SKKN: Làm thế nào giúp trẻ 5 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1
lượt xem 42
download
Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Làm thế nào giúp trẻ 5 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1” để tạo điêu kiện cho trẻ nắm được các chữ cái và học đọc, học viết được tốt.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Làm thế nào giúp trẻ 5 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ 5 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI VÀ HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT ĐỂ TRẺ TỰ TIN BƯỚC VÀO LỚP 1 Họ và tên: nguyễn thị thủy GV trường MầM NON cam Thủy
- MỤC LỤC Phần I: Cơ sở chọn đề tài. 1.Lý do chọn đề tài. 2.Cơ sở lý luận. 3.Cơ sở thực tiễn Phần II: Biện pháp thực hiện Phần III:Kết quả đạt được và bài học kinh nghiệm 1. Kết quả đạt được. 2.Bài học kinh nghiệm. Phần IV: Kết luận và kiến nghị. 1. Kết luận. 2. Kiến nghị.
- ĐỀ TÀI: LÀM THẾ NÀO GIÚP TRẺ 5 TUỔI HỌC TỐT MÔN LÀM QUEN CHỮ CÁI VÀ HỌC ĐỌC, HỌC VIẾT ĐỂ TRẺ TỰ TIN BƯỚC VÀO LỚP 1 PHẦN I: CƠ SỞ CHỌN ĐỀ TÀI 1. Lý do chọn đề tài: Như chúng ta đã biết,làm quen chữ cái (LQCC) là một hoạt động rất quan trọng và thiết thực với trẻ mầm non. Làm quen chữ cái giúp trẻ mẫu giáo phát triển các thao tác trí tuệ, trí nhớ, tư duy, phân tích, tổng hợp...LQCC góp phần hình thành và phát triển nhân cách của trẻ, giúp trẻ mở rộng sự hiểu biết về thế giíi xung quanh,làm cho ngôn ngữ của trẻ ngày càng phát triển mở rộng. Hơn nữa hoạt động làm quen chữ cái và cho trẻ làm quen với việc học đọc, học viết rất quan trọng đối với trẻ. Nếu trẻ không nắm vững chữ cái và học đọc, học viết thì lên lớp 1 trẻ sẽ không thể tiếp thu bài học nhanh được, bởi vì bước vào lớp 1 trẻ sẽ học kết hợp âm và chữ, âm, vần, nhận diện chữ, dạy ghép vần, tư thế ngồi, cách cầm bút. Nếu ở mẫu giáo trẻ không nắm vững các chữ cái và học đọc, học viết thì vào lớp 1 trẻ sẽ không tự tin dẫn đến lúng túng, trong khi học trẻ không đạt được kết quả tốt, cho nên phải tập cho trẻ nắm vững các chữ cái và học đọc, học viết để tạo tâm thế cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông. Do thế phải yêu cầu trẻ nhận biết và phát âm đúng các chữ cái tiếng việt, trẻ nhận biết chữ cái thông qua tri giác bằng âm thanh, nhận biết các chữ in hoa, in thường, viết hoa, viết thường, trẻ biết cách liên hệ các chữ cái với các từ đã học và tìm ra chữ cái có trong các từ đó, làm quen với cách tách âm, ghép âm thông qua đó cho trẻ làm quen với các vị trí của các âm trong từ, trẻ biết các kỹ năng ban đầu và tiếp tục đọc, viết; cách ngồi viết, cách cầm bút, mở sách, đọc…Luyện khả năng chủ ý có chỉ định, biết tập trung, lắng nghe, yêu cầu những kỹ năng; nghe, nói (tiếp nhận,
- viết, biểu lộ), mở rộng vốn hiểu biết để hình thành 4 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết cho trẻ. Thông qua các buổi tham quan ở trường tiểu học, sinh hoạt, lao động thông qua các trò chơi…Cô giáo gợi mỡ đọc cho trẻ nghe qua một lần rồi khuyến khích trẻ đọc một cách rõ ràng, mạnh lạc, không nói ngọng, nói lặp, nói lí nhí phát âm phải đúng chính xác. Việc tăng cường cho trẻ nắm vững các chữ cái và học đọc, học viết góp phần kích thích phát triển tư duy, thể hiện ở trẻ xác định được tính chất đặc điểm của các chữ đó bằng cách tìm kiếm thông qua đồ vật , trò chơi .Trẻ em nắm vững các chữ cái và học đọc và học viết để trẻ tự tin chuẩn bị những kỹ năng cần thiết trước khi bước vào lớp 1. Làm quen với các chữ cái và học đọc, học viết thông qua các hình ảnh, đồ dùng dạy học, đồ chơi qua các trò chơi trí tuệ, thông qua các hoạt động khác như: tạo hình, kể chuyện, hoạt động vui chơi, môi trường xung quanh, không gian lớp học..để tạo điêu kiện cho trẻ nắm được các chữ cái và học đọc, học viết được tốt. Đây là cơ sở quan trọng để trẻ tiếp nhận tri thức khi bước vào trường phổ thông. 2. Cơ sở lý luận: Trong trường mầm non giáo viên giữ vai trò quan trọng là lực lượng nồng cốt quyết định chất lượng giáo dục. Là người phát hiện bồi dưỡng cho trẻ, là người định hướng cho sự phát triển sau này của trẻ, xây đắp tâm hồn lành mạnh của trẻ. Ngay từ nhỏ, trẻ được tiếp xúc với người lớn và sự vật hiện tượng xung quanh. Dần dần trẻ bắt đầu có khái niệm về thế giới xung quanh, rồi có nhu cầu vốn hiểu biết hơn về tên gọi đặc điểm của các sự vật. Chính vì thế việc dạy trẻ làm quen với chữ cái và học đọc học viết đóng vai trò hết sức quan trọng, hình thành và phát triển các năng lực trí tuệ như: Cảm giác, tư duy, ngôn ngữ mạch
- lạc và phát triển các khả năng chú ý, ghi nhớ, tưởng tượng. Hơn nữa việc cho trẻ làm quen với các chữ cái và học đọc học viết cho trẻ 5 tuổi cũng là một trong những mục đích chuẩn bị cơ sở cho trẻ bước vào lớp 1 một cách dễ dàng hơn. Nhận thức được ý nghĩa, tầm quan trong của bộ môn làm quen chữ cái bản thân lại được học tập tiếp thu chuyên đề và được nhà trường phân công trực tiếp phụ trách lớp đổi mới 5 tuổi. Tôi càng cố gắng tìm mọi biện pháp đưa chuyên đề làm quen chữ cái đến với trẻ một cách nhẹ nhàng có hiệu quả. Song trong quá trình thực hiện bản thân tôi gặp nhiều thuận lợi cùng không ít khó khăn. 3. Cơ sở thực tiễn: Qua nhiều năm thực hiện chuyên đề làm quen văn học chữ viết, bản thân tôi nhận thấy có một số trẻ ở lớp tôi rất thích đọc chữ và học đọc, học viết nhưng trẻ nhận mặt chữ qua các đồ dùng, tranh ảnh, sách tranh…còn hạn chế. Môi trường cho trẻ hoạt động còn nghèo nàn, sách tranh, truyện thơ, tranh chữ to…còn ít. Trẻ hay bắt chước đọc theo quán tính đọc vẹt. Nhận thức của trẻ không đồng đều, có trẻ cô chỉ đọc 1,2 lần thì trẻ đã nhớ được mặt chữ và phát âm lại đúng chữ, nhưng vẫn còn nhiều cháu phát âm đi phát âm lại nhiều lần, thông qua các trò chơi mà trẻ vẫn không nhớ được mặt chữ mà chỉ đọc vẹt. Số trẻ không nắm được mặt chữ, phát âm không rõ ràng chiếm tỷ lệ nhiều. Số trẻ chưa mạnh dạng tự tin trong khi đọc viết cũng còn nhiều. Còn có một số trẻ phát âm chưa chính xác còn nói lắp nói ngọng như: chữ khó (n, s, p, l, x, b). Số trẻ nắm được các chữ cái tiếng việt đạt 80%. Số trẻ nắm được mặt chữ qua các đồ dùng, tranh ảnh qua các trò chơi đạt 60%.
- Trẻ phân biệt được các chữ gần giống nhau (p, q, b, d, m, n) đạt 70%. Trẻ biết cách ghép âm đạt 40%. Trẻ tập đọc, tập viết, cách ngồi, cách cầm bút, mở sách đọc đạt 50%. Trẻ nhận biết các kiểu chữ (in hoa, in thường, viết thường, viết hoa) đạt 70%. Với tình hình trẻ như trên nên khi thực hiện cho trẻ làm quen chữ cái, nắm được chữ và học đọc, học viết qua các đồ dùng tranh ảnh, qua các trò chơi ở lớp tôi còn gặp nhiều khó khăn. Vì vậy tôi luôn trăn trở, suy nghĩ tìm tòi nghiên cứu để có những biện pháp làm thế nào cho trẻ nắm vững các chữ cái và học đọc, học viết một cách có hiệu quả để tạo tiền đề cho trẻ tự tin bước vào lớp 1 một cách tốt nhất. PHẦN II : biÖn PHÁP THỰC HIỆN 1: Làm đồ dùng đồ chơi, xây dựng góc " Bé làm quen với chữ cái" tạo môi trường cho trẻ hoạt động. Trang trí lớp học cho trẻ 5 tuổi khác hẳn với trang trí ở lớp bé, nhỡ.Trên mỗi bức tranh, góc đồ chơi đều có chữ viết để trẻ có thể đọc ghi nhớ mặt chữ và tạo điều kiện ban đầu cho trẻ làm quen với chữ viết . Xây dựng kế hoạch tuần, tháng theo chủ đề, chủ điểm đúng với hình thức thực tiển của lớp mình. Những đồ dùng đồ chơi sản phẩm; vẽ, nặn, xé dán, cắt dán …đều phải viết chữ để hàng ngày kích thích trẻ quan sát và tìm các chữ cái liên hệ với các chữ cái đã học, khi trẻ nhớ được các chữ cái đó trẻ có thể đọc dòng chữ một cách rõ ràng để trẻ làm quen lần sau trẻ sẽ đọc đúng như vậy ( trẻ đọc theo cách riêng của mình ).
- Cô giáo nên xây dựng tạo góc “ thư viện ”,"góc bé làm quen chữ cái" với những cuốn truyện tranh sách tranh để trẻ tự đọc,những chữ cái ngộ nghĩnh để trẻ vẽ theo các chữ đó ,có những cuốn sách đen trắng để cho trẻ tô màu, các sách trò chơi phát triển trí tuệ “ bé vẽ” trò chơi về nét chữ … Khi trẻ đọc, viết cô giáo luôn quan sát hướng dẫn cách mở sách rồi đọc từng trang một và bắt đầu đọc từ trang đầu tiên và đến kết thúc trang sách. Khi cô đọc cho trẻ nghe thì cô hướng sự chú ý của trẻ vào từng bức tranh, một trẻ 1 cuốn sách giống của cô để trẻ dễ theo dõi. Rèn cho trẻ kỹ năng quan sát . Qua đó giúp cho trẻ khả năng ghi nhớ, khả năng hiểu biết của trẻ và sau đó cô giáo cho trẻ đọc theo sự hiểu biết của trẻ. Sau khi trẻ đọc cô giáo gợi ý cho trẻ tìm các chữ cái đã học trên trang sách,rồi tìm những chữ cái giống nhau dùng bút chì khoanh tròn hoặc gạch chân những chữ cái đã học hướng dẫn trẻ đoán biết ý nghĩa nội dung qua các dấu hiệu gợi ý của tranh. Cho trẻ làm quen với việc người lớn viết chữ. Hướng dẫn trẻ về tư thế ngồi đúng khi tập tô các chữ cái. Luôn thay đổi các hình thức cho trẻ hoạt động như tham quan, dạo chơi tham các con vật nuôi, gọi tên các con vật nuôi, biết được các hiện tượng thiên nhiên… tham quan trường tiểu học, nhằm tạo môi trường để mở rộng thêm hiểu biết cho trẻ, Thông qua việc phát âm đúng các tiếng, các từ nếu chỉ cho trẻ làm quen với chữ bằng cách nhận mặt chữ thì trẻ mới cảm nhận ở mức cảm tính (thông qua các cơ quan cảm giác, tri giác) mà cần cho trẻ làm quen với các chữ cái ( đặc biệt các chữ cái khó) là âm đầu của tiếng , từ giúp cho trẻ phát triển khả năng bắt âm một cách dể dàng hơn. Tạo môi trường hoạt động vui chơi cho trẻ thông qua học mà chơi chơi mà học đặc biệt là trò chơi học tập đóng một vai trò quan trọng trong việc giáo dục trí tuệ và dạy học cho trẻ đối với việc học đọc học viết.Sử dụng trò chơi học tập
- là một hình thức tổ chức dạy học cho trẻ làm quen kĩ năng tập đọc tập viết, cách ngồi cách cầm bút, mở sách. Thông qua các trò chơi giúp trẻ tiếp thu, củng cố những tri thức và kỹ năng một cách nhẹ nhàng. Ví dụ: Thông qua hình vẽ, đồ dùng,con vật, đồ vật cho trẻ điền thêm chữ cái còn thiếu trong từ bằng cách phát âm, gọi tên những đồ dùng, con vật, đồ vật đó… để trẻ nhận biết những chữ cái vừa học, để trẻ nhận biết vị trí các âm tiết trong một tiếng hoặc từ và làm quen với việc tách âm, ghép âm trẻ đã làm quen với trò chơi tạo tiền đề khi trẻ lên lớp 1 trẻ sẽ thuận lợi hơn trong việc tách ghép âm. Ngoài ra việc tạo môi trường hoạt động phong phú và phù hợp với trẻ như chơi xếp hình, xâu hạt, lắp ráp chơi với đất nặn…giúp cho sự phát triển các kỉ năng sử dụng cho kỹ năng trẻ tập viết sau này đối với trẻ. Tạo môi trường cho trẻ bằng cách viết tên ở các đồ dùng, đồ chơi, tên của mình, tên đồ dùng cá nhân,.. khi vui chơi chuẩn bị giấy bút ở mỗi góc chơi cho trẻ Ví dụ : Góc phân vai viết tên các mặt hàng, nấu ăn viết thực đơn một số thực phẩm …để hình thành ở trẻ tính hiếu kỳ đối với ngôn ngữ viết. 2: Tạo điều kiện giúp trẻ mạnh dạn tự tin để trẻ nắm vững các chữ cái và học đọc học viết: Qua thực tế của lớp, tôi đã nắm được tâm lý và đặc điểm của từng trẻ,tôi luôn gần gũi quan tâm hơn đối với những trẻ cá biệt, trò chuyện với trẻ mọi lúc mọi nơi thông qua các đồ dùng đồ chơi…để hỏi trẻ và cho trẻ đọc theo cô và cho trẻ đọc lại. Cô hỏi trẻ:" con vừa đọc xong từ hoặc tiếng đó có chữ cái gì mà con đã học rồi ?'và cho trẻ phát âm lại chữ cái đó, để tạo tự tin cho trẻ khi có cô cùng tham gia với mình.
- Trong khi trẻ hoạt động cô phải tạo cho trẻ cảm xúc thỏa mái để trẻ hứng thú tham gia. Ví dụ: Cho trẻ làm quen chữ x-v, thay vì yêu cầu trẻ viết hai nét xiên phải, trái, giáo viên yêu cầu hoặc gọi ý trẻ vẽ cho cô hai cây kem, hai nét xiên tạo ra 2 cây kem ngon, hoặc chú hề đội mủ sẽ có dạng chữ ô hoặc vẽ quả trứng gà có dạng chữ o… Từ bất kỳ đồ vật nào, sự vật nào trẻ quan sát và ghi nhớ được đều có liên quan đến sự liên tưởng đến những chữ cái trẻ học, giúp cho trẻ khắc sâu kiến thức hơn. Luôn giúp đỡ, khuyến khích động viên trẻ tham gia tích cực khi trẻ đã phát âm đúng chữ rõ ràng, mạch lạc, và khi cầm bút ngồi viết đúng các nét chữ đúng tư thế để giúp trẻ mạnh dạn hơn trong khi học đọc học viết. Đối với những trẻ nói lí nhí chưa mạch lạc, rõ ràng, phát âm chưa chính xác tôi luôn chú ý sửa sai và hướng dẫn trẻ phát âm cùng cô nhiều lần thông qua mọi lúc mọi nơi để trẻ phát âm đúng và nắm vững được mặt chữ. Với trẻ nói ngọng, nói lắp trẻ còn rụt rè tôi đến bên trẻ cùng phát âm với trẻ để trẻ phát âm lại cùng cô chữ cái đó để trẻ ghi nhớ hơn. Với những trẻ cầm bút chưa được tôi đến bên trẻ cầm tay trẻ cho trẻ viết theo cô từng nét chữ để trẻ dễ dàng tự tin trong khi tô viết chữ. 3: Tổ chức cho trẻ làm quen các chữ cái học đọc học viết qua các trò chơi, đồ dùng đồ vật và các góc chơi…: Chuẩn bị nhiều đồ dùng, đồ chơi đầy đủ phong phú ở các góc chơi Tổ chức các hoạt động trãi nghiệm hàng ngày cho trẻ làm quen với việc đọc viết, đọc câu thơ, câu chuyện, viết tên các đồ vật, tên câu chuyện, câu thơ… Tổ chức môi trường chữ viết phong phú giúp trẻ dần dần nhận thức về chữ viết, về sự liên quan giữa những gì được viết và những chữ gì trẻ đọc được, luôn
- thay đổi nội dung hình thức cho trẻ xem và đọc cho trẻ nghe các loại sách khác nhau như thơ, tranh có viết chữ to… Các đồ dùng chơi qua các góc chơi phải viết bằng chữ to. Cho trẻ làm quen với các từ, tiếng , câu có ý nghĩa đặt biệt đối với cá nhân trẻ. Trẻ ngồi viết đúng tư thế, cầm bút bằng tay phải qua các góc chơi Thông qua các trò chơi "Đồng hồ kì diệu ","Tìm đúng nhà","Thi xem ai nhanh " Xếp đúng thứ tự","Tìm bạn","Tìm chữ cái qua tranh"," Tai ai tinh-ai tinh mắt ',"Tìm đúng chỗ "," Đồ Mi Nô" chọn chữ cái cho tranh, xếp chữ bằng hột hạt, Điền chữ cái còn thiếu trong từ ''. Vẽ nét… Qua những trò chơi đó giúp cho trẻ rất nhiều trong quá trình chơi trẻ sẽ nắm vững mặt chữ, đọc viết và giúp viết được các chữ trẻ sẽ ghi nhớ sâu hơn. 4: Kích thích học đọc, học viết hàng ngày cho trẻ: Tôi luôn tập cho trẻ học nói, tập trả lời câu hỏi, tập cầm bút tô viết chữ khuyến khích trẻ sử dụng tái tạo lại các chữ cái đã đọc viết hàng ngày của trẻ, hỏi trẻ những câu hỏi gợi mở. Ví dụ: Trong từ con gà trống được bắt đầu bằng chữ nào ? Những trẻ phát triển ngôn ngữ học đọc, học viết tôi luôn dẫn dắt trẻ đọc hết từ, đọc cả câu, viết từ ghép. Một số trẻ phát triển chưa tốt trong khi đọc, viết tôi luôn động viên khuyến khích trẻ để trẻ thực hiện tự tin mạch lạc hơn. Không nên thúc dục gò ép trẻ đọc viết chữ. Thông qua các ngày lễ, kích thích trẻ làm thiệp và viết vào đó những lời chúc của mình gửi đến bạn bè, thầy cô, cha mẹ…những buổi trò chuyện theo các chủ đề phải nhằm mục đích giúp trẻ phát triển trí nhớ, tập trẻ quan sát có chủ định để nghe nhớ, tập trẻ trả lời có lôgic luyện đặt câu.
- Kích thích trẻ tự tin, mạnh dạn trong khi đọc và viết chữ để tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 một cách tốt hơn. 5.Tæ chøc cho trÎ lµm quen ch÷ c¸i mäi lóc mäi n¬i. Ngoµi giê ho¹t ®éng chung cña bé m«n, t«i lªn kÕ ho¹ch ®a chuyªn ®Ò LQCC vµo c¸c ho¹t ®éng kh¸c nh ho¹t ®éng gãc, ho¹t ®éng ngoµi trêi, ho¹t ®éng chiÒu...lång ghÐp ch÷ c¸i vµo c¸c m«n häc kh¸c: v¨n häc ,m«i trêng xung quanh,thÓ dôc,t¹o h×nh...Lµm quen ch÷ c¸i lµ m«n häc hÕt søc kh« khan nªn t«i cè t×m tßi ®a ch÷ c¸i ®Õn víi trÎ b»ng c¸c trß ch¬i míi l¹ hÊp dÉn nh: TC '' quay xæ sè", " ®¸nh cê",h¸i hoa trong vên"...t×m c¸c ch÷ c¸i cã trong tªn cña m×nh,tªn cña b¹n, ®å dïng c¸ nh©n...Th«ng qua ho¹t ®éng t¹o h×nh tæ chøc cho trÎ dïng hét h¹t, giÊy, cñ qu¶...xÕp, c¾t d¸n t¹o h×nh c¸c ch÷ c¸i. Víi nh÷ng trÎ kü n¨ng t« viÕt cßn yÕu, t«i dµnh nhiÒu thêi gian luyÖn thªm ë ho¹t ®éng gãc,sinh ho¹t chiÒu,cho trÎ tËp cÇm bót t« c¸c ®êng nÐt c¬ b¶n, t« ch÷ theo c¸c chÊm mê c« ®· chÊm s½n, phèi hîp víi bè mÑ trÎ luyÖn thªm cho trÎ lóc ë nhµ. Riªng kü n¨ng ph¸t ©m ®óng ®· lµ mét vÊn ®Ò kh¸ nan gi¶n v× mçi khi trÎ ®· nãi chít, nãi ngäng th× rÊt khã s÷a,do ®ã tríc hÕt c« gi¸o ph¶i dïng tõ ng÷ chÝnh x¸c ph¸t ©m râ rµng ë mäi lóc mäi n¬i.Khi cho trÎ lµm quen mét ch÷ c¸i míi c« ph¶i tËp trÎ ph¸t ©m nhiÒu lÇn,trÎ lµm quen kh«ng chØ lµ ch÷ c¸i ®¬n thuÇn mµ c¸c ch÷ c¸i ®ã g¾n liÒn víi c¸c tõ ng÷ cã ý nghÜa víi nh÷ng ©m khã dÔ lÉn lén nh s-x, b-p,v-r...t«i chó träng vµo c¸ch so s¸nh ph¬ng thøc ph¸t ©m ®¬n gi¶n, dÔ hiÓu,dïng c¸c h×nh ¶nh ®å vËt quen thuéc cã tªn gäi chøa c¸c ch÷ c¸i ®ã cho trÎ ph¸t ©m.MÆt kh¸c , ë mäi lóc mäi n¬i t«i thêng chó ý theo dâi luyÖn trÎ nãi ®óng , s÷a sai kÞp thêi, ®Æc biÖt c¸c giê ho¹t ®éng ngoµi trêi: khi quan s¸t t«i chó träng vµo viÖc khuyÕn khÝch trÎ dïng c¸c tõ l¸y, tõ míi, nh: lung lay,lung linh,nhÌ nhÑ,xanh ng¾t xanh biÕc, r× rµo,µo ¹t...®Ó miªu t¶ hiÖn tîng phï hîp ®èi tîng trÎ quan s¸t.§ång thêi t«i lu«n t×m tßi su tÇm c¸c bµi dång dao,ca dao, lêi h¸t ru , c©u nãi vÇn vÒ trß ch¬i d©n gian ë ®Þa ph¬ng ®Ó luyÖn thªm cho trÎ,
- kh«ng nh÷ng nã gióp trÎ luyÖn ph¸t ©m mµ cßn båi bæ cho t©m hån trÎ ngµy cµng trong s¸ng hån nhiªn. 6. Vận dụng các phương pháp, biện pháp nâng cao chất lượng cho trẻ làm quen chữ cái, học đọc học viết tạo sự đồng đều trong lớp. Đây là vấn đề cơ bản quyết định sự lĩnh hội các biểu tượng về chữ cái của trẻ. Trước hết, tôi phải nghiên cứu kỹ, lựa chọn phướng pháp trọng tâm với từng loại tiết, phối hợp nhiều phương pháp mềm dẻo linh hoạt. Khi tổ chức một tiết hoạt động chung làm quen chữ cái, tôi chỉ gợi mở cho trẻ tự tìm tòi khám phá, tìm kiếm các chữ cái trong thơ văn, tranh truyện chữ to... Qua đó trẻ được luyện cách giở vở, liếc mắt khi đọc, được làm quen với nhiều kiểu chữ khác nhau như chữ in thường, viết thường, biết vị trí từng chữ cái trong từ biết cách đọc cách viết các từ. Sau đó tôi chỉ tổng hợp các kiến thức cơ bản giúp trẻ lĩnh hội dễ dàng. Khi đặt hệ thống câu hỏi tôi phải nghiên cứu kỹ câu hỏi đặt cho đối tượng nào sao cho trong một giờ hoạt động tất cả trẻ trong lớp đều được tham gia trả lời, đồng thời tôi lên kế hoạch bồi dưỡng cho trẻ yếu cũng như tạo mọi điều kiện cho trẻ giỏi phát huy hết khả năng sáng tạo của mình. 7. Phối kết hợp với phụ huynh, nhà trường cùng các ban ngành khác. Đây là nét đặc trưng của bậc học MN. Gia đình, nhà trường, xã hội đều là môi trường giáo dục trẻ nên người cần có sự giáo dục đồng bộ, kết hợp chặt chẽ để thống nhất biện pháp giáo dục có kết quả cao. Trước hết, tôi nhanh chống nắm bắt tình hình, điều kiện, đặc điểm của lớp mình phụ trách rồi lên kế hoạch triển khai họp phụ huynh, tuyên truyền tầm quan trọng của việc làm quen chữ cái, việc đọc, viết. Báo cáo tình hình chất lượng của trẻ qua đợt khảo sát đầu năm, thông báo chương trình kế hoạch, thời gian hoạt động của trẻ ở lớp, ở nhà, nội dung mua sắm đầy đủ các loại đồ dùng phục vụ bộ môn. Có thể vận động mỗi phụ huynh mua bộ chữ cái, vỡ tập tô, sách truyện... để bồi dưỡng thêm cho trẻ học ở nhà.
- Ngoài ra bản thân tôi kết hợp với nhà trường vận động hội phụ nữ, hội phụ huynh quyên góp, mua sắm đồ dùng cho những trẻ nghèo không đủ điều kiện. Tích cực tham mưu với các chính quyền điạ phương xây dựng các góc, kết hợp tổ chức đoàn viên thanh niên khéo tay cắt chữ tranh ảnh, trang hoàng các góc phong phú có thẩm mỹ. Điều chú ý quan trọng là quán triệt với phụ huynh biện pháp giáo dục mọi lúc, mọi nơi, bố mẹ người lớn luôn là tấm gương sáng cho trẻ noi theo. Trong lời nói phải luôn dàng từ ngữ chính xác, nếu trẻ có biểu hiện nói lắp, nói ngọng, chớt...người lớn phải kịp thời sữa ngay, tuyệt đối không nậng trẻ bằng cách nói chớt nói lắp theo trẻ. Cứ 2 - 3 tháng tôi có kế hoạch họp phụ huynh, thường xuyên trao đổi kịp thời tình hình của trẻ vào giừo đón, trả trẻ để nắm bắt thông tin từ hai phía để có biện pháp giáo dục kịp thời. PHẦN III: KẾT QUẢ ĐẠT ĐƯỢC VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM 1. Kết quả đạt được: Với những biện pháp tôi đã thực hiện cho lớp tôi trên đây đã đem lại cho lớp tôi một sốkết quả sau: Những cháu thiếu tự tin không nắm được mặt chữ phát âm không rõ ràng nay đã mạnh dạng trong khi phát âm đạt 100% Những cháu phát âm chưa chính xác còn nói lắp nói ngọng như các chữ khó L, n, s, x, p, b nay đã đạt 100%. Cháu đã nắm được các chữ cái tiếng việt đạt 100%. Cháu đã nắm được mặt chữ qua tranh ảnh, đồ dùng, qua các trò chơi đạt 98%.
- Ghép âm đạt 95% Trẻ đọc viết biết cách ngồi cầm bút mở sách đạt 99% Trẻ nhận biết các mặt chữ (in hoa, in thường, viết thường, viết hoa đạt 99.5%) Trẻ phân biệt các chữ gần giống nhau như: p, q, b, d, m, n…nay đã đạt 99% Trẻ hứng thú nhận dạng tìm kiếm các chữ cái ở mọi lúc mọi nơi như qua sách báo, tranh ảnh, sách tranh, đồ dùng đò chơi. Làm được 46 bộ tranh ảnh có từ dưới tranh theo chủ đề chủ điểm Làm được thẻ chữ rời bằng xốp các chữ cái Làm được 23 bộ sách tranh viết chữ to Làm được 50 đồ dùng, đồ chơi ở các góc có viết chữ to Làm được 8 bộ ĐôMiNô 2. Những bài học kinh nghiệm Qua quá trình thực hiện, bản thân tôi đã rút ra được những bài học kinh nghiệm sau. Mỗi người giáo viên cần phải dựa vào các nguyên tắc dạy học để tổ chức các hoạt động đảm bảo tính vừa sức, tính phát triển, tính hệ thống liên tục và chú ý cá biệt đối với trẻ nhằm hình thành ở trẻ; khả năng quan sát ghi nhớ và vận động kích thích trẻ nỗ lực khám phá. Tổ chức hoạt động dễ quá sẽ không kích thích khả năng học tập ham khám phá của trẻ. Thông qua việc tạo điều kiện cho trẻ tiếp xúc với môi trường xung quanh hiểu biết về trường tiểu học để trẻ có tâm lý tốt sau này, ở lớp lá phải hình thành trẻ các thói quen mở tập, lật tập đọc sách, tô, viết chữ… Giáo viên dùng lời nói độc lập sẽ không có hiệu quả vì không phù hợp đặc điểm nhận thức của trẻ ở độ tuổi này.
- Là một giáo viên phải thực sự đam mê tâm huyết với việc dạy học, thường xuyên quan tâm tạo mọi điều kiện thuận lợi nhất cho trẻ học đọc, học viết ở mọi lúc mọi nơi. Giáo viên phải quan tâm đúng mức thường xuyên theo dõi động viên khuyến khích để nhằm tạo điều kiện, cảm xúc để trẻ phấn khởi trong khi học đọc, học viết. Muốn trẻ nắm vững các chữ cái học đọc, học viết tốt phải đầu tư ở các góc, đồ dùng đồ chơi đều phải viết chữ to, có các sách tranh truyện tranh có từ viết chữ to, hột hạt, các nét rời bút chì để trẻ tô viết chữ. Luyện khả năng chú ý có chủ định, biết tập trung, lắng nghe yêu cầu của giáo viên kỷ năng nghe nói, viết để mở rộng vốn hiểu biết để trẻ hình thành 04 kỹ năng nghe, nói, đọc, viết sau này của trẻ, để trẻ tự tin hơn khi trẻ bước vào trường phổ thông được tốt hơn. IV. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ 1. Kết luận: Tạo tiền đề cho trẻ bước vào lớp 1 phổ thông. Chuyên đề làm quen văn học, làm quen chữ viết đã qua nhưng sau chuyên đề này tôi vẫn tiếp tục tìm tòi nghiên cứu để cho trẻ nắm vững các chữ cái học đọc, học viết một cách có hiệu quả hơn nữa để ngày càng có tác dụng hơn trong việc chăm sóc và giáo dục trẻ mầm non. Đề tài sáng kiến kinh nghiệm này nhằm đổi mới nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, để đáp ứng được nhu cầu phát triển xã hội hiện nay. Trong quá trình thực hiện, áp dụng kính mong các đồng nghiệp góp ý xây dựng để sáng kiến kinh nghiệm của tôi ngày một hoàn chỉnh hơn. 2. Kiến nghị:
- Các cấp tạo điều kiện kinh phí cho trường mua thêm tranh ảnh, truyện tranh có viết chữ to. Cung cấp thêm tài liệu và điều kiện hỗ trợ học tập nghiên cứu để về hoạt động làm quen chữ viết. Tạo điều kiện cho cán bộ giáo viên tập huấn thao giảng rút kinh nghiệm để nâng cao hiệu quả hơn nữa trong hoạt động. Cam Thuỷ,, ngày 23 tháng 05 năm 2009 Người viết đề tài Nguyễn Thị Thuỷ
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ ở trường mầm non
12 p | 1212 | 143
-
SKKN: Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình
11 p | 1125 | 75
-
SKKN: Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở
7 p | 1499 | 58
-
SKKN: Quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tiến bộ
10 p | 516 | 45
-
SKKN: Một số trò chơi giúp học sinh khiếm thính lớp dự bị phát triển ngôn ngữ
15 p | 450 | 36
-
SKKN: Làm thế nào để giúp trẻ 4 - 5 tuổi học thơ có hiệu quả
8 p | 644 | 31
-
SKKN: Một số hình thức giúp trẻ mẫu giáo lớn nhận biết nhanh 29 chữ cái
20 p | 179 | 28
-
SKKN: Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới
12 p | 217 | 26
-
SKKN: Phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1
16 p | 163 | 18
-
SKKN: Làm thế nào để giúp trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua tác phẩm văn học
9 p | 212 | 14
-
SKKN: Làm thế nào để trẻ thực sự hứng thú tham gia học tốt bài nặn theo mẫu “Mẫu giáo nhỡ”
9 p | 130 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn