Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
<br />
Phần thứ nhất: Mở đầu<br />
I. Đặt vấn đề:<br />
An toàn thực phẩm là một trong những vấn đề mà Đảng, Nhà nước ta từ lâu <br />
đặc biệt quan tâm, coi đây là một vấn đề có ý nghĩa lớn về kinh tế, xã hội, sức <br />
khỏe cộng đồng, về bảo vệ môi trường và cũng là vấn đề có ảnh hưởng lớn đến <br />
tiến trình hội nhập của Việt Nam. <br />
Đối với ngành giáo dục nói chung, trong đó bậc học mầm non đóng vai trò <br />
rất lớn trong việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú tại <br />
trường mầm non. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực thẩm góp phần trong những <br />
bữa ăn ngon giúp trẻ hứng thú khi ăn bán trú tại trường, giúp trẻ phát triển, khoẻ <br />
mạnh, thông minh có nề nếp và được sống trong môi trường thật sự yêu thương <br />
chăm sóc của người lớn. Dinh dưỡng là nhu cầu sống hàng ngày của con người, trẻ <br />
em cần dinh dưỡng để phát triển thể lực và trí lực, người lớn cần dinh dưỡng để <br />
duy trì sự sống và làm việc. Đối với trẻ em, năng lượng chủ yếu được tiếp nhận <br />
qua các bữa ăn và phải đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để chống xảy ra ngộ <br />
độc thực phẩm do các món ăn mà cô nuôi chế biến. Và làm nền tảng cho sự phát <br />
triển của trẻ. <br />
Trong ngành học Mầm non nói chung và trong trường mầm non Sao Mai nói <br />
riêng, việc tổ chức khâu an toàn vệ sinh thực phẩm cho trẻ ăn bán trú đóng vai trò <br />
rất quan trọng. Mà kiến thức về vệ sinh an toàn thức phẩm của một số giáo viên, <br />
nhân viên trong trường còn sơ sài, xem nhẹ công tác vệ sinh an toàn thực phẩm, làm <br />
việc thì đơn giản chỉ cần rữa kỹ, rữa sạch là được. Nhưng không biết khâu chế <br />
biến và quá trịnh vệ sinh nó quan trọng như thế nào? Tác hại của nó ra sao? Và làm <br />
thế nào để không giảm chất dinh dưỡng mà vẫn an toàn trong thực phẩm? Vì <br />
vậy, vấn đề vệ sinh an toàn thực phẩm giữ vai trò rất lớn đối với sức khoẻ con <br />
người mà đặc biệt trong trường Mầm non đó là sức khỏe trẻ thơ, nó góp phần nâng <br />
cao sức học tập, lao động của trẻ trong xã hội ngày càng phát triển hiện nay. <br />
Việc chăm sóc giáo dục trẻ cũng được gia đình và xã hội đặc biệt quan tâm. <br />
Vậy quan tâm như thế nào là đúng mực để cơ thể trẻ được khoẻ mạnh, học tập <br />
tốt, cơ thể phát triển cân đối, hài hòa, việc trước tiên ta phải có một chế độ ăn uống <br />
hợp lý, khoa học nhằm giúp trẻ ăn ngon miệng nhưng phải đảm bảo an toàn vệ sinh <br />
thực phẩm. <br />
Đối tượng nghiên cứu của bản thân tôi là:<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú <br />
tại trường mầm non Sao Mai”.<br />
Trong giới hạn phạm vi nghiên cứu:<br />
Nghiên cứu trong khuôn khổ: Giáo viên, phụ huynh, Học sinh: 5 – 6 tuổi <br />
đang học tại lớp lá 1 tại Trường mầm non Sao Mai – Xã Bình hòa – Huyện krông <br />
ana – Tỉnh Đăk Lăk.<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 1<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
Đối tượng khảo sát: Công tác bán trú tại Trường mầm non Sao Mai. <br />
Thời gian nghiên cứu: Năm học 2017 – 2018.<br />
Nhận thấy rõ tầm quan trọng của nội dung nêu trên, nên tôi chọn đề tài “Một <br />
số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú ở trường <br />
Mầm non Sao Mai”. Đây là một thông điệp giúp cho toàn thể cộng đồng quan tâm <br />
đến sức khoẻ của trẻ, cùng nhau thực hiện đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm và <br />
đặc biệc là vệ sinh an toàn tại trường mầm non.<br />
II. Mục tiêu nghiên cứu nhằm:<br />
Tránh tình trạng ngộ độc thực phẩm xảy ra, đem lại niềm tin cho phụ <br />
huynh khi cho trẻ ăn bán trú tại trường.<br />
Giúp trẻ phát triển về mọi mặt đặc biệt là phát triển về thể chất, cải thiện <br />
tình trạng suy dinh dưỡng về cân nặng và chiều cao. Giúp cơ thể trẻ phát triển hài <br />
hòa, cân đối, tăng cường sức đề kháng cho cơ thể, giảm nguy cơ mắc bệnh, giúp <br />
trẻ có sức khỏe tốt, ổn định sẵn sàng tham gia mọi hoạt động ở trường mầm non.<br />
Giúp trẻ ăn hết suất, ăn ngon miệng.<br />
Giúp cô nuôi dạy trẻ có thêm kinh nghiệm chọn lựa những thực phẩm tươi <br />
ngon, sạch mà không bị nhiễm hóa chất, các chất độc hại, biết tính khẩu phần ăn <br />
để đảm bảo nhu cầu năng lượng cho trẻ, đồng thời chế biến món ăn sao cho đẹp <br />
mắt, thơm mũi, ngon miệng và đảm bảo vệ sinh dinh dưỡng đối với trẻ.<br />
Nâng cao nhận thức, kỹ năng, thực hành vệ sinh an toàn thực phẩm của <br />
người giáo viên, nhân viên và các bậc phụ huynh học sinh tham gia các hoạt động tổ <br />
chức ăn uống tại trường.<br />
Đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường, không để xảy ra các <br />
bệnh truyền qua đường thực phẩm.<br />
Từ mục tiêu đó bản thân đề ra những nhiệm vụ sau:<br />
Tổ chức tuyên truyền, nâng cao nhận thức về công tác vệ sinh an toàn thực <br />
phẩm đến giáo viên, phụ huynh và các em học sinh trong trường về pháp lệnh vệ <br />
sinh an toàn thực phẩm, luật an toàn thực phẩm, cẩm nang tổ chức bán trú trong <br />
trường Mầm non và các văn bản hướng dẫn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT và Y <br />
tế. <br />
Giáo dục cho các cháu có thói quen vệ sinh trong ăn uống thông qua các hoạt <br />
động giáo dục hàng ngày ở trường.<br />
Nhân viên cấp dưỡng, giáo viên phải đảm bảo thực hiện các qui định về vệ <br />
sinh an toàn thực phẩm trong chế biến thức ăn, chăm sóc các cháu.<br />
Xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra, giám sát việc thực hiện các qui <br />
định của pháp luật về vệ sinh an toàn thực phẩm trong trường học.<br />
Thực hiện vệ sinh cá nhân và vệ sinh môi trường.<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 2<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
Đảm bảo chế độ lưu giữ thức ăn qua 24h.<br />
Trang bị đầy đủ các dụng cụ, đồ dùng bán trú đúng quy định cho lớp vào <br />
đầu năm học.<br />
Với những phương pháp nghiên cứu sau:<br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Đọc, khái quát, hệ thống hóa các tài liệu <br />
liên quan đến đề tài.<br />
Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: <br />
+ Phương pháp quan sát: Quan sát tự nhiên để xác định thực trạng về việc <br />
tích hợp giáo dục vệ sinh an toàn thực phẩm cho trẻ 5 tuổi.<br />
+ Phương pháp điều tra: xử lý thông tin về nội dung này.<br />
+ Phương pháp đàm thoại: Trao đổi trực tiếp qua thực tiễn. Đàm thoại với <br />
học sinh, giáo viên, phụ huynh để bổ sung các biện pháp phù hợp.<br />
+ Phương pháp thực hành: Lên kế hoạch, đưa nội dung nghiên cứu vào <br />
chương trình giảng dạy thực tế của lớp mình từ đó rút ra kinh nghiệm.<br />
+ Phương pháp tổng hợp phân tích: Tổng hợp và phân tích kết quả đã đạt <br />
được.<br />
+ Phương pháp nghiên cứu các sản phẩm hoạt động: Kiểm tra đánh giá chất <br />
lượng thực phẩm hàng ngày.<br />
Phương pháp thống kê toán học: Đánh giá sức khoẻ qua biểu đồ tăng <br />
trưởng của từng giai đoạn và khám sức khoẻ định kỳ hàng năm.<br />
Phần thứ hai: Giải quyết vấn đề<br />
I. Cơ sở lý luận:<br />
Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều kiện, biện pháp cần thiết từ khâu <br />
sản xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, vận chuyển cũng như sử dụng nhằm bảo <br />
đảm cho thực phẩm sạch sẽ, an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính mạng người <br />
tiêu dùng.<br />
An toàn vệ sinh thực phẩm là vấn đề rất quan trọng, tuy nghiên những <br />
nghiên cứu về vấn đề này chưa nhiều. Tại Đại hội Đảng toàn quốc lần thứ XI đã <br />
xác định mục tiêu, nhiệm vụ của giáo dục Đào tạo trong thời kỳ Công nghiệp hoá, <br />
hiện đại hoá đất nước”: Nâng cao chất lượng giáo dục cho các cấp học. Đổi mới <br />
nội dung phương pháp dạy học... Nghị quyết Đảng bộ lần thứ XIII của tỉnh Đắk <br />
Lắk đã xác định “Chú trọng phát triển giáo dục mầm non, tăng cường cơ sở vật <br />
chất, chấn chỉnh nề nếp, đánh giá đúng thực chất, chất lượng giáo dục”. Năm học <br />
này nhiệm vụ của toàn bậc học thực hiện đề án phổ cập trẻ mầm non 5 tuổi đều <br />
được đến trường. Cùng với nhiệm vụ phòng chống suy dinh dưỡng cho trẻ em, <br />
hiện nay vấn đề đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm là mối quan tâm đặc biệt của <br />
toàn xã hội. <br />
<br />
Trần Thị Tỷ 3<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
Căn cứ vào thông tư số 28 sửa đổi về chương trình chăm sóc giáo dục trẻ <br />
mầm non. Kế hoạch số 13 ngày 13/9/2017 triển khai nhiệm vụ năm học 20172018. <br />
Kế hoạch số 10 về công tác kiểm tra, giám sát nội bộ.<br />
Tiếp tục thực hiện đánh giá trẻ theo bộ chuẩn của trẻ 5 tuổi tại Lĩnh vực 1 <br />
về phát triển thể chất được quy định tại Chuẩn 5 về trẻ có hiểu biết và thực hành <br />
vệ sinh cá nhân và dinh dưỡng thể hiện qua 6 chỉ số sau:<br />
CS 15: Rửa tay bằng xà phòng trước khi ăn, sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn<br />
CS 16: Tự rửa mặt và chải răng hằng ngày<br />
CS 17: Che miệng khi ho, hắt hơi, ngáp.<br />
CS 18: Giữ đầu tóc, quần áo gọn gang.<br />
CS 19: Kể tên một số thức ăn cần có trong bữa ăn hằng ngày.<br />
CS 20: Biết và không ăn, uống môt sô th<br />
̣ ́ ứ có hại cho sức khỏe.<br />
Và nhà trường thường xuyên cập nhật thực đơn hàng ngày vào phần mềm <br />
dinh dưỡng để theo dõi chế độ, khẩu phần ăn của trẻ.<br />
Vệ sinh an toàn thực phẩm trong cả nước đang gây ra nhiều lo lắng cho <br />
người dân. Thực chất, nhiều vấn đề như tình trạng sử dụng những hoá chất <br />
cấm dùng trong nuôi trồng, chế biến nông, thủy sản, thực phẩm; Việc sản <br />
xuất một số sản phẩm kém chất lượng hoặc do quy trình chế biến hoặc do nhiễm <br />
độc từ môi trường, đang gây ảnh hưởng xấu đến xuất khẩu và tiêu dùng. Các <br />
vụ ngộ độc thực phẩm do một số bếp ăn tập thể cung cấp, nhiều thông tin liên tục <br />
về tình hình an toàn vệ sinh thực phẩm ở một vài tỉnh trong cả nước, càng làm <br />
bùng lên sự lo âu của mọi người.<br />
Trong những năm gần đây đã xảy ra nhiều vụ ngộ độc thực phẩm ở các địa <br />
phương,...và nhất là nhiểm chất (Milamine..) gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ <br />
có trong sữa tươi... Nhà trẻ, mẫu giáo là nơi tập trung đông trẻ, bản thân trẻ còn <br />
nhỏ, trẻ chưa nhận thức được đầy đủ về dinh dưỡng và vệ sinh, an toàn thực phẩm <br />
nếu để xảy ra ngộ độc thực phẩm ở lứa tuổi này thì hậu quả sẽ khôn lường. Vì <br />
vậy giáo dục dinh dưỡng nhằm đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, xây dựng quy <br />
chế thực phẩm sạch, để phòng ngừa ngộ độc thức ăn, là vấn đề có ý nghĩa thực tế, <br />
thiết thực và vô cùng quan trọng trong trường mầm non có tổ chức bán trú.<br />
II.Thực trạng vấn đề:<br />
Ngày nay trên phương tiện thông tin đại chúng đã đưa tin nhiều vụ ngộ độc <br />
thực phẩm xảy ra trong nhà hàng, quán ăn và các cơ sở giáo dục mầm non tư thục. <br />
Những vi phạm về vệ sinh an toàn thực phẩm của một số cơ sở chế biến thực <br />
phẩm trên những kênh truyền hình, báo chí, các hình ảnh và hoạt động ảnh hưởng <br />
xấu đến chất lượng sản phẩm của nhiều mặt hàng như: Nội tạng thịt heo hết hạn <br />
được nhập về, sữa tươi có chứa Milamine, hạt dưa tẩm chất gây ung thư... Làm <br />
cho phụ huynh có con em tham gia ở bán trú và người tiêu dùng hoan mang, lo lắng <br />
đồng thời làm mất uy tín của nhà trường, của cán bộ giáo viên. Vì vậy công tác <br />
Trần Thị Tỷ 4<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm phải được đặt lên hàng đầu, không để dịch <br />
bệnh, ngộ độc thực phẩm xảy ra trong nhà trường là nhiệm vụ cần thiết.<br />
Bản thân được ban giám hiệu nhà trường giao nhiệm vụ phụ trách công tác <br />
bán trú (chăm sóc nuôi dưỡng trẻ ở lại trưa tại trường). <br />
Và đây là số lượng trẻ tham gia ăn bán trú tại trường trong những năm nghiên <br />
cứu đề tài như sau:<br />
Năm học: 20162017: Trường có 8 lớp thì có 7 lớp tham gia ăn bán trú tại <br />
trường, còn 1 lớp do điều kiện nên ko tham gia.<br />
Năm học: 20172018: Trường có 8 lớp thì có 8 lớp tham gia ăn bán trú tại <br />
trường, nhưng 1 lớp tham gia bán trú dân nuôi.<br />
Năm học: 20182019: Trường có 8 lớp thì có 8 lớp tham gia ăn bán trú tại <br />
trường và do nhà trường nấu và phục vụ.<br />
Trăn trở với mục tiêu chung của bậc học mầm non có nhiệm vụ chăm sóc <br />
trẻ phát triển một cách toàn diện kể cả thể chất lẫn tinh thần. Cùng với nhiệm vụ <br />
chung của năm học tiếp tục “Đổi mới công tác quản lý nâng cao chất lượng giáo <br />
dục” và các cuộc vận động lớn của ngành. Làm thế nào để tình trạng ngộ độc thực <br />
phẩm không xảy ra tại trường và đảm bảo tốt về chất lượng giúp cho cơ thể trẻ <br />
phát triển ngày càng khỏe mạnh và thông minh để mai này làm những chủ nhân <br />
trong tương lai của đất nước. Thì vấn đề đảm bảo an toàn sẽ làm tăng nguồn động <br />
lực con người góp phần phát triển kinh tế xã hội. Đồng thời góp phần thực hiện <br />
tốt các phong trào của ngành. Trong khi điều kiện cơ sở vật chất và trang thiết bị <br />
tại trường mầm non Sao Mai còn nhiều hạn chế, đồ dùng đồ chơi còn thiếu thốn, <br />
quỹ đất diện tích nhỏ, phòng học còn thiếu, mượn hội trường các thôn để cho trẻ <br />
học tạm, chưa đáp ứng được yêu cầu về mô hình trường mầm non đảm bảo tốt cho <br />
công tác đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Số lượng tham trẻ ra lớp trên địa bàn <br />
còn nhiều hạn chế. Công trình vệ sinh chưa đạt chất lượng cao. Hệ thống nước <br />
sạch chưa được đầu tư trên các phân hiệu của trường.<br />
Bản thân không ngừng lo, lắng suy, và cuối cùng quyết định đưa thí nghiệm <br />
vệ sinh an toàn toàn thực phẩm vào để nghiên cứu. <br />
Qua khảo sát thực trạng về kiến thức, hành vi trong công tác vệ sinh an toàn <br />
thực phẩm ở trường tôi vào đầu năm học 2018 2019 là:<br />
Phiếu khảo sát cho 100 phụ huynh vào cuộc họp cha mẹ học sinh:<br />
<br />
Không quan <br />
Quan trọng<br />
trọng<br />
Nội dung phiếu Lý do không quan <br />
TT Số <br />
khảo sát Tỉ lệ Số Tỉ lệ trọng<br />
lượn<br />
(%) lượng (%)<br />
g<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 5<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
<br />
1 Vệ sinh cá nhân 60 60 40 40 Không có thời gian quan <br />
tâm trẻ vì chúng tôi phải <br />
đi làm.<br />
<br />
2 Vệ sinh môi 30 30 70 70 Họ cho rằng vệ sinh <br />
trường môi trường không quan <br />
tâm vì đó không phải <br />
việc của mình.<br />
<br />
3 Vệ sinh nguồn 40 40 60 60 Có nước đủ để sinh <br />
nước hoạt là được không cần <br />
biết về chất lượng của <br />
nước.<br />
<br />
4 Vệ sinh dụng cụ 70 70 30 30 Dao thớt nào cũng được, <br />
chế biến miễn có để làm.<br />
<br />
5 Vệ sinh dụng cụ 70 70 30 30 Ăn xong rửa là được. <br />
ăn uống Rửa nhanh rửa ẩu, <br />
không hợp vệ sinh <br />
không ai biết.<br />
<br />
6 Kiểm soát quá 40 40 60 60 Do chúng tôi không có <br />
trình chế biến thời gian giám sát.<br />
<br />
7 Kiến thức về 45 45 55 55 Chỉ cần con em chúng <br />
nguồn thực tôi ăn no là đủ chất.<br />
phẩm sạch<br />
<br />
8 Khẩu phần ăn 46 46 54 54 Họ không biết thế nào <br />
là đủ dinh cho con trẻ.<br />
<br />
9 Hợp đồng thực 25 25 75 75 Đa số nghĩ không cần <br />
phẩm làm hợp đồng ra chợ <br />
mua là xong.<br />
<br />
Nội dung điều tra về ý thức về vệ sinh an toàn thực phẩm của giáo viên, <br />
nhân viên: Với số phiếu điều tra phát ra 20 và kết quả thu về:<br />
<br />
Không cần <br />
Cần thiết<br />
thiết<br />
TT Nội dung Lý do<br />
Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ <br />
lượng (%) lượng (%)<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 6<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
<br />
1 Khám sức khỏe 0 0 20 100 Không liên quan, tốn <br />
định kỳ tiền.<br />
<br />
2 Bồi dưỡng thêm 05 25 15 75 Chỉ cần có trình độ <br />
về kiến thức chuyên môn là đủ.<br />
VSATTP ( Vệ <br />
sinh an toàn thực <br />
phẩm )<br />
<br />
3 VSATTP Là gì? 07 35 14 65 Biết càng nhiều càng <br />
khổ, an toàn cho trẻ là <br />
được.<br />
<br />
4 Chế độ ăn, ngủ 10 50 10 50 Ăn đúng bữa, ngủ <br />
của trẻ đúng giờ là đạt rồi.<br />
<br />
5 Nguồn dinh 06 30 14 70 Ăn no là được không <br />
dưỡng đầy đủ ăn món này thì ăn món <br />
cho trẻ khác. <br />
<br />
6 Thực hiện khâu 08 40 12 60 Nấu chín hết rồi thế là <br />
chế biến an toàn an toàn rồi.<br />
như thế nào?<br />
<br />
Từ những kết quả khảo sát như trên bản tôi luôn suy nghĩ và trăn trở xem <br />
mình phải làm gì? và làm thế nào? để nâng cao kết quả giáo dục trong vệ sinh an <br />
toàn thực phẩm cho trẻ. Đồng thời nhắc nhở cả giáo viên, nhân viên, phụ huynh, <br />
đánh thức ở họ ý thức về nguồn thực phẩm, hãy sống cho mình và cả tương lai của <br />
con em mình sau này. Tôi xin mạnh dạn đưa ra một số biện pháp sau đây để các <br />
đồng nghiệp cùng tham khảo.<br />
Tôi đã quyết định nghiên cứu và áp dụng một số biện pháp đảm bảo tốt vệ <br />
sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú của đơn vị mình.<br />
III. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề:<br />
Giải pháp 1: Lên chương trình xây dựng kế hoạch:<br />
Ngay từ đầu năm học theo sự chỉ đạo của ban giám hiệu nhà trường tôi đã <br />
xây dựng kế hoạch chăm sóc nuôi dưỡng và nội dung vệ sinh an toàn thực phẩm <br />
phù hợp với đặc điểm thực tế của lớp, của từng phân hiệu trong nhà trường. Lên <br />
thực đơn ăn uống theo khẩu phần, hàng ngày, hàng tuần, theo mùa, hợp lý, cân đối <br />
dinh dưỡng và triển khai sâu rộng trong toàn thể cha mẹ học sinh như: Trong cuộc <br />
họp mặt phụ huynh đầu năm, thông qua góc tuyên truyền, tranh ảnh, hội thi, động <br />
viên phụ huynh cùng tham gia thực hiện kế hoạch đảm bảo nâng cao chất lượng về <br />
vệ sinh an toàn thực phẩm.<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 7<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
Ví dụ: Chế độ sinh hoạt lớp lá 1:<br />
<br />
Mùa hè Mùa đông Nội dung<br />
<br />
06h3007h45 06h3008h00 Đón trẻ, hoạt động tự chọn, thể dục sáng, trò <br />
chuyện, điểm danh, kiểm tra vệ sinh.<br />
<br />
07h45 08h15 08h00 08h30 Hoạt động ngoài trời.<br />
<br />
08h1509h30 08h3009h30 Hoạt động chung cả lớp ( Tiết học).<br />
<br />
09h3010h30 09h3010h30 Hoạt động theo nhóm, góc.<br />
<br />
10h3013h45 10h3013h45 Vệ sinh, ăn trưa, ngủ trưa.<br />
<br />
13h4514h15 13h4514h15 Vệ sinh, vận động, bữa phụ.<br />
<br />
14h1516h00 14h1516h00 Sinh hoạt chiều, ôn bài củ làm quen kiến thức <br />
mới, nêu gương, cắm cờ,<br />
<br />
16h0016h30 16h0016h30 Vệ sinh, trả trẻ.<br />
<br />
Xây dựng thực đơn phù hợp theo mùa, khẩu phần ăn đầy đủ dưỡng chất cho <br />
trẻ trong một ngày: ( Thực đơn ăn trưa + Ăn xế của trẻ trường Mầm no Sao Mai)<br />
<br />
TT Buổi Thực đơn ăn của trẻ Ghi chú<br />
<br />
Thứ 2 Trưa 10h30 đến 11h Cơm trắng<br />
<br />
Trứng vịt chiên<br />
<br />
Canh bí xanh nấu tôm<br />
<br />
Chiều 2h Cháo lươn đậu xanh (hoặc thịt bò bí <br />
đỏ)<br />
<br />
Thứ 3 Trưa 10h30 đến 11h Cơm trắng<br />
<br />
Cá cam sốt thơm, cà ( hoặc cá nục <br />
bông)<br />
<br />
Canh bí đỏ đậu phụng<br />
<br />
Chiều 2h Sữa<br />
<br />
Thứ 4 Trưa 10h30 đến 11h Cơm trắng<br />
<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 8<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
<br />
Chả kho<br />
<br />
Canh chua thịt heo<br />
<br />
Chiều 2h Chuối<br />
<br />
Thứ 5 Trưa 10h30 đến 11h Cơm trắng<br />
<br />
Thịt gà kho sả<br />
<br />
Canh ngủ quả thịt gà<br />
<br />
Chiều 2h Nuôi nắm thịt bò<br />
<br />
Thứ 6 Trưa 10h30 đến 11h Cơm trắng<br />
<br />
Thịt heo + đậu khuôn ( hoặc trứng cút)<br />
<br />
Canh rau tập tang ( Bầu) +Tôm<br />
<br />
Chiều 2h Bánh bao hấp<br />
<br />
Phân công nhiệm vụ cụ thể cho các thành viên trong tổ bán trú mà do mình <br />
phụ trách.<br />
Tham mưu mua sắm đồ dùng, dụng cụ nhà bếp.<br />
Giải pháp 2: Làm tốt công tác phụ trách bán trú.<br />
Vào đầu năm học, bản thân phối hợp với nhà trường tổ chức họp ban lãnh <br />
đạo nhà trường với các đoàn thể thống nhất chế độ ăn uống, thực đơn của trẻ và <br />
mời nhà cung cấpthực phẩm về ký hợp đồng như: Sữa, thịt, rau, cá, gạo, bún, mì, <br />
trứng... Nguồn cung cấp thực phẩm phải đảm bảo điều kiện: Cung cấp thường <br />
xuyên và có trách nhiệm trước pháp luật về chất lượng và vệ sinh an toàn thực <br />
phẩm, đảm bảo giá cả hợp lý, ổn định. Thực phẩm phải tươi sống như: Rau, thịt <br />
nhận vào mỗi buổi sáng, và được kiểm tra về chất lượng, số lượng, nhân viên ký <br />
nhận và chế biến. Nếu thực phẩm không đảm bảo chất lượng như ẩm mốc, ôi <br />
thiu, kém chất lượng... Sẽ cắt hợp đồng. Đối với thực phẩm nấu chín thường <br />
xuyên lưu mẫu thức ăn trong tủ lạnh 24 tiếng đồng hồ, trong quá trình sử dụng thực <br />
phẩm nếu chất lượng thực phẩm không đảm bảo thì có biện pháp xử lý báo cáo lên <br />
cấp trên kịp thời. Tránh tình trạng dùng thực phẩm kém chất lượng để chế biến <br />
thức ăn cho trẻ.<br />
Hàng năm tham mưu nhà trường tổ chức cho cô, phụ huynh và các cháu tham <br />
gia một số hội thi như: “Gia đình và dinh dưỡng trẻ thơ”, “ vệ sinh môi trường, vệ <br />
sinh cá nhân”… Nhằm tuyên truyền kiến thức cho toàn thể phụ huynh, học sinh <br />
<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 9<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
thấy được tầm quan trọng của công tác vệ sinh an toàn thực phẩm đối với đời sống <br />
con người.<br />
Ngoài ra còn tham gia các cuộc thi sáng tác, sưu tầm thơ ca, hò vè.. về nội <br />
dung giữ vệ sinh và phòng ngừa ngộ độc trong tiêu dùng. Tất cả đều được cha mẹ <br />
học sinh đồng tình ủng hộ.<br />
Giải pháp 3: Thực hiện tốt công tác tiếp nhận thực phẩm và giao nhận thực <br />
phẩm:<br />
Bản thân sáng sớm đều trực tiếp cùng nhân viên cấp dưỡng tiếp nhận nguồn <br />
thực phẩm nên tuyệt đối không mua thực phẩm không rõ nguồn gốc, thời hạn sử <br />
dụng hoặc quá hạn sử dụng (đối với những thức ăn đóng gói) không mua những <br />
thực phẩm đã qua sơ chế, chế biến nhưng không rõ nguồn gốc, nơi sản xuất, giấy <br />
phép đăng ký, đăng ký chất lượng… Đặc biệt, không mua thực phẩm không đảm <br />
bảo chất lượng như rau, quả, cá, thịt không tươi...<br />
Khi tiếp nhận thực phẩm Tôi có sổ ghi chép thời gian nhận thực phẩm về <br />
định lượng và tình trạng thực phẩm. Những thực phẩm bị dập nát có dấu hiệu <br />
không tươi, nghi ngờ hư hỏng, không đảm bảo chất lượng, không đúng với hợp <br />
đồng thì không được tiếp nhận và chế biến cho trẻ. Các phẩm màu phụ gia không <br />
rõ nguồn gốc, không nằm trong danh mục cho phép của Bộ Y tế thì không dùng chế <br />
biến cho trẻ ăn trong nhà trường.<br />
Thường xuyên lau dọn và bảo quản kho của bếp ăn nhà trường luôn vệ sinh <br />
sạch sẽ, không để thực phẩm quá hạn, ẩm mốc kém chất lượng. Các hộp hoặc chai <br />
lọ đựng gia vị, thực phẩm phải có nhãn tên, không cất giữ chung với các loại hóa <br />
chất diệt côn trùng, xà phòng, xăng dầu với kho thực phẩm.<br />
Thường xuyên kiểm tra chất lượng của một số thực phẩm có số lượng lớn <br />
như: Gạo, mắm, dầu ăn…<br />
Kiểm tra nguồn điện, bếp ga, bình ga hàng ngày tránh hư hỏng làm mất an <br />
toàn.<br />
Kiểm tra giá cả một số loại thực phẩm để cân đối số lượng thực đơn hàng <br />
ngày cho trẻ.<br />
Đánh giá chất lượng bữa ăn dựa trẻ khảo sát trẻ hàng ngày.<br />
Kiểm tra việc giáo viên trong việc cho trẻ ăn đúng suất, đúng quy trình như <br />
( Rửa tay trước khi ăn, không bốc thức ăn, …. Giáo viên phải vệ sinh sạch trước khi <br />
chia cơm cho trẻ….)<br />
Kiểm tra việc chấp hành quy định an toàn thực phẩm cảu nhân viên nhà bếp <br />
như: Có khẩu trang, bao tay, mũ đội đầu, nấu ăn đúng quy trình…<br />
Không cho người lạ vào khu vực bếp nếu không có ý kiến ban giám hiệu nhà <br />
trường.<br />
Tổ chức xây dựng vườn rau cho bé tại ngay sân trường để góp phần cung <br />
<br />
Trần Thị Tỷ 10<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
Giải pháp 4: Các biện pháp phòng nhiễm bẩn vệ sinh trong an toàn thực <br />
phẩm, vệ sinh nơi chế biến thực phẩm:<br />
Nơi chế biến thực phẩm luôn thường xuyên giữ vệ sinh sạch sẽ, có dụng cụ <br />
riêng cho thực phẩm sống và chín.<br />
Bếp nấu ăn đảm bảo đủ ánh sáng và thoáng khí.<br />
Bếp ăn thực hiện quy trình 1 chiều để đảm bảo vệ sinh.<br />
Sắp xếp động viên cấp dưỡng tự bồi dưỡng kiến thức vệ sinh an toàn thực <br />
phẩm .<br />
Nhà bếp luôn luôn đảm bảo vệ sinh, đảm bảo bếp ăn không bụi, có đủ dụng <br />
cụ cho nhà bếp và đồ dùng ăn uống cho trẻ, có nguồn nước sạch phục vụ cho chế <br />
biến và cho trẻ sử dụng hằng ngày. Ngoài ra nhà bếp luôn luôn có bảng tuyên <br />
truyền 10 nguyên tắc vàng về vệ sinh an toàn thực phẩm cho giáo viên, nhân viên <br />
cùng đọc và thực hiện. Có sơ đồ cụ thể cho một qui trình tiếp nhận thực phẩm, làm <br />
sạch, sơ chế, chế biến, phân chia khẩu phần. Phân công cụ thể ở các khâu: Chế <br />
biến theo thực đơn, theo số lượng, định lượng đã cân đối của nhà trường, đảm bảo <br />
nhu cầu dinh dưỡng và hợp vệ sinh.<br />
cấp dinh dưỡng và cải thiện bữa ăn cho trẻ luôn đảm bảo vệ sinh an toàn <br />
thực phẩm.<br />
Bếp được trang bị sử dụng bếp ga không gây độc hại cho nhân viên và khói <br />
bụi cho trẻ.<br />
Thường xuyên cọ rửa các dụng cụ chế biến thực phẩm hằng ngày sau khi sử <br />
dụng.<br />
Thùng chứa rác thải, nước gạo... luôn được thoát và để đúng nơi quy định, <br />
các loại rác thải được chuyển ra ngoài hàng ngày và tiêu hủy kịp thời (Đối với các <br />
loại rác thải dễ cháy).<br />
Nhân viên phải mặc trang phục khi nấu ăn: Mang tạp dề, đội mũ khi chế <br />
biến, không mang trang sức trên tay, mang khẩu trang, găng tay khi phân chia thức <br />
ăn cho trẻ và rửa tay bằng xà phòng tiệt trùng. Hằng ngày trước khi bếp hoạt động, <br />
nhà trường có kế hoạch phân công cụ thể nhân viên cấp dưỡng thay phiên nhau đến <br />
sớm làm công tác thông thoáng phòng cho không khí lưu thông và lau dọn sàn nhà, <br />
kệ bếp, kiểm tra hệ thống điện, ga trước khi hoạt động. Nếu có điều gì biểu hiện <br />
không an toàn thì nhân viên cấp dưỡng báo ngay với ban giám hiệu nhà trường biết <br />
và có kế hoạch xử lý. Ngoài công tác vệ sinh hằng ngày, hằng tuần phải tổng vệ <br />
sinh xung quanh nhà bếp, vệ sinh dụng cụ nhà bếp, dụng cụ ăn uống, nhà ăn của <br />
trẻ, khu chế biến, khu nấu ăn, khu chia cơm cho trẻ.<br />
Khu chế biến thực phẩm được đảm bảo vệ sinh và tránh xa nhà vệ sinh, bãi <br />
rác khu chăn nuôi... Không có mùi hôi thối xảy ra và được sử dụng đúng qui trình từ <br />
sống đến chín. Dao thớt chế biến xong luôn được rửa sạch để ráo và được sử dụng <br />
đúng giữa thực phẩm sống và chín. Cuối tuần phải cho qua nước sôi để khử trùng.<br />
Trần Thị Tỷ 11<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
Giải pháp 5: Vệ sinh môi trường trong nhà trường:<br />
a. Nguồn nước:<br />
Nước là một loại nguyên liệu không thể thiếu được và nó được sử dụng <br />
nhiều công đoạn chế biến thực phẩm và vệ sinh trong sinh hoạt hằng ngày đối với <br />
trẻ.<br />
Nước nhiễm bẩn sẽ tạo nguy cơ không tốt đến sức khoẻ của trẻ. Nếu dùng <br />
nước an toàn trong chế biến thực phẩm phải là nước sạch lấy từ giếng khoan, <br />
nước máy và nước phải được kiểm định về vệ sinh mỗi năm một lần. Nhà trường <br />
đã sử dụng nguồn nước sạch và luôn được sát trùng, nếu có biểu hiện khác thường <br />
thì nhân viên nhà bếp báo ngay cho nhà trường và nhà trường báo với cơ quan y tế <br />
để điều tra và xử lý kịp thời, nếu nước nhiễm bẩn sẽ gây ra ngộ độc thức ăn, và <br />
các chứng bệnh ngoài da của trẻ. Nước uống luôn được đun sôi để nguội và đựng <br />
vào bình có nắp đậy bằng Inooc, tất cả các lớp đều có bình đựng nước và bình <br />
đựng nước được cọ rửa hằng ngày.<br />
b. Xử lý chất thải<br />
Đối với trường bán trú có rất nhiều loại chất thải khác nhau như: Nước thải, <br />
rác thải, khí thải...Nước thải từ nhà bếp, khu vệ sinh tự hoại, rác thải từ rau củ, rác <br />
từ thiên nhiên lá cây, các loại bao nilông, giấy lộn, đồ sinh hoạt thừa, võ hộp sữa…, <br />
nếu không có biện pháp xử lý tốt sẽ làm ô nhiễm môi trường. Các loại rác thải là <br />
nơi tập trung và phát triển của các loại côn trùng và chúng bay đến đậu vào thức ăn <br />
cũng sẽ gây nên các mầm bệnh, ngộ độc thức ăn ở trường. Chính vì mối nguy hiểm <br />
ấy bản thân tôi thực hiện: Các chất thải ra phải cho vào thùng rác và có nắp đậy, <br />
rác thải đã được nhà trường ký hợp đồng với phòng vệ sinh môi trường thu gom và <br />
xử lý hằng ngày, vì vậy khuôn viên trường lớp không có rác thải tồn đọng và mùi <br />
hôi thối, ngoài ra nếu xe thu gom rác bị sự cố chúng tôi sẽ tiêu huỷ rác tại chỗ bằng <br />
phương pháp: Đào hố sâu, lấp rác thải kỹ từ 510 phân đất lên mặt tránh gây ra mùi <br />
hôi thối, đảm bảo sức khỏe cho các cháu. Trong trường có cống thoát nước ngầm <br />
để không có mùi hôi. Khu vệ sinh đại tiểu tiện luôn được nhân viên cọ rửa sạch sẽ. <br />
Xây dựng môi trường xanh sạch đẹp là một trong các tiêu chí hưởng ứng phong trào <br />
“ Xây dựng trường học thân thiện, học sinh tích cực”. Năm học 20182019 nhà <br />
trường tiếp tục phát động sâu rộng đến toàn thể cán bộ giáo viên công nhân viên và <br />
các ban ngành đoàn thể hội cha mẹ học sinh cùng nhau xây dưng môi trường xanh <br />
sạch đẹp. đây là phong trào đã được cán bộ viên chức và toàn thể cha mẹ học sinh, <br />
đồng tình hưởng ứng nên môi trường luôn sạch đẹp, lớp học thông thoáng. <br />
Qua một thời gian thực hiện học sinh đã có kỹ năng bảo vệ, chăm sóc cảnh <br />
quan môi trường, giữ vệ sinh cá nhân, vệ sinh công cộng, trẻ biết bỏ rác đúng nơi <br />
qui đinh, đồ dùng, đồ chơi luôn được giữ gìn sạch đẹp, an toàn, thực hiện đúng <br />
phong trào “ xây dựng trường học thân thiện học sinh tích cực”<br />
Giải pháp 6 : Tăng cường công tác kiểm tra, bồi dưỡng về kiến thức vệ sinh <br />
an toàn thực phẩm và kiểm tra quá trình chế biến thực phẩm:<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 12<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
a. Đối với cấp dưỡng:<br />
Cấp dưỡng phải được khám sức khỏe định kỳ 6 tháng một lần, được bố trí <br />
nơi thay quần áo và vệ sinh riêng, không dùng chung với khu chế biến thức ăn cho <br />
trẻ tạo điều kiện tốt nhất cho cấp dưỡng được tham gia các lớp tập huấn hoặc các <br />
lớp bồi dưỡng những kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm giúp cho cấp dưỡng <br />
hiểu được trách nhiệm của mình là phải đảm bảo nuôi dưỡng trẻ luôn khỏe mạnh <br />
và an toàn. Cấp dưỡng phải thực hiện nghiêm túc khâu vệ sinh cá nhân trong quá <br />
trình chế biến cho trẻ, luôn sử dụng tạp dề, khẩu trang, găng tay trong suốt quá <br />
trình chế biến. Đầu tóc gọn gàng, móng tay, móng chân cắt ngắn, sạch sẽ, rửa tay <br />
bằng xà phòng trước và sau khi chế biến thức ăn cho trẻ, khi tay bẩn, sau khi đi vệ <br />
sinh và rửa tay sau mỗi công đoạn chế biến. Dùng khăn lau tay riêng, được giặt và <br />
phơi khô hàng ngày. Phải tuân thủ theo quy trình sử dụng dụng cụ chế biến thức ăn <br />
theo nguyên tắc một chiều, không tùy tiện sử dụng đồ dùng, dụng cụ đựng, chế <br />
biến thực phẩm sống, chín lẫn lộn. Không được khạc nhổ trong lúc chế biến thức <br />
ăn cho trẻ, khi nêm nếm thức ăn còn thừa phải đổ đi. Khi chia thức ăn cho trẻ phải <br />
mang khẩu trang, găng tay và chia thức ăn bằng dụng cụ. Tuyết đối không dùng tay <br />
để bốc và chia thức ăn, thực hiện nghiêm túc việc phân chia thức ăn cho trẻ phải <br />
đảm bảo số lượng và định lượng.<br />
b. Vệ sinh cá nhân đối với giáo viên phụ trách tại lớp:<br />
Giáo viên chủ nhiệm là người trực tiếp chăm sóc trẻ trong trường mầm non <br />
nhất là tại lớp bán trú. Nên công tác vệ sinh cá nhân của cô giáo cùng là một yếu tố <br />
quan trọng trong việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Vì vậy cô giáo phải rửa <br />
tay bằng xà phòng trước khi chia thức ăn và mang khẩu trang, găng tay, dùng dụng <br />
cụ chia thức ăn riêng. <br />
Chuẩn bị đầy đủ bàn ghế, khăn lau tay, đĩa đựng thức ăn thừa cho trẻ, cô <br />
luôn động viên trẻ ăn hết suất.<br />
Giáo viên luôn ứng xử nhẹ nhàng đối với trẻ ở mọi lúc mọi nơi để tạo cho <br />
trẻ một tâm thế ổn định về thể chất lẫn tinh thần. Và không ngừng thu thập những <br />
thông tin quan trọng về vệ sinh an toàn thực phẩm đối với trẻ nói riêng và người <br />
tiêu dùng nói chung. Để đúc kết và rút ra những bài học kinh nghiệm trong việc <br />
đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong lớp.<br />
c. Đối với cá nhân trẻ:<br />
Như các bạn đã biết vệ sinh an toàn thực phẩm là phần quan trọng có ảnh <br />
hưởng nhất định đến khả năng phát triển cơ thể trẻ.<br />
Bồi dưỡng cho giáo viên kiến thức hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh cá nhân <br />
qua các lần sinh hoạt, hội họp bán trú tại trường. Tổ chức kiểm tra công tác vệ sinh <br />
đối cá nhân trẻ từ đó rút kinh nghiệm và hướng dẫn trẻ thực hành vệ sinh cá nhân <br />
được tốt hơn. Trẻ phải được rửa tay trước khi ăn bằng xà phòng dưới vòi nước <br />
chảy, rửa xong dùng khăn lau khô theo 6 bước cơ bản.<br />
<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 13<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
Dạy trẻ rửa tay sau khi đi vệ sinh và khi tay bẩn, luôn cắt ngắn móng tay, <br />
móng chân cho trẻ, vì đây là những nơi vi khuẩn có thể xâm nhập vào cơ thể trẻ <br />
thông qua nhiều hình thức như vô tình tre bốc thức ăn bằng tay...<br />
Dạy trẻ có thói quen biết giữ gìn vệ sinh trong ăn uống: Ăn chín, uống sôi, <br />
thói quen ăn uống văn minh: Ăn chậm, nhai kỹ, ăn uống từ tốn tránh rơi vãi, khi <br />
thức ăn rơi vãi nhặt bỏ vào nơi quy định như đĩa bỏ thức ăn thừa. Khi ăn xong trẻ <br />
phải biết đánh răng, súc miệng sạch sẽ và uống nước.<br />
Trước khi chế biến thực phẩm sống, nhân viên cấp dưỡng rửa dụng cụ: <br />
Dao, thớt sạch sẽ để tránh nhiễm khuẩn, rêu mốc trên dao thớt.<br />
Thức ăn chín phải đảm bảo đủ thời gian và nhiệt độ, không để thực phẩm <br />
sống tiếp xúc với thực phẩm chín.<br />
Dụng cụ cho trẻ ăn uống như: Bát, thìa, ly, thau, xô... phải được rửa sạch để <br />
ráo trước khi sử dụng.<br />
Kiểm tra kiến thức về vệ sinh an toàn thực phẩm cho nhân viên, giáo viên, <br />
về cách xử lý thực phẩm từ khâu chọn nguyên liệu thực phẩm đến chế biến và bảo <br />
quản thực phẩm. <br />
* Đối với cấp dưỡng, nhân viên nhà bếp: <br />
Lên lịch kiểm tra theo dõi cấp dưỡng, nhân viên nhà bếp thực hiện kế hoạch <br />
đề ra về công tác thu mua thực phẩm hằng ngày, về công tác đảm bảo vệ sinh an <br />
toàn thực phẩm, đảm bảo số lượng theo yêu cầu hay không để kịp thời bổ sung <br />
điều chỉnh cho hợp lý. Việc chế biến thực phẩm cho trẻ có đúng theo quy trình đảm <br />
bảo vệ sinh an toàn thực phẩm hay không. Trong khi chế biến cấp dưỡng có trang <br />
bị đầy đủ đồ dùng, dụng cụ bảo hộ để đảm bảo vệ sinh trong khi chế biến thức ăn <br />
cho trẻ như: Tạp dề, khẩu trang... Từ đó rút ra những ưu điểm, tồn tại và nêu rõ <br />
hướng khắc phục.<br />
* Đối với giáo viên trực tiếp cho trẻ ăn tại lớp:<br />
Lên lịch kiểm tra nề nếp vệ sinh khu vực lớp, sàn lớp có lau chùi thường xuyên hay <br />
không, công trình phụ phải được khử trùng duyệt khuẩn hằng ngày để đảm bảo vệ <br />
sinh an toàn cho trẻ.<br />
Khi phân chia thức ăn giáo viên cũng phải trang bị đồ bảo hộ để đảm bảo vệ <br />
sinh, và luôn cảnh giác với những nguy cơ gây mất an toàn đối với trẻ. Qua đó nhận <br />
xét góp ý những ưu khuyết điểm tồn tại, những mặt ưu điểm cần phát huy hơn <br />
nữa, khắc phục những khuyết điểm để thực hiện công tác chăm sóc nuôi dưỡng trẻ <br />
tốt hơn trong thời gian đến.<br />
IV. Tính mới của các giải pháp:<br />
Qua đúc kết kinh nghiệm và đã có kết quả khảo nghiệm, đối chứng: Từ kết <br />
quả cách làm cũ của năm học trước như năm học 20162017; 20172018. Qua việc <br />
áp dụng các giải pháp mới cụ thể qua một học kỳ vừa qua của năm học 20182019 <br />
thì kết quả càng thuyết phục hơn như sau:<br />
Trần Thị Tỷ 14<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
<br />
Kết quả cách làm cũ từ những năm Qua áp dụng giải pháp mới trong học <br />
học trước (Trước khi áp dụng đề tài) kỳ I năm học 20182019 (Sau khi áp <br />
dụng đề tài)<br />
<br />
Về công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi Về công tác vệ sinh cá nhân, vệ sinh môi <br />
trường và vệ sinh nguồn nước chỉ duy trì trường và vệ sinh nguồn nước bước đầu <br />
ở mức độ bình thường, chỉ cần sạch sẽ, đi vào nề nếp, biết vệ rửa tay bằng xà <br />
gọn gàng, nguồn nước không mùi vị, ô phòng trước khi ăn uống và sau khi đi vệ <br />
nhiễm là được. sinh, rửa tay bằng xà phòng theo quy <br />
trình 5 bước. Vệ sinh môi trường thì <br />
gom rác đúng nơi quy định, biết phân <br />
loại rác ( rác tự hủy, rác đỗ…). Nguồn <br />
nước phải được sở y tế kiểm định đạt <br />
chất lượng mới đưa vào sử dụng.<br />
<br />
Dụng cụ chế biến, dụng cụ ăn uống chỉ Bước đầu có nhiều tiến bộ sắm đầy đủ <br />
được rửa bằng nước sửa chén ở dưới đồ dùng, dụng cụ chế biến, ăn uống, <br />
vòi nước sạch . Không đưa ra phơi dưới phân biết dụng cụ chế biến thực phẩm <br />
ánh nắng mặt trời. sống, thực phẩm chín như giao, thớt…<br />
Kiến thức về vệ sinh nắm bắt nhiều <br />
hơn, chén bắt khi rửa xong đem ra ánh <br />
nắng mặt trời phơi nhằm duyệt khuẩn <br />
có tủ kín đựng đồ dùng cụ tránh côn <br />
trùng gây hại.<br />
<br />
Kiến thức về nguồn thực phẩm sạch và Kiến thức về nguồn thực phẩm sạch <br />
khẩu phần ăn thì duy trì ở mức độ đầy ngày được cải tiến, nhận biết rõ nguồn <br />
đủ có rau, có thịt và đầy đủ các chất dinh góc, xuất sứ, nơi sản xuất. tránh những <br />
dưỡng. loại thực phẩm sử dụng nhiều về đạm <br />
hữu cơ, thuốc bão vệ thực vật và chất <br />
kích thích tăng trưởng cho động vật…<br />
Xây dựng thực đơn đầy đủ chất và các <br />
món chứa trong tháp dinh dưỡng, xây <br />
dựng theo mùa hợp khẩu vị đối với trẻ.<br />
<br />
Có xây dựng hợp đồng thực phẩm Khi giao kết hợp đồng có mặt cả hai bên <br />
nhưng chưa chi tiết cụ thể. thỏa thuận và đồng ý các điều khoản <br />
được soạn thảo trong hợp đồng đầy đủ. <br />
Ai vi phạm sẻ cắt hợp đồng.<br />
<br />
Khám sức khỏe định kỳ: Không chịu đi Hiểu được khám sức khỏe định kỳ là <br />
khám, nghĩ mình là sức khỏe đảm bảo một trong những điều kiện của cô giáo <br />
không có bệnh tật 100%. Với suy nghĩ mầm non, phải có đầy đủ sức khỏe để <br />
Trần Thị Tỷ 15<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
<br />
khám làm gì cho tốn kém mà vô ích. dáp ứng nhu cầu chăm sóc, giáo dục trẻ.<br />
<br />
Công tác tự bồi dưỡng về kiến thức Một nhân viên cấp dưỡng ít nhất phải <br />
VSATTP chưa được chú trọng. qua lớp đào tạo về chuyên môn nấu ăn 3 <br />
tháng và được cơ quan có thẩm quyền <br />
cấp giấy chứng nhận bằng sơ cấp. biết <br />
chế biến các món ăn thơm, ngon, bỗ <br />
dưỡng đầy đủ chất dinh dưỡng theo 5 <br />
nhóm cảu tháp dinh dưỡng.<br />
<br />
VSATTP Là gì? Là vệ sinh các loại thực Vệ sinh an toàn thực phẩm là tất cả điều <br />
phẩm trước khi đưa vào chế biến. kiện, biện pháp cần thiết từ khâu sản <br />
xuất, chế biến, bảo quản, phân phối, <br />
vận chuyển cũng như sử dụng nhằm <br />
bảo đảm cho thực phẩm sạch sẽ, <br />
an toàn, không gây hại cho sức khỏe, tính <br />
mạng người tiêu dùng.<br />
<br />
Qua vận dụng những giải pháp này tôi đề nghị nên được duy trì và có chế <br />
độ kiểm tra rõ ràng để tránh xảy ra những tình trạng sai phạm về công tác vệ sinh <br />
an toàn thực phẩm. Gây ra những vấn đề về sức khỏe đáng tiếc, ảnh hưởng tới sức <br />
khỏe các cháu và sức khỏe cộng đồng.<br />
V. Hiệu quả sáng kiến kinh nghiệm:<br />
* Kết quả khảo nghỉệm:<br />
Sau khi tiến hành các giải pháp an toàn vệ sinh thực phẩm tại học sinh, phụ <br />
huynh, giáo viên nhân viện tại Trường mầm non Sao Mai, qua khảo sát đã thu được <br />
kết quả về kiến thức về công tác vệ sinh an toàn thực phẩm của các bậc cha mẹ <br />
như sau:<br />
<br />
Quan trọng Không quan So sánh hai kêt quả trước và <br />
TT Nội dung trọng sau khi khảo sát<br />
phiếu khảo sát Số Tỉ lệ Số Tỉ lệ Tăng<br />
lượng (%) lượng (%)<br />
Số lượng Tỉ lệ (100%)<br />
<br />
1 Vệ sinh cá 100 100 0 0 40 40<br />
nhân<br />
<br />
2 Vệ sinh môi 100 100 0 0 70 70<br />
trường<br />
<br />
3 Vệ sinh nguồn 100 100 0 0 60 60<br />
<br />
Trần Thị Tỷ 16<br />
Một số biện pháp đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm trong công tác bán trú tại <br />
trường mầm non sao mai.<br />
<br />
nước<br />
<br />
4 Vệ sinh dụng 100 100 0 0 30 30<br />
cụ chế biến<br />
<br />
5 Vệ sinh dụng 100 100 0 0 30 30<br />
cụ ăn uống<br />
<br />
6 Kiểm soát quá 100 100 0 0 60 60<br />
trình chế biến<br />
<br />
7 Kiến thức về 100 100 0 0 55 55<br />
nguồn thực <br />
phẩm sạch<br />
<br />
8 Khẩu phần ăn 100 100 0 0 54 54<br />
<br />
9 Hợp đồng 100 100 0 0 75 75<br />
thực phẩm<br />
<br />
Kết quả của giáo viên, nhân viên trong nhà trườ