SKKN: Làm thế nào thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường mầm non
lượt xem 12
download
Sáng kiến “Làm thế nào thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường mầm non” đưa ra các biện pháp để hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đạt hiệu quả. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Làm thế nào thực hiện tốt phong trào thi đua “xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực” trong nhà trường mầm non
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM LÀM THẾ NÀO THỰC HIỆN TỐT PHONG TRÀO THI ĐUA “XÂY DỰNG TRƯỜNG HỌC THÂN THIỆN - HỌC SINH TÍCH CỰC” TRONG NHÀ TRƯỜNG MẦM NON
- PHẦN I : ĐẶT VẤN ĐỀ: I/ Cơ sở chọn đề tài: 1/ Cơ sở lý luận: Trường Mầm non là đơn vị cơ sở của bậc học giáo dục Mầm non, thuộc hệ thống giáo dục quốc dân, thực hiện việc chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ, nhằm hình thành và phát triển nhân cách toàn diện cho trẻ. Chúng ta biết ở lứa tuổi này, trạng thái cơ thể trẻ chưa ổn định, các cơ quan đang dần dần hoàn thiện, vì vậy cần có sự hỗ trợ, chăm sóc trẻ, nuôi trẻ một cách khoa học, hợp lý. Nhưng thực tế hiện nay, tại các cơ sở giáo dục MN, nhất là cơ sở giáo dục tư nhân, đã xuất hiện một số trường hợp giáo viên, chủ trường có hiện tượng xâm phạm đến thân thể trẻ, mà báo đài đã đưa tin. Do vậy, trong những năm học qua, cùng với cuộc vận động “Nói không với tiêu cực trong thi cử và bệnh thành tích trong giáo dục”; Cuộc vận động “Mỗi thầy cô giáo là tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo” cho học sinh noi theo; “Học tập làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh”. Năm học 2008-2009 là năm đầu tiên thực hiện phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Phong trào này được sự đồng thuận của toàn xã hội cùng tham gia thực hiện. Nhận thức đúng ý nghĩa và tầm quan trọng của chỉ thị 40/CT- BTBGD&ĐT về phong trào “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”. Ngay từ đầu năm học 2008-2009, với vai trò của người hiệu trưởng, Tôi đã đầu tư xây dựng kế hoạch, triển khai toàn trường thực hiện, với suy nghĩ: “Làm sao ngôi trường phải thật sự an toàn về vật chất và tinh thần cho trẻ”. Cô giáo luôn yêu thương trẻ bằng tất cả tấm lòng của Người mẹ hiền thứ hai. Trẻ được chăm sóc, nuôi dưỡng bình đẳng, môi trường quanh trẻ luôn kích thích gây hứng thú, khêu gợi sự tò mò, lòng ham hiểu biết của trẻ, nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện trên từng lĩnh vực: Thể lực, nhận thức, ngôn ngữ, thẩm mỹ, tình cảm xã hội, làm nền tảng cho trẻ học tốt phổ thông sau này.
- 2/ Cơ sở pháp lý: Đảng và nhà nước ta hiện nay rất quan tâm đến thế hệ trẻ em, nhất là bảo vệ quyền trẻ em, được học tập, vui chơi, bảo vệ sức khỏe, được đến trường, hưởng những gì tốt đẹp nhất hãy dành cho trẻ em” với phương châm “Trẻ em hôm nay, thế giới ngày mai”. Vì vậy hàng loạt các chỉ thị, văn bản đã được triển khai, như: - Luật giáo dục sửa đổi năm 2005, thay thế Luật giáo dục ban hành năm 1998; - Công văn số 766/BLĐTBXH-BVCSTE về việc triển khai “Tháng hành động vì trẻ em” năm 2010; - Chỉ thị 40/CT-BTBGD&ĐT về “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực”; - Đối với ngành có văn bản 90&91/SGD&ĐT-GDMN triển khai hướng dẫn và kế hoạch “Xây dựng trưởng học thân thiện - Học sinh tích cực” giai đoạn 2008-2013, và các văn bản chỉ đạo của ngành triển khai thực hiện cụ thể cho từng năm học . 3/ Thực trạng nhà trường: Trường MN 16/4 Ninh Thuận được xây dựng xong vào năm 2002 và đưa vào hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ. Đến nay được 8 năm, trường có 8 phòng học, có vệ sinh khép kín, có sân chơi rộng rãi, thoáng mát. Đội ngũ CB-GV-NV: có 31 đ/c, đa số trẻ, khỏe, nhiệt tình trong công tác, có trình độ chuyên môn từ trung cấp trở lên. Nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên tham dự lớp ĐHMN từ xa, dự kiến đến tháng 10/2010 sẽ có 100% tốt nghiệp. PHHS có tinh thần trách nhiệm trong việc chăm sóc trẻ, thường xuyên kết hợp với nhà trường trong việc chăm sóc nuôi dạy con, nhiệt tình tham gia đóng góp xây dựng khi nhà trường cần, không có tư tưởng ỷ lại, khoán trắng cho nhà trường như trước đây… Bên cạnh những thuận lợi, song nhà trường cũng có những khó khăn nhất định: Trước khi thực hiện phong trào này, CSVC nhà trường xuống cấp, khu vệ sinh trẻ không đảm bảo, nền nhà hư hỏng nặng không đảm bảo an toàn cho trẻ.
- Tình hình học sinh đông, bình quân 45 trẻ/lớp, kế hoạch trên giao số lượng cao 350 trẻ, trong khi đó CSVC chỉ có 8 phòng, do vậy việc chăm sóc trẻ không sao tránh khỏi những khó khăn, nhất là quản lý an toàn cho trẻ… Nhận thức của đội ngũ về xây dựng phong trào này còn hạn chế, thêm vào đó chế độ trực trưa của giáo viên chi trả không kịp thời, ít nhiều cũng ảnh hưởng đến tư tưởng, chưa thật sự phấn khởi công tác nhất là giờ trực trưa. Ngân sách trên cấp không kịp thời, nhà trường mất nhiều thời gian tham mưu xin kinh phí thiếu… lý do tiền học phí thu không đủ chi trả các chế độ theo lương. Việc cho trẻ đi tham quan các di tích lịch sử còn khó khăn về kinh phí , phương tiện đi lại, trẻ còn nhỏ chưa có ý thức, nếu nhà trường tổ chức không tốt sẽ không mang lại kết quả. Để hưởng ứng phong trào thi đua “Xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” đạt hiệu quả, trong quá trình thực hiện nhà trường đã có một số biện pháp như sau: II/ CÁC BIỆN PHÁP THỰC HIỆN: 1/Xây dựng Môi trường luôn xanh - sạch - đẹp - an toàn được tăng cường: Ông bà ta có câu: “Nhà sạch thì mát, bát sạch thì ngon cơm”, mái trường, lớp học cũng như là ngôi nhà thứ hai của trẻ. Bởi lẽ thời gian lớn trẻ ở cả ngày, được học tập, vui chơi, sinh hoạt. Nếu chúng ta không quan tâm xây dựng CSVC, trang thiết bị… sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ. Trường MN 16/4 được xây dựng trên khuôn viên đất , trước đây là ao rau muống , do vậy xung quanh trường toàn là đất cát sâu 2-3m , không thể trồng cây xanh, tạo bóng mát cho trẻ sinh hoạt, vui chơi. Đề tạo cho trẻ được học dưới mái trường thân thiện “Xanh - sạch - đẹp - an toàn”, tạo cảm giác gần gũi, an toàn phù hợp với tâm sinh lý trẻ, khuyến khích trẻ hứng thú tham gia hoạt động, khám phá thiên nhiên, sinh hoạt vui chơi tập thể. Nhà trường đã vận động kinh phí của các nhà hảo tâm, cơ quan hữu quan, PHHS, đổ đất phù sa để trồng cây xanh, huy động mỗi PHHS ủng hộ một chậu hoa nhỏ tạo thành góc thiên nhiên cho trẻ tham quan, học tập, chăm sóc. Mỗi CB-GV-NV trồng một cây xanh tạo bóng mát cho trẻ vui chơi, tận dụng hai gầm cầu thang, làm phòng xem tranh ảnh của cô và trẻ tự làm, các lang cang cầu thang vừa làm rào chắn đảm bảo an toàn cho trẻ, vừa
- để cây cảnh cho trẻ chăm sóc tưới nước, nhặt lá úa vàng, nhằm giáo dục trẻ ý thức giữ gìn, chăm sóc, biết bảo vệ cây, bảo vệ môi trường… Sân tròn vừa làm chổ ăn, vừa làm chổ tập thể dục, học tập cho trẻ. Coi trọng việc nhận thức của đội ngũ về việc làm ĐDĐC cho trẻ, giáo viên luôn vận động PHHS đóng góp những phế phẩm, phế liệu như bìa lịch, hộp sữa, vớ hỏng, những đồ chơi hỏng, vỏ sò … để cô và trẻ làm ĐDĐC. Nhà trường thường xuyên phát động phong trào, làm ĐDDH bằng nguyên vật liệu sẳn có ở địa phương… nhờ vậy các lớp có số đồ chơi tự tạo rất phong phú, trẻ rất thích đến trường “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. 2/ Tăng cường công tác tuyên truyền, phối hợp với các ban ngành hữu quan, hội PHHS cùng chăm lo” xây dựng trường học thân thiện - Học sinh tích cực” Nhà trường nghĩ rằng: Ngành học MN cần phải dựa nhiều vào sức dân, muốn làm tốt phong trào này, người hiệu trưởng là người luôn đi đầu trong việc tham mưu, thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, vận động từ nhiều nguồn kinh phí đầu tư, tu bổ cải tạo, nâng cấp cơ sở vật chất, mua sắm bổ sung trang thiết bị đồ dùng đồ chơi là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường và phụ huynh giữa nhân dân với địa phương. Để tuyên truyền đạt kết quả, nhà trường tranh thủ vào các ngày lễ: như khai giảng năm học, lễ 20/11, tổng kết năm học, hội họp.. nhà trường cho rằng đây là thời điểm tốt nhất để tuyên truyền. Nhà trường chuẩn bị cho trẻ tập những tiết mục văn nghệ ngắn gọn, vui tươi, hấp dẫn, trong thành phần tham dự, ngoài đối tượng chính là cô và trẻ, nhà trường còn mời thêm BCHHPHHS, PHHS, các cơ quan hữu quan, các nhà tài trợ đóng trên địa bàn phường nơi trường đóng, không nhằm mục đích để mọi người cùng hiểu biết được một mặt trong nội dung hoạt động của nhà trường, tranh thủ những dịp này, nhà trường tuyên truyền nội dung chăm sóc giáo dục theo chương trình GDMN mới. Điều quan trọng là PHHS thấy được kết quả chăm sóc của trẻ như trẻ được tăng cân, ngoan ngoãn, biết vâng lời người lớn, nắm được những kiến thức cơ bản cô giáo truyền đạt trên từng lĩnh vực, hình thành cho trẻ những kỹ năng sống..giúp cho trẻ phát triển toàn diện để trẻ học tập tốt phổ thông sau này. PH thấy được việc làm có ý nghĩa của nhà trường, của GV, kết quả chăm sóc trẻ có hiệu quả, PH tin tưởng yên tâm, từ đó PH sẳn sàng chia sẽ những khó khăn cùng với nhà trường, vui vẻ ủng hộ những gì khi nhà trường cần.
- 3/ Tổ chức xây dựng, chỉ đạo kế hoạch một cách sáng tạo , phù hợp với tình hình thực tế ở trường: Sau khi nghiên cứu kỹ các văn bản chỉ đạo về “Xây dựng trường học thân thiện - học sinh tích cực”, nhà trường báo cáo tham mưu với cấp ủy Đảng, chính quyền địa phương, PHHS, các đoàn thể chính trị trong nhà trường, những vấn đề, nội dung quan trọng cần thực hiện trong từng năm và từng giai đoạn. Nhà trường xây dựng một kế hoạch chi tiết cụ thể cho từng năm học, từng tháng thực hiện có hiệu quả. Tổ chức hội nghị CCVC đầu năm, đại diện các tổ chức chính trị trong nhà trường, các tổ, khối, HTHPHHS cùng ký cam kết, thành lập ban chỉ đạo, gồm có 7 đ/c, trong đó đ/c hiệu trưởng làm trưởng ban, cuối năm học các thành viên trong ban chỉ đạo đi kiểm tra và đánh giá theo thang điểm được qui định. Các thành viên trong ban chỉ đạo được phân công, phân nhiệm rõ ràng, cụ thể như sau: *Hiệu trưởng: Chịu trách nhiệm chung, ra quyết định thành lập Ban chỉ đạo, gồm có 7 thành viên, đại diện Công đoàn, Đoàn TNCSHCM, UBNDP Thanh Sơn, HTHPHHS, các tổ trưởng tổ khối chuyên môn trong trường. Hiệu trưởng chủ động xây dựng kế hoạch cụ thể từng năm học, từng tháng, chủ động tham mưu xây dựng CSVC, đánh giá tổng kết phong trào có động viên khen thưởng kịp thời… Ngoài ra người hiệu trưởng phải có uy tín, thường xuyên tự bồi dưỡng để làm tốt vai trò đầu mối của mình trong việc tham mưu thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục, vận động từ nhiều nguồn lực, đầu tư tu bổ, cải tạo nâng cấp, là cầu nối đồng thuận giữa nhà trường và PHHS giữa nhân dân với địa phương. *Công Đoàn Thực hiện tốt cuộc vận động, cụ thể hóa các nội dung qui chế dân chủ thành các qui tắc ứng xử giữa các thành viên trong nhà trường, tạo môi trường thân thiện, gần gủi cô và trẻ được cảm nhận “Mỗi ngày đến trường là một ngày vui”. Ngoài ra công đoàn nhà trường cần tổ chức triển khai phong trào thi đua cho các đoàn viên công đoàn của mình, phát hiện và tổ chức báo cáo những điển hình người tốt việc tốt, nhân rộng điển hình, chăm lo đời sống vật
- chất tinh thần cho đoàn viên. Tăng cường các hoạt động tập thể vui tươi lành mạnh, đảm bảo sức khỏe và điều kiện làm việc, xây dựng tập thể thật sự đoàn kết . *Tổ chuyên môn: Yêu cầu tích cực đổi mới phương pháp giảng dạy theo chương trình MN mới, biết vận động PHHS tham gia đóng góp về CSVC, biết tuyên truyền kiến thức nuôi dạy trẻ đến PHHS, giao tiếp, ăn nói tế nhị với chị em đồng nghiệp, với PHHS. Phát huy vai trò giáo viên chủ nhiệm lớp, giáo viên chủ nhiệm lớp là “cầu nối”, là “đầu mối” giữa PHHS và nhà trường. Vì vậy cần thường xuyên liên lạc giữa GVCN lớp với PHHS bằng nhiều hình thức như thông qua sổ bé ngoan hàng tháng, bảng tuyên truyền của lớp, trao đổi thông qua giờ đón và trả trẻ… *Phụ huynh học sinh: Cần Xây dựng môi trường thân thiện trong gia đình, trong đó yêu cầu mọi thành viên đều yêu thương và tôn trọng lẫn nhau. Bố mẹ cần gương mẫu về cách sống, làm việc nói năng và hành vi ứng xử chuẩn mực. Bố mẹ nên dành thời gian nhất định để trao đổi, trò chuyện, lắng nghe trẻ nói gì…Nên bố trí cho trẻ một gốc vui chơi sao cho thích hợp và an toàn. Bố mẹ cần trao đổi với giáo viên CN thông qua giờ đón và trả trẻ để nắm bắt tinh hình học tập, sinh hoạt trong một ngày của con em mình như thế nào. Bố mẹ nên phân công cho trẻ một vài công việc sao cho phù hợp với từng độ tuổi như quét nhà, lau bàn, sắp xếp đồ dùng , đồ chơi gọn gàng ngăn nắp… qua đó để rèn kỹ năng sống cho trẻ và ý thực tự lực ngay còn nhỏ. Tạo điều kiện cho trẻ tham gia một vài trò chơi dân gian phù hợp… 4/ Tổ chức chỉ đạo giáo viên, dạy học có hiệu quả, kích thích sự khám phá tích cực học tập của trẻ, rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ: Hưởng ứng” Năm công nghệ thông tin” với các hoạt động đẩy mạnh ứng dụng công nghệ thông tin của ngành GD-ĐT Ninh Thuận, nhà trường đã triển khai toàn trường, thực hiện ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động đổi mới phương pháp dạy học và quản lý. Nhà trường, giúp giáo viên có kỹ năng cộng tác, tìm kiếm, chia sẻ thông tin , tư liệu cùng đồng nghiệp.
- Thực hiện đổi mới phương pháp dạy học, trọng tâm là phương pháp dạy học là” Lấy trẻ làm trung tâm”. Tăng cường cho trẻ 5 tuổi thực hành trên máy tiếp cận công nghệ mới “ học qua chơi, chơi mà học”. Với nhiều bài giảng điện tử, phần mềm trò chơi sáng tạo của giáo viên , giúp trẻ học tập, khám phá tính tò mò, ham hiểu biết, năng lực sáng tạo của trẻ. Để có máy tính cho giáo viên sử dụng, nhà trường tạo điều kiện cho giáo viên mua máy tính bằng hình thức giúp vốn xoay vòng, tạo điều kiện cho giáo viên tham gia lớp học vi tính chứng chỉ A. Đến nay 100% GV có máy vi tính và soạn bài , thu thập thông tin qua mạng …Nhà trường trang bị phòng kidsmart với 9 máy cho trẻ 4-5 tuổi thực hành… Quan tâm hướng dẫn giáo viên rèn luyện kỹ năng sống cho trẻ. Nhằm giúp trẻ hình thành kỹ năng sống, trong hoạt động giáo dục hàng ngày của trẻ , nhà trường luôn coi trọng việc hướng dẫn giúp đở giáo viên về luyện tập cho trẻ những kỹ năng giao tiếp, ứng xử đúng mực, hình thành thói quen nề nếp, biết sống thân thiện, yêu thương nhau, trong khi chơi không tranh giành đồ chơi với bạn, không đánh bạn… Trong hoạt động giáo dục, nội dung được lồng ghép thông qua các chủ điểm như: Trường MN, Bản thân, Gia đình…. Nhằm giúp trẻ năng động, cộng tác giúp đở cùng cô và các bạn… Ví dụ: Trong giờ ăn, trẻ biết giúp cô kê bàn ghế , lấy bát thìa, ăn xong biết đánh răng, rữa mặt, tiêu tiểu đúng nơi qui định, ho ngáp biết lấy tay che miệng, biết cám ơn, xin lỗi, những kỹ năng đó, được giáo viên và PHHS rèn luyện mọi lúc mọi nơi, cùng đồng thuận thực hiện, có như vậy kỹ năng sống mới đạt kết quả. Gắn với việc toàn trường thực hiện cuộc vận động”Mỗi cô giáo là tấm gương sáng đạo đức, tự học và sáng tạo”. Để giáo dục lễ giáo tốt đối với trẻ, nhà trường yêu cầu giáo viên phải luôn mẫu mực trong mỗi cử chỉ, lời ăn, tiếng nói; cô cũng là người bạn, người mẹ thứ hai của trẻ, cần phải gẩn gủi, động viên, khích lệ kịp thời, sự cố gắng của trẻ. Biết cách gợi mở những ý tưởng mới, giúp trẻ mạnh dạng tư tin và hình thành kỹ năng sống cho trẻ sau này. Nhà trường đưa vị trí đạo đức nhà giáo lên hàng đầu và đưa tiêu chí đánh giá chuẩn của giáo viên xếp loại hàng tháng, năm. Nếu giáo viên nào vi phạm về đạo đức nhà giáo, nhà trường sẽ phê bình và kỹ luật nghiêm.
- 5/Tổ chức các hoạt động vui chơi, ngày hội ngày lễ trong năm , cho trẻ tham quan các khu di tích lịch sử phù hợp, thân thiện gần gủi trẻ, cho trẻ cùng cô tham gia trang trí lớp: Ngay từ đầu năm học, nhà trường chỉ đạo chuyên môn xây dựng, viết kịch bản các ngày hội lễ trong năm, tổ chức triển khai hoạt động lồng ghép các trò chơi dân gian, tổ chức cắm trại nhân ngày tết trung thu cho trẻ. Tổ chức thi tiếng hát dân ca cho cô và trẻ đây là sân chơi bổ ích. Nhà trường và giáo viên sưu tầm nhiều trò chơi dân gian, bài hát dân ca để tập cho trẻ. Tham mưu PHHS ủng hộ kinh phí, phương tiện đi lại cho trẻ MG Lớn tham qua khu di tích Tháp Chàm. Trong dịp hè có thời gian rãnh, nhà trường chỉ đạo các lớp cô và trẻ tự làm những bức tranh về chủ điểm đồ dùng đồ chơi, để cô và trẻ cùng trang trí lớp vào đầu năm học mới. III/ KẾT QUẢ VÀ BÀI HỌC KINH NGHIỆM: 1/ Kết quả: Từ các giải pháp nêu trên, phong trào “ Xây dựng trường học thân thiện- Học sinh tích cực” của trường MN 16/4 Ninh Thuận, dù mới chỉ có thực hiện 2 năm, nhưng ban đầu cũng đem lại một số kết quả đáng khích lệ: *Về trường, lớp tương đối khang trang - sạch - đẹp -an toàn: Nhà trường đã cải tạo đất trồng được nhiều cây xanh, sân trường hôm nay nhiều bóng mát cho cháu vui chơi, học tập ngoài trời… PHHS ủng hộ 300 chậu cây cảnh nhỏ làm góc thiên nhiên cho trẻ hàng ngày tưới nước, chăm sóc, thông qua đó giáo dục trẻ ý thức giử gìn bảo vệ môi trường… PHHS ủng hộ 2 tivi, 2 đầu máy, 1máy hát, 300 bộ quần áo cũ và 3 triệu đồng ủng hộ cho các cháu MG ở xã Phước Bình, huyện Bác ái nơi có nhiều khó khăn nhất toàn tỉnh. Nhân các ngày tết trung thu và ngày QTTN 1/6, trong 2 năm qua PHHS và các cơ quan hữu quan, các nhà tài trợ ủng hộ với số tiền là 63 triệu đồng, xây dựng nhà thân thiện, khu vui chơi cho trẻ. Nhân ngày tết trung thu nhà trường có tổ chức cắm trại cho trẻ, chơi nhiều trò chơi dân gian như: Trò chơi kéo co, nhảy bao bố, ném vòng vào cổ chai, đi cà kheo, gánh lúa qua cầu, bán chợ quê… các cháu tham gia rất hứng thú vui tươi đúng ý nghĩa “Một ngày đến trường là một ngày vui”. Tổ chức
- cho trẻ tham quan khu di tích Tháp Chàm của dân tộc Chăm. Kinh phí và phương tiện đi lại PHHS đều ủng hộ. Ngoài ra nhà trường tổ chức hội thi tiếng hát dân ca cho cô và trẻ, nhiều cô giáo hạn chế giọng hát dân ca, mặc đồ trang phục, nhưng các cô vẫn vui vẽ hưởng ứng tham gia… Môi trường trong và ngoài lớp được sắp xếp gọn gàng ngăn nắp. Trong lớp học, giáo viên bố trí, sắp xếp gọn gàng, ngăn nắp, phù hợp với từng chủ điểm, phù hợp tâm sinh lý trẻ, tạo không gian lớp học gần gủi trẻ mỗi khi đến trường lớp. Vệ sinh phòng, lớp, đồ dùng , đồ chơi, nhà vệ sinh, được giáo viên thường xuyên vệ sinh , không để cho BGH nhắc nhỡ như trước đây. Nhờ vậy bệnh dịch ít xảy ra, sức khỏe của trẻ được đảm bảo. Qua khám sức khỏe định kỳ sức khỏe loại A đạt 99%. Năm học 2008 - 2009 nhà trường tham mưu xin kinh phi tu sửa nâng cấp, cải tạo toàn bộ khu vệ sinh của trẻ, với tổng kinh phí 1,3 tỷ đồng, và 200 triệu đồng mua đồ chơi ngoài trời… Chất lượng chăm sóc trẻ , giáo dục trẻ được nâng lên: Huy động trẻ ra lớp năm sau cao hơn năm trước , năm học 2009-2010, nhà trường huy động trẻ ra lớp đạt chỉ tiêu trên giao 100% 350/350 trẻ, ra lớp thường xuyên đạt 96,5 % (337/350 trẻ), trẻ em SDD giảm đáng kể 92% (12/13 trẻ), trường không xảy ra ngộ độc thực phẩm. Phong trào thi đua 2 tốt được duy trì, giáo viên chủ động trong việc sáng tạo, tìm tòi đổi mới phương pháp giáo dục theo chương trình MN mới. Trẻ được học tập vui chơi dưới mái trường thân thiện. Các mối quan hệ trong nhà trường ngày càng được nâng lên , 100% CB-GV-NV gương mẫu thương yêu trẻ, tôn trọng đối xử công bằng trong việc chăm sóc giáo dục trẻ. Các cháu được rèn luyện tính mạnh dạng, tự tin, giáo viên luôn tạo cơ hội cho trẻ tham gia các hoạt động một cách tự nguyện, hứng thú trong vui chơi, giáo dục trẻ luôn đoàn kết giúp đỡ bạn. Tạo cho trẻ ham đến trường lớp, trẻ có cảm giác an toàn như ở nhà, gần giủ cô giáo như mẹ hiền của trẻ. Giáo viên đối với giáo viên luôn có tinh thần giúp đở, chia sẻ lẫn nhau, thân thiện trong giao tiếp, thể hiện tinh thần đoàn kết, công bằng , thái độ thân thiện và dân chủ. Trong đấu tranh phê và tự phê tuy đảm bảo sự thẳng thắn nhưng vẫn tế nhị, để không khí tập thể luôn thấy nhẹ nhàng hợp tác.
- Ban giám hiệu luôn gương mẫu đi đầu trong mọi lĩnh vực, trong công tác, có vấn đề gì chưa hài lòng đều góp ý xây dựng một cách chân thành, với cấp dưới đảm bảo thực hiện được nhiệm vụ, nhưng hết sức bao dung, tạo điều kiện thuận lợi cho đội ngũ hoàn thành tốt công tác.
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Kinh nghiệm duy trì sĩ số trong công tác chủ nhiệm lớp
16 p | 3042 | 488
-
SKKN: Phân loại bài tập hóa học 8
74 p | 958 | 368
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm ứng dụng công nghệ thông tin trong phần “Sinh sản ở động vật ” môn Sinh học 11 cơ bản
28 p | 369 | 115
-
SKKN: Kinh nghiệm xây dựng thư viện xuất sắc Theo tiêu chuẩn mới của Bộ Giáo Dục và Đào Tạo về tiêu chuẩn thư viện trường phổ thông (Ban hành kèm theo Quyết định 01/2003/QĐ/BGD&ĐT ngày 02 tháng 01 năm 2003 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào Tạo)
23 p | 802 | 109
-
SKKN: Phương pháp thiết kế Games trên Power Point phục vụ bài giảng
18 p | 496 | 106
-
SKKN: Rèn kỹ năng chia cho học sinh trung bình, yếu lớp 4
17 p | 592 | 83
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo giáo viên tổ chức "Đồng dao - Trò chơi dân gian" cho trẻ ở trường Mầm non
12 p | 627 | 76
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức thực hiện có hiệu quả, công tác đánh giá và kiểm định chất lượng giáo dục ở một trường THCS vùng ven thành phố
18 p | 608 | 54
-
SKKN: Một số biện pháp thúc đẩy việc sử dụng trang thiết bị trong giảng dạy ở trường THPT Trần Phú
22 p | 210 | 52
-
SKKN: Giải pháp cho nhà vệ sinh sạch
7 p | 537 | 49
-
SKKN: Chuyên đề axit cacboxylic theo định hướng phát triển năng lực của học sinh
66 p | 191 | 33
-
SKKN: Cách mở bài trong văn nghị luận
7 p | 154 | 19
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn học sinh thực hiện 4 phép tính về số thập phân ở lớp 5
22 p | 89 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn
27 p | 61 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp hướng dẫn giáo viên trang trí và sử dụng Công cụ hỗ trợ trong lớp học theo mô hình VNEN
32 p | 68 | 4
-
SKKN: Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm
16 p | 81 | 3
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác duy trì sĩ số
15 p | 48 | 2
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn