intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Làm thế nào phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm

Chia sẻ: Lê Thị Diễm Hương | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:7

108
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời, ngoài việc chăm sóc giáo dục thì vấn đề nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển đóng vai trò quan trọng đối với trẻ vì cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với các cháu mầm non. Chính vì điều đó giáo viên không chỉ dạy cho trẻ học mà còn là người luôn gần gũi chăm sóc trẻ, lo cho các cháu từng bữa ăn. Vì thế giáo viên cần phải nhận thức đúng và sâu sắc về tầm quan trọng của công tác giáo dục dinh dưỡng- vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Làm thế nào phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm”.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Làm thế nào phát triển tư duy ngôn ngữ cho trẻ thông qua các nhóm thực phẩm

  1. PHÒNG GIÁO DỤC & ĐÀO TẠO QUẬN HẢI CHÂU TRƯỜNG MẦM NON TIÊN SA ------–²—----- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM Đề tài: LÀM THẾ NÀO PHÁT TRIỂN TƯ DUY NGÔN NGỮ CHO TRẺ THÔNG QUA CÁC NHÓM THỰC PHẨM Người viết: Đậu Thị Lĩnh
  2. I. ĐẶT VẤN ĐỀ: - Đối với sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ trong những năm đầu đời, ngoài việc chăm sóc giáo dục thì vấn đề nuôi dưỡng theo nhu cầu phát triển đóng vai trò quan trọng đối với trẻ vì cuộc sống ngày càng cao, nhu cầu ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng không thể thiếu đối với các cháu mầm non. Chính vì điều đó giáo viên không chỉ dạy cho trẻ học mà còn là người luôn gần gũi chăm sóc trẻ, lo cho các cháu từng bữa ăn. Vì thế giáo viên cần phải nhận thức đúng và sâu sắc về tầm quan trọng của công tác giáo dục dinh dưỡng- vệ sinh an toàn thực phẩm (VSATTP). II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ: - Trẻ em có tính hồn nhiên, ngây thơ, hiếu động, rất tò mò muốn được tự mình khám phá ra những điều kỳ diệu xung quanh. Điều đó đã thể hiện qua các giờ học trong lớp, nhất là các hoạt động đối với môi trường xung quanh. Vào những ngày đầu trẻ đến lớp được cô giáo tổ chức tham quan trò chuyện, qua những lần trò chuyện tôi đã khám phá trí óc tưởng tượng của trẻ vô cùng phong phú. Chính điều đó đã thôi thúc tôi có ý tưởng làm sao các cháu biết được các loại thực phẩm quen thuộc và từ những thực phẩm đó, trẻ đã suy nghĩ thành một câu chuyện sáng tạo, giúp cho trẻ phát triển tốt trong các môn học: Giáo dục dinh dưỡng + LQVH.
  3. * Trò chuyện vào giờ ăn: Hằng ngày tôi dành một ít thời gian để trò chuyện vào giờ ăn, tôi giới thiệu các món ăn cho trẻ nhận biết các loại thực phẩm mà trẻ ăn tại trường: trẻ đã gọi tên món ăn đó và nhận biết các món ăn gồm những nhóm thực phẩm nào? Cung cấp chất gì và ích lợi gì đối với cơ thể. Để đảm bảo các chất dinh dưỡng, mỗi bữa ăn trẻ phải đủ 4 nhóm thực phẩm- đó là những nhóm thực phẩm sau: + Thức ăn giàu chất tinh bột: gạo, ngô, khoai, sắn, mì. + Thức ăn giàu chất đạm: trứng, thịt, cá, cua, tôm. + Thức ăn giàu Vitamin + muối khoáng: các loại rau: rau lang, rau dền, bí đỏ, chuối, cà chua, nho… + Thức ăn giàu chất béo: bơ, đậu phụng, mè, dừa… Trong giờ ăn trưa tôi luôn đàm thoại với trẻ: Hôm nay các cô cấp dưỡng cho con ăn những món ăn gì? (Trẻ tự kể ra): - Thịt, tôm là nhóm thực phẩm nào? - Củ cà rốt là nhóm thực phẩm nào? - Ăn cà rốt sẽ như thế nào? Thế các con ăn món canh gì đấy? Rau là nhóm thực phẩm nào? Ăn rau thì giúp cơ thể chúng ta như thế nào?... Cô luôn thường xuyên vào các bữa ăn trưa cho trẻ gọi tên nhận biết các nhóm thực phẩm.
  4. * Trò chuyện và kể chuyện sáng tạo: Khi trẻ đã nhận biết các nhóm thực phẩm, từ đó trẻ có thể nhìn vào bức tranh, các hình ảnh của các loại thức ăn mà tôi đã sưu tầm hoặc những vật thật các loại thức ăn như rau, quả cà chua, khoai… trẻ nhìn và có thể suy nghĩ nói lên thành một câu chuyện sáng tạo. Ví dụ 1: Tôi là quả bí đỏ có chứa chất vitamin, muối khoáng, hình dáng của tôi tròn to có màu đỏ. Mọi người rất yêu quý tôi, nhờ tôi mà mọi người khoẻ mạnh, có làn da đẹp, mắt sáng. Tôi là người bạn tốt của tất cả mọi ngưòi. Ví dụ 2: Tôi là quả trứng trong nhóm đạm, thân hình tôi tuy bé nhỏ nhưng thực ra tôi giúp ích mọi người, luôn đem đến cho mọi người những bữa ăn ngon, nhất là các bạn nhỏ. Nhờ tôi mà các bạn thông minh, học giỏi đấy. Tương tự như vậy, cô cho các cháu nhìn hình ảnh và nói các câu từ đơn giản đến phức tạp như gọi đúng tên thực phẩm, món ăn thông thường mà trẻ thích, kể chuyện sáng tạo theo tranh về các loại thực phẩm, món ăn, cách chế biến các món ăn đơn giản thông qua các trò chơi hoạt động góc như “Bé tập làm nội trợ” như trẻ biết vắt nước cam, nước chanh, làm bánh mỳ kẹp thịt… từ đó giúp trẻ phát triển ngôn ngữ nói mạch lạc rõ ràng. Tuy nhiên bước đầu không phải trẻ nào cũng có thể phân biệt các nhóm thực phẩm hoặc kể những câu chuyện sáng tạo qua các loại thực phẩm đó. Đối với trẻ ở giai đoạn này chủ yếu là hình thành cho trẻ trí óc tưởng tượng, phát triển ngôn ngữ. Vì vậy trong các giờ sinh hoạt hay các hoạt động của lớp, tôi cho các cháu thoải
  5. mái, khôn gò bó, tự do nói lên điều trẻ thấy, luôn tạo cơ hội cho trẻ nói lên những suy nghĩ, hành động của mình: không nhất thiết bắt buộc trẻ làm cái này cái nọ hay lắng nghe những điều gì đó, mà cần phải khuyến khích trẻ bàn luận một cách nhẹ nhàng tạo sự gần gũi tình cảm giữa cô trẻ. * Buổi tham quan bếp ăn: Bên cạnh đó tôi luôn cho trẻ tiếp xúc với những vật thật qua những buổi tham quan nhà bếp (khu vực sơ chế thực phẩm sống). Khi các cô cấp dưỡng đi chợ về tôi cho các cháu nhìn, sờ. Qua đó trẻ đã sử dụng hết các giác quan để phân biệt các loại thực phẩm, luôn tạo ra môi trường quan sát tốt hơn để trẻ dễ dàng nắm bắt và hiểu nhanh hơn. Đàm thoại với trẻ: - Quả gì đây các con? Quả đu đủ thuộc nhóm thực phẩm nào? - Hình dáng quả đu đủ như thế nào? - Cô bổ quả đu đủ này ra làm đôi, các con có nhận xét gì bên trong quả mướp không? - Quả đu đủ có ăn sống được không? Khi chín thì nó màu gì? Ăn được không? Tương tự như vậy, tôi cho trẻ quan sát các vật thật và trẻ trả lời được những câu hỏi đàm thoại của cô. Từ đó trẻ nhìn những hình ảnh hay những vật thật qua các loại thực phẩm mà trẻ dễ dàng sáng tạo ra thành câu chuỵện hoàn chỉnh về thực phẩm. Tôi luôn giúp cho trẻ suy nghĩ, tìm tòi để trẻ phát triển khả năng ngôn ngữ phong phú. Chính như vậy bản thân tôi luôn sẵn sàng đáp ứng nhu cầu hiểu biết của trẻ, gợi trẻ trí tò mò, lòng say mê tìm tòi sáng tạo. Luôn cung cấp thông tin cho trẻ những lời khuyên hợp lý về những bữa ăn. Như ngoài việc chăm sóc nuôi dạy trẻ bán trú cũng được cần lưu ý hơn về công tác VSATTP, để góp
  6. phần làm giảm bớt những nguy cơ không đảm bảo VSATTP trong trường mầm non. Chính vì thế tôi luôn cho trẻ ăn đúng, ăn đủ và ăn uống hợp lý. III. KẾT THÚC VẤN ĐỀ. - Kết quả: Từ những phương pháp giáo dục dinh dưỡng của tôi đã đem lại những kết quả tốt trong các tiết dạy GDDD+ LQVH đối với trẻ rất thích thú, giờ học sôi nổi, mạnh dạn tự tin, nhất là các trò chơi dinh dưỡng mà trẻ tiếp thu nhanh. Trẻ có thói quen tốt và hành vi văn minh trong bữa ăn, hình thành cho trẻ ý thức tự giác trong việc vệ sinh cá nhân. Trẻ biết yêu quý, tôn trọng những người lao động, có ý thức bảo vệ môi trường xanh- sạch- đẹp.
  7. * Bài học kinh nghiệm: - Để đạt được những kết quả trên, tôi luôn cố gắng, tìm tòi suy nghĩ, luôn học hỏi đồng nghiệp để nâng cao vốn kiến thức về việc chăm sóc nuôi dưỡng trẻ. Một điều không kém phần quan trọng là lòng yêu trẻ tạo ra trong lớp học có tình cảm yêu thương gần gũi trẻ. Chính những điều này giúp cho trẻ phát triển về trí tuệ thể lực một cách toàn diện. Trên dây là sáng kiến kinh nghiệm của tôi. Mong được sự góp ý và bổ sung của các đồng nghiệp. Tôi xin cảm ơn! Đà Nẵng, ngày …. tháng …. năm 2009. Người viết Đậu Thị Lĩnh
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2