SKKN: Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở
lượt xem 58
download
Có thể nói sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động ở trường mầm non không có gì khó đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào để giúp trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ khi sử dụng các nguyên vật liệu mở một cách có hiệu quả mới là điều cần quan tâm. Vì vậy xin mời tham khảo sáng kiến kinh nghiệm biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở
- PHÒNG GIÁO DỤC – ĐÀO TẠO QUẬN 6 TRƯỜNG MẦM NON RẠNG ĐÔNG 10 _________________________________ SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NĂM HỌC : 2008 – 2009 ĐỀ TÀI : BIỆN PHÁP PHÁT TRIỂN KHẢ NĂNG SÁNG TẠO CỦA TRẺ THÔNG QUA VIỆC SỬ DỤNG CÁC NGUYÊN VẬT LIỆU MỞ NGƯỜI VIẾT: TRẦN NGỌC LAN GIÁO VIÊN : LỚP LÁ 1
- I/ ĐẶT VẤN ĐỀ: Trong sinh hoạt gia đình, có rất nhiều vật bị loại bỏ sau khi sử dụng, chẳng hạn như hộp giấy, bìa, giấy báo, họa báo, chai nước suối, vải vụn, ống chỉ… Nhưng bằng bàn tay khéo léo, chúng ta sẽ biến những vật ấy thành những đồ chơi, đồ dùng đẹp và rất ấn tượng cho trẻ. Đó chính là những sản phẩm mang tính sáng tạo mà không cần tốn kém. Đặt biệt đối với lứa tuổi mẫu giáo, việc cho các cháu cùng tham gia tập làm đồ chơi từ nguyên vật liệu mở có tác dụng rất tốt và rất hiệu quả giúp các cháu từ ham thích, đến bắt chước và tự tập làm những đồ chơi đơn giản để đưa vào các hoạt động của trẻ ở trường Mầm non. Thật vậy việc hướng dẩn trẻ tham gia vào công việc lý thú này, chúng ta đã thiết thực góp phần xây dựng và bảo vệ môi trường của chúng ta đang sống ngày một tốt đẹp hơn.Và đó là lý do tôi muốn giới thiệu cùng các bạn: “Biện pháp phát triển khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở”. II/ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: Có thể nói sử dụng nguyên vật liệu mở trong việc tổ chức các hoạt động ở trường mầm non không có gì khó đối với giáo viên chúng ta. Nhưng làm thế nào để giúp trẻ phát huy hết khả năng sáng tạo và tưởng tượng của trẻ khi sử dụng các nguyên vật liệu mở một cách có hiệu quả mới là điều cần quan tâm.Vì vậy tôi đã thực hiện các biện pháp sau: Biện pháp 1: Thực hiện các nguyên tắc khi lựa chọn nguyên vật liệu . Nhằm giúp trẻ biết tận dụng các nguyên vật liệu khác nhau để làm ra các ra các sản phẫm một cách sáng tạo, đòi hỏi chúng ta phải biết cách chọn lọc các nguyên vật liệu phù hợp với trẻ đó là: + Nguyên vật liệu phải đơn giản, dễ tìm, gần gũi với trẻ và có thể sử dụng vào nhiều nội dung giáo dục khác nhau. Ví dụ: Chai nước suối, lon nước ngọt, hộp giấy, hình lịch…với nhiều màu sắc khác nhau. + Nguyên vật liệu phải có màu sắc, kích thước phù hợp, an toàn, không độc hại, không nguy hiểm. Ví dụ: Khi dạy trẻ sử dụng chai xà phòng làm đồ chơi. Chúng ta chọn chai có kích thước phù hợp trẻ và không còn xà phòng bên trong để tránh gây độc hại cho trẻ, hay các loại lon nước ngọt phải sạch, không sắc nhọn … + Nguyên vật liệu phải đảm bảo tính sáng tạo tức là từ một nguyên vật liệu có thể tạo thành nhiều đồ chơi khác nhau, có ý tưởng mới trong khai thác sử dụng. Ví dụ: Từ chi nước ngọt, ly nhựa, quả bóng ta hình thành cho trẻ các ý tưởng, sáng tạo nhiều loại đồ chơi khác nhau như: Búp bê, rối, chậu hoa, các con vật… + Nguyên vật liệu phải có tác dụng hình thành, cũng cố các khái niệm về toán, môi trường xung quanh,… hấp dẩn, kích thích trí tò mò của trẻ và trẻ có thể sử dụng các đồ chơi qua các hoạt động khác nhau Ví dụ: Khi dạy chủ đề về “ Thế giới động vật” Sau khi trẻ đã tạo được các con vật từ các nguyên vật liệu, ta có thể dạy trẻ nhận biết các biểu tượng về toán như: Đếm số lượng, phân nhóm,…Hay sử dụng các con vật trên trong việc xây dựng “ Vườn bách thú” hoặc làm những con rối cho trẻ kể chuyện.
- Biện pháp 2: Sử dụng các nguyên vật liệu mở trong hoạt động tao hình - Khó khăn cần giải quyết ở đây là: Khi có đầy đủ nguyên vật liệu rồi chúng ta sẽ làm cách nào phát triển tưởng tượng cho trẻ và giúp trẻ hoạt động sáng tạo theo trí tưởng tượng đó. Vì vậy tôi thường xuyên sưu tầm các hình ảnh trong sách báo về cách làm đồ chơi bằng nguyên vật liệu để trẻ có sự lựa chọn chính xác cho việc sử dụng nguyên vật liệu phù hợp Ví dụ : khi dạy trẻ về các phương tiện giao thông tôi cho trẻ xem các tranh, vật thật về các loại xe, tầu hỏa, tầu thủy, máy bay…để trẻ nhận biết các đặc điểm cơ bản của các phương tiện đó như thân xe ô tô có dạng hình gì ? Bánh xe có dạng hình gì? hoặc các toa tầu hỏa ra sao…Sau đó cho trẻ tìm các nguyên vật liệu có hình dạng gần giống các vật thật hoặc các hình ảnh trong tranh để trẻ dễ dàng tạo ra sản phẩm theo ý thích như: Chai nước suối, hộp giấy giống thân xe hoặc tầu hoả.., hạt nút giống bánh xe, que tre giúp kết dính các bánh xe… - Trong quá trình trẻ thực hiện tôi nhận thấy trẻ rất lúng túng khi thực hiện thao tác kết dính các nguyên vật liệu với nhau để tạo thành sản phẩm . Vì vậy tôi gợi ý cho trẻ bằng cách đặt những câu hỏi: “muốn bánh xe dính vào thân xe phải làm sao ? hoặc làm cách nào để tầu hỏa có nhiều toa hơn? Hay khi dạy trẻ tạo hình con vật từ ly nhựa và ống hút tôi gợi ý cho trẻ tìm cách gắn các ống hút vào ly (Ly làm thân con vật, ống hút làm chân con vật). Với cách trên tôi đã cũng cố các kỹ năng tạo hình cho trẻ như vẽ, cắt, xé, dán và cách sử dụng các loại keo, kim bấm…Qua các biện pháp trên tôi nhận thấy: Các thao tác của trẻ ngày càng thành thạo hơn và trẻ đã tạo ra nhiều sản phẩm phong phú đa dạng theo từng chủ đề. Đồng thời trẻ rất thích thú và yêu quí sản phẩm do chính tay mình tạo ra. Biện pháp 3:Vận dụng các sản phẩm từ nguyên vật liệu vào các hoạt động khác - Khi trẻ được hoạt động với sản phẩm của chính mình làm ra, tôi nhận thấy trẻ rất thích thú. Vì thế tôi đã tận dụng những sản phẩm của trẻ để tổ chức thực hiện các hoạt động khác như: + Những chiếc ô- tô, tàu hỏa, thuyền… được làm từ các hộp to nhỏ khác nhau ta có thể hình thành các biểu tượng toán cho trẻ về kích thước, hình dạng số lượng, đối với hoạt động tìm hiểu môi trường xung quanh giúp trẻ biết quan sát, nhận xét và mô tả những đặc điểm rỏ nét về các loại phương tiện giao thông, trẻ biết phân loại một cách chính xác và qua đó trẻ được cũng cố về kỹ năng sống của bản thân và thực hiện đúng luật giao thông…hoặc trẻ sử dụng những con rối, con vật để kể chuyện sáng tạo hay dùng những sản phẩm từ nguyên vật liệu dùng để trang trí lớp… + Nguyên vật liệu mở còn kích thích sự sáng tạo, tưởng tượng của trẻ qua các góc chơi. Đặc biệt trong trò chơi xây dựng trẻ dùng nguyên vật liệu mở thay thế các đồ dùng, dụng cụ mà trẻ cho là cần thiết trong quá trình chơi, trẻ dùng bao xốp làm cây, các loại hộp làm nhà, ống chỉ làm hàng rào, cắt hoa từ giấy, bao xốp…Hoạt động sáng tạo của trẻ còn thể hiện qua Góc “kể chuyện cùng nhau” Trẻ dùng những cành cây khô, lá, cỏ… tạo thành mô hình để kể chuyện Ví dụ: Câu chuyện “Ông cây già” Gợi ý để trẻ phát triển tưởng tượng như :“làm thế nào để cây già có sức sống kỳ diệu?” ( trò chuyện với cây, tưới nước, nhảy múa, vuốt ve cây, làm đẹp, trang trí cho cây…) Trẻ sẽ chọn những nguyên vật liệu rời ( giấy màu, giấy báo, len, ống hút..) đã chuẩn bị để làm đẹp cho cây .Sau đó trẻ có thể chơi với cây tùy theo sự tưởng tưởng và sáng tạo của từng nhóm trẻ hoặc cá nhân .
