kiện, khả năng suy luận, suy diễn, so sánh và phân biệt. *Nhược điểm: - Không tạo điều kiện cho học sinh phát triển khả năng diễn đạt bằng lời, hạn chế việc đánh giá năng lực sáng tạo của học sinh, không khảo sát được mức độ cao hơn của các quá trình tư duy (phán đoán, tưởng tượng,…). - Còn có yếu tố ngẫu nhiên, may rủi bởi học sinh có thể “đoán mò” câu trả lời. Do đó độ tin cậy của kết quả thực nghiệm vẫn còn hạn chế. - Biên soạn câu hỏi trắc nghiệm khách quan đòi hỏi nhiều công phu và thời gian, cần phải có ngân hàng câu hỏi. - Yếu tố khách quan không hoàn toàn tuyệt đối: việc lựa chọn nội dung kiểm tra, ở việc soạn các câu hỏi và lựa chọn các câu trả lời mang tính chủ quan vì điều này phụ thuộc vào trình độ, năng lực và kỹ thuật của người biên soạn. - Nếu các câu trắc nghiệm khách quan không được soạn thảo công phu nhiều khi các câu trắc nghiệm này không đòi hỏi đoán nhận nhanh mà chỉ đòi hỏi đánh dấu nhanh, tức là đòi hỏi sự quyết đoán hơn kiến thức vững vàng. Nếu loại trắc nghiệm này chỉ trắc nghiệm thông tin sự việc sẽ làm cho học sinh phải thích nghi với kỹ thuật trắc nghiệm hơn là nắm vững nội dung môn học. Như vậy, mỗi loại trắc nghiệm có những ưu, nhược điểm khác nhau, không có phương pháp nào là vạn năng. Vấn đề ở đây là phải cân nhắc lúc nào nên sử dụng trắc nghiệm khách quan, lúc nào nên sử dụng trắc nghiệm tự luận để có thể đánh giá chính xác kết quả học tập của học sinh. 3.Các trường hợp áp dụng *Trắc nghiệm tự luận: - Số học sinh không quá đông.
  16. - Khi muốn kiểm tra khả năng vận dụng kiến thức đã có để giải quyết một vấn đề mới, khả năng diễn đạt ý tưởng. - Khi muốn thăm dò thái độ hay tìm hiểu tư tưởng của học sinh về một vấn đề nào đó hơn là khảo sát kết quả học tập. - Khi có thể tin vào khả năng chấm bài luận của giáo viên một cách vô tư, chính xác. - Thiếu thời gian ra đề nhưng có thời gian chấm bài. *Trắc nghiệm khách quan: - Khảo sát kết quả của số đông học sinh. - Khi muốn có những điểm số đáng tin cậy, không phụ thuộc vào chủ quan của người chấm bài. - Khi đã có ngân hàng câu hỏi với chất lượng tốt, muốn chấm bài nhanh. - Khi muốn kiểm tra một phạm vi hiểu biết rộng, ngăn ngừa tình trạng học “tủ”, học “vẹt” và giảm thiểu rủi ro. 4.Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan Các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan rất phong phú và đa dạng, mỗi loại có những đặc điểm và tác dụng riêng. 4.1.Loại câu hỏi lựa chọn Loại câu này có hình thức như một câu phát biểu không đầy đủ hay một câu hỏi dẫn được nối tiếp bằng một số câu trả lời mà học sinh phải chọn câu trả lời đúng trong số các phương án được đưa ra. Loại câu hỏi này có thể chia ra: +Câu hỏi nhiều lựa chọn: cho phép lựa chọn nhiều câu trả lời được coi là đúng cho một câu dẫn. +Câu hỏi một lựa chọn: cho phép lựa chọn chỉ một câu trả lời được coi là đúng nhất cho câu dẫn. Loại câu hỏi này gồm 4 nhân tố: - Câu dẫn: có thể viết dưới dạng câu hỏi hoặc câu phát biểu không đầy đủ để tạo ra một kích thích gợi nên câu trả lời đúng cho học sinh. - Câu chọn: gồm từ 3- 5 câu trả lời, học sinh phải tìm ra câu trả lời đúng trong các câu này, số câu lựa chọn không nên quá ít hoặc quá nhiều. - Câu đúng: là câu trả lời học sinh phải chọn. - Câu nhiễu: là câu làm cho học sinh phải có sự lựa chọn, cân nhắc với câu đúng. Học sinh phải có kiến thức vững chắc mới có thể phân biệt đâu là câu nhiễu, đâu là câu đúng.
  17. Trong các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan đây là loại câu hỏi được ưu chuộng nhất và thuận lợi nhất trong sử dụng vì có những ưu điểm nổi bật sau: - Có thể kiểm tra đánh giá được những mục tiêu giảng dạy và học tập khác nhau như xác định mối quan hệ nhân quả, nhận biết các điều đúng, sai; định nghĩa các thuật ngữ, khái niệm; so sánh để tìm ra sự giống nhau và khác nhau giữa các sự vật hiện tượng; áp dụng các nguyên lý, quy luật, dự đoán. Như vậy loại câu hỏi này có khả năng kiểm tra những trình độ cao hơn về nhận thức. - Độ tin cậy cao hơn: yếu tố đoán mò, may rủi của học sinh giảm đi nhiều so với các loại câu hỏi trắc nghiệm khách quan khác khi số phương án lựa chọn tăng lên khiến học sinh phải cân nhắc kĩ càng để lựa chọn những câu trả lời đúng hay hợp lý nhất trong số các phương án trả lời đã cho. - Tính chất giá trị tốt hơn: có thể kiểm tra được khả năng nhớ, áp dụng các nguyên lý, phân tích, tổng hợp, phán đoán, suy diễn, tổng quát hoá,... - Hình thức câu hỏi đa dạng: phần gốc có thể là một câu hỏi hay câu bỏ lửng, tiếp theo là một số câu lựa chọn. Phần gốc cũng có thể là hình vẽ (sơ đồ, lược đồ, đồ thị,...) sau đó là một loạt câu hỏi. - Chấm điểm nhanh và khách quan. Tuy nhiên loại câu hỏi này cũng có những nhược điểm nhất định: - Khó soạn câu hỏi và mất nhiều thời gian vì phải tìm ra được những câu trả lời đúng trong khi các câu trả lời khác để chọn cũng phải hợp lý. Hơn nữa các câu hỏi phải đo được mục tiêu ở mức cao hơn trí nhớ. - Yêu cầu cao đối với người soạn là phải thận trọng để tránh chỗ không rõ nghĩa. 4.2.Loại câu Đúng/Sai Đây là loại câu trắc nghiệm có một câu dẫn xác định (thông thường không phải là câu hỏi) học sinh chỉ có hai cách lựa chọn là Đúng hoặc Sai. Loại câu trắc nghiệm này có thể kiểm tra một cách nhanh chóng, tốn ít thời gian, dễ soạn vì không phải tìm nhiều câu trả lời để học sinh so sánh, lựa chọn. Loại câu này cũng đảm bảo tính khách quan cao khi chấm điểm. Nhiều công trình nghiên cứu tâm lý học cho biết việc đối chiếu những kiến thức Đúng- Sai sẽ giúp học sinh lật lại vấn đề, cảnh giác với những sai lầm, có lợi hơn là trình bày theo một chiều đúng (N.A.Menchinskaja- 1959). Tuy nhiên loại câu trắc nghiệm này có nhược điểm là tỉ lệ may rủi cao, lên tới 50%, học sinh có thể đoán mò do đó khó tìm ra yếu điểm của học sinh. Độ tin cậy thấp, khó phân biệt được học sinh giỏi, kém. Học sinh có thể chỉ học thuộc lòng mà thực chất không hiểu hết nếu như những câu loại này được trích nguyên văn từ sách giáo khoa. Nếu câu dẫn không rõ
  18. ràng sẽ dẫn đến việc học sinh khó trả lời dứt khoát là Đúng hay Sai. Điều này tạo ra sự khó khăn khi áp dụng để kiểm tra trình độ hiểu biết cao hơn. 4.3.Loại câu điền khuyết Loại câu điền khuyết được trình bày dưới dạng một câu phát biểu chưa đầy đủ với một hay nhiều chỗ trống mà học sinh phải tìm, điền vào bằng một từ hay một cụm từ cho phù hợp nội dung. Ưu điểm của loại câu này là học sinh có cơ hội trình bày những câu trả lời của mình do đó phát huy óc sáng tạo. Học sinh không có cơ hội đoán mò câu trả lời vì học sinh phải nhớ ra hoặc nghĩ ra câu trả lời thay cho việc lựa chọn câu trả lời đúng trong các câu trả lời sẵn. Loại câu này thích hợp hơn loại câu hỏi luận đề khi dùng để kiểm tra những điều đòi hỏi trí nhớ. Phương pháp chấm điểm nhanh, đáng tin cậy và khách quan hơn loại luận đề. Dễ soạn hơn. Nhược điểm: nội dung thường đi vào chi tiết, vụn vặt. Việc chấm điểm khó khăn và mất nhiều thời gian hơn các loại câu trắc nghiệm khách quan khác vì giới hạn câu trả lời đúng rộng rãi hơn. Đồng thời cũng thiếu khách quan hơn vì giáo viên có thể hiểu sai, đánh giá thấp giá trị các câu trả lời sáng tạo, khác ý giáo viên nhưng vẫn hợp lý, nhất là khi học sinh đọc thêm tài liệu ngoài sách giáo khoa. Học sinh có thể bị rối khi có nhiều chỗ trống trong một câu hỏi. 4.4. Loại câu hỏi bằng hình vẽ Loại này có thể đòi hỏi vẽ thêm một đường vào trong một biểu đồ, hoặc phải đưa ra, hay chọn một câu trả lời, bằng từ hay bằng số. Do đó về cơ bản loại câu hỏi này cũng giống như loại câu hỏi nhiều lựa chọn đã nói ở trên, chỉ khác ở chỗ thông tin được trình bày bằng hình vẽ 4.5 Câu hỏi trắc nghiệm thái độ hành vi Nội dung giáo dục dân số và giáo dục môi trường đã được tích hợp vào nội dung chương trình địa lý phổ thông. Vì vậy song song với việc đánh giá kiến thức, kĩ năng địa lý, giáo viên nên đánh giá cả thái độ, hành vi (xu hướng hành vi) đối với dân số, môi trường của học sinh VD. Trắc nghiệm về hành vi đối với môi trường. Em hãy đánh dấu (X) vào cột phù hợp với ý kiến của em V. Rất thường xuyên O. Thường xuyên N. Không bao giờ Mức độ V O S N Hành vi 1. Đốt cháy rác
  19. 2. Khuyên mọi người tiết kiệm rác 3. Tắt điện trứơc khi ra khỏi phòng học, lớp học 4. Không vất rác bừa bãi 5. Nói với những người có trách nhiệm về đường ống nước rò rỉ 4.6.Câu hỏi ghép đôi Loại này thường có hai dãy thông tin, một bên là các câu dẫn và bên kia là các câu đáp, học sinh phải tìm ra các cặp tương ứng. Thường được sử dụng để kiểm tra khả năng nhận biết hay xác lập các mối tương quan VD: Hãy ghép các chữ cái a, b, c, d, e, f, g với các thông tin ở cột bên phải (1, 2, 3, 4, 5, 6) sao cho phù hợp. 1. Sản xuất lương thực, đậu tương, mía, cây ăn quả đều dẫn đầu toàn a. Đồng bằng sông Cửu Long quốc 2. Sản xuất lúa, rau quả, lợn, gia cầm, cá b. Đồng bằng sông Hồng 3. Nuôi trồng và đánh bắt hải sản 4. Phát triển chăn nuôi trâu, bò lấy c. Trung du và miền núi phía Bắc thịt 5. Có khả năng lớn thứ hai sau đồng bằng sông Cửu Long về sản xuất mía, đậu tương, hoa quả. d. Duyên hải miền Trung 6. Chăn nuôi trâu bò, đậu tương, mía, lạc e. Tây Nguyên 7. Chăn nuôi trâu, bò, nuôi trồng và đánh bắt thuỷ, hải sản, trồng lạc, đậu tương f. Đông Nam Bộ 5.Những yêu cầu sư phạm đối với kiểm tra, đánh giá
  20. - Đảm bảo tính khách quan, toàn diện. - Tiến hành theo kế hoạch, có hệ thống (trước, trong và sau khi học xong một phần hoặc toàn bộ chương trình). - Số lần kiểm tra đủ mức để đánh giá chính xác. - Đánh giá phải công khai, kết quả phải được công bố kịp thời. 6.Xu hướng hoàn thiện trong kiểm tra, đánh giá - Giáo viên và học sinh cùng đánh giá (phát huy khả năng tự đánh giá của học sinh). - Sử dụng kết hợp linh hoạt nhiều phương pháp, hình thức KT, ĐG - Sử dụng các phương tiện kĩ thuật, công nghệ hiện đại trong KT, ĐG. 7.Một số ví dụ minh hoạ * Kiểm tra, đánh giá bằng trắc nghiệm khách quan: Họ và tên học sinh: Lớp: Trường: I.Hãy khoanh tròn vào một đáp án hoặc một ý kiến em cho là đúng nhất Câu 1: Sự phát triển kinh tế xã hội giữa các nước trên thế giới là: a.Đồng đều b.Rất đồng đều c.Không đồng đều d.Rất chênh lệch Câu 2: Sức sản xuất xã hội của thế giới gần đây phát triển theo xu hướng nào? a.Theo chiều rộng b.Theo chiều sâu c.Theo cả chiều rộng lẫn chiều sâu Câu 3: Cuộc cách mạng khoa học kỹ thuật hiện đại gồm mấy giai đoạn? a.2 b.3 c.4 d.5 Câu 4: Biểu hiện của quốc tế hoá nền kinh tế thế giới là: a.Sự phân công lao động quốc tế ngày càng sâu và rộng hơn b.Sự phụ thuộc lẫn nhau giữa các quốc gia c.Các công ty xuyên quốc gia có vai trò ngày càng lớn d.Cả a + b + c Câu 5: Quốc gia có thu nhập bình quân theo đầu người lớn nhất Đông Nam Á (1994) là:
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2