intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:21

57
lượt xem
5
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài này là đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp giải bài toán có lời văn ở tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Có định hướng giải phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp phần cải thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho học sinh.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2

Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU<br /> I.1. Lý do chọn đề tài<br /> Môn Toán là một trong những môn học giữ vị trí quan trọng trong chương trình <br /> giáo dục tiểu học. Môn học góp phần to lớn trong việc thực hiện mục tiêu giáo dục <br /> toàn diện. Với đặc trưng của môn học, môn toán chuẩn bị  cho học sinh những tri  <br /> thức, kĩ năng toán học cơ bản cho việc học tập hoặc bước vào cuộc sống lao động.  <br /> Đây cũng là môn học giúp học sinh rèn luyện phương pháp suy nghĩ, phương pháp <br /> suy luận, phương pháp học tập, phương pháp giải quyết vấn đề; đồng thời rèn <br /> luyện trí thông minh sáng tạo và các đức tính quý báu như: cần cù, nhẫn nại, tự lực,  <br /> ý chí vượt khó, thích chính xác... Trong chương trình TH, môn toán chiếm thời lượng <br /> tương   đối   lớn.   Tuy   nhiên,   môn   toán   không   được   phân   chia   thành   các   phân   môn <br /> chuyên biệt mà là sự  kết hợp của 5 tuyến kiến thức được sắp xếp xen kẽ nhau (số <br /> học, hình học, đại lượng, thống kê mô tả  và giải toán) . Trong đó, giải toán có lời <br /> văn là một trong những mạch kiến thức cơ  bản xuyên suốt chương trình Toán cấp <br /> tiểu học. Đây là mạch kiến thức tổng hợp của các mạch kiến thức toán học. Khi  <br /> giải toán có lời văn các em sẽ  vận dụng các kiến thức đã học để  giải các loại toán  <br /> về  số  học, yếu tố  đại số, yếu tố  hình học và đo đại lượng. Ngược lại, thông qua  <br /> học giải toán, học sinh được củng cố  khắc sâu các kiến thức về  số  học, về  đại <br /> lượng, đo đại lượng, về hình học...<br /> Mặt khác, dạy học giải toán toán còn giúp rèn luyện cho học sinh các kỹ năng <br /> tính toán với các phép tính về số học, quan trọng hơn cả là giúp học sinh hình thành  <br /> phương pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán. Vì vậy, khả năng  <br /> giải toán sẽ phản ánh lại năng lực vận dụng kiến thức toán học của học sinh. Giải  <br /> toán có lời văn là học cách giải quyết vấn đề của môn toán. Đồng thời, giải toán có  <br /> lời văn còn là cầu nối giữa toán học và các môn học khác, giữa toán học và thực tế <br /> cuộc sống. Trong khi đó, giải toán có lời văn là dạng toán khó đối với  học sinh dân  <br /> tộc thiểu số, các em thường gặp khó khăn trong việc hiểu nội dung bài toán, xác <br /> định yêu cầu của bài toán. Vì vậy cần phải đổi mới phương pháp dạy học nhằm phù  <br /> hợp với nội dung dạy học mới đồng thời có thể khắc phục dần những hạn chế của  <br /> học sinh. Đây chính là những điều chúng tôi băn khoăn, trăn trở và đi đến quyết định <br /> nghiên cứu về  Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân  <br /> tộc thiểu số  ở lớp 2 . Đề  tài này không phải là vấn đề  mới. Nó đã xuất hiện trong <br /> một số đề tài nghiên cứu của đồng nghiệp nhưng nội dung bàn về phương pháp dạy <br /> cho học sinh dân tộc thiểu số không nhiều và không cụ thể. Vì lẽ đó, tôi hi vọng đề <br /> tài đưa ra được những biện pháp hữu hiệu nhất để  vận dụng nhằm mang lại kết  <br /> quả cao cho chất lượng dạy học môn toán ở những đơn vị có nhiều học sinh dân tộc  <br /> thiểu số.<br /> I.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> <br /> <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 1<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br />  Mục tiêu của đề tài này là đưa ra được các cách tóm tắt đề toán, phương pháp  <br /> giải bài toán có lời văn ở  tiểu học nói chung và lớp 2 nói riêng. Có định hướng giải <br /> phù hợp với trình độ nhận thức, đặc điểm tâm lí của học sinh dân tộc thiểu số, góp <br /> phần cải thiện, nâng cao chất lượng bồi dưỡng và rèn luyện kĩ năng giải toán cho  <br /> học sinh.<br /> <br /> <br /> I.3. Đối tượng nghiên cứu <br /> Học sinh người dân tộc thiểu số   đang học lớp 2  ở  trường Tiểu học Tình <br /> Thương– Huyện Krông Ana – Tỉnh Đăk Lăk<br /> I.4. Phạm vi nghiên cứu: <br /> ­ Phương pháp giải các bài toán có lời văn trong chương trình toán lớp 2<br /> ­ Khả năng đọc hiểu đề toán, tìm hiểu, tóm tắt và giải bài toán có lời văn của học <br /> sinh người dân tộc thiểu số đang học lớp 2 ở trường Tiểu học Tình Thương <br /> I.5. Phương pháp nghiên cứu: <br /> Phương pháp điều tra, phân loại, nghiên cứu tài liệu, phân tích, tổng hợp,  thực  <br /> nghiệm,...<br /> II. PHẦN NỘI  DUNG<br /> II.1.Cơ sở lí luận<br /> Học sinh tiểu học được làm quen với toán có lời văn ngay từ lớp 1 và học liên  <br /> tục đến lớp 5. Dạng toán có lời văn được xem như chiếc cầu nối kiến thức toán học <br /> trong nhà trường và ứng dụng của toán học trong đời sống thực tế, đời sống xã hội. <br /> Chính vì vậy, muốn học sinh giải quyết tốt những bài toán có lời văn thì việc <br /> giúp các em hiểu được bài toán và biết cách tóm tắt đúng các bài toán là một việc  <br /> quan trọng, là chỗ  dựa cho học sinh tìm ra trình tự  giải và phép tính tương ứng của  <br /> bài giải. Qua tóm tắt, giải bài toán có lời văn giúp học sinh rèn tư  duy lô­gic óc suy <br /> luận, khả năng phân tích, tổng hợp và khả năng trình bày khoa học .<br /> II.2. Thực trạng <br /> a. Thuận lợi ­ khó khăn<br /> *Thuận lợi: <br /> ­ Được sự  quan tâm chỉ  đạo thường xuyên của các cấp lãnh đạo và chính <br /> quyền địa phương.<br /> ­ Có sự  phối hợp chặt chẽ  của các đoàn thể  trong nhà trường và sự  hợp tác <br /> của hội cha mẹ học sinh.<br /> ­Giáo viên thường xuyên được tham dự các lớp tập huấn, chuyên đề và nghiên <br /> cứu các tài liệu về đổi mới phương pháp giảng dạy các môn học theo chương trình,  <br /> giảng dạy các môn học theo vùng miền, giảng dạy trẻ có hoàn cảnh khó khăn,... <br /> ­ Giáo viên được phép chủ động trong việc xây dựng kế hoạch dạy học và có sự <br /> theo dõi kiểm tra chỉ đạo thường xuyên của tổ khối chuyên môn, lãnh đạo trường.<br /> <br /> 2 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> ­ Tài liệu tham khảo khá phong phú<br /> * Khó khăn:<br /> ­ Trình độ  dân trí ở  địa phương còn thấp, điều kiện kinh tế gia đình học sinh  <br /> còn khó khăn. Nhiều gia đình học sinh chưa quan tâm đến việc học tập của con em.<br /> ­ Học sinh dân tộc thường nhút nhát, thiếu tự tin, khả năng tiếp thu chậm.<br /> ­ Giáo viên và học sinh, phụ huynh bất đồng về ngôn ngữ.<br /> b.Thành công ­ hạn chế<br /> * Thành công:<br /> ­ Học sinh có thói quen giải toán theo đúng quy trình .<br /> ­ Đa số giáo viên biết vận dụng các phương pháp dạy học linh hoạt, sáng tạo,  <br /> khai thác đồ dùng, phương tiện dạy học có hiệu quả.<br /> * Hạn chế:<br /> ­ Vốn từ, vốn hiểu biết, khả  năng đọc hiểu bài toán, ngôn ngữ  toán học của <br /> học sinh hạn chế.<br /> ­   Học sinh chưa biết cách tự  học, diễn đạt còn vụng về, đôi lúc còn rập  <br /> khuôn, máy móc.<br /> c. Mặt mạnh ­ mặt yếu<br /> * Mặt mạnh: <br /> ­ Đội ngũ giáo viên có tinh thần tự giác tìm tòi, sáng tạo, nghiên cứu đổi mới  <br /> phương pháp trong dạy học.<br /> ­ Học sinh bước đầu nắm được quy trình giải toán .<br /> * Mặt yếu:<br /> ­ Khả năng kiên trì của học sinh dân tộc thiểu số trong quá trình học chưa cao.<br /> ­ Một số giáo viên còn lúng túng trong đổi mới phương pháp dạy học.<br /> d. Các nguyên nhân, các yêu tố tác động…<br /> *Nguyên nhân của thành công:<br /> + Giáo viên: <br /> ­ Nhiệt tình, tâm huyết với nghề, có ý thức tìm tòi, sáng tạo trong dạy học, có  <br /> lòng kiên trì, quyết tâm cao.<br /> ­ Thường xuyên rèn luyện bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ, bổ  sung kiến <br /> thức phục vụ cho công tác giảng dạy.<br /> ­ Mạnh dạn trong đổi mới phương pháp, sử dụng đồ dùng dạy học, ứng dụng  <br /> công nghệ thông tin.<br /> + Học sinh: Đi học chuyên cần, có ý thức vượt khó trong học tập<br /> *Nguyên nhân của hạn chế, yếu kém<br /> ­ Học sinh không học tập bằng tiếng mẹ đẻ mà bằng ngôn ngữ thứ 2.<br /> ­ Khả năng ghi nhớ, vận dụng kiến thức của các em hạn chế.<br /> ­ Thiếu sự quan tâm, hướng dẫn, nhắc nhở từ phía gia đình.<br /> ­ Một số giáo viên chưa mạnh dạn trong đổi mới phương pháp dạy học.<br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 3<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> e. Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br /> ­ Về  phía học sinh:   Các em học tập bằng ngôn ngữ  thứ  2, đây là lí do  ảnh  <br /> hưởng không nhỏ đến quá trình tiếp cận tri thức trong sách vở cũng như tri thức trong <br /> cuộc sống. Các em đọc, hiểu chậm nên tiếp thu kiến thức mới cũng chậm. Cộng với  <br /> khả  năng ghi nhớ hạn chế  dẫn đến việc vận dụng kiến thức của các em gặp nhiều  <br /> khó khăn. Cụ  thể  là khả  năng đọc hiểu bài toán của các em chưa tốt nên nhiều học  <br /> sinh không biết tóm tắt, không biết phân tích đề, không biết yêu cầu của đề là gì và  <br /> xác định sai dạng toán. Một số  học sinh thiếu tự  tin khi giải toán, có em làm được  <br /> phép tính nhưng chưa hiểu được cách ghi lời giải, ghi sai đơn vị …Mặt khác, học sinh  <br /> dân tộc thường nhút nhát, khả  năng tiếp thu chậm nên cũng gây nhiều khó khăn cho <br /> giáo viên khi áp dụng đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hoá các đối <br /> tượng học sinh. <br /> ­ Về  phía phụ  huynh: Phần lớn các gia đình học sinh chưa nhận thức được  <br /> đầy đủ  về  lợi ích của việc học; đời sống của đa số  gia đình các em còn nghèo, họ <br /> chưa thể đầu tư cho việc học hành của con em một cách tốt nhất. Ngoài ra, thời gian <br /> của các bậc phụ  huynh  ở  rẫy nhiều hơn  ở  nhà nên việc phối hợp với nhà trường <br /> trong việc giáo dục các em cũng rất khó khăn.<br /> ­ Về phía giáo viên: Một số giáo viên chưa mạnh dạn đổi mới, lúng túng trong  <br /> vận dụng các phương pháp dạy học. Còn chủ  quan trong việc nắm bắt nội dung <br /> chương trình và các mạch kiến thức của môn toán, không để  ý đến mối liên quan <br /> giữa các bài trong môn học. Chưa quan tâm đúng mức đến mạch kiến thức giải toán  <br /> có lời văn. Trong dạy học còn quá chú ý đến hình thức và thời gian tiết dạy, chưa  <br /> chú ý đến khả năng tiếp thu của từng đối tượng học sinh, hệ thống câu hỏi gợi mở, <br /> dẫn dắt chưa lôgic, chưa phù hợp đối tượng học sinh, sử dụng đồ dùng dạy học còn <br /> hạn chế, chưa kiên trì trong hướng dẫn, giảng giải.<br /> II. 3. Giải pháp, biện pháp<br /> a. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br /> Đề  tài chúng tôi đưa ra không ngoài mục tiêu là giúp người giáo viên phải xác  <br /> định rõ mục tiêu của việc hướng dẫn học sinh tóm tắt đề toán, tìm cách giải các bài  <br /> toán có lời văn và cần phải đạt được các tri thức, kĩ năng sau :<br /> ­ Học sinh nhận biết “cái đã cho”, “cái phải tìm” trong mỗi bài toán, mối quan hệ <br /> giữa các đại lượng có trong mỗi bài toán, biết lập luận để đưa ra cách tóm tắt  dễ hiểu <br /> nhất <br /> ­ Học sinh giải được các bài toán hợp với một số quan hệ thường  gặp giữa các  <br /> đại lượng thông dụng.<br /> ­ Học sinh biết trình bày bài giải đúng quy định theo yêu cầu bài toán.<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> *. Nắm bắt nội dung ch ương trình<br /> <br /> 4 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> Để  dạy tốt môn Toán nói chung, gi ải bài toán có lời văn nói riêng, điều <br /> đầu tiên là mỗi giáo viên phải nắm chắc nội dung ch ương trình, sách giáo khoa  <br /> từ lớp 1 đến lớp 5. Ở tiểu học thường có các dạng toán sau đây :<br /> ­ Những dạng toán thuộc loại toán đơn : thêm, bớt, nhiều hơn, ít hơn, tìm số bị <br /> trừ, tìm số  hạng chưa biết, tìm tích, chia thành nhiều phần bằng nhau, chia thành  <br /> nhóm, gấp một số lên nhiều lần, giảm đi một số  lần, so sánh hai số  hơn, kém nhau  <br /> bao nhiêu đơn vị, tìm một phần mấy của một số, so sánh số lớn gấp mấy lần số bé,  <br /> so sánh số bé bằng một phần mấy số lớn, tìm tỉ  số  phần trăm của hai số, tìm phần <br /> trăm của một số, tìm một số  biết một số  phần trăm của nó, tìm vận tốc, tìm thời <br /> gian, tìm quãng đường,...<br /> ­ Những dạng toán thuộc loại toán hợp : loại giải bằng 2 phép tính chia, nhân <br /> có liên quan đến việc rút về đơn vị, dạng a : b   c ; loại giải bằng 2 phép tính chia <br /> có liên quan đến việc rút về đơn vị, dạng a : (b : c).<br /> ­ Những dạng thuộc loại toán điển hình : tìm trung bình cộng của nhiều số,  <br /> tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ <br /> của chúng, bài toán liên quan đến quan hệ tỉ lệ,...<br />        ­ Tuyến kiến thức về giải toán ở tiểu học:<br />       + Lớp 1 : giới thiệu bài toán có lời văn ; giải các bài toán bằng một phép tính <br /> (một phép cộng hoặc một phép trừ) ; chủ yếu là các bài toán thêm, bớt một số đơn vị.<br /> + Lớp 2: giải các bài toán đơn về  phép cộng và phép trừ  ; các bài toán về <br /> nhiều hơn, ít hơn một số  đơn vị  ; phép nhân và phép chia;  bước đầu làm quen giải <br /> bài toán có nội dung hình học (tính chu vi các hình đã học), các bài toán liên quan đến <br /> các phép tính với các đơn vị đo đã học (km, m, dm, cm, mm, kg, lít).<br /> + Lớp 3: giải các bài toán có đến hai bước tính với các mối quan hệ trực tiếp  <br /> và đơn giản ; giải các bài toán quy về đơn vị và các bài toán có nội dung hình học.<br /> + Lớp 4: giải các bài toán có đến hai hoặc ba bước tính, có sử dụng phân số ;  <br /> giải các bài toán liên quan đến : tìm hai số khi biết tổng và hiệu của chúng, tìm hai  <br /> số khi biết tổng (hoặc hiệu) và tỉ của chúng, tìm số trung bình cộng, các bài toán có  <br /> nội dung hình học đã học) ; giới thiệu bước đầu về việc sử dụng toán học lớp 4 để <br /> giải quyết các vấn đề của thực tế.<br />      + Lớp 5: giải các bài toán có đến ba bước tính là chủ  yếu. Đó là các bài toán  <br /> đơn giản về tỉ số phần trăm : tìm tỉ số phần trăm của hai số, tìm phần trăm của một  <br /> số, tìm một số biết một số phần trăm của nó; các bài toán đơn giản về chuyển động <br /> đều,   chuyển   động   ngược   chiều   và   cùng   chiều   :   tìm   vận   tốc   khi   biết   thời   gian  <br /> chuyển động và độ  dài quãng đường, tìm thời gian chuyển động khi biết vận tốc  <br /> chuyển động và độ  dài quãng đường, tìm độ  dài quãng đường khi biết thời gian  <br /> chuyển động và vận tốc chuyển động ; các bài toán về quy tắc tam suất đơn (thuận, <br /> nghịch) ; các bài toán có nội dung về tìm diện tích, thể tích các hình đã học ; các bài <br /> toán ứng dụng các kiến thức đã học để giải quyết một số vấn đề của đời sống.<br /> ­ Về  hình thức trình bày bài giải, học sinh ph ải trình bày bài giải đầ y đủ <br /> theo quy định thống nh ất t ừ lớp 1 đến lớp 5:<br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 5<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br />    + Câu lời giải.<br />    + Phép tính giải.<br />    + Đáp số.<br /> ­ Về  số  lượ ng bài toán trong một tiết h ọc  đượ c rút bớt (so với chươ ng <br /> trình trướ c đây) để  dành thời gian cho h ọc sinh đọc kĩ đề, tìm hiểu để,  tóm tắt  <br /> và trình bày bài giải (Chưa kể  ở m ột số bài, giáo viên có thể  chủ  độ ng giảm bớt  <br /> một số  bài tập khó cho phù hợp với đối tượ ng học sinh dân tộ c thiểu số  theo  <br /> hướ ng dẫn điều chỉnh nội dung d ạy h ọc s ố 5842 c ủa B ộ GD&ĐT).<br /> *. Tìm hiểu để nắm vững quy trình chung khi giải bài toán có lời văn ở lớp 2 <br /> Quá trình giải toán thường theo 4 bước sau:<br /> ­  Tìm hiểu nội dung bài toán<br /> ­  Tìm cách giải bài toán<br /> ­  Thực hiện cách giải toán<br /> ­  Kiểm tra lời giải và đánh giá cách giải bài toán.<br /> Thực tiễn dạy học giải toán đã khẳng định tính đúng đắn của 4 bước giải toán <br /> nói trên. Đối với học sinh tiểu học, đặc biệt là học sinh dân tộc thiểu số, giáo viên  <br /> cần kiên trì hướng dẫn thường xuyên, lặp đi lặp lại qua các tiết học để  hình thành <br /> cho các em thói quen thực hiện giải toán theo 4 bước đó.<br /> <br /> Bước 1: Tìm hiểu nội dung bài toán <br /> Quá trình tìm hiểu nội dung bài toán (đề  toán) thường thông qua việc đọc bài <br /> toán. Học sinh cần đọc kỹ, hiểu rõ đề  toán, phân biệt được cái đã cho và cái phải <br /> tìm.Có thể  nói đây là bước quan trọng góp phần vào sự  thành công trong việc  giải  <br /> toán của học sinh, giáo viên cần hướng dẫn để  học sinh xác định được yêu cầu của  <br /> đề, nắm bắt được mấu chốt trong yêu cầu của bài toán. Hết sức tránh tình trạng học  <br /> sinh vừa đọc xong đề đã vội vã bắt tay vào giải ngay. Phải tập cho học sinh có thói <br /> quen tự  tìm hiểu đề  toán qua việc phân tích những điều đã cho và xác định được <br /> những điều phải tìm. <br /> Trong một bài toán, câu hỏi có một chức năng quan trọng vì việc lựa chọn <br /> phép tính thích hợp được quy định không chỉ bởi các dữ kiện mà còn bởi các câu hỏi. <br /> Với cùng các dữ kiện như nhau có thể đặt các câu hỏi khác nhau do đó việc lựa chọn <br /> phép tính cũng khác nhau, việc thấu hiểu câu hỏi của bài toán là điều kiện căn bản  <br /> để  giải đúng bài toán đó. Với học sinh dân tộc thiểu số, khả  năng hiểu tiếng Việt  <br /> còn hạn chế  nên các em đã gặp khó khăn ngay từ  bước này. Do vậy, giáo viên cần <br /> chú ý với việc kết hợp giảng giải từ và thuật ngữ toán học giúp học sinh hiểu được <br /> nội dung bài toán. Giáo viên cần dựa vào các hoạt động cụ  thể  của các em với vật <br /> thật, mô hình hay dựa vào hình vẽ, các sơ  đồ  toán học.... để  giúp các em hiểu khái <br /> niệm "nhiều hơn ", "ít hơn”, ‘thêm”, “bớt”,... trong tương quan giữa các mối quan hệ <br /> trong bài toán. Giáo viên cần chú ý vận dụng các biện pháp tăng cường tiếng Việt  <br /> cho học sinh trong tất cả các môn học giúp các em được rèn luyện nhiều hơn về khả <br /> năng đọc – hiểu tiếng Việt.<br /> 6 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br />  Để kiểm tra việc học sinh hiểu nội dung bài toán như thế  nào, giáo viên nên  <br /> cho học sinh nhắc lại yêu cầu bài toán không phải bằng hình thức đọc thuộc lòng mà  <br /> bằng cách diễn đạt của mình (đây là yêu cầu khó đối với học sinh dân tộc thiểu số <br /> nhưng không vì thế mà giáo viên bỏ qua, cần phải kiên trì luyện tập cho các em). Sau  <br /> khi đọc bài toán, học sinh cần xác định được 3 yếu tố cơ bản của bài toán:<br /> ­ Những dữ kiện của bài toán: Đó là những cái đã cho, những cái đã biết của  <br /> bài toán. Giáo viên nên yêu cầu học sinh tự xác định dữ  kiện bằng bút chì trước rồi  <br /> mới phát biểu bằng lời sau (hướng dẫn học sinh gạch chân các dữ kiện đã cho theo  <br /> quy ước là một gạch)<br /> ­ Những  ẩn số: Là cái chưa biết, là cái bài toán yêu cầu tìm. Tương tự  như <br /> trên, giáo viên nên yêu cầu học sinh tự  xác định  ẩn số  bằng bút chì trước rồi mới <br /> phát biểu bằng lời sau (hướng dẫn học sinh gạch chân cái bài toán yêu cầu tìm theo  <br /> quy  ước là hai gạch để  học sinh phân biệt). Việc làm này được thực hiện thường  <br /> xuyên sẽ rèn luyện cho học sinh tính tích cực, chủ động trong giải toán.<br /> ­ Những điều kiện của bài toán: đó là mối liên hệ giữa các dữ kiện và các ẩn số.<br /> Ví dụ: Có 18 lá cờ chia đều 2 tổ. Hỏi mỗi tổ được mấy lá cờ?( bài 3 trang 111­ <br /> SGK Toán 2)<br /> + Cái đã cho: 18 lá cờ chia đều 2 tổ<br /> + Cái cần tìm: mỗi tổ được mấy lá cờ?<br /> Lưu ý học sinh là trong quá trình giải toán không phải tất cả  đề  bài đều cho  <br /> biết cái đã cho trước và cái cần tìm sau mà đôi khi ngược lại: Đưa cái cần tìm trước <br /> rồi mới biết cái đã cho; cũng có khi cái đã cho và cái cần tìm đan xen với nhau.<br /> Ví dụ1: Tính chu vi hình tam giác có độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm và 28mm? <br /> (bài 3 – trang 153­ SGK Toán 2)<br /> + Cái cần tìm: Tính chu vi hình tam giác.<br /> + Cái đã cho:  độ dài các cạnh là: 24mm, 16mm, 28mm<br /> Ví dụ 2: Có 12 học sinh chia đều thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi  <br /> chia được thành mấy nhóm? ?”( bài 3 ­ trang 136 ­ SGK Toán 2)<br /> + Cái đã cho: mỗi nhóm có 3 học sinh<br /> +Cái cần tìm: 12 học sinh chia được mấy nhóm?<br /> Bước 2: Tìm cách giải toán<br />  Hoạt động tìm tòi cách giải bài toán gắn liền với việc phân tích các dữ kiện,  <br /> ẩn số  và điều kiện của bài toán nhằm xác lập mối quan hệ  giữa chúng. Từ  đó lựa <br /> chọn phép tính số học thích hợp. Hoạt động này thường diễn ra như sau:<br /> ­  Minh hoạ bài toán thông qua tóm tắt đề toán:  Việc làm này giúp học sinh bớt <br /> được một số câu, chữ làm cho bài toán gọn lại, nhờ đó mối quan hệ giữa các số đã cho <br /> và số phải tìm hiện ra rõ hơn. Bởi vậy cần tóm tắt thật ngắn gọn, GV chỉ cần hướng <br /> sự tập trung chú ý của HS đến những chi tiết chính của bài toán, còn những chi tiết phụ <br /> của bài toán cần gạt bỏ đi để HS không bị rối. Tóm tắt bài toán chính là sự biểu diễn <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 7<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> cái đã cho, cái cần tìm và mối liên hệ giữa chúng. Có rất nhiều cách để tóm tắt một bài  <br /> toán, có thể tóm tắt đề toán theo các cách sau:<br />    + Tóm tắt bằng lời<br /> + Dùng sơ đồ đoạn thẳng<br /> + Dùng ngôn ngữ và kí hiệu<br /> + Dùng chữ thay số<br /> + Dùng sơ đồ Graph<br /> + Dùng bảng<br /> + Dùng sơ đồ ven<br /> + Dùng hình vẽ<br /> +Dùng hình tượng trưng<br /> Tuy nhiên, với khả năng của học sinh lớp 2, chúng ta chỉ nên hướng dẫn các em <br /> các cách tóm tắt bằng lời, dùng sơ đồ đoạn thẳng hoặc dùng hình tượng trưng.<br /> VÝ dô 1: Trong vườn có 9 cây táo, mẹ trồng thêm 6 cây táo nữa. Hỏi trong  <br /> vườn có tất cả bao nhiêu cây táo?<br />    Tóm tắt:<br />              Có         : 9 cây táo<br />            Thêm       : 6 cây táo<br />           Tất cả có :  …cây táo?<br /> <br /> VÝ dô 2: Lớp 2A có 29 học sinh và số học sinh lớp 2B nhiều hơn số học sinh  <br /> lớp2A là 5 học sinh. Hỏi lớp 2B có bao nhiêu học sinh?<br /> <br /> <br /> Tãm  t¾t: 29 họcsinh<br /> 2A:<br /> 5 học sinh<br /> <br /> 2B:<br /> ? học sinh<br /> <br /> <br /> Ví dụ  3: Bình có 11 quả  bóng bay, Bình cho bạn 4 quả. Hỏi Bình còn lại mấy  <br /> quả bóng bay? <br /> Tóm tắt :            <br /> <br /> Có  :<br />                       <br />                                <br /> Cho bạn   Còn lại : ... quả ?<br /> <br /> <br /> <br /> 8 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> Đối với một số  bài toán nâng cao có thể  dùng thêm các dạng tóm tắt khác cho  <br /> học sinh dễ tìm ra cách giải, Ví dụ như ở bài toán sau:<br />  Tìm một số  biết rằng số  đó lần lượt cộng với 1 rồi nhân với 2, được bao  <br /> nhiêu đem chia cho 3 rồi trừ đi 4 thì được 5.<br /> Tóm tắt :<br />           +1 2 :3 4<br /> ? 5<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tùy theo trình độ học sinh thấp hay cao mà lựa chọn cách tóm tắt mang nhiều hay <br /> ít tính trực quan. Học sinh dân tộc thiểu số  thường gặp khó khăn khi tìm hiểu nội  <br /> dung bài toán. Vì vậy, giáo viên cần hướng dẫn tóm tắt bài toán bằng cách đàm thoại <br /> (Bài toán cho biết gì? Hỏi gì?). Học sinh dựa vào các dữ kiện của bài toán (phần đã <br /> gạch chân) để trả lời các câu hỏi của giáo viên và từng bước hoàn thành tóm tắt bài <br /> toán. <br /> ­  Lập kế hoạch giải toán nhằm xác lập trình tự giải quyết, thực hiện các phép  <br /> tính số học: Có hai hình thức thể hiện tương ứng với hai phương pháp phân tích bài toán <br /> để tìm cách giải cho một bài toán, tùy từng bài toán cụ thể mà ta lựa chọn phương pháp <br /> tìm cách giải phù hợp.<br /> + Phép phân tích xuôi: Là phương pháp tìm cách giải đi từ dữ kiện của bài toán <br /> đến câu hỏi của bài toán. Từ những cái đã cho (đã có) suy ra hoặc tính được điều gì <br /> giúp ích cho việc giải toán không? Cứ như thế ta suy luận để tìm ra cách giải toán.<br /> Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán: “Lớp 2A có 18 học sinh  <br /> đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát. Hỏi cả  hai lớp có bao nhiêu học  <br /> sinh đang tập hát?” (bài 3 ­trang 11 ­ SGK Toán 2), giáo viên nêu các câu hỏi như <br /> sau:<br /> ­ Bài toán đã cho biết những gì? (Lớp 2A có 18 học sinh, lớp 2B có 21 học  <br /> sinh)<br /> ­ Bài toán hỏi gì? (Cả hai lớp có bao nhiêu học sinh?)<br /> ­ Để  biết cả  hai lớp có bao nhiêu học sinh ta làm phép tính gì? (Làm  <br /> phép tính cộng)<br /> + Phép phân tích ngược: Là phương pháp đi từ câu hỏi của bài toán đến dữ kiện <br /> của bài toán. Tức là phải tập trung vào câu hỏi của bài toán và suy nghĩ xem muốn trả <br /> lời được câu hỏi đó thì phải biết những gì và phải làm phép tính gì? Trong những điều <br /> kiện cần thiết phải biết đó thì cái nào là cái có sẵn, cái nào phải tìm và tìm như  thế <br /> nào? Cứ như thế ta suy nghĩ ngược lên: Từ câu hỏi của bài toán trở về các điều kiện <br /> của bài toán.<br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 9<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> Ví dụ: Khi hướng dẫn học sinh tìm cách giải bài toán: “Có 12 học sinh chia đều  <br /> thành các nhóm, mỗi nhóm có 3 học sinh. Hỏi chia được thành mấy nhóm?”( trang <br /> 136 ­ SGK Toán 2), giáo viên nêu các câu hỏi như sau:<br /> ­Bài toán hỏi gì? (Chia được thành mấy nhóm?)<br /> ­ Bài toán hỏi về số nhóm được chia từ mấy học sinh? ( Số nhóm được  <br /> chia từ 12 học sinh)<br /> ­ Muốn biết từ 12 học sinh chia được thành mấy nhóm ta phải biết gì?  <br /> (Biết mỗi nhóm có mấy học sinh?)<br /> ­ Điều đó chúng ta biết chưa? (biết rồi), mỗi nhóm có bao nhiêu học  <br /> sinh? (mỗi nhóm có 3 học sinh)<br /> ­ Để  biết chia được thành mấy nhóm ta làm phép tính gì? (Làm phép tính  <br /> chia)<br /> Bước 3: Thực hiện cách giải bài toán. <br /> Hoạt động này bao gồm việc thực hiện phép tính đã được nêu trong bước tìm <br /> cách giải bài toán nêu trên và trình bày bài giải. Cách trình bày bài giải như sau:<br /> ­ Viết câu lời giải : Sau khi h ọc sinh đã xác định đượ c phép tính, với học <br /> sinh dân tộc thiểu số, nhi ều khi vi ệc h ướng d ẫn h ọc sinh  đặ t câu lờ i giải còn  <br /> khó hơn việc chọn phép tính và tính ra đáp số.  Những tuần đầu khi học đến phần <br /> giải toán có lời văn, nhiều học sinh rất lúng túng khi viết lời giải, vì ở lớp 1 chỉ yêu <br /> cầu học sinh tập viết câu lời giải  ở  dạng đơn giản. Bởi vậy,  ở  những tiết toán có  <br /> bài toán giải có lời văn, giáo viên cần dành nhiều thời gian hơn để hướng dẫn kĩ và <br /> kết hợp trình bày mẫu nhiều bài giúp các em hình thành và ghi nhớ kĩ năng giải toán.<br /> Ví dụ: Sau khi đọc đề toán ở trang 11 SGK Toán 2.<br /> “ Lớp 2A có 18 học sinh đang tập hát, lớp 2B có 21 học sinh đang tập hát. Hỏi  <br /> cả hai lớp có bao nhiêu học sinh đang tập hát?”.<br />  Học sinh tập nêu bằng lời để tóm tắt bài toán:<br /> Lớp 2A có        :       18 học sinh.<br />                                Lớp 2B có       :       21 học sinh.          <br />                                Cả hai lớp có :       … học sinh?<br />             Học sinh nêu miệng câu lời giải:<br /> Cả hai lớp có tất cả số học sinh đang tập hát là:<br />  Học sinh nêu miệng phép tính: 18 + 21 = 39 (học sinh)<br />             Tiếp đó, cho học sinh  tự trình bày bài giải. Ở những bài toán trong các tuần <br /> đầu, giáo viên cần cho học sinh luyện nêu miệng bài toán nhiều lần để  các em ghi  <br /> nhớ cách trình bày một bài giải.<br /> Giáo viên có thể  gợi ý cho học sinh một số  mẹo nhỏ  để  viết được lời giải <br /> chính xác với yêu cầu câu lời giải cần phải ghi ngắn gọn, đủ ý được mệnh đề khẳng <br /> định . Đối với bài toán trong ví dụ trên, có thể dùng các cách hướng dẫn học sinh như <br /> sau:<br /> <br /> <br /> 10 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br />      Cách 1  :  Dựa vào câu hỏi của bài toán rồi bỏ  bớt từ  đầ u (Hỏi), thay từ <br /> “bao nhiêu” bằng từ “số” và thêm từ  “là” ở  cuối câu để  có câu lời giải :  "Cả hai  <br /> lớp có số học sinh đang tập hát là:" <br />      Cách 2:<br />         Bỏ  từ  “hỏi” và từ  “bao nhiêu” trong câu hỏi rồi đưa từ  "học <br /> sinh" ở cuối câu hỏi lên đầu và thêm từ   Số (ở đầu câu),  là ở cuối câu để có:  "Số  <br /> học sinh cả hai l ớp đang tập hát là:"<br />    Cách 3:<br />        Dựa vào dòng cuối cùng của tóm tắt, coi đó là "từ  khoá" của câu  <br /> lời giải. <br />      Ví dụ: Từ  dòng cuối của tóm tắt:   "Cả  hai lớp có :…..học sinh ? ".  Học <br /> sinh viết câu lời giải:  " Cả hai lớp có số học sinh là:"<br />      Cách 4:   Giáo viên nêu miệng câu hỏi: " Cả  hai lớp có bao nhiêu học sinh <br /> đang tập hát?" để  học sinh tr ả  lời mi ệng: "C ả  hai l ớp có 39 học sinh đang tập <br /> hát" rồi chèn phép tính vào để có cả bướ c giải (gồm câu lời giải và phép tính):<br />    Cách 5:   Sau khi h ọc sinh tính xong: 18 + 21 = 39 (h ọc sinh), giáo viên chỉ <br /> vào 39 và hỏi: "39 học sinh  ở  đây là số  học sinh của l ớp nào?" (là số  học sinh  <br /> của cả  hai lớp). T ừ  câu trả  lời của học sinh ta giúp các em chỉnh sửa thành câu <br /> lời giải: "Số h ọc sinh c ả hai l ớp là" v.v...<br /> Giáo viên có thể  vận dụng các cách khác nhau để  dẫn dắt học sinh tìm lời <br /> giải, không nên bắt buộc tr ẻ  nh ất nh ất ph ải vi ết theo m ột ki ểu l ời gi ải nào đó.  <br /> Tốt nhất là giáo viên gọi nhiều học sinh nêu các lời giải khác nhau rồi lựa chọn  <br /> và chỉnh sửa (n ếu ch ưa chính xác) thành lời giải phù hợp nhất cho bài giải.  Sau <br /> đó cho học sinh yếu kém nhắc lại. Từ đó khắc sâu và nhấn mạnh cho học sinh hiểu  <br /> muốn tìm được câu lời giải đúng với yêu cầu của bài toán phải dựa vào cái cần tìm (  <br /> đây cũng chính là câu hỏi của bài toán )<br /> Tuy nhiên  đối với  bài toán tính  độ  dài  đoạn thẳng,  đoạn dây,  đường gấp  <br /> khúc... có số đo đại lượng như: km, m, dm, mm, . . . giáo viên cần phân biệt một cách <br /> chính xác các khái niệm như: "đại lượng", "Số  đo của một đại lượng" để  giúp học  <br /> sinh tránh những sai lầm đồng nhất "đoạn thẳng" với "độ  dài đoạn thẳng" hay "số <br /> đo đoạn thẳng"<br /> Ví dụ: Bài 4 trang 25 SGK<br /> Đọan thẳng AB dài 10cm, đoạn thẳng CD dài hơn đoạn thẳng AB 2cm. Hỏi đoạn  <br /> thẳng CD dài bao nhiêu cm?<br /> Học sinh không viết câu lời giải: "Số  xăng­ti­mét đoạn thẳng CD dài là" mà <br /> phải viết là: "Độ dài đoạn thẳng CD là".<br /> ­ Viết phép tính : Phép tính phải viết theo hàng ngang, không được viết theo <br /> cột dọc. Không viết đơn vị  kèm theo trong các phép tính mà chỉ  viết đơn vị  vào sau  <br /> kết quả phép tính và đặt trong dấu ngoặc đơn.<br /> ­ Viết đáp số: Đáp số viết ở cuối bài giải, bài toán có bao nhiêu câu hỏi thì có bấy <br /> nhiêu đáp số, chỉ ghi 1 lần từ “đáp số”. Đáp số phải ngắn gọn và đủ ý trả lời cho câu hỏi <br /> của bài toán. Dạy học sinh dân tộc thiểu số nên giáo viên cần hướng dẫn kĩ cho các em  <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 11<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> cách viết từ “Đáp số” lùi vào mấy ô li so với từ “Bài giải” (đã được viết chính giữa <br /> trang vở) <br />          Ví dụ:  Con lợn thứ nhất nặng118kg. Con lợn thứ hai nặng kém con lợn thứ nhất 7kg.  <br /> Hỏi:<br />         a)  Con lợn thứ hai nặng bao nhiêu kilôgam?<br /> b) Cả hai con lợn nặng bao nhiêu kilôgam?<br />                 (Bài 239 – trang 39 ­ Toán nâng cao lớp 2)<br /> Bài giải:  <br /> a) Con lợn thứ hai nặng là:<br /> 118 – 7 = 111(kg)<br /> b) Cả hai con lợn nặng là:<br /> 118 + 111 = 229 (kg)<br />                                         Đáp số:  a) 111 kg<br />                                                         b) 229 kg<br /> Bước 4: Kiểm tra cách giải bài toán.<br />   Việc kiểm tra nhằm phân tích xem cách giải phép tính và kết quả là đúng hay <br /> sai, có các hình thức thực hiện sau:<br /> + Thiết lập tương  ứng các phép tính giữa các số  đã tìm được trong quá trình <br /> giải với các số đã cho.<br /> + Tạo ra bài toán ngược với bài toán đã cho rồi giải nó.<br /> + Giải bài toán bằng cách khác rồi so sánh đáp số.<br /> + Xét tính hợp lý của đáp số.<br /> Việc kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là yêu cầu không thể thiếu khi giải <br /> toán<br /> Thực tế quan sát học sinh tiểu học khi giải toán chúng tôi nhận thấy rằng: Các <br /> em thường coi bài toán đã được giải xong khi có đáp số. Nhưng khi giáo viên hỏi: <br /> "Em có chắc chắn đó là kết quả đúng không?" thì đa số các em đã lúng túng và chưa  <br /> trả lời được ngay.<br /> Kiểm tra cách giải và đáp số của bài toán là các việc như kiểm tra về:<br /> + Cách sử dụng dụng dữ kiện<br /> + Lựa chọn và thực hiện phép tính <br /> + Cách trình bày bài giải (diễn đạt câu văn , thứ tự thực hiện)<br />   + Kiểm tra lại phương pháp và thủ thuật đã sử dụng khi giải toán.<br /> Đây là bước không thể thiếu trong quá trình giải toán  ở  tiểu học, điều đó giúp  <br /> các em đảm bảo được tính chính xác cao khi giải toán và đặc biệt giúp phát triển ở <br /> các em năng lực sáng tạo, tính tích cực, chủ động và độc lập gải toán. Đối với học  <br /> sinh giỏi việc tìm ra nhiều cách giải toán khác nhau cho cùng một bài toán đó là biện <br /> pháp tốt nhất để tìm ra cách giải và đáp số của bài toán đó. Hơn thế nữa, nó tạo điều  <br /> kiện cho sự  phát  triển tư  duy linh hoạt, năng động sáng tạo của học sinh. Ngược  <br /> <br /> 12 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> lại, việc giúp học sinh biết cách đánh giá cách giải là một động lực thúc đẩy sự  cố <br /> gắng tìm ra cách giải khác nhau để giải bài toán. Đối với học sinh dân tộc thiểu số <br /> thì giáo viên nên lựa chọn những cách kiểm tra đơn giản nhất để không làm suy nghĩ <br /> của các em bị rối <br /> *Nắm vững phương pháp dạy học toán theo hướng đổi mới <br /> Một trong những phương pháp dạy học toán ở tiểu học hiện nay đó là việc sử <br /> dụng các phương pháp dạy học tích cực nhằm phát huy tối đa khả  năng làm việc  <br /> một cách chủ động, tích cực dưới sự tổ chức, điều khiển của giáo viên.<br /> Phương pháp dạy học tích cực là hệ  thống các phương pháp tác động liên tục  <br /> của giáo viên nhằm kích thích tư duy của học sinh, tổ chức hoạt động nhận thức của <br /> học sinh theo quy trình. Phương pháp này tạo điều kiện cho giáo viên và học sinh đều <br /> tham gia tích cực vào qua trình dạy học, học sinh được tiếp cận kiến thức bằng hoạt <br /> động làm bài tập, học sinh được làm việc cá nhân hoặc theo nhóm, trao đổi hợp tác <br /> với bạn, với thầy.<br /> Trong phương pháp dạy học tích cực:<br /> ­ Giáo viên giữ  vai trò chủ  đạo, tổ  chức các tình huống học tập, hướng dẫn  <br /> học sinh giải quyết vấn đề, khẳng định kiến thức mới trong vốn tri thức của học  <br /> sinh. Giáo viên nói ít, giảng ít nhưng lại thường xuyên làm việc với từng học sinh <br /> hoặc từng nhóm học sinh, đặc biệt là đối tượng học sinh yếu. Như  vậy, giáo viên <br /> phải biết cách tổ  chức các hoạt động của học sinh, đồng thời phải có một tri thức  <br /> vượt ngoài lĩnh vực bộ  môn mình dạy để  có thể  làm chủ  nội dung và nghệ  thuật <br /> dạy. Cách dạy như thế sẽ giúp học sinh phát triển năng lực, sở trường cá nhân .<br /> ­ Học sinh là chủ  thể  nhận thức, phải chủ  động, độc lập suy nghĩ, làm việc <br /> tích cực và biết tự  học, tự  chiếm lĩnh tri thức từ  nhiều nguồn khác nhau, dưới sự <br /> theo dõi hướng dẫn của giáo viên. Cách học này tạo cho học sinh thói quen tự giác,  <br /> chủ động không dập khuôn, biết tự đánh giá và đánh giá kết quả học tập của mình, <br /> của bạn, đặc biệt là tạo niềm vui, niềm tin trong học tập.<br /> Như vậy học sinh trở thành trung tâm của quá trình dạy học, nghĩa là học sinh <br /> phải hoạt động để  đạt được các yêu cầu của bài học. Giáo viên trở  thành người <br /> cộng tác thực sự  trong cùng một công việc, cùng một nhiệm vụ  theo những cách  <br /> thức hình thức khác nhau.<br /> Ngoài việc quan tâm tới vai trò của giáo viên và học sinh, phương pháp dạy học  <br /> tích cực còn quan tâm đến cả yếu tố môi trường (bao gồm cơ sở vật chất, tâm tư, tình <br /> cảm, tính cách...). Bởi môi trường ảnh hưởng đến phương pháp học của học sinh và <br /> phương pháp sư phạm của giáo viên và giữa chúng có sự tác động tương hỗ.<br /> c. Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp<br /> ­Phải được sự đồng tình ủng hộ của các cấp lãnh đạo và chính quyền địa phương.<br /> ­ Giáo viên phải thật nhiệt tình, tâm huyết với nghề, yêu thương, tôn trọng <br /> học sinh, hiểu biết về phong tục tập quán của địa phương, có ý thức tự tìm tòi, học  <br /> hỏi bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ và có lòng kiên trì, nhẫn nại, quyết tâm cao.<br /> <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 13<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> ­ Làm tốt công tác phối hợp giữa nhà trường – gia đình – xã hội<br /> ­ Cơ sở vật chất đảm bảo<br /> d. Mối quan hệ giữa các biện pháp<br /> Các biện pháp được nêu ra trong đề tài có mối liên hệ với nhau, đan xen, phối  <br /> hợp, hỗ trợ cho nhau. Bởi vậy, trong quá trình thực hiện, để sử dụng biện pháp như <br /> thế nào cho hiệu quả  còn tùy thuộc vào từng đối tượng học sinh, tùy vào từng thời <br /> điểm, hoàn cảnh cụ thể, nên mỗi giáo viên chúng ta cần phải linh động, khéo léo lựa  <br /> chọn kết hợp các biện pháp sao cho có hiệu quả. <br /> e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br /> Tôi đã nghiên cứu, thực hiện đề tài trong vai trò là giáo viên chủ nhiệm lớp 2.  <br /> Trong quá trình thực hiện, tôi nhận thấy các biện pháp rất thực tế  và có hiệu quả. <br /> Thông qua quá trình phát triển từng bước và thường xuyên, liên tục một số  biện  <br /> pháp nêu trên và kết quả thu được là :  <br /> ­ Học sinh càng ngày càng yêu thích môn toán, có hứng thú học toán hơn, cảm <br /> thấy môn học bớt khó khăn và không dễ chán như trước đây nữa.     <br /> ­ Bước đầu học sinh có kĩ năng tóm tắt bài toán không còn nhầm lẫn  giữa các <br /> dạng toán, lựa chọn phép tính đúng, nắm được yêu cầu bài toán để tìm lời giải thích  <br /> hợp với các phép tính.<br /> ­ Các em tiếp thu bài một cách chủ động, ghi nhớ được bài.<br /> Kết quả khảo nghiệm ở các lớp 2 trong học kì I như sau:<br /> <br /> Kết quả giải toán có lời văn<br /> Điểm   môn <br /> TS Biết   tóm  Đặt  câu  Lựa  Ghi  Toán   cuối  Ghi chú<br /> HS tắt     bài  lời   giải  chọn  đúng  kì  I  (từ  TB <br /> phù hợp phù hợp đúng  đáp số trở lên)<br /> phép tính<br /> 20 65% 85% 70% 50% 90 %<br /> <br /> II. 4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề  nghiên  <br /> cứu<br /> Đề tài đã trình bày được các cách hướng dẫn học sinh giải bài toán có lời văn <br /> theo từng bước cụ thể. Có thể nói nhiệm vụ mà đề tài đặt ra đã hoàn thành. Qua quá  <br /> trình nghiên cứu, chúng tôi đã tích luỹ được nhiều kiến thức và kĩ năng quý báu phục vụ <br /> cho công tác giảng dạy và chỉ đạo tổ chuyên môn.<br /> Đề tài đã góp phần nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở lớp 2, đồng thời <br /> khuyến khích giáo viên tiếp tục nghiên cứu tìm hiểu thêm những kiến thức liên quan  <br /> đến các dạng bài toán có lời văn, từ  đó sáng tạo thêm những biện pháp hữu ích để <br /> vận dụng cho việc giúp học sinh lớp 2 học tốt môn toán. <br /> III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br /> 14 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> III.1. Kết luận :<br /> Qua các tiết giảng dạy, dự  giờ, nghiên cứu tài liệu chỉ  đạo chuyên môn, tôi  <br /> nhận thấy rằng giải toán có lời văn là một nội dung dạy học quan trọng trong chương <br /> trình tiểu học . Nội dung này là sự  tích hợp các kiến thức số học, đại lượng và hình  <br /> học. Trong các bài toán đơn có liên quan chặt chẽ  với các kiến thức về  số  học, đại  <br /> lượng. Một điều chúng ta nhận thấy rất rõ nữa là nội dung các bài toán gắn liền với  <br /> thực tế; học sinh giải toán có lời văn chính là giải quyết các vấn đề  trong thực tiễn <br /> cuộc sống. Bởi vậy, rèn cho học sinh nắm vững quy trình giải toán có lời văn là việc <br /> làm cần thiết, đòi hỏi nhiều công sức. Do đó, người giáo viên không được nóng vội,  <br /> phải kiên trì lặp lại các biện pháp để tạo được thói quen cho các em. Theo chúng tôi, <br /> giáo viên cần chủ động xây dựng biện pháp giảng dạy mạch kiến thức này. Bắt đầu  <br /> từ việc tập cho học sinh trả lời những câu hỏi về số học thành câu ; tiếp đến là kiên <br /> trì vận dụng các biện pháp để giúp tất cả học sinh có thể tự đọc, hiểu và giải được <br /> bài toán có lời văn .<br /> Để vận dụng tốt các biện pháp trên, giáo viên cần nắm vững hệ thống các bài <br /> toán có lời văn trong chương trình. Trong các giờ  học cần quan tâm đến tất cả  các  <br /> đối tượng học sinh, nhất là học sinh yếu kém. Phân công nhiệm vụ phù hợp với trình <br /> độ  nhận thức của từng đối tượng học sinh, chưa vội cho học sinh tiếp cận với các <br /> bài toán nâng cao khi các em chưa giải thông thạo các bài toán trong sách giáo khoa. <br /> Giáo viên cần vận dụng các phương pháp dạy học tích cực vào quá trình dạy học <br /> bằng việc tổ  chức, hướng dẫn cho các em tự  hoạt động, thao tác với các phương  <br /> tiện trực quan để  chiếm lĩnh kiến thức dưới các hình thức học tập khác nhau. Quan <br /> trọng hơn cả  trong dạy học giải toán có lời văn là hình thành cho học sinh phương <br /> pháp giải toán, rèn luyện khả năng diễn đạt khi giải toán.<br /> III.2. Kiến nghị : <br /> ­ Giáo viên phải luôn luôn tìm tòi học hỏi trau dồi kinh nghiệm để  nâng cao  <br /> nghiệp vụ  chuyên môn. Giáo viên phải mạnh dạn đổi mới phương pháp dạy bằng <br /> nhiều hình thức. <br /> ­ Sau mỗi bài dạy giáo viên cần tự  đánh giá hiệu quả  của biện pháp đã vận  <br /> dụng và có những điều chỉnh (nếu chưa phù hợp) kịp thời ở bài sau.<br /> ­ Mỗi giáo viên nên mạnh dạn đưa nội dung trao đổi về  biện pháp giảng <br /> dạy các môn học vào các buổi sinh hoạt chuyên môn.<br /> ­ Nhà trườ ng bổ sung đầy đủ hơn các đồ dùng dạy học, tài liệu hướ ng dẫn  <br /> để  tạo điều kiện cho giáo viên nghiên cứu, vận dụng phươ ng pháp dạy học phù <br /> hợp với từng bài, từng đối tượ ng học sinh.<br /> ­ Ngành giáo dục cần tổ  chức cho giáo viên tham dự  các lớp tập huấn, <br /> chuyên   đề   về   phươ ng   pháp   giảng   dạy   đối   tượ ng   học   sinh   dân   tộ c   thiểu   số <br /> thườ ng xuyên hơn.<br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 15<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> ­ Các tổ chức xã hội cần quan tâm nhiều hơn nữa đến giáo dục ở những vùng  <br /> khó khăn, có biện pháp động viên người dân ở vùng khó khăn quan tâm tạo điều kiện  <br /> cho con em học tập.<br /> <br /> <br />      Ngày 05/01/2015<br />   Người viết<br /> <br /> <br /> <br /> <br />     Nguyễn Thanh Thuý<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> <br /> 16 Người viết: Nguyễn Thanh Thúy<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> ……………………………………………………………………………………………<br /> ……………………………................................................................................................<br /> <br /> <br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Nguyễn Thanh Thúy 17<br /> Phương pháp dạy dạng bài “Giải toán có lời văn” cho học sinh dân tộc thiểu số ở lớp 2<br /> <br /> <br /> <br /> <br />                             TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> [1]. Trần Diên Hiển (2004), Thực hành giải toán tiểu học (T1), NXBGD.<br />  [2]. Đỗ Trung Hiệu (2005), Những đề toán hay của toán tuổi thơ, NXBGD.<br /> [3]. Đỗ Đình Hoan
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2