Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
Trang<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU …….…….………………......………………………2<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài ...…………………………………….....…………….2<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài …………………………….....…………3<br />
3. Đối tượng nghiên cứu ………………..………….....………..…………3<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu…………………………………………………….3<br />
5. Phương pháp nghiên cứu ………………………..………….………….3<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG ..……..………………………………...…………3<br />
<br />
1. Cơ sở lý luận ………………………..……………………………….... 3<br />
<br />
2. Thực trạng ………...……..………………………………….………….4<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn.………………………………………..……..….4<br />
<br />
2.2. Thành công, hạn chế.……………..………………………………..…5<br />
2.3. Mặt mạnh, mặt yếu.……….………………………………..…………5<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động.…..………………………..….6<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề thực trạng mà đề tài đặt ra. ………..…6<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp …………………………………….……………..7<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp. ……………….……………..…...7<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp. …….…..……7<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp. ………….………....... 14<br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp. ………..…….……….. 14<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu…..…15<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm.……........……………….……….16<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ …….…….……………………….……16<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 1 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
1. Kết luận………………………………………………….……………16<br />
2. Kiến nghị ………………………………………………….………….17<br />
<br />
I. PHẦN MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Lý do chọn đề tài<br />
<br />
Giáo dục và đào tạo có vị trí quan trọng trong chiến lược xây dựng con <br />
người, chiến lược phát triển kinh tế xã hội của đất nước. Vì vậy, nâng cao <br />
chất lượng đội ngũ nhà giáo, kịp thời chấn chỉnh những hạn chế về phẩm <br />
chất đạo đức và chuyên môn nghiệp vụ là yêu cầu cấp bách để nâng cao <br />
chất lượng giáo dục. Muốn làm được điều đó cần phải thực hiện tốt công <br />
tác thanh, kiểm tra nội bộ trường học .<br />
<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành, <br />
quản lý mà thiếu sự kiểm tra, thanh tra thì sẽ dẫn đến bệnh quan liêu, lãng <br />
phí. Chỉ có tăng cường kiểm tra, kiểm soát thì mới chống được các tệ nạn <br />
này”. Trong lĩnh vực giáo dục, hoạt động kiểm tra, giám sát là một chức năng <br />
quan trọng trong công tác quản lý. Qua công tác kiểm tra, giám sát, nhà quản <br />
lý sẽ hiểu rõ hoạt động của các cấp có phù hợp với các yêu cầu, nhiệm vụ, <br />
mục tiêu, kế hoạch của nhà trường hay không. Trên cơ sở đó người quản lý <br />
có cơ sở chuẩn xác để điều chỉnh kịp thời các quyết định cho phù hợp mục <br />
tiêu và yêu cầu kế hoạch đã đề ra.<br />
Kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn là khâu đặc biệt quan trọng <br />
trong chu trình quản lý. Nó giúp đảm bảo mối liên hệ thường xuyên, kịp thời <br />
giúp người quản lý hình thành cơ chế điều chỉnh trong quá trình quản lý nhà <br />
trường. Không những thế, kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn là một <br />
công cụ quan trọng góp phần tăng cường hiệu lực quản lý trường học góp <br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục, giảng dạy trong nhà trường. <br />
Trong những năm học vừa qua, được sự quan tâm của phòng Giáo dục, <br />
lãnh đạo nhà trường, công tác kiểm tra nội bộ trường học nói chung và công <br />
tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của giáo viên nói riêng ở đơn vị <br />
trường học Y Ngông đã có những chuyển biến tích cực, góp phần nâng cao <br />
chất lượng giáo dục của nhà trường. Tuy nhiên, bên cạnh những kết quả đã <br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 2 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
đạt được, công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của đơn vị vẫn <br />
còn gặp những khó khăn nhất định như: Năng lực của đội ngũ giáo viên <br />
không đồng đều; nhận thức của một số giáo viên về công tác kiểm tra, giám <br />
sát còn hạn chế; các thành viên của ban kiểm tra nội bộ làm việc chưa đều <br />
tay, chưa hiểu đúng vị trí chức năng của mình,... Làm thế nào để nâng cao <br />
hơn nữa chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn, góp phần <br />
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Đó cũng chính là lý do tôi <br />
chọn đề tài : “Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát <br />
hoạt động chuyên môn”.<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br />
<br />
Nghiên cứu và lựa chọn một số giải pháp phù hợp nhằm nâng cao chất <br />
lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn trong nhà trường.<br />
Thông qua việc nghiên cứu, khảo sát nhằm xây dựng và thực hiện kế <br />
hoạch kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn tại đơn vị đảm bảo tính bền <br />
vững, hiệu quả. <br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu<br />
<br />
Nghiên cứu thực trạng công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên <br />
môn ở trường Tiểu học Y Ngông qua các năm học và đề xuất một số giải <br />
pháp nhằm nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn <br />
môn trong nhà trường.<br />
<br />
4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu<br />
<br />
Giáo viên, học sinh trường Tiểu học Y Ngông năm học 2014 – 2015.<br />
Một số văn bản hướng dẫn có liên quan đến công tác thanh, kiểm tra <br />
nội bộ trường học. <br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu<br />
<br />
Phương pháp nghiên cứu tài liệu.<br />
Phương pháp quan sát, điều tra.<br />
<br />
Phương pháp phân tích, tổng hợp, so sánh.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 3 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Phương pháp tổng kết kinh nghiệm.<br />
<br />
II. PHẦN NỘI DUNG<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận<br />
<br />
Công tác kiểm tra, giám sát là một khâu quan trọng không thể thiếu <br />
của <br />
quản lý giáo dục, nó là một công cụ góp phần tăng cường hiệu lực quản lý.<br />
Quản lý mà không có kiểm tra thì quản lý sẽ kém hiệu quả và trở thành <br />
quan liêu. Nhờ kiểm tra nhà quản lý có thể kiểm soát đượcnhững yếu tố nào <br />
ảnh hưởng đến sự thành công để đạt mục tiêu giáo dục. <br />
Kiểm tra, giám sát cũng là một biện pháp quan trọng trong việc ngăn <br />
ngừa, phát hiện và xử lý những hành vi vi phạm pháp luật. Mặt khác, các <br />
giải pháp được đưa ra từ hoạt động kiểm tra, giám sát không chỉ hướng vào <br />
việc xử lý các hành vi vi phạm pháp luật, mà còn có tác dụng khắc phục các <br />
kẽ hở của chính sách, pháp luật, ngăn ngừa tận gốc mầm mống phát sinh <br />
những vi phạm pháp luật. Việc kiểm tra, giám sát sẽ tác động tới ý thức, <br />
hành vi và hoạt động của con người, nâng cao tinh thần trách nhiệm, động <br />
viên thúc đẩy việc thực hiện nhiệm vụ, giúp giáo viên khắc phục hạn chế, <br />
phát huy ưu điểm, thực hiện tốt nhiệm vụ được giao. <br />
<br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã nói: “ Có kiểm tra mới huy động được tinh <br />
thần tích cực và lực lượng to tát của cá nhân, mới biết rõ năng lực và khuyết <br />
điểm của cán bộ, mới sửa chữa và giúp đỡ kịp thời”. Kiểm tra, giám sát <br />
không những để đánh giá ưu điểm, nhược điểm, mức độ hoàn thành nhiệm <br />
vụ của các thành viên trong nhà trường mà còn phải phân tích nguyên nhân, <br />
đề xuất các biện pháp phát huy ưu điểm, khắc phục những hạn chế, thiếu <br />
sót. Từ đó tư vấn, thúc đẩy đối tượng điều chỉnh kịp thời, nâng cao chất <br />
lượng chuyên môn nghiệp vụ; giúp cho việc động viên, khen thưởng các cá <br />
nhân và đơn vị chính xác, thực sự tiêu biểu. Vì vậy, công tác kiểm tra nội bộ <br />
trường học nói chung và kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn nói riêng <br />
có vai trò rất quan trọng trong việc nâng cao năng lực đội ngũ cũng như chất <br />
lượng giáo dục trong nhà trường. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 4 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
2. Thực trạng<br />
<br />
2.1. Thuận lợi, khó khăn<br />
<br />
* Thuận lợi:<br />
Được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, <br />
chính quyền địa phương, lãnh đạo nhà trường cũng như sự hỗ trợ của các <br />
ban ngành đoàn thể trong nhà trường. <br />
<br />
Tập thể giáo viên nhiệt tình, có lập trường tư tưởng vững vàng, có tinh <br />
thần đoàn kết, trách nhiệm cao trong công việc. <br />
<br />
* Khó khăn:<br />
Trường đóng trên địa bàn đặc biệt khó khăn, có ba điểm trường cách xa <br />
nhau, tỉ lệ học sinh dân tộc tiểu số hàng năm chiếm trên 98% tổng số học <br />
sinh toàn trường. <br />
<br />
Đa số giáo viên ở vùng thuận lợi vào công tác, đường từ nhà đến <br />
trường khá xa, vào mùa mưa đi lại còn gặp nhiều khó khăn.<br />
<br />
2.2. Thành công hạn chế<br />
<br />
* Thành công:<br />
Trong những năm học trước đây, nhà trường đã thực hiện tương đối <br />
hiệu quả công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn. Hệ thống văn <br />
bản của công tác thanh tra được nhà trường triển khai kịp thời, đầy đủ. <br />
100% giáo viên được kiểm tra, giám sát trong năm học. Chất lượng giáo dục <br />
tại đơn vị được nâng dần qua các năm. <br />
* Hạn chế:<br />
Năng lực đội ngũ giáo viên không đồng đều. Một số giáo viên chưa <br />
đầu tư đúng mức cho chuyên môn, hạn chế về năng lực, chưa sáng tạo trong <br />
dạy học. Nhận thức của một số giáo viên về công tác kiểm tra còn hạn chế.<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh mặt yếu<br />
<br />
* Mặt mạnh: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 5 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Lãnh đạo nhà trường, tổ trưởng tổ chuyên môn có uy tín, có phẩm <br />
chất đạo đức tư cách tốt, được đạo tạo trên chuẩn, trình độ chuyên môn <br />
nhiệp vụ vững vàng. Hiệu trưởng và Phó Hiệu trưởng nhà trường <br />
đã được đào tạo qua lớp quản lý giáo dục nên có kinh nghiệm trong công tác <br />
quản lý.<br />
Ban kiểm tra nội bộ luôn khắc phục khó khăn, hoàn thành tốt nhiệm <br />
vụ được phân công. <br />
* Mặt yếu: <br />
Ban kiểm tra nội bộ nhà trường chưa được đào tạo nghiệp vụ thanh tra, <br />
kiểm tra, chủ yếu dựa vào kinh nghiệm để làm việc nên vẫn còn những hạn <br />
chế <br />
nhất định.<br />
<br />
Một số thành viên của ban kiểm tra nội bộ chưa mạnh dạn trong công <br />
tác phê bình và tự phê bình, ngại va chạm.<br />
<br />
2.4. Các nguyên nhân, các yếu tố tác động<br />
<br />
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng <br />
Giáo dục và Đào tạo, chính quyền địa phương. <br />
Cán bộ quản lý và đội ngũ giáo viên có tinh thần trách nhiện trong <br />
công tác, đoàn kết, nhất trí cao về mọi mặt, có ý thức tự học tự rèn để nâng <br />
cao nghiệp vụ chuyên môn.<br />
<br />
Trường có ba điểm trường cách xa nhau, đa số học sinh là con em dân <br />
tộc thiểu số; trình độ dân trí của nhân dân trên địa bàn thấp, hoàn cảnh kinh <br />
tế còn khó khăn nên có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng công việc. <br />
Năng lực đội ngũ không đồng đều nên việc nên việc khắc phục tồn tại <br />
sau kiểm tra đôi lúc chưa đạt kết quả như mong muốn. <br />
<br />
2.5. Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt <br />
ra<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 6 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Trong những năm học vừa qua, công tác kiểm tra nội bộ trường học <br />
được sự quan tâm, chỉ đạo sát sao của Phòng Giáo dục và Đào tạo, chính <br />
quyền địa phương. Lãnh đạo nhà trường luôn xác định đúng tầm quan trọng <br />
của việc kiểm tra, giám sát trong công tác quản lý chỉ đạo tại đơn vị, vì vậy <br />
đã xây dựng được chuẩn kiểm tra dựa trên hệ thống các văn bản pháp luật, <br />
văn bản pháp quy, hướng dẫn của cấp trên. Hàng năm, 100% số giáo viên <br />
toàn trường kiểm tra, giám sát bằng nhiều hình thức khác nhau.<br />
Ban kiểm tra nội bộ có năng lực, nhiệt tình, trách nhiệm, luôn biết <br />
khắc phục khó khăn để hoàn thành tốt nhiệm vụ. Sau khi kiểm tra, người <br />
kiểm tra góp ý chân tình, chỉ ra những mặt mạnh, những hạn chế và tư vấn <br />
cách khắc phục; có đánh giá công tác kiểm tra theo từng tháng, học kỳ và <br />
năm học. Chính vì thế mà giáo viên hạn chế được cảm giác bất an khi được <br />
kiểm tra, tích cực và chủ động hơn trong việc khắc phục hạn chế để hoàn <br />
thành tốt nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
Trường Tiểu học Y Ngông có ba điểm trường đóng trên ba buôn đặc <br />
biệt<br />
<br />
khó khăn của xã Dur Kmăl. Tỉ lệ học sinh dân tộc thiểu số hàng năm chiếm <br />
trên 98% tổng số học sinh toàn trường. Hầu hết các em thuộc diện gia đình <br />
có hoàn cảnh khó khăn, trình độ dân trí thấp, nhận thức về giáo dục và chăm <br />
lo việc học hành của cha mẹ học sinh đối với con em còn nhiều hạn chế. Vì <br />
vậy có ảnh hưởng nhất định đến việc nâng cao chất lượng giáo dục cũng <br />
như hiệu quả công tác. <br />
<br />
Các thành viên của ban kiểm tra làm việc chưa đều tay, một số thành <br />
viên chưa nắm bắt chuyên môn của tất cả các khối lớp nên ít nhiều gây khó <br />
khăn trong việc xếp loại tay nghề giáo viên. Vẫn còn tình trạng cả nể, ngại <br />
va chạm dễ dãi trong việc kiểm tra và đánh giá. Nhận thức của một số giáo <br />
viên về công tác kiểm tra còn hạn chế, năng lực đội ngũ không đồng đều nên <br />
việc nên việc khắc phục tồn tại sau kiểm tra đôi lúc chưa đạt kết quả như <br />
mong muốn. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 7 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Để công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn hiệu quả, phát <br />
huy được tính tích cực, tạo tâm thế thoải mái cho người kiểm tra và người <br />
được kiểm tra, đòi hỏi người cán bộ quản lý phải tâm huyết với nghề, nắm <br />
vững chuyên môn nghiệp vụ, gần gũi đồng nghiệp để tìm ra những giải pháp <br />
hữu hiệu nhất.<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Giải pháp, biện pháp đưa ra trong đề tài nhằm từng bước nâng cao <br />
năng lực quản lý, chất lượng đội ngũ; giúp giáo viên thực hiện tốt quy chế <br />
chuyên môn, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục tại đơn vị. <br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
3.2.1. Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về công tác kiểm tra, giám <br />
sát<br />
<br />
Trong trường học, lực lượng chủ yếu tham gia quá trình giáo dục là <br />
tập thể sư phạm nhà trường. vì vậy, người quản lý cần nhận thức rõ vị trí, <br />
vai trò của từng thành viên, đặc biệt là phạm vi, nhiệm vụ chức danh của <br />
họ. Cần thấy được ý nghĩa các mối quan hệ giữa cá nhân và tập thể trong <br />
việc thực hiện mục tiêu chung của trường. Từ đó có biện pháp bồi dưỡng <br />
nhằm nâng cao chuyên môn, nghiệp vụ cũng như nhận thức cho đội ngũ.<br />
Kiểm tra, giám sát là một công việc nhạy cảm, vì vậy người quản lý <br />
cần<br />
phải giúp giáo viên có nhận thức đúng đắn về công việc này. Để làm được <br />
điều đó, cán bộ quản lý phải tổ chức cho đội ngũ học tập các văn bản của <br />
ngành liên quan đến vấn đề kiểm tra, giám sát thông qua các buổi họp hội <br />
đồng và sinh hoạt chuyên môn của trường. Giúp đội ngũ nhà giáo nhận thức <br />
được vị trí, vai trò, nhiệm vụ, mục đích yêu cầu của công tác kiểm tra nội bộ <br />
trường học. Biến các văn bản pháp quy của ngành, những nội quy quy định <br />
của nhà trường thành ý thức tự giác, tự nguyện, hoàn thành trách nhiệm cá <br />
nhân của nhà giáo.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 8 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Xây dựng tập thể sư phạm đoàn kết, thân ái, giúp đỡ nhau trong công <br />
tác, sinh hoạt, tạo bầu không khí đầm ấm, dư luận lành mạnh trong tập thể. <br />
Thường xuyên bồi dưỡng lý tưởng cách mạng của Đảng trong đội ngũ cán <br />
bộ giáo viên. Động viên giáo viên học tập nâng cao trình độ chuyên môn <br />
bằng nhiều hình thức khác nhau, nêu cao tinh thần trách nhiệm thực hiện tốt <br />
nhiệm vụ được giao. <br />
<br />
3.2.2. Xây dựng lực lượng kiểm tra, giám sát <br />
<br />
Chủ Tịch Hồ Chí Minh đã từng dạy: “Thanh tra là tai mắt của trên, là <br />
bạn của dưới”, vì vậy việc xây dựng lực lượng kiểm tra nội bộ nói chung và <br />
kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn nói riêng là hết sức cần thiết. Bởi <br />
làm tốt công tác này sẽ góp phần quan trọng trong việc quản lý các hoạt <br />
động của nhà trường, đưa các hoạt động dần đi vào nề nếp, nâng cao hiệu <br />
quả và chất lượng giáo dục cũng như công tác kiểm tra, giám sát.<br />
Lực lượng kiểm tra, giám sát phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn <br />
nghiệp vụ vững vàng, trung thực thẳng thắn trong công tác, có phẩm chất <br />
đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp. Căn cứ vào <br />
tình hình thực tế của đơn vị, hiệu trưởng quyết định đủ về số lượng và đảm <br />
bảo chất lượng cho công tác kiểm tra nội bộ (trong đó quan trọng là công tác <br />
kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn). Thành viên trong ban kiểm tra <br />
gồm hiệu trưởng, các phó hiệu trưởng, tổ trưởng tổ chuyên môn và những <br />
giáo viên có nhiều kinh nghiệm, nắm vững chuyên môn nghiệp vụ, có uy tín. <br />
Hiệu trưởng giao cho Phó hiệu trưởng cùng các tổ trưởng tổ chuyên môn <br />
kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn của giáo viên.<br />
Để đảm bảo tính khách quan, trung thực, hiệu quả và có sự thống nhất <br />
trong phương pháp kiểm tra, đánh giá hoạt động chuyên môn trong nhà <br />
trường, công tác bồi dưỡng nghiệp vụ kiểm tra cho đội ngũ kiểm tra viên <br />
cần được quan tâm đúng mức. Ngay đầu năm học, nhà trường tổ chức quán <br />
triệt các văn bản hướng dẫn chuyên môn, thống nhất về hồ sơ sổ sách, vở <br />
ghi của học sinh (thống nhất về hình thức và thể hiện nội dung), các quy <br />
định về chuyên môn đến tất cả giáo viên trong đơn vị. Các thành viên trong <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 9 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
đơn vị cùng tham gia xây dựng quy chế chuyên môn của nhà trường. Qua đó <br />
giúp mọi người nắm được chức năng, nhiệm vụ của mình nhằm thuận tiện <br />
cho lực lượng kiểm tra hoạt động. <br />
Mặt khác, nhà trường cần tổ chức tập huấn nghiệp vụ kiểm tra, giám <br />
sát cho các thành viên của ban kiểm tra hàng năm, nhằm trang bị cho họ một <br />
số kĩ năng cần thiết. Quán triệt các nguyên tắc kiểm tra, giám sát đến từng <br />
thành viên; thảo luận và thống nhất các nội dung, phương pháp kiểm tra, <br />
giám sát nhằm giúp các thành viên trong ban kiểm tra thực hiện tốt chức <br />
năng, nhiệm vụ được giao. Bởi chính họ cũng là những người giúp lãnh đạo <br />
nhà trường đánh giá đúng thực trạng công tác quản lý, đôn đốc, thúc đẩy đội <br />
ngũ giáo viên thực hiện tốt các hoạt động giáo dục trong nhà trường.<br />
<br />
3.2.3. Xây dựng kế hoạch kiểm tra, giám sát<br />
<br />
Kế hoạch kiểm tra nội bộ nói chung và kiểm tra giám sát hoạt động <br />
chuyên môn nói riêng là một bộ phận hữu cơ của kế hoạch năm học, đồng <br />
thời là mắt xích trọng yếu của chu trình quản lý. Vì vậy, trên cơ sở các văn <br />
bản hướng dẫn của các cấp lãnh đạo, trực tiếp là Phòng Giáo dục và Đào <br />
tạo, lãnh đạo nhà trường cần xây dựng kế hoạch kiểm tra phù hợp với tình <br />
hình, điều kiện thực tế của đơn vị và có tính khả thi cao. <br />
<br />
Kế hoạch kiểm tra nội bộ cần được xây dựng ngay từ đầu năm. Căn <br />
cứ tình hình thực tế của đơn vị, Hiệu trưởng ra quyết định thành lập ban <br />
kiểm tra nội bộ. Các thành viên trong ban kiểm tra cùng tham gia xây dựng <br />
kế hoạch kiểm tra. Kế hoạch kiểm tra được công khai trước hội đồng sư <br />
phạm để lấy thêm ý kiến đóng góp cho phù hợp với nhu cầu công tác và <br />
nguyện vọng của giáo viên, nhằm phát huy mọi khả năng và điều kiện thuận <br />
lợi, khắc phục những điểm hạn chế như đã phân tích ở thực trạng. Kế <br />
hoạch kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn trong năm được ghi <br />
nhận toàn bộ các “đầu việc” theo trình tự thời gian từ tháng 8 năm trước đến <br />
tháng 5 năm sau. Kế hoạch <br />
kiểm tra tháng, tuần xây dựng chi tiết cùng với kế hoạch chuyên môn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 10 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Khi xây dựng kế hoạch kiểm tra cần đảm bảo những yêu cầu sau: kế <br />
hoạch phải đảm bảo mục tiêu, yêu cầu, thời hạn, nguyên tắc và nội dung <br />
kiểm tra giám sát; cơ cấu thành phần kiểm tra cần phù hợp với đối tượng <br />
kiểm tra, hình thức kiểm tra gọn nhẹ, không gây tâm lý nặng nề cho người <br />
được kiểm tra; kế hoạch phải chi tiết phù hợp với tình hình, điều kiện cụ <br />
thể của nhà trường và có tính khả thi; xây dựng kế hoạch năm, tháng, tuần <br />
đầy đủ, kiểm tra theo từng mốc thời gian và cụ thể hoá kế hoạch tháng cho <br />
phù hợp với tình hình điều kiện cụ thể ở trường; kế hoạch phải được xây <br />
dựng sớm vào đầu tháng 8 và thông báo đến tất cả các thành viên trong đơn <br />
vị.<br />
<br />
* Lưu ý: Mục đích chính của việc kiểm tra là nhằm bồi dưỡng đội <br />
ngũ. Vì vậy, khi xây dựng kế hoạch kiểm tra cần tránh xây dựng cụ thể tên <br />
giáo viên được kiểm tra. Điều đó chỉ làm tăng sự lo lắng giáo viên và thường <br />
tạo tâm lý đối phó để hoàn thành công việc đến thời điểm kiểm tra, sau khi <br />
kiểm tra sẽ lơ là trong công việc dẫn đến hiệu quả công việc bị giảm sút.<br />
<br />
3.2.4. Thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra, giám sát<br />
<br />
* Xây dựng chuẩn kiểm tra đánh giá. <br />
<br />
Muốn đánh giá đúng đối tượng kiểm tra thì phải có khung chuẩn <br />
để làm công cụ so sánh. Chuẩn kiểm tra phải được xây dựng trên cơ sở các <br />
văn bản pháp luật, pháp quy của nhà nước, các chỉ tiêu phát động của nhà <br />
trường. Việc xây dựng chuẩn cần được thảo luận đóng góp ý kiến, được sự <br />
thống nhất của tập thể sư phạm và đưa vào nghị quyết của nhà trường. <br />
Chuẩn kiểm tra đánh giá không những giúp người kiểm tra căn cứ làm thước <br />
đo đánh giá công việc mà còn giúp người được kiểm tra tự kiểm tra đánh giá <br />
mức độ hoàn thành công việc của bản thân. Khi xây dựng chuẩn kiểm tra <br />
đánh giá các hoạt động chuyên môn, cần thực hiện theo các bước sau:<br />
Bước 1: Phó Hiệu trưởng thu thập các thông tin từ các văn bản cấp <br />
trên,<br />
từ tình hình thực tế của trường, cách đánh giá của các năm học trước.<br />
Bước 2: Chọn lọc, tổng hợp, phân tích các thông tin, từ đó đưa ra dự <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 11 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
thảo chuẩn.<br />
Bước 3: Đưa dự thảo ra ban kiểm tra bàn bạc, góp ý, nhằm giúp Phó<br />
Hiệu trưởng hoàn thành công cụ đánh giá của mình đồng thời gây được bầu <br />
không khí thoải mái trong quá trình đánh giá.<br />
<br />
Bước 4: Phó Hiệu trưởng bổ sung và điều chỉnh kế hoạch.<br />
Bước 5: Phó Hiệu trưởng ra thông báo để mọi người thực hiện theo <br />
chuẩn kiểm tra. <br />
Khi xây dựng chuẩn kiểm tra cần chú ý nhiều đến thực tế của trường, <br />
đặc biệt có lưu ý đến đối tượng học sinh để đánh giá khách quan, tránh thiệt <br />
thòi cho giáo viên chủ nhiệm cũng như giáo viên giảng dạy lớp có nhiều học <br />
dân tộc thiểu số, học sinh khó khăn về học, học sinh khuyết tật. Chuẩn <br />
kiểm tra đánh giá cũng chính là quy chế hoạt động chuyên môn mà tập thể <br />
giáo viên đã xây dựng. Vì vậy, ban kiểm tra phải căn cứ vào chuẩn để tiến <br />
hành kiểm tra, giám sát. <br />
<br />
* Tổ chức kiểm tra, giám sát linh hoạt. <br />
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã dạy: “Nếu tổ chức việc kiểm tra được chu <br />
đáo thì công việc của chúng ta nhất định tiến bộ gấp mười lần, gấp trăm <br />
lần”. Vì vậy để công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn đạt hiệu <br />
quả tốt nhất cần tổ chức kiểm tra một cách linh hoạt, thường xuyên và phù <br />
hợp tình hình thực tế của đơn vị. <br />
Thông qua kiểm tra, ban kiểm tra xem xét cụ thể việc thực hiện các <br />
nhiệm vụ và kết quả thực hiện cuả giáo viên, đối chiếu với những yêu cầu, <br />
tiêu chuẩn, những quy định để xem giáo viên đạt hay chưa đạt, làm tốt hay <br />
chưa tốt các nhiệm vụ được giao. Kết quả kiểm tra là cơ sở chủ yếu cho <br />
việc đánh giá, tư vấn và thúc đẩy. Việc kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên <br />
môn tập trung một số nội dung sau:<br />
Kiểm tra hồ sơ chuyên môn gồm:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 12 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Kế hoạch dạy học: kiểm tra tiến độ thực hiện và nội dung (phù hợp <br />
đối tượng, tích hợp, lồng ghép giáo dục kỹ năng sống, bảo vệ môi trường, <br />
tăng cường tiếng Việt,…).<br />
Giáo án (kỹ năng soạn bài): kiểm tra hình thức trình bày, kỹ năng xác <br />
định mục tiêu bài dạy, kỹ năng xác định nội dung và cấu trúc bài dạy, kỹ <br />
năng xác định phương pháp, hình thức tổ chức dạy học cho phù hợp (thiết kế <br />
bài có sử dụng đồ dùng dạy học, phương pháp dạy, hình thức tổ chức, việc <br />
tích hợp, lồng ghép giáo dục bảo vệ môi trường, kỹ năng sống,..).<br />
<br />
Sổ dự giờ: kiểm tra số lượng, việc ghi chép tiến trình giờ dạy, nhận <br />
xét đúc rút được kinh nghiệm qua tiết dự.<br />
<br />
Sổ tích lũy chuyên môn: kiểm tra việc ghi chép các nội dung do các <br />
cấp chuyên đề, tập huấn; nội dung giáo viên có học hỏi, tích lũy thêm qua <br />
công tác tự học tự rèn. Đây là cẩm nang để giúp giáo viên có thêm kiến thức <br />
chuyên môn nhằm nâng cao chất lượng dạy – học.<br />
<br />
Sổ hội họp: việc ghi chép nội dung hội họp để đảm bảo mọi hoạt <br />
động của nhà trường được thực hiện đúng tiến độ.<br />
<br />
Sổ theo dõi chất lượng giáo dục: kiểm tra tiến độ đánh giá học sinh, <br />
cách đánh giá theo quy định.<br />
<br />
Sổ chủ nhiệm (đối với giáo viên chủ nhiệm): kiểm tra nội dung và <br />
tiến trình thực hiện, hiệu quả.<br />
<br />
Kiểm tra việc ghi chép vở của học sinh và nhận xét, đánh giá của <br />
giáo viên trong vở học sinh: kiểm tra cách trình bày, nội dung, việc nhận xét, <br />
đánh giá của giáo viên,…<br />
Dự giờ, khảo sát chất lượng học sinh: kiểm tra trình độ nghiệp vụ <br />
sư phạm và kỹ năng sư phạm của giáo viên, hiệu quả của tiết dạy (học sinh <br />
có được chủ động học tập, hứng thú học, khả năng tiếp thu, sự hợp tác,…).<br />
<br />
Kiểm tra công tác chủ nhiệm (nề nếp lớp, vệ sinh cá nhân, vệ sinh <br />
môi trường, việc tham gia các hoạt động ngoài giờ lên lớp,….): xem giáo <br />
viên tổ chức, hướng dẫn học sinh như thế nào, hiệu quả ra sao.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 13 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
Kiểm tra việc thực hiện giờ giấc ra vào lớp.<br />
Kiểm tra hoạt động của thư viện: Kiểm tra việc bảo quản và hiệu <br />
quả sử dụng các thiết bị và tài liệu.<br />
Kiểm tra hồ sơ tổ khối: xem tổ trưởng chỉ đạo hoạt động tổ như <br />
thế <br />
nào, chất lượng sinh hoạt, chất lượng giáo dục,…<br />
<br />
Nhà trường cần căn cứ vào tình hình thực tế để tổ chức kiểm tra, giám <br />
sát giáo viên, học sinh và đảm bảo 100% số giáo viên được kiểm tra, giám <br />
sát trong năm học. Tùy vào năng lực và hiệu quả công việc của từng người <br />
mà ban kiểm tra tiến hành kiểm tra định kỳ hay đột xuất, số lần kiểm tra <br />
nhiều hay ít.<br />
Trong quá trình kiểm tra, đánh giá, ban kiểm tra nên sử dụng các hình <br />
thức và phương pháp kiểm tra linh hoạt, sáng tạo (kết hợp giữa kiểm tra <br />
gián tiếp và kiểm tra trực tiếp, nhưng kiểm tra trực tiếp cần được sử dụng <br />
nhiều hơn). Không những thế, công tác kiểm tra phải đảm bảo nguyên tắc: <br />
chính xác, khách quan, hiệu quả; thường xuyên, kịp thời, công khai thì mới <br />
đạt được kết quả như mong muốn. <br />
* Chú trọng tư vấn, thúc đẩy sau kiểm tra.<br />
Đánh giá chính xác và khách quan là một biện pháp giúp đỡ đối tượng <br />
nhưng để giúp đỡ có hiệu quả hơn thì không chỉ dừng lại ở việc đánh giá, <br />
mà người kiểm tra còn có nhiệm vụ tư vấn và thúc đẩy sau kiểm tra. Bởi vì, <br />
kiểm tra không phải là “bới lông tìm vết” mà nó phải có tác dụng tư vấn các <br />
giải pháp khả thi để phát huy ưu điểm, khắc phục khuyết điểm, thúc đẩy <br />
việc thực hiện được tốt hơn.<br />
Sau khi kiểm tra, người kiểm tra cần phát hiện và khẳng định những <br />
kinh nghiệm tốt của giáo viên, tạo sự tự tin, đồng thời tìm cách phổ biến cho <br />
giáo viên khác nhằm góp phần thúc đẩy hệ thống. Chỉ ra những gì đối tượng <br />
hiểu chưa đúng, chưa đầy đủ trong nội dung giảng dạy, trong việc thực hiện <br />
nhiệm vụ nhà giáo; chỉ ra những chỗ chưa hợp lý trong việc sử dụng phương <br />
pháp dạy học và giáo dục,…Từ đó, người kiểm tra đưa ra những những lời <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 14 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
khuyên từ những kinh nghiệm của mình đã tích lũy được, kiến nghị để giáo <br />
viên khắc phục; mặt khác phát hiện những khó khăn khách quan để kiến <br />
nghị với nhà trường tạo điều kiện cho họ làm tốt nhiệm vụ.<br />
Để đạt được kết quả, khi trao đổi phải trên tinh thần đồng nghiệp, <br />
chân tình. Những nội dung tư vấn phải dựa trên thực tế đã quan sát được khi <br />
kiểm tra, phải trân trọng những thành tích, những sáng kiến của giáo viên. <br />
Những nội dung góp ý để giải quyết những khó khăn tồn tại phải khả thi, <br />
không mang tính áp đặt, phù hợp với hoàn cảnh công tác của giáo viên, giải <br />
đáp được những băn khoăn của giáo viên.<br />
Đối với những kiến nghị để giáo viên khắc phục hạn chế cũng cần <br />
phải<br />
cụ thể, xuất phát từ thực tế đã quan sát được trong quá trình kiểm tra và trao <br />
đổi với giáo viên, không đưa ra những kiến nghị có tính chất phương hướng <br />
lâu dài. Kiến nghị phải khả thi, sao cho những đối tượng được kiến nghị có <br />
thể thực hiện được sau một thời gian nhất định. Ban kiểm tra cần có kế <br />
hoạch kiểm tra sau kiểm tra để đánh giá việc khắc phục khuyết điểm của <br />
đối tượng, từ đó có biện pháp tư vấn, thúc đẩy hiệu quả hơn.<br />
* Tổng kết công tác kiểm tra.<br />
Tổng kết công tác kiểm tra là việc làm hết sức cần thiết, bởi các kết <br />
luận kiểm tra là cơ sở giúp nhà trường tự đánh giá việc quản lý và thực hiện <br />
các nhiệm vụ giáo dục, từ đó có kế hoạch điều chỉnh phù hợp. Thông qua <br />
kết quả kiểm tra giám sát, hiệu trưởng sẽ thực hiện hiệu quả hơn việc cải <br />
tiến quá trình quản lý, nâng cao chất lượng và hiệu quả công tác kiểm tra, <br />
nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường.<br />
Để công tác kiểm tra giám sát đạt kết quả tốt, việc tổng kết kiểm tra <br />
cần được tiến hành một cách nghiêm túc, thực hiện đánh giá sơ kết theo <br />
từng tháng, từng học kỳ và tổng kết vào cuối năm học. Những ưu điểm, hạn <br />
chế trong công tác kiểm tra, giám sát của năm học này sẽ là căn cứ giúp nhà <br />
trường xây dựng được kế hoạch kiểm tra nội bộ phù hợp hơn ở những năm <br />
học sau. <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 15 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
3.3. Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Ban giám hiệu nhà trường phải nắm vững các văn bản hướng dẫn về <br />
công tác kiểm tra, có năng lực quản lý và chuyên môn vững vàng.<br />
Nâng cao nhận thức cho đội ngũ về công tác kiểm tra, giám sát; xây <br />
dựng khối đoàn kết nội bộ vững chắc.<br />
Lực lượng kiểm tra, giám sát phải đảm bảo yêu cầu về chuyên môn <br />
nghiệp vụ vững vàng, trung thực thẳng thắn trong công tác, có phẩm chất <br />
đạo đức nghề nghiệp tốt, luôn có tinh thần giúp đỡ đồng nghiệp. <br />
<br />
3.4. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp<br />
<br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài có mối quan hệ chặt chẽ, lôgic <br />
với nhau. Đội ngũ giáo viên trong nhà trường có tư tưởng vững vàng, nhận <br />
thức đúng đắn, có năng lực và ý thức tổ chức kỉ luật tốt sẽ là yếu tố quan <br />
trọng giúp công tác kiểm tra, giám sát đạt hiệu quả cao. Bên cạnh đó, lực <br />
lượng kiểm tra, giám sát đủ về số lượng và đảm bảo chất lượng sẽ giúp nhà <br />
trường thực hiện hiệu quả kế hoạch kiểm tra. Cần linh hoạt khi thực hiện <br />
các giải pháp, biện pháp trên để đạt được hiệu quả cao nhất.<br />
<br />
3.5. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên <br />
cứu<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã góp phần thiết thực trong việc nâng cao hiệu quả <br />
của công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn trong đơn vị. Ý <br />
thức trách nhiệm, ý thức nghề nghiệp của đội ngũ giáo viên từng bước được <br />
nâng lên góp phần nâng cao chất lượng giáo dục trong nhà trường. Kết quả <br />
khảo nghiệm năm học 20142015 cụ thể như sau:<br />
Kết quả kiểm tra hoạt động chuyên môn của giáo viên:<br />
<br />
Kết quả kiểm tra hoạt động Kết quả kiểm tra hoạt động chuyên <br />
Tổng chuyên môn đầu năm môn cuối năm <br />
số giáo <br />
(trước khi thực hiện đề tài) (sau khi thực hiện đề tài)<br />
viên<br />
Tốt Khá TB Chưa đạt Tốt Khá TB Chưa đạt<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 16 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
<br />
31 16 11 4 0 21 10 0 0<br />
<br />
Chất lượng giáo dục học sinh: <br />
<br />
Xếp loại năng lực, phẩm Hoàn thành chương trình <br />
chất (hạnh kiểm) lớp học (lên lớp)<br />
<br />
Tổng Chưa đạt <br />
Đạt (thực Hoàn thành Chưa hoàn <br />
Năm học số học (thực hiện <br />
hiện đầy thành<br />
(được lên <br />
sinh chưa đầy <br />
đủ) lớp) (lưu ban)<br />
đủ)<br />
<br />
TS % TS % TS % TS %<br />
<br />
20132014 <br />
<br />
(trước khi thực hiện đề 332 332 100 0 0 324 97,6 8 2.4<br />
tài)<br />
<br />
20142015<br />
294 294 100 0 0 290 98,6 4 1.4<br />
(sau khi thực hiện đề tài)<br />
<br />
<br />
Kết quả tham gia các hội thi các cấp năm học 20142015:<br />
Giáo viên dự thi cấp huyện: Thi viết sáng kiến kinh nghiệm đạt 5 giải <br />
(2 giải B, 3 giải C); thi viết chữ đẹp 2 GV đạt giải; Hội thao đạt giải Ba <br />
toàn đoàn, văn nghệ đạt giải Khuyến khích toàn đoàn (Thi theo cụm)<br />
Học sinh dự thi cấp huyện: Thi viết chữ đẹp đạt 14 em được công <br />
nhận; giao lưu học sinh giỏi và dự thi học sinh Toán, Tiếng Anh qua mạng <br />
đạt 2 em đạt giải Khuyến khích, 7 em được công nhận; thi Kể chuyện đạo <br />
đức Bác Hồ 1 em đạt giải Khuyến khích (HĐĐ huyện tổ chức).<br />
<br />
4. Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn <br />
đề nghiên cứu<br />
<br />
Thông qua khảo nghiệm, giúp lãnh đạo nhà trường nắm bắt được một <br />
cách chính xác thực trạng của vấn đề mà đề tài nghiên cứu. Từ đó đưa ra các <br />
giải pháp hợp lý nhất nhằm giải quyết vấn đề; kiểm tra, đánh giá kết quả <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 17 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
thực hiện các giải pháp để có những điều chỉnh hợp lý trong quá trình thực <br />
hiện.<br />
<br />
Công tác kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn được lãnh đạo nhà <br />
trường quan tâm đúng mức và triển khai thực hiện thường xuyên, khoa học, <br />
hiệu quả hơn. Chính điều đó đã góp phần nâng cao chất lượng đội ngũ nhà <br />
giáo cũng như chất lượng giáo dục học sinh trong nhà trường.<br />
<br />
Đề tài thực hiện đã có tác động tích cực đến ý thức của đội ngũ giáo <br />
viên trong việc phấn đấu, vươn lên và trang bị cho mình các kỹ năng, kiến <br />
thức cần thiết để đảm nhiệm công việc một cách tự tin hơn. <br />
Các giải pháp, biện pháp trong đề tài dễ thực hiện và có thể áp dụng <br />
cho các trường tiểu học khác trong huyện.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
<br />
1. Kết luận<br />
<br />
Công tác kiểm tra, giám sát các hoạt động chuyên môn trong nhà <br />
trường<br />
có vai trò rất quan trọng, nó tác động trực tiếp đến quá trình nâng cao chất <br />
lượng dạy và học, là động lực thúc đẩy sự phát triển của nhà trường. Thông <br />
qua kiểm tra giup tô tr<br />
́ ̉ ưởng tổ chuyên môn cũng như đội ngũ giao viên phat<br />
́ ́ <br />
huy ưu điêm, khăc phuc đ<br />
̉ ́ ̣ ược nhưng tôn tai trong công tac và ph<br />
̃ ̀ ̣ ́ ấn đấu thực <br />
hiện tốt hơn nhiệm vụ được giao.<br />
<br />
̉ ̉ ̣ ̣ ̉<br />
Tuy nhiên đê công tac kiêm tra đat hiêu qua cao, lãnh đ<br />
́ ạo nhà trường <br />
cần phải thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao trình độ nghiệp vụ, nắm vững <br />
các văn bản pháp quy. Chủ động xây dựng và thực hiện kế hoạch kiểm tra <br />
phù hợp với mục đích, yêu cầu và quy chế kiểm tra; phân công phân nhiêm<br />
̣ <br />
̣ ̉<br />
cu thê cho cac thanh viên và t<br />
́ ̀ ạo điều kiện thuận lợi cho thành viên trong ban <br />
kiểm tra và đối tượng được kiểm tra phối hợp tốt. <br />
<br />
̉<br />
Cac thanh viên trong ban kiêm tra khi th<br />
́ ̀ ực hiên nhiêm vu cân có <br />
̣ ̣ ̣ ̀ ứng <br />
xử hết sức tế nhị, thân thiện, công tâm và đanh gia khach quan đôi v<br />
́ ́ ́ ́ ới tât ca<br />
́ ̉ <br />
nhưng ng<br />
̃ ươi đ<br />
̀ ược kiêm tra; cân xây d<br />
̉ ̀ ựng được bâu không khi nhe nhang v<br />
̀ ́ ̣ ̀ ơí <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 18 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
̣ ́ ̀ ư vân, thuc đây giup ng<br />
muc đich chinh la t<br />
́ ́ ́ ̉ ́ ười được kiêm tra lam tôt công viêc<br />
̉ ̀ ́ ̣ <br />
̉<br />
cua minh. Trong t<br />
̀ ừng trường hợp, người kiểm tra cần có sự linh hoạt, nhạy <br />
bén để xử lý kết quả kiểm tra đạt hiệu quả. <br />
<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Đối với Phòng Giáo dục và Đào tạo: Tổ chức các chuyên đề về công <br />
tác thanh tra, kiểm tra cho các đơn vị trường học trong huyện. <br />
<br />
Đối với nhà trường: Thường xuyên bồi dưỡng, nâng cao năng lực <br />
chuyên môn cho đội ngũ giáo viên. Bố trí và sắp xếp thời gian phù hợp để <br />
ban kiểm tra làm việc đạt hiệu quả.<br />
<br />
Trên đây là một số kinh nghiệm của bản thân trong công tác kiểm tra, <br />
giám sát hoạt động chuyên môn tại trường Tiểu học Y Ngông. Rất mong <br />
nhận được sự đóng góp ý kiến của đồng nghiệp để những kinh nghiệm trên <br />
được đầy đủ và hoàn thiện hơn.<br />
Xin chân thành cảm ơn ! <br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lê Thị Liên<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 19 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />
Một số biện pháp nâng cao chất lượng kiểm tra, giám sát hoạt động chuyên môn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
Hiệu trưởng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Vũ Văn Tuyển<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Lê Thị Liên 20 Đơn vị: Trường Tiểu học Y Ngông <br />