SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh
lượt xem 732
download
Để đạt được mục tiêu của bài học, ngoài việc vận dụng tính ưu việt của nhiều phương pháp cần phải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vì đó là một trong những phương pháp hay, nó giúp học sinh phát triển được óc sáng tạo của mình, tự rút ra được cho mình về những kiến thức của bài học thông qua ý kiến của các bạn trong nhóm. Vì vậy xin mời thầy cô tham khảo sáng kiến kinh nghiệm phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh để có phương pháp dạy tốt nhất.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI : PHÁT HUY TÍNH TÍCH CỰC CỦA HỌC SINH TRONG PHƢƠNG PHÁP DẠY HỌC THẢO LUẬN NHÓM Ở MÔN TIẾNG ANH 1
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm I. PHẦN MỞ ĐẦU: I.Lý do chọn đề tài: Trong nửa thế kỷ qua nền giáo dục nước ta đã trải qua nhiều lần cải cách, đổi mới để đáp ứng yêu cầu xây dựng và phát triển đất nước. Hiện nay giáo dục nói chung và giáo dục THCS nói riêng, trong đó có bộ môn Tiếng Anh đang được đổi mới thực sự nhằm phục vụ có hiệu quả công cuộc Công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước.Từ đổi mới nội dung, yêu cầu dạy học theo mục tiêu của bộ môn, nội dung SGK mới được biên soạn nhằm khắc phục một số hạn chế trong phương pháp dạy học cũ và đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong học tập . Từ trước tới nay việc dạy học ở trường THCS đã có rất nhiều phương pháp , đặc biệt là sau khi thực hiện chương trình đổi mới SGK , có nhiều phương pháp nhằm khắc phục tình trạng “thầy giảng ,trò ghi” bằng những phương pháp dạy học có tính sáng tạo để phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh trong học tập ở lớp, ở nhà và nhiều hoạt động ngoại khóa khác,bằng cách hướng dẫn việc tổ chức học tập của các em . Như vậy để đạt được mục tiêu của bài học, ngoài việc vận dụng tính ưu việt của nhiều phương pháp cần phải sử dụng phương pháp thảo luận nhóm vì đó là một trong những phương pháp hay, nó giúp học sinh phát triển được óc sáng tạo của mình, tự rút ra được cho mình về những kiến thức của bài học thông qua ý kiến của các bạn trong nhóm. Với lý do trên tôi chọn đề tài: “ Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh THCS. II. Mục đích nghiên cứu: - Xuất phát từ những thực tế nêu trên, bất kì một người nào giảng dạy bộ môn Tiếng Anh cũng cần phải suy nghĩ là làm thế nào để tìm ra những phương pháp giảng dạy tốt nhất nhằm tạo được sự hứng thú học tập cho người học và mang lại hiệu quả tối ưu nhất . - Thông qua việc nghiên cứu này,bản thân tôi sẽ có thêm kinh nghiệm trong việc dạy học bằng phương pháp thảo luận theo nhóm. - Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong gìơ học Tiếng Anh, đặc biệt trong việc thảo luận nhóm. - Giúp học sinh có được những kĩ năng trong phương pháp học tập nhóm và biết cách phối hợp với nhau, phân công nhiệm vụ trong phương pháp học tập theo nhóm. 3. Đối tƣợng phạm vi nghiên cứu: Trong giới hạn phạm vi cho phép đối với một sáng kiến kinh nghiệm của bản thân, tôi chỉ nghiên cứu về phương pháp thảo luận nhóm môn Tiếng Anh THCS, để đưa ra phương pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong học tập thảo luận nhóm. 4. Nhiệm vụ nghiên cứu: 2
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm Hệ thống hóa các vấn đề lí luận có liên quan đến đề tài cần nghiên cứu. Mô tả thực trạng về đặc điểm của môn học đưa ra phương pháp giúp học sinh phát huy tính tích cực của học sinh,của chương trình Tiếng Anh THCS. 5 Phƣơng pháp nghiên cứu: - Tìm đọc tài liệu,tổng hợp tài liệu nghiên cứu - Kinh nghiệm giảng dạy của bản thân - Trao đổi kinh nghiệm với đồng nghiệp 6. Nội dung đề tài: Tìm hiểu cơ sở lý luận và thực trạng của vấn đề thảo luận theo nhóm. Đưa ra những biện pháp,giải pháp để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc thảo luận nhóm và kiến nghị với đề tài. II. NỘI DUNG ĐỀ TÀI CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN LIÊN QUAN ĐẾN ĐỀ TÀI 1. Cơ sở pháp lý : Việc đổi mới phương pháp dạy học ngoại ngữ được tiến hành cùng với sự đổi mới nội dung ,song công việc này đồi hỏi sự nỗ lực tiến hành một cuộc cách mạng thực sự mà người giáo viên phải thực hiện nhằm thay đổi những quan điểm thói quen không phù hợp với yêu cầu và nhiệm vụ dạy học hiện nay. Mục tiêu của môn Tiếng Anh ở trường THCS là hình thành cho học sinh hệ thống kiến thức cơ bản của chương trình lớp 6-9 và một khối lượng từ vựng và các cấu trúc cơ bản được thể hiện qua các kĩ năng Nghe - Nói - Đọc - Viết.Từng bước hình thành các khả năng giao tiếp cho học sinh. Để đạt được mục tiêu của bài học người giáo viên phải vận dụng nhiều biện pháp có hiệu quả trong hoạt động dạy và học trên lớp.Trong đó phương pháp dạy học thảo luận nhóm không thể thiếu trong mỗi giờ học ngoại ngữ. 2.Cơ sở lý luận: Đất nước và xã hội ta đang đổi mới vì thế giáo dục cũng đang đổi mới Việc dạy Tiếng Anh trong nhà trường cũng đang được đổi mới. Đổi mới để có kết quả thiết thực hơn, đáp ứng nhu cầu để việc đổi mới trong giảng dạy Tiếng Anh THCS có kết quả tốt.Phương pháp thảo luận nhóm là tập thể hóa mục tiêu đối tượng,tiến trình học tập của học sinh Trong phương pháp này các hoạt động của mỗi cá nhân được tổ chức phối hợp để đạt được mục đích chung. Phương pháp thảo luận nhóm cho phép các thành viên trong nhóm chia sẻ những kinh nghiệm ,hiểu biết, nói ra những điều đang nghĩ, mỗi em có thể nhận xét về trình độ hiểu biết của mình về chủ đề thầy nêu ra,thấy mình cần học hỏi thêm những 3
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm gì,bài học trở thành quá trình tự học hỏi lẫn nhau chứ không phải là sự tiếp nhận thụ động từ giáo viên. 3. Cơ sở thực tiễn: Phương pháp dạy học thảo luận nhóm có một vai trò rất quan trọng trong giờ học ngoại ngữ nhưng trong thực tiễn chưa được quan tâm đúng mức ,xuất phát từ nhiều nguyên nhân khác nhau ,từ phía giáo viên cũng như học sinh. Do đó tôi thấy đây là một đề tài rất quan trọng mà mỗi người giáo viên phải quan tâm và nghiên cứu để đưa ra biện pháp phát huy tính tích cực của học sinh trong việc thảo luận nhóm và đạt được mục tiêu của giờ học. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG CỦA ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU 1. Khái quát phạm vi:( Địa bàn nghiên cứu) Trường nằm ở vị trí xa khu vực dân cư, ở xã miền núi. Học sinh đã được làm quen với bộ môn Tiếng Anh từ bậc tiểu học và 5 năm thay SGK ở THCS do đó kiến thức về bộ môn đã có. 2. Thực trạng và nguyên nhân của dề tài nghiên cứu: Tuy là năm thứ 5 thực hiện chương trình cải cách ,còn nhiều thay đổi trong phương pháp dạy và học. Các em chưa phát huy hết tính tích cực nỗ lực trong học tập và khả năng tư duy sáng tạo . Khả năng phát âm của các em còn nhiều hạn chế ,do học sinh nông thôn. Các em chưa có tính ham học.Do đó trong quá trình thực hiện còn nhiều vướng mắc cho người dạy cũng như người học. Nói chung thực trạng chất lượng về đề tài chưa cao,về việc học các kĩ năng Giáo viên chưa phân công kĩ cho các em về nhà chuẩn bị nội dung thảo luận Học sinh chưa chuẩn bị bài kĩ trước khi đến lớp,nên khi thảo luận cònmất nhiều thời gian. Chính vì thế nên trong thời gian hạn định của một tiết học giáo viên không thể đi sâu hướng dẫn cho học sinh phân tích kĩ nội dung thảo luận của từng nhóm . Một số học sinh còn ỷ lại trông chờ vào những bạn trong nhóm nên không tích cực thảo luận. CHƯƠNG III: BIỆN PHÁP, GIẢI PHÁP 1.Cơ sở đề xuất giải pháp : Trong phương pháp dạy học nói chung và phương pháp thảo luận theo nhóm nói riêng việc phát huy tính tích cực của học sinh là hết sức quan trọng. Để đạt được mục tiêu của bài học nói chung và môn Tiếng Anh nói riêng. Thông qua quá trình nghiên cứu và thực tiễn trên lớp tôi đưa ra các giải pháp thảo luận nhóm sau: 2. Các giải pháp chủ yếu: 4
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm Ở nhà : Sau khi kết thúc bài học ở tiết trước giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài mới và đưa ra một số câu yêu cầu để chuẩn bị thảo luận cho tiết sau và học sinh có sự chuẩn bị trước. Ở trên lớp: Hình thức thảo luận thích hợp nhất là chia lớp theo nhóm: Từ 2-3 hay 4 nhóm( mỗi nhóm có từ 10 đến 15 em, hay mỗi nhóm là một tổ hay 2 tổ), mỗi nhóm có một nhóm trưởng ,một nhóm phó và một thư ký. Mỗi nhóm được giao một hay một số vấn đề cụ thể có yêu cầu về thực hiện nội dung, về thời gian và cách làm.Trong khi học sinh thảo luận giáo viên phải quán xuyến lớp học xem các nhóm thảo luận như thế nào. Sau khi thảo luận song giáo viên cho thảo luận toàn nhómbằng cách: Mỗi nhóm cử đại diện để trình bày kết quả thảo luận của nhóm mình (hoặc giáo viên có thể gọi bất kỳ em nào trong nhóm) sau đó cho các nhóm khác bổ sung (nếu có) Cuối cùng giáo viên tổng kết các vấn đề được đưa ra rồi kết luận đúng hay sai và cho lớp ghi. Thảo luận xong giáo viên biểu dương những nhóm thảo luận tốt và cho điểm một số em nỗi bật, nhắc nhở các nhóm chưa hoàn thành tốt. Đây là một cách để khuyến khích các em trong việc chuẩn bị ở nhà và tích cực thảo luận. Trên đây là các giải pháp chủ yếu để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc thảo luận nhóm. 3. Tổ chức ,triển khai thực hiện: Từ các giải pháp trên tôi tiến hành tổ chức triển khai vào bộ môn. Chương trình cơ bản . Với thời gian một tiết học chúng ta không thể đưa ra thảo luận hết nội dung của bài học ,mà chúng ta chỉ thảo luận những nội dung quan trọng của bài học. Sau đây là một số ví dụ cụ thể: Unit 3: Section : Speak Aim: Miêu tả vị trí của các đồ vật trong nhà. Phân ra 4 bước trong quá trình thảo luận: Bƣớc1: Chuẩn bị cho thảo luận Giáo viên yêu cầu học sinh đọc trước bài mới, đặc biệt chú ý đến những: Giới từ chỉ nơi chon ; in,on,at,…… Tên gọi của các đồ vật có trong các phòng: phòng khách , phòng bếp…. Nhóm 1: Miêu tả các đồ vật trong phòng khách Nhóm 2: Miêu tả các đồ vật có trong phòng bếp Nhóm 3: Miêu tả các đồ vật có trong phòng ngủ Nhóm 4 : Miêu tả các đồ vật có trong phòng tắm 5
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm Bƣớc 2: Giao nhiệm vụ thảo luận Bước này diễn ra sau khi học xong phần while speaking Giáo viên giao phiếu thảo luận cho các nhóm (bảng phụ), theo yêu cầu như ở bước 1 Cho các nhóm thảo luận: yêu cầu thảo luận sôi nổi nhưng phải trật tự Bƣớc 3: Tiến hành thảo luận (5 phút) Hoạt động của học sinh : mỗi nhóm thảo luận theo hình thức từng cá nhân phát biểu ý kiến ( hoặc mỗi cá nhân làm 2 câu), sau đó nhóm trưởng tổng kết, sắp xếp lại thành ý kiến chung của nhóm, thư ký ghi vào bảng phụ (yêu cầu đúng cấu trúc ngữ pháp) Hoạt động của giáo viên: bao quát cả lớp học để nắm tình hình thảo luận của nhóm, giáo viên có thể gợi ý định hướng giúp học sinh thảo luận đúng trọng tâm của yêu cầu đề ra. Bƣớc 4: Tổng kết thảo luận: Giáo viên ổn định lại lớp và gọi bất kỳ một em đại diện cho cả nhóm mình (treo bảng phụ của mỗi nhóm lên bảng) Giáo viên và các nhóm nhận xét,bổ sung (nếu có) Unit 3 Section: Read Nội dung: Discuss about safety precaution Bƣớc1: Chuẩn bị cho thảo luận: Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà đọc trước bài mới , đặc biệt chú ý đến phần sắp thảo luận Giáo viên phân lớp ra thành 2 nhóm và giao nhiệm vụ cho mỗi nhóm. Nhóm 1: ( tổ1, tổ2): Discuss about dangerous things in the home for children. ( Thảo luận về các đồ vật nghi hiểm trong nhà đối với trẻ em) Nhóm 2: ( tổ 3, tổ 4) : Discuss about safe things in the home for children ( Thảo luận về sự an toàn trong nhà đối với trẻ em) Bƣớc 2: Giao nhiệm vụ thảo luận Sau phần while reading . Giáo viên phát phiếu thảo luận (bảng phụ) Cho các nhóm (yêu cầu theo bước 1), sau đó các nhóm thảo luận dưới hình thức thi đua nhóm nào có nhiếu câu đúng thì sẽ thắng Bƣớc 3: Tiến hành thảo luận ( 5 phút) Hoạt động của học sinh: Các cá nhân phát biểu ý kiến, sau đó nhóm trưởng sắp xếp thành ý kiến chung của mỗi nhóm, thư kí ghi vào bảng phụ Giáo viên bao quát lớp để nắm tình hình của mỗi nhóm Bƣớc 4: Tổng kết thảo luận 6
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm Giáo viên ổn định lại lớp, gọi một em mang bảng phụ của nhóm treo lên bảng Các nhóm khác bổ sung (nếu có) Giáo viên tổng kết và kết luận -Nhóm1: drugs, electricity,boiling water,chemicals,fire,scissors,bead,gas,khife,match… - Nhóm 2: - put all chemicals anddrugs in locked cupboard - Don’t let children play in the kitchen - cover electrical sockets - keep all dangerous objects out of children’s reach. Unit4 Section Speak Aim: Write the difference between the life in the past and now Giáo viên yêu cầu học sinh về nhà chuẩn bị từ vựng nói về những thứ ở trong quá khứ và bây giờ Bƣớc1: Giáo viên chia sẵn lớp làm 2 nhóm lớn và giao vấn đề thảo luận cho mỗi nhóm. Nhóm 1: Discuss and write 5 sentences you used to do last year and now. ( Hãy thảo luận và viết 5 câu về những thứ mà năm ngoái các bạn thường làm và bây giờ.) Nhóm 2: Discuss and write 5 sentences you didn’t use to do last year and now. ( Hãy thảo luận và viết 5 câu mà các bạn thường không làm ở năm ngoái và bây giờ) Bƣớc 2: Giao nhiệm vụ thảo luận Sau khi học xong phần While speaking. Giáo viên yêu cầu 2 nhóm thảo luận rồi viết vào bảng phụ của mỗi nhóm. Giáo viên chia lớp thành 2 nhóm Bƣớc 3: Tiến hành thảo luận (4 phút) Từng cá nhân phát biểu ý kiến, sau đó nhóm trưởng tổng kết, thư ký ghi vào bảng phụ Giáo viên quán xuyến lớp học để nắm tình hình thảo luận của mỗi nhóm. Giáo viên có thể định hướng giúp học sinh thảo luận và viết đúng các câu. 7
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm Bƣớc 4: Tổng kết thảo luận Nhận xét, bổ sung ( nếu có) G 1: Last year, I used to get up late, Now, I get up early and do morning exercises. ………………………………………………………………….. ……………………………………………………………….. G 2: Last year, I usedn’t to go to school late, Now I often go to school late. …………………………………………………………………….. ………………………………………………………………………… III. K ẾT LU ẬN V À KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Để phát huy tính tích cực của học sinh trong thao luận nhóm, đồi hỏi phải có sự chuẩn bị từ hai phía, giáo viên và học sinh . Trước hết đối với giáo viên phải xác định được trọng tâm của bài học để chọn nội dung thảo luận phù hợp, sau đó có kế hoạch rõ ràng như: hướng dẫn về nhà kĩ,có phiếu giao việc (nội dung cần thảo luận) và phải quán xuyến bao quát lớp học tốt . Đối với học sinh cần phải chuẩn bị kĩ trước ở nhà,chủ động thảo luận . Nếu thực hiện tốt những yêu cầu trên chắc chắn sẽ phát huy tính tích cực của học sinh trong thảo luận nhóm. 2. Kiến nghị: Để phương pháp này đạt hiệu quả cao hơn điều đầu tiên phải có cơ sở vật chất tốt, đồ dung trực quan đầy đủ , tranh ảnh sinh động để cho giáo viên có thời gian đầu tư vào sáng kiến mới và chuẩn bị cho tiết dạy đạt kết quả tốt hơn. Hòa thịnh, ngày 10 tháng 11 năm 2008 Ngƣời thực hiện 8
- Nguyễn Văn Nhơn Sáng kiến kinh nghiệm Nguyễn Văn Nhơn 9
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, tự giác của học sinh lớp 2 - Trường Tiểu học Long Thới A
15 p | 1833 | 233
-
SKKN Tiếng Anh: Sử dụng đồ dùng trực quan để phát huy tính tích cực của học sinh
17 p | 1265 | 227
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh lớp 10 trong việc tìm tập xác định của hàm số - Trường THPT Ngô Gia Tự
19 p | 644 | 180
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động sáng taọ của trẻ 5- 6 tuổi ở trường mầm non
17 p | 1241 | 145
-
SKKN: Vận dụng mô hình dạy học dự án vào dạy học Vật lý THPT nhằm phát huy tính tích cực, tự lực và kỹ năng làm việc theo nhóm của học sinh
29 p | 806 | 117
-
SKKN: Phương pháp tích hợp giáo dục pháp luật trong giảng dạy môn Giáo dục Quốc phòng - An ninh theo hướng phát huy tính tích cực của học sinh
20 p | 664 | 102
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong tiết luyện tập
37 p | 667 | 80
-
SKKN: Vận dụng phương pháp nêu vấn đề để phát huy tính tích cực của học sinh trong việc giảng dạy tác phẩm tự sự để phát huy tính tích cực của học sinh
42 p | 452 | 75
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của học sinh bằng phương pháp học tập theo tổ, nhóm phần Văn học dân gian Việt Nam
21 p | 438 | 60
-
SKKN: Phát huy tính tích cực, chủ động và sáng tạo cho học sinh lớp 3 trong phân môn Tập làm văn
28 p | 673 | 58
-
SKKN: Sáng kiến cải tiến việc dạy học diện tích các hình trong chương trình Toán 5 nhằm phát huy tính tích cực sáng tạo trong học tập của học sinh
27 p | 328 | 41
-
SKKN: Chỉ đạo dạy học Tiếng Việt theo hướng phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ dạy
23 p | 242 | 35
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh trong giảng dạy
19 p | 333 | 32
-
SKKN: Phát huy tính tích cực độc lập của học sinh trong giờ Sinh học
16 p | 189 | 29
-
SKKN: Biện pháp để phát huy tính tích cực, chủ .động của học sinh trong học tập môn ngữ Văn lớp 6,7 ở trường THCS Buôn Trấp
38 p | 421 | 26
-
SKKN: Phát huy tính tích cực chủ động của học sinh trong giờ học Lịch sử ở trêng Trung học Cơ sở Đồng Cương
7 p | 115 | 22
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh qua bài ôn tập chương I (Sinh học 11 cơ bản)
20 p | 193 | 17
-
SKKN: Phát huy tính tích cực học tập của học sinh bằng phương pháp thảo luận nhóm ở môn Sinh học 6
16 p | 99 | 7
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn