SKKN: Làm thế nào để giúp học sinh phát âm chuẩn
lượt xem 78
download
Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn ngoại ngữ là cầndạy đầy đủ bốn kĩ năng: Nghe nói đọc viết. Và trong thực tế phương pháp dạy môn tiếng Anh trong thời gian gần đây các kĩ năng nghe nói đã được hú trọng và được các giáo viên luyện kĩ hơn để giúp các em học sinh tự tin hơn trong vấn đề giao tiếp. Bài SKKN làm thế nào để giúp học sinh phát âm chuẩn, mời các bạn cùng tham khảo nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Làm thế nào để giúp học sinh phát âm chuẩn
- Làm thế nào để giúp học sinh phát âm chuẩn
- PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI Trong sự nghiệp công nghiệp hoá - hiện đại hoá đất nước và hội nhập với cộng đồng quốc tế, mỗi con người chúng ta phải có đủ tri thức và trình độ để đáp ứng được những đòi hỏi cao của đất nước, một đất nước đã và đang trong thời kì đổi mới theo đường lối, chính sách của Đảng và Nhà nước, trong đó có đổi mới giáo dục. Chúng ta đang ở thế kỉ, thế kỉ của khoa học tiên tiến và hiện đại. Vì vậy, đòi hỏi con người phải có tri thức và trình độ, đáp ứng kịp thời những đòi hỏi ngày càng cao của đất nước. Tiếng Anh có một ý nghĩa vô cùng quan trọng. Việc phổ cập tiếng Anh ở nước ta ngày nay đang dược Đảng và Nhà nước dành cho sự quan tâm đặc biệt. Trong chiến lược dạy học ngoại ngữ, việc dạy học tiếng Anh ở tất cả các cấp học nói chung, dạy học tiếng Anh ở trường THCS nói riêng đang đặt ra những nhiệm vụ mới, đòi hỏi người giáo viên phải quán triệt sâu sắc mục đích, đối tượng, nguyên tắc, chương trình dạy và học ngoại ngữ cũng như không ngừng phấn đấu nâng cao trình độ chuyên môn, trình độ nghiệp vụ sư phạm. Hơn thế nữa, để hoàn thành tốt nhiệm vụ của mình, người giáo viên không thể không có lòng yêu nghề, yêu trò, thường xuyên đầu tư suy nghĩ, đề xuất sáng kiến và những thủ pháp lên lớp hiệu quả. II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI Xuất phát từ đặc trưng của bộ môn ngoại ngữ là cần dạy đầy đủ bốn kĩ năng: Nghe – nói – đọc – viết. Và trong thực tế phương pháp dạy môn tiếng Anh trong thời gian gần đây các kĩ năng nghe – nói đã được chú trọng và được các giáo viên luyện kĩ hơn để giúp các em học sinh tự tin hơn trong vấn đề giao tiếp. Vì lí do đó nên hôm nay tôi mạnh dạn trình bày sáng kiến kinh nghiệm của mình là “Làm thế nào để giúp học sinh phát âm chuẩn?” thông qua một số phương pháp dạy ngữ âm trong một tiết học và một số thủ thuật dạy, kiểm tra ngữ âm thông qua một số dạng bài tập. 2
- III. PHẠM VI VÀ ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU Đề tài dành riêng cho bộ môn tiếng Anh và được nghiên cứu đối học sinh tại trường THCS An Thạnh. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU Dạy học là một nghệ thuật, nghề dạy đòi hỏi người giáo viên phải luôn luôn học hỏi tìm tòi những phương pháp giảng dạy để nâng cao chất lượng bài giảng. Tùy theo bài, đối tượng học sinh mà chúng ta áp dụng cho phù hợp. Tầm quan trọng của việc có thể giao tiếp được bằng tiếng Anh, thứ tiếng mà các em đang được học ở nhà trường là rất lớn. Nhưng làm thế nào, dạy thế nào để các em học sinh THCS của chúng ta có thể tự tin trong giao tiếp bằng tiếng Anh với vốn kiến thức các em đã học ở trường là một vấn đề mà tất cả các giáo viên dạy ngoại ngữ đều phải quan tâm. Trong sáng kiến kinh nghiệm này, tôi muốn đề cập đến việc dạy và luyện phát âm các âm, các từ, cụm từ tiếng Anh sao cho thật hiệu quả để phù hợp với tiến trình phát triển của ngôn ngữ hiện đại và cũng để đạt được mục đích cuối cùng là giúp học sinh phát âm chuẩn hơn, đúng ngữ điệu của câu hơn trong quá trình học tiếng Anh cũng như trong quá trình giao tiếp cũng như mong được góp phần cải tạo quá trình dạy và học tiếng Anh ở THCS ngày càng hiệu quả hơn. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Bên cạnh việc giúp cho học có thể phát âm tốt các âm, các từ, các cụm từ tiếng Anh thông qua các bài học trên lớp một cách hiệu quả, nó không những mang lại sự tự tin trong việc giao tiếp với nhau bằng tiếng Anh đơn giản trên lớp hàng ngày giữa các em học sinh với nhau mà còn làm cho lớp học bao giờ cũng sinh động hơn, học sinh hứng thú học tập bộ môn tiếng Anh này hơn. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN Việc dạy và học trong nhà trường hiện nay, đã có nhiều khởi sắc, điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học đã được trang bị đầy đủ hơn, đội ngũ giáo viên chuẩn hoá cao. Đặc biệt phong trào đổi mới phương pháp dạy học được đẩy mạnh, đa số giáo viên có sáng tạo biết lựa chọn phương pháp phù hợp, phát huy được tính tích cực của học sinh. Nhưng thực tế, như chúng ta đã biết trong rất nhiều năm trước đây, theo 3
- phương pháp dạy học cổ truyền ở trong lớp thầy giáo là trung tâm, là người nặng nề về truyền đạt kiến thức, chưa rèn luyện được cho học sinh cách học tập tích cực, cách sử dụng kiến thức, cách nắm bắt vấn đề chủ động. Phương pháp giảng chủ yếu như vậy đã ảnh hưởng sâu sắc đến khả năng nhận thức độc lập của học sinh ở tất cả các môn học nói chung và đặc biệt là môn ngoại ngữ - một môn học có nét đặc thù riêng là học sinh được rèn luyện đọc lập càng nhiều càng tốt. Trong giờ học, học sinh phải được tạo điều kiện sử dụng ngôn ngữ theo chính khả năng của mình. Như vậy, phương pháp đổi mới trong dạy và học ngoại ngữ là phương pháp giúp cho học sinh học tập tích cực. Để đạt được mục đích đó trong một giờ học ngoại ngữ thì giáo viên cần phải biết làm gì để lôi cuốn học sinh, giúp học sinh học tập tích cực và sáng tạo hơn để tiết học diễn ra thật “Nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả”. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ Đứng trước một vấn đề dạy và học đó tôi đã suy nghĩ để tìm ra một số phương pháp dạy ngữ âm trong một tiết học và một số thủ thuật dạy, kiểm tra ngữ âm thông qua một số dạng bài tập để đạt được mục đích là giúp học sinh phát âm chuẩn hơn, đúng ngữ điệu của câu hơn trong quá trình học tiếng Anh cũng như trong quá trình giao tiếp. Dạy ngữ âm giúp học sinh tạo ra được không khí học ngoại ngữ, phát âm chuẩn các từ và đúng ngữ điệu của các câu trong bài. Mục đích của việc dạy ngữ âm trong một lớp ngôn ngữ không nhằm làm cho người học có khả năng phát âm tương tự như người bản ngữ vì việc này không thực tế, trừ trường hợp người học có năng khiếu thật đặc biệt và động cơ học rất cao. Mục tiêu dạy ngữ âm là giúp cho người học đạt được một khả năng phát âm đúng ở một mức độ nào đó để có thể truyền đạt được điều họ muốn nói với người khác. III. PHƯƠNG PHÁP TIẾN HÀNH 1. Nội dung: Các Mác nói: “Con nhện thực hiện thao tác của người thợ dệt, con ong xây tổ sáp làm cho kiến trúc sư phải hổ thẹn. Nhưng một nhà kiến trúc sư có tồi đi chăng 4
- nữa thì ngay từ đầu cũng đã khác con ong cừ nhất ở chỗ trước khi dùng sáp xây tổ anh đã tự xây trong đầu mình rôi.” Con người khác với con vật ở khả năng tư duy và đầu óc suy nghĩ. Ngôn ngữ là phương tiện giao tiếp quan trọng nhất của loài người để hình thành xã hội. Trong quá trình học tiếng Anh, bốn kĩ năng: Nghe, nói, đọc, viết luôn luôn được chú ý đến nhiều hơn nhưng phần luyện âm lại là phần quan trọng nhất trong giao tiếp hay thực hành các kĩ năng. Theo tôi, có một số yếu tố ảnh hưởng đến việc phát âm tiếng Anh. a. Sự chuyển di của tiếng mẹ đẻ: Do tiếng mẹ đẻ của người học có ảnh hưởng đến việc phát âm tiếng Anh nên người dạy cần có một sự hiểu biết nhất định về hệ thống âm của tiếng mẹ đẻ của người học để có thể tiên đoán những khó khăn cũng như thuận lợi trong việc người học phát âm tiếng Anh hầu có thể hướng dẫn và sửa chữa cho người học đọc được các âm khó - phần lớn những âm này không có trong hệ thống âm thanh của tiếng mẹ đẻ. Người Việt học tiếng Anh thường gặp khó khăn trong việc đọc các âm đầu từ như: / ð / và / θ /, và các âm cuối từ như: / z /, / s / và / / ... các âm / /, / t / cũng là những âm khó đối với người Việt học tiếng Anh. Ngoài ra, trọng âm, ngữ điệu làm thay đổi ngữ nghĩa của từ và câu cũng là những vấn đề mà người Việt không quen trong hệ thống âm vị và ngữ điệu của tiếng Việt. b. Tuổi của người học: Người học càng nhỏ tuổi thì càng dễ học nói hơn người lớn tuổi. Theo nghiên cứu, những trẻ em dưới 12 tuổi học nói tiếng Anh sẽ ít bị ảnh hưởng của giọng nói tiếng Việt hơn là những người học lớn tuổi hơn. c. Việc tiếp xúc với tiếng Anh: Cần phải tính đến cả thời gian lẫn mức độ tiếp xúc với tiếng Anh. Người học càng có nhiều thời gian tiếp xúc với tiếng Anh thì càng phát âm tốt hơn. Người học cũng sẽ đạt được nhiều tiến bộ hơn nếu được tiếp xúc với mẫu phát âm tốt hoặc được giải thích cặn kẽ về hệ thống âm và cachs phát âm tiếng Anh. d. Khả năng phát âm bẩm sinh của người học: Nhiều người học có khả năng bẩm sinh trong việc bắt chước và nói được một cách dễ dàng nhưng âm thanh xa 5
- lạ với họ. Những người học như thế sẽ tiến bộ nhanh hơn những người không có khả năng tương tự. e. Thái độ và cảm nhận: Thái độ của ngừơi học đối với thứ tiếng đang học cũng là một yếu tố ảnh hưởng đến việc học phát âm. Thái độ học tập của người học càng tốt thì việc phát âm càng tốt vì họ cố găng bắt chước cho giống cách nói của người bản ngữ. f. Động cơ học tập của người học và sự quan tâm của họ đối với việc phát âm tốt: Đây là một yếu tố rất quan trọng trong việc dạy phát âm. nếu người học có động cơ phát âm tốt thì họ sẽ đầu tư nhiều thì giờ hơn và nỗ lực hơn trong việc học phát âm. từ đó họ sẽ có nhiều tiến bộ hơn. 2. Kinh nghiệm trong phương pháp dạy ngữ âm: Dạy phát âm là lĩnh vực giảng dạy ngoại ngữ khá thử thách nhưng cũng đem lại nhiều khám phá thú vị cho người dạy! Để sử dụng hiệu quả quĩ thời gian mỗi buổi dạy, bạn cần chú ý áp dụng những phương pháp giảng dạy tốt nhất cho học sinh của mình, nhằm đạt được kết quả cuối cùng là phát âm chính xác. Vậy làm thế nào để đạt được mục đích tưởng chừng như khá nhiều thử thách đó? Chúng ta hãy tham khảo bản thiết kế một giờ dạy phát âm sau: Bước 1: Mô tả, đánh giá các đặc tính cơ bản của âm sẽ được học trong bài. Bước khởi đầu này giúp học sinh nhận thức được các đặc điểm của âm được đưa ra giảng dạy trong buổi học. Cụ thể: Chúng ta có thể đưa ra một danh sách các từ vựng có ngay trong bài học hiện tại, trong đó bao gồm cả những từ được đánh dấu trọng âm đúng và cả những từ bị đánh dấu trọng âm sai. Bước 2: Học sinh được nghe cách phát âm của một hay nhiều từ có chứa âm đó (chúng ta có thể bật băng hoặc đọc mẫu cho học sinh) để nhận biết cách âm được phát ra. 6
- Cụ thể: Học sinh lắng nghe và nhận dạng một chuỗi các âm tiết không mang ý nghĩa với những độ dài khác nhau (ví dụ: da-Da, da-da-DA-da, v.v). Bước này giúp học sinh nghe và nhận biết âm. Bước 3: Chúng ta đưa ra những bài thực hành trong khuôn khổ buổi học và cho học sinh tự đánh giá khả năng phát âm của mình. Cụ thể: Học sinh quay lại với danh mục từ vựng đã được nêu ở bước 1. Với qui mô cả lớp, học sinh được yêu cầu sửa cách nhấn trọng âm của từ bằng các hành động như vỗ tay, chẳng hạn khi đến âm cần được nhấn mạnh thì vỗ tay to hơn các âm còn lại. Lưu ý: Trong quá trình tiến hành các hoạt động nói trên, các từ vựng mới có thể liên tục được cập nhật. Bước 4: Chúng ta tiếp tục hướng dẫn học sinh thực hành với các bài tập cho phép luyện tập các cấu trúc giao tiếp thông thường để qua đó, học sinh có thể chủ động điều khiển cách phát âm của mình cho đúng trong thực tế. Cụ thể: Học sinh có thể lần lượt đọc một đoạn hội thoại theo cặp; mỗi khi người này đọc, người kia lắng nghe và đánh dấu trọng âm vào bản copy của bài hội thoại. Sau đó, từng cặp sẽ lần lượt nhận xét về cách đọc, cách phát âm cũng như cách nhấn trọng âm của nhau. Bước 5: Cuối cùng, giờ học có thể là nơi để học sinh giao tiếp tự do với nhau – kèm theo quan sát và phản hồi từ phía bạn và các học sinh khác (nếu có thể). Đó sẽ là cơ hội để học sinh vừa tập trung vào nội dung của câu chữ trong giao tiếp mà vẫn có thể thực hành phát âm một cách sống động. Cụ thể: Học sinh có thể làm những bài thuyết trình nho nhỏ có chủ đề liên quan đến bài học của buổi hôm đó, kèm theo trong các tiêu chí đánh giá là các dẫn chứng cụ thể về việc nhấn âm đúng và chuẩn. 3. Kĩ thuật rèn luyện: a. Lặp lại từ: Học sinh nghe và lặp lại từ theo mẫu (giáo viên / băng tiếng) 7
- Ex: luyện âm / i / và / e /. T: Listen and repeat: Hill Ss: Hill T: Tell Ss: Tell b. Lặp lại câu: Học sinh lặp lại một câu có những từ chứa âm cần luyện. Ex: / s /, / /, và / z / T:: Listen and repeat: She sells seashells by the seashore. Ss: She sells seashells by the seashore. Ex: / i /, and / i: / T: Good. Now once more. Don’t sit on that seat. Ss: Don’t sit on that seat. T: Correct once more. Don’t (sleep / slip) on the floor. Ss: Don’t (sleep / slip) on the floor. c. Cặp tối thiểu (minimal pair): Giáo viên cần giải thích cho học sinh cặp tối thiểu là hai từ chỉ chứa một âm. âm khác nhau có thể nằm ở đầu từ như ‘hat - bat’, hay giữa từ như ‘ sing - song’, và cuối từ như ‘thin - thing’, .... cặp tối thiểu thường được dùng để đối chiếu sự khác nhau giữa các nguyên âm và phụ âm. Giáo viên đọc các cặp tối thiểu, sau đó viết lên bảng thành hai cột. A B will well bill bell hill tell 8
- T: Listen: Will.....Well.......Bill.......Bell.......Hill.....Tell........ Now repeat. Will.... Ss: will.... T: Well.......... Ss: Well..... Sau khi vừa chỉ lên bảng vừa đọc hết các từ giáo viên nói T: Now listen and tell me the number. Will....Which number? One or Two Ss: One T: That’s correct. Now once more. Tell.... Ss: Number two .... d. Điền từ: Giáo viên nói một vài cụm từ hay câu còn thiếu một / hai từ, học sinh đoán và bổ sung từ còn thiếu có âm đang rèn luyện. Ex: Để luyện hai âm / ei / and / æ /, giáo viên lần lượt nói một vài câu và cho học sinh đoán và bổ sung từ còn thiếu có âm / ei / hoặc / æ /, T: He likes to ..... games very much. Which word is missing? Ss: play T: Good now this time words. Listen . Black and white...... Which words are missing? Ss: Make and gray T: well done. once more. Listen. After April comes Ss: May... e. Làm câu: Giáo viên viết một số từ lên bảng, học sinh nói những câu có chứa từ trên bảng. Các từ này có âm đang rèn luyện hay có âm dễ gây nhầm lẫn. 9
- Ex: Để ren luyện âm / e / and /æ/, giáo viên viết lên bảng hai cột. Một cột gồm các danh từ, một cột gồm các tính từ có những âm đang rèn luyện học sinh nhìn các từ cho sẵn và làm ba câu có các từ này. A B red pen yellow cat sad hat black hen Giáo viên có thể đưa ra mẫu: He’s got a black cat. Sau đó học sinh có thể đưa ra một số câu. She’s wearing a black hat. He’ s got a red pen. It’s a sad hen. Etc... 4. Giáo án thực hiện: Nội dung bài giảng: Unit 3 - Pronunciation (page38) English 6, các âm cần dạy: Tiến trình bài giảng (thời gian dạy khoảng 10 phút trong một tiết dạy học môn tiếng Anh ) 1. Luyện âm: Teacher’s activities Ss’ activities Yêu cầu học sinh mở sách phần C Học sinh mở sách (trang 38) Giáo viên đọc mẫu (rõ từng âm một) Học sinh đọc theo 10
- Giải thích kĩ cách phát âm Học sinh nghe và nhớ Giáo viên ghi các âm lên bảng Học sinh nhìn lên bảng ghi nhớ cách / f / → family, father ghi và đọc các âm đang đọc. / / → mother, brother / / → stereo, old Giáo viên chỉ các âm trên bảng và đọc Học sinh đọc theo nhìn bảng để phân mẫu lại biệt âm. Yêu cầu học sinh phân biệt sự khác Học sinh phân biệt âm ngắn / / và nhau giữa 2 âm / / và / / / / Giáo viên nhắc lại, củng cố cho học sinh hiểu bài. 2. Luyện đọc từ (có các âm đang dạy trên bảng) Teacher’s activities Ss’ activities Giáo viên đọc mẫu (dùng ngữ liệu sách Học sinh đọc theo (không nhìn sách) giáo khoa) Giáo viên đọc to các từ yêu cầu học Lắng nghe giáo viên đọc không nhìn sinh tìm âm đang học trong từ đó. sách giáo khoa tìm ra âm đang đọc. Ex: T: mother Học sinh nói / / T: stereo Học sinh nói / / Yêu cầu học sinh đọc theo giáo viên Học sinh nhìn sách giáo khoa và đọc (Phần này giúp học sinh kiểm tra lại theo phần trên khi chưa được nhìn sách) Yêu cầu học sinh đọc cá nhân (Giáo Học sinh nhìn sách tự tập đọc viên lưu ý sửa lỗi sai trong cách phát 11
- âm của học sinh). Yêu cầu học sinh lên bảng điền các từ có các âm đang học (ban đầu có thể là Một học sinh lên bảng viết từ trong sách giáo khoa ) Học sinh khác viết vào vở (để giáo / /: brother, mother viên kiểm tra) / /: stereo, open... 3. Luyện ngữ điệu: Teacher’s activities Giáo viên đọc mẫu Ss’ activities Giáo viên nói mẫu từng câu một Học sinh đọc theo (không nhìn sgk) Ví dụ: This is my mother Học sinh nhắc lại cho đúng ngữ điệu. Yêu cầu học sinh viết lại câu vừa nói Ví dụ: This is my mother trên bảng Học sinh viết lại câu vừa nói Làm như vậy lần lượt với các câu trong bài (trên bảng ghi) Chép vào vở (không nhìn sách) This is my mother Who is this? This is my brother Yêu cầu học sinh phiên âm cách đọc các con chữ được gạch dưới (trên Một học sinh lên làm bài, các học sinh bảng) làm vào vở VD: This is my brother. / / Close your book. / / Kết thúc phần ngữ âm, chuyển sang phần khác của tiết dạy. 5. Một số dạng bài kiểm tra ngữ âm qua dạng bài tập viết tiếng Anh: 12
- a. Yêu cầu học sinh tìm một từ có phần gạch dưới phát âm khác với các từ trong nhóm. Vd: dangerous travel man traffic help left marker intersection vegetable lake tall plane eat breakfast read teacher big city morning time b. Yêu cầu học sinh ghi ngữ điệu câu: Good morning, doctor. How are you today? Is he a doctor or an actor? The flower is nice. How old is Miss Hoa? 6. Kết quả thu được: Qua một thời gian tìm tòi phương pháp và áp dụng vào thực tế dạy học đến nay tôi nhận thấy học sinh hiểu bài tốt, khái niệm rõ ràng về sự khác nhau và cách phát âm chuẩn của từng âm trong phần luyện âm của sách giáo khoa. So với những năm trước dạy theo phương pháp cũ thì kết quả đạt được chỉ từ 50% đến 65%. Còn năm nay đã đạt từ 70% đến 85%. Đặc biệt, do yêu cầu của giáo viên trong quá trình giảng hầu như các em thuộc từ ngay trên lớp, đa số các em sau giờ học có thể cho ngay các từ để minh hoạ cho các âm vừa học hoặc phiên âm cách đọc của các âm trong những từ giáo viên đưa ra. 7. Một số vấn đề cần rút ra: 13
- Qua quá trình thực tế giảng dạy phần luyện âm ở các trường THCS An Thạnh, tôi đã rút ra được một số thuận lợi và khó khăn trong thực tế giảng dạy phần ngữ âm cho học sinh cũng như tình hình học tiếng Anh ở THCS như sau. a. Thuận lợi: Dạy và học phần ngữ âm theo đúng yêu cầu là phương tiện, kỹ năng giúp cho học sinh cũng như giáo viên dạy ngoại ngữ phát âm chuẩn và nói chuẩn hơn, tiếp cận gần hơn nữa với ngôn ngữ hiện đại. Do đó, việc dạy và học theo đúng yêu cầu của phần ngữ âm được sự đầu tư, ủng hộ của giáo viên cũng như các em học sinh. Hơn nữa, đạt được yêu cầu của phần ngữ âm chính là yếu tố giúp cho các em học sinh tự tin hơn trong khả năng giao tiếp, nói tiếng Anh chuẩn, do đó các em học ngữ âm rất nghiêm túc, hào hứng, tạo điều kiện thuận lợi giúp cho giáo viên hoàn thành bài giảng tốt. b. Khó khăn: Mặc dù môn ngoại ngữ đã đưa vào các trường THCS trong toàn huyện đã 15 năm nay nhưng nhận thức rõ ràng và quan tâm đến môn học này thì ở một số em cũng chưa được tốt. Chúng tôi có đi thăm lớp, dự giờ các đồng nghiệp bên trường bạn thì chúng tôi cũng rút ra được nhiều kinh nghiệm. Trong thực tế chúng tôi mới chú trọng bài viết, ngữ pháp, còn dạy ở một số bài ngữ âm còn sơ sài, do vậy việc đầu tư, soạn lại bài giảng, thay đổi phương pháp cho phù hợp, đáp ứng đầy đủ yêu cầu của phần ngữ âm trong từng bài là một khó khăn. Đồ dùng để sử dụng cho môn ngoại ngữ thì hầu như còn thiếu, đài và băng là phương tiện nghe và luyện nói chuẩn hơn thì lại không có, nên chúng tôi cố gắng luyện âm cũng như luyện giọng đẻ truyền thụ lại kiến thức tới học sinh. Đối với học sinh việc tiếp thu đầy đủ, đúng yêu cầu của bài ngữ âm trong một lớp đong học sinh là một điều rất khó, do đó giáo viên không có đủ điều kiện để luyện âm chính xác cho từng học sinh. Hơn nữa, bản thân ở một số em học sinh học hành chểnh mảng, không coi trọng việc học nên ít nhiều cũng ảnh hưởng đến chất lượng 14
- giờ học nên trong giờ giảng ngữ âm, học sinh cần phải học nghiêm túc và bài học cần phải thật sự sinh động để thu hút các em. 8. Bài học kinh nghiệm: Khi nghiên cứu, tìm hiểu rồi tiến hành thực nghiệm tôi rút ra một số kinh nghiệm như sau: * Về phía giáo viên: + Cần hiểu rõ chức năng và nhiệm của phân môn để có hình thức tố chức và phương pháp giảng dạy cho phù hợp. + Giáo viên tự trau dồi chuyên môn nghiệp vụ, có kiến thức ngôn ngữ phong phú, chuẩn xác, diễn đạt rõ ràng. +Xác định mục tiêu rõ ràng của tiết dạy để chuẩn bị bài cho chu đáo và đồ dùng phục vụ cho bài giảng. + Biết lựa chọn phương pháp phù hợp với từng đối tượng học sinh. * Về phía học sinh: + Phải tích cực học tập chuẩn bị bài trước. + Tích cực tham gia luyện tập, thực hành trên lớp. + Cần phát huy tính chủ động, sáng tạo trong hoạt động học. + Tiếp cận và tích cực huy động vốn kiến thức của mình và quá trình xây dựng kiến thức bài học. PHẦN KẾT LUẬN Trên đây là một số kinh nghiệm giảng dạy để nâng cao chất lượng học ngữ âm mà tôi đã nghiên cứu và áp dụng vào giảng dạy. Qua giảng dạy tôi thấy có thể áp dụng kinh nghiệm này vào dạy ngữ âm cho các em để giúp các em phất âm chuẩn và đúng ngữ điệu của câu. 15
- Việc đổi mới phương pháp giảng dạy nhằm nâng cao chất lượng giờ dạy là một trong những nhiệm vụ quan trọng, cấp thiết nhằm đáp ứng kịp thời những yêu cầu đổi mới của xã hội, đó là mục tiêu của sự nghiệp giáo dục trong thời đại mới. Để nâng cao chất lượng dạy và học nói chung và ở trường THCS nói riêng, tôi rất mong sự quan tâm của các cấp lãnh đạo. + Tăng cường nâng cao chất lượng đội ngũ giáo viên thông qua việc bồi dưỡng chuyên đề thường xuyên để từng bước tháo gỡ các khó khăn nâng cao chất lượng giờ dạy và học. + Đầu tư cơ sở vật chất các phương tiện dạy học, tài liệu tham khảo phục vụ kịp thời cho giáo viên giảng dạy tốt hơn. Để hoàn thành đề tài này, tôi không thể không nói đến sự giúp đỡ của Ban giám hiệu nhà trường cũng như các bạn đồng nghiệp, chính nhờ vào sự đóng góp quý báu của các thầy cô đã mang lại sự hoàn thiện của đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn. An Thạnh, ngày 10 tháng 11 năm 2011. NGƯỜI VIẾT Trần Hải Long 16
- TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Sổ tay người dạy tiếng Anh Tác giả: Tú Anh – Phan Hà 2. Luyện phát âm và cách đánh dấu trọng âm Tác giả: Xuân Bá – Quang Minh 3. Chuyên đề bồi dưỡng 17
- MỤC LỤC Trang PHẦN MỞ ĐẦU ......................................................................................................... 1 I. Bối cảnh của đề tài .............................................................................................. 1 II. Lý do chọn đề tài ……........................................................................................ 1 III. Phạm vi và đối tượng nghiên cứu ...................................................................... 2 IV. Mục đích nghiên cứu ......................................................................................... 2 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu ……........................................................... 2 PHẦN NỘI DUNG ..................................................................................................... 