intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn Toán ở lớp 4

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:22

1.388
lượt xem
366
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau. Một số em mặc dù đã cố gắng rất nhiều vẫn không đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu. Làm thế nào để giúp những học sinh này vượt qua khó khăn, theo kịp các bạn trong lớp ?. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn Toán ở lớp 4”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn Toán ở lớp 4

  1. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM KINH NGHIỆM GIÚP ĐỠ HỌC SINH HỌC YẾU MÔN TOÁN Ở LỚP 4
  2. SƠ LƯỢC LÝ LỊCH KHOA HỌC I. THÔNG TIN CHUNG VỀ CÁ NHÂN 1. Họ và tên: Lê Thị Bích Hà 2. Ngày tháng năm sinh: 20/ 4 /1978 3. Nam, nữ: Nữ 4. Địa chỉ: Ấp 2 , Vĩnh Tân , Vĩnh Cửu, Đồng Nai. 5. Điện thoại: 0613962740 (CQ)/ (NR); ĐTDĐ: 6. Fax: E-mail: Lethibichhavt@gmail.com 7. Chức vụ: Giáo viên 8. Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Sông Mây – Vĩnh Cửu- Đồng Nai II. TRÌNH ĐỘ ĐÀO TẠO - Học vị (hoặc trình độ chuyên môn, nghiệp vụ) cao nhất: Đại học Sư phạm - Năm nhận bằng: 2008 - Chuyên ngành đào tạo: Tiểu học III. KINH NGHIỆM KHOA HỌC - Lĩnh vực chuyên môn có kinh nghiệm: Giảng dạy lớp 4,5 Số năm có kinh nghiệm: 13 - Các sáng kiến kinh nghiệm đã có trong 5 năm gần đây: Kinh nghiệm giúp đỡ HS học yếu Toán lớp 4
  3. SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM ĐỀ TÀI: Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn Toán ở lớp 4 I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI: HS bị lưu ban, HS bỏ học chính là “ đội quân trù bị’’ của các tệ nạn xã hội. Chống ma túy, chống các tệ nạn xã hội, đó chỉ là giải quyết “phần ngọn’’, còn chống HS bỏ học mới là giải quyết “phần gốc rễ’’ . Một trong những nguyên nhân chủ yếu khiến HS bỏ học là do các em chán học, lười học dẫn đến học yếu. Ở cấp Tiểu học, học sinh yếu thường khó khăn về môn Toán hơn các môn khác. Môn Toán chiếm một thời lượng rất lớn (4 - 5 tiết/ tuần) mà lớp 4 - 5 là giai đoạn học tập sâu. Nếu ở lớp 1, 2, 3 học sinh chủ yếu chỉ nhận biết các khái niệm ban đầu, đơn giản qua các ví dụ cụ thể với sự hỗ trợ của các vật thực, mô hình, tranh ảnh,… do đó chủ yếu chỉ nhận biết “cái toàn thể”, “cái riêng lẻ”, chưa làm rõ các mối quan hệ, các tính chất của sự vật, hiện tượng. Đến lớp 4 - 5, các em vẫn học tập các kiến thức kĩ năng cơ bản đã học ở lớp 1, 2, 3 nhưng ở mức sâu hơn, khái quát hơn, tường minh hơn. Tính trừu tượng, khái quát của nội dung môn Toán được nâng lên một bậc so với các lớp 1, 2, 3, học sinh nhận biết và vận dụng một số tính chất của số, phép tính, hình hình học ở dạng khái quát hơn. Tuy nhiên không phải mọi học sinh đều học tập dễ dàng như nhau. Một số em mặc dù đã cố gắng rất nhiều vẫn không đạt được chuẩn kiến thức, kĩ năng yêu cầu. Làm thế nào để giúp những học sinh này vượt qua khó khăn, theo kịp các bạn trong lớp ? Đã nhiều năm là giáo viên chủ nhiệm lớp 4 nên tôi xin trình bày một số biện pháp về vấn đề này qua đề tài: Kinh nghiệm giúp đỡ học sinh học yếu môn Toán lớp 4. II. NỘI DUNG: 1. Cơ sở lí luận:
  4. - Một học sinh bình thường về mặt tâm lý không có bệnh tật đều có khả năng tiếp thu môn Toán theo Chuẩn kiến thức kĩ năng của Chương trình toán tiểu học. - Những học sinh từ trung bình trở xuống: Các em có thể học đạt yêu cầu của chương trình nếu được giáo viên hướng dẫn một cách thích hợp. - Tư duy của HS Tiểu học đang trong quá trình hình thành, phát triển và còn trong giai đoạn tư duy cụ thể, do đó việc nhận biết các kiến thức Toán học trừu tượng là vấn đề rất khó đối với các em. - Trong dạy học, nếu chúng ta không nắm được khả năng nhận thức của HS cũng như đặc điểm quá trình nhận thức của các em thì sẽ không đạt hiệu quả, giống như nền văn minh đang đứng trước bức tường ngăn. Hơn thế nữa, mỗi em học sinh có một hoàn cảnh sống khác nhau, khả năng nhận thức ở mỗi em khác nhau. Do vậy, người GV tiểu học phải hiểu trẻ với đầy đủ ý nghĩa của nó mới có thể tiến hành dạy học Toán thành công. 2. Thực trạng: a). Đặc điểm của HS yếu, kém về môn Toán và nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém: * Đặc điểm: Qua thực tế nhiều năm giảng dạy, tôi nhận thấy hầu hết các học sinh yếu Toán đều có đặc điểm chung là: - Kiến thức ở các lớp dưới bị hổng. - Không có phương pháp học tập tốt. - Năng lực tư duy yếu. - Thiếu tự tin, ngại cố gắng, rụt rè, có thái độ thờ ơ đối với học tập ( không có động cơ học tập). * Nguyên nhân: Với những đặc điểm nêu trên, chúng ta thấy HS yếu kém Toán cần được quan tâm một cách đặc biệt. Thế nhưng, hiện nay một số GV chưa có biện pháp phù hợp kèm cặp đối tượng này, trong đó có một số nguyên nhân chính như sau:
  5. - GV chưa theo dõi sát sao, kịp thời các biểu hiện sa sút của HS nên nhiều HS đã kém lại càng thêm kém, lỗ hổng kiến thức ngày càng lớn . - GV chỉ chú trọng đến HS đại trà, trong giảng dạy chưa nắm vững yêu cầu kiến thức kĩ năng của từng bài dạy dẫn đến dạy dàn trải, không xoáy sâu trọng tâm. Trong lúc HS chưa nắm vững kiến thức cơ bản thì GV lại tham lam nâng cao, mở rộng kiến thức một cách tùy tiện, tốc độ giảng dạy bài mới và luyện tập còn nhanh khiến cho HS yếu không theo kịp. Trong khi đó, việc thực hiện lập kế hoạch bộ môn và điều chỉnh dạy học cho phù hợp với tình hình thực tế lớp học là rất quan trọng và rất cần thiết nhưng một số giáo viên lại cho là phiền phức mất thời gian nên chỉ thực hiện hình thức, đối phó dẫn đến chất lượng học tập của học sinh yếu ngày càng yếu hơn. - Một số GV chưa có tâm huyết với nghề, trong giảng dạy chưa nhiệt tình, chưa có tinh thần trách nhiệm cao trong công tác, thiếu đầu tư trong công tác phụ đạo HS. - Trong thực tế, thời lượng một tiết học là 35-40 phút, nếu GV không chuẩn bị kĩ bài dạy và HS không xem trước nội dung bài thì tiết dạy chắc chắn tiết dạy đó không hiệu quả. - GV chưa hiểu hết hoàn cảnh của từng em do chưa có sự phối hợp tốt giữa GV chủ nhiệm và PHHS. b. Các dạng HS yếu Toán: Mỗi học sinh yếu môn Toán đều có nguyên nhân riêng rất đa dạng. Có thể chia ra một số đối tượng thường gặp là: - Đối tượng 1: Do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán yếu. - Đối tượng 2: Do chưa nắm được phương pháp học môn Toán, năng lực tư duy bị hạn chế (loại trừ những học sinh bị bệnh lý bẩm sinh). Nhiều học sinh thể lực vẫn phát triển bình thường nhưng năng lực tư duy toán học kém phát triển - Đối tượng 3: Do lười học, phương pháp học tập chưa tốt
  6. - Đối tượng 4: Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác động - học sinh có hoàn cảnh đặc biệt (gia đình xảy ra sự cố đột ngột, hoàn cảnh éo le, trẻ khuyết tật, điều kiện sức khỏe chưa tốt…..). Xác định rõ một trong những nguyên nhân trên đối với mỗi học sinh yếu là điều quan trọng. Giáo viên cần có biện pháp để xoá bỏ dần các nguyên nhân đó, nhen nhóm lại lòng tự tin và niềm hứng thú của học sinh với việc học môn Toán. Bằng kinh nghiệm bản thân trong quá trình giúp đỡ HS yếu Toán, tôi xin được trao đổi và chia sẻ cùng đồng nghiệp một số biện pháp sau: 3. Biện pháp thực hiện: a) Biện pháp chung: Mỗi đối tượng HS yếu môn Toán cần có những biện pháp cụ thể khác nhau, nhưng muốn thực hiện công tác giúp đỡ HS yếu một cách có hiệu quả thì dù là đối tượng nào GV cũng cần phải thực hiện tốt các biện pháp chung, cụ thể như sau : 1. Theo dõi thường xuyên, cụ thể kết quả học tập của HS trong lớp ( kết quả kiểm tra hằng ngày, các bài kiểm tra định kì..) để phát hiện sớm các HS khó khăn trong học tập, đi sâu, phân tích nguyên nhân dẫn đến tình trạng yếu kém của từng em. 2. Qua kết quả khảo sát môn Toán đầu năm, GV lập danh sách HS yếu Toán theo các nguyên nhân chủ yếu nêu trên. 3. Lập kế hoạch, nội dung, chương trình phụ đạo học sinh trung bình, yếu: 2-3 buổi/tuần, lồng ghép chương trình phụ đạo vào một số tiết sinh hoạt tập thể hoặc các buổi hoạt động ngoài giờ lên lớp (Tổ chức trò chơi Toán học, kết hợp với trò chơi dân gian, Ngày Hội Toán học, Hội vui học tập Toán,…) nhằm giúp học sinh có hứng thú trong học tập. Căn cứ vào kết quả kiểm tra khảo sát chất lượng đầu năm, giáo viên xây dựng kế hoạch phụ đạo học sinh sao cho thật sát các đối tượng, cụ thể qua từng tháng và có điều chỉnh bổ sung các nội dung tùy theo tình hình học tập của học sinh và sau mỗi lần kiểm tra định kì. Ví dụ : Kế hoạch phụ đạo học sinh
  7. Ghi chú Thời Nội dung phụ đạo ( * Điều chỉnh bổ sung gian ND) - Ôn tập bảng nhân chia - Luyện tập thực hành 4 phép tính với 4- 5 chữ số Tháng 9 - Đọc viết, so sánh số tự nhiên - Rèn kĩ năng phân tích cấu tạo số, hàng , lớp - Thực hành 4 phép tính cộng , trừ ,nhân , chia với các số có 6 chữ số - Luyện tập cách đổi đơn vị đo thời gian, Tháng 10 khối lượng - Giải toán trung bình cộng, Tổng – Hiệu - Tính giá trị của biểu thức chứa chữ - Thực hành 4 phép tính cộng , trừ, nhân , Luyện giải toán Tổng – chia, tính giá trị biểu thức, tìm thành phần Hiệu Tháng 11 chưa biết của phép tính. - Đổi đơn vị đo diện tích - Luyện tập về nhận biết dấu hiệu chia hết Luyện kĩ năng thực hiện cho 2,3,5,9 phép chia với số có 2-3 Tháng 12 - Thực hành 4 phép tính cộng , trừ ,nhân , chữ số chia số tự nhiên - Ôn tập các dạng toán đã học - Luyện cách tính diện tích hình vuông, hình chữ nhật, hình bình hành - Luyện tập nắm các kiến thức cơ bản về Tháng 1 phân số( Quy đồng, rút gọn…) - So sánh phân số - Ôn tập cộng, trừ, nhân ,chia số tự nhiên - Luyện tập cộng trừ , nhân , chia phân số, Tháng 2,3 tìm thành phần chưa biết trong phép tính với các phân số - Giải toán Tìm phân số của một số - Giải toán Tổng – tỉ, Hiệu – tỉ Luyện kĩ năng thực hiện - Giải các bài toán về ứng dụng tỉ lệ bản cộng, trừ, nhân, chia phân Tháng 4 đồ số - Ôn tập chuyển đổi, thực hiện phép tính với số đo khối lượng, thời gian, diện tích Tháng 5 - Ôn tập, luyện các kĩ năng quy đồng, rút
  8. gọn, so sánh, thực hiện 4 phép tính phân số. - Ôn tập các dạng toán điển hình đã học GV dựa vào kế hoạch đã lập để xác định trọng tâm phụ đạo trong từng tháng. Nội dung phụ đạo có thể bổ sung , điều chỉnh tùy theo tình hình học tập, mức độ nhận biết của HS. Cuối mỗi tháng và sau mỗi giai đoạn học tập, GV phải đánh giá đúng chất lượng học tập của các em. Từ đó, phân tích, nhận định được những nội dung kiến thức nào HS còn thiếu sót để tiếp tục ôn tập rèn luyện bổ sung trong thời gian tới. Trong các buổi dạy phụ đạo, nội dung chủ yếu là kiểm tra mức độ lĩnh hội kiến thức đã giảng dạy trên lớp đồng thời ôn tập củng cố để HS nắm chắc kiến thức hơn . 4. Lập kế hoạch dạy học Toán phù hợp tình hình thực tế, đảm bảo được Chuẩn kiến thức kĩ năng cần thiết nhưng không gây nặng nề quá tải cho HS trung bình yếu. Thường xuyên điều chỉnh để kế hoạch mang tính khả thi, phù hợp với từng đối tượng học sinh. 5. Vận dụng các phương pháp dạy học khéo léo, tạo cho HS sự hứng thú trong học tập bằng các trò chơi học tập Toán, các câu đố vui Toán học, các mẫu truyện kể Toán học. - Các trò chơi học tập Toán giúp HS có sự hứng thú trong học tập , góp phần làm cho tiết học trở nên sinh động, kích thích trí tưởng tượng, trí nhớ của HS . Nó đòi hỏi HS phải suy nghĩ nhiều nhưng sẽ mang lại cho các em niềm vui trong hoạt động trí óc. Tùy theo yêu cầu , nội dung từng tiết học mà GV chọn thời điểm thích hợp để tổ chức trò chơi học tập . Nên phối hợp hoạt động cá nhân, của nhóm của cả lớp khi tổ chức trò chơi. Cần lựa chọn các trò chơi phù hợp mang tính vừa sức để HS yếu có thể được tham gia cuộc chơi. Ví dụ 1 : Khi hướng dẫn HS ôn tập, củng cố và rèn luyện kĩ năng tìm phân số bằng nhau ,GV có thể tổ chức trò chơi “Tìm bạn”. Mục tiêu:
  9. - HS tìm được các phân số bằng phân số đã cho - Rèn luyện sự nhanh nhạy, thân mật với bạn Chuẩn bị: 1 1 2 3 4 - Một số thẻ màu xanh ghi các phân số: ; ; , , ,… 2 3 3 4 5 2 2 3 - Một số thẻ màu đỏ ghi các phân số bằng các phân số đã cho trên: , , , 4 6 6 7 ,…. 14 Cách chơi: GV chia lớp thành các nhóm nhỏ, mỗi lượt chơi có 4 nhóm tham gia, số HS trong mỗi nhóm đều như nhau. Nhóm 1 và nhóm 3 được GV phát cho mỗi em 1 thẻ màu xanh Nhóm 2 và nhóm 4 được GV phát cho mỗi em 1 thẻ màu đỏ, thẻ đỏ của nhóm 2 và nhóm 4 là những phân số bằng phân số đã cho của các nhóm 1 và nhóm 3. Một em ở nhóm 1 giơ thẻ xanh. Em nào của nhóm 2 có phân số phù hợp sẽ chạy đến bên em đó. Tương tự như vậy đối với nhóm 4 và 3 . Hai nhóm nào trong số 4 nhóm (nhóm 1 và nhóm 2 hoặc nhóm 3 và nhóm 4) tìm đến bạn cùng cặp nhanh hơn là 2 nhóm thắng cuộc. Ví dụ 2: Trò chơi cá mẹ tìm cá con: Mục tiêu: Rèn luyện học sinh kỹ năng tính nhanh, đúng Chuẩn bị: - 6 con cá mẹ làm bằng giấy bìa cứng có ghi phép tính. - 6 con cá con làm bằng giấy bìa cứng có ghi kết quả tính. Cách chơi: GV cho 12 HS tham gia chơi, 6 em cầm 6 con cá mẹ, 6 em cầm 6 con cá con. Yêu cầu HS cầm cá mẹ tìm đúng cá con của mình (sao cho phép tình trên mình cá mẹ tương ứng với kết quả tính trên mình cá con).
  10. Một số hình ảnh tổ chức trò chơi Toán học Ví dụ 3: Khi dạy phụ đạo nội dung hình học, GV có thể củng cố vững chắc kiến thức cho các em bằng câu đố toán học, biến những công thức tính khô khan mà các em ngại học , ngại nhớ thành những câu đố thú vị như: Diện tích chữ nhật là gì?
  11. Lấy dài ……. tức thì có ngay Chu vi chữ nhật dễ thay Lấy …… nhân 2 là thành Thế còn diện tích hình vuông ? Lấy cạnh….. tức thì hiện ra - Các câu đố vui Toán học sẽ tạo không khí lớp thư giãn thoải mái, rèn luyện năng lực tư duy . GV có thể sử dụng vào các hoạt động khác nhau như : Khởi động tiết học ( giúp HS tập trung suy nghĩ, trật tự lại trước khi bước vào tiết học mới); hoạt động Luyện tập kĩ năng, củng cố kiến thức của tiết học ( HS đã bắt đầu mệt mỏi, đố vui Toán học là một hình thức giải lao tích cực, vừa là cách hấp dẫn để củng cố kiến thức.) - Kể chuyện Toán học một mặt làm thay đổi không khí lớp học, góp phần giáo dục HS ý thức sáng tạo trong lao động, tinh thần yêu nước, tính nhân đạo …. có tác dụng hỗ trợ dạy học Toán thông qua việc đưa HS vào những tình huống có vấn đề. 6. Phối kết hợp chặt chẽ với PHHS ( thông qua phiếu liên lạc, điện thoại, đảm bảo thông tin hai chiều) 7. Xây dựng môi trường học tập thân thiện. HS cần được học trong một môi trường có tài liệu và tranh ảnh, truyện kể gắn liền với những kinh nghiệm thú liên quan đến Toán học Ví dụ: Lớp học có các sản phẩm học tập ( bài kiểm tra Toán…), sưu tầm những mẫu truyện vui Toán học, tranh ảnh mẫu vật có liên quan ( các hình hoặc đồ vật có dạng hình chữ nhật, hình thoi …) 8. Tập trung rèn luyện kĩ năng và ôn tập kiến thức cho HS (đây là biện pháp quan trọng nhất): Việc thứ nhất: Đa số HS lớp 4 kĩ năng thực hiện nhân chia rất kém nên cần kiểm tra kĩ bảng nhân, chia để lấp lổ hổng kiến thức cho HS: Tổ chức thi đọc thuộc bảng cửu chương, hỏi đố đơn giản về phép nhân, chia …..
  12. * Cách thực hiện: - Giao việc cụ thể : Mỗi tuần học thuộc 2 bảng nhân, chia - Kiểm tra bảng nhân chia ( 5 phút – giờ truy bài hằng ngày) - Tổ chức thi đua: Đọc bảng nhân, chia cuối mỗi tuần (sau giờ sinh hoạt lớp). - Động viên khích lệ sự cố gắng của các em. - Nâng dần mức độ kiểm tra: Hỏi đố bất cứ một phép nhân chia trong bảng hoặc có thể tổ chức trò chơi “ Gieo xúc xắc và làm tính” Mỗi HS gieo 2 quân xúc xắc, chẳng hạn được 3 và 5, HS phải tính nhẩm và nêu : 3 x 5 = 15 Việc thứ hai: Cùng với việc lấp lỗ hổng kiến thức cho HS yếu, kém Toán, cần chú ý và tìm ra những phương pháp giảng dạy thích hợp, tập trung vào các yêu cầu chính, giúp các em làm thành thạo 4 phép tính cộng trừ, nhân, chia với mức độ vừa sức để các em nâng dần trình độ, không nôn nóng, khắc phục tính ngại khó ở HS. Việc thứ ba: Sau khi HS đã thực hiện thành thạo 4 phép tính, GV cần chú ý đến việc giải toán có lời văn (đa số các HS yếu Toán thường gặp rất nhiều khó khăn trong việc giải toán có lời văn). GV nên chọn cách dạy phù hợp để HS dễ hiểu, nắm chắc nhớ kĩ từng dạng Toán và phát triển các bài tập theo mức độ tăng dần độ khó, thay đổi các dữ kiện trong cùng một bài toán, luôn có sự so sánh, đối chiếu giữa các bài, các dạng để HS nắm chắc kiến thức. Ví dụ: GV cho HS thực hành 4 bài tập sau theo thứ tự nâng dần mức độ khó trong một tiết dạy phụ đạo nội dung hình học ( diện tích hình chữ nhật): Bài 1: Tính diện tích hình chữ nhật. Biết chiều dài 50 m, chiều rộng 10 m Bài 2: Tính diện tích hình chữ nhật. Biết chiều dài 50 m, chiều rộng 100 cm. Bài 3: Tính diện tích hình chữ nhật. Biết chiều rộng 10m, chiều dài gấp 5 lần chiều rộng. Bài 4: Một hình chữ nhật có diện tích 500 m2 . Biết chiều dài 20m. Tính chiều rộng hình chữ nhật.
  13. Sau đó cho HS so sánh cách thực hiện, đối chiếu các dữ kiện trong 4 bài toán. GV cùng HS phân tích cách giải quyết từng bài, khắc sâu quy tắc vận dụng. Việc thứ tư: Tổ chức cho HS khá, giỏi thường xuyên giúp đỡ các bạn yếu kém về cách học tập, phương pháp vận dụng kiến thức, giúp các em có phương pháp học tập tốt. * Cách thực hiện: - Tổ chức cho HS nhà gần nhau thành một nhóm học tập. Chọn nhóm trưởng có tinh thần trách nhiệm, tính trung thực cao. HS trong nhóm có nhiệm vụ hỗ trợ, giúp đỡ lẫn nhau về phương pháp học tập, cách vận dụng kiến thức không chỉ ở lớp mà còn ở nhà. Nhóm trưởng kiểm tra bài học, bài làm của các bạn, báo cáo với GV vào đầu buổi học. Tổ chức biểu dương nhóm có nhiều HS tiến bộ vào cuối mỗi tuần, mỗi tháng. Một buổi họp nhóm
  14. - Thành lập đôi bạn cùng tiến, giúp đỡ nhau trong học tập, GV tổ chức, hướng dẫn HS khá giỏi theo dõi, giúp đỡ các bạn yếu, kém trong việc chuẩn bị bài học, bài làm (nhất là những HS có hoàn cảnh khó khăn như: khuyết tật, sức khỏe yếu, mồ côi…) Việc thứ năm : Kiên trì uốn nắn để sửa những thói quen xấu của các em như: Chưa đọc kĩ đề bài trước khi làm bài tập, tính toán cẩu thả, không làm nháp hoặc viết lộn xộn, trình bày bài giải tùy tiện, không thử lại bài toán…. Việc thứ sáu: Khi hướng dẫn học tập ở nhà, GV cân nhắc, giao việc phù hợp từng đối tượng HS: bài tập nào dành cho HS khá giỏi, bài tập nào dành cho HS yếu. Đối với bài tập về nhà của HS yếu kém, GV yêu cầu PHHS kí vào phía dưới để có sự giám sát hay đốc thúc kịp thời của gia đình. Đó cũng chính là một biện pháp để GV đòi hỏi PHHS quan tâm đến con em của mình nhiều hơn. Đến lớp, GV kiểm tra cụ thể các sai lầm mắc phải của HS để phân tích và sữa chữa; khuyến khích động viên đúng lúc khi các em tiến bộ (dù khiêm tốn); bảo ban, nhắc nhở , khuyên răn ân cần đối với HS có thái độ lơ là, vô trách nhiệm đối với nhiệm vụ học tập. GV cũng cần chú ý tránh những lời lẽ nặng nề , nêu khuyết điểm HS trước lớp. Điều đó không chỉ gây tổn thương các em mà còn gây phản tác dụng, làm cho các em mặc cảm , tự ti, chán nản, sợ học Toán. GV nên tổ chức làm việc “cá thể hóa’’ đối với từng biểu hiện của từng em, trao đổi riêng với PHHS trong việc phối hợp giáo dục, nâng cao chất lượng học tập của HS. Điều quan trọng hơn nữa là phía sau những lời nhắc nhở, khuyên răn ấy là sự động viên, khích lệ, giúp HS tin vào khả năng của bản thân để phấn đấu , rèn luyện. Khuyến khích được thực hiện bằng nhiều cách : bằng lời nói kết hợp hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ ( những biểu hiện trên gương mặt, ánh mắt, cử chỉ , điệu bộ của GV). Một cái vỗ nhẹ vào vai và kèm theo câu nhận xét “ Nam, em rất cố gắng , em đã làm đúng. ” có thể là một lời động viên rất lớn đối với trẻ. GV nên cố gắng tìm ra những điểm tốt và khen ngợi trẻ rồi nhẹ nhàng giúp các em sửa lỗi. Điều quan trọng là GV cần cho HS thấy rằng mắc lỗi là một phần thiết yếu của quá trình học tập. GV nên giúp các
  15. em học hỏi từ chính những lỗi sai đó .Sự khéo léo trong cách phân tích lỗi sai mà không làm HS cảm thấy bị tổn thương là nghệ thuật của GV. Ví dụ: Một HS B thực hiện sai phép chia. Đầu tiên, GV nên cho HS tự nhận xét bài làm của mình ( trong một số trường hợp HS làm bài chưa cẩn thận, các em sẽ thấy được lỗi sai của mình). Nếu HS đó không tự phát hiện được, GV và HS cả lớp sẽ giúp bạn ( VD: Sai ở lượt chia thứ 2). Từ đó, GV yêu cầu em B tự phân tích lỗi sai ( ước thương thương chưa đúng, trừ sai,….) và yêu cầu em thực hiện lại phép tính và kèm theo một lời nhắc nhở nhẹ nhàng : Em cần chú ý khi thực hiện phép tính. Nếu cẩn thận em sẽ làm tốt hơn rất nhiều. Cô tin khả năng em sẽ làm được. Bằng cách đó, GV không chỉ rèn luyện cho các em kĩ năng tự phân tích vấn đề, tự phát hiện mà còn giúp HS các nhớ rất lâu, hiểu rất kĩ vấn đề vừa phân tích, rèn luyện được kĩ năng thực hiện phép tính, dạy sát đối tượng, không chạm đến lòng tự ái của các em mà còn có sự động viên , khích lệ kịp thời. b. Biện pháp riêng cho từng đối tượng học sinh: Từ biện pháp chung trên, tôi đã chọn lọc biện pháp riêng cho từng đối tượng như sau: Với đối tượng 1: Do quên kiến thức cơ bản, kỹ năng tính toán yếu Vì kiến thức ở lớp dưới của các em bị hổng, không thể nào bù đắp ngay được trong một thời gian ngắn. Tôi đặt quyết tâm trong suốt cả năm học, đặc biệt là học kì I để giúp nhóm học sinh thuộc đối tượng 1 này lấp dần các lỗ hổng kiến thức theo nguyên tắc “hổng chỗ nào, lấp đúng chỗ ấy”. Muốn làm được điều đó, GV phải phát hiện đúng điểm yếu của HS thông qua quá trình phân tích bài làm của các em. Đối với những học sinh này cần phải có thêm thời gian học ngoài giờ dưới sự hướng dẫn tỉ mỉ những kiến thức cơ bản, trọng tâm đã học theo một hệ thống riêng và yếu tố dẫn đến thành công là “nắm chắc, luyện kĩ”. Ví dụ: Các em hổng về kiến thức tính diện tích hình chữ nhật, GV phải hệ thống lại quy tắc, công thức vận dụng. Sau đó cho các em thực hành tính toán với
  16. những con số thật đơn giản rồi nâng dần yêu cầu tùy theo tình hình, mức độ lĩnh hội kiến thức của các em. Trong các buổi học phụ đạo, GV phải soạn cho các em những bài tập riêng theo từng lỗ hổng kiến thức của từng em, kiểm tra, rà soát và củng cố các kiến thức, chấm bài tay đôi trong tiết luyện tập, thường xuyên khích lệ động viên mỗi khi các em được điểm cao hơn. Nhắc lại kiến thức cũ là biện pháp cần thiết đối với các em thuộc đối tượng này. Với đối tượng này GV cũng cần lưu ý trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho các em, GV cần phải có sự linh hoạt trong việc tổ chức các hình thức học tập sao cho thật nhẹ nhàng, thoải mái cho HS, giúp HS vừa học, vừa chơi. Các trò chơi toán học như đã nêu trên là những hình thức không thể nào thiếu trong việc tổ chức các hoạt động học tập cho các em, từ đó giúp các em thấy học Toán không quá khó, không quá nặng nề, dần dần yêu thích học Toán hơn và học tập có hiệu quả hơn Với đối tượng 2: Do chưa nắm được phương pháp học môn Toán, năng lực tư duy bị hạn chế Do năng lực tư duy yếu nên các em luôn cảm thấy mất tự tin, không tin vào khả năng của bản thân. Chính vì vậy, vấn đề cơ bản là giúp các em lấy lại lòng tự tin, phát huy được những tố chất cơ bản đang tiềm ẩn của mỗi em trong việc học tập môn Toán. Phương pháp trực quan, hệ thống các bài tập từ dễ đến khó, tìm các cách giải khác nhau cùng với các câu hỏi vừa sức, các bài toán vui, các bài toán gắn với thực tế chính là chìa khoá để giải quyết vấn đề. Các ví dụ từ thực tế không những giúp HS dễ hiểu mà qua đó GV còn có thể tích hợp giáo dục kĩ năng sống cho các em. Nhờ vậy, chúng ta có thể giúp HS hiểu được mục đích, ý nghĩa của việc học Toán; các kiến thức Toán học không còn khô khan, xa lạ mà chính là những bài học thật gần gũi từ trong thực tế đời sống của các em. Học sinh xác định được động cơ học tập đúng đắn nhờ vào việc vận dụng các công thức toán vào thực tiễn hàng ngày.
  17. Ví dụ 1: Điều tra HS trong lớp theo nhóm sở thích thể thao, văn nghệ. Sau đó yêu cầu HS tính tỉ số giữa số bạn thích văn nghệ và HS cả lớp, tỉ số giữa số bạn thích thể thao và số bạn thích văn nghệ hoặc liên hệ tỉ số các trận bóng đá mà các em đã xem để phân tích về cách tìm tỉ số . Ví dụ 2: Cho HS thực hành đo chiều dài, chiều rộng của mặt bàn (bàn các em ngồi học trong lớp). Sau đó, GV yêu cầu HS tính diện tích mặt bàn. Với đối tượng 3: Do lười học, phương pháp học tập chưa tốt Những học sinh này trong lớp thường không chú ý nghe giảng, mỗi khi làm bài kiểm tra tại lớp thường cẩu thả, không có ý thức kiểm tra lại bài làm. Cô giáo nhắc nhở thì xem lại qua loa cho xong chuyện. Bài tập và bài học ở nhà không chuẩn bị chu đáo trước khi đến lớp. Tóm lại, đối với diện học sinh này cần có sự kết hợp chặt chẽ với phụ huynh nhằm quản lí việc học ở nhà. Cụ thể: - GV cần tạo cho HS tâm thế học tập tốt, các em được thoải mái trong học tập, dần dần các em có sự hứng thú và học tập tích cực, hiệu quả hơn. - GV phải hình thành cho các em phương pháp tự học dưới sự giám sát của cha mẹ HS. Muốn làm được điều đó, GV phải định hướng cho HS nội dung cần ôn tập, rèn luyện ở nhà . - Trong các tiết dạy, GV cần chú ý làm tốt hoạt động nối tiếp cuối mỗi bài học, yêu cầu HS chuẩn bị kĩ những nội dung cần thiết cho bài học ở tiết sau, đồng thời tự kiểm tra lại vốn kiến thức đã lĩnh hội ở lớp, biết chia sẻ cùng cha mẹ, thầy cô, bạn bè những vấn đề mà bản thân các em gặp khó khăn trong quá trình học tập. Điều đó không những giúp các em có phương pháp học tập tốt mà còn xây dựng được mối quan hệ thân thiện giữa GV – HS, HS – HS, nhà trường và gia đình. - Ở lớp, GV phối hợp với cán sự lớp kiểm tra nhắc nhở thường xuyên (chấm bài, kiểm tra bài học hàng ngày) để từng bước đưa các em vào nền nếp học tập. Với đối tượng 4: Do thiếu điều kiện học tập hoặc do điều kiện khách quan tác động - học sinh có hoàn cảnh đặc biệt
  18. Các em này thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm. Vì vậy, GV phải là chỗ dựa vững chắc về mặt tinh thần cho các em bằng các việc làm cụ thể: - Dành thời gian quan tâm về sức khỏe, chuyện trò với các em nhiều hơn để hiểu được tình cảm, mong muốn của HS. - Huy động sự giúp đỡ của cả lớp, nhà trường, các tổ chức xã hội. - Tạo mọi điều kiện để các em hòa nhập vào tập thể để tránh mặc cảm, tự ti. - Bố trí thời gian kèm cặp, lấp dần lỗ hổng kiến thức, hình thành dần phương pháp học toán cho các em. Luôn khích lệ động viên để các em tự tin vào bản thân mình để từ đó vươn lên trong học tập. Với các em này, giáo viên phải hết lòng thương yêu, giúp đỡ. Ví dụ điển hình trong công tác giúp đỡ HS yếu: Trong năm học 2009- 2010, lớp tôi chủ nhiệm có trường hợp học kém Toán (em Kim Anh) do hổng kiến thức từ lớp dưới, hoàn cảnh gia đình khó khăn, thiếu hẳn sự chăm sóc của gia đình ( mẹ bị liệt, ở với bố dượng, gia đình nghèo). Bài tập ở nhà em làm qua loa, chiếu lệ, trong giờ học không tập trung, hay nói chuyện và làm việc riêng. Bố em mải lo chạy gạo từng bữa nên không quan tâm đôn đốc, kiểm tra thường xuyên. Xu hướng học kiểu “tài tử” biểu hiện rõ. Mỗi lần làm bài kiểm tra tại lớp, Kim Anh làm xong trước tiên, đem nộp bài rồi ngồi chơi. Em học yếu môn toán thuộc vào loại đối tượng 1, 3 và 4 như tôi đã đã nêu ở trên (học yếu do kiến thức cũ bị hổng và do thiếu điều kiện học tập, lười học). “Căn bệnh suy thoái toàn diện này” không thể chữa chạy trong một thời gian ngắn. Tôi quyết tâm giúp đỡ suốt học kì I để em có thể theo kịp các bạn trong lớp. Mỗi ngày lên lớp tôi kèm em vào giờ ra chơi, cùng học với em, rà lại những kiến thức cơ bản nhất từ các lớp dưới. Tôi soạn cho em những bài tập riêng, cùng chấm bài tay đôi với em, có kế hoạch cụ thể với bố em trong việc kèm cặp con. Ngoài việc dần dần hình thành phương pháp học toán cho em; ở lớp, tôi thường xuyên khích lệ em, tổ chức các bạn cùng động viên và giúp đỡ. Vì thế, em đã tiến bộ hơn rất nhiều. Sự tiến bộ của em tiếp thêm niềm tin cho tôi trong công tác phụ đạo. Cảm thông được nỗi vất vả , thiệt thòi của em khi thiếu
  19. sự chăm sóc của mẹ, tôi đề nghị nhà trường hỗ trợ, giúp đỡ em thông qua các hoạt động từ thiện, huy động sự giúp đỡ của cả lớp, thường xuyên gần gũi, tâm sự giúp em thoát khỏi mặc cảm tự ti để cố gắng vươn lên. Càng ngày, em càng tiến bộ và cuối năm em đạt chuẩn kiến thức kĩ năng môn Toán lớp 4, đủ điều kiện lên lớp. 4. Kết quả: Trong quá trình giảng dạy, khi thực hiện các biện pháp nêu trên, tôi nhận thấy: * Chất lượng môn Toán tăng dần . * Học sinh đối tượng 1, 2, 4 tiến bộ rõ rệt. * Học sinh đối tượng 3 tiến bộ chậm vì không phải phụ huynh nào cũng đều quan tâm đến con. * Riêng những học sinh phát triển thể chất bình thường nhưng năng lực tư duy yếu thì giáo viên phải mất rất nhiều thời gian kèm cặp các em mới đạt được mức trung bình. Chất lượng học tập môn Toán của học sinh lớp tôi qua từng năm học có sự chuyển biến rõ hẳn, các em học yếu kém Toán ban đầu rất sợ học Toán nhưng dần dần lại yêu thích học Toán, học được môn Toán và có sự tiến bộ rõ nét hơn qua từng giai đoạn học tập. Cụ thể: Năm học 2008 - 2009 ( trước khi thực hiện các biện pháp) : Giỏi Khá Trung bình Yếu Đầu năm 7/35 10/35 15/35 3/35 (20%) (28.6%) (42.9%) (8.6%) Cuối kì 1 7/35 9/35 16/35 3/35 (20%) (25.7%) (45.7%) (8.6%) Cuối kì 2 8/35 10/35 14/35 3/35 (22.9%) (28.6%) (40%) (8.6%)
  20. Năm học 2009 – 2010 ( sau khi thực hiện các biện pháp) : Giỏi Khá Trung bình Yếu Đầu năm 7/33 12/33 7/33 7/33 (21.2%) (36.4%) (21.2%) (21.2%) Cuối kì 1 10/33 8/33 10/33 5/33 (30.3%) 24.2%) (30.3%) (15.2%) Cuối kì 2 16/33 10/33 7/33 0/33 (48.5%) (30.3%) (21.2%) Năm học 2010 - 2011 : Giỏi Khá Trung bình Yếu Đầu năm 8/34 12/34 10/34 4/34 (23,5%) (35.3%) (29.4%) (11.8%) Cuối kì 1 21/34 10/34 3/34 (61.8%) (29.4%) (8.8%) Bên cạnh đó, chất lượng học sinh khá giỏi lớp tôi cũng chuyển biến theo, ngoài kết quả chất lượng học tập trên lớp như trên, trong các phong trào hội thi cấp huyện, tỉnh như: Hội thi Giao lưu Olympic Toán cấp huyện đạt 2 giải Khuyến khích; Hội thi giải Toán qua mạng Internet đạt 4 HS cấp huyện, 4 HS cấp Tỉnh. Một kết quả khác nữa mà tôi rất lấy làm phấn khởi là những em học sinh của lớp tôi rất đoàn kết, biết yêu thương nhau, biết quan tâm, giúp đỡ chia sẻ những khó khăn của bạn, đặc biệt là những bạn thuộc đối tượng có hoàn cảnh đặc biệt, các bạn thiếu thốn cả vật chất lẫn tình cảm. Từ việc biết quan tâm, giúp đỡ bạn trong
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2