intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Suy nghĩ về dạy dạng bài “Luyện tập xây dựng cốt truyện”- Tập làm văn kể chuyện lớp 4 tại trường TH số 2 Liên Thủy

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

195
lượt xem
21
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Suy nghĩ về dạy dạng bài “Luyện tập xây dựng cốt truyện”- Tập làm văn kể chuyện lớp 4 tại trường TH số 2 Liên Thủy” để tiết dạy“Luyện tập xây dựng cốt truyện” đạt mục tiêu: “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả ”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Suy nghĩ về dạy dạng bài “Luyện tập xây dựng cốt truyện”- Tập làm văn kể chuyện lớp 4 tại trường TH số 2 Liên Thủy

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM SUY NGHĨ VỀ DẠY DẠNG BÀI “LUYỆN TẬP XÂY DỰNG CỐT TRUYỆN”- TẬP LÀM VĂN KỂ CHUYỆN LỚP 4 TẠI TRƯỜNG TH SỐ 2 LIÊN THỦY
  2. Phó hiệu trưởng: Đặng Thị Lan Văn kể chuyện rất gần gũi với học sinh tiểu học. Từ những lớp dưới, học sinh đã được luyện tập ở mức độ đơn giản về kĩ năng kể lại câu chuyện đã nghe, đã đọc hoặc đã chứng kiến. Lên lớp 4, thông qua các bài Tập làm văn, học sinh được tạo điều kiện để nâng hiểu biết đã có từ những lớp dưới thành những tri thức sơ giản nhưng có hệ thống về loại văn kể chuyện, phục vụ cho yêu cầu rèn các kĩ năng bộ phận trong quá trình sản sinh ngôn bản. Nội dung kiến thức và yêu cầu luyện tập kĩ năng đối với loại văn kể chuyện dạy ở lớp 4 được thể hiện qua 19 tiết kể từ tuần 1 đến tuần 18 chiếm gần 1/3 tổng số tiết TLV4( 19/ 62 tiết ), số tiết TLV kể chuyện không ít. Đối với dạng bài “ Luyện tập xây dựng cốt truyện” Tuần 4, đây là dạng bài luyện tập thực hành, chủ yếu rèn các kĩ năng làm văn, có tầm quan trọng giúp học sinh thực hành tưởng tượng gần gũi, tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý khi đã cho sẵn nhân vật, chủ đề câu chuyện. Trước hết giáo viên giúp học sinh biết đặt kiến thức tiết học này vào trong hệ thống kiến thức, kĩ năng đã học ngay từ những tuần đầu( Tuần 1,2,3,4) và tiền đề cho những kiến thức, kĩ năng của những tiết học tiếp theo. Giúp các em tái hiện được kiến thức đã được học, được luyện tập như: khái niệm thế nào là kể chuyện; biết kể câu chuyện đơn giản; nhận biết được nhân vật, tính cách nhân vật. Biết lựa chọn sắp xếp các hành động của mỗi nhân vật sao cho phù hợp với tính cách nhân vật ấy đúng với tình tự xảy ra; biết kể lại lời nói, ý nghĩ của nhân vật. Nắm được kiến thức sơ giản về cốt truyện, cấu trúc cốt truyện, bước đầu luyện tập sắp xếp các các sự việc trong câu chuyện thành cốt truyện với những ngữ liệu cho sẵn như: chuyện “ Dế Mèn bênh vực kẻ yếu”; truyện“ Cây khế”… Dựa vào cốt truyện đã sắp xếp để kể lại câu chuyện (Tiết 1- tuần 4). Tiết 2 của tuần 4 dựa trên cơ sở kiến thức đã học tổ chức luyện tập thực hành cho học sinh tập kể lại câu chuyện trên cơ sở tưởng tượng và tạo lập một cốt truyện đơn giản theo gợi ý về nhân vật và chủ đề cho trước. Kĩ năng xây dựng cốt truyện được rèn luyện kĩ để tạo cơ sở vững chắc cho kĩ năng phát triển ý xây dựng đoạn văn ( ở tuần 6,7) và kĩ năng xây dựng bài văn hoàn chỉnh ( Tuần 8,9….). Đối với dạng bài này sách giáo viên cũng thể hiện quy trình giảng dạy và những định hướng cơ bản. Qua thực tế tổ chức dự giờ ở trường, bản
  3. thân tôi nhận thấy: Giáo viên đã xác định đúng kiến thức, kĩ năng trọng tâm của tiết học; kiến thức truyền thụ đảm bảo chính xác; tổ chức các hoạt động giữa thầy và trò khá nhịp nhàng, phát huy được tính tích cực, chủ động của HS, đa phần HS biết tưởng tượng xây dựng cốt truyện theo yêu cầu đề ra; học sinh giỏi khá biết dùng từ ngữ để viết câu văn khá sinh động; bước đầu biết kể lại câu chuyện do mình tạo lập. Tuy nhiên trong tiết dạy đây đó trong từng hoạt động học sinh vẵn còn bộc lộ một số hạn chế nhất định (Kĩ năng dùng từ viết câu văn, liên kết các sự việc thành đoạn văn có đủ ba phần: mở bài, diễn biến sự việc, kết bài; ngôn ngữ kể(nói) chủ yếu đọc; đối tượng HS trung bình, yếu tham gia kể chưa nhiều; khâu tổ chức đánh giá nhận xét chưa thật chú ý đến các yêu cầu phát hiện chỗ hay đáng học tập của bạn, học sinh nhận xét chung chung. Để khắc phục phần nào những vướng mắc trong thực tế như đã nêu ở trên, tôi thiết nghĩ: Điều quan trọng là giáo viên cần làm tốt một số khâu trong quá trình tổ chức dạy học, cụ thể: Ví dụ về tiết: Luyện tập xây dựng cốt truyện – Tuần 4 ( Tiếng Việt 4, tập 1) Hoạt động 1: Tổ chức học sinh tưởng tượng và thiết lập cốt truyện Việc 1: Xác định yêu cầu của đề bài - yêu cầu học sinh đọc kĩ đề bài, tìm hiểu nội dung yêu cầu cầu đề. - Giáo viên cùng HS phân tích đề, gạch chân những từ ngữ quan trọng: Hãy tưởng tượng và kể lại vắn tắt một câu chuyện có 3 nhân vật : bà mẹ ốm, người con bằng tuổi em và một bà tiên. - Hướng dẫn HS nhận biết để xây dựng cốt truyện với các điều kiện đã cho, em phải tưởng tượng và hình dung ra điều gì sẽ xảy ra, diễn biến của câu chuyện. Khắc sâu cho HS ở hoạt động này là xây dựng cốt truyện có nghĩa chỉ cần những sự việc chính có đầu, có cuối liên quan đến các nhân vật và có ý nghĩa như là bộ khung của câu chuyện. Giáo viên gợi ý cho học sinh xác định rõ nhân vật, sự việc hay các chi tiết nào của cốt truyện đâu là “chính”, “phụ” để “nhấn”, “lướt” nhằm làm nổi bật chủ đề và ý nghĩa của truyện. Việc 2: Lựa chọn chủ đề của câu chuyện
  4. - Giáo viên cho học sinh đọc thầm gợi ý 1 và 2 trong sách giáo khoa, tìm hiểu: Câu chuyện với 3 nhân vật (bà mẹ ốm, người con, bà tiên) có thể là một câu chuyện về sự hiếu thảo hoặc một câu chuyện kể về tính trung thực. - Giáo viên gợi ý HS lựa chọn chủ đề câu chuyện ( kể câu chuyện về sự hiếu thảo hay câu chuyện về tính trung thực.)Hướng dẫn HS có thể tưởng tượng ra những cốt truyện khác nhau ( 1 trong 2 chủ đề ) nhằm tạo sự phong phú trong HS tránh rập khuôn, gò ép không phát huy được tính chủ đông, sáng tạo của học sinh. Việc 3: Thực hành xây dựng cốt truyện Mục tiêu chính của hoạt động này là rèn kĩ năng tưởng tượng và sắp xếp các sự việc trong cốt truyện theo tình tự hợp lí. Tôi thiết nghĩ đây là khâu cực kì quan trọng, giáo viên không nên ngộ nhận trong dạy học phát huy tính tích cực, chủ động, sáng tạo của HS, lấy HS làm nhân vật trung tâm có nghĩa là vai trò của giáo viên có phần mờ nhạt đi, chỉ có giao việc, kiểm soát, tổ chức đánh giá kết quả thực hành của HS là đủ. Thực tế kĩ năng tưởng tượng, dùng từ ngữ để viết câu văn diễn tả các sự việc trong cốt truyện của HS tiểu học vùng nông thôn như TH số 2 Liên Thủy còn nhiều hạn chế nhất định, nhất là HS trung bình, yếu. Để khắc phục những hạn chế trên, đòi hỏi vai trò “ tổ chức, hướng dẫn, điều hành” của giáo viên càng cần được phát huy. Trước hết tổ chức cho học sinh hoạt động cá nhân giao việc cụ thể, rõ ràng, tường minh(đọc tìm hiểu các câu hỏi gợi ý ở SGK) theo chủ đề em đã chọn; đặt câu hỏi gợi ý, tiếp sức, định hướng cho HS khi cần thiết; có thể sử dụng HS giỏi, khá lần lượt trả lời các câu hỏi ở SGK dựng mẫu, nhằm khơi gợi trí tưởng tượng trong HS, biết lựa chọn từ, tạo câu để triển khai các ý cần nói thành đoạn văn cụ thể, biết liên kết các sự việc thành cốt truyện theo yêu cầu đề bài. Ví dụ: *Với chủ đề 1: Câu chuyện về sự hiếu thảo, GV gợi ý học sinh tưởng tượng : Gợi cho HS có nhiều cách diễn đạt khác nhau trong mỗi câu hỏi, mỗi sự việc. - Bà mẹ ốm như thế nào?( ốm rất nặng/ ốm nặng phải nằm liệt giường/) - Người con chăm sóc mẹ như thế nào?( Người con thương mẹ lắm, cứ quấn quýt bên mẹ./ Người con thương mẹ nhiều lắm, lúc thì bón từng thìa cháo, lúc thì quạt cho mẹ ngũ….chăm sóc mẹ tận tình, chu đáo suốt ngày đêm….)