- Kết quả đạt được : Với các biện pháp trên, tôi đã tạo cho trẻ sự hứng thú, tích cực hoạt động một cách sáng tạo qua các hoạt động và cũng cố các kỹ năng sống thực tế cho trẻ. Thật vậy : Với nguyên vật liệu mở đơn giản nhưng lại tổ chức được nhiều hoạt động khác nhau và xuyên suốt, mục đích yêu cầu chính đạt được hiệu quả cao, trẻ được hoạt động sáng tạo và phát triển tưởng tượng tốt. Đồng thời trong quá trình hoạt động với nguyên vật liệu cảm xúc tình cảm của trẻ cũng phát triển qua việc trẻ biết giao lưu tình cảm với bạn, đồ vật, cây cỏ rất hồn nhiên, dễ thương và các mối quan hệ giao lưu tình cảm khác, cũng được phát triển. III/ KẾT THÚC VẤN ĐỀ: Nguyên vật liệu mở là nguồn nguyên liệu đa dạng và phong phú có thể giúp ta tổ chức nhiều hoạt động cho trẻ ở trường mầm non vì nó đem lại hiệu quả cao cho trẻ trong việc phát triển tưởng tượng, sáng tạo và cảm xúc cho trẻ. Đồng thời nhờ việc sử dụng các nguyên vật liệu mở đã giúp cho trẻ phát huy tính tích cực, chủ động , sáng tạo và có ý thức biết tự làm ra một số đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho việc học tập và hoạt động vui chơi. Bên cạnh đó việc sử dụng nguyên vật liệu mở đã giúp trẻ ý thức việc tiết kiệm tiền mua sắm vật liệu, đồ chơi…và hình thành ý thức tuyên truyền tới mọi người xung quanh và các bậc phụ huynh về việc bảo vệ môi trường. Việc “ Phát triển , khả năng sáng tạo của trẻ thông qua việc sử dụng các nguyên vật liệu mở” Đã góp phần giúp trẻ phát huy tính sáng tạo, khéo léo…nói riêng và giáo dục trẻ ý thức bảo vệ môi trường nói chung.Và như vậy chúng ta đã góp phần giảm thiểu lượng rác thải, giảm chi phí trong việc phải sử lý rác cho ngành vệ sinh môi trường và bảo vệ môi trường thêm “Xanh, sạch”. Hãy giúp trẻ tận dụng tối đa những gì có xung quanh ta bạn nhé ! Thật đơn giản vì dễ tìm và dễ làm …nhưng lại cho hiệu quả cao phải không các bạn? Ngày 05 tháng 01 năm 2009 Thủ trưởng đơn vị Người viết Trần Ngọc Lan
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp tăng khả năng tiếp nhận ngôn ngữ cho học sinh chậm phát triển trí tuệ lớp 1A tai Trung tâm Nuôi dạy trẻ khuyết tật
19 p | 326 | 55
-
SKKN: Một số biện pháp tạo môi trường chữ cho trẻ 5 - 6 tuổi
18 p | 857 | 41
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ thông qua hoạt động tạo môi trường chữ
9 p | 841 | 27
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 - 6 tuổi học tốt môn làm quen văn học tại trường Mầm non Sao Mai
31 p | 1051 | 23
-
SKKN: Một số biện pháp hỗ trợ phụ huynh có con bị khiếm thính để giúp trẻ phát triển khả năng nghe và nói
14 p | 211 | 21
-
SKKN: Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5- 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai
26 p | 409 | 15
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt khám phá khoa học tại lớp lá 1 trường mầm non Krông Ana
25 p | 90 | 13
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 5 tuổi phát triển khả năng sáng tạo khi vẽ trong hoạt động tạo hình
30 p | 190 | 12
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ mạch lạc cho trẻ 5 - 6 tuổi thông qua bộ môn văn học thể loại truyện kể
22 p | 115 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp dạy trẻ về kỹ năng sống cho trẻ mầm non
21 p | 86 | 6
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ 3-4 tuổi học tốt môn Văn học theo hướng đổi mới tại lớp mầm 3 trường Mầm non Cư Pang
24 p | 65 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi thông qua hoạt động khám phá môi trường xung quanh
21 p | 82 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tích hợp giáo dục nội dung môi trường biển, hải đảo cho trẻ 5 tuổi
26 p | 55 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ học tốt môn làm quen văn học
23 p | 66 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp chuẩn bị tâm thế cho trẻ đồng bào dân tộc thiểu số vào lớp Một tại lớp lá 1 trường Mầm non Cư Pang
21 p | 100 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp tăng cường Tiếng Việt cho trẻ dân tộc thiểu số 5 tuổi lớp lá 4 trường mầm non Cư Pang
26 p | 55 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển ngôn ngữ cho trẻ dân tộc thiểu số thông qua hoạt động làm quen với tác phẩm văn học tại lớp chồi 3 trường mầm non Cư Pang
31 p | 70 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn