SKKN: Phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1
lượt xem 18
download
Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới, bộ môn nào cũng quan trọng, môn này thúc đẩy và làm nền tảng cho môn học kia. Vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong tiết dạy, giúp trẻ dễ nhớ. Mời các bạn cùng xem bài SKKN làm thế nào để phát triển nhận thức và nhân cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1 này nhé.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1
- Phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1 -1-
- A. PHẦN MỞ ĐẦU I. BỐI CẢNH CỦA ĐỀ TÀI: - Được sự chỉ đạo của phòng giáo dục, kể từ tháng 1 năm 2012 trường tôi bắt đầu thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới. Trong chương trình chăm sóc giáo dục mầm non mới, bộ môn nào cũng quan trọng, môn này thúc đẩy và làm nền tảng cho môn học kia, nếu cô giáo chỉ tổ chức một tiết dạy bình thường trên lớp không có sự sáng tạo cho tiết dạy của mình thì kết quả giảng dạy chỉ ở mức bình thường không thu hút được trẻ vào tiết học. Vì vậy đòi hỏi sự sáng tạo của cô trong tiết dạy, giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy óc sáng tạo đó là sự cốt yếu, song song với các môn học khác bộ môn làm quen chữ viết đã góp phần phát triển toàn diện cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi về nhận thức và nhân cách đặc biệt trong việc chuẩn bị cho trẻ học lớp 1 II. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI: - Mục tiêu của giáo dục Mầm Non là nuôi dạy chăm sóc và giáo dục trẻ phát triển toàn diện theo 5 lĩnh vực. Trong đó hoạt động làm quen chữ viết là một trong những hoạt động đóng vai trò hết sức quan trọng. - Cho trẻ làm quen với chữ viết là chuẩn bị các kỹ năng tiền biếtđọc, biết viết cho trẻ. Đây chính là một trong các lĩnh vực chuyên biệt cần phải chuẩn bị cho trẻ trước khi vào lớp một. - Giáo dục Mầm Non của chúng ta đã có những đổi mới, những chuyển biến mới trong việc nuôi dạy trẻ. Cùng với sự đổi mới của giáo dục Mầm Non nói chung, hoạt động làm quen chữ viết cũng có những đổi mới đáng kể. Để dạy tốt hoạt động này theo chương trình giáo -2-
- dục mầm non mới hiện nay đòi hỏi người giáo viên Mầm Non phải tự suy nghĩ để tìm tòi ra biện pháp giúp trẻ học tốt hoạt động làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5 tuổi. III. PHẠM VI ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU: - Phạm vi nghiên cứu: Đề tài nghiên cứu được sử dụng trong giáo dục môn làm quen chữ viết cho trẻ mẫu giáo 5- 6 tuổi. - Đối tượng nghiên cứu: Một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết. IV. MỤC ĐÍCH NGHIÊN CỨU: - Thông qua quá trình nghiên cứu, tôi muốn tìm ra một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết để dạy trẻ học ở tiết 1 nhằm giúp trẻ dễ nhớ, khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ, tư duy óc sáng tạo. Ngoài ra, tôi viết sáng kiến kinh nghiệm này nhằm mục đích giúp tôi mạnh dạn, sáng tạo hơn trong việc giảng dạy. V. ĐIỂM MỚI TRONG KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU: - Giáo viên cần nghiên cứu chứng tỏ rằng, để thực hiện các phương pháp trên trong giảng dạy một cách có hệ thống, những cách thức tiến hành cụ thể, chi tiết trên cơ sở vận dụng các phương pháp nghiên cứu một cách có hiệu quả. - Tất nhiên đây là một công việc đòi hỏi chúng ta phải quán triệt được mục đích nghiên cứu, tính chất đề ra giả thuyết khoa học các nhiệm vụ nghiên cứu, hoàn cảnh và điều kiện nghiên cứu cũng như đặc điểm của từng phương pháp đổi mới trong giáo dục. B. PHẦN NỘI DUNG I. CƠ SỞ LÝ LUẬN: -3-
- - Như chúng ta đã biết việc cho trẻ làm quen với 29 chữ cái còn mang tính chất hoạt động biệt lập, chưa đáp ứng với yêu cầu đổi mới của giáo dục mầm non trong tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và việc viết nhằm chuẩn bị cho trẻ học lớp một. - Làm quen chữ viết theo quan điểm tích hợp trong giáo dục mầm non mới phải được tiến hành một cách tự nhiên, bắt đầu từ những hoạt động gần gũi và có ý nghĩa đối với trẻ. Để dạy trẻ làm quen với chữ viết, cần có sự thay đổi cách tổ chức các hoạt động trong môi trường chữ viết và ngôn ngữ nói một cách phong phú. - Được sự chỉ đạo tiếp tục thực hiện chuyên đề làm quen chữ viết của Bộ- Sở và phòng giáo dục và tham khảo tài liệu hướng dẫn tổ chức thực hiện chương trình chăm sóc giáo dục trẻ mầm non mới. Cùng với các tiết dạy mẫu do phòng giáo dục tổ chức. Tôi càng thấy rõ hoạt động làm quen chữ viết có vị trí quan trọng trong việc giáo dục trẻ phát triển toàn diện. Do đó, để dạy tốt hoạt động này giáo viên phải đạt được những mục tiêu như: - Nắm vững nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động cho trẻ làm quen chữ viết. - Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết theo chủ đề để phát triển các kỹ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết trước khi vào học lớp một. - Tự tin và có ý thức sáng tạo trong việc tổ chức các hoạt động cho trẻ làm quen với chữ viết theo chủ điểm. II. THỰC TRẠNG CỦA VẤN ĐỀ: - Năm học này tôi được nhà trường phân công dạy lớp mẫu giáo 5 tuổi. Tôi đã nhận thấy những điều kiện thuận lợi và khó khăn trong việc cho trẻ làm quen chữ viết như sau ở lớp tôi như sau: 1/ Thuận lợi: - Phòng học rộng rãi, thoáng mát, có đủ ánh sáng cho trẻ hoạt động. -4-
- - Bản thân tôi cũng có nhiều cố gắng trong quá trình tự học, tự rèn, biết sử dụng vi tính. - Các cháu có cùng độ tuổi, trẻ hứng thú và thích học chữ cái 2/ Khó khăn: - Lớp mẫu giáo tôi dạy ở ngay chợ của xã. Tuy vậy, đời sống của nhân dân rất khó khăn. Ba mẹ các cháu đa số là những người dân làm vườn, đi làm thuê ở xa nên họ ít có thời gian quan tâm đến con. - Bên cạnh đó, tổng số trẻ lớp tôi chủ nhiệm thì 1/3 số cháu chưa học qua các lớp mẫu giáo bé và mẫu giáo nhỡ. Vì vậy sự tiếp thu của các cháu chưa đồng đều, còn nhiều hạn chế. - Có 60% số trẻ nhận thức nhanh, 30% số trẻ nhận thức trung bình, số trẻ nhận thức chậm chiếm 10% - Có 60% số trẻ nhanh nhẹn linh hoạt, 40% số trẻ nhút nhát. Từ những thuận lợi và khó khăn trên, bản thân tôi đã suy nghĩ tập trung nghiên cứu để làm thế nào dạy được cho trẻ những giờ học làm quen chữ viết hay và hấp dẫn III. CÁC BIỆN PHÁP ĐÃ TIẾN HÀNH ĐỂ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: 1/ Gây hứng thú phần giới thiệu bài: - Trình tự các tiết dạy môn làm quen chữ viết ở các nhóm chữ đều như nhau, vì vậy muốn tổ chức giờ học làm quen chữ viết hấp dẫn, sôi nổi, tôi thấy việc đầu tiên là phải đầu tư vào bài soạn của mình, xác định đúng yêu cầu của bài đề ra thì mới có sự định hướng dẫn trẻ tiếp thu bài cho tốt. - Trong tiết dạy, việc sử dụng lời nói đầu, dẫn dắt trò chuyện vào bài có phong phú thì mới thu hút sự chú ý, ghi nhớ của trẻ làm cho trẻ hứng thú khi học. -5-
- Ví dụ: Dạy trẻ làm quen chữ u, ư (chủ đề nhánh “Nghề sản xuất” - chủ đề “Một số nghề” ) cô giới thiệu về chú thợ mộc và dẫn cháu đi xem mô hình khu làm việc của chú thợ mộc. Bằng hình thức này không những cháu biết công việc của chú thợ mộc mà cháu còn biết được các sản phẩm làm ra của nghề mộc. Qua đó cháu biết quý trọng chú thợ mộc và giữ gìn các loại đồ dùng cẩn thận, dùng xong để ngăn nắp gọn gàng. Như vậy, tiết học hứng thú hơn khi trẻ bắt đầu tiết học. - Trẻ độ tuổi này rất hiếu động, thích tìm tòi, khám phá và thích mới lạ. Chính vì vậy để tiết học hấp dẫn đối với trẻ, tôi luôn thay đổi cách trò chuyện, giới thiệu bài. Ví dụ: Để giới thiệu vào bài làm quen chữ h, k (chủ đề Tết và mùa xuân) tôi cho cháu quan sát tranh vẽ khu hoa kiểng. Sau đó cô cho cháu ghép từ giống từ trong tranh, cô mời cháu lên tìm chữ cái chưa học và cho lớp đọc những chữ cái đã học. Qua đó cô dẫn dắt và giới thiệu chữ cái mới mà cô sẽ dạy cho cháu. 2/ Tạo sự hấp dẫn trẻ khi làm quen chữ cái mới: - Do đặc điểm của lóp tôi trình độ nhận thức của các cháu không đồng đều, tôi đã đề ra mục tiêu: Tất cả các cháu đề nắm được cấu tạo của các chữ cái và cách phát âm chính xác các chữ cái đó. Vì vậy tôi sử dụng nhiều hình thức khác nhau để cháu luôn hứng thú khi hoạt động. Ví dụ: Trong tiết dạy làm quen chữ i, t, c. Sau khi luyện cho cháu phát âm và so sánh đặc điểm của chữ cái xong, tôi cho cháu đọc nhanh chữ cái theo que chỉ, tiếp theo tôi cho cháu dùng các bộ phận trên cơ thể của mình đề tạo ra chữ cái vừa học theo yêu cầu của cô như chữ c cháu cong ngón cái và ngón trỏ tạo thành chữ c, chữ t thì cháu đưa ngón trỏ tay trái thẳng đứng và ngón trỏ tay phải thẳng ngang ở trên… 3/ Gây hứng thú phần tổ chức trò chơi chữ cái cho trẻ: -6-
- - Trong tiết học, trò chơi chữ cái chính là công cụ nhằm ôn luyện và củng cố kiến thức ở trẻ, giúp khắc sâu kiến thức, qua trò chơi trẻ có cảm giác thoải mái nhẹ nhàng nhưng dễ hiểu. Chính vì vậy tôi luôn tìm tòi những trò chơi động- tĩnh xen kẽ nhau để tạo cho trẻ thoải mái chống mệt mỏi. Ví dụ: Để chơi trò chơi “Tìm chữ cái trong tranh” thay cho hình thức cô đưa từng tranh ra giới thiệu từ sau đó cô cho cháu tìm chữ cái vừa học. Tôi đã để vài tranh xung quanh lớp để cháu đi tìm và nói tranh vẽ gì? có chữ cái gì vừa học cho bạn xem đúng hay sai. - Tôi thấy đồ dùng dạy học, những trò chơi mới lạ là vấn đề cần thiết trong tiết học. Ngoài ra những câu hò, vè, câu đố cũng sẽ tạo cho trẻ sự tư duy suy nghĩ giúp cho trẻ không nhàm chán, trẻ tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu bài nhanh. Ví dụ: Cô đọc câu đố về con cua (con cua- c) kết hợp với gõ phách tre cho cháu trả lời sau đó cháu đưa phách tre có chữ c lên và đọc làm cho tiết học sinh động hơn… - Nhưng đối với trẻ thay đổi trò chơi vẫn chưa đủ mà trẻ còn cần những lời nói dịu dàng, truyền cảm của cô. Chính vì vậy khi tổ chức các trò chơi cô phải nhẹ nhàng, gần gũi với trẻ, đôi khi pha chút vẻ bí mật cộng với động tác tay của cô sẽ gây được hứng thú Ví dụ: khi làm quen chữ u, ư. Tôi vẽ bức tranh tổng hợp về các dụng cụ của chú thợ mộc như: cái búa (u), cái cưa (ư), gỗ dừa (ư), cái đục (u)… Tôi cho cháu chơi trò chơi “Ai nhanh tay hơn” Cách chơi: Cô cho cháu đi đến bức tranh và giới thiệu về hình từng vẽ trong tranh, cô giới thiệu từ và chữ cái vừa học có trong từ,sau đó cháu chơi trò chơi “Trời tối trời sáng” (cô lây chữ cái vừa học cất vào và đố cháu chuyện gì vừa xảy ra). Cô cho cháu thi nhau tìm chữ thiếu gắn vào gắn vào và gắn chấm tròn đỏ vào dưới chữ u, chấm tròn xanh vào dưới chữ ư (trong lúc bạn thực hiện, cô cho cháu đọc thơ, hoặc hát các bài có nội dung theo chủ đề)… -7-
- - Bằng hình thức trên tôi thấy lớp tôi rất hứng thú tham gia trò chơi và giờ học vô cùng sôi nổi, đạt kết quả. * Ngoài ra, tôi còn lồng ghép tích hợp chữ viết vào trong các hoạt động của lớp như: + Tạo môi trường chữ viết - Đối với trẻ mẫu giáo, môi trường là một vấn đề hết sức quan trọng nhằm kích thích cho trẻ hứng thú hoạt động. Vì thế tôi luôn trang trí lớp theo từng chủ điểm. Tranh ảnh trang trí có màu sắc đẹp, hình ảnh rõ ràng, có nội dung giáo dục tốt và theo chủ đề, dưới mỗi bức tranh đều có chữ viết kèm theo. Việc trang trí vừa làm đẹp cho phòng học vừa tạo cho trẻ có điều kiện quan sát, nhận xét tranh ảnh, được làm quen với chữ viết ở tranh. Khi xem tranh truyện tôi tập cho trẻ đọc từ trái sang phải. Làm như vậy giúp trẻ tập kể chuyện theo tranh, trẻ hiểu nội dung ý nghĩa của chữ viết, rèn luyện khả năng quan sát, chú ý của trẻ. - Tạo góc học tập mới hấp dẫn trẻ. Ở góc học tập tôi luôn thay đổi, học xong chữ cái nào tôi viết 4 kiểu chữ (viết thường, viết hoa, in thường, in hoa) treo ở góc học tập để trẻ thường xuyên được củng cố lại. + Góc thư viện: - Ở góc thư viện tôi chẩn bị nhiều truyện tranh, sách báo giành cho lứa tuổi Mầm Non. Nhất là truyện tranh chữ to phù hợp với sự hiểu biết của trẻ. Tôi luôn thay đổi theo chủ điểm, không nên để một loạt các loại sách từ đầu đến cuối năm học trẻ sẽ nhàm chán và không thích đọc. Ví dụ: Chủ điểm: Thế giới thực vật - Tôi trưng bày sách, truyện tranh về hoa quả cùng với dòng chữ: “Thư viện của các loài hoa quả” -8-
- - Vào các giờ hoạt động góc tôi thường tham gia “Đọc sách cùng trẻ” tôi hướng dẫn trẻ cầm sách đúng hướng, cách mở sách, lật trang xem sách. Hướng dẫn trẻ việc đọc của một trang sách: Đọc từ trái sang phải, từ trên xuống dưới. + Thông qua hoạt động khác - Ngoài việc dạy trẻ ở hoạt động làm quen chữ viết thông qua các hoạt động khác như khám phá khoa học: cho trẻ đọc từ dưới tranh, gọi tên các con vật, đồ vật…nhằm phát triển ngôn ngữ cho trẻ. - Hoạt động văn học: Cho cháu luyện đọc từ khó và đọc thơ theo đúng quy trình. Ví dụ: Khi cho cháu đọc thơ con rùa thì giáo viên cho cháu đọc từ “rì rà “ vài lần cho đúng - Hoạt động thể dục: Đối với hoạt động thể dục giáo viên cũng có thể lồng ghép tích hợp chữ cái nhằm cũng cố, luyện phát âm các chữ cái vừa học. Ví dụ: Hoạt động: Bật xa 45cm Tôi viết các chữ a,ă,â trên sàn, cách nhau 45cm., cho trẻ bật vào các các chữ cái viết trên sàn từ chữ cái này sang chữ cái kia, đến chữ nào phát âm chữ đó. - Hoạt động vui chơi: Thông qua việc “học mà chơi, chơi mà học”. Vì vậy, trong giờ hoạt động góc tôi cũng lồng ghép chữ cái vào một cách nhẹ nhàng. Cho trẻ nặn chữ, ghép chữ hoặc cho trẻ thi nhau gạch chân chữ cái vừa học. + Cho trẻ làm quen chữ viết ở mọi lúc, mọi nơi, trong các hoạt động hằng ngày của trẻ - Một trong những biện pháp tốt nhất để nâng cao chất lượng học tập nói chung và hoạt động làm quen chữ viết nói riêng là giúp trẻ có điều kiện học tập mà không thấy nhàm chán. Thông qua các giờ đón, trả trẻ tôi có thể cho trẻ xem một số tranh ảnh đẹp và cho trẻ tìm -9-
- chữ cái vừa học trong tranh Trong giờ hoạt động ngoài trời cho trẻ đọc thơ ca, hò vè luyện phát âm cho trẻ. Ví dụ: Luyện phát âm r tôi cho cháu đọc bài đồng dao: "Rềnh rềnh ràng ràng" hoặc cho trẻ chơi trò chơi “Nu na nu nống”. Trẻ ngồi duỗi chân, cô chạm vào chân từng trẻ, khi đến câu cuối tay cô chạm vào chân bạn nào thì bạn ấy trả lời câu hỏi của cô. Ví dụ: Con hãy tìm tên bạn có chữ cái đầu là h, v… - Tôi thường xuyên quan sát trẻ, ghi chép vào sổ để theo dõi, đánh giá quá trình phát triển những kĩ năng cần thiết chuẩn bị cho việc đọc, viết của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ. + Phối hợp với phụ huynh - Trong các buổi họp phụ huynh lớp tôi, tôi đã giành thời gian để nhấn mạnh tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ viết ở trẻ Mẫu giáo lớn như: Cho trẻ làm quen với chữ viết là tổ chức thực hiện các hoạt động cho trẻ làm quen với việc đọc và viết nhằm hình thành một số kỹ năng cần thiết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp một. - Thông báo các nội dung cần thiết về làm quen chữ viết cho phụ huynh rõ. Giới thiệu cho phụ huynh xem những đồ dùng, đồ chơi cần thiết để phục vụ hoạt động này. Từ đó phụ huynh sẽ thấy được vị trí quan trọng của từng hoạt động đặc biệt là hoạt động làm quen chữ viết. Cần có những đồ dùng đồ chơi phục vụ việc dạy học cho trẻ để trang bị cho trẻ kiến thức vững chắc vào lớp một. - Từ đó tôi kêu gọi phụ huynh hỗ trợ nguyên vật liệu sẵn có ở địa phương để làm ra nhiều đồ dùng đồ chơi phục vụ cho chuyên đề - 10 -
- - Tôi thường xuyên trao đổi với phụ huynh về việc học tập của từng trẻ. Đối với những cháu yếu, ngoài việc học ở lớp, tôi còn tranh thủ nhờ phụ huynh giúp đỡ thêm cho cháu ở nhà. IV. HIỆU QUẢ CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Sau thời gian thực hiện các biện pháp trên đến nay tôi nhận thấy kết quả đạt được như sau: + Đối với giáo viên - Tất cả giáo viên ở tổ mẫu giáo lớn nói chung và tôi nói riêng đều được nhận thức về tầm quan trọng của hoạt động làm quen chữ viết. Đặc biệt là nắm vững nội dung phương pháp, hình thức tổ chức của hoạt động này. - Khác hẳn với trước đây, giờ hoạt động làm quen chữ viết bây giờ là một niềm say mê sáng tạo của giáo viên, muốn thể hiện trí tuệ năng lực của mình qua một tiết dạy sinh động, hấp dẫn trẻ. + Đối với trẻ - Kết quả học tập của trẻ được theo dõi và đánh giá như sau: Nội dung Đầu năm Cuối năm - Trẻ nhận biết và phát âm đúng 70% 100% - Trẻ nhận biết từ và tiếng 40% 95% - Trẻ cầm vở, để vở, ngồi tô đúng tư thế 65% 96% - Trẻ tô viết đúng chữ cái 75% 95% - Trẻ hứng thú tích cực tham gia hoạt động làm quen chữ viết 60% 98% - 11 -
- - Biết cách cầm sách, mở sách ra xem và 50% 90% quy trình đọc - Ngoài những kết quả nêu trên còn rất nhiều trẻ đến cuối năm học đã biết tự đọc truyện sách và biết được rất nhiều từ. Điều đáng mừng là trẻ rất hứng thú tham gia hoạt động này. - Với kết quả đạt được như vậy phụ huynh rất nhiệt tình ủng hộ C. PHẦN KẾT LUẬN I. NHỮNG BÀI HỌC KINH NGHIỆM: Qua nâng cao chất lượng làm quen chữ cái, bản thân đã rút ra những kinh nghiệm sau: - Nắm vững được các yếu tố đổi mới cơ bản trong tổ chức các hoạt động làm quen chữ cái là trẻ được làm quen với chữ viết chủ yếu thông qua hoạt động chơi - Nắm vững nội dung hoạt động dạy trẻ làm quen chữ cái theo nguyên tắc mọi trẻ được hoạt động tích cực . - Biết thiết kế và tổ chức các hoạt động dạy trẻ làm quen chữ cái theo chủ điểm theo một cách linh hoạt, sáng tạo phù hợp với khả năng trẻ và điều kiện cụ thể của địa phương. - Biết quan sát ghi chép để theo dõi đánh giá quá trình phát triển những kĩ năng cần thiết cho việc học đọc, viết của trẻ nhằm điều chỉnh các biện pháp giáo dục đối với từng cá nhân trẻ. - Đầu tư trong soạn giảng trước khi lên lớp. - Thường xuyên trao dồi, học hỏi kinh nghiệm để nâng cao tay nghề. - Làm đồ dùng đồ chơi phong phú, đẹp mắt phù hợp kích thích trẻ tham gia. - 12 -
- - Phối hợp với phụ huynh cùng nhau giúp trẻ phát triển toàn diện để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. II. Ý NGHĨA CỦA SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM: - Biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết ở tiết 1 giúp cho trẻ dễ nhớ, trẻ khắc sâu kiến thức và phát triển trí tuệ. - Biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ làm quen chữ viết ở tiết 1 luôn cho trẻ sự thoải mái, tích cực tham gia hoạt động và tiếp thu bài nhanh, chính xác từ đó cháu phát âm các từ, ngữ rõ ràng mạch lạc. III. KHẢ NĂNG ỨNG DỤNG TRIỂN KHAI: - Qua một thời gian thực hiện chương trình giáo dục mầm non mới của trường mầm non Tân Thành Bình, các cô đã tạo cơ hội cho các cháu hoạt động thông qua trẻ được tư duy, trải nghiệm, tích cực tham gia hoạt động , qua đó phát huy óc quan sát và khả năng phán đoán của trẻ. Chính vì vậy, việc sử dụng một số biện pháp giúp cho trẻ hứng thú trong giờ cho trẻ làm quen chữ viết phải phù hợp với lứa tuổi, các đồ dung đồ chơi của cô phải phong phú, đa dạng nhằm kích thích cho trẻ tích cực hoạt động. Tóm lại, việc cho trẻ làm quen chữ viết với những hình thức gây hứng thú cho trẻ hoạt động phải phù hợp với phương châm “học mà chơi, chơi mà học” để phát triển cho trẻ những kĩ năng cần thiết trong việc học đọc, học viết để chuẩn bị cho trẻ vào lớp 1. IV. NHỮNG KIẾN NGHỊ, ĐỀ XUẤT: * Đối với phòng giáo dục: - Hỗ trợ thêm một số bàn ghế đúng quy cách cho trẻ. - Hổ trợ trường một số máy vi tính, máy chiếu nhằm giúp cho giáo viên có thể sáng tạo hơn trong việc giảng dạy. - 13 -
- * Đối với Ban giám hiệu nhà trường: - Tạo điều kiện trong việc làm đồ dùng dạy học cho trẻ, sắp xếp tạo điều kiện cho giáo viên được thường xuyên dự giờ để trao đổi kinh nghiệm lẫn nhau. - Tạo điều kiện cho giáo viên học tập để nâng cao trình độ nhằm phục vụ cho bản thân và cho công tác giảng dạy. TÀI LIỆU THAM KHẢO - Tài liệu hướng dẫn tổ chức chương trình giáo dục mầm non Mẫu giáo lớn. - Mục tiêu giáo dục mầm non - Phương pháp tổ chức hoạt động làm quen với chữ viết. - WWW. Mẩm non. Com. - 14 -
- MỤC LỤC TIÊU ĐỀ TRANG A. PHẦN MỞ ĐẦU I. Bối cảnh của đề tài 1 II. Lý do chọn đề tài 1 III. Phạm vi đối tượng nghiên cứu 1 IV. Mục đích nghiên cứu 2 V. Điểm mới trong kết quả nghiên cứu 2 B. PHẦN NỘI DUNG - 15 -
- I. Cơ sở lí luận 2 II. Thực trạng của vấn đề 3 III. Các biện pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4 IV. Hiệu quả của sáng kiến kinh nghiệm 9 C. PHẦN KẾT LUẬN I. Những bài học kinh nghiệm 10 II. Ý nghĩa của sáng kiến kinh nghiệm 10 III. Khả năng ứng dụng triển khai 11 IV. Những kiến nghị đề xuất 11 Vĩnh Bình, ngày 15/ 11/ 2012 Người viết Nguyễn Thị Ngọc Thơ - 16 -
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp để dạy tốt hoạt động vui chơi cho trẻ nhà trẻ từ 24 - 36 tháng
15 p | 2884 | 276
-
SKKN: Một số biện pháp phát huy tính tích cực của trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi thông qua hoạt động vui chơi
21 p | 902 | 111
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển lĩnh vực thẫm mỹ ( Âm nhạc) cho trẻ 3 - 4 tuổi thông qua hoạt động dạy kỹ năng ca hát
17 p | 1021 | 81
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh lớp 4 học tốt bài thể dục phát triển chung
24 p | 931 | 49
-
SKKN: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh
52 p | 577 | 37
-
SKKN: Một vài kinh nghiệm giúp học sinh khuyết tật chậm phát triển trí tuệ hòa nhập với trường THCS
26 p | 183 | 21
-
SKKN: Một số kinh nghiệm trong việc ứng dụng phương pháp Montessori để phát triển xúc giác và vận động tinh cho trẻ nhà trẻ 24-36 tháng tuổi
21 p | 239 | 18
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho học sinh lớp 5
16 p | 271 | 11
-
SKKN: Một số biện pháp, trò chơi phát triển tính tích cực vận động cho trẻ mẫu giáo
36 p | 106 | 10
-
SKKN: Làm thế nào phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm
7 p | 107 | 9
-
SKKN: Một số biện pháp giúp học sinh học tốt bài thể dục phát triển chung lớp 5 Trường tiểu học Khương Đình
21 p | 160 | 8
-
SKKN: Rèn kỹ năng giải toán điển hình cho học sinh lớp 4
16 p | 176 | 7
-
SKKN: Một số biện pháp giúp trẻ hứng thú hơn trong giáo dục phát triển vận động đối với 5-6 tuổi tại lớp lá 4 trường mầm non Krông Ana
23 p | 45 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kỹ năng sống cho trẻ 4-5 tuổi nhằm giúp trẻ phát triển toàn diện
18 p | 95 | 4
-
SKKN: Tổ chức hoạt động âm nhạc nhằm phát triển toàn diện cho trẻ 5 - 6 tuổi
18 p | 48 | 4
-
SKKN: Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 - THPT Yên Lạc chủ đề ‘bảo vệ sức khỏe”
21 p | 59 | 4
-
SKKN: Một số biện pháp phát triển nhận thức cho trẻ thông qua môn tạo hình, lứa tuổi 5-6 tuổi cụ thể là lớp Lá 1 trường Mẫu giáo Eana
32 p | 33 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn