intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Làm thế nào để giúp trẻ 4 - 5 tuổi học thơ có hiệu quả

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:8

656
lượt xem
31
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Việc cho trẻ " Làm quen với văn học"là một hoạt động hết sức quan trọng trọng việc hình thành và phát triển nhân cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói riêng. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Làm thế nào để giúp trẻ 4 - 5 tuổi học thơ có hiệu quả”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Làm thế nào để giúp trẻ 4 - 5 tuổi học thơ có hiệu quả

  1. cộng hoà xã hội chủ nghĩa việt nam Độc lập - Tự do - Hạnh phúc Sáng kiến kinh nghiệm Đề tài: " Làm thế nào để giúp trẻ 4 -5 tuổi học thơ có hiệu quả" Năm học 2010-2011  ****************************** Họ và tên : Nguyễn thị Tịnh đơn vị: Trường Mầm Non Phú Thuỷ
  2. A. Lời mở đầu Ngay từ khi đứa trẻ sinh ra được đón nhận tình yêu đời của cha mẹ, mỗi bước đi và sự trưởng thành của trẻ đều có những dấu ấn riêng khó có thể phai mờ. Đó có thể là tiếng ru ầu ơ của mẹ, là bàn tay ấm áp của cha, là tiếng bà kể chuyện của mỗi trưa hè bên cánh võng… Những câu chuyện ngộ nghĩnh , những câu ca dao, hò vè…Tất cả đều mang lại cho trẻ sự khám phá thích thú, nuôi dưỡng niềm tinh và ước mơ, khám phá thế giới tươi đẹp xung quanh. Qua lời ru của mẹ, những câu chuyện của bà trẻ được tiếp cận và phát triển ngôn ngữ, trí tuệ, tình cảm , đời sống tâm hồn của trẻ luôn được nuôi dưỡng và kích thích phát triển. Quá trình giáo dục mầm non là quá trình hình thành cơ sở ban đầu về nhân cách con người phát triển một cách toàn diện. Việc cho trẻ làm quen với “văn học” là một nội dung quan trọng góp phần thực hiện thành công mục tiêu giáo dục để từ đó “văn học” được thấm nhuần vào trong tâm hồn của trẻ giúp cho trẻ biết yêu thương ông, bà, cha, mẹ, anh, chị , em, bạn bè, lòng yêu quê hương đất nước. “Văn học”còn làm cho trẻ biết yêu quý hướng tới cái thiện, căm ghét tránh xa cái ác, biết yêu lao động, quý các sản phẩm lao động. Trong những năm trước đây luôn sử dụng phương pháp cứng của bộ môn “văn học” và chưa đưa ứng dụng công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy nhưng việc cho trẻ “Làm quen văn học”cũng mang lại hiệu quả nhằm phát triển toàn diện cho trẻ. Tuy vậy vẫn chưa thực sự đáp ứng và chưa tạo được sự thích thú và lôi cuốn trẻ vào trong hoạt động có hiệu quả.Vì vậy là một giáo viên mầm non tôi đã trải qua một quá trình nghiên cứu tìm tòi, tích cực học hỏi và vận dụng một số biện pháp, sử dụng công nghệ thông tin vào trong giảng dạy để giúp trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi hoạt động " Làm quen văn học" đạt hiệu quả cao. B. Nội dung I/ Cơ sở lý luận: Đối với lứa tuổi mầm non văn học là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ rất gần gủi và cũng được con như là một hoạt động không thể thiếu được trong cuộc sống hàng ngày của trẻ, nó làm giàu vốn từ cho trẻ, ngôn ngữ của trẻ ngày một phong phú, giúp trẻ phát âm rỏ các từ trong tiếng việt, trẻ biết bày tỏ những mong muốn của mình bằng ngôn ngữ, có kỹ năng giao tiếp chào hỏi phù hợp với chuẩn mực văn hóa Việt Nam . Văn học còn giúp cho trẻ làm quen với việc đọc,viết để chuẩn bị bước vào trường tiểu học.Tuy nhiên đối với trẻ mẫu giáo chưa biết các từ trong một câu chuyện, bài thơ nhưng qua giọng đọc, lời kể của cô giáo, ông, bà, cha, mẹ trẻ hiểu được nội dung của bài thơ, câu ca dao, đồng dao, tục ngữ, những câu chuyện kể mang nhiều nội dung giáo dục khác nhau để trẻ phân biệt được những thói hư, tật xấu, cái thiện và cái ác qua đó trẻ dần dần hoàn thiện mình hơn.
  3. Chính vì thế việc cho trẻ " Làm quen với văn học"là một hoạt động hết sức quan trọng trọng việc hình thành và phát triển nhân cho trẻ mầm non nói chung và trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi nói riêng. Với trẻ mẫu giáo đây là thời kỳ bắt chước người lớn bằng ngôn ngữ, hành động hàng ngày. Thông qua việc đọc, kể của người lớn gúp cho trẻ hiểu sâu hơn về những đức tính của nhân vật qua từng câu chuyện, những cảm xúc khó quên qua các vần thơ, câu ca dao đồng dao mà trẻ được học, được nghe. Vậy " Làm thế nào để giúp trẻ 4 -5 tuổi học thơ có hiệu quả" đó là câu hỏi tôi luôn đặt ra và cũng là lý do tôi chọn đề tài này làm sáng kiến kinh nghiệm. II/ Cơ sở thực triển: Lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ " Làm quen văn học"ở lớp tôi là một vấn đề cần quan tâm bởi vì qua đây gúp cho trẻ thói quen mạnh dạn tự tin hơn khi thể hiện một bài thơ đồng thời làm giàu vốn từ cho trẻ, luyện trẻ phát âm chuẩn, chính xác và tạo cho trẻ thói quen tích cực suy nghĩ đến nội dung của bài thơ và biết thể hiện bài thơ đúng âm điệu, nhịp điệu và diễn cảm. Bởi vậy tôi cần chú trọng trang bị cho trẻ những biện pháp này nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ một cách toàn diện và có hiệu quả. III/ Thực trạng: Năm học 2010- 2011 là năm học đầu tiên trường Mầm non Phú Thủy có 100% lớp thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới, tôi được nhà trường phân công dạy ở cụm trung tâm phụ trách lớp 4-5 tuổi với tổng số 40 cháu phần lớn các cháu là con thuộc diện hộ nghèo nông thôn nên công tác chăm sóc giáo dục nói chung và hoạt động cho trẻ " làm quen với văn học" nói riêng gặp những thuận lợi và khó khăn sau. * Thuận lợi: - Đây là năm thứ 2 tôi thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới nên việc xây dựng kế hoạch cho lớp mình khá vững vàng, trang thiết bị phục vụ cho việc ứng dụng công nghệ thông tin khá đảm bảo như: Máy vi tín, đèn chiếu và một số trang thiết bị khác. - Trong năm học bản thân tôi được tham gia các đợt tập huấn về chương trình giáo dục mầm non mới do trường, cụm tổ chức từ đó tôi nắm chắc hơn về việc xây dựng kế hoạch, cách soạn giáo án, tổ chức tiết học, ứng dụng công nghệ thông tin vào trong các hoạt động hàng ngày cho trẻ phù hợp có hiệu quả. - Tại đơn vị công tác tôi luôn được thao giảng và được tham dự các hoạt động của đồng nghiệp về chương trình giáo dục mầm non mới để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. - Được sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục và ban giám hiệu nhà trường nên tay nghề của tôi ngày càng được nâng lên. - Sân trường, lớp học rộng, thoáng mát thân thiện có nhiều bồn hoa, cây cảnh thuận tiện cho trẻ được vui chơi, làm quen, ôn luyện về “ Thơ” để tạo tiền đề cho việc tổ chức cho trẻ học“ Thơ" ở trong hoạt động chung. - Có 1/3 trẻ trong lớp ngôn ngữ mạch lạc, nhanh nhẹn khi tham gia vào
