SKKN: Phương pháp dạy học bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng (lớp 12 - Ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
lượt xem 66
download
Giúp giáo viên xác định được phương pháp dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh và làm cho học sinh có thể nắm bắt được đặc điểm đa dạng của thiên nhiên nước ta, có thể liên hệ và giải thích các vấn đề thực tiễn đặt ra trong môi trường tự nhiên. Mời thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phương pháp dạy học bài Thiên nhiên phân hóa đa dạng (lớp 12 - Ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC BÀI "THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG" (LỚP 12 - BAN CƠ BẢN) THEO HƯỚNG PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC HỌC TẬP CỦA HỌC SINH
- DANH MỤC CÁC CHỮ VIẾT TẮT Chữ viết tắt Chú thích ALĐLVN Átlat địa lý Việt Nam BĐTNVN Bản đồ tự nhiên Việt Nam DHMT Duyên hải miền Trung ĐBSH Đồng bằng sông Hồng ĐBSCL Đồng bằng sông Cửu Long ĐLTN Địa lý tự nhiên GV Giáo viên HS Học sinh PPDH Phương pháp dạy học TLĐ Thềm lục địa
- MỤC LỤC Trang A. PHẦN MỞ ĐẦU ....................................................................................... 1 1. Lý do chọn đề tài ......................................................................................... 1 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài .......................................................................... 1 3. Nhiệm vụ nghiên cứu .................................................................................. 2 4. Phương pháp nghiên cứu ............................................................................. 2 5. Cấu trúc đề tài .............................................................................................. 2 B. PHẦN NỘI DUNG .................................................................................... 3 Chương 1: Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo hướng phát huy 3 tính tích cực học tập của học sinh ................................................................... 1.1. Khái niệm về dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của 3 học sinh ............................................................................................................ 1.2. Ý nghĩa của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của 3 học sinh ............................................................................................................ 1.2.1. Đối với giáo viên ................................................................................... 3 1.2.2. Đối với học sinh .................................................................................... 3 1.3. Một số phương pháp dạy học địa lý chủ yếu ........................................... 4 Chương 2: Cơ sở thực tiễn và phương pháp dạy học bài "Thiên nhiên phân 5 hóa đa dạng" theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh ........... 2.1. Thực trạng dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" theo hướng 5 phát huy tính tích cực học tập của học sinh .................................................... 2.2. Đặc điểm thuận lợi và khó khăn của bài "Thiên nhiên phân hóa đa 5 dạng", lớp 12 - Ban cơ bản .............................................................................. 2.2.1. Thuận lợi ............................................................................................... 5 2.2.2. Khó khăn ............................................................................................... 6 2.3. Cấu trúc bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng", lớp 12 - Ban cơ bản ........ 6 2.4. Thiết kế bài giảng - giáo án mẫu .............................................................. 7 Giáo án 1 ......................................................................................................... 8 Giáo án 2 ......................................................................................................... 18 Chương 3: Thực nghiệm sư phạm ................................................................... 26 3.1. Mục đích của thực nghiệm sư phạm ......................................................... 26 3.2. Nhiệm vụ của thực nghiệm sư phạm ........................................................ 26 3.3. Nội dung và cách tổ chức thực nghiệm sư phạm ..................................... 26 3.4. Kết quả thực nghiệm sư phạm .................................................................. 26
- C. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ ..................................................... 28 1. Kết quả đạt được của đề tài ......................................................................... 28 2. Hạn chế của đề tài ....................................................................................... 28 3. Kiến nghị ..................................................................................................... 28 TÀI LIỆU THAM KHẢO A. PHẦN MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Học sinh ở các trường THPT hiện nay hầu hết học tập một cách thụ động, "học vẹt", không hiểu được bản chất, nội dung. Học xong bài học các em nhanh quên kiến thức, không thể liên hệ, giải thích được những hiện tượng tự nhiên, kinh tế xã hội. Đây là vấn đề đòi hỏi người dạy cần phải cải biến phương pháp giảng dạy, cần phải tìm tòi, khơi sâu kiến thức cho học sinh; Đổi mới phương pháp dạy học giúp phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, tư duy sáng tạo của người học, bồi dưỡng cho người học năng lực tự học, lòng say mê học tập và ý chí vươn lên; Đối với môn học địa lý nói chung và địa lý 12 nói riêng có nhiều bài khó, dung lượng kiến thức lớn, kiến thức rất gần gũi học sinh có thể liên hệ thực tế địa phương, trong lúc thời lượng lên lớp chỉ có rất ít nên giáo viên rất sợ thiếu giờ "cháy giáo án". Nhiều bài học giáo viên tự xây dựng các đồ dùng dạy học trực quan, kết hợp với các phương pháp dạy học tiên tiến để nâng cao hiệu quả dạy học. Bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" lớp 12 - Ban cơ bản, là một bài hội tụ những yếu tố như vậy; Tôi thấy rằng phương pháp dạy học một bài được nhiều giáo viên áp dụng, có thể bài học này đã có nhiều người tiến hành nghiên cứu nhưng tôi vẫn mạnh dạn chọn đề tài: Phương pháp dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" (lớp 12 - Ban cơ bản) theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh để khẳng định tính cấp thiết và hiệu quả của phương pháp dạy học như tôi sẽ trình bày.
- 2. Mục tiêu nghiên cứu đề tài - Nâng cao chất lượng dạy học địa lý 12 nói riêng và địa lý ở trường phổ thông nói chung; - Xác định được phương pháp dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh; - Học sinh có thể nắm bắt được đặc điểm đa dạng của thiên nhiên nước ta, có thể liên hệ và giải thích các vấn đề thực tiễn đặt ra trong môi trường tự nhiên. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu - Nghiên cứu cơ sở lý luận và thực tiễn của việc dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh; - Xác định cấu trúc bài, sử dụng các phương pháp, phương tiện và hình thức tổ chức dạy học cụ thể thích hợp trong bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" thông qua các giáo án minh họa; - Tiến hành khảo sát thực nghiệm sư phạm nhằm kiểm chứng hiệu quả PPDH mà đề tài đã sử dụng. 4. Phương pháp nghiên cứu - Phương pháp thu thập thông tin, xử lý số liệu; - Phương pháp bản đồ; - Phương pháp khảo sát, điều tra; 5. Cấu trúc đề tài Ngoài phần mở đầu, kết luận và tài liệu tham khảo, nội dung đề tài nghiên cứu gồm 3 chương. Chương 1: Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh; Chương 2: Cơ sở thực tiễn và phương pháp dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh; Chương 3: Thực nghiệm sư p
- B. PHẦN NỘI DUNG Chương 1: Cơ sở lý luận của phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh 1.1. Khái niệm về dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh Trong lý luận dạy học có những quan niệm khác nhau về vai trò của giáo viên và vai trò của học sinh nhưng tựu chung lại có 2 hướng: Hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của giáo viên (Lấy giáo viên làm trung tâm), hoặc tập trung vào vai trò hoạt động của học sinh (Lấy học sinh làm trung tâm); PGS.TS Nguyễn Đức Vũ cho rằng : Dạy học lấy học sinh làm trung tâm hay dạy học theo hướng tập trung vào học sinh về bản chất là để nâng cao hoạt động tích cực, tự giác, sáng tạo của học sinh trong quá trình nhận thức dưới sự tổ chức, điều khiển chỉ đạo của giáo viên, dạy học bằng hoạt động và trong hoạt động học sinh làm việc tích cực, chủ động [12]; Dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh là quá trình tổ chức hoạt động học tập của giáo viên mà ở đó học sinh trở thành chủ thể hoạt động, tích cực, tự giác, chủ động và sáng tạo trong hoạt động để tạo nên kiến thức, tạo niềm hứng thú lạc quan khi học tập [3]. 1.2. Ý nghĩa của việc dạy học theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh 1.2.1. Đối với giáo viên Tổ chức hướng dẫn HS thực hiện các hoạt động học tập với các hình thức đa dạng, phong phú, có sức hấp dẫn, lôi cuốn học sinh tham gia; Quan sát được hành vi, thái độ học tập của học sinh. 1.2.2. Đối với học sinh Học sinh tích cực suy nghĩ, chủ động tham gia các hoạt động học tập để tự khám phá và lĩnh hội kiến thức; Tích cực sử dụng thiết bị, đồ dùng học tập, xây dựng và thực hiện các kế hoạch học tập phù hợp với khả năng, điều kiện;
- Rèn luyện khả năng diễn thuyết, đưa ra ý kiến cá nhân. 1.3. Một số phương pháp dạy học địa lý chủ yếu Phân loại theo nguồn kiến thức và đặc điểm tri giác thông tin có: phương pháp dùng lời, trực quan, thực hành [12]. Nhóm các PPDH địa lý Tên các PPDH cụ thể Thuyết trình (giảng giải, diễn giảng, Dùng lời giảng thuật), đàm thoại (vấn đáp, gợi mở), đọc, mô tả,... Sử dụng bản đồ, quan sát địa lý, sử Trực quan dụng phim ảnh, máy chiếu... hình vẽ, sơ đồ, tranh ảnh của giáo viên. Thực hành quan sát ở địa phương, thực Thực hành hành với bản đồ, bảng số liệu, sơ đồ... hoạt động học tập của học sinh. Chương 2: Cơ sở thực tiễn và phương pháp dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh 2.1. Thực trạng dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" theo hướng phát huy tính tích cực học tập của học sinh Sau khi tìm hiểu qua một số giáo viên giảng dạy, một số sách biên soạn giáo án tôi nhận thấy rằng: Mục tiêu bài học là vấn đề quan trọng, giáo viên cần bám sát chương trình SGK, chuẩn kiến thức để xác định đúng hướng cho học sinh; Trong bài học này kiến thức với dung lượng rất lớn, nhiều kiến thức hay, GV cần đọc tham khảo nhiều tài liệu, có kỹ năng phân tích tổng hợp, khai thác một cách logic mới làm rõ được nội dung bài học. Tuy nhiên nhiều GV vẫn chưa sử dụng các phương tiện dạy học hiệu quả hoặc 1 số trường lớp thiếu cơ sở vật chất, 1 số GV chưa sáng tạo trong việc xây dựng các đồ dùng, thiết bị dạy học cần thiết. Nhiều GV ít liên hệ thực tế, không khai thác thông tin qua báo, đài, tivi... Bài học này nếu như có sử dụng công nghệ thông tin, biết cách tải các video (Ví dụ: Bản tin dự báo thời tiết) thì HS sẽ ghi nhớ kiến thức lâu hơn;
- Về hình thức tổ chức dạy học tôi nhận thấy nhiều GV không sử dụng các hình thức dạy học mới, chỉ áp dụng dạy học theo lớp. Cần tiến hành tổ chức cho học sinh làm việc theo nhóm, theo cặp để tăng tính hợp tác, học sinh thấy tự tin hơn khi đưa ra các quyết định; Về phương pháp dạy học: GV hầu hết cho rằng không có phương pháp nào là độc tôn mà phải kết hợp nhiều phương pháp dạy học. Tuy nhiên nhiều GV chỉ dừng lại ở thuyết trình kết hợp đàm thoại gợi mở (chủ yếu là nhóm phương pháp truyền thống) mà không sử dụng các phương pháp tiên tiến hơn, ví dụ phương pháp tranh luận, động não, thảo luận... 2.2. Đặc điểm thuận lợi và khó khăn của bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng", lớp 12 - Ban cơ bản 2.2.1. Thuận lợi Bài học bố trí thành 2 tiết, kiến thức sách giáo khoa khá rõ ràng dưới dạng đoạn văn tường minh, câu hỏi giữa bài, cuối bài, kênh hình; Kiến thức tự nhiên ở nước ta nên học sinh dễ nhận thấy qua sách, báo, tivi,... liên hệ thực tiễn khá rõ ràng; Có nhiều kiến thức giáo viên có thể minh họa sinh động bằng các hình ảnh, sơ đồ, lát cắt. 2.2.2. Khó khăn Giáo viên phải biết cách tổ chức cho HS khai thác kênh hình, câu hỏi giữa bài và yêu cầu liên hệ thực tế nhiều để khắc sâu kiến thức; Có một số kiến thức mới, khó, nhiều câu hỏi phải động não, tư duy, tập trung cao độ. 2.3. Cấu trúc bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng", lớp 12 - Ban cơ bản Tiết Nội dung chủ yếu Kênh Câu hỏi Câu hỏi PPCT hình giữa bài cuối bài - Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc 11 - Nam là do phân hóa khí hậu: 1 4 3 + Đặc điểm phần lãnh thổ phía Bắc.
- + Đặc điểm phần lãnh thổ phía Nam. - Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông - Tây: + Đặc điểm vùng biển và thềm lục địa. + Đặc điểm vùng đồng bằng ven biển. + Đặc điểm vùng đồi núi. - Thiên nhiên phân hóa theo độ cao: + Đặc điểm đai nhiệt đới gió mùa. + Đặc điểm đai cận nhiệt đới gió mùa trên núi. 12 1 3 2 + Đặc điểm đai ôn đới gió mùa trên núi. - Phân tích và giải thích được cảnh quan 3 miền tự nhiên nước ta. => KẾT LUẬN: Trước thực tiễn đặt ra về thực trạng dạy học bài "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" như hiện nay của một số GV, từ những thuận lợi và khó khăn của bài học kết hợp với sự tìm hiểu trên các phương tiện thông tin tôi đã xây dựng 1 số câu hỏi, sơ đồ, lát cắt và sự hỗ trợ của công nghệ thông tin để lựa chọn các phương pháp dạy học mới trên cơ sở kết hợp các phương pháp dạy học truyền thống. 2.4. Thiết kế bài giảng - giáo án mẫu GIÁO ÁN 1 BÀI 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (TIẾT 1) - TTPPCT: 11 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc Nam là do sự thay đổi của khí hậu;
- Biết được sự khác nhau về khí hậu và thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc, phần lãnh thổ phía Nam; Hiểu được sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây, trước hết là do phân hóa địa hình và sự tác động kết hợp của địa hình với hoạt động của các khối khí qua lãnh thổ; Biết được sự phân hóa thiên nhiên từ Đông sang Tây theo 3 vùng: Biển và thềm lục địa, vùng đồng bằng ven biển, vùng đồi núi. 1.2. Kỹ năng Đọc hiểu các trang bản đồ: Hình thể, khí hậu, đất, động thực vật trong ALĐLVN; Nhận xét biểu đồ; Liên hệ thực tế địa phương. 1.3. Thái độ Yêu quê hương đất nước; Phát triển kinh tế theo vùng miền hợp lý. 2. Chuẩn bị của GV và HS 2.1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam; - Bảng số liệu, biểu đồ; 2.1. Chuẩn bị của HS: - Át lát địa lý Việt Nam; - Tranh ảnh minh họa; 3. Tổ chức các hoạt động học tập: 3.1. Ổn định tổ chức, kiểm tra bài cũ 3.1.1. Kiểm tra sĩ số học sinh;
- 3.1.2. Câu hỏi bài cũ: Em hãy nêu ảnh hưởng của thiên nhiên nhiệt đới ẩm gió mùa đến hoạt động sản xuất và đời sống? 3. 2. Tiến trình bài học 3.2.1. Vào bài Quy luật địa đới và quy luật phi địa đới biểu hiện khá rõ trong thành phần địa lý tự nhiên và cảnh quan nước ta. Biểu hiện của nó chính là sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Bắc - Nam (vĩ độ), theo chiều Đông - Tây (kinh độ) và theo độ cao. Bài học hôm nay chúng ta sẽ tìm hiểu sự phân hóa đa dạng của thiên nhiên theo chiều Bắc Nam và theo chiều Đông - Tây. Tiết sau chúng ta sẽ tìm hiểu sự phân hóa của thiên nhiên theo độ cao và sự phân hóa thành các miền tự nhiên. Trước khi vào bài mới mời cả lớp nghe 2 đoạn nhạc sau: Bài hát: "Gửi nắng cho em" - Sáng tác: Phạm Tuyên "Anh ở trong này chưa thấy mùa Đông Nắng vẫn đỏ mận hồng đào cuối vụ Trời Sài Gòn xanh cao quyến rũ Thật diệu kỳ là mùa Đông Phương Nam Muốn gửi ra em một chút nắng vàng Thương cái rét của thợ cày thợ cấy Nên cứ muốn chia nắng đều ra ngoài ấy Có tình thương tha thiết của trong này..." Bài hát thứ 2: “Sợi nhớ sợi thương” - Sáng tác: Phan Huỳnh Điểu Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây, bên nắng đốt bên mưa quây. Em dang tay, em xòe tay, chẳng thể nào xua tan mây (mà) chẳng thể nào che anh được. (Chừ) rút sợi thương (ấy mấy) chằm mái lợp, rút sợi nhớ (mấy) đan vòm xanh. Nghiêng sườn đông (mà) che mưa anh, nghiêng sườn tây xỏa bóng mát. Rợp trời thương (ấy) màu xanh suốt (mà) em nghiêng hết (ấy mấy) về phương anh (mà) em nghiêng hết (ấy mấy) về phương anh.
- GV khẳng định nghe 2 đoạn nhạc trên ta thấy được phần nào sự đa dạng, khác biệt của thiên nhiên nước ta theo chiều Bắc Nam và theo chiều Đông Tây. 3.2.2. Hướng khai thác nội dung cho từng mục trong SGK 3.2.2.1. Hướng khai thác mục 1: Thiên nhiên phân hóa theo chiều Bắc Nam Tôi sử dụng nhóm phương pháp trực quan (Sử dụng hình ảnh minh họa để khai thác nguồn tri thức trên cơ sở các câu hỏi gợi mở). Đối với mục 1 tôi hướng dẫn học sinh khai thác như sau: GV chiếu kênh hình: Bảng số liệu về các chỉ số nhiệt độ và lượng mưa ở Hà Nội, TP HCM (Trang 50 - SGK), hình ảnh cảnh quan một số địa danh (Hoa đào, gấu lông dày... >< Hoa mai, cá sấu...). Miền Bắc Miền Nam
- GV hỏi: Từ bảng số liệu, hình ảnh, kết hợp với kiến thức sách giáo khoa và ALĐLVN em hãy: Trình bày đặc điểm tự nhiên 2 phần lãnh thổ nước ta? (GV nói cho HS biết giới hạn 2 phần lãnh thổ là dãy Bạch Mã). a. Phần lãnh thổ phía Bắc GV gợi ý: Cho biết đặc trưng của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc. Đặc điểm về khí hậu (kiểu khí hậu, chế độ nhiệt). Đặc điểm về cảnh quan (kiểu cảnh quan, thành phần loài sinh vật). Học sinh trả lời Học sinh trả lời xong => GV tổng kết bằng sơ đồ chuẩn kiến thức: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa có mùa đông lạnh Đặc điểm khí hậu: Đặc điểm cảnh quan - Kiểu khí hậu: Nhiệt đới - Cảnh quan thiên ẩm gió mùa có mùa đông lạnh. nhiên tiêu biểu: Đới rừng nhiệt đới gió mùa, mùa đông - Nhiệt độ trung bình khí hậu lạnh mưa ít nên năm cao (trên 200C) nhiều loài cây rụng lá. Mùa - Trong năm có 1 mùa hạ nắng nóng mưa nhiều, đông lạnh kéo dài 2-3 tháng, cây xanh tốt. nhiệt độ trung bình < 180C. - Thành phần loài sinh - Biên độ nhiệt năm cao: vật: Loài nhiệt đới chiếm ưu 0 >10 C thế.
- b. Phần lãnh thổ phía Nam GV gợi ý cho học sinh tìm hiểu tương tự như phần lãnh thổ phía Bắc Cho biết đặc trưng của thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam? Đặc điểm về khí hậu (kiểu khí hậu, chế độ nhiệt)? Đặc điểm về cảnh quan (kiểu cảnh quan, thành phần loài sinh vật). Học sinh trả lời Học sinh trả lời xong => GV tổng kết bằng sơ đồ chuẩn kiến thức: Thiên nhiên phần lãnh thổ phía Nam Thiên nhiên đặc trưng cho vùng khí hậu cận xích đạo gió mùa Đặc điểm khí hậu: Đặc điểm cảnh quan - Kiểu khí hậu: Cận - Cảnh quan thiên xích đạo gió mùa nóng nhiên tiêu biểu: Đới rừng cận quanh năm. xích đạo gió mùa. - Nhiệt độ trung bình - Thành phần loài sinh năm cao (trên 250C) vật: Các loài sinh vật thuộc vùng xích đạo và nhiệt đới từ - Không có tháng nào phương Nam (Malai - In đô nê nhiệt độ dưới 200C. xia), từ phía Tây (Ấn Độ, - Biên độ nhiệt năm Mianma) di cư đến. Có cây nhỏ 3 - 4 0C chịu hạn, rụng lá vào mùa GV tổng kết, rút ra những điểm khác nhau cơ bản của 2 phần lãnh thổ: Thiên nhiên nước ta phân hóa rõ rệt theo chiều Bắc Nam thể hiện thông qua đặc điểm khí hậu và cảnh quan. (Nhiệt độ trung bình tăng dần từ Bắc vào Nam, biên độ nhiệt giảm dần từ Bắc và Nam, cảnh quan phía bắc là đới rừng nhiệt đới
- ẩm gió mùa với nhiều loài sinh vật nhiệt đới, có cả loài cận nhiệt và ôn đới còn phía Nam là đới rừng cận xích đạo gió mùa với nhiều loài sinh vật vùng xích đạo, nhiệt đới). GV hỏi: Nguyên nhân nào đã làm cho thiên nhiên nước ta phân hóa theo chiều Bắc Nam? (Phần này GV sử dụng nhóm phương pháp thực hành hướng dẫn HS làm việc với Lược đồ, át lát). GV vẽ phác họa khung lược đồ Việt Nam lên bảng, điền tọa độ địa lý điểm cực Bắc và Điểm cực Nam. Vẽ thêm các dãy núi chính hướng Đông Tây, các loại gió hoạt động ở nước ta.(Hoặc hướng dẫn học sinh xem ALĐLVN). Học sinh trả lời => GV nhận xét, bổ sung, chuẩn kiến thức: - Do lãnh thổ nước ta kéo dài gần 15 vĩ độ, phần phía Bắc gần Chí tuyến Bắc, phía Nam không xa xích đạo nên có sự phân hóa góc nhập xạ. - Do nước ta nằm trong khu vực chịu tác động mạnh mẽ nhất của gió mùa, nhất là gió mùa Đông Bắc. Chính sự giảm sút ảnh hưởng của khối khí lạnh khi di chuyển xuống phía Nam làm sâu sắc sự khác biệt của thiên nhiên theo vĩ độ. - Do địa hình nước ta có các dãy núi chạy theo hướng Đông Tây (Bạch Mã, Hoành Sơn...) nên ngăn cản sự tác động của gió mùa Đông Bắc khi di chuyển xuống phía Nam. 3.2.2.1. Hướng khai thác mục 2 - SGK: Thiên nhiên phân hóa theo chiều Đông Tây Đối với mục 2 tôi hướng dẫn học sinh khai thác bằng phương pháp hướng dẫn HS khai thác tri thức từ bản đồ, lược đồ, sơ đồ.
- Lược đồ: Tự nhiên Việt Nam GV hỏi: Căn cứ vào ALĐLVN hoặc BĐTNVN, lược đồ TNVN em hãy nhận xét sự thay đổi thiên nhiên theo chiều Đông Tây? HS trả lời => GV tổng kết: Từ Đông sang Tây (biển -> núi) thiên nhiên nước ta phân thành 3 dãi rõ rệt, GV cho HS xem hình ảnh các bộ phận tự nhiên nước ta.
- Vùng biển và thềm lục địa Vùng đồng bằng ven biển Vùng đồi núi GV chỉ trên bản đồ ĐLTNVN, sau đó vẽ minh họa 1 lát cắt theo hướng Đông Tây (ví dụ từ đỉnh Rào Cỏ đến Cửa Nhượng thuộc tỉnh Hà Tĩnh). Lát cắt minh họa
- Sau đó GV hướng dẫn học sinh đọc SGK tìm hiểu đặc điểm tự nhiên các vùng. * Vùng biển và thềm lục địa - Diện tích biển gấp 3 lần đất liền - Độ nông sâu, rộng, hẹp của TLĐ có quan hệ chặt chẽ với vùng đồng bằng, vùng đồi núi kề bên và có sự thay đổi theo từng đoạn bờ biển. GV lấy ví dụ: TLĐ vùng ĐBSH và ĐBSCL rộng và nông do vùng kề bên là đồng bằng, còn ở DHMT TLĐ hẹp và sâu do vùng kề bên chủ yếu là đồi núi. - Thiên nhiên của vùng biển đa dạng, giàu có tiêu biểu cho thiên nhiên vùng biển nhiệt đới gió mùa. * Vùng đồng bằng ven biển Phân hóa đa dạng, có sự khác biệt giữa ĐBSH, ĐBSCL so với ĐB DHMT. - ĐBSH, ĐBSCL: Mở rộng với các bãi triều thấp, phẳng, thềm lục địa rộng, nông. - ĐB DHMT: Hẹp ngang, chia cắt mạnh bởi các vũng, vịnh, đầm phá. * Vùng đồi núi GV định hướng cho HS so sánh sự khác biệt về thiên nhiên của vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. GV vẽ phác họa lên bảng lược đồ vùng núi Đông Bắc và Tây Bắc, Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn. (Lưu ý Sông Hồng phân chia Đông Bắc và Tây Bắc, Trường Sơn Nam phân chia Đông Trường Sơn và Tây Trường Sơn). - Đông Bắc: Cảnh quan cận nhiệt đới gió mùa do hướng núi hình vòng cung hút gió Đông Bắc tạo nên một mùa đông lạnh, đến sớm. - Tây Bắc: Cảnh quan phân hóa, vùng núi Hoàng Liên Sơn cảnh quan giống vùng ôn đới, ít ảnh hưởng của gió mùa ĐB, vùng núi thấp phía Nam cảnh quan nhiệt đới gió mùa.
- GV đọc lại lời bài hát: "Trường Sơn Đông Trường Sơn Tây bên nắng đốt bên mưa quây". Sau đó GV hỏi: Vì sao vào đầu mùa hè Tây Nguyên là mùa mưa còn DHMT lại khô nóng, trong khi vào thu đông DHMT là mùa mưa còn Tây Nguyên thì khô hạn gay gắt? HS trả lời. GV nhấn mạnh do tác động của bức chắn địa hình Trường Sơn Nam: Đầu mùa hạ gió mùa Tây Nam thổi mạnh gặp bức chắn Trường Sơn Nam gây mưa lớn ở Tây Nguyên còn DHMT chịu hiệu ứng Phơn khô nóng. Mùa thu đông do gió mùa Đông Bắc hoạt động thì ở DHMT là mùa mưa còn Tây Nguyên chịu hiệu ứng Phơn khô nóng. HS tìm hiểu xong sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây ở nước ta, GV yêu cầu HS liên hệ sự phân hóa thiên nhiên theo chiều Đông Tây trên địa bàn Hà Tĩnh? GV khẳng định: Hà Tĩnh có sự phân hóa Đông Tây, mỗi khu vực địa hình có đặc trưng riêng về khí hậu, cảnh quan. Hà Tĩnh cần hình thành và phát triển cơ cấu nông, lâm, ngư nghiệp để phát triển toàn diện, xây dựng quê hương giàu mạnh. 4. Tổng kết và hướng dẫn học tập 4.1. Tổng kết: GV yêu cầu học sinh trả lời các câu hỏi sau: Câu 1: Dựa vào ALĐLVN và kiến thức đã học, em hãy chứng minh thiên nhiên nước ta có sự phân hóa theo chiều Bắc Nam. Nêu nguyên nhân dẫn đến sự phân hóa đó? Câu 2: Nhận xét nào sau đây không đúng với đặc điểm khí hậu thiên nhiên phần lãnh thổ phía Bắc nước ta. A. Toàn bộ miền Bắc có mùa Đông lạnh kéo dài 3 tháng. B. Về phía Nam số tháng lạnh giảm còn 1 - 2 tháng, ở Huế chỉ có thời tiết lạnh. C. Tính bất ổn cao trong diễn biến thời tiết, khí hậu.
- 4.2. Hướng dẫn học tập - GV hướng dẫn HS làm bài tập 1, 3 trong SGK. - Yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài mới: "Thiên nhiên phân hóa đa dạng" (Tiếp theo). GIÁO ÁN 2 BÀI 11: THIÊN NHIÊN PHÂN HÓA ĐA DẠNG (TIẾT 2) - TTPPCT: 12 1. Mục tiêu 1.1. Kiến thức Biết được nguyên nhân và biểu hiện của sự phân hóa thiên nhiên nước ta theo độ cao địa hình. Phân tích được đặc điểm tự nhiên 3 miền: Miền Bắc và Đông Bắc Bắc Bộ, Miền Tây Bắc và Bắc Trung Bộ, Miền Nam Trung Bộ và Nam Bộ. 1.2. Kỹ năng Đọc hiểu các trang bản đồ: Hình thể, khí hậu, đất, động thực vật trong ALĐLVN. Vẽ sơ đồ, đọc sơ đồ. Liên hệ thực tế địa phương. 1.3. Thái độ Phát triển kinh tế theo vùng miền hợp lý. Ý thức xây dựng quê hương đất nước. 2. Chuẩn bị của GV và HS 2.1. Chuẩn bị của GV: - Bản đồ địa lý tự nhiên Việt Nam; - Bảng kiến thức; - Sơ đồ đai cao.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh
9 p | 2175 | 732
-
SKKN: Phương pháp dạy học phần âm môn Tiếng Việt lớp 1- Công nghệ giáo dục
7 p | 3302 | 682
-
SKKN: Vận dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy Ngữ văn THPT
18 p | 2918 | 533
-
SKKN: Phương pháp dạy kỹ năng đọc hiểu Tiếng Anh ở trường THCS
13 p | 2289 | 383
-
SKKN: Tích cực hóa học sinh khi dạy học bài 9 Công nghệ lớp 10
20 p | 327 | 86
-
SKKN : Phương pháp dạy các bài học thực hành Địa lí 9
18 p | 459 | 86
-
SKKN: Phương pháp giải các bài tập điền số trong Toán nâng cao lớp 2
10 p | 562 | 69
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học nêu vấn đề vào giảng dạy bài 10, 11, 12 Sinh lớp 12 - Ban cơ bản
20 p | 267 | 69
-
SKKN: Một số đặc điểm và phương pháp dạy học văn miêu tả cho học sinh lớp 4
15 p | 428 | 68
-
SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học theo hướng tích cực lấy học sinh làm trung tâm ở môn Ngữ Văn
13 p | 414 | 65
-
SKKN: Phương pháp ôn tập và tổ chức học sinh làm việc theo nhóm trong giờ học Vật lý 7
10 p | 268 | 55
-
SKKN: Phương pháp dạy học nêu tình huống có vấn đề khi dạy tiết 19 “Sự chuyển hoá và bảo toàn cơ năng”
12 p | 473 | 53
-
SKKN: Sử dụng phương pháp dạy học lồng ghép kiến thức về giáo dục giới tính vào nội dung bài 47 Sách giáo khoa Sinh 11 cơ bản: “Điều khiển sinh sản ở động vật - mục II: Sinh đẻ có kế hoạch ở người
16 p | 322 | 47
-
SKKN: Phương pháp giúp học sinh khuyết tật học hoà nhập tự tin biểu diễn bài hát
11 p | 573 | 37
-
SKKN: Sử dụng phương pháp dạy học khám phá nhằm lồng ghép kiến thức giáo dục giới tính trong tiết 50 - bài 47 sách giáo khoa Sinh học 11 nâng cao: Điều khiển sinh sản ở động vật - mục II: Sinh đẻ có kế hoạch ở người
13 p | 219 | 30
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy theo hướng chuyên sâu
12 p | 480 | 27
-
SKKN: Tổ chức tiết học Địa lý theo phương pháp dạy học tích cực
16 p | 193 | 27
-
SKKN: Phương pháp dạy giờ bài tập Vật lí trường THPT Trần Hưng Đạo
8 p | 139 | 22
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn