intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh

Chia sẻ: Nhi Nhi | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:52

580
lượt xem
37
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Muốn đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên chúng ta nhắc đến đó là “ sức khoẻ” do đó dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người.Cùng tham khảo tài liệu về Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh này nhé.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh

  1. Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh
  2. LỜI NÓI ĐẦU Như chúng ta đã biết Bác Hồ đã nói : “Trẻ em như búp trên cành. Biết ăn, biết ngủ học hành là ngoan”. Quả đúng là như vậy trẻ em như búp non trên cành nếu được chăm sóc cẩn thận thì chồi non đó sẽ phát triển. Cũng như con người nếu được chăm sóc ngay từ khi mới sinh của người mẹ và gia đình cho đến khi đứa trẻ đó được tới trường, tới lớp được sự chăm sóc chu đáo của cô giáo mầm non thì đứa trẻ đó sẽ phát triển toàn diện về “ Đức, trí, lao, thể, mỹ”. Muốn đứa trẻ phát triển toàn diện thì điều đầu tiên chúng ta nhắc đến đó là “ sức khoẻ” do đó dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển về thể lực và trí tuệ và góp phần phát triển toàn diện nhân cách cho trẻ, người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc. Dinh dưỡng học nghiên cứu mối quan hệ thiết yếu giữa thức ăn và cơ thể con người, tất cả chúng ta đều thấy rõ tầm quan trọng của việc ăn uống là một nhu cầu hằng ngày, một nhu cầu cấp bách bức thiết không thể không có. Tuy vậy hiện nay trong nền kinh tế thị trường các vấn đề nảy sinh do chế độ dinh dưỡng không đầy đủ và không hợp lý vẫn là điều mọi người phải quan tâm xem xét. Chúng ta biết rằng tình trạng dinh dưỡng tốt của mọi người nói chung, trẻ em nói riêng phụ thuộc vào khẩu phần dinh dưỡng thích hợp, việc được chăm sóc sức khoẻ đầy đủ có môi trường sống hợp vệ sinh.
  3. Trên cơ sở nhận thức được tầm quan trọng của giá trị dinh dưỡng và điều kiện kinh tế hiện nay, là một giáo viên mầm non tôi cần giáo dục dinh dưỡng cho mọi người, nhất là đối với trẻ ngay ở độ tuổi mầm non. Giáo dục dinh dưỡng là một quá trình tác động có tác động có mục đích, có kế hoạch đến tình cảm, lý trí con người nhằm làm thay đổi nhận thức, thái độ và hành động để đi đến tự giác. Chăm lo vấn đề ăn uống và sức khoẻ cá nhân, tập thể cộng đồng. Chính vì vậy, khi nghiên cứu đề tài “ Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh” độ tuổi từ 4 -5 tuổi. Khi tiến hành làm đề tài này tôi được sự giúp đỡ nhiệt tình của : - Ban giám hiệu Nhà trường - Của các giáo viên trong trường mầm non Quang Trung. - Đã giúp đỡ và cung cấp tài liệu và kiến thức cơ bản để tôi hoàn thành đề tài này. Tôi xin chân thành cảm ơn!. PHẦN I : NHỮNG VẤN ĐỀ CHUNG.
  4. I. Lý do chọn đề tài. 1. Cơ sở lý luận: Con người có sức khoẻ có muôn vàn ước mơ, người không có sức khoẻ chỉ có một ước mơ duy nhất là “ Sức khoẻ”. Thật vậy “ Sức khoẻ” là vốn quý nhất của con người, có sức khoẻ là có tất cả, là điều kiện quyết định đến sự nghiệp tiền đề tương lai. Hồ Chủ Tịch đã nói “ Muốn có xã hội chủ nghĩa phải có con người xã hội chủ nghĩa”. Chủ tịch hội đồng Bộ trưởng Phạm Văn Đồng tại hội nghị tổng kết ngành thể dục thể thao 23/03/1973 có nói “ Con người xã hội chủ nghĩa là con người khoẻ mạnh lúc nào cũng sung sức, cơ thể tốt, thần kinh, tinh thần tốt”. Để đạt được điều đó. “ Vì lợi ích mười năm trồng cây, Vì lợi ích trăm năm trồng người”. Trong văn kiện Đại hội lần thứ IV Ban chấp hành TW Đảng cộng sản Việt Nam khoá 7 tháng 12/1993 khẳng định : “ Giáo dục đào tạo là quốc sách hàng đầu, là động lực phát triển kinh tế xã hội” Giáo dục là sự nghiệp của Đảng, Nhà nước và toàn dân. Mục đích của nền giáo dục XHCN Việt Nam là đào tạo ra những con người có kiến thức văn hoá, có sức khoẻ, có kỹ năng nghề nghiệp, lao động tự chủ sáng tạo và có kỷ luật, giàu lòng nhân ái, yêu nước, yêu chủ nghĩa xã hội, có cuộc sống lành mạnh đáp ứng nhu cầu phát triển của đất nước. Các cơ sở giáo dục mầm non có nhiệm vụ tạo điều kiện tốt nhất để trẻ phát triển hài hoà thể chất và tinh thần, phối kết hợp giữa gia đình và nhà trường, gia đình - xã hội để chăm
  5. sóc giáo dục trẻ từ 0-6 tuổi phát triển một cách toàn diện, đặt nền tảng đầu tiên cho sự hình thành những phẩm chất con người mới XHCN : Khoẻ mạnh, nhanh nhẹn cơ thể phát triển hoàn hảo cân đối. Giàu lòng yêu thương, biết quan tâm, nhường nhịn giúp đỡ những người gần gũi, thật thà, lễ phép, mạnh dạn, hồn nhiên. Yêu thích cái đẹp, biết giữ gìn cái đẹp và mong muốn tạo ra những cái đẹp xung quanh. Thông minh, ham hiểu biết, thích khám phá tìm tòi, có một số kỹ năng sơ đẳng ( quan sát, so sánh, phát triển tổng hợp, suy luận ) cần thiết để lên lớp lớn và tiếp tục và trường phổ thông, thích đi học. Như chúng ta đã thấy vấn đề dinh dưỡng chiếm một vị trí rất quan trọng. Có ảnh hưởng quyết định đến sự sinh trưởng và phát triển cơ thể trẻ. Vì vậy chương trình lồng ghép giáo dục nội dung dinh dưỡng vào giảng dạy cho trẻ mẫu giáo nhằm giúp trẻ hiểu và nhận biết về lợi ích của vấn đề dinh dưỡng đối với cơ thể con người và tạo ra sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ lứa tuổi mẫu giáo đến lứa tuổi học đường, tiến hành giáo dục cho trẻ mẫu giáo sẽ góp phần quan trọng trong chiến lược con người, tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng, sức khoẻ. Biết lựa chọn một cách thông minh tự giác các cách ăn uống, để đảm bảo sức khoẻ của mình, đẩy lùi bệnh tật, hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng ở trẻ em. 2. Cơ sở thực tiễn.
  6. Năm học 2008-2009 Trường mầm non Quang Trung vẫn tiếp tục thực hiện chuyên đề giáo dục dinh dưỡng- vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường với mục tiêu tiếp tục giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng trong các lớp ở mức độ tuổi thấp nhất. Từ tình trạng suy dinh dưỡng của trẻ mẫu giáo 4- 5 tuổi của trường mầm non Quang trung. Năm học 2008 – 2009 tình trạng suy dinh dưỡng vẫn còn. Đầu năm học tỷ lệ suy dinh dưỡng ở dưới lớp là 7% ( Lớp bé chuyển lên) đến khám sức khoẻ định kỳ đợt II thì tỷ lệ suy dinh dưỡng còn 5%. Thực trạng công tác giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ tại trường mầm non Quang Trung. Công tác này đã được thực hiện thường xuyên liên tục, đứng trước nhiệm vụ trước mắt là thực hiện công tác giáo dục dinh dưỡng và sức khoẻ trong Nhà trường mầm non Quang Trung ngày càng có chất lượng và hiệu quả cao. Tuy vậy tỷ lệ suy dinh dưỡng vẫn còn, trước tình hình này là một giáo viên mầm non đang công tác tại trường tôi luôn trăn trở suy nghĩ mình phải làm gì ? và làm thế nào? cùng đội ngũ giáo viên trong Nhà trường tìm ra biện pháp giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ một cách phù hợp sẽ hạ thấp dần tỷ lệ suy dinh dưỡng hay tỷ lệ suy dinh dưỡng không còn tại trường mình và nâng dần thể lực cho trẻ. Vì vậy tôi mạnh dạn nghiên cứu đề tài : “ Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen môi trường xung quanh”. II. Mục đích nghiên cứu: Tìm ra biện pháp hữu hiệu nhất, phù hợp nhất để giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mầm non.
  7. III. Khách thể nghiên cứu- đối tượng - phạm vi nghiên cứu: 1- Khách thể nghiên cứu : Biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ. 2- Đối tượng nghiên cứu : Biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ 4 – 5 tuổi trường mầm non Quang Trung. 3- Phạm vi nghiên cứu : Lớp mẫu giáo nhỡ trường mầm non Quang Trung. IV. Các giả thiết nghiên cứu: Nếu chúng ta tìm ra được một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Quang Trung trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh một cách phù hợp sẽ hạ thấp dần tỷ lệ suy dinh dưỡng tới mức thấp nhất hoặc không còn. V. Nhiệm vụ nghiên cứu : 1- Nghiên cứu cơ sở lý luận về vấn đề dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo. 2- Đề xuất một số biện pháp giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo 4-5 tuổi trường mầm non Quang Trung năm học 2008 – 2009.
  8. VI.Phương pháp nghiên cứu: 1- Phương pháp nghiên cứu lý thuyết: Tôi đã tìm ra được các tài liệu sau có liên quan tới để hoàn thành đề tài: - Giáo dục học trẻ em. - Tâm lý học trẻ em. - Một số kiến thức về môi trường xung quanh. - Cơ sở khoa học của việc nuôi dưỡng và chăm sóc trẻ. - Một số vấn đề chăm sóc giáo dục sức khoẻ dinh dưỡng môi trường cho trẻ từ 0- 6 tuổi. 2- Phương pháp quan sát: Là phương pháp thu thập những thông tin về đối tượng nghiên cứu bằng tri giác trực tiếp đối tượng và các nhân tố khác liên quan đến đối tượng. Quan sát giờ dạy đồng nghiệp. Quan sát các hoạt động khác của trẻ như: + Khi vui chơi trẻ thích chơi gì ? + Khi ăn trưa trẻ thích ăn món gì ? 3- Phương pháp đàm thoại trò chuyện. Là phương pháp trò chuyện giữa giáo viên với các đồng nghiệp, phụ huynh của trẻ và với trẻ để tìm hiểu sự hiểu biết của trẻ về thức ăn giúp trẻ nắm được những tri thức mới về dinh dưỡng, tìm hiểu sự hiểu biết của đồng nghiệp và của phụ huynh về dinh dưỡng thế nào ? 4- Phương pháp điều tra:
  9. Tôi đã tiến hành điều tra những vấn đề sau: 4.1 Điều tra sức khoẻ của trẻ stt Họ tên Ngày mẹ Kênh béo sinh Tên Nghề A B C phì nghiệp 4.2 Điều tra đối với giáo viên: Tôi đã điều tra bằng câu hỏi sau: Xin đồng chí vui lòng cho biết đồng chí đã giáo dục dinh dưỡng bằng cách nào trong quá trình hướng dẫn trẻ làm quen với môi trường xung quanh. Mức độ Thường ít sử dụng Không xuyên Hình thức Tiết học Dạo chơi Sinh hoạt hàng ngày VII. Lịch sử nghiên cứu đề tài :
  10. Nghiên cứu vấn đề về dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng là một việc làm không phải là mới nhưng cũng không hoàn toàn cũ. Từ những năm trước đây, vấn đề này đã được rất nhiều nhà khoa học nghiên cứu, các chuyên gia về dinh dưỡng đã được rất nhiều thành công, họ đã tìm ra rất nhiều phương pháp hữu hiệu để phòng chống suy dinh dưỡng. Những phương pháp đó không phải nơi nào cũng áp dụng có hiệu quả vì còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, phong tục tập quán, hoàn cảnh sống, điều kiện của địa phương, của từng gia đình khác nhau. Nhận thấy đây là vấn đề rất quan trọng và cấp thiết nên tôi đã mạnh dạn nghiên cứu vấn đề “ Giáo dục dinh dưỡng cho trẻ mẫu giáo nhỡ 4-5 tuổi trong quá trình hướng dẫn trẻ môi trường xung quanh” trường mầm non Quang Trung. VIII. Kế hoạch thời gian thực hiện: - Thời gian đăng ký đề tài : 15/10/2008. - Thời gian làm đề cương sơ lược : 20/10 – 30/10/2008. - Thời gian làm đề cương chi tiết : 01/11 – 15/11/2008. - Duyệt đề cương : 20/11/2007. - Thời gian viết nháp bản thảo : 20/11 – 30/12/2008. - Thời gian sửa bản thảo : 30/12/2008 – 05/01/2009. - Thời gian hoàn thành : 20/03/2009. - Thời gian nộp đề tài : 20/04/2009.
  11. PHẦN II. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU: Chương I: Cơ sở lý luận về dinh dưỡng và vấn đề giáo dục dinh dưỡng - sức khoẻ. 1.Khái niệm dinh dưỡng : Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của mỗi con người.Dinh dưỡng là thức ăn mà chúng ta ăn và cách thức sử dụng chúng. Trẻ em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí tuệ. Người lớn cần dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, ăn uống là nhu cầu sống hàng ngày, nhu cầu bức thiết không thể không có.
  12. Thức ăn cung cấp năng lượng axit amin, lipit, vitamin, chất khoáng .cần thiết cho sự phát triển của cơ thể duy trì tế bào tổ chức. Thiếu hay thừa các chất dinh dưỡng trên đều có thể gây bệnh hay ảnh hưởng bất lợi đến sức khoẻ con người. 2.Ý nghĩa, tầm quan trọng của dinh dưỡng đối với sức khoẻ: Dinh dưỡng là những thức ăn cung cấp năng lượng axit amin, lipit, vitamin, chất khoáng, rất cần thiết cho sự phát triển của cơ thể, duy trì tế bào tổ chức. Dinh dưỡng đầy đủ sẽ giúp cho cơ thể phát triển khoẻ mạnh, cân đối, phát triển toàn diện cả về thể chất lẫn trí tuệ. Con người cần có dinh dưỡng để duy trì sự sống và làm việc, dinh dưỡng là nhu cầu bức thiết không thể không có của sinh vật. Giáo dục trẻ mầm non những kiến thức sơ đẳng về lương thực, thực phẩm và giá trị dinh dưỡng của những loại thức ăn đó. Từ đó trẻ sẽ ăn hết các loại thức ăn mà mẹ và cô giáo nấu, không kén chọn thức ăn là biện pháp tốt nhất nâng cao sức khoẻ góp phần từng bước hạ thấp tỷ lệ suy dinh dưỡng trẻ em. Đưa vấn đề giáo dục dinh dưỡng sức khoẻ vào bài giảng sẽ tạo ra cho trẻ sự hứng thú, thoải mái trong học tập cũng như trong vui chơi. Giáo dục dinh dưỡng, sức khoẻ góp phần quan trọng trong chiến lược con người tạo ra một lớp người mới có sự hiểu biết đầy đủ về vấn đề dinh dưỡng - sức khoẻ, biết chọn thức ăn một cách thông minh và tự giác ăn uống để đảm bảo sức khoẻ cho mình. Tạo ra một sự liên thông về giáo dục dinh dưỡng liên tục từ tuổi mẫu giáo đến tuổi học đường.
  13. Dinh dưỡng và giáo dục dinh dưỡng luôn chiếm một vị trí quan trọng trong giáo dục mầm non, là nền tảng cho tương lai của trẻ sau này. 2. Nội dung giáo dục dinh dưỡng. a. Cơ sở lý luận. - Giúp trẻ hiểu giá trị dinh dưỡng của thực phẩm, lợi ích của lương thực thực phẩm. Giá trị dinh dưỡng không chỉ phụ thuộc vào thành phần hoá học của các loại lương thực thực phẩm mà còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như: cách bảo quản, chế biến, Thực tế trong mỗi loại lương thực thực phẩm đều có chất dinh dưỡng khác nhau. Vì vậy chúng ta nên phối hợp các loại lương thực thực phẩm khác nhau để có đầy đủ và cân đối các chất dinh dưỡng là một nhu cầu cấp bách nhất của xã hội đối với trẻ em, nó chiếm một vị trí đặc biệt quan trọng, có ảnh hưởng đến sự sinh trưởng và phát triển của cơ thể trẻ. Để nuôi dưỡng tốt về dinh dưỡng cần phải có khẩu phần ăn đảm bảo về số lượng, chất lượng các loại lương thực thực phẩm để đảm bảo cho giáo dục dinh dưỡng tốt ta cần giáo dục cho trẻ hiểu biết về giá trị dinh dưỡng của các loại lương thực thực phẩm thông qua trò chơi, bữa ăn hàng ngày, qua các buổi dạo chơi tham quan. Lương thực, thực phẩm là nguồn năng lượng chủ yếu trong cơ thể. Cơ thể cần đầy đủ các chất dinh dưỡng như : Prôtêin, Lipít, Đường, Muối khoáng, Vitamin... các chất này duy trì hoạt động của các cơ quan bên trong cơ thể, thực hiện các hoạt động sinh lý khác của cơ thể: tổng hợp các chất sông mới, điều hoà thân nhiệt cùng với sự phát triển của cơ thể về thể lực lẫn trí tuệ
  14. b. Cơ sở thực tiễn Ăn là một nhu cầu không thể thiếu được của con người nhất là đối với trẻ càng phải ăn uống đầy đủ cả về số lượng và chất lượng hơn người lớn, ăn uống cung cấp năng lượng cho nhu cầu sống hoạt động và phát triển của cơ thể, nhu cầu này được thay đổi theo lứa tuổi của trẻ. Nguồn năng lượng cho cơ thể hoạt động sinh trưởng và phát triển đều lấy từ các chất dinh dưỡng khác nhau do thức ăn cung cấp qua khẩu phần ăn hàng ngày. Trong cuộc sống con người, dinh dưỡng là một trong những yếu tố quan trọng ảnh hưởng trực tiếp tới sự tồn tại và duy trì cuộc sống con người. Vấn đề quan trọng của dinh dưỡng trẻ em là đảm bảo nhu cầu của cơ thể trẻ đang lớn. Trong giai đoạn phát triển có những đặc điểm riêng về tâm lý và nhu cầu dinh dưỡng. Nếu được cung cấp đầy đủ năng lượng, cơ thể của trẻ sẽ dùng một nửa số năng lượng này cho các hoạt động hô hấp, tiêu hoá, bài tiết, thần kinh để duy trì phát triển sự sống. Nếu trẻ ăn uống không đủ lượng, đủ chất, ăn không ngon miệng, thì sức khoẻ của trẻ sẽ bị giảm sút. Vì vậy phải có chế độ ăn khoa học, hợp lý và đầy đủ các chất dinh dưỡng. Để đảm bảo cho trẻ chất dinh dưỡng cần phải cho trẻ biết được giá trị của các loại thức ăn và qua đó phải giáo dục cho trẻ ăn đầy đủ các chất đạm, đường, béo, vitamin, nước, muối khoáng thì sẽ tăng thêm calo cho cơ thể, giáo dục các chất trên có nhiều ở trong các thực phẩm như : gạo, khoai, thịt, trứng, sữa, rau.Nếu trẻ không được ăn no
  15. đủ các chất sẽ bị suy dinh dưỡng, ốm, học kém, chậm phát triển cả về thể chất lẫn trí tuệ. Vì vậy chúng ta muốn cho trẻ khoẻ mạnh thông minh, chóng lớn cần giáo dục cho trẻ ăn hết xuất của mình, ăn đủ chất, đủ lượng thì mới khoẻ mạnh, thông minh, học giỏi, sau này tương lai sẽ tốt đẹp. Ví dụ: trong giờ ăn trưa, trước khi ăn cô giáo giới thiệu cùng trẻ các món ăn trẻ sẽ được ăn hôm nay, sau đó giới thiệu luôn giá trị dinh dưỡng của các món ăn đó như : Hôm nay cô cho các con ăn món thịt sốt cà chua, trong thịt có rất nhiều chất đạm và prôtêin, lipit, giúp cơ thể các con phát triển, thông minh, nhanh lớn, trong cà chua có nhiều vitamin A rất tốt cho mắt, ăn vào các con có làn da hồng hào, mắt sáng long lanh rất đẹp đấy. Và hôm nay các con còn được ăn món canh rau cải nấu với thịt có nhiều vitamin A,C và nhiều đạm giúp các con chóng lớn, thông minh và bài tiết tốt. Vậy các con phải ăn hết suất của mình, ăn tất cả thức ăn trong bát của mình thì cơ thể mới khoẻ mạnh và thông minh đấy. - Ngoài việc giáo dục cho trẻ ăn uống đủ chất vẫn chưa đủ mà chúng ta còn phải giáo dục vệ sinh cho trẻ, phải rửa tay, rửa mặt trước khi ăn và trước khi đi ngủ, vào bàn ăn phải ngồi ngay ngắn, ngồi đúng nơi quy định, đúng chỗ của mình ngồi. Chuẩn bị khăn ăn lau tay, phải có đĩa đựng cơm rơi vãi, phải biết mời cô mời bạn trứơc khi ăn, trong khi ăn không đựơc nói chuyện, xúc cơm cẩn thận không được rơi vãi ra ngoài, phải nhai kỹ, khi ho phải che miệng hoặc quay ra ngoài, khi ăn xong phải lau miệng, lau tay, không uống nước lã. Giáo dục trẻ không ăn quả xanh, không uống nứơc lã dễ bị vi khuẩn xâm nhập làm đau bụng, giáo dục trẻ ăn uống từ tốn có nề nếp.
  16. Ví dụ : Trước giờ ăn trưa, cô giáo dạy trẻ nề nếp vệ sinh: Hỏi trẻ trước khi ăn các con phải làm gì ? ( rửa tay, rửa mặt ạ ) Cô nhắc lại : Đúng rồi các con ạ ! phải rửa tay rửa mặt trước khi ăn vì sau mỗi buổi học và buổi chơi tay cầm vào đồ chơi, đồ dùng nên bị nhiều vi trùng bám vào xong lại bôi lên mặt lên tay rất bẩn. Chính vì thế phải rửa tay, rửa mặt trứơc khi ăn nếu không rất dễ bị nhiễm bệnh đấy các con ạ! + Cho trẻ thực hiện thao tác rửa tay, rửa mặt đúng khoa học. + Cho trẻ ngồi vào bàn ăn ngay ngắn đúng quy định. Vào giờ ăn trưa cô giáo giới thiệu món ăn, giá trị dinh dưỡng của từng món ăn. Giáo dục trẻ ăn hết xuất, ăn ngon, có ý thức, không được nói chuyện cười đùa, trong khi ăn phải nhai kỹ và nuốt nhanh, khi ho hoặc hắt hơi phải che miệng. Giáo dục trẻ trước khi ăn phải mời từ người cao tuổi trước. Là một giáo viên mầm non tôi thấy việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ em là một vấn đề quan trọng và cần được chú ý, sức khoẻ của trẻ phải được xã hội quan tâm một cách khoa học cho trẻ: việc chăm sóc giáo dục trẻ không những là trách nhiệm của giáo viên mầm non mà còn là trách nhiệm của cha mẹ và gia đình trẻ. Do vậy phải có sự kết hợp giữa việc giáo dục ở nhà trường và gia đình, giúp trẻ hiểu được ý nghĩa dinh dưỡng và sự cần thiết của dinh dưỡng đối với cơ thể và phải có giáo dục ăn uống hợp vệ sinh, đầy đủ các chất cho trẻ.
  17. CHƯƠNG II: THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN. 1. Thực trạng của vấn đề giáo dục dinh dưỡng. 1.1 Tìm hiểu vấn đề giáo dục dinh dưỡng ở trường Mầm non Quang Trung lớp mẫu giáo nhỡ 4 - 5 tuổi. a. Đặc điểm của trường Mầm non Quang Trung. - Trường Mầm non Quang trung nằm ở trung tâm Thị xã Uông Bí tại địa bàn giữa Phường Quang Trung, một ngôi trường đã được xây dựng lại rất khang trang, Trường được xây dựng 2 tầng có 5 phòng học, mỗi lớp đều có phòng học, phòng ăn, phòng vệ sinh riêng, đồ dùng và tiện nghi đầy đủ và hiện đại, trường đang được xây dựng thêm phòng chức năng, có bếp một chiều, có đội ngũ giáo viên yêu nghề mến trẻ, nhân dân và phụ huynh luôn luôn quan tâm ủng hộ nhà trường trong công tác chăm sóc nuôi dưỡng giáo dục trẻ . b. Vấn đề giáo dục dinh dưỡng ở Trường Mầm non Quang trung
  18. - Nhiệm vụ chăm sóc và giáo dục trẻ của nhà trường vẫn luôn được đặt nên hàng đầu do đó để trẻ lĩnh hội tri thức một cách đầy đủ và toàn diện thì trẻ phải có một sức khoẻ tốt, việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ là một vấn đề được nhà trường rất quan tâm. Việc giáo dục dinh dưỡng được giáo viên thực hiện ở mọi lúc mọi nơi trong tiết học, trong hoạt động dạo chơi và đặc biệt trong các bữa ăn hàng ngày. Việc giáo dục dinh dưỡng cho trẻ qua các hoạt động được thực hiện thường xuyên trên lớp nên trẻ đã có những hiểu biết nhất định về dinh dưỡng. 2.Kết quả điều tra thu được trong đầu năm học tháng 9/2008: * Điều tra đối với giáo viên: Mức độ Thường xuyên ít sử dụng không sử dụng Hình thức Tiết học x Dạo chơi x sinh hoạt hàng x ngày 3. Tình trạng sức khoẻ của trẻ. Nhà trường có bếp một chiều đã được bố trí hợp lý khoa học sạch sẽ thoáng mát.
  19. Nhờ sự kết hợp giữa giáo dục trên lớp và sự chế biến khéo léo từ cách nấu các món ăn ngon, hợp vệ sinh có sự thay đổi các món ăn theo thực đơn của nhà bếp mà tình trạng sức khoẻ của trẻ đã được cải thiện hơn Kết quả khảo sát sau khi kiểm tra sức khoẻ đầu năm học tháng 9/ 2008: Kê Kê Kê Năm Nghề Béo STT Họ và tên Tên bố (mẹ) nh nh nh sinh nghiệp phì A B C 1 Phạm Khánh Linh 2004 Đoàn Huyền CN x 2 Đỗ Hương Trang 2004 Nguyễn Tâm Cấp dương x 3 Vũ ngọc Huyền 2004 Nguyễn T.Nga CN x 4 Nguyễn Mạnh Cương 2004 Vũ Thị Mái CN x 5 Nguyễn Mỹ Hạnh 2004 Trần Thị Hường Cn x 6 Đoàn Hồng Linh 2004 Phạm Thị Hạnh Nội Trợ x 7 Phạm Phương Linh 2004 Phạm Minh Tiến bán Hàng x 9 Tô Việt Hà 2004 Tô Thế Nguyên Phón viên x 10 Nguyễn Tuyết Nhi 2004 Hà Thị Quỳnh Nội Trợ x
  20. 11 Trần Minh Đức 2004 Tô Thị Phương Bán hàng x 12 Vũ Tấn Đức 2004 Vũ Đức Phú LĐTD x 13 Phạm Ngọc Mai 2004 Phạm Ngọc Ninh NV-BHXH x 14 Tô Phương Anh 2004 Tô Văn Nguyên buôn bán x 15 Trương Thuý Hằng 2004 Nguyễn Thị Nga LĐTD x 16 Nguyễn Hoàng Minh 2004 Nguyễn Văn Chính Kinh doanh x 17 Nguyễn Hải Lam 2004 Nguyễn Hải Ytế x 18 Đặng Việt Hà 2004 Đặng văn Lương Kế toán x 19 Vũ Hồng Anh 2004 Vũ Hồng Đảm Nội trợ x 20 Trần Ngọc Anh 2004 Nguyễn Thị Hường nội TRợ x 21 Nguyễn Quang Minh 2004 Nguyễn thị Hằmg nội Trợ x 22 Nguyễn Mai anh 2004 Hà Thị Mai thủ Quỹ x 23 Lê Quỳnh Anh 2004 Ngô Mai Anh Giáo viên x 24 Nguyễn Khắc Đạt 2004 Nguyễn Bá Lương Nội trợ x 25 Bùi Thuý Hiền 2004 Nguyễn Thị Huyền Nội Trợ x 26 Vũ Đức Thắng 2004 Trần Thị Oanh kế toán x 27 Phạm Ngọc Khánh 2004 Nguyễn T Truyên công Nhân x 28 Phạm Hoàng Phúc 2004 Hà thị Vinh Thu Ngân x 29 Phạm Quốc Trung 2004 Phạm Thị Nga Nội trợ x 30 Lê Minh Trang 2004 Trần Linh Tâm Giáo viên x 31 Lê Ngọc Linh 2004 Trần Thị Thuý CN x
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2