  4. hoạt động văn học. * Khó khăn: - Phần lớn phụ huynh còn xem nhẹ về việc học của trẻ nên ít quan tâm bồi dưỡng thêm cho trẻ ở nhà về cách đọc thơ và chưa chú ý phát triễn ngôn ngữ cho trẻ. - Trong lớp có nhiều cháu ngôn ngữ phát triển chậm, nói ngọng, nói lắp nhiều nên chất lượng các hoạt động dạy“ Thơ”cho trẻ đạt hiệu quả chưa cao. - Một số bài thơ mới lạ của một số chủ đề tranh thơ do cô vẽ nên tính thẩm mỹ chưa cao và chưa tạo được sự hấp dẫn lôi cuốn trẻ. * Điều tra thực tiển: Vào đầu năm học ( Đầu tháng 10 ) tôi lên kế hoạch khảo sát chất lượng đầu vào nắm bắt được tình hình học tập của trẻ đạt được mức độ nào để có giải pháp giảng dạy, bồi dưỡng trẻ trong năm học Cụ thể: Lĩnh vực phát triển ngôn ngữ ( Môn làm quen văn học) qua khảo sát đạt kết quả như sau: Tốt: 5/40 cháu chiếm tỷ lệ: 12,5% Khá: 10/40 cháu chiếm tỷ lệ: 25% TB : 12 /40 cháu chiếm tỷ lệ : 30% Yếu: 13/40 cháu chiếm tỷ lệ : 32,5% Với kết quả khảo sát thực tế ở trên tôi thấy hoạt động " Làm quen văn học"của lớp tôi là một vấn đề cần đặt lên hàng đầu và đây cũng là lý do tôi chọn đề tài " Làm thế nào để giúp trẻ 4-5 tuổi học tốt tiết thơ" IV- Biện pháp thực hiện: 1/ Phân chia trẻ theo đối tượng để có biện pháp kèm cặp bồi dưỡng. Tôi bám vào kết quả khảo sát chất lượng đầu vào để nắm bắt mức độ nhận thức của trẻ để theo giỏi, giúp đỡ bồi dưỡng trẻ bằng các hình thức khác nhau: Ví dụ: Khi tổ chức một họat động chung dạy bài thơ mới tôi luôn chú ý đến những trẻ ngôn ngữ kém bằng cách cho trẻ được đọc thơ nhiều lần và chú ý sữa những từ, câu sai, cho trẻ đọc những từ khó trong bài thơ, sắp xếp cho những trẻ yếu ngồi cạnh trẻ khá để trẻ học tập bắt chước theo bạn, có kế hoạch chia số lượng trẻ yếu cho 2 giáo viên trong lớp để có kế hoạch bồi dưỡng trẻ có hiệu quả. Ngoài giờ học trong lớp ra tôi có kế hoạch bồi dưỡng thêm cho trẻ ở mọi lúc mọi nơi thời điểm đón, trả trẻ, thông các hoạt động khác trong ngày như : Hoạt động góc, hoạt động chiều, hoạt động ngoài trời cho trẻ dạo chơi xung quanh vườn trường để ôn luyện bài thơ củ hoặc làm quen với bài thơ mới sắp học…. 2/ Tạo môi trường, chuẩn bị tốt mọi điều kiện, phương tiện cho trẻ " Làm quen văn học" Muốn lĩnh vực phát triển ngôn ngữ đạt kết quả cao vào đầu năm học tôi xây dựng đầy đủ kế hoạch năm, kế hoạch thực hiện theo từng chủ đề, kế hoạch tuần, ngày phù hợp với đặc điểm tình hình của lớp, của địa phương nơi tôi đang công tác, đưa ra được mục đích, yêu cầu đảm bảo vừa sức của trẻ, chuẩn bị tốt các phương tiện học liệu, đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động có hiệu quả như : máy vi tính, máy chiếu, tranh thơ, rối các loại, mô hình, đĩa nhạc…. Đồng thời
  5. tôi tạo tâm thế thoải mái cho trẻ trước khi bước vào hoạt động, bố trí chổ ngồi sao cho trẻ được dể dàng tham gia vào hoạt động. Ngoài ra tôi tạo môi trường trong và ngoài lớp bằng những bài thơ in bằng chữ to, tranh ảnh của các con vật, đồ vật, cỏ cây hoa lá…. có liên quan đến nội dung của bài thơ nhằm giúp cho trẻ dễ nhớ đến nội dung của bài thơ hơn. Như vậy việc tạo môi trường trong và ngoài lớp, chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi, các phương tiện góp phần thành công trong việc tổ chức hoạt động dạy trẻ " Làm quen văn học" cho trẻ mầm non 4-5 tuổi. 3/ Công tác phối kết hợp với phụ huynh và giáo viên trong lớp. Đối với một hoạt động dạy thơ cho trẻ đạt hiệu quả cao hay không thì bản thân tôi cần có sự phối kết hợp với giáo viên trong lớp để cùng nhau tổ chức hoạt động cho trẻ, phải có sự kết hợp hài hòa giữa giáo viên chính với giáo viên phụ, phân công thống nhất cho nhau, có sự phân chia số trẻ trong lớp để cùng nhau theo giỏi, bồi dưỡng kèm cặp có chất lượng. Ví dụ: Khi tôi lên kế hoạch dạy cho trẻ bài thơ “Đàn gà con” Thuộc chủ đề “Động vật trong gia đình” Thì vai trò của giáo viên phụ phải quản lớp tốt, chuẩn bị một số đồ dùng, trang thiết bị khi cần thiết, giúp trẻ trong quá trình trẻ gặp khó khăn. Để hoạt động cho trẻ học thơ có hiệu quả thì công tác phối kết hợp với phụ huynh vô cùng quan trọng và không thể thiếu được.Vào đầu năm học tôi xây dựng sổ kế hoạch phối kết hợp với phụ hunh để trao đổi với phụ huynh về tình hình học tập của trẻ, đặc biệt đối với phụ huynh có trẻ chậm phát triển về ngôn ngữ ( Trẻ phát âm chưa chuẩn, vốn từ của trẻ nghèo nàn, trẻ chưa mạnh dạn tự tin trong khi thể hiện bài thơ…) bằng các hình thức: Thông qua các giờ đón, trả trẻ, các cuộc họp phụ huynh lớp, ở góc “Tuyên truyền cho các bậc cha mẹ”để phụ huynh có kế hoạch bồi dưỡng , tập cho trẻ đọc thơ nhiều lần, uốn nắn sữa những từ, câu sai cho trẻ và tạo cho trẻ tính mạnh dạn tự tinh hơn. Ngoài ra tôi còn phối hợp với phụ huynh nộp các loại nguyên vật liệu như: Bìa cát tông, chai nhựa, que, vãi….để làm mô hình, rối sân khấu, nộp các khoản tiền để mua sắm các loại đồ dùng, đồ chơi phục vụ cho hoạt động. 4/ Tổ chức cho trẻ học bài thơ" Giữa vòng gió thơm" Trước khi vào tổ chức một hoạt động dạy thơ cho trẻ tôi chuẩn bị tốt mọi điều kiện phương tiện học liệu đầy đủ và tiến hành tổ chức hoạt động như sau: + Hoạt động 1: ổn định lớp, gây hứng thú: - Cô cho trẻ hát và vận động theo nhạc bài hát "Cháu yêu bà" - Trò chuyện: Các con vừa hát bài hát nói về ai? Bà rất yêu thương các con, bà tuổi cao tóc bà bạc trắng vậy các con phải biết yêu thương bà của mình nhé. Có một bạn ở trong bài thơ cũng rất yêu thương bà chăm lo cho bà từng giấc ngũ. Đó là bài thơ “ Giữa vòng gió thơm” Của nhà thơ Quang Huy + Hoạt động 2: Tiến hành dạy bài thơ “Giữa vòng gió thơm” * Cô đọc mẫu cho trẻ nghe: - Lần 1: Cô đọc diễn cảm bằng lời. Trong quá trình cô đọc mẫu cô phải chú ý đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, chú ý đọc đúng những từ có dấu chấm hỏi, dấu ngã, thể hiện được cảm xúc của bài thơ.
  6. - Lần 2 cô đọc mẫu kết hợp cho trẻ xem hình ảnh nội dung bài thơ trên đèn chiếu. Cô đọc đến đâu cho trẻ xem đến đó. * Đàm thoại trích dẫn: + Cô vừa đọc cho các con nghe bài thơ gì? do nhà thơ nào sáng tác? + Bài thơ nói về bà đang làm gì? + Trong khi bà ngủ em bé dặn các con vật như thế nào? “ Này chú gà nâu Cãi nhau gì thế Này chị Vịt Bầu Chớ gào ầm ĩ Bà tớ ốm rồi Cánh màn khép rủ Hãy yên lặng nào Cho bà tớ ngủ” + Khi bà ngủ em bé làm gì cho bà? (Quạt cho bà) “Bàn tay nhỏ nhắn Phe phẩy quạt nan Đều đều ngọn gió Rung rinh góc màn” + Không chỉ em bé quạt cho bà ngủ mà cảnh vật lúc này như thế nào? “Căn nhà vắng vẻ Khu vườn lặng im Hương bưởi hương cau Lẩn vào tay quạt Cho bà nằm mát Giữa vòng gió thơm” + Qua bài thơ về nhà các con biết làm gì? ( Yêu thương, giúp đỡ bà…) - Cô đọc cho trẻ nghe lần 3 kết hợp cho trẻ xem mô hình * Dạy trẻ đọc thơ: Tôi cho trẻ đọc thơ bằng các hình thức: Lớp - Tổ- Nhóm - Cá nhân. Cho trẻ đứng đọc, ngồi đọc để tránh sự nhàm chán đối với trẻ. Trong khi trẻ đọc cô chú ý sửa những từ, câu sai, đọc đúng âm điệu, nhịp điệu của bài thơ, chú ý cho trẻ đọc đúng những từ như “Cãi nhau”, “ầm ĩ”,“Hãy ngủ”…Cho trẻ đọc bài thơ qua tranh thơ chữ to để trẻ được làm quen với chữ viết, làm quen cách đọc bài thơ từ trên xuống dưới, từ trái sang phải. Động viên khuyến khích những trẻ ngôn ngữ kém cho trẻ được nói nhiều, đọc nhiều nhằm giúp trẻ tiến bộ hơn. + Hoạt động 3: Cho trẻ về từng nhóm để vẽ những người thân trong gia đình của mình + Hoạt động 4: kết thúc: Cũng cố- giáo dục trẻ Trong quá trình cung cấp kiến thức cho trẻ tôi thấy được những nét đặc trưng nổi bật của hoạt động, những cái gì cần cung cấp ở trẻ, đồng thời giúp trẻ tính mạnh dạn, tự tin, ngôn ngữ của trẻ phát triễn, vốn từ ngày càng đa dạng và phong phú hơn nhiều.
