CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI CẢM <br />
THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI CẢM <br />
THỤ TÁC PHẨM VĂN HỌC”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Mai Thị Cẩm Vân<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Mầm non An Thủy<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
2<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài: “LÀM THẾ NÀO ĐỂ GIÚP TRẺ MẪU GIÁO 4 – 5 TUỔI CẢM THỤ <br />
TÁC PHẨM VĂN HỌC”<br />
<br />
1. Phần mở đầu<br />
1.1. Lý do chọn đề tài<br />
Chủ tịch Hồ Chi Minh lúc sinh thời luôn quan tâm, dành tình cảm đặc biệt và <br />
nhắc nhở mọi người chăm lo cho thế hệ tương lai, Bác nói “Trẻ em là hạnh phúc <br />
của mọi gia đình, là người chủ tương lai của dân tộc, là người kế tục sự <br />
nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”. Nhà nước, xã hội, gia đình và mọi công <br />
dân phải có trách nhiệm nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục để các em phát triển <br />
toàn diện cả Đức Trí Thể Mỹ.<br />
Tác phẩm văn học là món ăn tinh thần không thể thiếu đối với trẻ thơ, nhất <br />
là trẻ mẫu giáo. Nó đem lại cho trẻ những hiểu biết đầu tiên về thế giới xung <br />
quanh, mở rộng vốn hiểu biết của trẻ đối với thiên nhiên và cuộc sống, thông qua <br />
đó trẻ biết tích lũy được những kinh nghiệm sống. Văn học nuôi dưỡng và phát <br />
triển ở trẻ trí tưởng tượng, sáng tạo nghệ thuật, thông qua việc làm quen với văn <br />
học giúp cho ngôn ngữ của trẻ phát triển, làm phong phú thêm vốn từ của trẻ, trẻ <br />
biết dùng từ chính xác, biểu cảm. Văn học còn giúp cho trẻ nhận biết được cái <br />
hay, cái đẹp, cái thiện, cái ác. Vì vậy việc đem tác phẩm văn học đến cho trẻ là <br />
một việc rất quan trọng và cần thiết. Đối với trẻ mẫu giáo, quá trình tiếp xúc với <br />
tác phẩm văn học phải từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp, để từ đó trẻ bộc <br />
lộ khả năng cảm thụ văn học của mình. Khả năng cảm thụ đó là sự phát triển trực <br />
tiếp của trẻ về các lĩnh vực: Nhận thức – ngôn ngữ tình cảm xã hội. Tuy nhiên, <br />
khi đưa tác phẩm đến cho trẻ đòi hỏi giáo viên phải có những suy nghĩ sáng tạo, <br />
linh hoạt lựa chọn những tác phẩm hay, phù hợp với lứa tuổi, có ý nghĩa giáo dục <br />
trẻ để từ đó đưa ra những phương pháp, biện pháp thích hợp nhằm giúp trẻ phát <br />
triển tốt khả năng cảm thụ văn học.<br />
Để trẻ đạt hiệu quả cao trong việc phát triển tốt khả năng cảm thụ văn học <br />
thì vai trò của cô giáo mầm non là quan trọng nhất. Vậy làm thế nào để trẻ luôn <br />
<br />
3<br />
hứng thú, thích đọc thơ, kể chuyện, có khả năng kể chuyện sáng tạo và biết kể <br />
theo trình tự câu chuyện là điều tôi không ngừng suy nghĩ trong quá trình giảng <br />
dạy.<br />
Là một giáo viên mầm non tôi biết mình cần phải giúp trẻ phát triển toàn <br />
diện cả thể chất lẫn tinh thần. Nhưng trong quá trình thực hiện, tôi và một số <br />
