Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
I. Phần mở đầu<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Đất nước ta đang trong thời kỳ đổi mới, phát triển mạnh mẽ trên tất cả <br />
các lĩnh vực của đời sống xã hội. Đòi hỏi cần có những con người vừa hồng, <br />
vừa chuyên đó chính là nhân tố quyết định tới vận mệnh tương lai của đất <br />
nước vì vậy ngành giáo dục đóng góp vai trò hết sức quan trọng, việc đổi mới <br />
giáo dục phổ thông, thay sách giáo khoa các cấp học nhằm đáp ứng phù hợp <br />
với thực tiễn đặt ra. Chất lượng và hiệu quả giáo dục vừa là mục tiêu phấn <br />
đấu vừa là cơ sở để đánh giá kết quả hoạt động. <br />
<br />
Một vấn đề đặt ra trong công tác quản lý là làm thế nào để nâng cao chất <br />
lượng hiệu quả giáo dục, là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu cho những người <br />
làm công tác quản lý để đảm bảo cho đổi mới giáo dục thành công. Chính vì <br />
thế ngoài việc nâng cao chất lượng giáo dục đại trà thì tìm ra giải pháp để <br />
nâng cao chất lượng học sinh giỏi hiện nay là công việc hết sức quan trọng <br />
đặt ra đối với các nhà trường, nhằm khẳng định vị trí của nhà trường đối với <br />
ngành giáo dục đào tạo. Do nhận thức và xác định rõ vai trò, nhiệm vụ công <br />
tác quản lý trong nhà trường nên bản thân tôi đã chú trọng đổi mới, cải cách <br />
công tác quản lý nhà trường nhằm nâng cao chất lượng học sinh giỏi từ khâu <br />
xây dựng kế hoạch đến thực hiện kế hoạch. <br />
<br />
Mặc dù trường THCS Lê Quý Đôn còn nhiều khó khăn về cơ sở vật chất <br />
và đóng trên địa bàn là một địa phương kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, đội <br />
ngũ giáo viên tay nghề không đồng đều, nhưng trong những năm gần đây do <br />
thực hiện tốt công tác cải tiến quản lý, nâng cao chất lượng học sinh giỏi nên <br />
nhà trường đã thu được một số thành công nhất định. Số lượng học sinh giỏi <br />
cấp huyện, cấp tỉnh tăng lên. <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
1<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Xuất phát từ những nguyên nhân trên bản thân đã lựa chọn đề tài nghiên <br />
cứu “Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
2.1. Mục tiêu của đề tài<br />
<br />
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi hiện nay ở nhà trường người làm <br />
công tác quản lí có trách nhiệm, thường xuyên lo toan, trăn trở như làm thế <br />
nào để kết quả của các kì thi học sinh giỏi ngày càng tăng, giáo viên bồi <br />
dưỡng luôn có tinh thần trách nhiệm cao nhất ? Đó là câu hỏi lớn đặt ra cho <br />
bản thân tôi khi được phân công nhiệm vụ quản lí công tác chuyên môn tại <br />
trường THCS Lê Quý Đôn. Như vậy đề tài mà tôi nghiên cứu với mục tiêu <br />
tìm ra những biện pháp, giải pháp tốt nhất để nâng cao được chất lượng học <br />
sinh giỏi của nhà trường. Thay đổi cách suy nghĩ của giáo viên về công tác <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi, giúp giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi có tinh thần trách nhiệm cao, có ý thức phấn đấu để đạt được kết quả <br />
nhất định trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
<br />
2.2. Nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Với đề tài “Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn”, nhiệm vụ chủ yếu là <br />
giúp cho chất lượng học sinh giỏi của nhà trường hàng năm tăng lên, thúc đẩy <br />
chất lượng giáo dục của nhà trường ngày càng phát triển.<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Đối tượng nghiên cứu là biện pháp để tổ chức, chỉ đạo công tác bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi. <br />
<br />
4.Giới hạn của đề tài<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
2<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Trong đề tài này tôi chỉ tập trung vào cách tổ chức và chỉ đạo công tác <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi trong khuôn khổ trường THCS Lê Quý Đôn.<br />
<br />
Đề tài này đã được áp dụng có hiệu quả trong các năm học 2015 2016; <br />
2016 2017; 2017 2018.<br />
<br />
Đối tượng khảo sát học sinh và giáo viên trường THCS Lê Quý Đôn.<br />
<br />
Thời gian nghiên cứu từ năm học 2015 2016 đến năm học 2017 2018.<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Trong đề tài này tôi đã chọn các phương pháp nghiên cứu sau:<br />
<br />
+ Phương pháp điều tra: Điều tra, khảo sát những khó khăn, vướng <br />
mắc mà giáo viên đã gặp trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
<br />
+ Phương pháp thống kê thực tiễn: Thống kê những khó khăn vướng <br />
mắc của giáo viên.<br />
<br />
+ Phương pháp tổng kết giáo dục: Đánh giá kết quả học sinh giỏi và <br />
mức độ khó khăn vướng mắc của giáo viên sau khi áp dụng đề tài này trong <br />
nhà trường.<br />
<br />
+ Phương pháp nghiên cứu tài liệu: Tham khảo các tài liệu, văn bản chỉ <br />
đạo của các cấp, nguồn Internet.<br />
<br />
+ Phương pháp trò chuyện, đàm thoại: Quan sát thái độ của giáo viên <br />
thông qua trò chuyện.<br />
<br />
II. Phần nội dung<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận<br />
Xuất phát từ quan điểm chỉ đạo của Đảng về Giáo dục và Đào tạo, thực <br />
hiện chiến lược phát triển giáo dục trong giai đoạn hiện nay, ngành giáo dục <br />
đang tích cực từng bước đổi mới nội dung, chương trình, đổi mới phương <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
3<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
pháp dạy học, đổi mới công tác quản lý giáo dục nâng cao chất lượng quản <br />
lý, dạy bồi dưỡng học sinh giỏi để nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo <br />
nhằm hoàn thành mục tiêu: “Nâng cao dân trí, đào tạo nhân lực, bồi dưỡng <br />
nhân tài”.<br />
<br />
Thực hiện kế hoạch hàng năm của Phòng Giáo dục và Đào tạo về nâng <br />
cao chất lượng giáo dục và đào tạo thì chất lượng mũi nhọn hay chất lượng <br />
học sinh giỏi phải được đầu tư một cách thỏa đáng và là một trong những <br />
nhiệm vụ quan trọng trong nhiệm vụ của một năm học.<br />
<br />
Hàng năm nhà trường luôn xây dựng kế hoạch về công tác bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi một cách cụ thể, triển khai đến tất cả giáo viên để thực hiện. <br />
Đều thể hiện muốn nâng cao chất lượng đại trà thì một trong yếu tố quan <br />
trọng là nâng cao chất lượng mũi nhọn, công tác tổ chức bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi và chỉ đạo phải được thực hiện thường xuyên.<br />
<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu<br />
Nhà trường đóng trên địa bàn rộng, có học sinh phải đi trên 10km mới <br />
đến trường, số lượng học sinh dân tộc chiếm tỉ lệ khá cao trên 40%. Trình độ <br />
dân trí thấp, rất nhiều phụ huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập <br />
của con em mình. Nguồn học sinh để chọn vào đội tuyển thấp hơn rất nhiều <br />
so với những trường khác trên địa bàn huyện Krông Ana nên ảnh hưởng <br />
không nhỏ đến chất lượng học sinh giỏi.<br />
<br />
Một thực trạng đáng quan tâm trong nền giáo dục của nhà trường hiện <br />
nay là sự không đồng đều về chất lượng giáo dục so với những vùng có điều <br />
kiện tốt hơn của huyện. Tỉ lệ học sinh khá giỏi chỉ thường tập trung ở những <br />
khu vực đông dân với nền kinh tế xã hội phát triển. Trong kỳ thi chọn học <br />
sinh giỏi môn văn hóa cấp huyện, học sinh đạt giải của nhà trường chiếm tỉ <br />
lệ thấp. Nguyên nhân thực trạng đó xuất phát từ nhiều yếu tố khách quan <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
4<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
nằm ngoài tầm kiểm soát của các nhà quản lý giáo dục như: Cơ sở vật chất <br />
nhà trường, điều kiện kinh tế xã hội, nhận thức của nhân dân địa phương về <br />
công tác giáo dục... và các yếu tố chủ quan chưa có biện pháp đồng bộ để <br />
khắc phục như: Cơ cấu giáo viên, chất lượng đội ngũ giáo viên, chất lượng <br />
đầu vào, trang thiết bị dạy học.<br />
<br />
Từ những năm học trước đôi v<br />
́ ơi công tac bôi d<br />
́ ́ ̀ ưỡng học sinh giỏi ở <br />
trường THCS Lê Quý Đôn, từ công tac tuy<br />
́ ển chọn học sinh ở cac môn b<br />
́ ồi <br />
dưỡng, xây dựng chương trình, nội dung bồi dưỡng, quy trinh bôi d<br />
̀ ̀ ương<br />
̃ <br />
̉ ̣ ̀ ̣ ̀ ương, công tac kiêm tra, kiêm đinh chât l<br />
giang day, tai liêu bôi d ̃ ́ ̉ ̉ ̣ ́ ượng, sử dung<br />
̣ <br />
̉ ̉ ̣ ̀ ưa được quan tâm chi đao thông nhât gi<br />
kêt qua kiêm đinh... đêu ch<br />
́ ̉ ̣ ́ ́ ữa cán bộ <br />
quản lí nhà trường và đôi ngu giao viên b<br />
̣ ̃ ́ ồi dưỡng học sinh giỏi. Vi vây kêt<br />
̀ ̣ ́ <br />
̉ ́ ượng học sinh giỏi còn thấp, chưa đáp ứng yêu cầu nâng cao chất <br />
qua chât l<br />
lượng giáo dục toàn diện.<br />
<br />
Bên cạnh đội ngũ giáo viên bồi dưỡng học sinh giỏi nhiệt tình có trách <br />
nhiệm, song không ít giáo viên kinh nghiệm còn hạn chế, lúng túng trong việc <br />
chọn nội dung và phương pháp bồi dưỡng.<br />
<br />
Mặc dù có sự chỉ đạo của Phòng GD&ĐT, nhưng công tác bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi của trường còn chưa được quan tâm đúng mức, còn mang tính <br />
chất bắt buộc, tùy vào khả năng, kinh nghiệm của từng giáo viên bồi dưỡng, <br />
chưa có kế hoạch cụ thể về chỉ đạo thống nhất trong nhà trường, đặc biệt <br />
chưa đầu tư kinh phí, cơ sở vật chất đúng mức cho công tác bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi. <br />
<br />
Đa số các giáo viên không muốn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi với <br />
các lý do như không có tài liệu, sức ép phải có học sinh giỏi luôn đè nặng trên <br />
vai và tâm trí của người Thầy khi tham gia dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, sự <br />
đầu tư chuyên môn và công sức bỏ ra rất tốn kém thời gian và trí lực.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
5<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Bồi dưỡng học sinh giỏi ở bậc Trung học cơ sở là một quá trình mang <br />
tính khoa học nghiêm túc, không thể giao khoán cho giáo viên dạy bồi dưỡng, <br />
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi không chỉ một vài tháng làm được có kết <br />
quả, mà phải có tính chiến lược trong suốt cả bốn năm học ở bậc THCS. Vì <br />
vậy phải có sự chỉ đạo thống nhất, đồng bộ của đội ngũ cán bộ quản lý nhà <br />
trường.<br />
<br />
Trước những thực trạng trên, kết quả học sinh giỏi cấp huyện của nhà <br />
trường năm học 2014 2015 rất thấp.<br />
<br />
Cụ thể:<br />
<br />
Học sinh giỏi VH cấp 09 học sinh (02 KK; 07 công nhận)<br />
huyện: <br />
<br />
IOE cấp huyện: 08 học sinh (01 KK; 07 công nhận)<br />
<br />
Violympic Toán cấp huyện: 13 học sinh (01 giải ba; 03 KK; 03 công <br />
nhận) <br />
<br />
Để tìm hiểu nguyên nhân dẫn đến kết quả của học sinh giỏi thấp, <br />
trong cuộc họp chuyên môn đầu năm học, vào tháng 9 năm học 2015 – 2016. <br />
Tôi đã phát phiếu thăm dò đến 17 giáo viên được phân công bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi năm học 2015 – 2016, để tìm hiểu tâm tư nguyện vọng của giáo viên <br />
về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
<br />
PHIẾU THĂM DÒ<br />
<br />
Câu hỏi Trả lời<br />
<br />
<br />
1. Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi Đ/c <br />
có gặp khó khăn, vướng mắc gì không?<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
6<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
<br />
<br />
2. Đồng chí mong muốn gì đối với Ban giám <br />
hiệu về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi?<br />
<br />
<br />
Qua kết quả thăm dò, tôi nhận thấy 13/17 giao viên ch<br />
́ ưa tiêp cân đ<br />
́ ̣ ược <br />
chương trinh chuyên sâu bôi d<br />
̀ ̀ ương h<br />
̃ ọc sinh gioi các câp, các giáo viên còn l<br />
̉ ́ ại <br />
chưa thật sự nắm chắc cac chuyên đê chuyên sâu.<br />
́ ̀<br />
<br />
̀ ̣<br />
Tai liêu cho giáo viên nghiên cứu, học sinh tự hoc, t<br />
̣ ự bôi d<br />
̀ ương qua it,<br />
̃ ́́ <br />
̣ ́ ọc sinh chưa tin vao kha năng đat giai nên không an tâm tham gia l<br />
môt sô h ̀ ̉ ̣ ̉ ớp <br />
̀ ưỡng.<br />
bôi d<br />
<br />
Cơ sở vật chất của nhà trường còn thiếu, không có phòng để bồi dưỡng, <br />
kinh phí hỗ trợ cho giáo viên chưa thỏa đáng.<br />
<br />
Giáo viên chưa biết cách tổ chức hoạt động bồi dưỡng học sinh giỏi như <br />
thế nào, chưa được sự quan tâm nhiều của nhà trường.<br />
<br />
Qua những tâm tư nguyện vọng của giáo viên, tôi luôn trăn trở để tìm ra <br />
biện pháp giúp giáo viên trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Như vậy để <br />
nhà trường nâng cao chất lượng học sinh giỏi là nhiệm vụ vô cùng khó khăn <br />
không đơn giản như tôi nghĩ, vì vậy với trăn trở đó tôi đã suy nghĩ tìm ra <br />
những biện pháp phù hợp nhất để giúp giáo viên lấy lại sự tự tin, giải quyết <br />
những vướng mắc mà giáo viên thắc mắc để rồi an tâm vào công tác bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi.<br />
<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp<br />
<br />
Mục tiêu của giải pháp là giúp giáo viên trong quá trình tổ chức bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi có hiệu quả, phát triển phương pháp suy nghĩ ở trình độ <br />
cao, phù hợp với khả năng trí tuệ của học sinh, bồi dưỡng sự lao động, làm <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
7<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
việc sáng tạo, phát triển các kĩ năng, phương pháp và thái độ tự học suốt đời. <br />
Nâng cao ý thức và khát vọng của học sinh về sự tự chịu trách nhiệm, khuyến <br />
khích sự phát triển về lương tâm và ý thức trách nhiệm trong đóng góp xã hội. <br />
<br />
Nâng cao chất lượng học sinh giỏi của nhà trường đồng thời chỉ đạo tốt <br />
các tổ, các thành viên được phân công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. <br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
<br />
3.2.1. Xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi và triển khai tới <br />
các giáo viên<br />
<br />
Vào đầu năm học, trên cơ sở nhiệm vụ, kế hoạch chung của toàn ngành <br />
về xây dựng kế hoạch bồi dưỡng học sinh giỏi. Trong kế hoạch cần xây <br />
dựng cụ thể, chi tiết về lựa chọn giáo viên bồi dưỡng, kế hoạch bồi dưỡng, <br />
xây dựng chương trình, quy trình bồi dưỡng… và triển khai sớm cho toàn thể <br />
giáo viên trong nhà trường:<br />
<br />
Chỉ đạo công tác lựa chọn giáo viên bồi dưỡng<br />
<br />
Để chuẩn bị tốt cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cho năm học mới, <br />
tôi đã chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiên cứu kết quả học sinh giỏi của năm <br />
học vừa qua, đồng thời đánh giá chung về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi <br />
để rút ra những kinh nghiệm quý báu trong quá trình bồi dưỡng, các tổ phải <br />
nhận xét đưa ra những ưu điểm và tồn tại của các thành viên được phân công <br />
bồi dưỡng. <br />
<br />
Trên cơ sơ đó lập danh sách dự kiến nhân sự cho công tác bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi năm tới trên tinh thần có sự lựa chọn và tự nguyện nộp vào cuối <br />
năm học. <br />
<br />
Dựa vào danh sách dự kiến của các tổ đưa lên, tôi đã phân công chuyên <br />
môn một cách hợp lý, tương đối phù hợp với danh sách đăng kí, mục đích của <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
8<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
việc phân công như vậy giúp cho giáo viện có tinh thần thoải mái, tự tin, khi <br />
giao công việc mà phù hợp giáo viên thì chắc chắn chất lượng sẽ cao hơn. <br />
Tuy nhiên phải có sự lựa chọn giáo viên có năng lực chuyên môn giỏi, có kinh <br />
nghiệm, tinh thần trách nhiệm, cố gắng phân công theo hướng ổn định để <br />
phát huy kinh nghiệm của giáo viên nếu danh sách dự kiến của các tổ chưa <br />
phù hợp. Đây là vấn đề cốt lõi sẽ đem lại thành công hay thất bại của công <br />
tác bồi dưỡng học sinh giỏi của cả năm học.<br />
<br />
Bên cạnh chúng ta cũng phải đặc biệt quan tâm đến đội ngũ giáo viên trẻ <br />
với nền tảng kiến thức tốt, tôi đã mạnh dạn phân công một số giáo viên trẻ <br />
của nhà trường tham gia vào công tác bồi dưỡng học sinh giỏi cùng với giáo <br />
viên có nhiều kinh nghiệm để kèm cặp và phát huy hết khả năng cống hiến <br />
của tuổi trẻ, với sự mạnh dạn đó thì những năm vừa qua giáo viên trẻ cũng đã <br />
gặt hái được nhiều thành công trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, góp <br />
phần nâng cao chất lượng học sinh giỏi các cấp của nhà trường.<br />
<br />
Chỉ đạo công tác xây dựng kế hoạch bồi dưỡng và nâng cao trình <br />
độ chuyên môn.<br />
<br />
Chỉ đạo các thành viên được phân công bồi dưỡng học sinh giỏi cần phải <br />
xây dựng kế hoạch, thời khóa biểu với sự xác nhận của tổ chuyên môn để <br />
nhà trường theo dõi và kiểm tra.<br />
<br />
Chỉ đạo các tổ chuyên môn xây dựng kế hoạch cụ thể về công tác bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi, xây dựng những giải pháp cụ thể để nâng cao chất <br />
lượng học sinh giỏi của tổ chuyên môn, đồng thời chỉ đạo các tổ thường <br />
xuyên tổ chức các chuyên đề về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi để giáo <br />
viên có cơ hội tham gia trao đổi với nhau, tìm ra những kinh nghiệm, những <br />
phương pháp tốt nhất cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi phù hợp với đặc <br />
điểm của học sinh trường THCS Lê Quý Đôn.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
9<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Tham mưu với nhà trường thành lập ban chỉ đạo hoạt động công tác bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi để thường xuyên theo dõi, kiểm tra về thời gian bồi <br />
dưỡng, các vấn đề liên quan để có biện pháp xử lí kịp thời những vướng <br />
mắc.<br />
<br />
Chuyên môn tạo mọi điều kiện cho giáo viên tham gia các lớp học tập <br />
nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tham gia tập huấn các chuyên đề do <br />
các cấp tổ chức.<br />
<br />
Công tác chỉ đạo xây dựng chương trình, quy trình bồi dưỡng, chế <br />
độ kiểm tra, số lần và thời gian kiểm định chất lượng, sử dụng kết quả <br />
kiểm tra, kiểm định chất lượng.<br />
<br />
Để đạt hiệu quả trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo viên bồi <br />
dưỡng phải tuân thủ các quy định chung sau:<br />
<br />
Ngay từ đầu năm giáo viên bồi dưỡng phải biên soạn chương trình bồi <br />
dưỡng của mình và được duyệt của tổ trưởng chuyên môn, nhưng chương <br />
trình bồi dưỡng không nhất thiết phải cứng nhắc mà có thể thay đổi sao cho <br />
phù hợp với đối tượng học sinh chứ không phải xây dựng như thế nào là làm <br />
y như vậy là không phù hợp.<br />
<br />
Phải tiến hành phân loại đối tượng học sinh trong quá trình bồi dưỡng <br />
thông qua các bài kiểm tra với độ khó tăng dần, để tìm ra những em nào có tố <br />
chất thật sự để tiếp tục xây dựng phương pháp bồi dưỡng phù hợp có hiệu <br />
quả hơn.<br />
<br />
Dạy bồi dưỡng học sinh giỏi theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. <br />
Dạy những kiến thức học sinh cần phù hợp theo năng lực, khả năng tư duy <br />
của từng đối tượng học sinh, chứ không phải dạy cái thầy có.<br />
<br />
Trong suốt quá trình bồi dưỡng ngoài kì thi học sinh giỏi cấp trường do <br />
nhà trường tổ chức thì giáo viên có thể tổ chức kiểm tra nhiều lần để cho học <br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
10<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
sinh có kinh nghiệm làm bài, thể hiện tốt hơn về cách trình bày đồng thời tạo <br />
áp lực cho học sinh, để học sinh thấy được phải có sự cố gắng thì mới được <br />
tham gia các kì thi khác. Sự lựa chọn nhân sự cho đội tuyển tham gia kì thi là <br />
yếu tố quan trọng nếu không có sự cân nhắc kĩ lưỡng, không có những bài <br />
kiểm tra thì kết quả sẽ không cao.<br />
<br />
3.2.2.Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của giáo viên về công tác bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi. <br />
<br />
Nâng cao nhận thức của giáo viên về công tác bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi.<br />
<br />
Trong những năm học vừa qua tôi đã tham mưu cùng với nhà trường chỉ <br />
đạo bồi dưỡng nâng cao nhận thức cho giáo viên như:<br />
<br />
Chú trọng giáo dục tư tưởng, đạo đức nghề nghiệp cụ thể bằng các tiêu <br />
chí cụ thể hàng tháng, phối hợp với Công đoàn giáo dục đạo đức tư tưởng Hồ <br />
Chí Minh đến giáo viên.<br />
<br />
Quán triệt tất cả các văn bản chỉ đạo công tác bồi dưỡng học sinh giỏi <br />
đến giáo viên một các đầy đủ và nghiêm túc. Làm một giáo viên cần phải <br />
hiểu và thấy được uy tín của người giáo viên được khẳng định trước nhân <br />
dân, đồng nghiệp một phần là chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi. Nhận biết <br />
được việc bồi dưỡng học sinh giỏi là trách nhiệm mà nhà trường giao cho, từ <br />