  5. - Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp phải những khó khăn gì? Em đi tìm thuốc quý hiếm chữa bệnh cho mẹ tận rừng sâu, đường lắm nỗi gian truân, vất vả….nhưng em không nản và quyết tâm lặn lội trong mưa rét, đói khát…( Sự việc này bộc lộ rõ tính cách nhân vật người con ) dẫn đến cao điểm, tình huống “Thắt nút” gây sự hồi hộp, chú ý cao cho người nghe. - Bà tiên đã giúp hai mẹ con như thế nào? Bà tiên cảm động trước những việc làm, hành động, suy nghĩ, bất chấp khó khăn, gian khổ… đó là tình yêu thương, lòng hiếu thảo của người con dành cho mẹ nên bà tiên đã giúp cậu tìm được cây thuốc quý. Giáo viên cần hiểu đây là tình tiết mở ra hướng “ Cởi nút “ một cách khéo léo. - Kết quả: Bà mẹ lành bệnh, hai mẹ con sống đầm ấm như xưa. Rút ra ý nghĩa cốt truyện giáo dục học sinh. * Với chủ đề 2: Câu chuyện với ba nhân vật như trên có thể là một câu chuyện về tính trung thực. Giáo viên gợi ý học sinh cần tưởng tượng : - Bà mẹ ốm như thế nào? - Người con chăm sóc mẹ như thế nào? - Để chữa khỏi bệnh cho mẹ, người con gặp phải những khó khăn gì? -Bà tiên làm cách nào để biết người con là trung thực ? - Bà tiên giúp đỡ người con trung thực bằng cách nào? (với chủ đề 2 cách làm tương tự câu chuyện ở chủ đề 1). Hoạt động 2: Tổ chức kể vắn tắt cốt truyện vừa tạo lập Mục tiêu hoạt động này là rèn kĩ năng kể(nói) theo yêu cầu đề ra, biết trình bày nội dung cốt truyện rõ ràng, rành mạch; biết sử dụng giọng nói(ngữ điệu, điệu bộ diễn tả nhằm bổ trợ cho sự thể hiện nội dung). Nâng cao năng lực giao tiếp cho học sinh. - GV khuyến khích học sinh nói cho nhau nghe theo nhóm đôi, tập diễn tả đúng, đủ ý, rõ sự việc bằng lời văn tự nhiên, giản dị, chân thành chưa có sự “trau chuốt”, “bóng bẩy” về lời văn như bài viết. Có thể chấp nhận HS dùng nhiều từ ngữ thông dụng, có phần “nôm na” theo phong cách khẩu ngữ( ví dụ: thật là đầm ấm; thương mẹ lắm; thương mẹ quá; thì cậu bé bỗng nhìn thấy…có thể dùng câu văn ngắn hoặc câu văn dài và các từ nối “thì”,”là”,”và”,”mà” ,”nhưng”. …Kết hợp với ngữ
  6. điệu nhấn giọng hoặc kéo dài giọng hay cử chỉ, thái độ nhằm tăng thêm sức truyền cảm của lời nói. - GV cần tạo không khí hào hứng, kích thích học sinh kể trước lớp mạnh dạn tự nhiên. Tùy vào các loại đói tượng HS trong lớp để đưa ra yêu cầu luyện kể phù hợp: Nói 1 sự việc hay 2, 3 sự việc hoặc nói cả phần diễn biến sự việc hay liên kết cả các sự việc và kể toàn bộ cốt truyện( HS G,K).Ví dụ bài của 1HG: * Sự việc 1( Mở bài): ở một nhà kia có hai mẹ con tuy cuộc sống lam lũ, nghèo khó nhưng sống bên nhau thật là đầm ấm, hạnh phúc. Một hôm, sau ngày đi làm đồng về, người mẹ ốm rất nặng không thể dậy được. Từ sự việc 2,3,4: Diễn biến của sự việc. *Sự việc 2: Người con thương mẹ nhiều lắm. Ban ngày cậu bé cứ quán quýt bên mẹ, an ủi động viên vỗ về mẹ, bón cho mẹ từng thìa cháo, từng ngụm nước. Đêm đến, cậu bé ngồi canh, quạt cho mẹ ngũ. Nhìn nét mặt mỏi mệt của mẹ cậu bé càng lo lắng….. Cậu nằm mơ tìm gặp cây thuốc quý trong rừng sâu... *Sự việc 3: Mờ sáng hôm sau, cậu bé nhờ cô em họ đến trông coi mẹ rồi vội vã khăn gói lên đường, phải vượt qua bao dốc cao, suối thẳm, chịu đựng cái đói, cái rét…thân thể rã rời tưởng chừng như không thể nhấc được bước chân nữa. Thế nhưng cậu bé vẫn quyết tâm, không nản chí ….. bỗng nhiên cậu nhìn thấy cây thuốc quý trên ngọn cây cao nhưng làm sao để lấy được. *Sự việc 4: Giữa lúc ấy, bà tiên đã cảm động trước những suy nghĩ, hành động, thái độ, tính cách của cậu bé nên đã hiện ra giúp cậu lấy được cây thuốc quý chữa bệnh cho mẹ. * Sự việc 5(Kết thúc): Nhờ có cây thuốc quý nên mẹ lành bệnh. Hai mẹ con lại sống vui vẻ, đầm ấm, hạnh phúc như xưa. ( Rút ra ý nghĩa bài học) - Mỗi ý, mỗi sự việc nên cho 2-3 HS tập nói. Sau mỗi HS nói yêu cầu HS khác nhận xét quá trình trình bày của bạn về ý đã đúng, đủ, cụ thể chưa; về lời chú ý dùng từ đặt câu, diễn đạt…có điểm nào hay đáng để học tập. - Giáo viên có thể dựa vào những ý HS đã kể(nói) chỉ ra những ưu điểm, nhược điểm nhưng diễn đạt khéo léo, tế nhị sao cho mỗi em vẫn cảm thấy mình đang có những thành công được cô giáo, bè bạn ghi nhận biểu dương. Tránh chỉ chê bai khuyết điểm; cần khen ngợi những thành công dù nhỏ nhất của đối tượng
  7. học sinh trung bình, yếu để các em thêm phấn khích, tự tin và ngày càng tiến bộ trong học tập. - Trong quá trình tổ chức rèn kĩ năng kể (nói) giáo viên cần chủ động, linh hoạt xử lí tình huống sư phạm, kịp thời tiếp sức khi HS tỏ ra lúng túng trong diễn đạt. Bởi lẽ đây là cơ hội giúp các em nâng cao năng lực giao tiếp bằng ngôn ngữ, phát triển tư duy, vừa tạo điều kiện cho kĩ năng viết phát triển tốt. - Kiên trì rèn kĩ năng kể(nói) theo cốt truyện đã tạo lập, kiên quyết khắc phục thói quen đọc truyện. Muốn tiết dạy“Luyện tập xây dựng cốt truyện” đạt mục tiêu: “nhẹ nhàng, tự nhiên, hiệu quả ” thì vai trò giáo viên là rất lớn, có tính quyết định. HS lớp 4 nói riêng bậc tiểu học nói chung được xem là bậc học rèn kĩ năng, vì vậy đòi hỏi người giáo viên vừa có trình độ nghiệp vụ sư phạm vững vàng(hiểu thấu đáo ý đồ của tiết dạy ở sách giáo viên, sách giáo khoa), vừa có nghệ thuật từ khâu chuẩn bị của thầy và trò đến khâu vận dụng phương pháp, hình thức, phương tiện dạy học hiện đại bổ trợ cho PP…Ngôn ngữ giáo viên phải được trau chuốt, nói rõ ràng, mạch lạc, truyền cảm, có cách nhìn bao quát lớp, gần gũi thân thiện có sức thu hút sự tập trung chú ý của học sinh. Trên đây chỉ là những suy nghĩ, việc làm của tôi đúc rút từ thực tế chuyên đề dự giờ bồi dưỡng giáo viên tại trườngTH số 2 Liên Thủy, không tránh khỏi những khiếm khuyết. Rất mong sự góp ý chân thành của quý lãnh đạo và bè bạn đồng nghiệp để những suy nghĩ, cách làm nêu trên có tính khả thi hơn. Xin chân thành cảm ơn!
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2