SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
lượt xem 203
download
Một trong những môn học quan trọng nhất là môn Toán. Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện đổi mới PPDH phát huy tính tích cực của học sinh. Mời các bạn tham khảo bài SKKN về hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1
- Sáng kiến KN: “ Hướng dẫn giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1”
- Phần mở đầu I. Bối cảnh đề tài: Khoa học ngày càng phát triển, đòi hỏi phải có những con người phát triển toàn diện mới đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao của xã hội. Cấp bậc tiểu học - Bậc học đầu tiên của giáo dục phổ thông góp phần hình thành tư duy nâng dần từ trực quan đến trừu tượng. Một trong những môn học quan trọng nhất là môn Toán mà trong đó rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 1 là vấn đề khó và không kém phần quan trọng. Hiện nay, giáo dục tiểu học đang thực hiện yêu cầu đổi mới PPDH theo hướng theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh, làm cho hoạt động dạy học trên lớp nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả. Để đạt dược yêu cầu đó, người giáo viên phải có phương pháp và hình thức tổ chức dạy học để vừa nâng cao hiệu quả học tập của học sinh, vừa phù hợp với đặc điểm tâm sinh lý của lứa tuổi tiểu học và trình độ nhận thức của các em, để đáp ứng với công cuộc đổi mới của đất nước nói chung và của ngành giáo dục nói riêng. II. Lý do chọn đề tài: - Rèn kỹ năng giải Toán có lời văn cho học sinh lớp Một là vấn đề khó và không kém phần quan trọng đối với môn Toán. Thông qua giải Toán có lời văn, giáo viên giúp học sinh tìm hiểu những nội dung có trong bài toán, xác định được giải một bài toán cần có đầy đủ các bước (Bài giải, lời giải, phép tính và đáp số). Qua đó, góp phần giáo dục các em về mọi mặt. Mặt khác, chương trình kế thừa và phát triển những thành tựu về dạy Toán lớp 1, nên có vai trò vô cùng quan trọng và không thể thiếu trong mỗi cấp học. Học sinh hiểu và biết cách giải bài toán có lời văn ngay từ lớp 1 sẽ là nền tảng vững chắc khi học giải toán ở các lớp trên và áp dụng giải những bài tập khó hơn, phức tạp hơn. - Xuất phát từ thực trạng của vấn đề hiện nay: Nhiều giáo viên gặp khó khăn khi dạy đến phần giải toán có lời văn và đa số học sinh còn rất lúng túng khi học đến
- dạng bài này. Đó là lý do tôi chọn đề tài SKKN: “Hướng dẫn giải Toán có lời văn cho học sinh lớp 1”. III. Phạm vi và dối tượng nghiên cứu: - Giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 trong chương trình toán 1( từ tiết 81 cho đến tiết 108). - Là những bài tập thuộc mạch kiến thức “giải toán có lời văn” trong chương trình Toán lớp 1 ở Tiểu học. - Đối tượng nghiên cứu: Học sinh lớp 1 Trường Tiểu học tôi đang công tác. IV. Mục đích nghiên cứu: Đề tài: “Rèn kỹ năng giải toán có lời văn” nhằm giúp HS: + Nhận biết thế nào là một bài toán có lời văn. + Biết giải và trình bày bài giải các bài toán đơn bằng một phép tính cộng hoặc một phép tính trừ (Tìm lời giải phù hợp cho bài toán bằng nhiều cách khác nhau). + Bước đầu phát triển tư duy, rèn luyện phương pháp giải toán và khả năng diễn đạt đúng. + Nhằm nâng cao nghiệp vụ chuyên môn của bản thân. + Trao đổi kinh nghiệm với các bạn đồng nghiệp. V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: - Kết quả đạt được là việc tổng hợp lý luận thông qua sách giáo khoa, các tài liệu tham khảo có liên quan và thực tiễn dạy học của cá nhân. - Kết quả nghiên cứu áp dụng cho mọi đối tượng HS của khối lớp 1. - Hoc sinh biết viết câu lời giải khi thực hiện giải toán và đạt tỉ lệ cao về hoàn thiện giải bài toán có lời văn. Phần nội dung I. Cơ sở lý luận: Khả năng giải toán có lời văn chính là phản ánh năng lực vận dụng kiến thức của học sinh. Học sinh hiểu về mặt nội dung kiến thức toán học vận dụng vào giải toán kết hợp với kiến thức Tiếng Việt để giải quyết vấn đề trong toán học. Từ ngôn ngữ thông thường trong các đề toán đưa ra cho học sinh đọc hiểu, biết hướng giải đưa ra câu lời giải phù hợp kèm theo phép tính và đáp số đúng của bài toán. Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học.
- Toán có lời văn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Đối với trẻ là học sinh lớp 1, môn toán tương đối dễ nhưng để học sinh đọc - hiểu bài toán có lời văn quả là một điều không dễ dàng, việc viết câu lời giải phù hợp với câu hỏi của bài toán cũng là vấn đề không đơn giản. Vậy làm thế nào để giáo viên nói - học sinh hiểu, học sinh thực hành - diễn đạt đúng yêu cầu của bài toán có lời văn. Đó cũng là một trong những vấn đề mà đội ngũ giáo viên chúng tôi luôn trăn trở và đi tìm lời giải đáp. II. Thực trạng của vấn đề: Trong quá trình giảng dạy ở Tiểu học, đặc biệt dạy lớp 1, tôi nhận thấy đa phần giáo viên gặp khó khăn khi dạy đến phần giải toán có lời văn. Học sinh rất lúng túng khi nêu câu lời giải, thậm chí nêu sai câu lời giải, viết sai phép tính, viết sai đáp số. Những tiết đầu tiên của giải toán có lời văn mỗi lớp chỉ có khoảng 20% số HS biết nêu lời giải, viết đúng phép tính và đáp số. Số còn lại là rất mơ hồ, các em chỉ nêu theo quán tính hoặc nêu miệng thì được nhưng khi viết các em lại rất lúng túng, làm sai, một số em làm đúng nhưng khi giáo viên hỏi lại không trả lời được. Chứng tỏ các em chưa nắm được một cách chắc chắn cách giải bài toán có lời văn. Giáo viên phải mất rất nhiều công sức khi dạy đến phần này. Kết quả điều tra năm học 2010-2011 sĩ HS viết HS viết HS viết HS giải TT Lớp số đúng câu đúng phép đúng đáp đúng cả 3 lời giải tính số bước 1 1 32 17 53,2% 24 75% 27 85% 18 56,3%
- *Nguyên nhân từ phía GV: - GV chưa chuẩn bị tốt cho các em khi dạy những bài trước. Những bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, đối với những bài này hầu như HS đều làm được nên giáo viên tỏ ra chủ quan, ít nhấn mạnh hoặc không chú ý lắm mà chỉ tập trung vào dạy kĩ năng đặt tính, làm tính của học sinh mà quên mất rằng đó là những bài toán làm bước khởi đầu của dạng toán có lời văn sau này. Khi dạy dạng bài nhìn hình vẽ viết phép tính thích hợp, Giáo viên chưa cho học sinh quan sát tranh, tập nêu bài toán và thường xuyên, chưa rèn cho HS thói quen nhìn hình vẽ nêu bài toán, chưa tập cho học sinh nêu câu trả lời, nên đến lúc học bài toán có lời văn học sinh bỡ ngỡ và các em chưa dễ dàng tiếp thu, hiểu và giải đúng bài toán . *Nguyên nhân từ phía HS: Do HS mới bắt đầu làm quen với dạng toán này lần đầu, tư duy của các em còn mang tính trực quan là chủ yếu. Mặt khác ở giai đoạn này các em chưa đọc thông viết thạo, các em đọc còn đánh vần nên khi đọc xong bài toán rồi nhưng các em không hiểu bài toán nói gì, thậm chí có những em đọc đi đọc lại nhiều lần nhưng vẫn chưa hiểu bài toán. Cụ thể: + Học sinh biết giải toán có lời văn nhưng kết quả chưa cao. + Số học sinh viết đúng câu lời giải đạt tỷ lệ thấp. + Lời giải của bài toán chưa sát với câu hỏi của bài toán. Vậy làm thế nào để học sinh nắm được cách giải một cách chắc chắn chính xác, người giáo viên cần thực hiện các biên pháp sau đây: III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề: Mức độ 1: Ngay từ đầu học kỳ I các bài toán được giới thiệu ở mức độ nhìn hình vẽ - viết phép tính. Mục đích cho học sinh hiểu bài toán qua hình vẽ, suy nghĩ chọn phép tính thích hợp. Thông thường sau mỗi phép tính ở phần luyện tập có một hình vẽ gồm 5 ô vuông cho học sinh chọn ghi phép tính và kết quả phù hợp với hình vẽ. Ban đầu để giúp học sinh dễ thực hiện sách giáo khoa ghi sẵn các số và kết quả :
- VD: Bài 5 trang 46 1 2 = 3 Chỉ yêu cầu học sinh viết dấu cộng vào ô trống để có : 1 + 2 = 3 b) Đến câu này nâng dần mức độ - học sinh phải viết cả phép tính và kết quả Cách 1: Có 8 hộp thêm 1 hộp , tất cả là 9 hộp. 8 + 1 = 9 Cách 2: Có 1 hộp đưa vào chỗ 8 hộp , tất cả là 9 hộp. 1 + 8 = 9 Đến bài 3 trang 85 Học sinh quan sát và cần hiểu được: Lúc đầu trên cành có 10 quả. Sau đó rụng 2 quả . Còn lại trên cành 8 quả. 10 - 2 = 8 Ở đây giáo viên cần động viên các em diễn đạt - trình bày miệng ghi đúng phép tính Tư duy toán học được hình thành trên cơ sở tư duy ngôn ngữ của học sinh. Khi dạy bài này cần hướng dẫn học sinh diễn đạt trình bày động viên các em viết được nhiều phép tính để tăng cường khả năng diễn đạt cho học sinh. Mức độ 2: Đến cuối học kì I học sinh đã được làm quen với tóm tắt bằng lời:
- Bài 3 trang 87 B, Có : 10 quả bóng Cho : 3 quả bóng Còn :.... quả bóng? 10 - 3 = 7 Giáo viên cần hướng dẫn HS từng bước làm quen với lời thay cho hình vẽ, học sinh dần dần thoát ly khỏi hình ảnh trực quan từng bước tiếp cận đề bài toán. Yêu cầu học sinh phải đọc và hiểu được tóm tắt, biết diễn đạt đề bài và lời giải bài toán bằng lời, chọn phép tính thích hợp nhưng chưa cần viết lời giải. Tuy không yêu cầu cao, tránh tình trạng quá tải với học sinh, nhưng có thể động viên học sinh khá giỏi làm nhiều cách, có nhiều cách diễn đạt từ một hình vẽ hay một tình huống trong sách giáo khoa. Mức độ 3: Giới thiệu bài toán có lời văn bằng cách cho học sinh tiếp cận với một đề bài toán chưa hoàn chỉnh kèm theo hình vẽ và yêu cầu hoàn thiện ( tiết 81- bài toán có lời văn ). Tư duy học sinh từ hình ảnh phát triển thành ngôn ngữ, thành chữ viết. Giải toán có lời văn ban đầu được thực hiện bằng phép tính cộng là phù hợp với tư duy của học sinh. Hướng dẫn học sinh biết: Cấu trúc một đề toán gồm 2 phần: phần cho biết và phần câu hỏi, phần cho biết gồm có 2 yếu tố. Mức độ 4: Để hình thành cách giải bài toán có lời văn, sách giáo khoa đã nêu một bài toán, phần tóm tắt đề toán và giải bài toán hoàn chỉnh để học sinh làm quen.( Bài toán- trang 117) Giáo viên cần cho học sinh nắm vững đề toán, thông qua việc tóm tắt đề toán. Biết tóm tắt đề toán là yêu cầu đầu tiên dể giải bài toán có lời văn. Bài giải gồm 3 phần: câu lời giải, phép tính và đáp số.
- Chú ý rằng tóm tắt không nằm trong lời giải của bài toán, nhưng phần tóm tắt cần được luyện kỹ để học sinh nắm được bài toán đầy đủ, chính xác. Câu lời giải trong bài giải không yêu cầu mọi học sinh phải theo mẫu như nhau, tạo diều kiện cho học sinh diễn đạt câu trả lời theo ý hiểu của mình. Quy ước viết đơn vị của phép tính trong bài giải học sinh cần nhớ để thực hiện khi trình bày bài giải. Bài toán giải bằng phép tính trừ được giới thiệu khi HS đã thành thạo giải bài toán có lời văn bằng phép tính cộng. GV chỉ hướng dẫn cách làm tương tự, thay thế phép tính cho phù hợp với bài toán Ở lớp 1, học sinh chỉ giải về thêm, bớt với một phép tính cộng hoặc trừ. Mọi học sinh bình thường đều có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách nhẹ nhàng nếu được giáo viên hướng dẫn cụ thể. Giáo viên dạy cho học sinh giải bài toán có lời văn cần thực hiện tốt các bước sau: - Đọc kĩ đề bài: Đề toán cho biết những gì? Đề toán yêu cầu gì? - Tóm tắt đề bài - Tìm được cách giải bài toán - Trình bày bài giải - Kiểm tra lời giải và đáp số Khi giải bài toán có lời văn giáo viên lưu ý cho học sinh hiểu rõ những điều đã cho, yêu cầu phải tìm, biết chuyển dịch ngôn ngữ thông thường thành ngôn ngữ toán học, đó là phép tính thích hợp. Ví dụ: Có một số quả cam, khi được cho thêm hoặc mua thêm nghĩa là thêm vào, phải làm tính cộng; nếu đem cho hay đem bán thì phải làm tính trừ,... Bài 1 tr.117 Học sinh đọc bài toán- phân tích đề bài- điền vào tóm tắt và giải bài toán . Tóm tắt: An có : 4 quả bóng Bình có : 3 quả bóng Cả hai bạn có :....quả bóng?
- Bài giải Cả hai bạn có là: 4+3=7( quả bóng ) Đáp số: 7 quả bóng Qua 2 bài toán trên tôi rút ra cách viết câu lời giải như sau: Lấy dòng thứ 3 của phần tóm tắt + thêm chữ là: VD - Cả hai bạn có là: - Có tất cả là: Bài 2 trang122 - Số bạn của tổ em có là: Bài 3 trang122 - Số gà có tất cả là: Vậy qua 3 bài tập trên học sinh đã mở rộng được nhiều cách viết câu lời giải khác nhau, song GV chốt lại cách viết lời giải như sau: Thêm chữ Số+ đơn vị tính của bài toán trước cụm từ có tất cả là Riêng với loại bài mà đơn vị tính là đơn vị đo độ dài( cm) cần thêm chữ dài vào trước chữ là. VD cụ thể: Tóm tắt Đoạn thẳng AB : 5cm Đoạn thẳng BC : 3cm Cả hai đoạn thẳng : ... cm? Bài giải Cả hai đoạn thẳng dài là: 5+ 3 = 8 ( cm) Đáp số : 8 cm Tiết 105: Giải toán có lời văn(tiếp theo)
- Bài toán: Nhà An có 9 con gà, mẹ đem bán 3 con gà. Hỏi nhà An còn lại mấy con gà? HS đọc – phân tích bài toán : + Thông tin cho biết là gì? Có 9 con gà. Bán 3 con gà. + Câu hỏi là gì ? Còn lại mấy con gà? GV hướng dẫn HS đọc tóm tắt- bài giải mẫu. GV giúp HS nhận thấy câu lời giải ở loại toán bớt này cũng như cách viết của loại toán thêm đã nêu ở trên chỉ khác ở chỗ cụm từ có tất cả được thay thế bằng cụm từ còn lại mà thôi. Cụ thể: Tiết 108 Luyện tập chung Đây là phần tổng hợp chốt kiến thức của cả 2 dạng toán đơn thêm và bớt Bài 1 trang 152 a) Bài toán : Trong bến có .....ô tô, có thêm....ô tô vào bến. Hỏi................................................................? HS quan sát tranh và hoàn thiện bài toán thêm rồi giải bài toán với câu lời giải có cụm từ có tất cả b) Bài toán: Lúc đầu trên cành có 6 con chim, có ....con bay đi. Hỏi .............................................? HS quan sát tranh rồi hoàn thiện bài toán bớt và giải bài toán với câu lời giải có cụm từ còn lại Lúc này HS đã quá quen với giải bài toán có lời văn nên hướng dẫn cho HS chọn cách viết câu lời giải gần với câu hỏi nhất đó là: - Đọc kĩ câu hỏi. - Bỏ chữ Hỏi đầu câu hỏi. - Thay chữ bao nhiêu bằng chữ số. - Thêm vào cuối câu chữ là và dấu hai chấm VD khác: Câu hỏi là: Hỏi hai lớp trồng được tất cả bao nhiêu cây ? Câu lời giải là: Số cây cả hai lớp trồng được là:
- Trên đây là 2 mẫu toán đơn điển hình của phần giải toán có lời văn ở lớp 1.Tôi đã đưa ra phương pháp dạy từ dễ đến khó để HS có thể giải toán mà không gặp khó khăn ở bước viết câu lời giải. Tối thiểu HS có lực học trung bình yếu cũng có thể chọn cho mình 1 cách viết đơn giản nhất bằng cụm từ: Có tất cả là: Hoặc : Còn lại là: Còn HS khá giỏi các em có thể chọn cho mình được nhiều câu lời giải khác nhau nâng dần độ khó thì lời giải càng hay và sát với câu hỏi hơn. IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm: Qua việc nghiên cứu và áp dụng phương pháp dạy toán có lời văn cho học sinh lớp 1, cho thấy giải toán có lời văn ở lớp 1 không khó ở việc viết phép tính và đáp số mà chỉ mắc ở câu lời giải của bài toán. Sau quá trình nghiên cứu và áp dụng kinh nghiệm sáng kiến thì HS biết viết câu lời giải đã đạt kết quả rất cao, dẫn tới việc HS đạt tỉ lệ cao về hoàn thiện bài toán có lời văn, cụ thể: Kết quả điều tra năm học 2010-2011 Các lần sĩ HS viết HS viết HS viết HS viết đúng khảo sát Lớp số đúng câu đúng phép đúng đáp cả 3 bước trên lời giải tính số Giữa kì II 1 25 19 76% 16 64% 15 60% 14 56% Cuối kì II 1 25 22 88% 19 76% 19 76% 22 88% Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm: Qua thực hiện đề tài trên, tôi nhận thấy để giúp học sinh giải tốt các bài toán có lời văn, người giáo viên cần: - Nắm vững nội dung chương trình SGK , nghiên cứu kỹ chuẩn kiến thức kỹ năng để xác định được kiến thức truyền thụ trong mỗi tiết học. - Coi trong việc sử dụng đồ dùng trực quan( đúng lúc, đùng cách).
- - Không nóng vội, phải hết sức bình tĩnh, nhẹ nhàng. - Rèn kỹ năng đọc và phân tích đề toán để học sinh để học sinh nắm chắc dạng bài- học sinh nhìn vào phần tóm tắt bằng lời hoặc sơ đồ đoạn thẳng hiểu được nội dung bài toán, nắm chắc các bước giải toán. + Vận dụng các phương pháp dạy học phù hợp, linh hoạt, phát huy tính chủ động, sáng tạo của học sinh. + Thường xuyên trao đổi với đồng nghiệp, tìm ra phương pháp dạy học tối ưu nhất, không ngừng cải tiến phương pháp dạy học nhẳm nâng cao chất lượng học tập của học sinh. II. Khả năng ứng dụng, triển khai: Sáng kiến kinh nghiệm có thể áp dụng rộng rãi cho hoạt động dạy và học ở các trường tiểu học. III. Ý nghĩa của SKKN: Giải toán có lời văn góp phần củng cố kiến thức toán, rèn luyện kỹ năng diễn đạt, tích cực góp phần phát triển tư duy cho học sinh tiểu học. Toán có lời văn còn là chiếc cầu nối giữa toán học và thực tế đời sống, giữa toán học với các môn học khác. Phương pháp dạy giải toán có lời văn cho học sinh lớp 1 giúp học sinh hoàn thiện một bài giải đủ các bước: Bài giải + câu lời giải + phép tính + đáp số là vấn đề đang được các GV trực tiếp dạy lớp 1 rất quan tâm. Vấn đề đặt ra là giúp học sinh lớp 1 viết câu lời giải của bài toán sao cho sát với yêu cầu mà câu hỏi của bài toán đưa ra kèm theo phép tính và đáp số thích hợp. IV. Những kiến nghị, đề xuất: - Nhà trường cùng với tổ chuyên môn thường xuyên tổ chức chuyên đề nhằm đổi mới và thống nhất phương pháp dạy nhằm nâng cao chất lưỡng tiết dạy. - Giáo viên cần làm thêm đồ dùng dạy học, tham khảo các tài liệu có liên quan đểgiờ học thêm sinh động và đạt hiệu quả cao.
- Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà bản thân tôi đúc kết được qua quá trình giảng dạy. Tuy nhiên do năng lực còn hạn chế nên sẽ có nhiều thiếu sót. Rất mong sự góp ý chân thành của quý đồng nghiệp. Xin chân thành cảm ơn! Người viết SKKN Huỳnh Thị Phượng Tài liệu tham khảo: 1. Phương pháp dạy Toán ở tiểu học (Tác giả: Đỗ Huy Hiệu, Đỗ Đình Hoan) 2. Những vấn đề về cơ sở của PP dạy học Toán ở TH (Tác giả: Hà Sỹ Hồ) Mục lục Phần mở đầu I. Bối cảnh đề tài: Trang 1 II. Lý do chọn đề tài: Trang 1 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu Trang 1 IV. Mục đích nghiên cứu: Trang 2 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu: Trang 2
- Phần nội dung I Cơ sở lí luận Trang 2 II. Thực trạng của vấn đề Trang 3 III. Các biện pháp tiến hành để giải quyết vấn đề Trang 4 IV. Hiệu quả của SKKN Trang 10 Phần kết luận I. Những bài học kinh nghiệm: Trang 9 II. Khả năng ứng dụng, triển khai Trang 10 III. Ý nghĩa của SKKN Trang 11 IV. Những kiến nghị, đề xuất: Trang 11 Tài liệu tham khảo
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải toán phần: Giải toán bằng cách lập phương trình
24 p | 1286 | 282
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải bài tập trong phần tính chất chia hết trong N - Toán 6
8 p | 729 | 202
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 7 giải bài toán tìm x trong đẳng thức chứa dấu giá trị tuyệt đối
17 p | 1057 | 202
-
SKKN: Một số giải pháp hướng dẫn học sinh lớp 5 giải toán về tỉ số phần trăm
18 p | 1408 | 201
-
SKKN: Giúp học sinh lớp 9 phát hiện và tránh sai lầm trong khi giải toán về căn bậc hai
23 p | 1209 | 157
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh lớp 7 giải bài toán tìm x trong biểu thức chứa dấu giá trị tuyệt đối
18 p | 1173 | 146
-
SKKN: Rèn luyện tư duy giải toán hình học không gian cho học sinh thông qua mối liên hệ giữa hình học phẳng và hình học không gian
44 p | 657 | 143
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải toán phần “Giải phương trình chứa dấu giá trị tuyệt đối” của bộ môn Đại số lớp 8
11 p | 682 | 95
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải các bài toán điện xoay chiều bằng phương pháp giản đồ véc tơ
24 p | 341 | 69
-
SKKN: Một số biện pháp có hiệu quả trong bồi dưỡng học sinh giỏi ở tiểu học: Giải pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
22 p | 419 | 69
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh tiếp cận và giải bài toán xác suất ở trường THPT Đức Hợp
24 p | 566 | 56
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải nhanh bài toán cực trị trong mạch xoay chiều không phân nhánh
23 p | 236 | 31
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn
14 p | 227 | 15
-
SKKN: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2
21 p | 55 | 5
-
SKKN: Hướng dẫn học sinh giải toán có lời văn ở lớp 4
22 p | 47 | 4
-
SKKN: Hướng dẫn giải bài toán tổng hợp vô cơ hay và khó
53 p | 55 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng giải toán có lời văn cho học sinh lớp 5
17 p | 43 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn