Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
I. Phần mở đầu:<br />
1. Lý do chọn đề tài :<br />
Giáo dục mầm non là bậc học đầu tiên của hệ thống giáo dục quốc dân. <br />
Đây là bậc học nền tảng trong việc giáo dục nhân cách con người phát triển <br />
toàn diện. Chính vì vậy, mục tiêu giáo dục mầm non nước ta hiện nay là “Giúp <br />
trẻ phát triển thể chất, tình cảm, trí tuệ và thẩm mỹ. Hình thành ở trẻ những <br />
cơ sở đầu tiên của nhân cách con người mới xã hội chủ nghĩa Việt Nam: thông <br />
minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng như <br />
quan sát, so sánh, phân tích, tổng hợp và suy luận cần thiết để bước vào <br />
trường phổ thông …”<br />
Vì trẻ lớp tôi đa số ở vùng nông thôn, cha mẹ chủ yếu làm nông <br />
nghiệp, con em đưa đi học thì chỉ thích được viết chữ, ít quan tâm đến việc <br />
học toán hay các môn học khác .<br />
Vậy hình thành các biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non là nội <br />
dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu giáo dục mầm non . Trong đó, <br />
quá trình hình thành biểu tượng số lượng, con số và phép đếm phân biệt kích <br />
thước, hình dạng, đo lường, định hướng trong không gian... cho trẻ mẫu giáo <br />
đóng vai trò to lớn đối với sự phát triển các quá trình nhận thức cho trẻ, giúp <br />
trẻ nhận biết được các dấu hiệu số lượng và mối quan hệ số lượng có trong <br />
các sự vật, hiện tượng của thế giới xung quanh trẻ, hình thành ở trẻ biểu <br />
tượng về con số, mối quan hệ giữa chúng và quy luật hình thành dãy số tự <br />
nhiên, hình thành ở trẻ những kỹ năng nhận biết như: so sánh, đếm, thêm bớt <br />
chia số lượng…Ngoài ra giúp trẻ làm quen với thế giới xung quanh, giải <br />
quyết được một số khó khăn trong cuộc sống hằng ngày, rèn các thao tác tư <br />
duy như so sánh, phân tích, tổng hợp, khái quát hóa …Đồng thời góp phần <br />
phát triển ngôn ngữ, giúp trẻ diễn đạt dễ dàng hơn. <br />
Vì vậy giáo viên cần phải có một nguồn dự trữ thật đa dạng và phong <br />
phú các bài tập ở đủ mọi hình thức, đủ mọi chủ đề của trẻ mầm non.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
1<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Bản thân tôi là một giáo viên tôi chọn đề tài này với mong muốn giúp <br />
trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai làm quen với một số khái niệm sơ <br />
đẳng về toán phải đi từ đơn giản đến phức tạp dần, phù hợp với lứa trình <br />
độ phát triển của trẻ.<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài:<br />
a. Mục tiêu:<br />
100% trẻ tại trường thực hiện tốt các trò chơi về toán học.<br />
Trẻ hình thành về các biểu tượng toán<br />
Phát triển khả năng , kĩ năng học toán cho trẻ như:<br />
Tập hợp số lượng, số thứ tự và đếm:<br />
Đếm trong phạm vi 10 và đếm theo khả năng.<br />
Các chữ số, số lượng và các số thứ tự trong phạm vi 10.<br />
Gộp, tách các nhóm đối tượng bằng các cách khác nhau và đếm.<br />
Xếp tương ứng:<br />
Ghép thành cặp những đối tượng có mối liên quan.<br />
Tạo ra quy tắc sắp xếp.<br />
Đo lường:<br />
Đo dộ dài một vật bằng các đơn vị đo khác nhau.<br />
Đo độ dài các vật, so sánh diễn đạt kết quả đo.<br />
Đo dung tích các vật, so sánh diễn đạt kết quả đo.<br />
Hình dạng:<br />
Nhận biết, gọi tên khối cầu, khối vuông, khối chữ nhật, khối trụ và <br />
nhận biết các hình đó trong thực tế.<br />
Tạo ra một số hình học bằng các cách khác nhau.<br />
Định hướng trong không gian và định hướng thời gian:<br />
Xác định vị trị đồ vật( phía trước, phía sau, phía trên, phía dưới, phía <br />
phải, phía trái) so với bản thân trẻ, với bạn bè khác, với một vật nào đó làm <br />
chuẩn.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
2<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Nhận biết hôm qua, hôm nay, ngày mai.<br />
Gọi tên các thứ trong tuần. <br />
Mục tiêu của giáo dục mầm non là hình thành cơ sở ban đầu về nhân <br />
cách con người phát triển toàn diện. Hình thành các biểu tượng toán học sơ <br />
đẳng cho trẻ mầm non là nội dung quan trọng góp phần thực hiện mục tiêu <br />
giáo dục mầm non. Hiệu quả của việc hình thành các biểu tượng toán sơ <br />
đẳng cho trẻ mầm non không chỉ phụ thuộc vào việc xây dựng vào hệ thống <br />
các biểu tượng toán học cần hình thành cho trẻ, mà còn phụ thuộc vào <br />
phương pháp, biện pháp tổ chức các hoạt động mà trọng tâm là các “tiết học <br />
toán” cho trẻ ở trường mầm non . Hơn nữa nội dung, phương pháp, biện pháp <br />
hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non phải phù hợp <br />
với đặc điểm phát triển tâm sinh lý của trẻ, điều kiện kinh tế xã hội mà trẻ là <br />
thành viên.<br />
b. Nhiệm vụ:<br />
Biện pháp hình thành các biểu tượng toán học sơ đẳng cho trẻ mầm <br />
non phải góp phần thực hiện các nhiệm vụ sau:<br />
Xây dựng tiết học phù hợp với môi trường học tập trung và ngoài lớp, <br />
phù hợp với từng hoạt động của trẻ.<br />
Xác định nội dung của môn học .<br />
Nghiên cứu những phương pháp hình thành các biểu tượng toán sơ <br />
đẳng cho trẻ mầm non.<br />
Nghiên cứu những thiết bị cần thiết cho việc hình thành các biểu tượng <br />
toán sơ đẳng cho trẻ mầm non .<br />
Nghiên cứu việc phát triển năng lực, trí tuệ, năng lực học tập, giáo <br />
dục đạo đức, thẩm mỹ cho trẻ trong qua trình hình thành những biểu tượng <br />
toán học sơ đẳng cho trẻ mầm non.<br />
Giáo dục toán học cho trẻ mẫu giáo trong gia đình.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
3<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán tại lớp cho trẻ 56 tuổi <br />
.<br />
<br />
4 . Giới hạn phạm vi nghiên cứu : <br />
<br />
Trẻ 56 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai . <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu :<br />
a. Phương pháp lí luận:<br />
Ngày 22 tháng 7 năm 2010. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ban hành <br />
Thông tư số 23/2010/TTBGDĐT Quy định về Bộ chuẩn phát triển trẻ em <br />
năm tuổi nhằm hỗ trợ việc thực hiện Chương trình giáo dục mầm non <br />
( Thông tư 23/2010/TTBGDĐT).<br />
Chuẩn 23. Trẻ có một số hiểu biết về số, số đếm và đo.<br />
Chuẩn 24. Trẻ nhận biết về hình, hình học và định hướng trong không <br />
gian.<br />
Chuẩn 25. Trẻ nhận biết ban đầu về thời gian.<br />
b.Phương pháp thực tiễn: <br />
Muốn cho trẻ học tốt hoạt động làm quen với toán theo phương pháp <br />
mới điều trước tiên giáo viên phải nắm vững được nội dung, phương pháp. <br />
Do vậy, làm quen với một số biểu tượng toán nhằm để giúp giáo viên nắm <br />
vững phương pháp dạy. Nhà trường tổ chức chuyên đề hoạt động làm quen <br />
toán cho chị em giáo viên trong trường dự để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. <br />
Với phương pháp lấy trẻ làm trung tâm, trẻ được trải nghiệm làm cho giờ <br />
học đạt hiệu quả cao. Tổ chức nhiều trò chơi mới để gây hứng thú cho trẻ.<br />
Làm một số đồ dùng ,đồ chơi có lồng ghép các môn học khác để lôi <br />
cuốn trẻ tập trung hơn vào hoạt động ,bằng phương pháp trực quan, phương <br />
pháp trò chuyện, hỏi đáp…<br />
c. Phương pháp thống kê toán học:<br />
Phương pháp quan sát các hoạt động của cô và trẻ tại trường, khả năng <br />
tiếp thu của trẻ mẫu giáo, những thuận lợi và khó khăn trong khi giảng <br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
4<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
dạy...Tình hình tham gia vào các hoạt động của trẻ như thế nào? (tích cực <br />
hay không tích cực.Kinh nghiệm chuyên môn về việc ''Vận dụng phương <br />
pháp giảng dạy làm quen với biểu tượng toán trong trường, trường bạn từ đó <br />
so sánh đối chiếu để thực hiện.<br />
Sử dụng sách chương trình chăm sóc trẻ mẫu giáo và sách hướng dẫn <br />
thực hiện phương pháp hình thành biểu tượng toán sơ đẳng cho trẻ mầm non.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
5<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
II. Phần nội dung:<br />
1 . Cơ sở lí luận :<br />
Căn cứ thông tư số 28 sửa đổi về chương trình giáo dục Mầm Non. <br />
Theo KH số 13 ngày 13/9/2017 triển khai nhiệm vụ năm học 2017 2018. Về <br />
việc cho trẻ làm quen với một số khái niệm sư đẳng về toán và phương pháp <br />
giảng dạy lấy trẻ làm trung tâm.<br />
Qua tình hình thực tế ở trường, lớp và qua tham khảo ở một số trường <br />
cho thấy tỉ lệ nhận biết một số biểu tượng toán còn thấp, chúng ta không thể <br />
nói rằng tiết học làm quen với toán là không ảnh hưởng đến chất lượng của <br />
môn học này.Môn học làm quen với một số biểu tượng toán. Nhưng tôi nghĩ: <br />
nếu tổ chức tốt các phương pháp để trẻ làm quen với một số biểu tượng về <br />
toán cũng có một kết quả khả quan trong việc giúp trẻ học tốt môn học này. <br />
Vậy làm thế nào để tổ chức tốt môn học này, tiết học làm quen với toán, <br />
cùng với việc tổ chức một số trò chơi lồng ghép môn toán ở các tiết học <br />
khác… <br />
Qua thực tiễn giảng dạy trên lớp đã cho tôi thấy, nếu phát huy đến mức <br />
tối đa khả năng tập trung chú ý của trẻ vào đối tượng, muốn dạy trẻ là quyết <br />
định của tiết học này. <br />
Vì vậy cái gì bất ngờ cô tạo ra sẽ lôi cuốn trẻ tập trung chú ý của trẻ <br />
hơn, trẻ thích phán đoán.Vì ở độ tuổi 56 tuổi trẻ đã phát triển tư duy trừu <br />
tượng. Nếu đáp ứng được những nhu cầu trên trẻ, thì trẻ rất hứng thú tham <br />
gia vào hoạt động. Chính lúc này đây sự tập trung và chú ý của trẻ ở mức cao <br />
độ.<br />
Có câu nói: “Trẻ em chính là người lớn thu nhỏ” thật vậy những gì <br />
người lớn biết trẻ em cũng đều biết, mà trẻ lĩnh hội được mọi thứ từ những <br />
hoạt động của người lớn. Vì vậy để hình thành được một số biểu tượng toán <br />
sơ đẳng cho trẻ , thì người giáo viên đóng một vai trò hết sức quan trọng <br />
trong việc truyền thụ kiến thức toán đến với trẻ phải thật dể hiểu.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
6<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
“Trẻ em hôm nay thế giới ngày mai”<br />
Không chỉ là dấu hiệu kêu gọi thôi thúc toàn thế giới chú trọng quan <br />
tâm hơn đến cái vấn đề chăm sóc giáo dục” sợi chỉ đỏ” xuyên suốt quá trình <br />
xây dựng cái cách giáo dục của tất cả quốc gia trên toàn thế giới . Bởi vì đất <br />
nước luôn phồn vinh và cường thịnh không tụt hậu với thời gian luôn đi trước <br />
thời đại thì rất cần thế hệ kế cận trong tương lai sự thông minh, trí tuệ, cần <br />
cù, ham hiểu biết, bản lĩnh, giàu lòng nhiệt tình cùng với khả năng sáng tạo <br />
không ngừng. Trẻ em chính là chủ nhân tương lai của đất nước, là lớp người <br />
kế tục và phát huy những tinh hoa của nhân loại trong thế giới. Hiện tại để <br />
có những bước đi vững chắc, có những bước đi thần kỳ nhanh chóng đưa xã <br />
hội đi đến đỉnh cao của ước mơ xã hội cộng sản văn minh mà Mác Ăng <br />
Ghen đã dự đoán.<br />
Việc cho trẻ Mầm Non được làm quen với bộ môn toán, hình thành <br />
những biểu tượng toán sơ đẳng, là môn học rất quan trọng là điều kiện không <br />
thể thiếu trong quá trình dạy học nhằm phát triển trí tuệ và nhân cách toàn <br />
diện cho trẻ.<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu :<br />
a .Thuận lợi – khó khăn :<br />
* Thuận lợi :<br />
Được sự chỉ đạo sát sao về chuyên môn của phòng Giáo dục và ban <br />
giám hiệu nhà trường quan tâm, mua sắm trang thiết bị, đồ dùng dạy học <br />
tương đối đầy đủ, phòng học rộng rãi, thoáng mát có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt <br />
động.<br />
Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học , tự rèn.<br />
Đa số trẻ là người địa phương dễ tiếp xúc, dễ gần. Trẻ ở cùng một độ <br />
tuổi nên mức độ nhận thức tương đối đồng đều, chính vì vậy việc dạy trẻ ở <br />
lớp cũng gặp nhiều thuận lợi. Bản thân tôi cũng được trãi nghiệm thực tế <br />
trên lớp với trẻ, đồng thời được tham gia học hỏi kinh nghiệm qua bạn bè <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
7<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
đồng nghiệp nên cũng đã học được một số kinh nghiệm trong phương pháp <br />
giảng dạy. <br />
<br />
* Khó khăn :<br />
Bên cạnh những thuận lợi thì vẫn còn tồn tại một số khó khăn phụ <br />
huynh cứ nghĩ đến lớp chủ yếu là múa hát rồi xong và trẻ thì 100% là trẻ <br />
nông thôn, cũng có một số phụ huynh đặt nặng về việc viết chữ cái, chưa <br />
thật sự quan tâm đến bồi dưỡng khả năng nhận biết của trẻ, đa số trẻ nhận <br />
biết về biểu tượng toán còn kém, trẻ chưa xác định được hình dạng, hình <br />
khối, kích thước, số lượng …<br />
Làm quen với toán là một môn học khó đòi hỏi sự chính xác, khoa học <br />
nên giáo viên phải làm thế nào để trẻ tiếp thu được là vấn đề rất khó khăn <br />
chẳng những thế trẻ địa phương, vùng nông thôn trẻ được tiếp xúc bằng <br />
tiếng phổ thông còn hạn chế. Vì thế nên việc tiếp thu kiến thức với trẻ còn <br />
gặp nhiều khó khăn và thiếu hệ thống, một số phụ huynh còn coi nhẹ việc <br />
học tập của con em mình làm ảnh hưởng đến kết quả học tập của trẻ.<br />
3 . Nội dung và hình thức của giải pháp, biện pháp:<br />
a . Mục tiêu của biện pháp, giải pháp:<br />
Với những biện pháp mà giáo viên đưa ra là trẻ phải biết sắp xếp <br />
các đối tượng theo trình tự, theo yêu cầu, trẻ đếm được xuôi, ngược thành <br />
thạo. Trẻ biết sử dụng các dụng cụ để đo, đong và so sánh nói kết quả.Trẻ <br />
biết gọi tên, chỉ ra điểm giống và khác nhau của các khối cầu, trụ, vuông, chữ <br />
nhật… Biết sử dụng lời nói và hành động để chỉ vị trí của đồ vật so với vật <br />
làm chuẩn. Biết gọi tên đúng các thứ trong tuần, các mùa trong năm.<br />
Muốn đạt được mục tiêu giáo viên cần nghiên cứu đặc điểm tâm <br />
sinh lý nói chung và hiểu sâu về đặc điểm của việc hình thành các biểu tượng <br />
ban đầu về toán.Thông qua việc hình thành các biểu tượng về toán là bồi <br />
dưỡng cho trẻ khả năng quan sát, tìm tòi, so sánh, phát triển ngôn ngữ, rèn <br />
luyện phương pháp tư duy , thói quen cẩn thận chính xác…<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
8<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
b. Nội dung và cách thực hiện biện pháp, giải pháp :<br />
Nội dung hình thành các biểu tượng toán học cho trẻ mầm non không <br />
chỉ bao gồm những kiến thức, kỹ năng toán học, mà còn gồm cả những biện <br />
pháp hoạt động thực tiễn, hoạt động trí tuệ, tất cả điều đó là cơ sở để giáo <br />
dục toàn diện nhân cách trẻ.<br />
Để đưa nội dung này tới trẻ thì việc lập kế hoạch thực hiện nó thông <br />
qua hệ thống các tiết học và các hình thức dạy học khác đóng vai trò quan <br />
trọng. Các kế hoạch dài hạn có tính định hướng cùng với các kế hoạch ngắn <br />
hạn và các giáo án tiết học có tác dụng định hướng cho giáo viên thực hiện <br />
công việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán.<br />
Trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần thường xuyên so sánh, đối chiếu <br />
nội dung dạy học với mức độ phát triển những biểu tượng toán học của trẻ <br />
trong lớp.Giáo viên cần tiến hành tiết học toán với trẻ theo kế hoạch đã định. <br />
Mỗi tiết học đều được giáo viên thực hiện một cách có tổ chức, có logíc, phù <br />
hợp với đặc điểm tâm sinh lý lứa tuổi trẻ mà không phụ thuộc vào thời gian <br />
hình thức tiến hành. Kết quả của mỗi tiết học toán được thể hiện qua việc <br />
đạt mục đích đề ra, tạo cho trẻ cảm xúc thỏa mãn, lòng ham muốn được học <br />
tiếp tục.<br />
Ngoài ra việc cho trẻ làm quen với biểu tượng toán còn giúp trẻ phát <br />
triển tư duy trực quan.Qua sự tìm tòi học hỏi thực tế giảng dạy, bản thân tôi <br />
tìm ra một số biện pháp, giải pháp sau để hình thành một số biểu tượng toán <br />
đối với trẻ 56 tuổi:<br />
Biện pháp 1:Dạy trẻ đếm số lượng trong phạm vi 10, thêm, bớt số <br />
lượng, nhận biết các số từ một đến 10.<br />
Việc dạy trẻ đếm xác định số lượng trong phạm vi 10,nhận biết các số <br />
từ 110 luôn được bắt đầu bằng việc dạy trẻ lập số mới trên cơ sở số đã <br />
biết. Ở lớp mẫu giáo lớn trẻ học cách lập 5 số tiếp theo(từ số 6 đến số 10). <br />
Việc dạy trẻ lập số được tiến hành trên các tiết học toán, trên cơ sở trẻ thực <br />
hành so sánh hai nhóm đối tượng có số lượng hơn kém nhau là 1, sao cho số <br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
9<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
lượng của chúng được biểu thị bằng con số mà trẻ đã biết và con số kề sau <br />
con số đó.<br />
Ví dụ: Khi dạy số 6 ta cần so sánh 5 bông hoa với 6 con bướm. Khi <br />
thiết lập tương ứng 1:1 giữa số hoa và số bướm trẻ sẽ thấy số hoa ít hơn số <br />
bướm là 1 và ngược lại số bướm nhiều hơn số hoa là 1 và bằng cách trẻ gọi <br />
số mới diễn đạt cho số bướm, khi cho trẻ so sánh các từ số với nhau (5 thêm <br />
1 là 6 và 6 bớt 1 là 5, như vậy 6 lớn hơn 5 là 1 và 5 nhỏ hơn 6 là 1) trẻ sẽ lĩnh <br />
hội nguyên tắc thành lập dãy số mới và tiếp đó là nguyên tắc thành lập dãy số <br />
tự nhiên <br />
Để dạy trẻ 56 tuổi so sánh số lượng các nhóm đối tượng, trẻ không <br />
chỉ sử dụng các nhóm vật khác loại để so sánh<br />
Ví dụ: So sánh số ong và số bướm… mà trẻ còn sử dụng cả các nhóm <br />
vật cùng loại được tách ra từ một nhóm chung theo một dấu hiệu nào đó<br />
Ví dụ: So sánh số vịt với số gà. Ngoài ra còn so sánh số lượng vật của <br />
nhóm nhỏ với số vật của cả nhóm chung.<br />
Ví dụ: So sánh số vịt với toàn bộ số vịt và gà. Những bài tập dạng này <br />
có tác dụng khắc sâu làm phong phú những biểu tượng về tập hợp cũng như <br />
những kinh nghiệm thao tác với các tập hợp của trẻ.<br />
Trong quá trình hướng dẫn trẻ mẫu giáo lớn, cô giáo nên hạn chế sử <br />
dụng các hành động, thao tác mẫu, mà cần tăng cường dùng lời nói để hướng <br />
dẫn trẻ (cháu xếp hình tròn lên hàng trên và hình vuông ở hàng dưới sao cho <br />
dưới mỗi hình tròn là một hình vuông) bằng câu hỏi cô gợi cho trẻ nhớ lại <br />
kiến thức, kỹ năng cần thiết đã được học.<br />
Ví dụ: Để so sánh hình tròn đỏ với hình tròn xanh cháu phải làm thế <br />
nào?, cháu định xếp các hình tròn đó như thế nào? Khi đếm cháu phải đếm <br />
như thế nào?<br />
Trong quá trình so sánh các nhóm vật, sự xem xét đồng thời các mối <br />
quan hệ “nhiều hơn”, “ít hơn” là cơ sở để trẻ hiểu được các mối quan hệ <br />
thuận nghịch “lớn hơn”, “nhỏ hơn” giữa các con số liền kề trong dãy số tự <br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
10<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
nhiên. Mặt khác, bằng các ví dụ cụ thể trẻ sẽ thấy được tính tương đối giữa <br />
các khái niệm “ nhiều hơn, ít hơn” về số lượng giữa các nhóm đối tượng và <br />
các khái niệm” lớn hơn, nhỏ hơn “ giữa các số, từ đó ở trẻ hình thành biểu <br />
tượng về trình tự của các số trong dãy số tự nhiên.<br />
Các bài tập so sánh số lượng các nhóm vật có kích thước và sự sắp đặt <br />
khác nhau tạo điều kiện cho trẻ hiểu vai trò của phép đếm và các biện pháp <br />
thiết lập tương ứng 1:1 phân tích các mối quan hệ giữa số lượng “bằng nhau <br />
không bằng nhau”, “ nhiều hơn, ít hơn”<br />
Ví dụ: Khi trẻ phân tích mối quan hệ số lượng giữa số bánh to và kẹo <br />
nhỏ, hay giữa số hoa được xếp trên diện tích hẹp và số bướm được xếp trên <br />
diện tích rộng, trẻ cần phải đếm số hoa và số bướm sau đó so sánh các kết <br />
quả đếm được với nhau. Hoặc trẻ có thể thiết lập tương ứng 1:1 giữa mỗi <br />
vật của nhóm này với một vật của nhóm kia bằng các biện pháp như xếp <br />
chồng, xếp cạnh hay sử dụng các gạch nối.Qua so sánh trẻ thấy rõ nhóm vật <br />
nào nhiều hơn hay ít hơn, từ đó trẻ sẽ so sánh các con số với nhau để thấy số <br />
nào lớn hơn, nhỏ hơn.<br />
Khi dạy trẻ giáo viên có thể sử dụng các biện pháp khác nhau<br />
Ví dụ: Cô xếp 10 vật thành hàng ngang rồi cho trẻ đếm để xác định số <br />
lượng của chúng, tiếp theo cô cất dần từng vật, sau mỗi lần cất cô yêu cầu <br />
trẻ nói cho cô số vật còn lại, cứ như vậy cho tới khi không còn vật nào. <br />
Trong quá trình dạy trẻ cô cần yêu cầu và hướng dẫn trẻ tự tìm kiếm <br />
được tất cả các cách chia một nhóm đối tượng thành hai nhóm<br />
Ví dụ:Chia một nhóm đối tượng thành 2 phần theo các cách: 5 1, 4 2, <br />
và 33. Ban đầu mỗi trẻ có thẻ thực hành chia theo cách mà trẻ thích, cô giáo <br />
có nhiệm vụ tổng kết lại tất cả những cách chia có thể thực hiện được với <br />
nhóm đồ vật đó một cách trực quan.Các bài luyện tập chia như vậy dành cho <br />
trẻ sẽ được phức tạp dần cùng với những điều kiện chia nhất định<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
11<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Ví dụ: Chia hai phần sao cho số lượng đối tượng của hai phần bằng <br />
nhau hoặc chia sao cho số lượng của một phần nhiều hơn số đối tượng của <br />
phần kia…<br />
Trong quá trình dạy trẻ giáo viên cần chú ý rằng, các bài luyện tập trên <br />
nhằm mục đích dạy trẻ nhớ một cách mấy móc số này hay số khác được hình <br />
thành từ những con số nào, khi thao tác với các bài tập hợp cụ thể và các con <br />
số, trẻ sẽ hiểu sâu sắc hơn mối quan hệ giữa tổng thể, bộ phận.Bộ phận có <br />
thể bằng nhau hoặc không bằng nhau, nhiều hay ít, to hay nhỏ, nhưng chúng <br />
luôn luôn nhỏ hơn tổng thể.<br />
Biện pháp 2: Xây dựng các bài tập về biểu tượng số lượng cho trẻ 56 <br />
tuổi.<br />
Phép đếm: <br />
Đếm các đồ vật ( cùng loại – khác loại)<br />
Cô có những chấm tròn sau. Bé hãy đánh dấu (x) vào hình có số lượng <br />
tương ứng với dấu chấm tròn.<br />
Bé hãy đánh dấu (x) vào ô trống bên cạnh thẻ bài có số lượng đồ vật <br />
bằng với số chấm tròn.<br />
Bạn sóc cần đĩa trái cây có 9 quả, bạn thỏ cần đĩa trái cây có 6 quả, <br />
bạn rùa cần đĩa trái cây có 8 quả. Bé hãy giúp các bạn tìm đúng đĩa trái cây mà <br />
bạn cần. Bé hãy đánh dấu(x) vào dĩa trái cây chứa nhiều quả nhất.<br />
Đếm bằng chữ số:<br />
Bé hãy đếm và tìm chữ số đứng ngay trước chữ số 7?<br />
Bé hãy đếm và điền vào ô trống chữ số còn thiếu?<br />
Bé hãy đếm và tìm chữ số đứng giữa chữ số 10 và chữ số 8?<br />
Bé hãy sắp xếp các chữ số sau theo thứ tự từ nhỏ đến lớn? Và ngược <br />
lại.<br />
So sánh và thêm bớt:<br />
So sánh: <br />
Bé hãy đánh dấu (x) vào hình có nhiều bạn Thỏ nhất.<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
12<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Bé hãy đánh dấu (x) vào ô trống bên dưới nhóm quả có số lượng <br />
nhiều nhất.<br />
Bé hãy đánh dấu (x) vào hình có ít bạn rùa nhất.<br />
Bé đoán xem số quả bí trong giỏ ít hơn số quả cam bao nhiêu quả.<br />
Bé hãy đánh dấu (x) vào ô có ngôi sao giống với ngôi sao trong hình <br />
của cô.<br />
Bạn Lan có 2 bông hoa, 1 qủ đu đủ, 2 quả dâu. Bé hãy đánh dấu( x) <br />
vào tranh có số lượng giống như của bạn Lan.<br />
Bé hãy nối nhóm về đúng với số lượng.<br />
Chữ số 9 lớn hơn chữ số 6 mấy đơn vị.<br />
Thêm bớt để tạo ra tập hợp bằng nhau về số lượng:<br />
Bé cần thêm bao nhiêu toa tàu bên dưới để có chiếc xe lửa gồm 10 toa <br />
tàu.Hãy đánh dấu (x) vào bên cạnh nhóm toa tàu mà bé cần.<br />
Bé hãy lấy bớt một bông hoa để số hoa trong bình chỉ còn lại là 5 bông <br />
hoa. Bé hãy đánh dấu (x) vào ô cần lấy.<br />
Bạn gái có 7 cây kẹo , bạn trai có 5 cây kẹo. bạn gái muốn số kẹo của <br />
mình bằng kẹo bạn trai thì bạn gái phải bớt đi bao nhiêu cây?<br />
Bạn chó có 9 quả táo, bạn mèo có 5 quả táo, làm cách nào để số quả <br />
táo của hai bạn bằng nhau?<br />
Bé cần thêm bao nhiêu quả cà vào hình vuông để số quả cà ở hình tròn <br />
và hình vuông bằng nhau.<br />
Bạn sóc có 4 hạt dẻ, bạn sóc muốn cho bạn gấu 3 hạt dẻ , cho bạn <br />
thỏ 3 hạt dẻ. Vậy bạn sóc cần thêm bao nhiêu hạt dẻ nữa để đủ cho các bạn.<br />
Cần bớt đi ở chữ số 10 bao nhiêu đơn vị để bằng với chữ số 7?<br />
Phải thêm vào bao nhiêu đơn vị để chữ số 8 bằng với chữ số10?<br />
Tách:<br />
Tách các đồ vật cùng loại:<br />
Bé hãy tách các quả táo dưới đây thành 2 phần bằng nhau.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
13<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Bạn Hoa có 10 cây bút chì , bạn Hoa muốn chia thành 2 phần bằng <br />
nhau. Vậy mỗi phần là bao nhiêu cây bút.<br />
Bạn An có 10 quả cam, bạn muốn chia số cam của mình ra thành <br />
nhiều phần nhỏ để cho các bạn trong lớp cùng ăn, mỗi phần gồm 2 quả. Vậy <br />
bạn An chia được bao nhiêu phần cam.<br />
Tách các đồ vật khác loại:<br />
Bé hãy giúp cô tách các hoa trong bình về thành 2 nhóm hoa sao cho <br />
mỗi nhóm hoa là một loại hoa và có đúng số lượng như lúc đầu.<br />
Trong hình tròn lớn bên dưới có rất nhiều con vật, các con vật này <br />
được phân nhóm về các vòng tròn nhỏ dựa theo đặc điểm bên ngoài, nhưng có <br />
một số con vật vẫn chưa được đưa về vòng tròn nhỏ, bé hãy vẽ vào vòng tròn <br />
có chứa dấu trống số lượng con vậtcòn lại để tất cả các con vật ở hình tròn <br />
nhỏ có tổng số lượng bằng với các con vật trong hình tròn lớn? Bé hãy đánh <br />
dấu (x) vào nhóm con vật mà bé sẽ vẽ.<br />
Tách bằng kí hiệu:<br />
Bé hãy tách các hình vuông bên dưới ra thành 2 phần. Như vậy mỗi <br />
phần có bao nhiêu hình vuông. Bé hãy đánh dấu( x) vào kết quả bé cho là <br />
đúng.<br />
Bé hãy chia các hình tam giác dưới đây ra thành 4 nhóm sao cho vẫn <br />
giữ nguyên số lượng hình lúc đầu. Đánh dấu (x) vào ý kiến bé cho là đúng.<br />
Quan hệ thứ tự trên đồ vật:<br />
Bé hãy đánh số thứ tự từ 15 cho những cây thông theo thứ tự từ thấp <br />
nhất đến cao nhất.<br />
Bé hãy đánh số thứ tự từ 16 cho những cái ly theo thứ tự từ nhỏ nhất <br />
đến to nhất.<br />
Quan hệ thứ tự theo kí hiệu:<br />
Bé hãy đánh số thứ tự từ 15 cho những hình tam giác theo thứ tự từ <br />
nhỏ nhất đến to nhất.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
14<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Bé hãy đánh chữ số còn thiếu vào ô trống sao cho đúng thứ tự từ nhỏ <br />
đến lớn.<br />
Xếp thứ tự:<br />
Bé hãy xếp các chữ số theo thứ tự từ nhỏ đến lớn và ngược lại.<br />
Lồng vật vào số:<br />
Bé hãy dùng bút nối các đồ vật với số tương ứng?<br />
Bé hãy điền chữ số thích hợp vào ô trống chỉ số lượng quả tương <br />
ứng.<br />
Biện pháp 3: Dạy trẻ phép đo lường<br />
Việc dạy trẻ mẫu giáo lớn phép đo lường có tác dụng phát triển sự tri <br />
giác kích thước các vật của trẻ và làm cho nó trở nên chính xác hơn. Trong <br />
quá trình học trẻ học được cách phân biệt vật để đo, vật làm từ thước đo và <br />
kết quả đo, trẻ được làm quen với các quy định của phép đo lường, thông qua <br />
số lượng các thước đo mà trẻ hình dung được kết quả đo. Vì vậy sự ước <br />
lượng kích thước các vật của trẻ được phát triển. Hơn nữa nhờ hoạt động đo <br />
mà biểu tượng về số lượng và về các mối quan hệ giữa các số của trẻ được <br />
cũng cố.<br />
Để thấy sự cần thiết và vai trò của phép đo trong hoạt động thực tiễn <br />
của con người, cô giáo cần sử dụng các ví dụ lấy từ thực tiễn cuộc sống của <br />
con người để minh họa<br />
Ví dụ: mọi người đều phải đo khi mua quần áo , vải vóc…Hoặc cô tạo <br />
ra những tình huống có vấn đề mà để giải quyết chúng con người phải sử <br />
dụng tới phép đo. Hơn nữa để tăng hứng thú học đo cho trẻ, cô cần thông báo <br />
cho trẻ biết trẻ sẽ tiếp tục học đo ở trường phổ thông.<br />
Với mục đích dạy trẻ biện pháp đo, giáo viên cần chuẩn bị sẵn các vật <br />
để đo và các vật dùng làm thước đo.<br />
Ví dụ: trẻ đo chiều dài băng giấy hay chiều dài, chiều rộng, chiều cao <br />
của cái bàn…Với các vật dùng làm thước đo, nên sử dụng các vật tự nhiên <br />
như que, đoạn dây, miếng gỗ mỏng, băng giấy, bước chân…Việc cho trẻ sử <br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
15<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
dụng các thước đo khác nhau trong các bài luyện tập phong phú có tác dụng <br />
giúp trẻ hiểu tính ước lệ của các thước đo và hình thành kỹ năng đo bền vững <br />
cho trẻ.<br />
Khi dạy phép đo cô cần chọn thước đo sao cho kết quả đo là số nguyên <br />
và không quá lớn, hơn nữa cô cần chuẩn bị đủ thước đo cho tất cả trẻ và đều <br />
giống nhau. Cần dạy trẻ các biện pháp, quy định về trình tự đo sau:<br />
Đặt một đầu của thước đo trùng khít với một đầu của đối tượng cần <br />
đo, chiều dài thước đo dọc sát cạnh chiều dài của đối tượng cần đo. Cuối <br />
mỗi thước đo trẻ dùng phấn, bút chì gạch sát vào đầu kia của thước đo để <br />
đánh dấu.<br />
Khi đo chiều dài vật,trẻ bắt đầu đo từ trái sang phải, khi đo chiều rộng <br />
và chiều cao của vật trẻ đo từ dưới lên trên.<br />
Sau mỗi lần đo trẻ đặt thước đo trẻ đặt thước đo vào đúng vạch đánh <br />
dấu của lần đo trước để đo tiếp, cứ như vậy cho tới hết chiều dài của đối <br />
tượng cần đo.<br />
Trẻ đếm số đoạn đã đánh dấu để biết kết quả đo, trẻ cần ghi nhớ và <br />
nói chính xác kết quả đo, như: “chiều dài băng giấy đỏ bằng 4 lần chiều dài <br />
que gỗ”.<br />
Trong quá trình dạy trẻ đo lường độ dài của các đối tượng, cô cần <br />
nhấn mạnh đối tượng đo cho trẻ bằng câu hỏi “ cháu đo cái gì?(cháu đo chiều <br />
dài cái bàn) phương tiện đo “cháu dùng gì để đo”( đo bằng chiều dài que gỗ) <br />
và kết quả đo” cái bàn có chiều dài như thế nào?” khi nói kết quả đo trẻ cần <br />
gắn số kết quả với tên gọi thước đo( chiều dài của cái bàn bằng 4 lần chiều <br />
dài của que gỗ).<br />
Việc tiến hành dạy trẻ phép đo lường được tiến hành trên tiết học toán <br />
với cả lớp, với từng nhóm trẻ hoặc cá nhân trẻ, phụ thuộc vào mức độ lĩnh <br />
hội kiến thức, kỹ năng đo lường của trẻ.<br />
Biện pháp 4: Hình thành sự định hướng thời gian cho trẻ 56 tuổi.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
16<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Trẻ mẫu giáo lớn cần có biểu tượng về tuần lễ và bước đầu biết định <br />
hướng các ngày trong tuần. Nên dạy cho trẻ nắm được các kiến thức về tuần <br />
lễ như một đơn vị đo thời gian lao động của con người. Giáo viên cần hướng <br />
sự chú ý của trẻ tới thời gian người lớn lao động, trẻ đi học 5 ngày trong tuần <br />
và nghỉ 2 ngày thứ bảy, chủ nhật. Để hình thành biểu tượng về các ngày <br />
trong tuần và dạy trẻ phân biệt nắm được tên gọi của chúng, trong quá trình <br />
tổ chức các hoạt động khác nhau trong cuộc sống hàng ngày của trẻ giáo viên <br />
nên nói tên ngày gắn với hoạt động mà trẻ sẽ tham gia.<br />
Ví dụ: “Hôm nay là thứ 2 ngày đầu tuần các cháu tới trường sau ngày <br />
nghỉ, thứ 2 chúng mình sẽ học thể dục, sau đó chúng mình sẽ học toán…”<br />
Hoặc hôm nay là thứ ba , vậy hôm qua thứ mấy?... Cô chính xác lại các <br />
câu trả lời của trẻ nhằm giúp trẻ nắm được tên gọi và trình tự các ngày trong <br />
tuần lễ.<br />
Với trẻ mẫu giáo lớn giáo viên nên sử dụng mô hình các mùa trong năm <br />
để giúp trẻ có biểu tượng về chúng cũng như số lượng và trình tự diễn ra <br />
trong các mùa trong năm. Mô hình là những hình tròn ở giữa có một cái kim và <br />
được chia làm 4 phần bằng nhau.<br />
Ví dụ: xanh, trắng ,vàng, xám tượng trưng cho 4 mùa xuân, hạ, thu, <br />
đông. Trên cơ sở trên trẻ tìm hiểu và thao tác với mô hình, trẻ sẽ dễ dàng <br />
nắm được số lượng và trình tự diễn ra các mùa trong năm, ngoài ra mô hình <br />
còn giúp trẻ ghi nhớ những dấu hiệu đặc trưng của các mùa.<br />
Cần tổ chức cho trẻ tập định hướng các mùa trong năm như: xác định <br />
thời điểm, thời lượng , trình tự của các mùa trong năm.<br />
Ví dụ: Bây giờ đang là mùa nào? Một năm có mấy mùa?Hãy kể trình tự <br />
các mùa từ mùa đông, hay một mùa bất kỳ theo yêu cầu của cô. Qua đó giúp <br />
trẻ hiểu rằng, một năm gồm 4 mùa, một năm sẽ trôi qua khi tất cả 4 mùa lần <br />
lượt trôi qua.<br />
Biện pháp 5: Làm đồ dùng trực quan trong giờ học. Lồng ghép tích hợp <br />
vào giờ học. Xây dựng giờ lên lớp.<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
17<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Để tăng tính hấp dẫn của giờ học tôi luôn vận dụng các nguyên vật <br />
liệu có sẵn ở địa phương như: Gỗ vụn, hộp giấy, hột hạt … để tạo ra những <br />
đồ dùng học tập đẹp phong phú hấp dẫn lạ mắt có nội dung gắn bó với cuộc <br />
sống của trẻ phù hợp với từng chủ đề.<br />
Ví dụ: Dùng muỗng nhựa, hộp sữa chua... làm chuồn chuồn, chim công <br />
hoặc len quấn làm con gà, vỏ sò làm cá, hoa…<br />
Như vậy sẽ làm cho trẻ hứng thú trong giờ học tạo được sự hấp dẫn <br />
lôi cuốn trẻ vào giờ học.<br />
Muốn tổ chức tiết học có tính sáng tạo phong phú và lô gíc đồng thời <br />
trẻ tích cực hoạt động thì bản thân giáo viên phải tìm ra cách tích hợp các môn <br />
học sao cho hợp lý.<br />
Cô cần biết phối hợp khéo léo các phương pháp dạy học khác nhau <br />
như: Kể chuyện, chơi trò chơi, bài hát để dẫn dắt trẻ vào tiết học một cách <br />
nhẹ nhàng mà không thụ động.<br />
Ví dụ 1: Cho trẻ chơi trò chơi "Tôi là hình học" để dẫn dắt trẻ vào đề <br />
tài nhận biết phân biệt hình vuông, hình tròn, hình tam giác, hình chữ nhật.<br />
Ví dụ 2: Cho trẻ thăm quan vườn trường quan sát cây xanh và vào giờ <br />
học cô cho trẻ so sánh chiều cao của ba đối tượng <br />
Như vây cô vừa lồng ghép môn tìm hiểu môi trường xung quanh lại <br />
được kết hợp giáo dục trẻ biết giữ gìn bảo vệ môi trường xanh sạch đẹp. <br />
Dựa trên những kinh nghiệm trẻ đã có để dẫn dắt trẻ thu nhận kiến thức mới <br />
và để làm được đều đó thì giáo viên phải là chiếc cầu nối biến các hoạt động <br />
giữa trẻ và cô thành các hoạt động giữa trẻ với trẻ để trẻ tự kiểm tra lẫn <br />
nhau, bày cho nhau cách đọc, cách đếm, cách chơi.<br />
Ví dụ 3: Con hãy dùng sợi dây để xếp hình vuông.<br />
Con còn dùng sợi dây này xếp được hình gì nữa ngoài hình vuông?<br />
Nghệ thuật của người giáo viên là phải biết sử dụng hợp lý các biện <br />
pháp, biết giải quyết tình huống một cách mền dẻo, biết tận dụng các thời cơ <br />
tình huống dễ dạy.<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
18<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
Xây dựng tổ chức cho trẻ hoạt động tuỳ thuộc vào điều kiện của lớp, <br />
đối tượng trẻ cần hoạt động<br />
Ví dụ: Đối với giờ định hướng không gian giáo viên có thể tổ chức cho <br />
trẻ hoạt động ở ngoài trời (dựa vào chủ đề luật lệ phương tiên giao thông). <br />
Để trẻ có thể thấy được các phương tiện giao thông đi lại, thấy được người <br />
tham gia thông để trẻ dễ xác định và khi cho trẻ chơi trò chơi ngoài trời thì trẻ <br />
cảm nhận được thực tế hơn, sáng tạo hơn và trẻ được hoạt động tích cực dễ <br />
nhận biết mà nội dung vẫn không thay đổi.<br />
Biện pháp 6: Tạo không khí sôi nỗi trong giờ học. Cho trẻ tự khám phá <br />
hoạt động.<br />
Trong một giờ động giáo viên nên linh hoạt tổ chức cho trẻ được hoạt <br />
động một cách lo gíc sôi động, không ngắt quản thời gian hoạt động phải <br />
luân chuyển làm sao cho giờ học không bị nhàm chán, không khí giờ học luôn <br />
sôi nổi, trẻ hứng thú hoạt động và giờ học lại đạt hiệu quả.<br />
Lựa chọn các thủ thuật phù hợp để tổ chức cho trẻ hoạt động<br />
Cô nên chỉ là người gợi ý hướng dẫn và cho trẻ tìm tòi khám phá bằng <br />
cách cô chỉ đặt ra câu hỏi gợi mở cho trẻ, trợ gúp cho trẻ không nên làm thay <br />
trẻ hoặc nói hộ cho trẻ có như vậy trẻ được khám phá hoạt động, trẻ sẽ nhớ <br />
lâu hơn và gúp trẻ có được kiến thức sâu rộng hơn.<br />
"Làm quen với toán " là môn học rất khó vì thế việc dạy trẻ trong giờ <br />
học thôi vẫn chưa đủ mà cần phải được cho trẻ hoạt động ở mọi lúc mọi nơi <br />
đồng thời giáo viên cần phải tu dưỡng học hỏi để tìm ra những sáng kiến hay <br />
giúp ích trong việc truyền thụ kiến thức cho trẻ<br />
c . Điều kiện để thực hiện biện pháp , giải pháp :<br />
Để thực hiện được vấn đề này, giáo viên phải đảm bảo tranh thủ về <br />
mặt thời gian học hỏi, tìm tòi những cái hay,cái đẹp để vận dụng về mặt <br />
kiến thức chuyên môn, sáng tạo khi làm đồ dùng đồ chơi cho trẻ , hình thức <br />
tổ chức khi cho trẻ hoạt động phải linh hoạt, nhanh nhẹn gây hứng thú trẻ <br />
mọi lúc mọi nơi. Cô luôn luôn sáng tạo, nhiệt tình, nổ lực trong các hoạt động <br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
19<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
để dẫn dắt cuốn hút trẻ vào hoạt động. Giáo viên phải thường xuyên nắm <br />
bắt hiểu được tâm lý trẻ hằng ngày để có hướng giáo dục trẻ tốt hơn.<br />
Đối với trẻ thật sự hứng thú tham gia tích cực vào các hoạt động , biện <br />
pháp cô đưa ra. Trẻ có ý thức cao trong quá trình học tập.<br />
Nhà trường rất quan tâm tạo nhiều điều kiện cho tôi trong công việc <br />
trao dồi kiến thức, kỹ năng cũng như vật chất lẫn tinh thần để thực hiện các <br />
biện pháp giáo dục tốt nhất cho trẻ. Giáo viên trong trường được dự giờ học <br />
tập ở trường bạn, các tiết chuyên đề, thường xuyên thăm lớp dự giờ đồng <br />
nghiệp, các tiết mẫu của trường để học tập nâng cao nghiệp vụ chuyên môn.<br />
Phụ huynh hết lòng với con em mình, có trách nhiệm trong các hoạt động, <br />
phong trào, linh hoạt trong các khoản đóng góp tham gia phong trào của trường, <br />
lớp…<br />
Từ những điều kiện trên đã thúc đẩy tôi phải thật sự quan tâm và phải <br />
có trách nhiệm cao cả đối với trẻ trong mọi hoạt động công tác giáo dục, <br />
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở trường, tôi đã đi sâu vào tìm tòi, suy nghĩ mạnh <br />
dạn cải tiến đưa ra một số biện pháp vào các tiết làm quen với toán và làm <br />
một số đồ chơi đẹp, phong phú phục vụ các trẻ chơi để hấp dẫn trẻ tham gia <br />
vào trò chơi và các trò chơi đưa vào các tiết học phải phù hợp với đặc điểm <br />
nhận thức của trẻ, với chủ đề. Mỗi tiết học phải thay đổi các trò chơi khác <br />
nhau, thường xuyên không lặp đi lặp lại nhiều lần để trẻ không nhàm chán. <br />
Bên cạnh khi giới thiệu trò chơi tôi lại phải suy nghĩ đưa ra những thủ thuật, <br />
lời nói nhẹ nhàng hấp dẫn gây được hứng thú phát huy tính tích cực của trẻ <br />
vào hoạt động làm quen với với toán.<br />
d . Mối quan hệ giữa các biện pháp, giải pháp :<br />
Các biện pháp, giải pháp trên đều rất quan trọng, chúng có mối quan hệ <br />
chặt chẽ khắng khít ,hỗ trợ cho nhau trong việc giúp trẻ tiếp nhận được kiến <br />
thức thông qua việc học bằng chơi, chơi bằng học ,kiến thức đi vào trong đầu <br />
trẻ bằng cái nhìn từ đôi mắt, qua suy nghĩ và đọng lại trong trí nhớ trẻ những <br />
chữ số, những biểu tượng toán học đầu tiên. Trẻ em 56 tuổi là lứa tuổi tiền <br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
20<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
học đường để vào lớp một. Các cháu cần được giáo dục phát triển toàn diện <br />
về các mặt: Đức, trí, thể, mỹ, lao động và rèn luyện năng lực tiếp thu của các <br />
môn học mà trẻ sẽ được học ở lớp một.Vì thế giáo viên phải linh động, sáng <br />
tạo làm sao để trẻ tiếp cận việc làm quen với các biểu tượng toán từ những <br />
biện pháp đơn giản đến phức tạp dần để không làm cho trẻ có cảm giác quá <br />
khó, quá nặng nề khi tham gia vào giờ học toán.Vì thế tôi đã mạnh dạn đưa ra <br />
các biện pháp từ dễ đến khó, để trẻ có thể dễ dàng tiếp thu và hứng thú hơn <br />
khi tham gia hoạt động. <br />
Dựa vào đặc điểm của trẻ và thực tế trên tôi đã đi sâu vào sưu tầm <br />
những tài liệu có liên quan đến môn học, học tập nguyên cứu các chương <br />
trình giảng dạy môn làm quen với toán cho trẻ 56 tuổi. Tôi luôn suy nghĩ và <br />
đặt ra những câu hỏi mình phải làm gì? Làm như thế nào? để nâng cao nghệ <br />
thuật giảng dạy, gây hứng thú, phát huy được tính tích cực của trẻ vàgiúp trẻ <br />
tiếp thu bài một cách nhẹ nhàng, sâu sắc , đạt hiệu quả cao.<br />
e . Kết quả khảo nghiệm , giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu :<br />
Qua những nội dung phương pháp mà tôi đưa ra đối với các môn học <br />
khác nói chung và môn "Làm quen với toán nói riêng", tôi thấy nhận thức của <br />
trẻ trong giờ học đạt được hiệu quả cao hơn sao với cách làm cũ.<br />
<br />
Trẻ không còn khó khăn trong việc nhìn nhận phân biệt, định hình, định <br />
hướng các sự vật, các hiện tượng, các quy tắc sắp xếp, chia nhóm… trẻ thực <br />
hiện một cách thuần thục hơn.<br />
<br />
Qua tổ chức các phương pháp, biện pháp trên thông qua tiết học, các trò <br />
chơi đã giúp trẻ đạt tỉ lệ sau:<br />
<br />
* Trước khi thực hiện biện pháp:<br />
<br />
Tổng Số trẻ <br />
Mục tiêu Tỷ lệ<br />
số trẻ đạt<br />
Đếm số lượng, so sánh số lượng, sắp xếp theo 30 15 50%<br />
quy tắc nhận biết số lượng trong phạm vi 10.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Hồ Thị Thục Oanh <br />
<br />
21<br />
Một số biện pháp hình thành biểu tượng toán cho trẻ 5 6 tuổi tại trường Mầm Non Sao Mai<br />
<br />
Phép đo lường. 30 15 50%<br />
Định hướng thời gian. 30 17 56%<br />
Nhận biết phân biệt hình dạng 30 20 66 %<br />
* Sau khi thực hiện các biện pháp khảo sát:<br />
Tổng Số trẻ <br />
Mục tiêu Tỷ lệ<br />
số trẻ đạt<br />
Đếm số lượng, so sánh số lượng, sắp xếp theo 30 30 100%<br />
quy tắc nhận biết số lượng trong phạm vi 10.<br />
Phép đo lường. 30 27 90%<br />
Định hướng thời gian. 30 30 100%<br />
Nhận biết phân biệt hình dạng 30 30 100%<br />
<br />
<br />
III . Phần kết luận, kiến nghị :<br />
1. Kết luận:<br />
Qua việc nghiên cứu vấn đề tôi đã rút ra được một số bài học kinh <br />
nghiệm sau:<br />
Khi thực hiện xong đề tài này giúp trẻ có một nền tảng vững chắc, là <br />
tiền đề để hướng trẻ bước chân vào lớp 1 và đến với các cấp bậc học khác.<br />
Khảo sát trẻ để nắm chắc tình hình và tâm lý trẻ.<br />
Gi