đồng nghiệp nhận thấy khả năng cảm thụ văn học cho trẻ gặp nhiều khó khăn khi <br />
đưa vào giảng dạy. Tôi luôn tâm niệm một điều rằng: "Điều quan trọng không <br />
phải là chúng ta dạy trẻ em cái gì, mà là dạy các em học như thế nào để phát triển <br />
toàn diện nhân cách cho trẻ Mầm Non". Xuất phát từ khó khăn và vướng mắc của <br />
bản thân và đồng nghiệp, tôi chọn đề tài “Làm thế nào để giúp cho trẻ mẫu giáo <br />
4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học” để làm đề tài nghiên cứu.<br />
1.2.Phạm vi áp dụng đề tài<br />
Ở tuổi mẫu giáo khả năng cảm thụ văn học có một vai trò quan trọng trong <br />
việc phát triển và hình thành nhân cách cho trẻ. <br />
Văn học là môn rất quan trọng đối với trẻ mầm non, là phương tiện phát <br />
triển ngôn ngữ cho trẻ có đủ vốn từ để nói năng lưu loát, diễn đạt rõ ràng, biết sử <br />
dụng từ đúng lúc, đúng chỗ. Không những thế việc dạy trẻ làm quen với những từ <br />
ngữ nghệ thuật như từ tượng hình, từ tượng thanh giúp trẻ phát triển trí tưởng <br />
tượng, óc quan sát, khả năng tư duy độc lập trong suy nghĩ. Thông qua nội dung <br />
các tác phẩm giáo dục trẻ yêu thiên nhiên, yêu quê hương, đất nước, yêu con <br />
người, giáo dục lòng nhân ái cho trẻ. <br />
Tác phẩm văn học giúp cho trẻ phát triển về thẩm mỹ thông qua những từ <br />
ngữ, hình ảnh đẹp trong tác phẩm văn học giúp trẻ cảm nhận được cái hay, cái <br />
đẹp trong cuộc sống xung quanh mình.<br />
Xuất phát từ những vai trò cụ thể đó cho nên hoạt động dạy trẻ làm quen <br />
với văn học là môn học không thể thiếu trong chương trình chăm sóc giáo dục trẻ. <br />
Vì vậy việc cho trẻ làm quen và cảm thụ tác phẩm văn học là vấn đề quan trọng <br />
trong đổi mới hình thức tổ chức giáo dục mầm non.<br />
Qua tìm hiểu, nghiên cứu đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mẫu giáo, bản thân tôi <br />
mạnh dạn đưa đề tài “ Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ <br />
tác phẩm văn học”, được thực hiện lần đầu tại lớp tôi đang giảng dạy.<br />
2. Phần nội dung<br />
2.1. Thực trạng của nội dung cần nghiên cứu<br />
Năm học 20142015 bản thân tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu <br />
giáo 4 5 tuổi tại điểm trường Trung tâm với số lượng 22 cháu. Qua nhiều năm <br />
thực hiện chuyên đề cho trẻ làm quen và cảm thụ TPVH, giáo viên đã thực sự có <br />
nhiều đầu tư vào việc nâng cao các phương pháp, hình thức cho trẻ LQTPVH, đã <br />
chú trọng nhiều đến việc đọc, kể diễn cảm và dạy trẻ kể lại chuyện, kể sáng tạo <br />
dưới nhiều hình thức đa dạng và phong phú. <br />
<br />
<br />
<br />
4<br />
Tuy nhiên trong quá trình thực hiện việc đưa các nội dung để giúp trẻ 4 – 5 <br />
tuổi cảm thụ tác phẩm văn học, bản thân tôi nhận thấy có những thuận lợi và khó <br />
khăn sau:<br />
* Thuận lợi:<br />
Là một trường đạt chuẩn quốc gia, được các cấp, ngành, địa phương quan <br />
tâm nên cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy và học tương đối đầy đủ, lớp có đủ <br />
tranh trực quan phục vụ cho việc làm quen văn học của trẻ.<br />
Trường có khuôn viên rộng rãi, đủ diện tích, có hàng rào bao quanh, có hệ <br />
thống cống rãnh thoát nước đảm bảo vệ sinh, vườn trường có đường đi lối lại, <br />
bồn hoa cây cảnh đảm bảo xanh sạch đẹp.<br />
Lớp học thoáng mát, đủ diện tích cho trẻ hoạt động, có công trình vệ sinh <br />
khép kín, có đầy đủ đồ dùng vệ sinh chung, vệ sinh cá nhân đảm bảo an toàn cho <br />
trẻ.<br />
Một số trẻ ăn mặc gọn gàng, sạch sẽ, biết giữ vệ sinh cá nhân, có ý thức <br />
giữ gìn, bảo vệ môi trường trong và ngoài lớp học.<br />
Đa số trẻ nói rõ lời, trọn câu, diễn đạt khá mạch lạc.<br />
Sự chỉ đạo sâu sát của BGH nhà trường đưa nội dung giáo dục lễ giáo, <br />
nhân cách vào trong các hoạt động của nhà trường.<br />
Bản thân là một giáo viên trẻ, luôn có ý thức phấn đấu, là tấm gương sáng <br />
cho đồng nghiệp và học sinh noi theo.<br />
Được sự giúp đỡ và ủng hộ nhiệt tình của hội cha mẹ học sinh và tập thể <br />
giáo viên trường mầm non An Thủy trong việc sưu tầm tranh ảnh, mua sắm thêm <br />
trang thiết bị...<br />
*Khó khăn: <br />
Một số phụ huynh chưa thực sự hiểu về trách nhiệm của gia đình trong <br />
việc chăm sóc, giáo dục trẻ cũng như chương trình chăm sóc trẻ ở lứa tuổi mầm <br />
non do vậy chưa có biện pháp phối kết hợp giữa gia đình và giáo viên để đạt hiệu <br />
quả tốt nhất.<br />
Khả năng nhận thức của trẻ không đồng đều.<br />
Với sự quyết tâm của bản thân, tôi đã không ngừng tìm kiếm, học hỏi, sáng tạo <br />
ra những phương pháp nhằm giúp trẻ cảm thụ tốt các tác phẩm văn học qua đó <br />
hình thành nhân cách, đạo đức cho trẻ mong rằng những việc làm của tôi sẽ mang <br />
lại kết quả nhất định cho trẻ. Đó là lý do tại sao tôi chọn đề tài “ Làm thế nào để <br />
giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ các tác phẩm văn học”.<br />
Vào đầu năm học, tôi đã tiến hành khảo sát trẻ để nắm bắt tình hình và có kế <br />
hoạch giúp trẻ 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm văn học, cụ thể kết quả như sau:<br />
Bảng khảo sát khả năng cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ 4 5 tuổi.<br />
<br />
Số trẻ Không <br />
Nội dung khảo sát Đạt Tỉ lệ<br />
khảo sát đạt<br />
Hứng thú 22 13 9 59,1%<br />
<br />
5<br />
Thơ Hiểu nội dung 22 10 12 45,4%<br />
<br />
Thuộc tác phẩm 22 13 9 59,1%<br />
<br />
Đọc diễn cảm 22 11 11 50%<br />
<br />
Hứng thú 22 14 8 63,3%<br />
Truyệ<br />
n Hiểu nội dung 22 11 11 50%<br />
<br />
Kể diễn cảm 22 10 12 45,4%<br />
<br />
* Từ kết quả khảo sát trên tôi rút ra nhiều nguyên nhân sau:<br />
Giáo viên chưa nghiên cứu kỹ tài liệu hướng dẫn ban hành về chương trình <br />
của BGDĐT.<br />
Phương pháp giảng dạy và tiếp xúc của chúng tôi với trẻ chưa phù hợp.<br />
Chưa có sự thống nhất về phương pháp giáo dục giữa giáo viên và gia <br />
đình.<br />
Từ những nguyên nhân trên, bản thân tôi đã lựa chọn, đưa ra các giải pháp <br />
để thực hiện và đã đem lại kết quả tương đối tốt.<br />
2.2. Các giải pháp<br />
Giải pháp 1: Khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ trên tiết học.<br />
Ngay từ đầu năm học, tôi đã quan tâm tìm hiểu dến đặc điểm tâm sinh lí <br />
của trẻ cũng như khả năng chú ý, tiếp thu bài của trẻ trong hoạt động làm quen <br />
với tác phẩm văn học do tôi và giáo viên đứng cùng lớp tổ chức. Qua quá trình <br />
giảng dạy tôi khảo sát khả năng cảm thụ văn học của trẻ thông qua việc kể cho <br />
trẻ nghe một câu chuyện hoặc đọc cho trẻ nghe một bài thơ ngắn, sau đó cho từng <br />
trẻ nói lại nội dung câu chuyện, bài thơ. Kết quả như sau:<br />
+ 60% trẻ nhớ và nói được nội dung câu chuyện, bài thơ.<br />
+ 40% trẻ chỉ nhớ một phần nội dung câu chuyện, bài thơ.<br />
Từ đó tôi cần chú ý nhiều hơn đến những trẻ mà khả năng cảm thụ văn <br />
học còn hạn chế như: Xuân Hiếu, Thượng Danh, Hạ Tùng, Nhật Nam...Qua đó tôi <br />
thường xuyên cho trẻ tiếp xúc với tác phẩm văn học ở mọi lúc mọi nơi. Việc làm <br />
này cũng góp phần giúp trẻ đến gần với văn học hơn và có thể nâng cao khả năng <br />
cảm thụ văn học của trẻ.<br />
Giải pháp 2: Nghiên cứu kỹ tác phẩm.<br />
Để tiết học đạt kết quả cao thì trước hết giáo viên cần nghiên cứu kỹ tài <br />
liệu, chuyên đề bồi dưỡng, thường xuyên tham gia dự giờ các tiết dạy thơ, chuyện <br />
để đúc rút kinh nghiệm cho bản thân. <br />
Muốn cho trẻ làm quen với một tác phẩm văn học thì người giáo viên phải <br />
luôn dành thời gian để đọc tác phẩm nhiều lần.<br />
Xác định rõ mục đích yêu cầu của tác phẩm và phải thuộc tác phẩm <br />
6<br />
Đưa ra nội dung giáo dục phù hợp với cốt truyện, phù hợp với lứa tuổi của <br />
trẻ.<br />
Ngoài ra để cho việc dùng sách truyện có tác dụng phát triển tốt khả năng <br />
cảm thụ tác phẩm văn học của trẻ, mỗi giáo viên phải thu hút được sự chú ý của <br />
trẻ bằng giọng kể, đọc sinh động, hấp dẫn, thể hiện được các giọng khác nhau <br />
của các nhân vật. Trẻ sẽ thích thú hơn nếu chúng cũng được tham gia vào câu <br />
chuyện.<br />
Ví dụ: Cho trẻ đóng vai nhân vật, nhắc lời thoại, vẽ tranh minh họa cho nhân <br />
vật cô vừa kể, đọc.<br />
Giải pháp 3: Phương pháp giảng dạy.<br />
Song song, với việc nghiên cứu tài liệu tôi luôn tìm tòi học hỏi những <br />
phương pháp giảng dạy mới và phù hợp với trẻ.<br />
Để trẻ có thể phát triển tốt khả năng cảm thụ tác phẩm văn học chúng ta <br />
cần phải có những phương pháp nhẹ nhàng, gần gũi và tạo sự thân thiện với trẻ. <br />
Tôi luôn tạo cho trẻ những không gian hoạt động để trẻ được tiếp xúc nhiều hơn <br />
với những tác phẩm văn học mọi lúc mọi nơi.<br />
Tiến hành các hoạt động trong ngày tôi thường chú ý nhiều hơn đến lĩnh <br />
vực mà mình đang quan tâm. Khi lên kế hoạch cho một hoạt động thì phương pháp <br />
giảng dạy là quan trọng nhất.<br />
Muốn đạt kết quả cao trong việc giúp trẻ cảm thụ tác phẩm văn học giáo <br />
viên cần phải chuẩn bị tốt đồ dùng dạy học, đồ dùng đẹp, hấp dẫn sẽ thu hút sự <br />
cúa ý của trẻ. <br />
Giáo viên nên áp dụng bài giảng điện tử trên máy vi tính vào hoạt động cho <br />
trẻ làm quen tác phẩm văn học. Các hình ảnh đưa lên máy sử dụng các hiệu ứng, <br />
màu sắc phù hợp sẽ gây sự hứng thú cho trẻ. <br />
Có thể chuyển các bức tranh có sẵn của bài thơ, câu chuyện thành đoạn <br />
phim ngắn như thế rất thu hút và tạo hứng thú hơn cho trẻ.<br />
+ Với câu chuyện “ Cáo, Thỏ và Gà trống” tôi đã chuyển thể thành bộ phim <br />
kết hợp với nhạc đệm nhẹ nhàng làm cho trẻ dễ nhớ nội dung câu chuyện và thấy <br />
được nét đặc trưng của các nhân vật.<br />
* Sử dụng nghệ thuật múa rối<br />
Việc sử dụng rối trong tiết học gây được sự chú ý, tò mò của trẻ, tạo điều <br />
kiện cho trẻ tiếp cận với nghệ thuật múa rối, một môn nghệ thuật truyền thống <br />
của dân tộc.<br />
+ Với câu chuyện “ Chú thỏ thông minh” tôi đã sử dụng mô hình sân khấu là <br />
một khu đầm lầy nhỏ, có hoa, cỏ, cây... nhân vật trong truyện được cách điệu hóa, <br />
thỏ mặc quần áo, đi bằng 2 chân... Nhờ việc sử dụng nghệ thuật rối trong tiết học <br />
mà số trẻ có khả năng cảm thụ văn học đạt cao, đa số trẻ nhớ được nội dung câu <br />
chuyện, lời thoại của các nhân vật trong truyện và qua đó trẻ biết nhận xét, đánh <br />
giá tính cách của các nhân vật trong truyện như ai là người tốt? Ai là người xấu?<br />
* Trò chơi đóng kịch:<br />
Là hoạt động giúp trẻ phát triển trí nhớ và giáo dục trẻ tinh thần tập thể. <br />
Qua hoạt động đóng kịch trẻ truyền đạt lại nội dung câu chuyện, làm sống lại tâm <br />
7<br />
trạng, hành động, ngôn ngữ hội thoại của các nhân vật trong truyện. Khi đóng kịch <br />
trẻ dễ dàng nắm được nội dung, ý nghĩa tác phẩm, nắm được tính liên tục của câu <br />
chuyện, điều này góp phần đẩy mạnh sự phát triển tư duy, cảm thụ tác phẩm một <br />
cách sâu sắc ở trẻ. Để đạt được điều đó trước khi cho trẻ đóng kịch giáo viên cho <br />
trẻ ôn lại nội dung câu chuyện và đàm thoại với trẻ về nội dung, giúp trẻ hiểu sâu <br />
hơn về nội dung truyện và lời thoại của các nhân vật trong truyện. Từ đó trẻ biết <br />
thể hiện những sắc thái khác nhau về ngữ điệu, tính cách, tâm trạng của các nhân <br />
vật trong truyện. Nhằm giúp trẻ phân biệt được giọng điệu, lời nói của các nhân <br />
vật. Qua đó trẻ khắc họa được tính cách nhân vật. Để trẻ nhớ được ngôn ngữ, lời <br />
thoại của các nhân vật trong truyện để đóng kịch thì trước hết cho trẻ nhắc lại lời <br />
thoại của các nhân vật sau đó cho trẻ đóng vai theo tổ hoặc nhóm.<br />
Ví dụ: Trong truyện “Chú Dê đen” cho tổ 1 làm dê trắng, tổ 2 làm dê đen, tổ <br />
3 làm chó sói để trẻ tự thể hiện hành động, điệu bộ của nhân vật cho quen và <br />
thành thạo. Sau đó phân vai cho từng trẻ theo vai của các nhân vật trong truyện và <br />
cho trẻ nhắc lại lời thoại của nhân vật trong truyện mà trẻ đóng. Cô giáo làm <br />
người dẫn chuyện và trẻ tự diễn theo nội dung của câu chuyện. Khi trẻ diễn xong <br />
cho trẻ nhận xét về vai diễn của mình, của bạn, từ đó trẻ xác định được thái độ <br />
của trẻ đối với nhân vật trong truyện là yêu hay ghét.<br />
Trò chơi đóng kịch giúp trẻ cảm nhận tác phẩm văn học một cách sâu sắc và <br />
để làm được điều đó thì việc trang trí sân khấu và hóa trang cho trẻ cũng rất quan <br />
trọng. Việc hóa trang, bố trí sân khấu phù hợp, trang phục đẹp sẽ giúp trẻ tự tin <br />
khi nhập vai, tạo cho trẻ hứng thú khi diễn.<br />
Giải pháp 4. Tạo môi trường cho trẻ làm quen tác phẩm văn học.<br />
Để giúp cho trẻ nâng cao khả năng cảm thụ văn học thì việc tạo cơ hội <br />
cho trẻ làm quen với tác phẩm văn học phải thường xuyên. Ngay từ đầu năm học <br />
tôi đã sưu tầm sách văn học, các họa báo, tạp chí, lịch cũ, nguyên liệu cho trẻ tự <br />
làm sách để xây dựng một “Góc thư viện” mang nội dung văn học. Tại “ Góc thư <br />
viện” trẻ được xem các tranh truyện, tạp chí, họa báo, sau đó cô kể chuyện cho trẻ <br />
nghe về nội dung của các câu chuyện...dần dần trẻ có thể xem tranh và tự đọc câu <br />
chuyện. Tất nhiên có thể lúc đầu trẻ đọc theo trí nhớ về nội dung câu chuyện cô <br />
đã kể rồi tự kể khớp với nội dung câu chuyện mà trẻ tri giác.<br />
Giải pháp 5: Liên kết giữa giáo viên và gia đình.<br />
Là giáo viên tôi luôn hiểu rằng không chỉ có sự giáo dục từ phía nhà trường <br />
là đủ cho trẻ, chúng ta nên biết rằng 2/3 thời gian là trẻ ở gia đình, gia đình phải <br />
quản lý giáo dục. Vì vậy cần phải có sự liên kết giữa gia đình và giáo viên để giáo <br />
dục trẻ tốt hơn.<br />
Với đặc thù hiện nay là điều kiện kinh tế đang khó khăn, người dân đa phần <br />
thu nhập còn thấp nên sự quan tâm đến con em mình còn nhiều hạn chế, thiếu <br />
kiến thức, kỹ năng nuôi dạy con. Nhiều gia đình, ông bà, cha mẹ không làm tấm <br />
gương tốt cho con trẻ, không quan tâm giáo dục, hướng dẫn những hành vi đạo <br />
đức, thói quen tốt. Nhiều gia đình nuông chiều con cháu quá mức hoặc mải mê <br />
kiếm tiền mà sao nhãng với con cái, cha mẹ bất hoà, đánh chửi nhau, ly hôn dẫn <br />
đến sự thiếu hụt về tinh thần, tình cảm của con trẻ.<br />
8<br />
Để phát triển tình cảm xã hội và đặc biệt là khả năng cảm thụ tác phẩm <br />
văn học cho trẻ cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà trường và gia đình để xây <br />
dựng cho trẻ nền tảng phát triển tốt nhất.<br />
Đầu năm học 2014 – 2015 ở lớp tôi đã tổ chức họp phụ huynh, số phụ <br />
huynh dự họp là 2/3 trên tổng số học sinh của lớp (15/22 phụ huynh). Từ đó cho <br />
thấy chưa có sự quan tâm đúng mực của phụ huynh đến việc học của con trẻ.<br />
Đối với bản thân mình, là người chịu trách nhiệm về chất lượng giáo dục <br />
của lớp, tôi cần có sự trao đổi thông tin phản hồi từ phía phụ huynh về phương <br />
pháp giáo dục của mình. Tôi thấy mình cần có trách nhiệm với lớp mình nên thời <br />
gian đầu tôi thường tìm hiểu kỹ về hoàn cảnh gia đình của từng trẻ và đến thăm <br />
hỏi gia đình của từng cháu. Qua đó hiểu thêm được tâm tư nguyện vọng của phụ <br />
huynh, cũng nhân đây tôi tuyên truyền và khuyến khích phụ huynh nên tham gia các <br />
cuộc họp của lớp để trao đổi về tình hình của con trẻ.<br />
Sau đó, thông qua các cuộc họp này tôi đưa ra những phương pháp để giúp <br />
trẻ cảm thụ được tác phẩm văn học và đưa ra yêu cầu cần có sự phối hợp của <br />
phụ huynh.<br />
Hàng ngày, giờ đón trả trẻ tôi gặp gỡ trao đổi với phụ huynh về việc tiếp <br />
thu trên lớp của trẻ để kết hợp với phụ huynh có biện pháp giúp đỡ, bồi dưỡng <br />
cho trẻ.<br />
Thực tế cho thấy, sau khi nhận thức rõ tầm quan trọng đó các bậc phụ <br />
huynh đã nhiệt tình ủng hộ đồng thời tạo môi trường văn học cho con tại gia đình, <br />
mua sách báo phù hợp với từng độ tuổi, kể chuyện cho con nghe, dạy con đọc <br />
những bài ca dao, đồng dao... Chính vì vậy, khi đến lớp trẻ đã có nhiều tiến bộ rõ <br />
rệt và hứng thú hơn khi nghe cô kể chuyện, đọc thơ.<br />
3. Phần kết luận<br />
3.1. Ý nghĩa của đề tài<br />
Qua việc nghiên cứu và thực hiện đề tài “Làm thế thế nào để giúp trẻ 4 – 5 <br />
tuổi cảm thụ tác phẩm văn học”, tôi nhận thấy ở trẻ có sự chuyển biến rõ rệt, <br />
số cháu nhận thức được môn học này đạt 90 – 95%, trẻ thông minh sáng tạo hơn <br />
khi học các tiết văn học, trẻ thích đóng kịch, thích đọc thơ, kể chuyện, biết kể <br />
chuyện sáng tạo, kể theo trí tưởng tượng một cách phong phú và đa dạng. Biết <br />
cảm thụ cái hay, cái đẹp trong cuộc sống, có thái độ đúng mực với cái thiện, cái <br />
ác, biết yêu quê hương, đất nước, yêu ông bà, cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo, bạn <br />
bè. Đó là niềm vui, là sự khích lệ to lớn đối với một người giáo viên mầm non như <br />
tôi. Mong rằng với mỗi phương pháp mới sẽ giúp trẻ ngày càng phát triển toàn <br />
diện hơn về đức trí thể mĩ.<br />
Qua quá trình thực hiện tôi đã rút ra được vấn đề cụ thể sau:<br />
Trong quá trình vận dụng biện pháp giúp trẻ phát triển khả năng cảm thụ văn <br />
học đã cho thấy sự tiến bộ rõ rệt của trẻ. Thành tựu trên chính là nguồn động lực <br />
giúp tôi mạnh dạn, tự tin hơn trong công tác giáo dục nói chung cũng như việc phát <br />
triển khả năng cảm thụ văn học nói riêng cho trẻ.<br />
9<br />
Giáo viên phải nắm được đặc điểm tâm sinh lý của trẻ mình đang phụ trách, <br />
quan sát, theo dõi, gần gũi với trẻ.<br />
Giáo viên phải có tâm huyết với nghề, mến trẻ, có trách nghiệm cao với lớp.<br />
Nắm bắt kịp thời, nghiên cứu sâu sự đánh giá phát triển của trẻ 4 5 tuổi để <br />
sử dụng có hiệu quả đối với các cháu.<br />
*Đối với giáo viên:<br />
Tự bản thân mình tôi nhận thấy phải luôn luôn cố gắng nỗ lực làm sao tạo <br />
môi trường học tập thuận lợi nhất cho trẻ. <br />
Thường xuyên tự học tập, bồi dưỡng thêm kiến thức cho mình bằng nhiều <br />
hình thức như tham khảo thêm các tài liệu chuyên ngành, học hỏi đồng nghiệp, kịp <br />
thời cập nhật các thông tin làm phong phú tâm hồn và nâng cao về mọi mặt.<br />
Là giáo viên mầm non phải có tâm hồn cao đẹp, trái tim nhân hậu, yêu nghề <br />
mến trẻ, hiểu được tâm lý của trẻ và khả năng nhận biết của trẻ, từ đó có biện <br />
pháp giáo dục phù hợp với từng cá nhân trẻ.<br />
Để truyền thụ được kiến thức cho trẻ, trước hết giáo viên phải yêu thích văn <br />
học, có khả năng cảm thụ tác phẩm văn học, có khả năng cảm nhận cái hay, cái <br />
đẹp trong các tác phẩm thơ, truyện, hiểu và biết thể hiện bằng chính cảm xúc của <br />
mình, xác định được giọng đọc của từng bài thơ, từng câu chuyện.<br />
Luyện giọng đọc, kể diễn cảm phối hợp với ánh mắt, cử chỉ, điệu bộ minh <br />
họa phù hợp với nội dung tác phẩm nhằm thu hút sự chú ý tập trung của trẻ.<br />
Ứng dụng CNTT vào giảng dạy.<br />
Sử dụng tốt mô hình, rối dẹt, rối tay.<br />
Tham mưu với phụ huynh để hỗ trợ thêm một số tranh truyện, sách báo, tạp <br />
chí và thống nhất phương pháp giáo dục<br />
Chuẩn bị đồ dùng, đồ chơi đầy đủ, hấp dẫn, phù hợp với nội dung của từng <br />
bài thơ, câu chuyện và sử dụng khoa học, gọn gàng, đúng lúc.<br />
*Đối với trẻ:<br />
Trẻ ngoan hơn, hứng thú vào giờ học, biết cảm thụ cái hay, cái đẹp trong <br />
cuộc sống, có thái độ đúng mực với cái thiện, cái ác, biết yêu quê hương, đất <br />
nước, yêu ông bà cha mẹ, yêu quý thầy cô giáo, bạn bè.<br />
Qua thời gian dài nghiên cứu và thực hiện theo những biện pháp giúp trẻ cảm <br />
thụ tác phẩm văn học và được Ban giám hiệu tạo điều kiện thuận lợi trong công <br />
tác giảng dạy, bản thân tôi đã thu được một số kết quả trong lĩnh vực này như sau:<br />
<br />
Bảng thống kê<br />
<br />
Nội dung khảo Số trẻ Đầu Tỉ lệ Tính đến <br />
Lĩnh Tỉ lệ<br />
10<br />
vực thời <br />
năm điểm <br />
sát khảo sát<br />
(đạt) hiện tại<br />
( đạt)<br />
Hứng thú 22 13 59,1% 22 100%<br />
Hiểu nội dung 22 10 45,4% 20 90,9%<br />
Thơ<br />
Thuộc tác phẩm 22 13 59,1% 22 100%<br />
Đọc diễn cảm 22 11 50% 20 90,9%<br />
Hứng thú 22 14 63,6% 22 100%<br />
Hiểu nội dung 22 11 50% 20 90,9%<br />
Chuyệ<br />
n Kể diễn cảm 22 10 45,4% 19 86,3%<br />
<br />
* Đối với phụ huynh:<br />
Sau thời gian kiên trì thực hiện theo phương pháp của bản thân đã đem lại cho <br />
tôi một kết quả khả quan. Tỉ lệ phụ huynh tham gia vào công tác phối hợp giáo <br />
dục với giáo viên tăng đáng kể (22/22 phụ huynh).<br />
Các bậc phụ huynh có những chuyển biến rõ rệt và ngày càng quan tâm nhiều <br />
hơn đến con em mình.<br />
<br />
Trên đây, bằng thực tiễn và tâm huyết của mình, tôi đã trao đổi cùng quý thầy <br />
cô về đề tài “Làm thế nào để giúp trẻ mẫu giáo 4 – 5 tuổi cảm thụ tác phẩm <br />
văn học”. Kính mong nhận được sự đóng góp ý kiến của Ban giám hiệu nhà <br />
trường, của các cấp quản lý giáo dục, quý thầy cô cùng các bạn đồng nghiệp để <br />
bài viết được hoàn chỉnh và có hiệu quả thực tiễn hơn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
11<br />