S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
ĐỀ TÀI SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
<br />
SƠ YẾU LÝ LỊCH<br />
<br />
Họ và tên: LÊ THỊ KIM THANH<br />
<br />
Sinh ngày: 21 07 1978<br />
<br />
Năm vào ngành: 2001<br />
<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
<br />
Bộ môn giảng dạy: Giảng dạy văn hoá và chủ nhiệm lớp 1ª3<br />
<br />
Trình độ chuyên môn: CĐSP<br />
<br />
Hệ đào tạo: Chính quy.<br />
<br />
Khen thưởng: Giáo viên giỏi cấp trường<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -1-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Mục Nội dung Trang<br />
PHẦN I: PHẦN MỞ ĐẦU 3<br />
<br />
I Lý do chọn đề tài 3<br />
II Đối tượng nghiên cứu 4<br />
III Mục đích nghiên cứu 4<br />
IV Phạm vi nghiên cứu 5<br />
V Thời gian nghiên cứu 5<br />
VI Phương pháp nghiên cứu 5<br />
PHẦN II: PHÂN NỘI DUNG 6<br />
<br />
Chương I: I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu 6<br />
học<br />
1 Vị trí của dạy học Toán 6<br />
2 Nhiệm vụ của phân môn Toán 6<br />
3 Những yêu cầu cơ bản của việc dạy Toán ở lớp 1 8<br />
II Nội dung, chương trình dạy Toán ở lớp 1 8<br />
III Nguyên tắc và phương pháp dạy học Toán 9<br />
Chương II: Thực trạng của việc dạy học Toán ở tiểu 11<br />
học<br />
I Thực trạng của việc dạy học Toán ở trường tiểu học 11<br />
II Khả năng học toán và thực trạng dạy học toán của giáo 12<br />
viên và học sinh trường tiểu học hiện nay.<br />
1 Về giáo viên 12<br />
2 Về học sinh 13<br />
Chương III: Một số giải pháp 14<br />
<br />
I Một số giải pháp rèn kĩ năng giải toán có lời văn. 14<br />
1 Khảo sát kĩ năng giải toán có lời văn của học sinh lớp 1 15<br />
II Giải pháp cụ thể 16<br />
III Dạy thực nghiệm 23<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -2-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
IV Kết quả đạt được 23<br />
V Bài học kinh nghiệm 22<br />
PHẦN III. KẾT LUẬN 24<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài.<br />
Ngay từ tấm bé, ai cũng được nghe giai điệu bài hát: “Tập đếm” quen <br />
thuộc của tác giả Hoàng Công Sử:<br />
“ Nào các bạn cùng ra đây, ta hát chung một bài nào.<br />
Nào các bạn cùng giơ tay, ta đếm cho thật đều.<br />
Một với một là hai, hai thêm hai là bốn.<br />
Bốn với một là năm, năm ngón tay sạch đều.”<br />
Từ khi còn nhỏ, ông bà, bố mẹ và các cô giáo mầm non đã dạy cho trẻ nhỏ <br />
bài hát này để trẻ vừa biết hát vừa kết hợp giơ những ngón tay nhỏ xíu, đáng yêu <br />
lên để học toán ở mức độ đơn giản nhất. Trẻ thích và thuộc rất nhanh. Vậy còn <br />
giai đoạn trẻ vào lớp một, lớp đầu tiên trong bậc Tiểu học thì sao? Với rất <br />
nhiều môn học mới: Mĩ thuật, âm nhạc, thể dục, tự nhiên xã hội, thủ công .... <br />
Hầu hết các môn này học sinh đều chủ động tiếp thu một cách tích cực, rất yêu <br />
thích. Trẻ học sôi nổi vì trẻ đã được làm quem ngay từ mẫu giáo. Nhưng còn <br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -3-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Toán học thì đó là cả một vấn đề lớn đối với cả thầy và trò. Làm sao để học <br />
sinh biết làm toán với những con số khô khốc, những phép tính cộng, trừ. Những <br />
kĩ năng cơ bản nhất không thể thiếu trong bậc Tiểu học cũng như trong cuộc <br />
sống. Trong khi xã hội chúng ta đang hoà cùng thế giới bắt nhịp vào cuộc sống <br />
hiện đại rất nhanh. Một xã hội hiện đại với sự phát triển không ngừng của công <br />
nghệ thông tin, khoa học kĩ thuật. Bất cứ nơi đâu, bất cứ lúc nào trẻ cũng cần <br />
phải có kiến thức cho riêng mình không dựa nhờ vào ai. Để làm được điều đó, <br />
trẻ phải nắm chắc được kiến thức toán học, đọc thông viết thạo. Đặc biệt là <br />
môn Toán (môn học cơ bản). Môn toán ở lớp 1 mở đường cho trẻ đi vào thế giới <br />
diệu kì của Toán học, rồi mai đây các em lớn lên sẽ trở thành một bác sĩ giỏi, <br />
một nhà giáo, nhà khoa học, nhà thơ, trở thành những người lao động sáng tạo <br />
trên mọi lĩnh vực đời sống, sản xuất... được sử dụng cộng nghệ hiện đại như <br />
máy tính xách tay. Nhưng các em không bao giờ quên được những ngày đầu tiên <br />
đến trường học đếm và tập viết 1, 2, 3... học các bài toán đầu tiên, các em không <br />
thể quên vì đó là những kỉ niệm đẹp nhất của đời người và hơn thế nữa là <br />
những con số, những phép tính đơn giản ấy cần thiết cho suốt cuộc đời của các <br />
em.<br />
Là một giáo viên dạy lớp 1, tự bản thân tôi nhận thấy môn Toán là một <br />
trong những phân môn có tầm quan trọng đặc biệt, nhất là học sinh lớp 1 lại <br />
càng quan trọng hơn. Môn Toán cung cấp những kiến thức cơ bản về số, những <br />
phép tính trong đại lượng và khái niệm cơ bản về hình học, bên cạnh đó nó còn <br />
góp phần vào phát triển tư duy, khả năng suy luận, phát triển ngôn ngữ, trau dồi <br />
trí nhớ, kích thích cho các em trí tưởng tượng, óc khám phá, hình thành nhân cách <br />
cho các em. <br />
Thấy được tầm quan trọng của môn Toán nên tôi đã đi sâu tìm hiểu, học <br />
hỏi và nghiên cứu ra những biện pháp mới để giảng dạy môn Toán thật tốt giúp <br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -4-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
học sinh chủ động tiếp thu môn Toán một cách nhẹ nhàng thông qua hoạt động <br />
học tập. Để “học mà chơi chơi mà học”, đó cũng là nhằm nâng cao chất lượng <br />
dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học môn Toán nói riêng. Mong các em trở <br />
thành những con người có ích giúp cho “non sông Việt Nam trở nên tươi sáng <br />
hơn, dân tộc Việt Nam có thể sánh vai với các cường quộc năm châu” như trích <br />
thư của Bác Hồ muôn vàn kính yêu của chúng ta đã gửi lại.<br />
II. Đối tượng nghiên cứu:<br />
Học sinh khối 1 đặc biệt là học sinh lớp 1A3 trường Tiểu học Ba Trại.<br />
III. Mục đích nghiên cứu:<br />
Qua đề tài này, tôi muốn góp phần nhỏ vào việc nâng cao chất lượng dạy <br />
học môn Toán để tìm ra phương pháp giúp giáo viên dạy môn Toán cho học sinh <br />
lớp 1 được tốt hơn.<br />
Cụ thể:<br />
+ Dạy cho học sinh nhận biết về cấu tạo của một bài toán có lời văn lớp <br />
1.<br />
+ Đọc hiểu phân tích tóm tắt bài toán.<br />
+ Giải toán đơn về thêm (bớt) bằng một phép tính cộng (trừ).<br />
+ Trình bày bài giải gồm câu lời giải + phép tính + đáp số.<br />
+ Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau.<br />
IV. Phạm vi nghiên cứu:<br />
Sách giáo khoa Toán 1.<br />
Sách giáo viên Toán 1.<br />
Chuẩn kiến thức kĩ năng Toán lớp 1.<br />
Vở bài tập Toán của học sinh khối 1 và học sinh lớp 1A3.<br />
Các phương pháp dạy học Toán ở Tiểu học.<br />
Tập thể giáo viên khối 1 trường Tiểu học Ba Trại.<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -5-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
V. Thời gian nghiên cứu:<br />
Từ tháng 10 2012 đến 4 2013.<br />
VI. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp điều tra.<br />
Phương pháp trắc nghiệm.<br />
Phương pháp trực quan.<br />
Phương pháp đàm thoại, gợi mở.<br />
Phương pháp luyện tập.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
PHẦN II: PHẦN NỘI DUNG.<br />
<br />
Chương I: Cơ sở lý luận.<br />
<br />
<br />
I. Vị trí và yêu cầu của môn Toán ở Tiểu học.<br />
1. Vị trí của dạy học môn Toán.<br />
Trong các môn học ở Tiểu học, cùng với môn Tiếng Việt, môn Toán có vai <br />
trò quyết định vì:<br />
<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -6-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Các kiến thức, kĩ năng của môn Toán ở Tiểu học có nhiều ứng dụng <br />
trong đời sống, rất cần thiết cho người lao động, để học tiếp các môn học khác <br />
ở Tiểu học và học tiếp môn Toán ở Trung học.<br />
Môn Toán giúp học sinh nhận biết những mối quan hệ về số lượng, hình <br />
dạng không gian của thế giới hiện thực. Nhờ đó học sinh co phương pháp nhận <br />
thức một số mặt của thế giới xung quanh, biết cách hoạt động có hiệu quả trong <br />
đời sống.<br />
Môn Toán góp phần quan trọng trong việc rèn luyện phương pháp suy <br />
nghĩ. Suy luận, giải quyết vấn đề, góp phần phát triển trí thông minh, cách suy <br />
nghĩ độc lập, linh hoạt, sáng tạo. Góp phần quan trọng vào việc hình thành các <br />
phẩm chất cần thiết, quan trọng của người lao động.<br />
2. Nhiệm vụ của dạy học môn Toán.<br />
a. Nhiệm vụ chung:<br />
Môn Toán ở Tiểu học có nhiệm vụ giúp học sinh:<br />
Hình thành hệ thống các kiến thức cơ bản, đơn giản, có nhiều ứng dụng <br />
trong đời sống về số học các số tự nhiên, các số thập phân bao gồm cả cách đọc, <br />
cách viết, so sánh các số tự nhiên....<br />
Có những đóng góp ban đầu, thiết thực về các đại lượng cơ bản như độ <br />
dài, khối lượng thời gian, .... Biết sử dụng các dụng cụ để thực hành đo lường, <br />
biết ước lượng các số đo đơn giản.<br />
Biết nhận dạng và bước đầu biết phân biệt một số hình học thường gặp.<br />
Biết cách giải và trình bày giải với những bài toán có lời văn. Nắm chắc, <br />
thực hiện đúng quy trình bài toán.<br />
Thông qua những hoạt động học tập toán để phát triển đúng mức một số <br />
khả năng trí tuệ và thao tác tư duy quan trọng nhất như: so sánh, phân tích, tổng <br />
hợp...<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -7-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Hình thành phong cách học tập và làm việc có suy nghĩ, có kế hoạch, có <br />
kiểm tra, có tinh thần hợp tác, độc lập, sáng tạo, có ý chí vượt khó khăn, cẩn <br />
thận, kiên trì, tự tin.<br />
b. Nhiệm vụ cụ thể:<br />
Kiến thức: Bước đầu có một số kiến thức cơ bản, đơn giản, thiết thực <br />
về phép đếm, về các số tự nhiên trong phạm vi 100, phép cộng, phép trừ không <br />
nhớ trong phạm vi 100, độ dài và đo độ dài trong phạm vi 20cm, về tuần lễ và <br />
ngày trong tuần, đọc giờ đúng trên đồng hồ, một số hình học, bài toán có lời <br />
văn....<br />
Kĩ năng: Học sinh được rèn luyện các kĩ năng thực hành: đọc, đếm, so <br />
sánh, ghi lại càc đọc các số, giá trị vị trí các chữ số, cấu tạo thập phận của số <br />
cps hai chữ số trong phạm vi 100. Thực hành nhận biết hình vuông, hình tam <br />
giác, hình tròn, đoạn thẳng, điểm, vẽ đoạn thẳng có độ dài đến 10cm, giải một <br />
số bài toán đơn về cộng, trừ, bước đầu biết diễn đạt bằng lời, bằng kí hiệu một <br />
số nội dung đơn giản của bài học và thực hành. Tập dượt, so sánh, phân tích, <br />
tổng hợp, trìu tượng hoá, khát quát hoá trong phạm vi của nội dung chương trình <br />
toán lớp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3. Những yêu cầu cơ bản của việc dạy học môn Toán ở lớp 1.<br />
a. Yêu cầu:<br />
* Kiến thức, kĩ năng:<br />
Biết đọc, viết, so sánh các số tự nhiên từ 0 đến 10.<br />
<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -8-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Thuộc các bảng tính đã học. Biết thực hiên các phép tính cộng, trừ không <br />
nhớ trong phạm vi 100. Biết tên gọi, kí hiệu đơn vị đo độ dài và biết dùng dụng <br />
cụ đo độ dài, biết xem ngày tháng trong một số trường hợp đơn giản. Nhận <br />
dạng và gọi đúng tên, dùng thước để vẽ các hình đã học. Giải và trình bày bài <br />
toán có lời văn.<br />
b. Trình độ tối thiểu cần đạt:<br />
Học sinh phải đọc , viết, so sánh được các số trong phạm vi 100.<br />
Thực hiện phép tính: nhanh, chính xác, nắm chắc thứ tự khi thực hiện <br />
phép tính các nhiều dấu phép tính cộng, trừ.<br />
Tìm thành phần chưa biết của phép tính ở mức độ đơn giản (dạng điền <br />
số thích hợp vào ô trống).<br />
Đọc, biết vẽ, đo đoạn thẳng có độ dài cho trước (cm). Xem lịch, đồng <br />
hồ.<br />
Yếu tố hình học: Nhận biết, gọi đúng tên điểm, đoạn thẳng các hình đã <br />
học.<br />
Giải và trình bày bài giải các bài toán có lời văn không quá 3 bước với <br />
cấu trúc đơn giản.<br />
II. Nội dung chương trình dạy Toán lớp 1.<br />
Môn Toán và môn Học vần (kì II chuyển sang Tập đọc) chiếm 3 phần thời <br />
gian, số tiết so với thời gian môn học khác. Mỗi tiết 3540 phút được chia làm 4 <br />
giai đoạn.<br />
Giai đoạn 1: Từ tuần 1 đến tuần 6. Học sinh được học các số đến 10, <br />
hình vuông, hình tròn, hình tam giác.<br />
Giai đoạn 2: Từ tuần 7 đến tuần 17. Học sinh học về phép cộng, phép trừ <br />
trong phạm vi 10. Giai đoạn này lần đầu tiên học sinh được làm quen với dạng <br />
toán: nhìn hình vẽ, nêu thành bài toán ở mức độ đơn giản rồi nêu phép tính. <br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i -9-<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Giai đoạn 3: Từ tuần 18 đến hết tuần 28. Giai đoạn này học sinh học về <br />
các số trong phạm vi 100, đo độ dài, giải bài toán. Đặc biệt là tiết 84 tuần 21 <br />
học sinh học về giải toán có lời văn.<br />
Giai đoạn 4: Từ tuần 29 đến hết tuần 35. Học sinh học về phép cộng, <br />
phép trừ trong phạm vi 100, đo thời gian. Giai đoạn này học sinh thường xuyên <br />
được rèn luyện kĩ năng giải toán có lời văn.<br />
iii. nguyªn t¾c vµ ph¬ng ph¸p d¹y to¸n.<br />
1.Nguyên tắc dạy học Toán.<br />
Kết hợp dạy toán với giáo dục: Thông qua quá trình hình thành kiến <br />
thức, rèn luyện kĩ năng môn Toán mà rèn luyện con người góp phần thực <br />
hiện mục tiêu môn Toán ở Tiểu học.<br />
Phương pháp học tập chủ động, tích cực, phương pháp suy nghĩ có căn <br />
cứ, có kế hoạch, có ưu tiên.<br />
Các đặc tính cần thiết của người lao động mới ( cần cù, kiên trì, vượt <br />
khó khăn, cẩn thận, yêu thích chân lí, cái hay, cái đẹp, trung thực, . . . .<br />
Đảm bảo tính khoa học, tính vừa sức: Dạy học Toán phải chính xác, <br />
phải giúp học sinh thấy nguồn gốc thực tế của kiến thức, mối quan hệ <br />
giữa các kiến thức, tính thiết thực của kiến thức.<br />
Đảm bảo tính trực quan, tính tích cực, tự giác: Kiến thức Toán trừu <br />
tượng, khái quát. Muốn học sinh hiểu, dễ học phải đảm bảo tính trực <br />
quan. Sử dụng trực quan đúng mức sẽ góp phần phát triển tư duy trừu <br />
tượng học sinh.<br />
Đảm bảo tính hệ thống và tính vững chắc: Môn Toán là một trong <br />
những môn có tính hệ thống chặt chẽ, muốn vậy phải:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 10 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Xác định rõ vị trí của từng bài học ở từng chương, từng lớp trong toàn <br />
bộ chương trình.<br />
Thường xuyên quan tâm đến hệ thống kiến thức từng bài học trong <br />
từng giai đoạn học.<br />
Sự vững chắc của kiến thức và kĩ năng môn Toán đòi hổi phải củng <br />
cố, ôn tập thực hành thường xuyên, tập trung vào những nội dung cơ bản <br />
nhất của chương trình.<br />
Đảm bảo sự cân đối giữa học và hành, kết hợp dạy học với tính ứng <br />
dụng trong đời sống: cần coi trọng phương pháp thực hành, coi trọng <br />
rèn luyện các kĩ năng thực hành, hết sức hạn chế các phương pháp làm <br />
cho học sinh ít hoạt động. Vì vậy cần chọn các phương pháp để góp <br />
phần giúp học sinh nhận biết được nguồn gốc thực tế và khả năng vận <br />
dụng trong đời sống hàng ngày của các nội dung trừu tượng của môn <br />
Toán.<br />
2. Phương pháp dạy học Toán.<br />
a. Phương pháp trực quan: Giáo viên tổ chức, hướng dẫn học sinh hoạt <br />
động trực tiếp trên các hiện tượng, sự vật cụ thể để dựa vào đó nắm bắt <br />
được kiến thức, kĩ năng của môn Toán.<br />
b. Phương pháp thực hành luyện tập: là phương pháp dạy học liên quan <br />
đến hoạt động thực hành luyện tập các kiến thức, kĩ năng của môn học, <br />
Chiếm 50% tổng thời gian dạy học Toán. Vì vậy phương pháp này được <br />
thường xuyên sử dụng trong dạy học Toán ở Tiểu học.<br />
Làm trên bảng đen.<br />
Làm trên bảng con của học sinh.<br />
Luyện tập Toán trong vở .<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 11 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Làm trong phiếu học tập.<br />
c. Phương pháp gợi mở vấn đáp: là phương pháp sử dụng một hệ thống <br />
các câu hỏi để hướng dẫn học sinh suy nghĩ, lần lượt trả lời từng câu hỏi, <br />
từng bước dần đến kết luận cần thiết, giúp học sinh tự mình tìm ra kiến <br />
thức mới.<br />
d. Phương pháp giảng giải minh hoạ: Phương pháp này dùng lời nói để <br />
giải thích, kết hợp với các phương tiện trực quan để hỗ trợ cho việc giải <br />
thích.<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC<br />
PHÂN MÔN TOÁN LỚP 1<br />
I. THỰC TRẠNG CỦA VIỆC DẠY HỌC TOÁN Ở CÁC TRƯỜNG <br />
TIÊU HỌC.<br />
Trong những năm trở lại đây, việc dạy học Toán cho học sinh Tiểu học <br />
được Bộ Giáo Dục, Sở Giáo Dục, Phòng Giáo Dục, đặc biệt là Ban giám hiệu, <br />
các thầy cô và các bậc phụ huynh rất quan tâm. Chính vì thế, mục tiêu rèn Toán <br />
cho học sinh lớp 1 cũng như lớp 2 được đặt lên hàng đầu.<br />
Năm học 20122013 là năm trọng tâm của việc thực hiện chuyên đề đối <br />
với các phân môn của lớp 1, đặc biệt là môn Toán. Chuyên đề Toán đựơc sự chỉ <br />
đạo quan tâm sắt xao của Sở Giáo Dục do học sinh yếu môn Toán từ những <br />
năm học trước vẫn còn chiếm tỉ lệ cao trên toàn quốc cũng như trong địa bàn <br />
thành phố Hà Nội.Do vậy chuyên đề Toán năm nay được thực hiện 2 lần trong <br />
năm lần lượt theo trình tự các cấp: <br />
+ Chuyên đề lần thứ nhất diến ra vào tháng 9: ( Tiết 19: Bài số 9) tại Sở <br />
Giáo Dục Hà Nội, sau đó lại được triển khai lại một lần nữa tại PGD các quận, <br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 12 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
huyện. Lần thứ 3 diễn ra tại các trường do những giáo viên đi tiếp thu chuyên đề <br />
về truyền thụ lại.<br />
+ Tương tự như vậy chuyên thứ hai về môn Toán lại được triển khai vào <br />
tháng 4 năm học 2012 2013.(Tiết 85: Giải toán có lời văn).<br />
+ Ngoài ra được sự hướng dẫn của Bộ Giáo Dục các nhà trường đã thực <br />
hiện rất tốt việc” Đổi mới đánh giá trong dạy học Toán lớp 1”. Toàn bộ học sinh <br />
khối lớp 1 năm học 2012 2013 trở về sau phải được học 10 buổi trên tuần. <br />
Cụ thể trong các nhà trường còn có sự quan tâm đặc biệt đối với giáo viên <br />
và học sinh lớp 1 như:<br />
+ Mỗi giáo viên và học sinh được trang bị 1 bộ thực hành học Toán.<br />
+ Giáo viên được tham dự đầy đủ những chuyên đề về Toán và cuộc thi <br />
giáo viên dạy giỏi và thao giảng ít nhất 2 lần trên năm tại cấp cơ sở để học hỏi <br />
và trau dồi kiến thức, trau dồi kinh nghiệm. Thống nhất ph ương pháp dạy đồng <br />
bộ trong khối xây dựng tiết dạy tốt góp phần nâng cao chất lượng giáo dục<br />
+ Học sinh được tạo điều kiện tốt nhất để tham dự các cuộc thi “ giải <br />
toán trên mạng Internet ” cấp trường và cấp huyện, cuộc thi “khảo sát chất <br />
lượng học sinh giỏi” cấp trường diễn ra đều đặn vào cuối tháng 3 hàng năm<br />
Hàng tuần, học sinh đều có tiết học để luyện thêm Toán vào buổi <br />
chiều.<br />
Nhà trường tổ chức các buổi ngoại khoá Toán cho học sinh từng khối <br />
lớp riêng.<br />
Tổ chức các sân chơi bằng cách giao lưu giữa các trưòng bạn trên cùng <br />
địa bàn để học sinh có dịp mở rộng kiến thức về môn Toán.<br />
<br />
<br />
II. KHẢ NĂNG VÀ THỰC TRẠNG DẠY HỌC TOÁN CỦA GIÁO <br />
VIÊN VÀ HỌC SINH TIỂU HỌC HIỆN NAY.<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 13 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
1. Về giáo viên:<br />
Việc soạn giáo án chuẩn bị cho việc dạy trên lớp đối với 1 số giáo viên <br />
cũng như việc cho điểm và nhận xét trong vở học sinh cũng chưa được chu đáo <br />
việc dạy Toán của giáo viên ở các lớp Tiểu học phải được tiến hành theo hai <br />
khâu cơ bản sau:<br />
Soạn giáo án Toán:<br />
Thực hiện giáo án trong giờ dạy trên lớp.<br />
+ Đồ dùng dạy học : còn sơ sài , tạm bợ, cũ, đồ dùng trực quan chưa bắt <br />
mắt để thu hút học sinh vào tiết học<br />
+ Giáo viên ngại soạn giáo án Power Point và dạy trình chiếu trong khi <br />
trường đã đầy đủ các phương tiện hỗ trợ cho giáo viên khi giảng dạy.<br />
+ Phương pháp dạy học: Chưa sử dụng nhiều phương pháp dạy học như : <br />
phương pháp phương pháp trực quan, so sánh, phương pháp luyện tập mà chỉ sử <br />
dụng phương pháp gợi mở qua quýt rồi cho học sinh làm bài tập rồi chuyển sang <br />
tiết khác .Giáo viên nghĩ :” Giải Toán có lời văn” chỉ cần thiết khi học sinh bước <br />
vào “tiết 84 Bài toán có lời văn” nên chỉ chú trọng vào dạy kĩ năng đặt tính, làm <br />
tính của học sinh mà không nghĩ đó là những bài toán làm bước đệm cho học <br />
sinh được bắt đầu từ” tiết 26: Phép cộng trong phạm vi 3” tuần 7 cho đến: “tiết <br />
63: Luyện tập” tuần 16 mới kết thúc giai đoạn chuẩn bị chính thức bước vào <br />
giai đoạn học “Giải Toán có lời văn”<br />
+ Trình bày bảng: chưa khoa học, chữ viết mẫu xấu, chưa tỉ mỉ.<br />
Môn Toán rất khô và cứng vì thế, chưa tạo được sự hững thú khi dạy và <br />
học phân môn này, ở trong một số trường khi đi kiểm tra, tình trạng như trên <br />
vẫn còn tồn tại dẫn đến hiệu quả trong tiết Toán chưa đạt được như mong <br />
muốn .<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 14 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
2. Về học sinh.<br />
Vào lớp 1, lần đầu tiên trẻ được tiếp xúc với toán học với tư cách là 1 <br />
môn học, rèn luyện với các thao tác tư duy như là so sánh, quan sát, phân <br />
tích,. . . .Thật là một thử thách lớn đối với học sinh trong khi trẻ đọc chưa thông, <br />
viết chưa thạo. Làm sao để trẻ tập trung chú ý vào để học. Chủ yếu do 1 số <br />
nguyên nhân sau:<br />
+ Tư duy của học sinh còn mang tính trực quan là chủ yếu.<br />
+ Đọc được đề bài nhưng chưa hiểu đề bài, chưa biết thế nào là tìm hiểu <br />
bài toán có lời văn.<br />
+ Không biết tìm hiểu bài toán như: bài toán cho biết gì?Bài toán hỏi gì?<br />
+ Không hiểu các thuật ngữ toán học như: thêm, bớt, cho đi, mua về, bay đi, <br />
chạy đến,. . . và câu hỏi: Có tất cả bao nhiêu? Còn lại bao nhiêu? . . . . <br />
+ Không biết tóm tắt bài toán, lúng túng khi nêu câu lời giải, có khi học sinh <br />
nêu lại câu hỏi của bài toán. Không hiểu thuật ngữ toán học nên không biết nên <br />
cộng hay trừ dẫn đến nói sai, viết sai phép tính, sai đơn vị, viết sai đáp số.<br />
+ Một số em làm đúng nhưng khi cô hỏi lại không biết trả lời. Chứng tỏ <br />
các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. <br />
+ Khi về nhà học sinh lại chưa được bố mẹ quan tâm đến bài vở của con <br />
do đi làm vất vả hoặc muốn quan tâm nhưng không biết dạy con sao cho đúng <br />
phương pháp dẫn đến giáo viên rất vất vả khi dạy đến dạng bài toán có lời văn.<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG III: MỘT SỐ GIẢI PHÁP<br />
I. KHẢO SÁT .<br />
Trước khi đưa ra 1 số giải pháp cụ thể. Tôi đã trực tiếp kiểm tra và gặp gỡ, <br />
chia sẻ <br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 15 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
khảo sát toàn bộ học sinh lớp tôi giảng dạy, lớp 1A3 năm học 2012 2013.<br />
1. Khảo sát quá trình dạy học giải toán có lời văn của học sinh lớp 1.<br />
Trong quá trình nghiên cứu, tôi có dự giờ của các giáo viên trong khối và <br />
tham khảo ý kiến của ban giám hiệu cho thấy: Trong giờ dạy Toán : Bài toán có <br />
lời văn, giáo viên thường ngại cho học sinh lấy đồ dùng học môn Toán không <br />
tập trung ngay vào việc sử dụng vì trong bộ thực hành học Toán có rất nhiều <br />
hình ảnh minh hoạ như cam, táo, chim, cá, . . . màu sắc đẹp, bắt mắt nên học <br />
sinh rất thích dẫn đến hay nghịch đồ dùng. Phải mất nhiều thời gian ổn dịnh tổ <br />
chức lớp giáo viên mới có thể tiếp tục bài giảng của mình hoặc có sử dụng <br />
nhưng sơ sài trong việc hướng dẫn học sinh đọc đề bài, tìm hiểu đề bài, quan sát <br />
hình minh hoạ, hướng dẫn tóm tắt bài toán. Giáo viên chỉ chú trọng đi sâu vào <br />
phần hướng dẫn học sinh trình bày và giải bài toán.Bên cạnh đó học sinh luyện <br />
giải toán trong bảng con chưa nhiều ,chưa nhận xét kĩ những lỗi sai của học <br />
sinh. Giáo viên chưa giúp đỡ kịp thời những học sinh học yếu, kém. <br />
Tôi đã đưa ra một số các câu hỏi sau:<br />
Đồng chí có thích dạy Toán không?<br />
Trong tiết dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường chú trọng những <br />
bước nào? Vì sao?<br />
Đồng chí thường sử dụng phương pháp nào trong tiết dạy Toán đó?<br />
Trong quá trình dạy giải Toán có lời văn đồng chí thường gặp những khó <br />
khăn gì?<br />
Học sinh thường mắc những lỗi gì trong bài khi học giải Toán có lời <br />
văn?<br />
Đồng chí có cách nào để đổi mới phương pháp dạy học Toán?<br />
Đồng chí có kiến nghị gì với cấp trên?<br />
2. Khảo sát kĩ năng học giải Toán có lời văn của học sinh lớp 1.<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 16 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Tôi đã tìm hiểu và quyết định yêu cầu học sinh làm 1 số yêu cầu sau:<br />
Câu 1: Trả lời các câu hỏi sau:<br />
Em có thích học giải Toán có lời văn không?<br />
Sau khi thầy cô hướng dẫn giải toán có lời văn em thấy mình có thể làm <br />
được bài không?<br />
Điểm bài Toán đó của em như thế nào?<br />
Khi giải bài toán có lời văn em thường mắc những lỗi gì?<br />
Câu 2: Bài giải<br />
Học sinh giải bài toán sau: <br />
Lúc đầu tổ em có 5 bạn, sau đó có thêm 3 bạn nữa. Hỏi tổ em có tất cả <br />
mấy bạn?<br />
Sau khi tiến hành kiểm tra trước thực nghiệm, tôi thu được kết quả sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TS Lớ HỌC SINH<br />
p<br />
Viết đúng câu lời Viết đúng phép Viết đúng đáp Giải đúng cả <br />
giải tính số 3 bước<br />
35 1A3 3 = 8,57% 21= 60,01% 5 =14, 28% 6 = 17, 14%<br />
<br />
<br />
II. GIẢI PHÁP CỤ THỂ.<br />
Để chuẩn bị tốt cho phần học: Bài toán có lời văn.Học sinh đã phải trải qua <br />
1 số giai đoạn cụ thể sau:<br />
1. Giai đoạn 1: Quan sát tranh, nêu phép tính thích hợp.( Được bắt đầu từ <br />
tiết 27: luyện tập đến tiết 61: luyện tập)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 17 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
+ Ở giai đoạn đầu tiên này học sinh được thường xuyên làm quen với dạng <br />
toán quan sát tranh nêu phép tính thích hợp. Tôi hiểu đó chính là yêu cầu: tập <br />
biểu thị tình huống trong tranh bằng 1 phép tính thích hợp.<br />
VD: Bài 5 tiết luyện tập trang 46.<br />
<br />
<br />
1 + 2 = 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Bài đầu tiên rất quan trọng nên tôi cho học sinh quan sát kĩ tranh để học <br />
sinh biết được” Có mấy quả bóng? Thêm mấy quả bóng? Hỏi có tất cả <br />
máy quả bóng?”.Sau đó tôi giúp học sinh nêu thành bài toán đơn với 1 <br />
phép tính cộng: “ An có 1 quả bóng. Hà có 2 quả bóng. Hỏi cả hai bạn có <br />
mấy quả bóng?”. Cho nhiều học sinh nêu lại bài toán theo ý hiểu của <br />
mình, không bắt buộc phải giống y nguyên bài toán mẫu của cô.<br />
Tôi nhấn mạnh vào từ: “có, thêm, có tất cả” để học sinh dần hiểu được: <br />
“ thêm” có nghĩa là: “cộng” và cụm từ: “ có tất cả” để chắc chắn rằng <br />
chúng ta sẽ thực hiện viết phép tính cộng vào ô trống đó. Tôi cũng không <br />
áp đặt học sinh cứ phải nêu phép tính theo ý giáo viên mà có thể nêu:<br />
1 + 2 = 3 hoặc 2 + 1 = 3<br />
<br />
<br />
1 + 2 = 3<br />
<br />
Tôi đã hướng dẫn học sinh làm theo đúng mục tiêu của dạng bài tập này <br />
là: Giúp học sinh hình thành kĩ năng biểu thị một tình huống của bài toán <br />
bằng một phép tính tương ứng với mỗi tranh vẽ.<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 18 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
VD: Bài 5( b) trang 50.Viết phép tính thích hợp.<br />
Cho học sinh xem tranh, nêu bài toán: Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa <br />
bay đến. Hỏi có tất cả mấy con chim?<br />
Học sinh có thể nêu:<br />
1. Có 4 con chim đang đậu, 1 con nữa bay đến. Hỏi có tất cả mấy con <br />
chim?<br />
Học sinh viết: 4 + 1 = 5<br />
2. Có 1 con chim đang bay và 4 con chim đậu trên cành. Hỏi có tất cả mấy <br />
con chim?<br />
Học sinh viết phép tính: 1 + 4 = 5<br />
3.Có 5 con chim, bay mất 1 con. hỏi còn lại mấy con?<br />
Học sinh viết phép tính: 5 1 = 4<br />
3. Có tất cả 5 con chim, trong đó có 4 con đậu trên cành. Hỏi có mấy con <br />
đang bay?<br />
Học sinh viết phép tính: 5 4 =1<br />
Có rất nhiều cách để nêu, giải bài, có nhiều kết quả đúng toán tôi thường <br />
xuyên khuyến khích học sinh làm như vậy. nhưng với bức tranh của bài 5b <br />
trang 50. Tôi sẽ hướng dẫn để học sinh có thể viết:<br />
1 + 4 = 5 <br />
để phép tính phù hợp với tình huống của bài toán nêu ra. <br />
Tương tự như vậy cho đến hết tiết 61: Luyện tập trang 85.<br />
Như vậy qua giai đoạn 1 học sinh của tôi đã hình thành tốt kĩ năng khi <br />
làm dạng bài tập như trên. Đó là:<br />
<br />
- Xem tranh vÏ.<br />
- Nªu bµi to¸n b»ng lêi.<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 19 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
- Nªu c©u tr¶ lêi.<br />
- §iÒn phÐp tÝnh thÝch hîp víi t×nh huèng trong<br />
tranh.<br />
2. Giai đoạn 2: Tuần 16: (Từ tiết 62 trang 87 đến hết tiết 83 trang 113) <br />
Từ giai đoạn này, học sinh không quan sát tranh để nêu phép tính thích hợp nữa <br />
mà chuyển sang: “ Viết phép tính thích hợp” dựa vào tóm tắt bài toán.<br />
Bài 3( b) trang 87: Có : 10 quả bóng<br />
Cho: 3 quả bóng<br />
Còn : . . . quả bóng<br />
Tương tự như ở giai đoạn 1.Tôi tiếp tục cho học sinh đọc nhiều lần tóm tắt <br />
bài toán rồi căn cứ vào thuật ngữ: : “Có, cho, còn” để tiếp tục hướng dẫn học <br />
sinh: “ cho” là bớt đi và từ “còn” là chúng ta phải thực hiện phép tính trừ vào ô <br />
trống. <br />
10 3 = 7<br />
Như vậy ở giai đoạn này học sinh đã quen dần với cách nêu bài toán, câu <br />
trả lời bằng miệng. Rèn luyện thành thạo kĩ năng này sẽ rất thuận lợi khi học <br />
sinh bươc vào giai đoạn học: “ giải toán có lời văn”<br />
4. Giai đoạn 3: Từ (tiết 84: bài toán có lời văn) trang 115 đến cuối năm học <br />
sinh chính thức học, rèn luyện giải bài toán có lời văn. <br />
a.Nhận biết cấu tạo bài toán có lời văn.<br />
Tiết 84: Bài toán có lời văn. Học sinh được học với đề toán chưa hoàn thiện. <br />
Tiếp tục sử dụng kĩ năng quan sát tranh, học sinh đã rất thành thạo ở giai đoạn 2 <br />
vậy nên hoàn thiện nốt đề bài toán là điều không khó đối với học sinh lớp tôi. <br />
Tiếp tục tôi giảng để học sinh nắm chắc một bài toán có lời văn ở lớp 1 gồm 2 <br />
phần:<br />
<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 20 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
+ Phần cho biết, phần hỏi.( Phần cho biết gồm 2 ý: Có . . . cho <br />
thêm.Có . . .và.Có. . . bay đi, . . . .)<br />
<br />
Bài toán có lời văn còn thiếu số và câu hỏi: ( cái đã cho, cái cần tìm)<br />
<br />
Gồm 4 bài toán có yêu cầu khác nhau.<br />
VD: Bài 1 ( trang 115).Viết số thích hợp vào chỗ chấm để có bài toán.<br />
<br />
Bài toán 1: Có …bạn, có thêm… bạn đang đi tới. Hỏi có tất cả bao nhiêu <br />
<br />
bạn ?<br />
<br />
Bài toán 2: Có … con , có thêm … con thỏ đang chạy tới. Hỏi có tất cả bao <br />
nhiêu con thỏ ?<br />
<br />
* Bài toán còn thiếu câu hỏi ( cái cần tìm)<br />
<br />
Bài 3 Viết tiếp câu hỏi để có bài toán.<br />
<br />
Bài toán 3 : Có 1 gà mẹ và có 7 gà con. <br />
<br />
Hỏi ………………………………………………….?<br />
<br />
* Bài toán còn thiếu cả số cả câu hỏi ( cái đã cho và cái cần tìm)<br />
<br />
Bài toán 4: Có … con chim đậu trên cành, có thêm….con chim bay đến. <br />
<br />
Hỏi ………………………………………………….?<br />
<br />
Dạy dạng toán này tôi phải xác định làm thế nào giúp các em điền đủ được <br />
các dữ kiện (cái đã cho và cái cần tìm) còn thiếu của bài toán và bước đầu các <br />
em hiểu được bài toán có lời văn là phải đủ các dữ kiện; đâu là cái đã cho và đâu <br />
là cái cần tìm.<br />
<br />
Bước 1: GV đặt câu hỏi HS trả lời và điền số còn thiếu vào chỗ chấm để có <br />
bài toán. Giáo viên kết hợp dùng phấn màu ghi số còn thiếu vào bài toán mẫu <br />
trên bảng lớp.<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 21 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Bước 2: Hướng dẫn các em xác định cái đã cho và cái cần tìm. (dữ kiện và yêu <br />
cầu bài toán). Dùng phấn màu gạch chân dữ kiện và từ quan trọng (tất cả) của <br />
bài toán.<br />
<br />
Sau khi hoàn thành 4 bài toán giáo viên nên cho các em đọc lại và xác định <br />
bài 1 và bài 2 thiếu cái đã cho; bài 3 thiếu cái cần tìm; bài 4 thiếu cả cái đã cho và <br />
cái cần tìm. Qua đó giúp các em hiều được đây là dạng toán có lời văn phải có <br />
đủ dữ kiện.<br />
b.Quy trình giải toán có lời văn.<br />
Gồm các bước:<br />
Tìm hiểu bài toán.<br />
Tóm tắt bài toán.<br />
Giải bài toán.( gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính, đáp số).<br />
Ví dụ: Dạy bài: Giải bài toán có lời văn<br />
Bài 1 trang 122: An có 4 quả bóng xanh vàcó 5 quả bóng đỏ. Hỏi An có tất cả <br />
mấy quả bóng ?<br />
Bước 1: Tìm hiểu bài: Tôi yêu cầu học sinh<br />
Quan sát tranh minh hoạ trong SGK<br />
Đọc bài toán.<br />
Đặt câu hỏi tìm hiểu bài.<br />
<br />
+ Bài toán cho biết gì? (An có 4 quả bóng xanh ) <br />
<br />
+ Bài toán còn cho biết gì nữa? (và có 5 quả bóng đỏ) <br />
+ Bài toán yêu cầu tìm gì? (An có tất cả mấy quả bóng?) <br />
Tôi gạch chân dữ kiện, yêu cầu của bài toán.<br />
Bước 2: Tóm tắt bài toán.<br />
<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 22 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Tôi hướng dẫn để học sinh hoàn thiện tóm tắt của bài toán. Lúc này học sinh <br />
chỉ cần dựa vào bài toán cho biết gì và bài toán hỏi gì là đã hoàn thiện tóm tắt.<br />
An có: 4 quả bóng xanh.<br />
có: 5 quả bóng đỏ.<br />
Có tất cả: . . . quả bóng?<br />
Yêu cầu học sinh đọc lại tóm tắt.<br />
Bước 3: Giải bài toán.<br />
Cã thÓ lång c©u lêi gi¶i vµo trong tãm t¾t ®Ó dùa vµo ®ã häc sinh<br />
dÔ viÕt c©u lêi gi¶i h¬n ch¼ng h¹n dùa vµo dßng cuèi tãm t¾t häc sinh cã<br />
thÓ viÕt ngay c©u lêi gi¶i víi nhiÒu c¸ch kh¸c nhau chø kh«ng b¾t buéc häc<br />
sinh ph¶i viÕt theo mét kiÓu.<br />
Tôi có thể hướng dẫn các em viết câu lời giải theo 1 số cách sau: <br />
<br />
Cách 1: Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ bớt từ đầu (Hỏi)và cuối (mấy quả <br />
bóng?) để có câu lời giải: “An có :” hoặc thêm từ là để có câu lời giải An có số <br />
quả bóng là:”<br />
<br />
Cách 2: Đưa từ “quả bóng” ở cuối câu hỏi lên đầu thay thế cho từ “Hỏi” và <br />
thêm từ Số (ở đầu câu), là ở cuối câu để có “ Số quả bóng An có tất cả là:”<br />
<br />
Cách 3: Dựa vào dòng cuối cùng của câu tóm tắt coi đó là “từ khoá” của câu lời <br />
giải rồi thêm thắt chút ít. Vídụ: Từ dòng cuối của tóm tắt “Có mấy quả bóng?”. <br />
Học sinh viết câu lời giải:Có tất cả là:”.<br />
<br />
Cách 4: Giáo viên nêu miệng câu hỏi: “Hỏi cả hai bạn có mấy quả bóng?” để <br />
học sinh trả lời miệng: “ Cả hai bạn có là” rồi chèn phép tính vào để có cả bước <br />
giải (gồm câu lời giải và phép tính):<br />
<br />
Tất cả An có là:<br />
<br />
4+ 5 = 9 (quả bóng)<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 23 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Cách 5: Sau khi học sinh tính xong: 4 + 5 = 9 (quả bóng). Giáo viên chỉ vào 9 rồi <br />
hỏi: “ 9 quả bóng này là của ai? ” ( số bóng của An có tất cả). Từ câu trả lời <br />
của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu lời giải: “Số bóng của An có tất <br />
cả là”…Vậy là có rất nhiều câu lời giải khác nhau. Tiếp tục hướng dẫn học <br />
sinh viết các phép tính.<br />
Tôi nêu tiếp: “Muốn biết An có mấy quả bóng ta làm tính gì? (tính cộng); Mấy <br />
cộng với mấy? (4 + 5 = 9) hoặc 5 cộng 4 bằng mấy? (5 +4 = 9);<br />
Tiếp tục tôi gợi ý để học sinh nêu tiếp “9 này là 9 quả bóng) nên ta viết <br />
“quả bóng” vào dấu ngoặc đơn: 4 + 5 = 9 ( quả bóng). Để bài toán đầy đủ các <br />
bước giáo viên hướng dẫn các em viết đáp số.<br />
c. Trình bày bài giải bài toán có lời văn.<br />
Học sinh chưa tự mình trình bày bài toán có lời văn bao giờ nên việc trình bày <br />
bài toán có lời văn cũng là một việc làm rất khó. Giáo viên phải hướng dẫn tỉ mỉ, <br />
cẩn thận. Tuy nhiên việc học sinh làm sai hoặc viết câu lời giải chưa đúng cũng <br />
là điều khó tránh khỏi. Đây là 1 số trường hợp học sinh hay mắc phải.<br />
Trường hợp 1:<br />
Bài giải<br />
4 + 5 = 9 quả bóng<br />
Đáp số : 9 quả bóng.<br />
( Phan Thành Dương. Học sinh chưa biết trình bày sao cho cân đối. <br />
Chưa biết viết câu lời giải.)<br />
Trường hợp 2:<br />
Bài giải<br />
4 + 5 = 9 ( Quả bóng)<br />
Đáp số: 9 quả bóng.<br />
An có số quả bóng là:<br />
( Đoàn Thị Mai Hoa. Học sinh không biết đưa câu lời giải lên trên phép tính)<br />
Trường hợp 3:<br />
Bài giải<br />
An còn số quả bóng là:<br />
4 + 5 = 9 ( quả bóng)<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 24 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Đáp số: 9 quả bóng<br />
( Ngô Tiến Tài. Học sinh không biết viết câu lời giải).<br />
Trường hợp 4: <br />
Bài giải<br />
An có tất cả số quả bóng là:<br />
4 + 5 = 9 ( quả bóng)<br />
Đáp số: 9 quả bóng<br />
( Nguyễn Diệu Linh. Học sinh hiểu và làm được bài).<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
III. DẠY THỰC NGHIỆM.<br />
Sau khi tiến hành 1 số giải pháp : “ Giải toán có lời văn”cho học sinh lớp <br />
1.Tôi ra đề cho học sinh làm bài như sau:<br />
Vinh có 10 cái kẹo, bố cho Vinh thêm 10cái nữa.Hỏi Vinh có tất cả <br />
bao nhiêu cái kẹo?<br />
IV. KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC.<br />
Do nắm được vai trò quan trọng của phân môn Toán nên những việc làm <br />
trên đã được tôi tiến hành thường xuyên trong các giờ Toán. So với thời gian <br />
đầu nhiều em còn làm sai, chưa biết trình bày câu lời giải, phép tính thì hiện <br />
giờ lớp tỉ lệ học sinh không biết giải toán có lời văn còn rất ít. Kĩ năng giải <br />
toán có lời văn qua đó mà nâng lên rõ rệt.<br />
Đây là bảng kết quả trước và sau khi áp dụng biện pháp “ rèn kĩ năng giải <br />
Toán có lời văn cho học sinh lớp 1” vào quá trình dạy học phân môn Toán lớp 1.<br />
Lớp1A3 HỌC SINH<br />
TS: 35 em Viết sai câu Viết sai phép Viết sai đáp Giải đúng cả 3 <br />
lời giải tính số bước<br />
Trước khi 17 = 48,58% 10 = 28,57% 5 = 14,28% 3 = 8,57%<br />
thực hiện đề <br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 25 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
tài<br />
Sau khi 5 = 14,28% 6 = 17,14% 1 = 2,85% 23 = 65,73%<br />
thực hiện đề <br />
tài<br />
V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM.<br />
Qua việc nghiên cứu, áp dụng phương pháp rèn kĩ năng “giải toán có lời <br />
văn” cho học sinh lớp 1.Tôi nhận thấy nếu giáo viên ý thức được việc giải toán <br />
có lời văn mới lạ với học sinh ở phần câu lời giải thì ngay từ đầu năm khi học <br />
sinh được tiếp xúc với dạng toán: “ viết phép tính thích hợp ”. Học sinh được rèn <br />
luyện ngay từ việc nêu miệng bài toán, nêu miệng câu trả lời, nêu miệng phép <br />
tính thì sang đầu kì II việc học dạng “ Giải Toán có lời văn” sẽ rất đơn giản và <br />
nhẹ nhàng đối với cả giáo viên và học sinh.Tự bản thân tôi thấy:<br />
Giáo viên gương mẫu, nhiệt tình, yêu nghề, mến trẻ.<br />
Thường xuyên liên hệ trao đổi thông tin đa chiều giữa gia đình với nhà <br />
trường để quan tâm, giúp đỡ và có biện pháp kịp thời giúp học sinh học <br />
không bị sa sút.<br />
Giáo viên nghiên cứu kĩ bài, chuẩn bị chu đáo đồ dùng dạy học hoặc bài <br />
soạn Power Point khi đến lớp( Trưòng tôi đã đầy đủ hệ thống máy <br />
chiếu, máy vi tính phục vụ cho việc giảng dạy)<br />
Tham khảo tài liệu có liên quan đến bài giảng. Luôn bám sát tài liệu <br />
hướng dẫn sách giáo viên, luôn đổi mới, vận dụng linh hoạt phương <br />
pháp dạy học.<br />
Sử dụng triệt để kênh hình trong sách giao khoa phục vụ cho giảng dạy.<br />
Quan tâm đầy đủ, kịp thời tới cả 3 đối tượng học sinh trong lớp.<br />
Năng dự giờ,học hỏi đồng nghiệp, tự trau dồi kiến thức kinh nghiệm cho <br />
bản thân.<br />
Chú ý hình thức khen thưởng, động viên đối với học sinh.<br />
<br />
<br />
PHẦN III. PHẦN KẾT LUẬN<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 26 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
I. Đánh giá chung:<br />
Với tinh thần trách nhiệm cao để cho trẻ cảm thấy không nặng nề quá khi <br />
phải học nhiều gay áp lực cho trẻ. Giáo viên tạo bầu không khí vui tươi, sôi nổi <br />
để học sinh luôn được: Học mà chơi chơi mà học. Như vậy trẻ sẽ nhớ lâu, làm <br />
đúng, làm nhanh những bài học trên lớp cũng như ở nhà.<br />
II.Ý kiến đề xuất.<br />
Sau khi tìm hiểu thực trạng của việc dạy và học Toán lớp 1, trường <br />
tiểu học Ba Trại, cũng như xác định được một số nguyên nhân dẫn đến thực <br />
trạng đó. Tôi mong muốn đóng góp một phần nhỏ bé của mình vào biện pháp rèn <br />
kĩ năng giải toán cho học sinh lớp 1 nhằm góp phần nâng cao chất lượng dạy và <br />
học môn Toán .Để làm được điều đó, tôi mong muốn các cấp lãnh đạo, các ban <br />
ngành giáo dục:<br />
Cần có thêm tài liệu tham khảo, nâng cao cho giáo viên và học sinh để bổ <br />
sung phương pháp dạy, đáp ứng nhu cầu dạy – học.<br />
Tổ chức nhiều hơn nữa các buổi sinh hoạt chuyên môn để học hỏi kinh <br />
nghiệm của các đồng nghiệp.<br />
Duy trì tốt việc thao giảng, thăm lớp, dự giờ giáo viên trong trường. Các <br />
cấp lãnh đạo thường xuyên, quan tâm hơn nữa tới giáo viên v<br />
à học sinh, tạo mọi điều kiện để các em có thể thực hiện tốt quyền được <br />
học hành Chắc chắn rằng giải pháp tôi đưa ra còn nhiều hạn chế, thiếu sót do <br />
đúc kết từ kinh nghiệm giảng dạy của cá nhân. Rất mong nhận được ý kiến <br />
đóng góp chân thành của các bạn đồng nghiệp, Ban giám hiệu trường giúp, cho <br />
việc học tập đạt hiệu quả tốt nhất góp phần đổi mới phương pháp dạy học <br />
thành công. <br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 27 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn. <br />
<br />
<br />
Ba Trại ngày 9 52013<br />
Người thực hiện<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Kim Thanh<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ý KIẾN ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI <br />
CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC CƠ SỞ<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
......................................................................................................................................<br />
Ngày tháng năm<br />
Chủ tịch hội đồng<br />
<br />
<br />
Lª Kim Thanh - Trêng TiÓu häc Ba Tr¹i - 28 -<br />
S¸ng kiÕn kinh nghiÖm - Gi¶i to¸n cã lêi v¨n líp 1.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
ĐÁNH GIÁ XẾP LOẠI CỦA HỘI ĐỒNG KHOA HỌC<br />
NGÀNH GIÁO DỤC ĐÀO TẠO HUYỆN<br />
......................................................................................................................................<br />
...................