2 I. Cơ sở lý luận ……................................................................................................ 2 II. Thực trạng của vấn đề ......................................................................................... 3 III. Phương pháp tiến hành ...................................................................................... 3 1. Nội dung ......................................................................................................... 3 2. Kinh nghiệm trong phương pháp dạy ngữ âm ................................................ 5 3. Kĩ thuật rèn luyện ........................................................................................... 6 4. Giáo án thực hiện ............................................................................................ 9 5. Một số dạng bài kiểm tra ngữ âm qua bài tập viết tiếng Anh ....................... 11 6. Kết quả thu được ........................................................................................... 11 7. Một số vấn đề cần rút ra ................................................................................ 12 8. Bài học kinh nghiệm ..................................................................................... 14 PHẦN KẾT LUẬN ................................................................................................... 14 18
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp giúp giáo viên tạo sự tự tin, mạnh dạn trong giao tiếp của trẻ ở trường mầm non
12 p | 1212 | 143
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh giải toán có văn trong chuong trình Toán lớp 3
11 p | 395 | 115
-
SKKN: Làm thế nào cho học sinh yêu thích và hát đúng âm nhạc dân tộc trong trường học
18 p | 690 | 76
-
SKKN: Làm thế nào để phát huy tính tích cực chủ động sáng tạo cho trẻ 5- 6 tuổi trong hoạt động tạo hình
11 p | 1125 | 75
-
SKKN: Làm thế nào để giáo viên sử dụng thiết bị ngày càng nhiều, tốt hơn
11 p | 384 | 66
-
SKKN: Quan tâm giúp đỡ những học sinh có hoàn cảnh đặc biệt tiến bộ
10 p | 516 | 45
-
SKKN: Làm thế nào giúp trẻ 5 tuổi học tốt môn làm quen chữ cái và học đọc, học viết để trẻ tự tin bước vào lớp 1
16 p | 910 | 42
-
SKKN: Một số trò chơi giúp học sinh khiếm thính lớp dự bị phát triển ngôn ngữ
15 p | 450 | 36
-
SKKN: Làm thế nào để giúp trẻ 4 - 5 tuổi học thơ có hiệu quả
8 p | 644 | 31
-
SKKN: Một số giải pháp giúp học sinh khiếm thính lớp 1B1 học tốt phân môn Tập đọc
17 p | 255 | 29
-
SKKN: Một số hình thức giúp trẻ mẫu giáo lớn nhận biết nhanh 29 chữ cái
20 p | 179 | 28
-
SKKN: Làm thế nào để nâng cao chất lượng cho trẻ mẫu giáo 5-6 tuổi làm quen với chuyện theo chương trình giáo dục mầm non mới
12 p | 217 | 26
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh lớp 1 học tốt phần học âm
7 p | 213 | 24
-
SKKN: Phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1
16 p | 163 | 18
-
SKKN: Làm thế nào để giúp trẻ 5 tuổi phát triển ngôn ngữ mạch lạc thông qua tác phẩm văn học
9 p | 212 | 14
-
SKKN: Làm thế nào thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường mầm non
11 p | 138 | 12
-
SKKN: Làm thế nào để trẻ thực sự hứng thú tham gia học tốt bài nặn theo mẫu “Mẫu giáo nhỡ”
9 p | 130 | 11
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn