CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm:<br />
<br />
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH <br />
CHƯA HOÀN THÀNH MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 1”<br />
CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM<br />
Độc lập Tự do Hạnh phúc<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Sáng kiến kinh nghiệm:<br />
<br />
“MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH <br />
CHƯA HOÀN THÀNH MÔN TIẾNG VIỆT Ở LỚP 1”<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Họ và tên: Nguyễn Thị Thanh Hào<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Đơn vị công tác: Trường Tiểu học Phú Thủy<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH<br />
Ở MÔN TIẾNG VIỆT 1<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1. Phần mở đầu<br />
<br />
1.1. Lí do chọn đề tài<br />
<br />
Nâng cao chất lượng giáo dục là nhiệm vụ quan trọng hàng đầu của <br />
ngành giáo dục ở các trường phổ thông nói chung và trường tiểu học nói riêng. <br />
Việc đào tạo thế hệ trẻ trở thành những người năng động, sáng tạo, độc lập <br />
tiếp thu kiến thức là vấn đề mà nhiều giáo viên đang trăn trở và nhiều trường <br />
học đang quan tâm hiện nay. Vì vậy, người giáo viên đã không ngừng tìm tòi, <br />
học hỏi, nghiên cứu, vận dụng, phối hợp các phương pháp dạy học phù hợp để <br />
chất lượng học sinh hoàn thành, hoàn thành tốt đạt tỉ lệ cao. Bên cạnh đó, tỉ lệ <br />
học sinh chưa hoàn thành ở các lớp đang được giáo viên quan tâm và tìm các <br />
giải pháp để khắc phục tình trạng này nhằm đưa chất lượng giáo dục ngày một <br />
đi lên. Vì vậy, người giáo viên không chỉ biết dạy mà còn phải biết tìm tòi các <br />
phương pháp nhằm phát huy tính tích cực của học sinh, nâng cao tỉ lệ học sinh <br />
hoàn thành tốt và hạ thấp dần tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành.<br />
<br />
Là một giáo viên đang trực tiếp giảng dạy lớp 1, tôi thấy rằng việc giúp <br />
đỡ cho các học sinh chưa hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt là rất quan <br />
trọng, cần thiết. Với yêu cầu hiện nay đòi hỏi việc dạy và học chất lượng ngày <br />
càng cao thì ở lớp 1, phân môn Tiếng Việt đóng vai trò càng quan trọng. Bởi <br />
nếu các em không nắm được âm, vần dẫn đến không đọc, viết được thì ở các <br />
môn khác các em cũng khó tiếp thu được kiến thức, khó thực hành các kĩ <br />
năng…. Nhưng giúp đỡ các em như thế nào? Biện pháp ra sao thì đó cũng là một <br />
vấn đề đòi hỏi mỗi giáo viên không ngừng tìm hiểu. Chính vì lẽ đó, tôi đã chọn <br />
đề tài:"Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở môn Tiếng <br />
Việt 1".<br />
<br />
1.2. Điểm mới của đề tài<br />
<br />
Trong những năm qua, tôi thấy chất lượng môn Tiếng Việt ở lớp 1 còn <br />
hạn chế. Một số học sinh vẫn còn khó khăn trong việc tiếp thu kiến thức về <br />
Tiếng Việt. Số học sinh chưa hoàn thành đó chủ yếu là đọc chậm, viết chậm, <br />
tiếp thu chậm. Mà các em không nắm được âm, vần dẫn đến không đọc, viết <br />
được thì ở các môn khác các em cũng khó tiếp thu được kiến thức, khó thực <br />
hành các kĩ năng…. Chính vì vậy, học sinh chưa hoàn thành cần được giáo viên <br />
quan tâm. Đề tài "Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở <br />
môn Tiếng Việt 1" đã chú trọng tìm hiểu, khảo sát để phân loại học sinh chưa <br />
hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt 1, tìm hiểu nguyên nhân học sinh chưa <br />
hoàn thành trong phân môn Tiếng Việt 1, từ đó đưa ra số giải pháp giúp đỡ các <br />
em chưa hoàn thành trong môn Tiếng Việt 1 nhằm nâng cao chất lượng dạy và <br />
học. Đó chính là điểm mới của đề tài này.<br />
2. Phần nội dung<br />
2.1. Thực trạng dạy và học môn Tiếng Việt lớp 1<br />
Trong những năm gần đây, đa số phụ huynh đã quan tâm đến việc học <br />
tập của con cái thể hiện ở việc tham gia họp phụ huynh đầu năm đầy đủ, đóng <br />
góp những ý kiến trong việc trao đổi tình hình học sinh giữa giáo viên chủ <br />
nhiệm với phụ huynh.<br />
Cơ sở vật chất trường học ngày càng khang trang, hiện đại, sạch sẽ, môi <br />
trường học tập thân thiện. Nhà trường nói chung và giáo viên nói riêng luôn <br />
quan tâm đến học sinh, đặc biệt là học sinh chưa hoàn thành.<br />
Các em học sinh được trang bị đầy đủ sách vở, đồ dùng học tập và đã <br />
nhận thức được việc học rất quan trọng, có lợi cho bản thân.<br />
Tuy nhiên, trong quá trình giảng dạy, bản thân tôi nhận thấy rằng các em <br />
học sinh chưa hoàn thành là những học sinh cá biệt chưa chuyên tâm vào việc <br />
học, chưa chăm học, không hứng thú với môn học, không tập trung lâu dẫn đến <br />
tình trạng các em không nắm được kiến thức. <br />
Một số phụ huynh quan tâm đến việc học tập của con cái nhưng chưa <br />
nắm được cách học của con. Bên cạnh đó, cũng còn một số phụ huynh mải lo <br />
làm ăn, buôn bán, phó mặc con cái cho nhà trường, chưa quan tâm đến con cái, <br />
chưa tạo điều kiện tốt để con em học tập, vui chơi, chưa quản lý con em mình <br />
lúc ở nhà.<br />
Một phần nhỏ các em đi học muộn giờ, mang sách vở không đầy đủ, … <br />
dẫn đến các em không chú tâm vào việc học.<br />
Một phần nhỏ học sinh chưa hoàn thành do thụ động, nhút nhát trong giờ <br />
học, thiếu sự ham học, làm cho các em không phát huy hết được khả năng học <br />
tập của mình. Những điều này có ảnh hưởng rất lớn đến việc học của học <br />
sinh, đặc biệt là học sinh lớp 1, các em còn quá nhỏ chưa có ý thức tự giác trong <br />
việc học.<br />
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tính tò mò phát triển, các em thường ham <br />
thích cái mới, cái lạ. Dễ nhàm chán trong các hoạt động kéo dài, không thay đổi <br />
hình thức. Nếu chúng ta những người làm công tác giáo dục biết quan tâm tạo <br />
sự ham thích cho các em trong học tập, trong các hoạt động ở trường, lớp thì <br />
mới có động lực thúc đẩy việc học, nâng cao được khả năng tiếp thu, và thực <br />
hành các kĩ năng, kĩ xảo mà chúng ta cung cấp cho các em từ đó các em học tập <br />
có tiến bộ.<br />
Ở lứa tuổi học sinh tiểu học tâm sinh lý các em rất hiếu động, hay bắt <br />
chước, dễ thích nghi với môi trường sinh hoạt ở trường, lớp. Đây là điều kiện <br />
tốt để giáo viên tạo sự hứng thú cho các em. Nếu hàng ngày khi đến trường các <br />
em được thầy cô ân cần chỉ bảo. Trong học tập các em được hoạt động nhóm, <br />
chơi các trò chơi học tập thì các em sẽ ham học hơn từ đó các em sẽ học tập có <br />
tiến bộ hơn. <br />
Ở lứa tuổi lớp 1, là lớp đầu tiên của bậc Tiểu học. Để làm quen với <br />
chương trình Tiếng Việt 1, các em còn nhiều bỡ ngỡ với việc đọc, viết. Các em <br />
còn phải nắm được cách phát âm, cách phân tích vần, cách ghép vần, tìm tiếng <br />
mới dựa trên vần vừa học. Một trong những mục tiêu quan trọng mà môn Tiếng <br />
Việt ở Tiểu học cần hướng đến là hình thành và phát triển ở học sinh các kĩ <br />
năng hoạt động ngôn ngữ: nghe, nói, đọc, viết. Đó là những kĩ năng cơ bản, nền <br />
tảng giúp các em học tốt môn Tiếng Việt cũng như các môn học khác trong nhà <br />
trường phổ thông. Đọc thông, viết thạo là một trong những kĩ năng cơ bản của <br />
học sinh tiểu học nói chung và học sinh lớp 1 nói riêng. Việc học sinh đọc <br />
thông, viết thạo được là điều rất khó khăn với những học sinh chưa hoàn thành. <br />
Điều đó đòi hỏi người giáo viên phải có những biện pháp cụ thể phù hợp để <br />
giúp đỡ học sinh của mình.<br />
Kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt sau 9 tuần đầu năm học <br />
20182019 của lớp tôi giảng dạy như sau:<br />
HTT HT CHT<br />
TS Môn SL % SL % SL %<br />
<br />
32 Tiếng <br />
5 15,6 16 50,0 11 34,4<br />
Việt<br />
<br />
<br />
2.2. Một số biện pháp giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành môn Tiếng <br />
Việt lớp 1<br />
Để giảm tối đa tỉ lệ học sinh chưa hoàn thành và đạt được chất lượng <br />
trong việc giáo dục thì việc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành là việc làm cần <br />
thiết của mỗi giáo viên. Chính vì lẽ đó tôi đã thực hiện một số biện pháp sau:<br />
2.2.1. Giáo dục ý thức học tập cho học sinh<br />
Ngay từ đầu năm nhận lớp, ngoài việc tìm hiểu tình học tập của các em, <br />
tôi đã chú ý hiểu được từng đối tượng học sinh về tính tình, sở thích …và hoàn <br />
cảnh gia đình của mỗi em.<br />
Sau khi tìm hiểu kĩ tình hình của lớp tôi đã đề ra quy định về nề nếp học <br />
tập như sau:<br />
Đi học đều, không đi học muộn, không nghỉ học, nếu nghỉ học phải xin <br />
phép thầy, cô giáo.<br />
Tham gia phát biểu xây dựng bài.<br />
Học bài làm bài đầy đủ khi đến lớp.<br />
Chăm chú nghe giảng, tích cực tự giác trong học tập, trong thảo luận.<br />
Chuẩn bị đầy đủ sách, vở, đồ dùng học tập khi lên lớp.<br />
Đề ra một số nội quy trong học tập như: <br />
+ Lớp trưởng là người điều động các bạn sao cho thật nhanh ngay ngắn. <br />
Vào giờ truy bài mỗi ngày, yêu cầu các bạn lấy sách ra đọc bài, ôn lại những bài <br />
đã học trong tuần qua.<br />
+ Trong khi học các em phải đảm bảo trật tự, không phát biểu chung cả <br />
lớp. Còn trong khi chơi các em cũng phải tuân thủ luật chơi; không la lớn không <br />
đập bàn, phải biết trao đổi hợp tác với bạn để hoàn thành nhiệm vụ của cô giáo <br />
.<br />
+ Mỗi buổi sinh hoạt lớp cả lớp cùng nhận xét các bạn học tốt, nhóm <br />
học tốt để tuyên dương kịp thời, nhóm chưa tốt tiếp tục cố gắng trong tuần tới.<br />
Dần dần đưa các em vào nề nếp tự quản, tự học. Bên cạnh đó, tôi thường <br />
xuyên nhận xét bài trả bài đầy đủ để nắm được tình hình sức học của các em <br />
kịp thời uốn nắn, giúp các các em thấy được lỗi của mình từ đó có hướng khắc <br />
phục.<br />
Ngoài ra, tôi còn quy định các kí hiệu trong từng tiết học:<br />
+ Cách lấy đồ dùng học tập theo đúng kí hiệu.<br />
+ Cách giơ bảng, hạ bảng.<br />
+ Kí hiệu đọc trơn, phân tích.<br />
+ Trong khi giáo viên hướng dẫn viết hay đọc mẫu bài thì học sinh phải <br />
theo dõi vào bài học.<br />
Rèn cho học sinh thói quen đọc bài nối tiếp để giúp học sinh chú ý trong <br />
giờ học.<br />
Giáo viên nhận xét chung cả lớp, tuyên dương những học sinh ngoan và <br />
tặng phần thưởng cho các em. Nhắc nhở những em chưa tiến bộ cần biết học <br />
tập các bạn ngoan. <br />
Để làm tốt được những việc trên không thể ngày một ngày hai, do vậy <br />
người giáo viên thật sự phải có các tâm, có lòng yêu trẻ, yêu nghề thì mới đạt <br />
hiệu quả trong việc “trồng người”. Tóm lại, nếu giáo viên xây dựng tốt nề nếp <br />
học tập thì hiệu quả phụ đạo rất cao, học sinh tiếp thu đầy đủ kiến thức.<br />
2.2.2. Xây dựng môi trường học tập thân thiện.<br />
Sau khi được phân công phụ trách lớp tôi đã tiến hành:<br />
Tìm hiểu lý lịch, của từng học sinh. Nhận xét mối quan hệ giữa các em <br />
trong lớp với nhau. Từ đó có những chuẩn bị cho kế hoạch phân chia các đối <br />
tượng vào các nhóm, tổ với nhau. Từ chỗ chia tổ nhóm với nhau sẽ tạo mối <br />
ràng buộc lẫn nhau. Vì vậy mà các em sẽ quan tâm và giúp đỡ lẫn nhau hơn và <br />
thực hiện tốt các yêu cầu mà giáo viên đề ra.<br />
Giải thích cho các em hiểu các khẩu hiệu trong lớp mang ý nghĩa quan <br />
trọng, mang tính giáo dục cao: “ Dạy tốt, học tốt”, “mỗi ngày đến trường là <br />
một niềm vui”; Năm điều Bác Hồ dạy”,…<br />
“Tủ sách thân thiện” là kết quả đóng góp của phụ huynh, học sinh, giáo <br />
viên, có sự giúp đỡ của nhà trường và địa phương tạo điều kiện cho các em <br />
ham đọc sách, mở rộng hiểu biết, phát triển khả năng đọc. Tôi nhắc nhở các em <br />
phải gọn gàng, sắp xếp khoa học, sạch đẹp ,dễ sử dụng.<br />
Tôi trao đổi, hỏi han các em về gia đình, về sở thích của các em. Tạo <br />
được không khí thoải mái trong giờ học, luôn gần gũi, yêu thương học sinh để <br />
có mối quan hệ thân thiện với học sinh.<br />
Sắp xếp chỗ ngồi hợp lí cho từng học sinh, ưu tiên học sinh bị cận thị, <br />
học sinh nhỏ bé ngồi trên, xen kẽ giữa các em nam và nữ…. Phân công tổ <br />
trưởng quản lí tổ viên, lớp trưởng, lớp phó quản lí chung cả lớp. Xây dựng đôi <br />
bạn cùng tiến sao cho học sinh trong từng bàn có thể giúp đỡ nhau trong học <br />
tập. Theo sát biểu hiện của các em, từ giờ học, giờ chơi, để nâng đỡ các em.<br />
Không nghiêm khắc quá và cũng không được buông lỏng đối với các em. <br />
Răn đe, khuyên nhủ nhưng cũng khoan dung độ lượng.<br />
Tôi luôn kiểm tra và dò bài với các em. Khen ngợi động viên kip thời <br />
bằng những lời nói thân mật, gần gũi như: “Hôm nay em đã đọc được rồi, mai <br />
em hãy đọc to hơn nữa nhé!’’.<br />
Nhắc các em trong lớp biết tôn trọng nhau, chia sẽ thông cảm với bạn <br />
như: chia sẻ đồ dùng học tập, quan tâm an ủi bạn hơn, cho bạn mượn bút khi <br />
bạn hết mực, …<br />
Gặp và bàn với phụ huynh để phụ huynh nhận thức rõ và có trách <br />
nhiệm đối với con cái. Tạo được mối quan hệ gần gũi với phụ huynh học sinh, <br />
để từ đó có được thông tin hai chiều giữa phụ huynh học sinh với giáo viên và <br />
ngược lại.<br />
Không khí lớp học xanh, sạch, đẹp, an toàn, thân thiện là yếu tố rất <br />
quan trọng góp phần thu hút trẻ đến trường, đến lớp, góp thêm cho lớp học một <br />
luồng không khí thân thiện, thoải mái, sinh động, hăng say trong giờ học.<br />
2.2.3. Khảo sát, phân loại đối tượng học sinh chưa hoàn thành.<br />
Học sinh chưa hoàn thành trong môn Tiếng Việt 1, thường là: chưa đọc <br />
được, đọc chậm, phát âm sai, nhớ kém, viết sai, viết chậm, viết không đúng, …<br />
do các em tiếp thu chậm, nhút nhát, chưa chú ý trong giờ học, hay quên sách vở, <br />
đồ dung học tập. Từ đó tôi xem xét, phân loại những học sinh chưa hoàn thành <br />
để lựa chọn biện pháp giúp đỡ phù hợp với đặc điểm của từng đối tượng.<br />
Sau khi được phân công phụ trách lớp, tôi đã khảo sát và phân loại học sinh <br />
chưa hoàn thành ở môn Tiếng Việt theo các nhóm nguyên nhân chủ yếu như <br />
sau: <br />
+ Nhóm 1: Chưa đọc được, đọc chậm, phát âm sai Nhóm này có 3 em.<br />
+ Nhóm 2: Viết sai, viết chậm, viết không đúng Nhóm này có 4 em. <br />
+Nhóm 3: Đọc chậm, viết sai, nhớ kém, chưa chú ý trong giờ học Nhóm <br />
này có 4 em.<br />
Dựa vào kết quả trên, tôi đã lập danh sách cụ thể để có kế hoạch giúp đỡ <br />
kịp thời. Lập sổ theo dõi quá trình giúp đỡ các em chưa hoàn thành theo từng <br />
tháng.<br />
2.2.4. Xây dựng kế hoạch giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành.<br />
Khi nắm được nguyên nhân dẫn đến học sinh học chưa hoàn thành về <br />
môn Tiếng Việt của từng em, tôi đã lập kế hoạch và tiền hành giúp đỡ các em <br />
cụ thể cho từng tuần, từng tháng như sau:<br />
* Ví dụ: Nội dung giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành tháng 9:<br />
KẾ HOẠCH GIÚP ĐỠ HỌC SINH CHƯA HOÀN THÀNH<br />
NĂM HỌC 2018 – 2019 (Tháng 9)<br />
Thời gian Nội dung Biện pháp<br />
Đọc các âm: c, ch, d, đ, e, ê. Rèn đọc cho học sinh.<br />
Tuần 4<br />
Tìm tiếng có âm vừa ôn. Trò chơi thi đua tìm tiếng chứa âm <br />
vừa ôn, phân tích tiếng.<br />
<br />
Viết các âm: c, ch, d, đ, e, ê Rèn viết cho học sinh.<br />
.<br />
Tuần 5 Đọc các âm: g, h, i, gi. Rèn đọc cho học sinh.<br />
Tìm tiếng có âm vừa ôn. Trò chơi thi đua tìm tiếng chứa âm <br />
vừa ôn, phân tích tiếng.<br />
Viết các âm: g, h, i, gi. Rèn viết cho học sinh, ôn luật <br />
chính tả.<br />
<br />
Cứ tiếp tục như vậy, cho các tháng tiếp theo và nội dung giúp đỡ các em <br />
phải có sự củng cố lại những kiến thức đã học ở các buổi học trước và tập <br />
trung chủ yếu vào đọc thông, viết thạo, và nắm chắc được luật chính tả.<br />
Tôi dành thời gian giúp đỡ các em chủ yếu vào các buổi học chính khóa, <br />
các buổi học tăng cường trong tuần, các buổi truy bài đầu giờ.<br />
Cuối mỗi tuần, mỗi tháng đều có các bài kiểm tra theo dõi kết quả học <br />
tập của các em. <br />
2.2.5. Hướng dẫn học sinh chưa hoàn thành học tập<br />
Trong thực tế, mỗi học sinh có khả năng ghi nhớ khác nhau. Vì vậy, tôi <br />
đã khảo sát để nắm bắt được khả năng của các em, xác định được những kiến <br />
thức và cách ghi nhớ kiến thức sao cho phù hợp với từng đối tượng học sinh. <br />
Tôi đã có những biện pháp giúp đỡ các em cụ thể như sau:<br />
* Đối với những em chưa hoàn thành về phần đọc:<br />
Với mục đích là lấp lỗ hổng về kiến thức cho học sinh, các em phải <br />
được đọc đi đọc lại nhiều lần các âm, cách ghép tiếng và cách phân tích để các <br />
em ghi nhớ. Việc củng cố các âm đã học thực hiện đồng thời với việc âm mới. <br />
Tôi đã sử dụng một cái bảng phụ riêng để ghi các âm mỗi buổi học bài mới vào <br />
đó. Hàng ngày, vào các buổi truy bài đầu giờ, các buổi phụ đạo, tôi dành thời <br />
gian cho các em ôn lại các âm hoặc vần, tiếng hoặc từ đã học qua bảng thống <br />
kê nhằm giúp các em củng cố lại các âm, vần đã học trong tuần.<br />
Ngoài ra, để tránh nhàm chán cho các em, tôi đã kết hợp với bạn đội <br />
viên trực 15 phút đầu giờ để cho các em chơi trò chơi. (theo như kế hoạch)<br />
Ví dụ: Tuần 7: Các em củng cố các âm như: nh, o, ô, ơ, p, ph.<br />
Đặc biệt, tôi chú trọng đến việc đánh vần và phát âm, cách ghép vần của <br />
các em. Vì nếu các em đọc đúng, biết cách ghép vần. Khi các em đã nhớ được <br />
thì tôi tổ chức cho các em luyện đọc trôi chảy thông qua các hình thức thi đọc <br />
trước lớp, thi đọc trong nhóm, trò chơi.<br />
Ví dụ: Trò chơi: Ong tìm nhụy giúp học sinh thuộc các âm đã học.<br />
+ Trên mỗi cánh hoa tôi ghi một âm đã học hay mới học (e, ê, o, ô, ơ, kh, <br />
l, m, n, ng..) còn nhụy hoa là âm mới học.<br />
<br />
u<br />
e ư<br />
ê<br />
<br />
nh e ph<br />
ô<br />
i i<br />
o ơ<br />
<br />
<br />
+ Cô có 2 bông hoa trên những cánh hoa có các âm là những chướng ngại <br />
vật, còn các em là những chú Ong. Các chú Ong có nhiệm vụ vượt qua các <br />
chướng ngại vật để tìm nhụy cho mình. <br />
+ Học sinh lên bảng chọn cho mình một cánh hoa, rồi đọc to thẻ của <br />
mình cho cả lớp nghe, sau đó ghép với âm ở giữa, phân tích tiếng vừa tìm được <br />
(ưu tiên những em đọc chậm và chưa hoàn thành). <br />
* Lưu ý: Sau khi học sinh chơi xong, giáo viên nhận xét, động viên và có <br />
thể yêu cầu ghép thêm một số tiếng mới như: nhố, nhí, nhi, nhẹ, … để khắc sâu <br />
bài học.<br />
+ Bên cạnh đó, tôi luyện phát âm đúng, sửa sai kịp thời cho các em và cho <br />
các em luyện đọc lại từ sai nhiều lần.<br />
Cuối mỗi tuần tôi kiểm tra đã nhận thấy rằng: Các em đều nắm được <br />
các âm đã ôn nhưng một số âm vần khó thì có em chưa nhớ được. Tôi lại tiếp <br />
tục cho các em củng cố vào buổi học tiếp theo.<br />
* Đối với các em chưa hoàn thành về phần viết:<br />
Để giúp các em yếu tiếp thu những kiến thức vừa sức với các em, tôi đã <br />
căn cứ vào yêu cầu chuẩn kiến thức kĩ năng của từng bài, xây dựng nội dung <br />
phụ đạo giúp các em củng cố cách viết các âm, vần mà các em chưa nắm được. <br />
Tôi đã hướng dẫn lại cách viết các âm, vần và yêu cầu các em mỗi ngày <br />
viết khoảng 1/2 trang vở các âm hoặc vần, đã học trong kế hoạch. Với các âm <br />
khó tôi hướng dẫn cặn kẽ lại cho các em.<br />
Sau đó, vào giờ học cuối tuần, tôi đọc cho học sinh viết một số âm, vần <br />
thường hay sử dụng nhiều để các em ghi nhớ.<br />
Bên cạnh đó, cần củng cố về các luật chính tả bằng cách cho các em <br />
nhắc nhiều lần, gặp bài nào có liên quan đến luật chính tả, tôi đều cho các em <br />
nhắc lại ngay để nắm chắc luật chính tả khi viết tiếng.<br />
Ngoài ra, tôi cho các em viết thêm vào các tiết ôn luyện Tiếng Việt. Các <br />
em sẽ có một vở riêng để luyện viết.<br />
Trong quá trình thiết kế bài học, tôi luôn cân nhắc các mục tiêu đề ra <br />
nhằm tạo điều kiện cho các em học sinh chưa hoàn thành được củng cố và <br />
luyện tập phù hợp. <br />
Sau mỗi tuần học tôi cũng đã kiểm tra, nhận xét kịp thời, để đánh giá sự <br />
tiến bộ của các em.<br />
Khi các em đã nắm được các âm, vần thì tôi cho các em có chọn tiếng, <br />
từ để luyện viết thêm. Gợi mở, tạo hứng thú cho các em bằng cách chơi trò <br />
chơi chọn tiếng, từ để viết.<br />
* Đối với những em chưa hoàn thành cả về phần đọc và viết:<br />
Trong các tiết ôn luyện Tiếng Việt tôi cho các em ngồi theo nhóm. <br />
+ Tôi tập trung nhiều thời gian cho đối tượng này để giúp các em hiểu <br />
bài, nắm chắc kiến thức tại lớp, lấy lại kiến thức cũ. <br />
+ Tôi dành cho những em này được đọc nhiều hơn, chú ý để hướng dẫn <br />
các em đọc, viết cặn kẽ, tỉ mỉ hơn.<br />
Trên lớp, tôi thường xuyên khảo sát, phân loại đối tượng học sinh để <br />
nắm được những em hoàn thành tốt, hoàn thành và chưa hoàn thành.<br />
Ông cha ta đã dạy: “Học thầy không tày học bạn”. Đúng thế, trẻ dạy trẻ <br />
ngôn ngữ dễ hòa đồng với nhau, nên tôi ra quy định để các em cố gắng hơn cứ <br />
một học sinh hoàn thành tốt giúp đỡ một bạn học sinh chưa hoàn thành.<br />
+ Trong tuần nhóm nào tiến bộ đọc viết tốt nhóm đó được tặng cờ thi <br />
đua. Yêu cầu các bạn hoàn thành tốt luân phiên giúp đỡ các bạn chưa hoàn thành <br />
cùng tiến bộ. <br />
+ Tổ chức thi đua giữa các nhóm, nếu nhóm bạn nào có tiến bộ thì biểu <br />
dương cả nhóm đó và tặng cờ thi đua vào tiết sinh hoạt cuối tuần. <br />
+ Các nhóm trưởng có nhiệm vụ nhắc nhở, kiểm tra việc học bài, làm bài <br />
của các bạn và báo cáo với cô giáo chủ nhiệm vào cuối mỗi buổi học. <br />
Như vậy Hội đồng tự quản và các bạn hoàn thành tốt thường xuyên trao <br />
đổi công việc, tổng kết tuần cũng như lên kế hoạch cho tuần mới vào ngày <br />
cuối tuần cùng với giáo viên chủ nhiệm lớp.<br />
Cuối mỗi tuần, tôi kiểm tra các em. Đối với âm, vần khó các em chưa <br />
nắm được tôi lại tiếp tục cho các em củng cố vào tiết ôn luyện tiếp theo. <br />
2.2.6. Phối hợp với phụ huynh học sinh<br />
<br />
Sau khi khảo sát chất lượng, tôi nắm số lượng học sinh chưa hoàn thành <br />
để có kế hoạch giúp đỡ các em. Tôi lập danh sách học sinh chưa hoàn thành và <br />
chú ý quan tâm đặc biệt đến những học sinh này trong mỗi tiết dạy, trong các <br />
tiết ôn luyện Tiếng Việt. Tôi còn chú trọng vào việc phối hợp với gia đình giáo <br />
dục ý thức học tập của học sinh.<br />
Do hiện nay, một số phụ huynh luôn gò ép việc học của con em mình, sự <br />
áp đặt và quá tải sẽ dẫn đến chất lượng không cao. Tôi đã phân tích, đề nghị <br />
với phụ huynh cần phải:<br />
Theo dõi và kiểm tra bài vở của con em mình.<br />
Giúp đỡ các em trong quá trình học tập ở nhà, phải có thời gian biểu cho <br />
học sinh<br />
Đôn đốc, động viên con em đi học chuyên cần.<br />
Có sự kiểm tra và chuẩn bị cho con em trước khi đến trường.<br />
Thường xuyên liên hệ với giáo viên chủ nhiệm lớp để nắm được tình <br />
hình học tập của con em mình, từ đó giáo viên chủ nhiệm cùng trao đổi với phụ <br />
huynh để các bậc phụ huynh thể hiện sự quan tâm đúng mức. Nhận được sự <br />
quan tâm của gia đình, thầy cô sẽ tạo động lực cho các em ý chí phấn đấu vươn <br />
lên.<br />
Hàng tuần tôi trao đổi với phụ huynh học sinh để xem cách học ở nhà <br />
của các em như thế nào, nếu thấy cần thiết thì tôi đưa ra biện pháp giúp đỡ.<br />
2.3. Kết quả<br />
<br />
Sau thời gian nghiên cứu và áp dụng các biện pháp trên, chất lượng môn <br />
Tiếng Việt tại lớp tôi giảng dạy đã có sự tiến bộ rõ rệt. Học sinh đã nắm chắc <br />
các âm vần, đọc khá tốt các bài tập đọc, viết đúng chính tả và nắm chắc luật <br />
chính tả...<br />
<br />
<br />
<br />
Kết quả khảo sát chất lượng môn Tiếng Việt cuối học kỳ I như sau:<br />
HTT HT CHT<br />
TS Môn SL % SL % SL %<br />
Tiếng <br />
32 Việt 22 68,8 9 28.1 1 3,1<br />
<br />
<br />
Tóm lại, để hoàn thành nhiệm vụ trọng trách người giáo viên chúng ta <br />
phải quyết tâm khắc phục tháo gỡ những khó khăn vướng mắc trong quá trình <br />
giảng dạy. Tạo được bầu không khí trong lớp luôn thoái mái ,vui tươi để <br />
trường lớp thực sự trở thành ngôi nhà thứ hai của các em . <br />
3. Phần kết luận.<br />
3.1. Ý nghĩa của đề tài<br />
Việc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành là một quá trình liên tục, không <br />
ngừng nghỉ. Nếu thấy các em có sự tiến bộ mà đã vội dừng lại việc phụ đạo <br />
hoặc lơ là thì các em sẽ dễ bị hổng kiến thức vì thực chất sự tiến bộ đó là kết <br />
quả nhất thời, chưa thật bền vững. Ngoài ra, để giúp đỡ học sinh chưa hoàn <br />
thành, đòi hỏi người giáo viên phải phối hợp chặt chẽ với các đoàn thể và gia <br />
đình học sinh để có thể trực tiếp bàn bạc biện pháp rèn luyện các em một cách <br />
tốt nhất.<br />
Khi dạy cho các em tuyệt đối không được nôn nóng, phải kiên trì, bình <br />
tĩnh, khéo léo, tránh xúc phạm các em, phải từng bước dẫn dắt các em đi từ <br />
những kiến thức dễ, cơ bản, vừa sức các em. Luôn tạo một không khí học tập <br />
thật thoải mái, nhẹ nhàng và phải kịp thời động viên các em nếu thấy các em có <br />
sự cố gắng, có sự tiến bộ dù là rất nhỏ nhằm kích thích sự hưng phấn, ham <br />
học, ham tìm tòi của các em.<br />
Việc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành không phải là khó. Để nâng cao <br />
hiệu quả việc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành đạt chất lượng người giáo viên <br />
cần:<br />
Đầu năm phải khảo sát, xây dựng kế hoạch, nội dung, cách thức thực <br />
hiện một cách cụ thể. Cần đầu tư thời gian xây dựng cho các em nền nếp tự <br />
quản ngay từ đầu năm để tạo ý thức học tập tốt. Động viện khích lệ học sinh <br />
chưa hoàn thành kịp thời.<br />
Việc tổ chức giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành phải kết hợp với hình <br />
thức vui chơi nhằm lôi cuốn các em đến lớp đều đặn và tránh sự quá tải, nặng <br />
nề. Đổi mới phương pháp giảng dạy, cách nghĩ cách làm, cách nhìn đối với học <br />
sinh, tạo cho học sinh được học tập rèn luyện trong một bầu không khí vui tươi <br />
cởi mở, lành mạnh, bước đầu kích thích sự hứng thú ham thích, tự tin, chủ <br />
động.<br />
Sự quan tâm của gia đình, kết hợp chặt chẽ cùng giáo viên chủ nhiệm, <br />
tạo mối quan hệ hai chiều. <br />
Giáo viên cần có sự nhiệt tình, cởi mở, gần gũi đối với tất cả các học <br />
sinh trong lớp.<br />
3.2. Kiến nghị<br />
Để làm tốt việc giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành góp phần nâng cao <br />
hiệu quả trong giảng dạy đòi hỏi phải có sự nỗ lực từ nhiều phía. <br />
* Đối với giáo viên chủ nhiệm: <br />
Cần nắm bắt được thực trạng học sinh lớp mình. Lớp gồm bao nhiêu <br />
em học sinh hoàn thành tốt, bao nhiêu em hoàn thành, bao nhiêu em chưa hoàn <br />
thành, bao nhiêu em học sinh cá biệt, hoàn cảnh gia đình, tính cách của các em ra <br />
sao để từ đó có kế hoạch và nội dung phụ đạo phù hợp. <br />
Làm tốt công tác tham mưu với ban giám hiệu nhà trường để nhận được <br />
sự chỉ đạo kịp thời. <br />
Bản thân giáo viên chủ nhiệm phải là người nhiệt tình, tâm huyết, giúp <br />
đỡ các em.<br />
* Đối với gia đình:<br />
Các bậc phụ huynh học sinh phải thật sự quan tâm đến việc học tập của <br />
các em, nhắc nhở các em chuẩn bị bài thật chu đáo trước khi đến lớp, phụ <br />
huynh cũng có thể kiểm tra lại kiến thức của con em mình qua tập vở, qua các <br />
bài học của các em để từ đó có thể hướng dẫn giúp đỡ các em những phần các <br />
em chưa nắm vững hay đã quên.<br />
* Đối với nhà trường:<br />
Cần thường xuyên quan tâm hỗ trợ những em có hoàn cảnh khó khăn <br />
thường là những em học sinh chưa hoàn thành, để các em đạt kết quả học tập <br />
tốt hơn. <br />
Trên đây là một số biện pháp nhằm giúp đỡ học sinh chưa hoàn thành ở <br />
môn Tiếng Việt 1 được thực nghiệm trong quá trình dạy học của tôi. Trong quá <br />
trình nghiên cứu không thể tránh khỏi những thiếu sót nên tôi rất mong nhận <br />
được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp và cấp trên để đề tài này của tôi <br />
được hoàn thiện hơn.<br />
Trân trọng cảm ơn !<br />
<br />