  7. V/ Kết quả đạt được: Qua quá trình thực hiện các phương pháp, biện pháp hướng dẩn tổ chức hoạt động “Dạy thơ” cho trẻ cùng với sự chỉ đạo sát sao của phòng giáo dục, Ban giám hiệu nhà trường, sự góp ý chân tình của bạn bè đồng nghiệp cũng như sự quan tâm của cha mẹ học sinh trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và hoạt động “Dạy thơ ”cho trẻ nói riêng nay đã có những bước chuyển biến rỏ rệt và qua khảo sát đạt được những kết quả như sau. Loại tốt: 14/40 cháu đạt 35% Loại khá: 16/40 cháu đạt 40% Loại TB : 9/40 cháu đạt 22,5% Loại TB : 1/ 40 cháu đạt 2,5% Phần lớn các cháu hiểu rỏ nội dung của bài thơ, cảm thụ được thơ, biết đọc thơ diễn cảm, ngôn ngữ phong phú, mạch lạc hơn nhiều như cháu Trường Sơn, Kim Quý, Thoan, Ngọc Huyền, Đạt…và một số trẻ khác.Qua đây hình thành ở trẻ kỹ năng kỹ xảo, những tiền đề về việc đọc, viết giúp cho trẻ có tâm thế chuẩn bị bước vào các lớp học sau này. - Bản thân tôi cũng đã nắm vững hơn về nội dung, phương pháp tổ chức một hoạt động “ Dạy thơ” cho trẻ ở chương trình giáo dục mầm non mới và ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào trong công tác giảng dạy. - Phần lớn các bậc phụ huynh quan tâm đến việc học của trẻ và có hướng cộng tác giữa cô giáo với phụ huynh ngày càng cao. VI/ Bài học kinh nghiệm: Sau thời gian làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm của việc thực hiện hoạt động “ Dạy thơ” ở trẻ 4 - 5 tuổi và qua quá trình nghiên cứu thực tế ở lớp tôi đã rút ra được bài học kinh nghiệm thiết thực đó là việc đầu tiên tôi phải dựa vào chương trình khung của chương trình giáo dục mầm non mới để xây dựng được kế hoạch cho lớp mình, chọn nội dung đảm bảo phù hợp với từng chủ đề trong năm và đưa ra mục đích, yêu cầu vừa sức của trẻ theo từng lĩnh vực phát triễn, chú ý phát huy tính tích cực của trẻ và luôn lấy trẻ làm trung tâm " Cô giáo là người dẩn dắt trẻ", chuẩn bị đầy đủ đồ dùng trang thiết bị cho các hoạt động, ứng dụng thành thạo công nghệ thông tin vào trong công tác dạy học, tổ chức tiết học linh hoạt sáng tạo, gợi mỡ theo chương trình giáo dục mầm non mới, thơ ở chương trình mầm non nó mang nhiều sắc thái khác nhau như: Êm dịu, trang trọng, hóm hỉnh… do đó khi đọc thơ tôi phải thể hiện được sắc thái đó để làm giàu cảm xúc cho trẻ, có kế hoạch tích hợp lòng ghép “Thơ” vào trong các hoạt động hàng ngày của trẻ phù hợp có hiệu quả, luôn chú trọng công tác theo giỏi bồi dưỡng kèm cặp trẻ có năng khiếu về thơ và trẻ chậm phát triễn về ngôn ngữ, có sự kết hợp với cha mẹ trẻ và phối kết hợp với giáo viên trong lớp để thực hiện tiết dạy có hiệu quả. C/ Kết luận: Qua thời gian làm đề tài sáng kiến kinh nghiệm này bản thân tôi xoay quanh nội dung làm thế nào trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi học tốt tiết "Thơ" tôi nghiên cứu ngay
  8. từ lớp học của mình, nghiên cứu về lĩnh vực phát triển ngôn ngữ của trẻ với những nội dung bài học trong chương trình mỡ của chương trình giáo dục mầm non mới tôi thấy tất cả những gì tôi áp dụng đối với trẻ đều phù hợp và mang lại hiệu quả thiết thực trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ nói chung và lĩnh vực phát triễn ngôn ngữ cho trẻ nói riêng. Trên đây là những kinh nghiệm thực tế qua các hoạt động “Dạy thơ” được tổ chức trên lớp, và đây cũng là những kết quả sau quá trình nghiên cứu tâm lý của lớp tôi. Mong muốn lớn nhất của tôi là làm sao ở mỗi tiết học trẻ được vừa chơi vừa học và thấm sâu vào trong tâm hồn trong sáng của trẻ những tình cảm tốt đẹp đồng thời giúp cho trẻ phát triển toàn diện về các lĩnh vực và đặc biệt là lĩnh vực phát triển ngôn ngữ./. Trân trọng cảm ơn những đóng góp của hội đồng chuyên môn nhà trường và hội đồng thi đua của nghành. Phú Thủy, ngày 19 tháng 5 năm 2011 Người viết sáng kiến Nguyễn Thị Tịnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2