đó giáo viên sẽ có ý thức về trách nhiệm của mình để có những kế hoạch và <br />
cách bồi dưỡng tốt nhất.<br />
<br />
Đồng thời tôi tham mưu với Hội đồng thi đua khen thưởng đưa kết quả <br />
học sinh giỏi vào một trong những tiêu chí quan trọng để đánh giá thi đua của <br />
giáo viên cuối năm để giáo viên thấy được rằng sự cống hiến của mình đã và <br />
đang được Ban giám hiệu quan tâm và chia sẻ. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
11<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Hội đồng thi đua sẽ xét duyệt phân loại giáo viên cuối năm khi hai giáo <br />
viên có trình độ chuyên môn như nhau tham gia tích cực vào các hoạt động <br />
của nhà trường thì giáo viên nào có thêm học sinh giỏi các cấp thì sẽ xét trước <br />
để tạo sự công bằng trong thi đua, đồng thời để thúc đẩy những giáo viên <br />
khác phát huy hết khả năng của mình tạo ra sự thi đua trong sự nghiệp giáo <br />
dục và đào tạo, có như vậy mới thúc đẩy được chất lượng của nhà trường <br />
ngày càng đi lên. <br />
<br />
Về đội ngũ giáo viên:<br />
<br />
Trong việc bồi dưỡng học sinh giỏi nhà trường phải chọn ra đội ngũ <br />
giáo viên có tâm huyết, say sưa với công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, tận tụy <br />
với học sinh, có trình độ chuyên môn để tham gia giảng dạy. Kiến thức để <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi có tính chuyên sâu, độ khó cao, tính bao quát rộng, rất <br />
tốn kém thời gian nên phải có sự tham gia chỉ đạo, động viên kịp thời của lãnh <br />
đạo nhà trường cả về vật chất lẫn tinh thần cho đội ngũ giáo viên, để giảng <br />
dạy có chất lượng.<br />
<br />
Giáo viên dạy học sinh giỏi phải tham khảo nhiều tài liệu một cách <br />
thường xuyên để cập nhật, bổ sung, phát triển chuyên đề (phải ứng dụng <br />
công nghệ thông tin một cách khoa học có hiệu quả nhất), giáo viên chủ động <br />
đi trước học sinh một bước, hướng dẫn và cùng tham gia giải bài tập với học <br />
sinh kể cả bài đã biết (có lời giải) lẫn chưa biết (chưa có lời giải).<br />
<br />
Trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, nhiệm vụ quan trọng của người <br />
thầy là phải dạy cho các em tiếp cận kiến thức một cách tự nhiên, chủ động <br />
và sáng tạo, cụ thể là dạy cho các em cách tìm đến kiến thức, cách khai thác <br />
và vận dụng kiến thức, cách làm bài tập, cách đọc sách và tìm tài liệu, cách <br />
mở rộng kiến thức, cách chế tác và tổng quát hóa một bài tập, cách ôn tập cho <br />
một kỳ thi… <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
12<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Người thầy phải luôn thắp sáng ngọn lửa mê say môn học mà học sinh <br />
đang theo đuổi, phải dạy cho các em biến ước mơ thành hiện thực, biết chấp <br />
nhận khó khăn để cố gắng vượt qua, biết rút kinh nghiệm sau những thất bại <br />
hay thành công trong từng giai đoạn mà mình phấn đấu, tự tin vào kiến thức <br />
mà mình đã có... <br />
<br />
Học sinh khi học bồi dưỡng, tham gia vào các đội tuyển phải chịu khá <br />
nhiều áp lực, do đó giáo viên khi giảng dạy phải lưu ý những điều như không <br />
được nhồi nhét kiến thức cho các em một cách thụ động mà dạy những kiến <br />
thức các em cần phù hợp theo từng đối tượng. Đừng hiểu nhầm học sinh <br />
giỏi, cái gì các em cũng biết, cái gì các em cũng dễ dàng tiếp thu, vì vậy giáo <br />
viên bồi dưỡng không nên giao cho các em những nhiệm vụ bất khả thi mà <br />
giao bài tập hay nhiệm vụ phải phù hợp với từng đối tượng học sinh, để tạo <br />
niềm tin, say sưa, đam mê, hứng thú trong học tập cho các em.<br />
<br />
3.2.3. Chỉ đạo giáo viên tổ chức giảng dạy và hướng dẫn học tập <br />
cho học sinh.<br />
<br />
Chỉ đạo giáo viên tổ chức giảng dạy<br />
<br />
Chúng ta lựa chọn đội tuyển ngay sau khi kết thúc năm học thông qua <br />
việc trao đổi với giáo viên giảng dạy trước đó để lựa chọn những em có khả <br />
năng, tư chất, trí tuệ, lòng đam mê vào đội tuyển, làm nguồn cho năm học kế <br />
tiếp.<br />
<br />
Lên kế hoạch bồi dưỡng ngay từ trong hè, qua đó lọc dần qua các cuộc <br />
thi cấp trường.<br />
<br />
Thông qua giáo viên chủ nhiệm định hướng, sự thỏa thuận của giáo viên <br />
bồi dưỡng ở các đội tuyển để tránh tình trạng chồng chéo giữa môn này với <br />
môn kia. Không để tình trạng học sinh một lúc tham gia 2 3 môn, không <br />
chuyên sâu ảnh hưởng đến kết quả thi của các em.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
13<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Khi đã lựa chọn, phát hiện được những học sinh có năng lực, năng khiếu <br />
để bồi dưỡng vào đội tuyển ở các khối của các môn thi. Tổ chức thi cấp <br />
trường, chọn ra đội tuyển để tiếp tục bồi dưỡng, phát hiện và loại dần trong <br />
quá trình dạy và bồi dưỡng để đến khi Phòng Giáo dục và Đào tạo tổ chức <br />
chúng ta đã có đội hình chắc chắn để đi thi.<br />
<br />
Trước hết theo quan điểm của tôi, mục tiêu bồi dưỡng học sinh giỏi là <br />
cho các em có kiến thức khoa học cơ bản, hiện đại, tiên tiến. Có tính tự lập <br />
và khả năng nhận thức ở mức độ cao và có kỹ năng vận dụng kiến thức cơ <br />
bản vào thực tế. Trong đó việc rèn luyện cho học sinh có tính tự lập và khả <br />
năng nhận thức ở mức độ cao là quan trọng và khó khăn nhất. <br />
<br />
Dạy bồi dưỡng theo hướng phân hóa đối tượng học sinh. Dạy những <br />
kiến thức học sinh cần, phù hợp theo từng đối tượng, nhằm bổ sung những <br />
thiếu sót trong kiến thức cơ bản cho học sinh, đồng thời phát huy được tính <br />
sáng tạo, năng lực, khả năng tư duy của từng đối tượng học sinh, chứ không <br />
phải dạy cái mà thầy cô có. <br />
<br />
Vì vậy đối với giáo viên được chọn dạy bồi dưỡng học sinh giỏi, nhà <br />
trường tổ chức chuyên đề để thống nhất: Quy trình (phương pháp) bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi, chương trình bồi dưỡng, tài liệu bồi dưỡng, chế độ kiểm tra <br />
thường xuyên, thời gian và số lần kiểm định, sử dụng kết quả kiểm định <br />
(những vấn đề quy định chung cho công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, giáo <br />
viên dạy phải thực hiện nghiêm túc và cơ sở cho công tác quản lí, chỉ đạo của <br />
nhà trường).<br />
<br />
Đối với học sinh, giáo viên có thể phân chia việc tổ chức giảng dạy theo <br />
từng giai đoạn như sau:<br />
<br />
Giai đoạn 1: Giới thiệu chương trình, sách giáo khoa, các loại sách, tài <br />
liệu tham khảo dành riêng cho học sinh giỏi (chú ý nhà xuất bản, tên tác giả) <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
14<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
và cách truy cập Internet để tìm tài liệu học tập. Hướng dẫn học sinh cách <br />
học, cách nghe giảng và ghi chép bài học. Hướng dẫn học sinh tiếp thu kiến <br />
thức cơ bản của môn bồi dưỡng. Qua đó làm cho các em yêu thích môn học <br />
mà mình đã chọn.<br />
<br />
Giai đoạn 2: Giúp học sinh biết cách giải quyết, khai thác một đơn vị <br />
kiến thức, một bài tập hay vận dụng kiến thức để giải quyết các vấn đề đặt <br />
ra. Từ đó rèn luyện cho các em khả năng tư duy logic, tư duy độc lập sáng tạo <br />
và biết cách tương tự hóa, mở rộng hóa, tổng quát hóa một vấn đề của kiến <br />
thức.<br />
<br />
Giai đoạn 3: Sau khi các em đã học xong một số kiến thức cơ bản, cần <br />
tổ chức thi kiểm tra để phân loại mặt bằng học tập và giúp giáo viên dạy <br />
hiểu rõ từng đối tượng học sinh. Từ đó để có cách dạy phù hợp, sát đối <br />
tượng học sinh (thực hiện theo đúng các bước của một buổi bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi của nhà trường quy định).<br />
<br />
Giai đoạn 4: Hoàn thiện kiến thức, giáo dục cho các em tính chủ động, <br />
tự tin và sẵn sàng tham gia kỳ thi học sinh giỏi các cấp.<br />
<br />
Các giai đoạn này có mối quan hệ chặt chẽ với nhau trong từng buổi bồi <br />
dưỡng và xuyên suốt cả quá trình bồi dưỡng để giáo viên dạy, bổ sung, điều <br />
chỉnh về nội dung và phương pháp bồi dưỡng phù hợp với đối tượng học sinh <br />
vừa để tạo hứng thú, đam mê học tập cho học sinh vừa để nâng cao hiệu quả <br />
của công tác bồi dưỡng.<br />
<br />
Tổ chức và hướng dẫn học tập cho học sinh.<br />
<br />
Trong quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi thì công tác tổ chức học tập của <br />
học sinh là một mắt xích rất quan trọng, nó ảnh hưởng đến sự thành công hay <br />
thất bại của học sinh không chỉ trong phạm vi cấp học phổ thông mà kể cả <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
15<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
việc học lên sau này của các em. Để làm tốt công tác này giáo viên cần thực <br />
hiện tốt những nội dung sau:<br />
<br />
Học sinh tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi ở các bộ môn, giáo viên phải <br />
quan tâm giáo dục ý thức tự giác trong học tập cho học sinh, các em phải tự <br />
rèn luyện mình. Ngoài việc học tập trên lớp các giờ chính khóa, học sinh phải <br />
tham gia đầy đủ các buổi học bồi dưỡng theo quy định của nhà trường và bồi <br />
dưỡng ngoài giờ của giáo viên, tham gia giải các bài tập trong sách giáo khoa, <br />
sách nâng cao, trong các tài liệu tham khảo và phải học bài cũ ở nhà một cách <br />
tự giác.<br />
<br />
Giáo viên khi giảng dạy phải phân loại đối tượng học sinh. Từ đó giao <br />
cho các em tự nghiên cứu một số kiến thức cơ bản, phương pháp làm bài, tổ <br />
chức cho các em học hỏi, giúp đỡ lẫn nhau và phải được giáo viên dạy kiểm <br />
tra, đánh giá cẩn thận, cụ thể. Việc làm này giúp học sinh có lòng say mê, tự <br />
tin trong học tập, có tác phong tự học, tự nghiên cứu. <br />
<br />
Mỗi học sinh phải có đầy đủ tài liệu theo yêu cầu giáo viên, trong đó bao <br />
gồm các bài tập hay, các đề thi cùng đáp án, các kiến thức tự tìm hiểu, đúc <br />
kết sau một quá trình học tập, những ghi chép này rất cần thiết cho việc học <br />
tập, rèn luyện nâng cao kiến thức của học sinh giỏi.<br />
<br />
Tổ chức các hoạt động vui chơi, giải trí và rèn luyện kỹ năng sống cho <br />
học sinh như sinh hoạt Câu lạc bộ môn học, tham quan du lịch, giao lưu văn <br />
nghệ, thể thao, thi học sinh thân thiện, thi hùng biện... nhằm giảm áp lực <br />
trong học bồi dưỡng cho các em.<br />
3.2.4. Cơ sở vật chất và kinh phí đầu tư cho công tác bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi.<br />
<br />
Ngoài những đầu tư riêng của giáo viên, nhà trường cần xây dựng một tủ <br />
sách dành riêng cho việc dạy bồi dưỡng học sinh giỏi trong đó bao gồm các <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
16<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
tài liệu giảng dạy của giáo viên, tài liệu học tập của học sinh, các tài liệu <br />
tham khảo, các bộ đề thi để tham khảo. <br />
<br />
Quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi là một quá trình đòi hỏi người dạy, <br />
người học nhận thức ở trình độ cao và làm việc căng thẳng. Do đó môi <br />
trường học tập cần phải đầy đủ. Việc đầu tư kinh phí hoạt động cho công <br />
tác bồi dưỡng học sinh giỏi thực chất là đầu tư xây dựng “thương hiệu” của <br />
một nhà trường trong thời đại hội nhập và phát triển, thực hiện nhiệm vụ đào <br />
tạo nhân tài cho đất nước, là một điều tất yếu, chính đáng và thậm chí rất tốn <br />
kém. <br />
<br />
Kinh phí hoạt động được dùng chủ yếu cho các hoạt động sau: <br />
<br />
+ Phục vụ chuyên môn (tài liệu, giao lưu học hỏi, bồi dưỡng nghiệp vụ <br />
chuyên môn, tổ chức họp rút kinh nghiệm...)<br />
<br />
3.2.5. Chỉ đạo các tổ chuyên môn đánh giá công tác bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi.<br />
<br />
Chỉ đạo các tổ chuyên môn nghiêm túc đánh giá công tác bồi dưỡng học <br />
sinh giỏi, nêu lên những thành công mà các thành viên được phân công bồi <br />
dưỡng đạt được và hạn chế của những giáo viên chưa thực sự nhiệt tình <br />
trong công tác này, đồng thời đề nghị biểu dương những giáo viên có thành <br />
tích cao trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
3.2.6. Công tác tham mưu các chế độ cho học sinh và giáo viên tham <br />
gia các kì thi học sinh giỏi.<br />
Chế độ cho học sinh.<br />
<br />
Tham mưu với nhà trường hỗ trợ kịp thời kinh phí đi lại, ăn ở cho học <br />
sinh tham gia các kì thi học sinh giỏi theo chế độ quy định. Tham mưu với Hội <br />
cha mẹ học sinh hỗ trợ thêm cho các em để các em có đủ sức khỏe để tham <br />
gia kì thi.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
17<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Sau các kì thi tôi đã tham mưu với nhà trường trích kinh phí khen thưởng <br />
kịp thời những em đạt kết quả trong các kì thi học sinh giỏi trong những dịp <br />
như sơ kết cuối học kì, tổng kết cuối năm học. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trao giấy khen và phần thưởng cho các em đạt HSG cấp trường<br />
<br />
Chế độ cho giáo viên bồi dưỡng.<br />
<br />
Để chất lượng học sinh giỏi hàng năm tăng lên thì hỗ trợ kinh phí bồi <br />
dưỡng cho giáo viên là việc làm hết sức quan trọng mà người làm chuyên môn <br />
như tôi luôn trăn trở và suy nghĩ, để có kết quả tốt thì phải có sự hỗ trợ tương <br />
xứng với những công sức mà họ bỏ ra do vậy với tiêu chí thì giáo viên tham <br />
gia bồi dưỡng có đạt kết quả hay không thì mức kinh phí hỗ trợ là như nhau. <br />
Tuy nhiên ngoài tiền hỗ trợ ra thì những giáo viên có học sinh giỏi đạt kết <br />
quả cao thì sẽ được thưởng với những mức kinh phí khác nhau tùy thuộc vào <br />
kinh phí của nhà trường hiện có.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
18<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Để làm tốt công tác này thì bản thân phải tham mưu với Hiệu trưởng, <br />
Hội cha mẹ học sinh để có nguồn kinh phí hỗ trợ đúng theo quy định.<br />
<br />
Ngoài ra trong quá trình kiểm tra theo dõi, những giáo viên không tham <br />
gia bồi dưỡng thì sẽ không được nhận các khoản hỗ trợ của nhà trường.<br />
<br />
Do những năm gần đây có sự hỗ trợ tương đối kịp thời và động viên <br />
khuyến khích giáo viên, học sinh trong quá trình tham gia bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi mà chất lượng học sinh giỏi của nhà trường ngày càng được nâng cao.<br />
<br />
3.3. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp.<br />
<br />
Những biện pháp tổ chức tốt công tác bồi dưỡng học sinh giỏi mà trong <br />
đề tài đã nêu là tiền đề cho những thành công của giáo viên, đem lại hiệu quả <br />
cao trong quá trình bồi dưỡng, giữ vai trò quan trọng nhất trong công tác bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi, vì giáo viên có tổ chức tốt thì kết quả đạt được mới cao. <br />
<br />
Tuy nhiên cùng với sự chỉ đạo một cách thiết thực nhất của chuyên môn <br />
là một vấn đề quan trọng không thể thiếu trong công tác bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi. Nếu không có sự định hướng thì mỗi người sẽ làm một kiểu, thiếu sự <br />
thống nhất.<br />
<br />
Do đó mối quan hệ giữa biện pháp tổ chức và chỉ đạo trong công tác bồi <br />
dưỡng học sinh giỏi có sự quan hệ, hỗ trợ lẫn nhau, đây là mối quan hệ <br />
không thể tách rời, làm công tác chuyên môn không phải chỉ biết chỉ đạo mà <br />
còn phải định hướng giúp giáo viên có những biện pháp tốt nhất để làm tốt <br />
công tác bồi dưỡng học sinh giỏi.<br />
<br />
Để ứng dụng đề tài này vào trong thực tế thì bản thân đã triển khai các <br />
biện pháp tổ chức trước để giáo viên nắm bắt một cách tốt nhất, sau đó mới <br />
áp dụng các chỉ đạo có định hướng.<br />
<br />
3.4. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu, phạm vi và hiệu quả ứng dụng.<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
19<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Sau một thời gian áp dụng đề tài thì các giáo viên đã lấy lại được sự tự <br />
tin trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi, đa số giáo viên đã nhiệt tình, miệt <br />
mài trong công tác này. Tạo ra sự thi đua trong nhà trường, đã thúc đẩy được <br />
chất lượng giáo dục và uy tín nhà trường ngày càng nâng cao. <br />
<br />
Để kiểm nghiệm lại quá trình triển khai đề tài đến giáo viên tôi đã khảo <br />
sát 19 giáo viên được phân công bồi dưỡng học sinh trong nhà trường năm <br />
học 2017 – 2018, sau khi kết thúc kì thi chọn học sinh giỏi các môn văn hóa <br />
năm học 2017 – 2018 vào ngày 27 tháng 02 năm 2018, với câu hỏi như sau:<br />
<br />
Câu hỏi Trả lời<br />
Hiệu quả Chưa hiệu quả<br />
<br />
Đồng chí đánh giá các biện pháp chỉ <br />
đạo của chuyên môn trong công tác <br />
bồi dưỡng học sinh giỏi không có <br />
đem lại hiệu quả không?<br />
<br />
Sau khi khảo sát, tôi thu được kết quả sau:<br />
<br />
Với câu hỏi đưa ra tất cả giáo viên đánh giá các biện pháp chỉ đạo của <br />
chuyên môn trong công tác bồi dưỡng học sinh giỏi đã trực tiếp đem lại hiệu <br />
quả đối với quá trình bồi dưỡng học sinh giỏi. Các biện pháp do chuyên môn <br />
hướng dẫn, giáo viên đã áp dụng được vào trong quá trình bồi dưỡng của <br />
mình và đã đem lại hiệu quả cao trong các kì thi.<br />
<br />
Nhiều giáo viên đã tự tin hơn khi tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi. Đặc <br />
biệt là các giáo viên trẻ mới ra trường, chưa có nhiều kinh nghiệm bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi như: Đ/c Nguyễn Thị Thương (bồi dưỡng môn Tin học), Đ/c <br />
Nguyễn Xuân Diệu (bồi dưỡng môn Vật lý 8). Mặc dù thời gian công tác <br />
chưa nhiều nhưng đã có các học sinh đạt thành tích cao trong các kì thi học <br />
sinh giỏi văn hóa cấp huyện và cấp tỉnh.<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
20<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
Đặc biệt, một số đồng chí giáo viên đã được Phòng Giáo dục và Đào tạo <br />
KrôngAna tin tưởng lựa chọn tham gia bồi dưỡng học sinh giỏi dự thi c ấp <br />
tỉnh nhiều năm học như: Đ/c Nguyễn Thị Thương (bồi dưỡng môn Tin học), <br />
Đ/c Hà Thu Trang (bồi dưỡng môn Sinh học), Đ/c Trương Công Hiệp (bồi <br />
dưỡng môn Vật Lý), Đ/c Nguyễn Thị Lệ Hoa (bồi dưỡng môn Ngữ văn).<br />
<br />
Hầu hết các giáo viên đã nhận thấy sự quan tâm rất lớn của chuyên môn <br />
về công tác bồi dưỡng học sinh giỏi. Đặc biệt là họ được hỗ trợ một nguồn <br />
kinh phí tuy không nhiều nhưng đã sẽ thấy được trách nhiệm của mình trong <br />
lĩnh vực này.<br />
<br />
Với việc áp dụng đề tài này trong nhiều năm học thì kết quả học sinh <br />
giỏi năm sau cao hơn năm trước, nhà trường được Phòng Giáo dục đánh giá <br />
có sự tiến bộ về công tác này. <br />
<br />
Được cụ thể ở bảng sau:<br />
<br />
+ Kết quả học sinh giỏi năm học 2015 2016<br />
<br />
Học sinh giỏi các môn văn hóa cấp 13 học sinh (01 nhì; 01 ba; 01 KK; <br />
huyện 10 CN)<br />
<br />
HSG các môn văn hóa cấp tỉnh 01 giải nhì.<br />
<br />
IOE cấp huyện: 04 học sinh (01 KK; 03 công nhận).<br />
<br />
Violympic Toán cấp huyện: 22 học sinh (01 ba; 02 KK; 19 CN).<br />
<br />
Violympic Toán cấp tỉnh: 05 học sinh (02 nhì; 01 ba; 02 KK).<br />
<br />
<br />
Học sinh giỏi MTCT cấp huyện: 01 học sinh công nhận.<br />
<br />
<br />
+ Kết quả học sinh giỏi năm học 2016 2017:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
21<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />
<br />
HSG các môn văn hóa cấp huyện 19 học sinh (01 ba; 03 KK; 15 CN)<br />
<br />
<br />
Học sinh giỏi MTCT cấp huyện 01 học sinh công nhận.<br />
<br />
IOE cấp huyện: 09 học sinh (01 KK; 08 công nhận).<br />
<br />
Violympic Toán TV cấp huyện 19 HS (01 nhì; 04 ba; 01 KK; 13 CN)<br />
<br />
Violympic Toán TV cấp tỉnh: 04 học sinh (03 ba; 01 KK).<br />
<br />
Violympic Toán TA cấp huyện: 06 học sinh (04 KK; 02 CN).<br />
<br />
Violympic Toán TA cấp tỉnh: 01 giải khuyến khích.<br />
<br />
Violympic Vật lí cấp huyện: 20 HS (01 nhất; 01 Nhì; 05 KK; 13 CN).<br />
<br />
Violympic Vật lí cấp tỉnh: 04 học sinh (03 ba; 01 KK).<br />
<br />
+ Kết quả học sinh giỏi năm học 2017 2018:<br />
<br />
<br />
Học sinh giỏi các môn văn hóa 23 học sinh (01 giải nhất, 01 giải nhì, 02 <br />
cấp huyện: giải ba, 07 giải khuyến khích, 12 CN)<br />
<br />
<br />
<br />
III. Phần kết luận, kiến nghị<br />
<br />
1. Kết luận: <br />
<br />
Qua kết quả mà nhà trường đạt được trong các kì thi học sinh giỏi, tuy <br />
rằng so với chất lượng học sinh giỏi của các trường hàng đầu trong huyện thì <br />
chưa bằng nhưng điều đó cũng khẳng định với đề tài “Một số biện pháp tổ <br />
chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh giỏi” mà tôi đưa ra và <br />
áp dụng cho nhà trường nhiều năm cũng đã bước đầu đạt được những hiệu <br />
quả nhất định. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Thương Đơn vị : Trường THCS Lê Quý Đôn <br />
22<br />
<br />
Đề tài: Một số biện pháp tổ chức, chỉ đạo nâng cao chất lượng bồi dưỡng học sinh <br />
giỏi tại trường THCS Lê Quý Đôn<br />