Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
MỘT SỐ KINH NGHIỆM<br />
CHỈ ĐẠO, HƯỚNG DẪN NỘI DUNG CHO GIÁO VIÊN LỚP 1 HỌP <br />
CHA MẸ HỌC SINH ĐẦU NĂM<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
" Giáo dục Tiểu học nhằm giúp cho học sinh hình thành những cơ sở ban đầu <br />
cho sự phát triển đúng đắn và lâu dài về đạo đức, trí tuệ, thể chất, thẩm mĩ và các kĩ <br />
năng cơ bản để học sinh học tiếp tục học trung học cơ sở.”<br />
( Trích Luật Giáo dục 2005) <br />
Với những mục tiêu của Giáo dục Tiểu học nói trên thì bậc Tiểu học là bậc học <br />
nền tảng ban đầu của hệ thống giáo dục quốc dân, trong đó lớp Một là lớp nền tảng <br />
ban đầu của bậc Tiểu học có vai trò, vị trí quan trọng của bậc học.<br />
Để nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện trong trường học. Ngoài sự quản lý, <br />
chỉ đạo của nhà trường, việc giảng dạy giáo viên, cần có sự phối, kết hợp tốt đồng <br />
bộ giữa gia đình, nhà trường và xã hội bằng nhiều yếu tố, hoạt động khác nhau, <br />
trong đó việc họp cha mẹ học sinh đầu năm đối với lớp Một rất cần thiết, nhằm làm <br />
tốt sự kết hợp giữa cha mẹ học sinh với giáo viên giảng dạy lớp 1. Đây cũng là một <br />
giải pháp thiết thực nhằm thúc đẩy các em học tập và mang lại hiệu quả cao nhất để <br />
có kiến thức cơ bản theo học những lớp trên từng bước nâng cao chất lượng giáo <br />
dục toàn diện của nhà trường. <br />
Với điều kiện kinh tế, xã hội phát triển kéo theo sự phát triển về trình độ văn <br />
hóa sự hiểu biết của cha mẹ học sinh, việc quan tâm đến việc học của con em ngày <br />
càng cao. Mặc dù quan tâm rất nhiều như thế nhưng họ vẫn gặp khó khăn trong việc <br />
hướng dẫn cho con em học tập ở nhà, vì khả năng sư phạm không có, như hướng <br />
dẫn cách đọc, viết, cách giao tiếp, ... cho học sinh lớp 1. Đối với học sinh lớp 1 của <br />
trường tiểu học Trần Quốc Toản hiện nay đang học môn Tiếng Việt 1 chương trình <br />
Công nghệ Giáo dục ( CGD).<br />
Qua trao đổi, sinh hoạt chuyên môn ở trường, đồng nghiệp, với giáo viên dạy <br />
lớp 1 chưa có sự thống nhất qui trình họp CMHS. Trao đổi, giao lưu hàng ngày được <br />
nghe ý kiến từ các bậc cha mẹ học sinh có con em học lớp 1, cách hướng dẫn con <br />
em học tập ở nhà với việc giảng dạy của giáo viên ở trường trong việc dạy môn <br />
Tiếng Việt 1 CGD chưa có sự thống nhất.<br />
Từ những lý do và những thực tế trên bản thân tôi nhận thấy để buổi họp đạt <br />
được hiệu quả cao trong từng năm học thì việc tổ chức họp CMHS đối với toàn <br />
trường nói chung, với lớp Một nói riêng ngoài việc thực hiện các qui trình trong một <br />
buổi họp thì cần bồi dưỡng thêm năng lực sư phạm cho cha mẹ học sinh lớp 1 có <br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 1<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
phần quan trọng trong việc nâng cao chất lượng dạy học. Qua hai năm cho giáo viên <br />
áp dụng thực hiện thì việc hướng dẫn con ở nhà với việc dạy của giáo viên ở trường <br />
đã có có sự thống nhất làm cho các em học tập vui vẻ hơn, thỏa mái hơn trước khi <br />
đến lớp. Cho nên tôi chọn đề tài: “ Môt số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung <br />
cho giáo viên lớp 1, họp cha mẹ học sinh đầu năm”, để nghiên cứu, chỉ đạo áp dụng <br />
vào công tác quản lý chuyên môn của đơn vị và mong được trao đổi thêm kinh <br />
nghiệm với đồng nghiệp. <br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
a) Mục tiêu của đề tài: Nhằm mục đích cho giáo viên làm tốt qui trình họp cha <br />
mẹ học sinh đầu năm, có sự chuẩn bị, nắm được nội dung bồi dưỡng năng lực sư <br />
pham cho cha mẹ học sinh lớp 1 như thế nào?. Để có sự thống nhất trong việc <br />
hướng dẫn cho con học ở nhà của CMHS với việc giảng dạy của GV ở trường trong <br />
việc thực hiện nội dung, kiến thức, phương pháp dạy học, trong chương trình lớp 1 <br />
về cách đọc, nghe, viết, cách giao tiếp, ... cho học sinh ngay từ lớp đầu cấp và làm <br />
tốt công tác phối kết hợp giữa gia đình, nhà trường và xã hội, nhằm nâng cao chất <br />
lượng giáo dục toàn diện cho học sinh lớp 1 và có thể tổ chức nhân rộng cho các lớp <br />
trên. <br />
b) Nhiệm vụ cụ thể của đề tài: <br />
Thấy được sự cần thiết của việc họp CMHS đầu năm.<br />
Hướng dẫn giáo viên qui trình, nội dung họp CMHS đầu năm cho lớp 1.<br />
3. Đối tượng nghiên cứu :<br />
Nội dung họp CMHS đầu năm cho lớp 1.<br />
4. Giới hạn của đề tài<br />
Khối lớp 1 Trường Tiểu học Trần Quốc Toản Krông Ana.<br />
5. Phương pháp nghiên cứu:<br />
Phương pháp điều tra<br />
Phương pháp kiểm tra<br />
Phương pháp đàm thoại, ...<br />
II. PHẦN NỘI DUNG <br />
1. Cơ sở lí luận để thực hiện đề tài<br />
a. Như chúng ta đã biết gia đình là tế bào của xã hội, nơi con người sinh ra và <br />
lớn lên, nơi thế hệ trẻ được chăm lo cả về thể chất, trí tuệ, đạo đức và nhân cách để <br />
hội nhập vào cuộc sống cộng đồng xã hội.<br />
Tuy không phải là thiết chế duy nhất có vai trò, trách nhiệm giáo dục đối với <br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 2<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
trẻ em, nhưng gia đình là môi trường giáo dục đầu tiên và có tầm quan trọng quyết <br />
định việc hình thành nhân cách của trẻ. <br />
Trong khi đó, giáo dục gia đình đối với con trẻ chưa được coi trọng và đầu tư <br />
đúng mức. Không ít cha mẹ lo nuôi con nhiều hơn đầu tư cho việc dạy chữ, dạy <br />
người; nhiều cha mẹ rất coi trọng đến việc giáo dục con cái phát triển toàn diện, <br />
song do kiến thức và năng lực hạn chế nên hiệu quả của việc giáo dục còn thấp.<br />
b. Còn nhà trường có một vai trò quan trọng trong việc truyền thụ kiến thức cho <br />
học sinh. Học sinh có thể tiếp thu kiến thức từ nhiều nguồn nhưng kiến thức ở nhà <br />
trường vẫn giữ vị trí quan trọng hàng đầu vì đó là kiến thức đã được chuẩn hóa, đạt <br />
độ chính xác cao và có định hướng.<br />
Trong nhà trường người trực tiếp truyền thụ kiến thức là đội ngũ giáo viên. <br />
Họ đều là những người được đào tạo trong các trường sư phạm. Họ không những có <br />
trình độ chuyên môn mà còn có lương tâm, đạo đức nghề nghiệp. Do vậy họ luôn có <br />
ý thức nâng cao chuyên môn nghiệp vụ, cập nhật thông tin để nâng chất lượng giờ <br />
dạy đem đến cho học sinh những hiểu biết chuẩn mực. Bên cạnh việc truyền thụ <br />
kiến thức văn hóa, nhà trường còn có nhiệm vụ giáo dục rèn luyện học sinh về mặt <br />
phẩm chất, đạo đức để học sinh không chỉ có kiến thức mà còn có cách sống, cách <br />
ứng xử văn hóa.<br />
Chính vì thế ngày 23 tháng 12 năm 2008 Bộ Giáo dục và Đào tạo đã ra chỉ thị số <br />
71/2008/CTBGDĐT về “ Tăng cường phối hợp nhà trường, gia đình và xã hội trong <br />
công tác giáo dục trẻ em, học sinh, sinh viên”. <br />
Riêng đối với học sinh lớp 1 đầu năm, học sinh vừa chuyển từ mẫu giáo sang <br />
Tiểu học, hai môi trường hoàn toàn khác nhau. Từ hoạt động vui chơi là chủ yếu <br />
chuyển vào học ở lớp 1 có khuôn khổ, nội qui lớp, giờ giấc nghiêm túc hơn, học nội <br />
dung nhiều hơn nên các em sẽ chưa quen với môi trường học tập mới. Vì thế để <br />
việc giảng dạy đạt kết quả tốt nhất thì cần có sự phối hợp đồng bộ giữa gia đình <br />
với giáo viên giảng dạy trong tất cả các mặt hoạt động, học tập. <br />
2. Th ực tr ạng v ấn đề nghiên c ứu .<br />
a. Ưu điểm<br />
Khi thực hiện qui trình họp và bồi dưỡng thêm năng lực sư phạm cho CMHS <br />
lớp có con em học chương trình Tiếng Việt 1 CGD làm cho buổi họp có phần quan <br />
trọng hơn, CMHS có sự tập trung hơn so với nội dung họp của các khối lớp khác.<br />
Qua trao đổi, thảo luân trong sinh hoạt chuyên môn với nhiều giáo viên trong <br />
nhà trường, giáo viên giảng dạy lớp 1 đã có sự thống nhất các nôi dung trong hop <br />
CMHS đầu năm, ủng hộ nhiệt tình nội dung của đề tài này. <br />
Trình độ văn hóa sự hiểu biết của cha mẹ học sinh, nhiều gia đình đã quan <br />
tâm, có trách nhiệm cao về việc học tập của con em.<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 3<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
Sự giao tiếp, chất lượng học sinh lớp 1 được nâng cao hơn, giữa cha mẹ học <br />
sinh với giáo viên đã có sự thống nhất trong việc hướng dẫn con học ở nhà. <br />
Ngoài việc trao đổi, nắm bắt được các hoạt động của trường, của học sinh, <br />
sự kết hợp giữa gia đình và nhà trường còn cung cấp bồi dưỡng được cho cha mẹ <br />
học sinh năng lực sư phạm về dạy Tiếng Việt 1 CGD để hỗ trợ cho giáo viên trong <br />
dạy học và giáo dục học sinh.<br />
b. Tồn tại<br />
Sự tiếp thu nội dung buổi họp của một số CMHS còn hạn chế, một số CMHS <br />
chưa thực sự quan tâm đến việc học của con em còn giao khoán hết cho giáo viên.<br />
Còn hạn chế về thời gian, nếu tổ chức trong một buổi họp triển khai nhiều <br />
các nội dung thì hiệu quả chưa cao.<br />
c. Nguyên nhân<br />
Bản thân tôi luôn có định hướng, nắm chắc yêu cầu, kiến thức chương trình <br />
lớp 1 , lắng nghe nắm bắt các thông tin, yêu cầu của giáo viên, cha mẹ học sinh kịp <br />
thời để có hướng chỉ đạo và ý tưởng để viết đề tài. <br />
Nhờ có sự quyết tâm, thống nhất cao của tập thể giáo viên, sự nhiệt tình quan <br />
tâm của cha mẹ học sinh. Học sinh nắm được kiến thức một cách nhẹ nhàng, chất <br />
lượng giáo dục được nâng cao hơn.<br />
Song song với sự thành công trên thì sự tiếp thu của một số CMHS còn hạn <br />
chế, chưa coi trọng nội dung họp, chỉ đi cho có mặt tại cuộc họp. Thời gian để triển <br />
khai một buổi họp còn ít.<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp.<br />
a. Mục tiêu của giải pháp<br />
Nhằm làm cho giáo viên lớp 1 nắm được qui trình, nôi dung triển khai họp cha <br />
mẹ học sinh, chuẩn bị kĩ nội dung họp để triển khai trước cha mẹ học sinh được lưu <br />
loát, cha mẹ học sinh lớp 1 nắm được phương pháp hướng dẫn cho con học phù hợp <br />
với phương pháp dạy học mới tại trường ( khác với cách đọc, cách học trước đây).<br />
Thực hiện các mục tiêu, giải pháp trên sẽ góp phần góp phần nâng cao chất <br />
lượng dạy học của giáo viên và học sinh đáp ứng nhu cầu giáo dục hiện nay.<br />
b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp.<br />
Để nội dung họp cha mẹ học sinh đầu năm có hiệu quả, trước khi họp tôi đã <br />
hướng dẫn, thống nhất với GVCN lớp 1 cần thực hiện các nội dung và các bước <br />
sau: <br />
b.1. Chuẩn bị nội dung cuộc họp.<br />
Bám theo kế hoạch nhà trường. Xây dựng kế hoạch hoạt động của lớp trong <br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 4<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
năm học. <br />
Đối với lớp 1 qua hai tuần học giáo viên có thể nắm tình hình lớp và đánh giá <br />
về cách nắm âm, tiếng, cách học của từng em, sự chuẩn bị ĐDHT ở nhà, tác phong <br />
của từng em.<br />
Nắm được kiến thức, chương trình học của lớp Một.<br />
b.2 Cách tiến hành họp theo qui trình sau: <br />
Giới thiệu về bản thân, chào hỏi. Tạo thân thiện cởi mở giữa GVCN và tập <br />
thể cha mẹ học sinh.<br />
Thông báo kết quả hoạt động của trường trong năm qua. Kế hoạch hoạt động <br />
của trường trong năm học mới ( báo cáo này do nhà trường cung cấp cho GVCN)<br />
Đánh giá tình hình lớp chủ nhiệm (qua một thời gian giảng dạy) từ đầu năm <br />
đến khi họp cha mẹ học sinh, thường thì việc họp cha mẹ học sinh diễn ra sau 2 tuần <br />
học. Giáo viên có thể đánh giá từng em nêu những điểm mạnh, tiềm năng, những <br />
thiếu sót của học sinh. Cùng kết hợp với gia đình để nắm được đặc điểm tâm lí, <br />
phương pháp giáo dục cùng cộng tác với nhà trường, GVCN (có ý nghĩa quan trọng).<br />
Lưu ý: Đối với việc đánh giá từng em, giáo viên phải tế nhị, nhẹ nhàng. <br />
Trường hợp học sinh còn quá yếu chưa tiến bộ, giáo viên có thể hẹn cha mẹ học <br />
sinh gặp riêng cuối buổi họp và cũng có thể thông báo cho phụ huynh học sinh liên <br />
hệ thường xuyên với GVCN.<br />
Nêu mục tiêu chương trình học lớp 1, yêu cầu kiến thức cần đạt của học sinh <br />
lớp Một. Đây là nội dung nhằm làm cho cha mẹ học sinh nắm, hiểu được phương <br />
pháp học, yêu cầu của chương trình có ý nghĩa quan trọng, liên quan đến chất lượng <br />
học của học sinh cuối năm.<br />
Bồi dưỡng năng lực sư phạm cho cha mẹ học sinh chủ yếu môn Tiếng Việt 1 <br />
CGD ( đây là nội dung trọng tâm cần chú ý, khác với các lớp học khác). Môn Tiếng <br />
Việt 1 CGD khác với chương trình hiện hành ở chỗ vào học ở các tuần đầu ( trừ 1 <br />
2 tuần 0) các em không học âm chữ ngay mà học trên mô hình, ...<br />
Tuy nhiên, việc bồi dưỡng năng lực sư phạm cho CMHS lớp 1 chỉ ở mức đơn <br />
giản. Nội dung hướng dẫn những điểm cơ bản dễ hiểu, không đưa nội dung quá <br />
khó, không như tiết dạy cụ thể.<br />
+ Các nội dung bồi dưỡng năng lực sư phạm môn Tiếng Việt 1 CGD cho <br />
CMHS lớp 1 như sau: <br />
Đối với môn Tiếng Việt: <br />
+ Về sách Tiếng Việt CGD cho học sinh lớp 1 có 3 tập; <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 5<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tập 1: Âm Chữ; Tập 2: Vần Tập 3: Tự học<br />
+ Hướng dẫn chung: <br />
* Giới thiệu các mô hình hoc trong học môn Tiếng Việt CGD: <br />
Mô hình tiếng nguyên (Mô hình 1)<br />
ba<br />
Mô hình 1<br />
Mô hình tách tiếng làm hai phần ( phụ âm/ nguyên âm ( phần vần) học Mẫu /ba/ <br />
âm đầu âm chính); đặt dấu thanh trên âm chính: bà; bé, thỏ; ... (Mô hình 2)<br />
b a<br />
Mô hình 2<br />
Mô hình tách tiếng làm hai phần ( phụ âm/ phần vần học Mẫu /oa/ âm đệm âm <br />
chính; phần vần của mô hình chia hai phần) đặt dấu thanh trên âm chính: loa, huệ, <br />
duệ, quà, ... (Mô hình 3)<br />
l o a<br />
Mô hình 3<br />
Mô hình tách tiếng làm hai phần ( phụ âm/ phần vần học Mẫu /an/ âm chính <br />
âm cuối, phần vần của mô hình chia ba phần) đặt dấu thanh trên âm chính: làn; thật... <br />
( Mô hình 4)<br />
l a n<br />
<br />
Mô hình 4<br />
Mô hình có đầy đủ các bộ phận của vần Mẫu /oan/ ( âm đệm, âm chính, âm <br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 6<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
cuối phần vần của mô hình chia ba phần) đặt dấu thanh trên âm chính: hoàn, soàn <br />
soạt, khuyết, ... (Mô hình 5)<br />
l o a n<br />
Mô hình 5<br />
* Hướng dẫn cách vẽ mô hình học Tiếng Việt 1 CGD trên bảng con học <br />
sinh đúng qui trình<br />
Giáo viên hướng dẫn vẽ mô hình hình chữ nhật không vẽ hình vuông để sau này <br />
dễ chia thành hai phần (3)<br />
<br />
(1) (5) (6) (4)<br />
<br />
(2)<br />
Bắt đầu bằng đoạn thẳng (1) > ( 2); (3) > (4); <br />
Khi vẽ mô hình tách tiếng thành hai phần giáo viên hướng dẫn vẽ hai vạch phân <br />
biệt phần đầu và phần vần bằng cách thêm 2 đoạn 5,6.<br />
Mô hình chia phần vần thành 3 ô ( âm đệm, âm chính, âm cuối) vẽ thêm đoạn <br />
thẳng 7,8.<br />
<br />
<br />
(7) (8)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Hướng dẫn cách đọc các vần khó, một số luật chính tả<br />
BẢNG ÂM VẦN<br />
( Phụ huynh có thể tham khảoc và hướng dẫn cho con học ở nhà)<br />
a, ă, â, b, c, d, đ, e, ê, g, h, i, k, l, m, n, o, ô, ơ, p, q, r, s, t, u, ư, v, x, y<br />
các chữ ghép ch, th, kh, ph, nh, ng, ngh, gh, tr, gi<br />
Riêng các âm, vần: Phu huynh nhớ cách đọc dưới đây :<br />
d, gi đều đọc là dờ <br />
c, k, q đọc là cờ ua, uô đọc là ua<br />
iê, yê, ya, ia đều đọc là ia ưa, ươ đọc là ưa<br />
Vầ n Cách đọc Vần Cách đọc<br />
oan o an oan oang o – ang – oang<br />
oat o – at – oat oac o – ac – oac<br />
oang o – ang – oang oach o – ach – oach<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 7<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
oanh o – anh – oanh oai o – ai – oai<br />
oay o – ay – oay uây u – ây – uây<br />
iên ia – n – iên iêt ia – t – iêt<br />
uya u – ia – uya uyên u – iên – uyên<br />
uyêt u – iêt – uyêt uôn ua – n – uôn<br />
uôt ua – n – uôn ươn ưa – n – ươn<br />
ươt ưa – t – ươt oăn o – ăn – oăn<br />
oăt o – ăt – oăt uân u – ân – uân<br />
uât u – ât – uât oen o – en – oen<br />
oet o – et – oet uên u – ên – uên<br />
uêt u – êt – uêt uyn u – in – uyn<br />
uyt u – it – uyt iêm ia – m – iêm<br />
iêp ia – p – iêp iêng ia – ng – iêng<br />
iêc ia – c – iêc uông ua – ng – uông<br />
uôc ua – c – uôc ương ưa – ng – ương<br />
ươc ưa – c – ươc uôi ua – i – uôi<br />
ươi ưa – i – ươi iêu ia – u – iêu<br />
ươu ưa – u – ươu oam o – am – oam<br />
oap o – ap – oap oăm o – ăm – oăm<br />
oăp o – ăp – oăp uym u – im – uym<br />
uyp u – ip – uyp oăc o – ăc – oăc<br />
oăng o – ăng – oăng uâng u – âng – uâng<br />
uâc u – âc – uâc uênh u – ênh – uênh<br />
uêch u – êch – uêch uynh u – inh – uynh<br />
uych u – ich – uych oao o – ao – oao<br />
oeo o – eo – oeo uau u – au – uau<br />
uêu u – êu – uêu uyu u – iu – uyu<br />
uya u – ia uya<br />
*Lưu ý : Có cách đọc khác như : vần oan đọc oa n oan ; uych : uy ch uych ; ... <br />
nhưng giáo viên chỉ đưa một cách dạy ở lớp với tham khảo của phụ huynh để thống nhất <br />
chung.<br />
MỘT SỐ LUẬT CHÍNH TẢ THƯỜNG DÙNG<br />
( Chú ý khi viết chính tả)<br />
1. c, k, q đều đọc là cờ nhưng khi viết chính tả :<br />
Viết bằng con chữ k khi đằng sau nó là e, ê, i<br />
VD : kẻ, kê, ki<br />
Viết bằng con chữ q khi có âm đệm là u<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 8<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
VD : quả, quê, quân<br />
2. g, gh đều đọc là gờ nhưng khi viết chính tả :<br />
Viết bằng gh ( gờ kép) khi đằng sau nó là e, ê, i<br />
VD : ghe, ghế, ghi<br />
3. ng, ngh đều đọc là ngờ nhưng khi viết chính tả:<br />
Viết bằng ngh ( ngờ kép) khi đằng sau nó là e, ê, i<br />
VD : nghe, nghề, nghỉ<br />
4. Luật chính ta về nguyên âm đôi iê, ia, yê, ya (đều đọc là ia)<br />
Viết là iê ( đọc là ia) khi không có âm đệm nhưng có âm cuối<br />
VD : tiền, kiến<br />
Viết là ia ( đọc là ia) khi không có âm cuối<br />
VD : mía, tia<br />
Viết là yê ( đọc là ia) khi có âm đệm và có âm cuối<br />
VD : khuyên, tuyết, quyết<br />
Viết là ya ( đọc là ia) khi có âm đệm nhưng không có âm cuối<br />
VD : Khuya, tuya<br />
5. Luật chính tả về nguyên âm đôi ua, uô ( đều đọc là ua)<br />
Viết là ua ( đọc là ua) khi tiếng có âm đầu nhưng không có âm cuối<br />
VD : chua, tủa<br />
Viết là uô ( đọc là ua) khi tiếng có âm đầu và âm cuối<br />
VD : chuồn, tuốt<br />
6. Luật chính tả về nguyên âm đôi ươ, ưa ( đều đọc là ưa )<br />
Viết là ưa ( đọc là ưa) khi tiếng có âm đầu nhưng không có âm cuối<br />
VD : xưa, mưa<br />
Viết là ươ ( đọc là ưa) khi tiếng có âm đầu và có âm cuối<br />
VD : lươn, vườn<br />
Do thời gian trong buổi họp không thể hướng dẫn hết cho CMHS, nên giáo viên <br />
chỉ hướng dẫn một số vần ( mỗi dạng 1 vần) sau đó gửi bảng hướng dẫn về nhà <br />
CMHS tham khảo, lưu giữ làm tài liệu hỗ trợ cho con học ở nhà ( khi hs học đến vần <br />
nào CMHS sử dụng bảng có vần đã học để hỗ trợ thêm cho con)<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 9<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Hình ảnh giáo viên hướng dẫn cho cha mẹ học sinh nắm bảng âm, vần<br />
* Hướng dẫn cho học sinh cách nói trả lời đầy đủ câu<br />
Hướng dẫn học sinh trong khi nói và trả lời qua phần “ Tự học” tập 3 môn <br />
Tiếng Việt, trong phần tìm hiểu nội dung trả lời câu hỏi và trong giao tiếp hàng <br />
ngày…<br />
* Hướng dẫn cách viết: Cỡ chữ nhở và cở chữ nhỏ.<br />
+ Viết trong vở ô ly<br />
+ Viết vở tập viết có 3 tập <br />
Giáo viên nêu độ cao các con chữ theo nhóm : (theo CV 5150/ HD chữ viết trong <br />
trường tiểu học)<br />
. Nhóm các con chữ cao 1 đơn vị: a, ă, â, c, e, ê, i, n, m, u, ư, v.<br />
. Nhóm các con chữ cao 1,25 đơn vị: r, s.<br />
. Nhóm các con chữ cao 2 đơn vị: d, đ, p.<br />
. Nhóm các con chữ cao 2,5: b, g, h, k, …<br />
Cách viết, điểm đặt bút ( điểm đầu tiên đặt bút), điểm dừng bút ( khi kết thúc <br />
viết con chữ ), … cách sử dụng bảng con, qui định về bảng con học Tiếng Việt 1 <br />
CGD. <br />
Cách hướng dẫn học sinh cách trình bày bài viết, giữ vở như thế nào là vở sạch, <br />
viết chữ đẹp ( vở phải thẳng, không quăn góc, chứ viết đúng mẫu, không tẩy xóa <br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 10<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
nhiều, ...). <br />
Lưu ý: Đối với hoạt động này giáo viên lớp 1 cần phải có sự chuẩn bị chu đáo, <br />
diễn giải lưu loát, thu hút được sự chú ý của CMHS thấy được yêu cầu kiến thức, <br />
nội dung học lớp 1 như thế nào? Chuẩn bị sách giáo khoa lớp 1, một số bảng con., <br />
vở tập viết để hướng dẫn cho CMHS về cách sử dụng ĐDHT cho con em ở nhà.<br />
Thảo luận thống nhất các nội dung biện pháp thực hiện.<br />
Bầu Ban đại diện Cha mẹ học sinh lớp. Theo điều 3,4,5 chương II Điều lệ <br />
Ban đại diện cha mẹ học sinh ( Ban hành kèm theo Thông tư số 55/2011/TTBGDĐT <br />
ngày 22 /11 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào tạo).<br />
Lấy thông tin từ CMHS: Số điện thoại, địa chỉ liên lạc, hoàn cảnh gia đình, <br />
thành phần ưu tiên ( hộ nghèo, con gia đình chính sách, …)<br />
Trong mỗi cuộc họp có thể theo qui trình như trên hoặc có thể triển khai nội <br />
dung bồi dưỡng năng lực sư phạm cho cha mẹ học sinh trước rồi có thể tiến hành <br />
các nội dung còn lại. Nhằm thay đổi hình thức họp, khác với một số lớp học khác.<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp.<br />
Mỗi giải pháp đưa ra có biện pháp để thực hiện có hiệu quả giải pháp đó cụ <br />
thể như: <br />
Làm tốt được phần chào hỏi, giới thiệu bản thân tạo ra được sự thân thiện, <br />
gần gũi thì sẽ thu hút được sự chú ý của tất cả các bậc cha mẹ học sinh tù <br />
đầu buổi họp và họ sẽ chú tâm tập trung nghe giáo viên sẽ triển khai nội <br />
dung trong cuộc họp có kết quả cao và xem nội sung nào cũng quan trọng <br />
cầm phải lắng, tiếp thu ( kết quả của trường đã đạt được trong năm qua, <br />
kế hoạch của nhà trường đề ra, yêu cầu chương trình, kiến thức của lớp 1 <br />
quan trọng như thế nào cần phải nắm chắc để hướng dẫn cho con em mình <br />
được tốt). Hoặc triển khai yêu cầu kiến thức của chương trình quan trọng, <br />
bởi vì đến cuối năm lớp một các em phải đọc, viết thành thạo, lưu loát về <br />
văn bản, nhưng hiện tại đầu năm các em còn đang đánh vần ê, a thì bắt <br />
buộc cha mẹ học sinh phải nghe hướng dẫn của giáo viên, cùng giáo viên <br />
thống nhất cách hướng dẫn con đọc viết ở nhà như thế nào? để các em đạt <br />
được nhứng yêu cầu đó. <br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
Qua quá trình thực hiện chỉ đạo chuyên môn của trường, lập kế hoạch kiểm <br />
tra các hoạt động, khảo sát chất lượng từng lớp của khối lớp 1qua từng tháng, <br />
từng đợt có đánh giá, kết quả như sau: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 11<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
+ Về kế hoạch hoạt động của lớp: Giáo viên chủ nhiệm tham gia đầy đủ các <br />
kế hoạch của trường đề ra theo kế hoạch như: có chuẩn bị hướng dẫn cho các <br />
em đầy đủ về đồ dùng, dụng cụ học tập trước khi con đến lớp, đầu tư cho <br />
công tác vở sạch viết chữ đẹp, kinh phí cho hoạt động các phong trào của lớp.<br />
+ Về kết quả học tập của học sinh: Có tiến bộ qua từng mảng kiến thức . Biết <br />
cách nói đầy đủ câu hơn trong phần luyện nói, trong giao tiếp hàng ngày với <br />
thầy cô, bố mẹ không trả lời trống không “biết”, “không biết”. <br />
Qua thời gian thực hiện, trao đổi với giáo viên giảng dạy đã có sự quan tâm <br />
của cha mẹ học sinh nhiều hơn, đã liên hệ thường xuyên với giáo viên giảng <br />
dạy về học tập của con em ở trường, ở nhà. Cha mẹ học sinh đã có thêm năng <br />
lực sư phạm trong việc hướng dẫn con học môn Tiếng Việt 1 CGD ở nhà, <br />
chất lượng học sinh lớp 1 cao hơn so với đầu năm. Và đã được một số đồng <br />
nghiệp góp ý trao đổi đế nội dung đề tài phù hợp hơn. <br />
Việc thực hiện đề tài này đã định hướng cho giáo viên nắm chắc hơn qui <br />
trình, nội dung một buổi họp cha mẹ học sinh, bồi dưỡng năng lực sư phạm <br />
cho cha mẹ học sinh về môn Tiếng Việt 1 CGD, nhằm làm tốt mối quan hệ <br />
giữa gia đình – nhà trường. <br />
<br />
<br />
Đối tượng <br />
Đầu năm Cuối HKI<br />
thực hiện<br />
5 10% số CMHS hiểu được cách 50 70 % số CMHS đã nắm <br />
Cha mẹ HS con học TV1 CGD ( vì đã có con được cách học TV1 CGD của <br />
học lớp 1 của các năm trước) con em đang học lớp 1 <br />
Nắm được âm, Chưa nắm Nắm được âm, Nắm được âm, <br />
cách đánh vần, được âm, cách cách đánh vần, cách đánh vần, <br />
Học sinh đọc được tiếng đánh vần, đọc đọc được tiếng đọc được tiếng <br />
được tiếng còn chậm<br />
66 15 62 9<br />
Trong hai năm học qua, vận dụng hình thức tổ chức, nội dung họp CMHS đầu <br />
năm cho lớp Một. Riêng năm học này nội dung này vẫn được thực hiện cho lớp 1 <br />
trong họp CMHS đầu năm. Là người quản lý chuyên môn qua kiểm tra, nắm bắt <br />
thông tin từ giáo viên giảng dạy, việc hướng dẫn cho con học tập ở nhà của một số <br />
cha mẹ học sinh qua cuộc họp giáo viên chủ nhiệm triển khai có cùng một cách học <br />
theo phương pháp dạy ở trường nên việc dạy của GV có nhiều thuận lợi, chất lượng <br />
hơn. <br />
III. PHẦN KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 12<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
1. Kết luận<br />
Trẻ từ mẫu giáo sang lớp 1 có quá nhiều thay đổi. Học chữ ở tuổi mầm non chỉ <br />
tạo nền tảng bước đầu, vào lớp 1 trẻ mới thực sự được dạy theo chương trình <br />
đúng chuẩn. Gia đình phải thường xuyên quan tâm chăm sóc, giúp đỡ luôn tạo <br />
cho con tâm lý thật thoải mái, chuẩn bị đầy đủ về đồ dùng, dụng cụ học tập <br />
trước khi con đến lớp. Giáo viên thể hiện hết lòng nhiệt tình, nâng cao công <br />
tác tự học, tự rèn của bản thân cũng luôn tạo tâm thế thỏai mái cho trẻ đến <br />
trường.<br />
Việc áp dụng đề tài này nhằm làm tốt cầu nối giữa gia đình và nhà trường, giữa <br />
giáo viên giảng dạy với cha mẹ học sinh của lớp trong công tác giảng dạy, quản lý ở <br />
trường trong việc nâng cao chất lượng giáo dục theo yêu cầu của đất nước hiện <br />
nay.Và đề tài này sẽ được nhân rộng thực hiện ở các lớp trên. <br />
2. Kiến nghị<br />
GV thực hiện tốt việc liên lạc với cha mẹ học sinh qua sổ liên lạc (từng kỳ), <br />
qua việc trao đổi bằng thông tin như giấy mời, điện thoại ( khi cần thiết) hoặc thăm <br />
nhà học sinh để đảm bảo tốt công tác phối hợp. <br />
Cha mẹ học sinh có đóng góp ý kiến với nhà trừơng về các chủ trương, biện <br />
pháp nâng cao chất lượng giảng dạy, giáo dục. Đề xuất với nhà trường những công <br />
tác cần thiết của Hội và những biện pháp giải quyết các vấn đề liên quan đến giáo <br />
dục và chăm sóc HS.<br />
Bình Hòa, ngày 27 tháng 1 năm 2018 <br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
D ương Thị Kim L ời<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
* Nhận xét của Hội đồng chấm<br />
……………………………………………………………………………<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 13<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
……………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………<br />
……………………………………………………………………………<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 14<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
NỘI DUNG TRANG<br />
I. Mở đầu 1<br />
1. Lý do chọn đề tài 1<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài 2<br />
3. Đối tượng nghiên cứu 2<br />
4. Giới hạn của đề tài. 2<br />
5. Phương pháp nghiên cứu 2<br />
II. Nội dung 2<br />
1. Cơ sở lý luận để thực hiện đề tài 2<br />
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu 3<br />
a. Ưu điểm 3<br />
b. Tồn tại 3<br />
c. Nguyên nhân 4<br />
3. Nội dung và hình thức của giải pháp. 4<br />
a. Mục tiêu của giải pháp 4<br />
b. Nội dung và hình thức của giải pháp 4<br />
c. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp 10<br />
d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu 11<br />
III. Kết luận, kiến nghị 12<br />
1. Kết luận 12<br />
2. Kiến nghị 12<br />
Nhận xét của hội đồng chấm sáng kiến cấp trường – cấp huyện 13<br />
Mục lục 14<br />
Tài liệu tham khảo 15<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
TT Tên tài liệu Tác giả<br />
Chương trình giáo dục phổ thông cấp Tiểu <br />
1 học ( Kèm theo QĐ số 16/2006/ QĐBGDĐT BGD & ĐT<br />
ngày 5 tháng 5 năm 2006 )<br />
2 Chương trình Tiếng Việt lớp 1 Công nghệ BGD & ĐT<br />
giáo dục theo Quyết định số 2007/QĐ<br />
BGDĐT ngày 12 tháng 6 năm 2015 về việc <br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 15<br />
Một số kinh nghiệm chỉ đạo, hướng dẫn nội dung cho giáo viên lớp 1 họp cha mẹ học sinh <br />
đầu năm<br />
<br />
<br />
triển khai, quản lý dạy học Tiếng Việt 1 <br />
CNGD. <br />
Điều lệ Cha mẹ học sinh <br />
Thông tư số 55/2011/TTBGDĐT ngày 22 /<br />
3 11 /2011 của Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Đào BGD & ĐT<br />
tạo).<br />
<br />
Công văn 5150 hướng dẫn chữ viết trong BGD & ĐT<br />
4<br />
trường tiểu học <br />
5 Chuyên đề công tác chủ nhiệm PGD tổ chức<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Dương Thị Kim Lời Trường TH Trần Quốc Toản 16<br />