SKKN: Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 - THPT Yên Lạc chủ đề ‘bảo vệ sức khỏe”
lượt xem 3
download
Mục đích cao nhất của Giáo dục là giáo dục và đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Môn ngoại ngữ ở THPT góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh - đó là lòng yêu nước, yêu nhân loại, có ý thức trau rồi kiến thức, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp, sẵn sàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng được yêu cầu thực tế của cuộc sống.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 - THPT Yên Lạc chủ đề ‘bảo vệ sức khỏe”
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” MỤC LỤC Phần 1. Lời giới thiệu...………………………...………………….……..………..… 3 Phần 2. Tên sáng kiến…...………………………………………….….........…..…... 4 Phần 3. Mục đích nghiên cứu……………….…..……………........……….…….....4 Phần 4. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu....…………….……….…........……. …...4 Phần 5. Phương pháp, kế hoạch và thời gian nghiên cứu.………..…………. …….4 Phần 6. Khả năng ứng dụng thực tế.....…………………………........……….…. ….4 Phần 7. Hiệu quả .…………………...……………………………….... ……………..4 CHƯƠNG 1: THỰC TRẠNG .… ..……………………………….... ………….........8 1. Tìm hiểu đối tượng giảng dạy.................................................................………..…. 8 2. Phân loại đối tượng giảng day ..........…..………….........…………....……………. 9 3. Nắm chắc mục đích, yêu cầu của bài học ….........…….........………….... ……………. 9
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” 4. Chuẩn bị kiến thức nền...................…..….... ……….........…………....……………. 9 CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, TỔ CHỨC, HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYENJ TẬP CỦNG CỐ, NÂNG CAO, VÀ HOÀN THIỆN KĨ NĂNG..................……... 10 1. Giao nhiệm vụ ................... ...................…..………….........…………....……………. 10 2. Ngôn ngữ hướng dẫn trong giờ ...........…..………….........…………....…..…………. 10 3. Các hoạt động....................................…..………….........…………....……....………. 11 4. Tổ chức luyện tập...............................…..………….........…………....…....…………. 15 5. Thời gian luyện tập.............................…..………….........…………....…....…………. 16 6. Phản hồi........................ ...................…..………….........…………....…….....………. 16 CHƯƠNG 3: KẾT LUẬN …....................................................…….………………17 1. Kết luận…………………....….......……………............................... ……………...33 2. Ưu điểm và hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm....... …………………....………… 33 3. Một số kiến nghị………...........................................................………….………… 33 Phần 8. Những thông tin cần bảo mật …...………………………………………15 Phần 9. Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến ... …………………………..15 2
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” Phần 10. Danh sách những tổ chức/ cá nhân đã tham gia áp dụng thử hoặc áp dụng sáng kiến lần đầu ...............................................……....…………….. ………….….19 BAO CAO KÊT QUA NGHIÊN C ́ ́ ́ ̉ ỨU, ỨNG DUNG SANG KIÊN ̣ ́ ́ Phần 1. Lời giới thiệu
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” 1. 1. Khách quan Trong thời kì hội nhập thế giới, Tiếng Anh có vai trò quan trọng trong nhiều lĩnh vực. Tiếng Anh là chìa khóa để mở cửa nhiều nền văn hóa, tiếp cận kiến thức tiên tiến của nhiều nước, cũng như mang bản sắc văn hóa của nước ta ra khắp thế giới. Tiếng Anh mang con người trên thế giới xích lại gần nhau hơn. Xác định rõ tầm quan trọng của tiếng Anh trong tiến trình hội nhập và phát triển đất nước, những năm gần đây Đảng, Nhà nước, Chính phủ và Bộ giáo dục và Đào tạo đã luôn quan tâm và chú trọng đến việc đổi mới phương pháp dạy học, đổi mới sách giáo khoa để việc dạy và học Tiếng Anh đạt hiệu quả cao nhất. Về phía học sinh, nhu cầu học Tiếng Anh toàn diện các kĩ năng ngày càng tăng. Ý thức học Tiếng Anh trong học sinh nói chung, học sinh THPT nói riêng cũng từ đó được nâng cao. Bên cạnh việc học ngữ liệu để làm bài thi THPT QG, học sinh dần dần chú trọng vào luyện tập các kĩ năng và đòi hỏi phải có phương pháp hướng dẫn đa dạng. Về phía giáo viên, họ luôn cần tìm tòi cách giúp học sinh tiếp cận từng nội dung bài học, nói cách khác là phương pháp dạy học giúp học sinh nâng cao năng lực là điều hết sức cần thiết. Đó là bởi vì phương pháp dạy học đa dạng, nâng cao năng lực cho học sinh giúp dần dần tăng tự tin cho học sinh, củng cố kiến thức, và nâng cao kĩ năng cho học sinh. Quan trọng hơn, chính phương pháp đa dạng, phù hợp với đối tượng sẽ giúp giữ được lửa nhiệt tình, sự say mê môn học của học sinh. 1. 2. Chủ quan Là giáo viên Tiếng Anh với 22 năm trực tiếp giảng dạy tại trường THPT Yên Lạc, sau mỗi buổi học tôi luôn có nhận xét riêng về hiệu quả của việc áp dụng các kĩ thuật dạy học trong mỗi hoạt động, giúp học sinh tiếp cận nội dung bài nhẹ nhàng, tự nhiên, đa dạng, và dần nâng cao năng lực cho các em. 4
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” Thông qua quá trình giảng dạy và nghiên cứu, tôi đã nhận ra rằng học sinh thường mang tâm lí e ngại, sợ sai, khó diễn đạt ý mình. Thậm trí còn có những học sinh không tỏ ra hứng thú với những nhiệm vụ giống nhau hay có tính luyện tập mặc dù nhiệm vụ ấy nằm trong tầm tay các em. Từ những băn khoăn, trăn trở trên tôi đã tham khảo các loại tài liệu, bạn bè, đồng nghiệp, tìm hiểu học sinh… nghiên cứu, ứng dụng những kiến thức mình có vào quá trình nghiên cứu đưa ra những phương pháp dạy học chủ đề “sức khỏe” cho học sinh lớp 10 – trường tôi được hiệu quả nhất. Phần 2. Tên sáng kiến SÁNG KIẾN KINH NGIỆM PHƯƠNG PHÁP DẠY HỌC PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC CHO HỌC SINH LỚP 10 THPT YÊN LẠC CHỦ ĐỀ ‘BẢO VỆ SỨC KHỎE” Phần 3. Tác giả sáng kiến: Họ và tên: Giang Kim Anh Đơn vị công tác: THPT Yên Lạc Số điện thoại: 0973359808 Phần 4. Chủ đầu tư tạo ra sáng kiến: Giang Kim Anh Phần 5. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Môn Tiếng Anh bậc THPT Vấn đề mà sáng kiến giải quyết: Phương pháp dạy học phát triển năng lực học sinh lớp 10 – THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe”. Phần 6. Ngày sáng kiến được áp dụng lần đầu hoặc áp dụng thử:
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” Tháng 10 năm 2017. Phần 7. Mô tả bản chất của sáng kiến 7.1. Mục đích nghiên cứu Không giống với sản phẩm của tất cả các ngành khác, sản phẩm của giáo dục là sản phẩm vô hình. Mục đích cao nhất của Giáo dục là giáo dục và đào tạo học sinh trở thành những con người phát triển toàn diện. Môn ngoại ngữ ở THPT góp phần quan trọng trong việc hình thành nhân cách học sinh đó là lòng yêu nước, yêu nhân loại, có ý thức trau rồi kiến thức, tự hào phát huy truyền thống tốt đẹp, sẵn sàng tiếp cận với khoa học kỹ thuật công nghệ cao, đáp ứng được yêu cầu thực tế của cuộc sống. Môn ngoại ngữ mang sắc thái riêng khác biệt với môn học khác. Nó không chỉ dạy kiến thức ngôn ngữ mà còn tích hợp cả kiến thức xã hội sâu sắc, phong tục, tập quán, lối sống văn hoá của nhân loại được thông qua ngôn ngữ, qua hệ thống từ vựng. Nghiên cứu để tìm ra những phương pháp hay và có hiệu quả giúp học sinh tiếp cận bài học nhẹ nhàng, tự nhiên, hấp dẫn, và hiệu quả hơn từ đó giúp các em ham học và thích học Tiếng Anh hơn. 7.2. Đối tượng và phạm vi nghiên cứu Bài nghiên cứu đã được triển khai với học sinh của hai lớp 10D1 – khối D (40HS) và 10A – khối D (43HS) trường THPT Yên Lạc – Yên Lạc Vĩnh Phúc. Đây là hai lớp cơ bản tương đương về trình độ, đa số các em ngoan, có ý thức học tập tốt. 7.3. Phương pháp và thời gian nghiên cứu 7.3.1. Phương pháp nghiên cứu Với chuyên đề này tôi đã áp dụng các phương pháp nghiên cứu sau: 6
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” + Sử dụng các phương pháp dạy học truyền thống và phương pháp theo đường hướng giao tiếp: cặp, nhóm + Quan sát học sinh luyện tập + Tổ chức cho học sinh nêu ý kiến về phương pháp mới. + Kiểm tra và đối chiếu kết quả học tập của học sinh. + Thảo luận với giáo viên trong nhóm và tham khảo sách hướng dẫn về phương pháp dạy học của Hội Đồng Anh. Sau mỗi đơn vị bài học, cá nhân giáo viên có kiểm tra đánh giá rút kinh nghiệm về những hình thức thực hiện ở từng tiết học, phân tích ưu điểm sau đó duy trì, phát huy ưu điểm bổ sung và cải tiến những tồn tại để tiếp tục thử nghiệm ở những bài học tiếp theo. Qua nhiều đơn vị bài học mà tôi đã lựa chọn và tìm ra những phương pháp dạy học phù hợp với đại đa số học sinh, đúc rút thành kinh nghiệm cho mình, chia sẻ với đồng nghiệp trong và ngoài nhà trường. 7.3.2 Thời gian nghiên cứu: Đề tài này đã đươc tiến hành trong 6 tháng từ tháng 09 năm 2017 đến tháng 02 năm 2018. 7.3.3 Kế hoạch nghiên cứu: Tháng 09 năm 2017: Khảo sát thực trạng học Tiếng Anh ở trường và rút ra 1 số kết luận về tính hiệu quả của phương pháp dạy học truyền thống. Ba tuần của tháng 10 năm 2017, của năm 2018, và của năm 2019: Áp dụng thử nghiệm trong dạy học phát triển năng lực học sinh ở các giai đoạn khác nhau và áp dụng đại trà ở các lớp 10. Chia sẻ kinh nghiệm trong nhóm chuyên môn. Tháng 2 năm 2020: Thảo luận đúc rút kinh nghiệm và hoàn thành SKKN.
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” 7.4. Khả năng phát triển, ứng dụng thực tế Với đề tài này chúng ta có thể ứng dụng vào thực tế giảng dạy Tiếng Anh cho học sinh ở các trường THPT. 7. 5. Hiệu quả Học sinh đã có hứng thú học môn tiếng Anh hơn. Những học sinh trước kia thờ ơ với bài học nay cũng chăm chú theo dõi và tham gia phát biểu xây dựng bài. Khả năng tham gia các hoạt động trên lớp của học sinh tốt hơn. 7.6 Về nội dung của sáng kiến: Nội dung của sáng kiến gồm 3 phần: Chương 1: Thực trạng Chương 2: Nội dung, tổ chức, hướng dẫn học sinh luyện tập củng cố, nâng cao, và hoàn thiện kĩ năng Chương 3: Kết luận 8
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” CHƯƠNG 1. THỰC TRẠNG I. TÌM HIỂU ĐỐI TƯỢNG GIẢNG DẠY 1. Giao nhiệm vụ không có hướng dẫn cụ thể cho học sinh Giáo viên yêu cầu học sinh đọc và làm theo yêu cầu mỗi hoạt động đưa ra theo đúng trật tự sách giáo khoa. Giáo viên (GV) để học sinh (HS) luyện tập trong khoảng thời gian nhất định. Sau đó GV gọi HS trình bày phần luyện tập trước lớp. 2. Quan sát và phân tích kết quả thu được lần 1 Trong và sau khi HS luyện tập, GV ghi chép lại những biểu hiện thường gặp ở từng nhóm HS. Sau đó GV phân tích, và rút ra những thực tế sau. * Nhóm HS quan tâm: Hoàn thành yêu cầu. Không thể hiện sự sáng tạo trong quá trình luyện tập. Cấu trúc câu không đa dạng. Ít áp dụng cấu trúc mới lĩnh hội được. Thái độ học tập trung lập. * Nhóm HS chiếm đại đa số: Chật vật trong diễn đạt ý, và hoàn thành yêu cầu bài học. Sử dụng một phần cấu trúc gợi ý trong sách giáo khoa. Diễn đạt ý nghèo nàn. Có những nhóm chỉ đọc y như đoạn mẫu đã cho.
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” Thái độ học tập miễn cưỡng. * Nhóm HS chiếm số ít: Không hoàn thành yêu cầu bài học. Né tránh tiếp xúc với bạn, lại càng tránh sự chú ý của GV. Thái độ hơi ngao ngán, uể oải. II. PHÂN LOẠI ĐỐI TƯỢNG GIẢNG DẠY Từ những thực tế được rút ra sau khi GV quan sát, GV đã xác định được những tiêu chí cần thiết để cải thiện hiệu quả kết quả làm việc của chính mình. Trước hết, GV cần phân loại được đối tượng giảng dạy của mình, hiểu rõ sở trường và sở đoản của từng nhóm HS. Trên thực tế, với lớp học sĩ số trên 40 HS, GV cần chia HS thành 3 nhóm đối tượng có những đặc điểm riêng. 1. Đối tượng học sinh khá giỏi. + Nhóm ưa sáng tạo, thích những nhiệm vụ có nhiều thách thức. + Nhóm sẵn sàng làm tốt những nhiệm vụ được giao và sẵn sàng giúp đỡ các bạn xung quanh. 2. Đối tượng học sinh trung bình. Nhóm HS luyện tập theo yêu cầu của GV. Sử dụng được 1, 2 cấu trúc đã cung cấp sẵn trong sách giáo khoa (SGK) để diễn đạt những ý nghèo nàn. Thực hiện các nhiệm vụ lặp lại, thay thế. Tương tác cặp là chủ yếu. Ngại kết hợp nhóm. 3. Đối tượng học sinh yếu, kém. 10
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” Chiếm khoảng 10%. Cần nhiều hỗ trợ về ngữ liệu. Cần có động cơ học tập rõ hơn, thu hút hơn để hoàn thành được yêu cầu luyện tập những hoạt động cặp dễ dàng. III. NẮM CHẮC MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU CỦA BÀI HỌC Để thiết kế được những hoạt động hỗ trợ vừa sức, phù hợp với từng nhóm HS, GV cần nắm chắc các yêu cầu về kiến thức, kĩ năng, và thái độ ở mỗi giờ học. GV cũng cần có kiến thức về lĩnh vực bài đề cập, chuẩn bị kiến thức mở rộng để phòng khi HS cần hoặc muốn hỗ trợ. GV lường trước những khó khăn mà HS sẽ có thể gặp để giúp các em tháo gỡ. IV. CHUẨN BỊ KIẾN THỨC NỀN 1. Ngữ liệu GV chuẩn bị về cấu trúc, từ vựng, ngữ pháp cho mối tiết học có thể giúp HS tận dụng dùng trong suốt giờ học tho chủ đề. 2. Tài liệu GV chuẩn bị các loại tài liệu sẵn có, dễ sử dụng, có tính gợi mở, thực tế. Tài liệu càng gọn nhẹ, dễ tìm càng có tính giáo dục càng tốt. Tài liệu có thể là bản phô tô, hình ảnh màu, video mà GV copy trên mạng hoặc tự thiết kế. 3. Phương pháp Để thu hút nhiều nhóm HS trong 1 lớp và có được sự liên kết nội dung giữa tiết trước và tiết sau, GV thực sự phải đầu tư về phương pháp giảng dạy. GV nên kết hợp nhịp nhàng giữa phương pháp hiện đại và truyền thống vì mỗi phương pháp có hiệu quả đặc biệt với 1 nhóm HS. GV cũng nên kết hợp các phương pháp hiện đại với nhau. Các phương pháp sử dụng sẽ thể hiện rõ giành cho nhóm HS nào, và được sắp xếp theo độ khó tăng dần, phù hợp với sức tiếp thu, luyện tập của từng nhóm HS.
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” CHƯƠNG 2: NỘI DUNG, TỔ CHỨC HƯỚNG DẪN HỌC SINH LUYỆN TẬP CỦNG CỐ, NÂNG CAO, VÀ HOÀN THIỆN KĨ NĂNG Trong 1 giờ, HS cần hoàn thành, trải qua 1 số hoạt động từ dễ đến khó để đảm bảo Hs được dẫn dắt tự nhiên, từ từ, tự tin dần lên. 1. Giao nhiệm vụ GV giao nhiệm vụ chung cho các nhóm HS. Nêu rõ yêu cầu, mục tiêu đạt được. Thông báo với các em về việc có thể các em được chấm điểm trong quá trình luyện tập theo cặp, nhóm của mình. Việc giao nhiệm vụ thường trước khi triển khai các hoạt động luyện tập. Tuy nhiên với những bài tập làm nhóm hoặc trình bày, hoặc cần tổng hợp thông tin, GV sẽ giao nhiệm vụ cho HS ngay từ đầu bài học (unit). 2. Ngôn ngữ hướng dẫn trong giờ Để đảm bảo tối đa tính tường minh trong yêu cầu, GV sử dụng ngôn ngữ chính xác, ngắn gọn, xúc tích, đơn giản, hay dùng. Ưu tiên câu mệnh lệnh. GV khuyến khích HS hỏi bạn trong tình huống chưa hiểu rõ yêu cầu của hoạt động. HS có thể hỏi lại GV khi chưa nắm chắc những gì cần làm. 3. Các hoạt động Chọn lựa những hoạt động đa dạng, phù hợp với kiểu bài, tăng hứng thú, nuôi đam mê cho HS cần nhiều thời gian và tâm huyết của GV. Hoạt động 1, 2 thường dành cho nhóm HS yếukém, và trung bình, hoạt động 3 cho nhóm HS khá giỏi. (Phụ lục minh họa cho từng tiết học trang ). Period 1. Unit 2. Your body and you. Getting started Activity 1. Can you work in pairs describe the pictures? (an apple/ an orange/ a pumpkin) 12
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” Activity 3. Work in groups discussing the question. “Why do many people prefer playing sports outdoors with others to doing them alone at home?” Period 2. Unit 2. Language Activity 1. Can you guess what system this is? (Use body language)/ or use colourful chalk to draw each system. Activity 2. Match the food and the organ/ system it benefits. Example: Enough chilly is good for your eyes. It provives us with vitamin A. 1. Oranges a. Lung 2. Guavas b. bone/ teeth 3. Bean c. spine 4. Egg d. intestine 5. Beaf e. skull 6. brocoli f. eyes 7. tomatoes g. skin 8. ginger/ lemon/ coraeias/ honey blood Activity 4. Assign some tasks to different groups to prepare at home in two weeks (green vegetables/ red fruits/ yellow fruits/ a sport). They can consult a nutritionist for accurate information. Give them some suggestions. (Colour of food/ suitable amount a day/ good for what part of the body/ provide for the body) Period 3. Unit 2. Reading Activity 1. Let sts watch a video of acupuncture Introduce some vocab using the video. Activity 3. Work in groups. Asnwer the question. “Which of these is the most popular? 1. 2. 3. Why?”
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” Period 4. Unit 2. Speaking Activity 1. Work in pairs. (4) Imagine you were going to see the doctor, what problem would you want him to help you solve? Activity 2. Match a problem and a solution Problem Solution Skin with spots Clean face properly/ balance diet/ not Shortsighted stay up late Illsmelled breath Limit garlic takein Too fat Massage Headache Take medicine Allergy Avoid spiced food/ chilly Stomachache Do sports Activity 3. Work in groups. One is the doctor. Three other are patients. They are asking the doctor for advice. Period 5. Unit 2. Listening Activity 1. Work in pairs. Ask and answer about what they have for lunch. Activity 4. Work in groups. Find the family who have the most balanced meals. 1. What do you usually have during meals? 2. How much ... do you have each time? 3. Are your meals balanced? Period 6. Unit 2. Writing Activity 1. Go around and ask your friends (mingle) 1. sleeplessness – have coffee/ do yoga Example: I’m sleepless. Should I have coffee? – No, you shouldn’t. 14
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” 2. allergy – seafood/ do some sports (badminton) a little by a little 3. bad breath – onion/ garlic/ brush the teeth 4. stress – tea/ cola/ chocolate/ alcohol/ processed foods (junkfoods and fast foods)/ go jogging 5. give gifts to a new girl/ boyfriend – get to know her taste 6. spotty face – stay up late/ take vitamin C, E regularly Activity 2. Analyse the model letter. (Orally) Activity 3. Practice writing. (individually) Activity 4: Peer correcting and oral correcting. (Orally) Period 7. Unit 2. Communication and culture I. Communication Activity 1. Work in pairs. Complete the table. Exercises System Parts of body Characteristic running Circulation system heart swimming Wellround dancing Skeletal system badminton light yoga Respiratory muscles system Activity 2. Work in groups. Watch the video and tell us what parts or systems the exercises benefit. + Suggested answer: The exercises are light and for everybody. They benefit respiratory system and muscles. II. culture
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” Activity 1. Find a synonym to the underlined word in each sentence. a. Many animals live on herbs such as: cows, rabbits, buffaloes. b. It’s really happy when you have talked to native speakers and been understood. c. If you choose proper exercises for yourself, it’ll bring you great benefits. d. You should be patient while doing a proper sport and then it gives you good outcomes. Activity 2. What differences can you find the two peoples’ believes? Should we follow them? Activity 3. Beside this, do you know any treatment without medicine? Work in groups. Tell your friends how to apply it. Period 8. Unit 2. Project Activity 1. Remind the assigned tasks in Language. + green vegetables/ red fruits/ yellow fruits/ a sport + Colour of food/ suitable amount a day/ good for what part of the body/ provide for the body Each group is going to present their prepared drawing/ information. Number the classmembers to form different groups. Let sts tell the newlyformed groupmembers what he did in the old group. Change the groups and do the same three times at most. All sts will get enough gathered information. The teacher gives marks to some sts with better progress. 4. Tổ chức luyện tập Sau khi giao nhiệm vụ cho HS, GV sẽ tổ chức cho HS luyện tập: 16
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” + Cá nhân: + Theo cặp: HS ngồi cùng bàn thành 1 cặp, sau đó các em cần đổi cặp (quay xuống hàng dưới hoặc hàng trên) để tăng cường giao tiếp cặp với các bạn trong lớp. + Theo nhóm: Nhóm bao gồm 3 hoặc 4 bạn ngồi gần nhau. Khi nào cần cạnh tranh lớn hơn, khuấy động hơn, nhóm sẽ có 10 hoặc 12 bạn. GV thường di chuyển trong lớp để hỗ trợ 1 vài cặp, nhóm điển hình, lần lượt sao cho HS hết dần cảm giác e sợ, né tránh mỗi khi GV đến gần. GV tham gia vào cặp, nhóm như 1 thành viên, với vai trò cung cấp thêm ngữ liệu. Khi mời HS thể hiện kết quả phần luyện tập của mình, GV có thể chọn những HS tự tin trình bày trước lớp và khích lệ HS này để làm gương cho các bạn. Với những HS nhút nhát hơn, GV để các em trình bày trong nhóm của mình, tìm điểm mạnh của em đó để khích lệ trước nhóm. Tăng cường trao đổi giữa các nhóm để HS dần tự tin trước các bạn. 5. Thời gian luyện tập Thường mỗi hoạt động chiếm từ 10 đến 15 phút. Riêng hoạt động nhóm có thể chiếm 20 phút. GV cần lường trước những tình huống nảy sinh khi HS luyện tập. GV nhắc HS khi còn 1, 2 phút cuối, giúp HS khẩn trương hoàn thành nhiệm vụ. 6. Phản hồi 6.1. Nhận xét từ bạn bè GV gọi HS nhận xét các bạn mình trước lớp với những hoạt động nhóm, hướng vào những thay đổi tích cực/ tiến bộ của HS. Với những HS thiếu tự tin, trong trường hợp bài chữa trên bảng, GV hỏi xem cả lớp có đồng ý với ý kiến của bạn ấy không. GV gọi 1 bạn đưa ra ý kiến của mình và chốt đáp án.
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” 6.2. Nhận xét từ thầy, cô GV nhận xét cùng bạn cùng cặp của HS hay rụt rè đó, nhìn vào mặt tích cực trước. Khuyên HS nên làm gì cho lần sau. Tránh so sánh 2 bạn với nhau. Cùng với nhận xét, GV cho điểm – đây là động lực chính khiến nhiều HS học nghiêm túc hơn, nỗ lực hơn trong luyện tập. CHƯƠNG 3. KẾT LUẬN 1. Kết luận Sau 1 khoảng thời gian áp dụng các phương pháp dạy học phát triển năng lực HS, tôi đã thu được 1 số kết quả nhất định theo các khía cạnh sau. + Về ý thức: HS đã có ý thức cao hơn trong giờ học, đặc biệt khi GV thông báo luôn việc sẽ cho điểm những bạn luyện tập tích cực hơn. HS trung bình cũng cố gắng diễn đạt đầy đủ tối đa ý kiến của minh. HS khá giỏi chăm chú lắng nghe các bạn non kiến thức hơn mình và hỗ trợ các bạn trong cả 4 kĩ năng. Ý thức chuẩn bị bài tập GV giao cho các nhóm đa dạng và sáng tạo theo chủ quan cá nhân. HS yếu kém bớt e dè, mà tham gia hoàn thành nhiệm vụ tại lớp cùng cả lớp. + Về kết quả học tập: Kết quả học tập nâng lên rõ rệt. Kết quả thể hiện bằng điểm số ở các kĩ năng. Việc sử dụng đa dạng phương pháp dạy học, cùng với thiết 18
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” kế của sách giáo khoa (kiến thức có kế thừa, củng cố và mở rộng; các kĩ năng được nâng cao dần), giúp đảm bảo phát huy năng lực của HS nhiều nhất. Học sinh từng bước được luyện tập kĩ năng nói tối đa trong tất cả các giờ họ. + Về tương tác trong giao tiếp: Tương tác cặp có hiệu quả nổi bật. Tương tác nhóm được các em hào hứng thảo luận chung. Nếu như ở những lớp không áp dụng phương pháp dạy học phát triển năng lực HS, thì giỏi thường được ưu tiên trình bày cho vả nhóm. Tuy nhiên trong những giờ học trong nghiên cứu của tôi, số lượng học sinh tham gia luyện tập được chia đều nhất có thể. Đại đa số HS tạo 1 môi trường học thân thiện hơn, chan hòa hơn. 2. Ưu điểm, hạn chế của sáng kiến kinh nghiệm + Sáng kiến kinh nghiệm có tính thực tế, khả thi, không cần chi phí cao. Có thể áp dụng cho học sinh đại trà. Các phương pháp dạy học này tạo môi trường học thân thiện, giúp học sinh dần tăng tự tin trong học ngoại ngữ, và có cách đánh giá HS khách quan. Các phương pháp dạy học này có thể được áp dụng rộng rãi cho các trường THPT. + Hạn chế: Cần rất nhiều thời gian chuẩn bị của GV. GV cần liên tục nâng cao trình độ công nghệ thông tin của mình. GV cần sử dụng phương pháp dạy học trên nhiều lần để HS làm quen và thực hiện tốt. Tuy nhiên, phương pháp dạy học này thường gây ồn vì 1 số HS có ý thức học chưa cao sẽ tận dụng cơ hội để nói chuyện to. Việc quản lí tốt HS trong những giờ nghiên cứu yêu cầu GV có khả năng quán xuyến lớp tốt. Với những HS khá giỏi đòi hỏi GV phải chuẩn bị kiến thức đủ sâu, rộng để thỏa mãn nhu cầu về từ vụng và những câu hỏi thêm chứng minh lập luận của các em. 3. Kiến nghị
- Phương pháp dạy học phát triển năng lực cho học sinh lớp 10 THPT Yên Lạc chủ đề “bảo vệ sức khỏe” + Đề nghị các cấp tạo điều kiện bố trí số lượng học sinh trong lớp vừa phải để giáo viên bao quát lớp được toàn diện, học sinh có điều kiện thực hành nhiều hơn. + Đề nghị các cấp tạo điều kiện về quản lí: thấu hiểu những nỗ lực đổi mới phương pháp dạy học của GV và chấp nhận 1 số khoảng thời gian trường có 1 chút ồn ào. Phần 8: Những thông tin cần bảo mật Không có Phần 9: Các điều kiện cần thiết để áp dụng sáng kiến HS có kiến thức cơ bản về tiếng Anh. GV có khả năng khai thác CNTT. Lớp học có sĩ số vừa phải, có máy chiếu. Áp dụng cho học sinh THPT. Khả năng áp dụng sáng kiến: SKKN đã được áp dụng giảng dạy tại lớp 10A (20192020); 10D1 (20172018) trường tôi. Ngoài ra sáng kiến còn có thể áp dụng được cho tất cả các trường THPT trong cả nước. Sáng kiến sẽ được tác giả chia sẻ đến giáo viên tiếng Anh quan tâm đến vấn đề nêu trên. Phần 10: Danh sách tổ chức/ cá nhân tham gia áp dụng thử sáng kiến Số TT Tên tổ chức/cá Địa chỉ Phạm vi/Lĩnh vực nhân áp dụng sáng kiến 20
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Phát huy tính tích cực của học sinh trong phương pháp dạy học thảo luận nhóm ở môn Tiếng Anh
9 p | 2163 | 732
-
SKKN: Vận dụng kỹ thuật, phương pháp dạy học tích cực trong giảng dạy Ngữ văn THPT
18 p | 2892 | 531
-
SKKN: Một số giải pháp đổi mới phương pháp dạy học môn Sinh học lớp 8
25 p | 1773 | 277
-
SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc - hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ Văn 12
22 p | 693 | 112
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học phát huy vai trò của thí nghiệm trong dạy học môn Hóa học
7 p | 331 | 65
-
SKKN: Kinh nghiệm đổi mới phương pháp dạy học phát huy vai trò của thí nghiệm trong giờ dạy học Hóa học
7 p | 253 | 61
-
SKKN: Một vài giải pháp quản lý về đổi mới phương pháp dạy học ở trường THCS Vĩnh Thành
22 p | 243 | 60
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học đàm thoại phát hiện để xây dựng hệ thống câu hỏi dạy học Dãy số lớp 11 THPT
46 p | 447 | 58
-
SKKN: Sáng tạo đổi mới trong phương pháp dạy học tích cực
21 p | 1152 | 47
-
SKKN: Một số giải pháp sử dụng phương pháp dạy học theo dự án trong chương trình tiếng Anh 4
26 p | 407 | 45
-
SKKN: Tổ chức tiết học Địa lý theo phương pháp dạy học tích cực
16 p | 192 | 27
-
SKKN: Vận dụng phương pháp dạy học theo nhóm trong giảng dạy theo hướng chuyên sâu
12 p | 472 | 26
-
SKKN: Một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong môn GDCD
11 p | 136 | 11
-
SKKN: Đổi mới phương pháp dạy học nhằm chú trọng phát triển năng lực học sinh trong phần Địa lí tự nhiên – Địa lí 12 – Ban cơ bản
74 p | 117 | 10
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo thực hiện các phương pháp dạy học tích cực cho trẻ tại trường Mầm non Sao Mai
23 p | 141 | 9
-
SKKN: Áp dụng phương pháp dạy học tích cực nhằm giúp học sinh phát huy tính sáng tạo trong giờ đọc – hiểu tác phẩm văn học ở chương trình Ngữ văn 12
25 p | 81 | 6
-
SKKN: Dạy học phát huy năng lực người học thông qua hoạt động trải nghiệm cho học sinh trong dạy đọc hiểu tác phẩm “Chữ người tử tù” của Nguyễn Tuân
24 p | 84 | 5
-
SKKN: Phương pháp dạy học tích hợp liên môn để phát huy tính tích cực của học sinh khi dạy bài 8 - Nhật Bản. Lịch sử 12
54 p | 108 | 5
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn