Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
MỘT SỐ BIỆN PHÁP QUẢN LÍ NHÓM LỚP CHO GIÁO VIÊN<br />
<br />
TRONG TRƯỜNG MẪU GIÁO<br />
<br />
1. Phần mở đầu <br />
<br />
1.1 Lý do chọn đề tài: <br />
<br />
Như chúng ta đã biết, một trong những nhiệm vụ trọng tâm của bậc Mầm non, <br />
về công tác quản lý nhóm lớp là một nhiệm vụ vô cùng quan trọng. Giáo viên chủ <br />
nhiệm nhóm lớp là người tổ chức, quản lý trực tiếp và sâu sát nhất về mọi mặt đối <br />
với học sinh và thực hiện giáo dục đạo đức, lối sống, phát triển nhân cách. Vì thế, <br />
công tác chủ nhiệm quản lý nhóm lớp giữ vai trò giáo dục toàn diện cho học sinh, <br />
đồng thời, người giáo viên chủ nhiệm quản lý nhóm lớp là cầu nối giữa nhà trường <br />
và gia đình góp phần thực hiện tốt mối quan hệ giữa nhà trường, gia đình, xã hội. <br />
Quá trình này diễn ra hàng ngày hàng giờ và tác động có mục đích, có kế hoạch của <br />
giáo viên đến trẻ, nhằm thực hiện nội dung giáo dục. Thực chất của công tác quản lí <br />
nhóm lớp của giáo viên mầm non là quản lí quá trình chăm sóc giáo dục trẻ đảm <br />
bảo cho quá trình đó vận hành thuận lợi và hiệu quả. Mỗi nhóm, lớp trong trường <br />
Mẫu giáo được coi như một tế bào của cơ thể nhà trường. Chất lượng giáo dục của <br />
từng nhóm lớp góp phần tạo nên chất lượng giáo dục chung cho nhà trường. Giáo <br />
viên mầm non vừa là chủ thể trực tiếp của quá trình chăm sóc và giáo dục trẻ vừa là <br />
chủ thể quản lí nhóm lớp. Là một phó hiệu trưởng trường Mẫu giáo phụ trách về <br />
chuyên môn bản thân tôi cần tìm ra những biện pháp quản lí nhóm lớp đạt hiệu quả <br />
cao nhất về chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ, đem lại lợi ích thiết thực cho nhà <br />
trường tạo uy tín với phụ huynh học sinh. Chính vì lý do trên mà tôi chọn đề tài <br />
“Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường Mẫu Giáo”<br />
<br />
1.2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài .<br />
<br />
Mục tiêu giáo dục mầm non đã được định hướng trong đại hội Đảng lần thứ <br />
VIII là: “ Xây dựng bậc học Mầm non hoàn chỉnh cho hầu hết trẻ em từ 0 đến 6 tuổi <br />
để trẻ phát triển một cách toàn diện. Việc chăm sóc sức khoẻ và giáo dục trẻ một <br />
cách khoa học từ khi còn nhỏ sẽ giảm đáng kể nguy cơ trẻ bị suy dinh dưỡng, mặt <br />
khác trí tuệ và hành vi xã hội của đứa trẻ được hình thành trong những năm đầu của <br />
cuộc đời. Những tác động sư phạm đúng đắn đối với lứa tuổi này sẽ giúp trẻ phát <br />
triển toàn diện, đúng hướng làm cơ sở cho sự phát triển trong những giai đoạn tiếp <br />
theo của con người. Nâng cao chất lượng hiệu quả quản lí nhóm lớp là điều kiện <br />
quan trọng để đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ cũng như chất lượng <br />
quản lí trường Mẫu giáo. Vì thế phát huy đúng đắn vai trò trách nhiệm của người <br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
1 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
giáo viên trong quá trình thực hiện chức năng quản lí toàn diện nhóm lớp là nhiệm <br />
vụ quan trọng đối với người giáo viên và cán bộ quản lí trong trường Mẫu giáo. <br />
<br />
Nhiệm vụ quan trọng đặt ra đối với bậc học Mần non là nâng cao chất lượng <br />
thực hiện chương trình đặc biệt đối với vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc <br />
thiểu số nói chung, và đối với trường Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang nói riêng. Năm học <br />
này bậc học Mầm non nói chung và trường Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang nói riêng còn <br />
thực hiện tốt chương trình lớp ghép, cụ thể trường hiện tại có 3 lớp ghép 2 đến 3 <br />
độ tuổi, vì thể công tác quản lý nhóm lớp là một việc vô cùng quan trọng đối với cán <br />
bộ quản lý và giáo viên để đưa chất lượng công tác chăm sóc giáo dục trẻ ngày một <br />
cao hơn so với những năm học trước.<br />
<br />
1.3.Đối tượng nghiên cứu<br />
Đối tượng nghiên cứu là đội ngũ cán bộ quản lý và giáo viên, học sinh trường <br />
Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang xã DurKmăn huyện Krông Ana Đắc Lắc.<br />
1.4. Giới hạn phạm vi nghiên cứu.<br />
Phạm vi nghiên cứu của đề tài được áp dụng thành công trong trường Mẫu <br />
Giáo Hoa Pơ Lang, xã DurKmăn KrôngA na Đắc Lắc vùng có nhiều học sinh DTTS <br />
<br />
1.5.Phương pháp nghiên cứu.<br />
<br />
Qua thực tế tại trường bản thân tôi đã dùng những biện pháp nghiên cứu sau”<br />
<br />
Biện pháp thực tiễn : Đọc và sử dụng các tài liệu, sách báo, tạp chí giáo dục <br />
mầm non, mạng internet có liên quan đến đề tài.<br />
<br />
Biện pháp khảo sát : Qua khảo sát các hoạt động của cô và trẻ trong trường <br />
Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang để tìm hiểu về công tác quản lí nhóm lớp của giáo viên .<br />
<br />
Biện pháp trò chuyện: Qua trò chuyện với phụ huynh, giáo viên và trẻ để tìm <br />
hiểu về công tác quản lí nhóm lớp của giáo viên .<br />
<br />
Biện pháp tổng hợp: Nghiên cứu các biện pháp chỉ đạo của nhà trường, về công <br />
tác quản lí nhóm lớp của giáo viên, để tìm ra các biện pháp chỉ đạo phù hợp mang <br />
lại hiệu quả cao trong công tác chăm sóc giáo dục trẻ, nhất là trẻ vùng đồng bào dân <br />
tộc thiểu số như trường Mẫu Giáo Hoa Pơ lang xã DurKmăl. <br />
<br />
II. Phần nội dung.<br />
<br />
II.1.Cơ sở lý luận.<br />
<br />
<br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
2 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
Thực hiện đề tài này dựa trên cơ sở lí luận: Tư tưởng Hồ Chí Minh về giáo <br />
dục Những quan điểm chỉ đạo phát triển giáo dục trong chiến lược Giáo dục Đào <br />
tạo hiện nay. Xây dựng và tổ chức thực hiện kế hoạch trong trường Mầm non, tài <br />
liệu bồi dưỡng cán bộ quản lý ngành học Mầm non.<br />
Thông tư 32/2011/TT BGD&ĐT ngày 08 tháng 8 năm 2011( Bộ giáo dục và <br />
đào tạo)<br />
Tài liệu nghiên cứu,Tạp chí giáo dục mầm non, hướng dẫn công tác quản lý <br />
trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo như cuốn "Quản lý nhà trường", NXB Trường <br />
CBQL GD&ĐT "Một số vấn đề Quản lý giáo dục mầm non", NXB Đại học Quốc <br />
gia Hà Nội. Thực tế về đội ngũ giáo viên là nhân tố quyết định đến chất lượng nâng <br />
cao, chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ trong trường Mẫu Giáo. để có được đội ngũ <br />
giáo viên “Vừa hồng vừa chuyên”. Là cả một vấn đề rất khó khăn và phức tạp bởi <br />
vì chất lượng đội ngũ giáo viên trong trường còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố, xã hội <br />
lại đóng vai trò chính, nhưng trình độ nghiệp vụ của cá nhân, giáo viên thì phụ thuộc <br />
vào phần lớn về khả năng sư phạm và lòng yêu nghề của chính họ. Chính vì vậy <br />
muốn nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ trong trường Mẫu Giáo, việc đầu <br />
tiên là người quản lý cần có những biện pháp quản lý nhóm lớp tốt để chỉ đạo cho <br />
giáo viên Mầm non thực hiện.<br />
<br />
II.2 Thực trạng:<br />
Trường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang được thành lập năm 1996 thuộc xã DurKmăn <br />
thuộc vùng khó khăn, được phong tặng xã Anh hùng Lực lượng vũ trang năm 2002. <br />
Đa số nhân dân là đồng bào dân tộc thiểu số. Đời sống kinh tế của người dân còn <br />
nhiều khó khăn, chủ yếu là trồng cây lúa nước. Nhà trường gồm có 7 điểm học nằm <br />
rãi rác ở các thôn buôn.<br />
Đặc điểm về đội ngũ cán bộ, giáo viên, nhân viên.<br />
Tổng số có 37 đ/c trong đó: Ban giám hiệu có 03 đ/c, giáo viên có 29 đ/c, nhân <br />
viên có 5 đ/c. Số cán bộ viên chức trong biên chế: 35, Hợp đồng ngắn hạn 02 người.<br />
Đảng viên 11đ/c trong đó quản lý 3đ/c, giáo viên 7đ/c, nhân viên 1.<br />
Trình độ chuyên môn nghiệp vụ: Đại học và cao đẳng có: 11 đ/c, Trung cấp: <br />
26 đ/c, Giáo viên đứng lớp 100% đạt chuẩn – Trên chuẩn có 08 đ/c. Đang theo học <br />
trên chuẩn là 16đ/c, đội ngũ giáo viên luôn thay đổi.<br />
Đặc điểm về cơ sở vật chất: Có 18 nhóm, lớp, có 2 bếp ăn đảm bảo vệ sinh <br />
an toàn thực phẩm. Còn lại là hình thức dân nuôi, các phòng chức năng chưa có.<br />
+ Trang thiết bị đồ dùng đồ chơi chăm sóc, nuôi dưỡng giáo dục trẻ còn thiếu <br />
thốn, <br />
+ Phụ huynh học sinh: Đa số có trình độ dân trí thấp, ủng hộ mọi hoạt động của nhà <br />
trường.<br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
3 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
Được sự quan tâm của các cấp các ngành, của phòng giáo dục. Năm học 2014 – <br />
2015.<br />
Tổng số học sinh toàn trường đầu năm: 398 trẻ, Nữ : 214, Dân tộc 224, Nữ <br />
dân tộc: 214. Tổng số nhóm lớp là: 18, 17 lớp quốc lập, 1 tư thục, trong đó lớp lá: 8, <br />
lớp chồi 5, mầm 1, nhóm trẻ 4 <br />
Tổng số học sinh các khối lớp như sau:<br />
Khối lá 8 lớp tổng số 173 cháu ( trong đó có 3 lớp nghép)<br />
Khối nhỡ 10 lớp tổng số 225 trẻ ( trong đó)<br />
Lớp chồi 5 lớp 131 cháu<br />
Lớp mầm 1 lớp 27 trẻ<br />
Nhóm trẻ 4 tổng số 67 cháu<br />
Trong đó có 18 lớp ăn bán trú có 398 trẻ ăn đạt 100%<br />
Với quyết tâm phấn đấu đạt trường tiên tiến, vì vậy ngoài việc mua sắm trang <br />
thiết bị dạy học, đồ dùng, đồ chơi phục vụ chăm sóc, giáo dục trẻ còn cần phải có <br />
nhiều biện pháp tích cực để nâng cao chất lượng chăm sóc hơn.Tuy nhiên trong quá <br />
trình chỉ đạo biện pháp quản lý nhóm lớp còn gặp những thuận lợi và khó khăn sau:<br />
a. Thuận lợi khó khăn<br />
+ Thuận lợi<br />
Nhà trường luôn nhận được sự quan tâm của các cấp lãnh đạo Đảng ủy chính <br />
quyền địa phương, xã Dur Kmăn, hội cha mẹ học sinh của trường, và đặc biệt là sự <br />
chỉ đạo sâu sát, tận tình của lãnh đạo phòng giáo dục trong các hoạt động của nhà <br />
trường.<br />
Cơ cấu tổ chức ban giám hiệu phù hợp đặc điểm của trường .<br />
Ban giám hiệu chỉ đạo sâu sát đều tay.<br />
Đội ngũ nhà trường trẻ, khỏe, nhiệt tình, tận tụy, tâm huyết với nghề, yêu <br />
thương trẻ, có tinh thần trách nhiệm trong mọi công việc, hoàn thành mọi nhiệm vụ <br />
được giao. Tích cực tham gia học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và <br />
năng lực sư phạm cho bản thân.<br />
Cơ sở vật chất trang thiết bị, phương tiện được đầu tư đáp ứng yêu cầu giáo <br />
dục mầm non trong giai đoạn hiện nay.<br />
Hội Cha mẹ học sinh của trường quan tâm, chăm lo đến việc học tập của các <br />
cháu, tích cực tham gia vào các hoạt động của nhà trường. <br />
Tỷ lệ huy động trẻ vượt kế hoạch được giao. <br />
+Khó khăn: <br />
<br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
4 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
Trường có 7 phân hiệu rải rác ở các buôn làng xa xôi cách xa nhau từ 410 <br />
km.Cơ sở vật chất còn thiếu thốn nhất là công trình vệ sinh nước sạch nhiều nơi <br />
chưa có. Nhiều giáo viên mới, nhà xa. Số lượng giáo viên đi học nâng cao trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ để đạt trên chuẩn còn nhiều. Giáo viên vừa đi học vào dịp hè, <br />
và thứ 7 chủ nhật, vừa đi làm nên ảnh đến chất lượng giáo dục và hiệu quả công tác. <br />
Năng lực chuyên môn nghiệp vụ, tay nghề của giáo viên không đồng đều. Nhiều giáo <br />
viên mới ra trường trình độ tay nghề còn non, thiếu kinh nghiệm về việc quản lý <br />
nhóm lớp có những giáo viên thiếu về chuyên ngành nên cũng ảnh hưởng đến việc <br />
nâng cao chất lượng chăm sóc, giáo dục trẻ trong nhà trường.<br />
b. Thành công – hạn chế.<br />
+ Những thành công: <br />
Năm học 2014 2015 nhà trường đã triển khai thành công việc như tổ chức <br />
chuyên đề, tổ chức thao giảng, dự giờ, làm đồ dùng đồ chơi, viết sáng kiến kinh <br />
nghiệm áp dụng vào thực tế để giảng dạy. Ngoài ra trường còn tổ chức kiểm tra toàn <br />
diện, kiểm tra hồ sơ, kiểm tra chuyên đề, đột xuất để góp ý cho giáo viên nắm vững <br />
phương pháp giảng dạy và công tác quản lý nhóm lớp của từng thôn buôn.Về công <br />
tác lập tổ chuyên môn gồm 2 tổ, (khối lá)và (khối nhỡ cùng nhóm trẻ. Mầm), các tổ <br />
khối sinh hoạt thường xuyên đều đặn theo quy chế chuyên môn của trường đề ra, <br />
cuối tháng có họp xét xếp loại cho các thành viên, báo cáo kết quả về lãnh đạo nhà <br />
trường. Mục đích đúc rút kinh nghiệm triển khai kế hoạch chuyên môn, đánh giá các <br />
mặt mạnh, mặt yếu của các thành viên để rút kinh nghiệm nhất là khâu chủ nhiệm <br />
trong đó có khâu quản lý nhóm lớp của từng đồng chí. Trong tổ triển khai theo chuyên <br />
đề của ngành, bồi dưỡng phương pháp giảng dạy, cách soạn, cách lập kế hoạch, <br />
đánh giá hoạt động, công tác làm hồ sơ sổ sách, và về công nghệ thông tin cho giáo <br />
viên mới còn thiếu kinh nghiệm nhất là trao đổi về kinh nghiệm quản lý nhóm lớp <br />
như thế nào để đảm bảo duy trì sĩ số nề nếp và chất lượng giảng dạy.<br />
Các thành viên trong các tổ đều có tinh thần đoàn kết thương yêu giúp đỡ lẫn <br />
nhau trong mọi mặt để cùng nhau tiến bộ góp phần trong công tác chăm sóc giáo dục <br />
trẻ trao đổi kinh nghiệm về quản lý nhóm lớp của mình để cùng học tập, mang chất <br />
lượng chăm sóc giáo dục trẻ ngày một hiệu quả hơn.<br />
+Về hạn chế: <br />
Nói chung về trình độ của giáo viên không đồng đều, thiếu kinh nghiệm, trong <br />
công tác chủ nhiệm, quản lý nhóm lớp, chưa hiểu hết tâm sinh lý của từng học sinh. <br />
Nhiều giáo viên mới chuyển về chưa nắm bắt kịp về chương trình giáo dục mầm <br />
non mới, một số giáo viên thiếu chuyên ngành mầm non, vì vậy hạn chế trong chuyên <br />
môn, khó khăn khi bồi dưỡng cho các đồng chí đó. Đội ngũ giáo viên và lực lượng cốt <br />
cán của trường còn thiếu về kinh nghiệm trong công tác sinh hoạt tổ khối và là giáo <br />
viên trẻ nên có phần hạn chế về công tác như làm hồ sơ, công tác kiểm tra đánh giá <br />
xếp loại bồi dưỡng chuyên môn cho các thành viên trong tổ. Còn về các thành viên <br />
<br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
5 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
chưa mạnh dạn trong công tác phê và tự phê góp ý cho đồng nghiệp và tuyên truyền <br />
với phụ huynh học sinh để cùng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
c. Mặt mạnh mặt yếu<br />
+Mặt mạnh:<br />
Đại đa số là giáo viên trẻ các đồng chí rất nhanh nhẹn nhiệt tình sáng tạo, yêu <br />
nghề mến trẻ, bám trường bám lớp vượt mọi khó khăn gian khổ để hoàn thành <br />
nhiệm vụ. Các đồng chí tham gia tích cực mọi phong trào các đoàn thể, nâng cao trình <br />
độ chuyên môn vào các lớp học trên chuẩn, tham gia thao giảng dự giờ, chuyên đề, <br />
các hội thi. Năm học 2013 2014 đã có 4/5 sáng kiến đạt cấp huyện và đã đưa vào <br />
thực hiện trong công tác giảng dạy và quản lý của nhà trường đạt hiệu quả<br />
+ Mặt yếu: <br />
Tuy nhiên vẫn còn những đồng chí giáo viên có tuổi là người dân tộc thiểu số <br />
và những đồng chí giáo viên mới ra trường nên nắm bắt chương trình mầm non mới <br />
còn khó khăn trong việc lập kế hoạch soạn giảng, về công nghệ thông tin, còn yếu. <br />
Nhiều đồng chí thiếu kinh nghiệm chủ nhiệm nhóm lớp, cho nên hạn chế trong việc <br />
quản lý nhóm lớp, tại lớp mình chủ nhiệm. Đôi khi còn rụt rè khi trao đổi tuyên <br />
truyền với phụ huynh học sinh những hoạt động và sinh hoạt của trẻ, vì thế phương <br />
pháp kết hợp chăm sóc trẻ giữa gia đình và nhà trường còn chưa được thống nhất <br />
cao.<br />
d. Các Nguyên nhân, các yếu tố tác động.<br />
Trường Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang nằm ở một xã vùng sâu đi lại khó khăn, thiếu <br />
thốn về cơ sở trang thiết bị đồ dùng đồ chơi, nhận thức của một số người dân còn <br />
hạn chế, vì thế khó khăn trong công tác tuyên truyền vận động. Các lớp còn thiếu <br />
nước sạch thiếu công trình vệ sinh, thiếu đồ chơi ngoài trời, tuy các lớp đã tổ chức <br />
tốt công tác ăn trưa cho trẻ nhưng vẫn còn rất nhiều khó khăn như chỗ ăn chỗ ngủ <br />
thiếu điện, nước. Các lớp còn nằm rải rác ở các thôn buôn, trường còn nhiều lớp <br />
nghép ở 2 3 độ tuổi. Về giáo viên đang độ tuổi sinh đẻ con còn nhỏ, hay còn vừa học <br />
đại học vừa làm nên còn ảnh hưởng tới công tác dạy và học. Một số giáo viên còn <br />
hạn chế về trình độ chuyên ngành thiếu kinh nghiệm trong công tác quản lý nhóm <br />
lớp.<br />
e.Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra.<br />
Là một cán bộ quản lý phụ trách về chuyên môn trong trường mẫu giáo Hoa Pơ <br />
Lang. Điều đầu tiên tôi trăn trở ngay từ đầu năm học là, muốn có chất lượng chăm <br />
sóc giáo dục trẻ tốt, cách quản lý nhóm lớp tốt, phù hợp với từng độ tuổi ở các khối <br />
lớp theo chương trình của bộ giáo dục ban hành. Việc trước tiên là phải nắm bắt <br />
được tình hình trình độ của từng giáo viên trong toàn trường, dự kiến phân lớp thảo <br />
luận xin ý kiến của ban lãnh đạo nhà trường, sau đó khảo sát chất lượng xếp loại giờ <br />
dạy, cho giáo viên viết vào đơn về nguyện vọng của mình về buôn nào, đứng lớp <br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
6 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
nào, từ đó ban giám hiệu cùng tổ khối, phân bổ giáo viên chủ nhiệm chính thức phù <br />
hợp độ tuổi, điều kiện của giáo viên đó, chú ý đến lớp có học sinh 5 tuổi. Xây dựng <br />
những lớp điểm lựa chọn giáo viên chủ nhiệm tốt, ưu tiên hơn về đầu tư đồ dùng đồ <br />
chơi trang thiết bị dạy học, cơ sở vật chất để giáo viên thể hiện hết những khả năng <br />
trình độ của mình tổ chức tốt công tác quản lý nhóm lớp, đây là cơ sở để những <br />
nhóm lớp khác về học hỏi trao đổi kinh nghiệm cho nhau.<br />
Qua việc việc làm đó tôi thấy giáo viên trong trường ở tất cả các khối rất bằng <br />
lòng với cách làm của tôi với cách làm đó các đồng chí rất phấn khởi. Nỗi băn khoăn <br />
của tôi đã được giáo viên trong trường đồng tình ủng hộ, với hưởng ứng nhiệt tình <br />
của giáo viên trong trường đã khiến tôi luôn phát huy khả năng và trách nhiệm của <br />
mình tìm mọi cách để nâng cao chuyên môn hơn. Trên cơ sở kế hoạch nhiệm vụ <br />
năm học các cấp đã chỉ đạo và hướng dẫn từ đó xây dựng quy chế chuyên môn, kế <br />
hoạch năm học, kế hoạch tháng, kế hoạch tuần, xây dựng chế độ sinh hoạt. Xây <br />
dựng kế hoạch chuyên môn cụ thể chương trình dạy cho các khối lớp phù hợp, sát <br />
với tình hình của trường. Chỉ đạo giáo viên các nhóm lớp xây dựng kế hoạch chủ <br />
nhiệm quản lý nhóm lớp và được nhà trường phê duyệt mới thực hiện. Hàng tháng <br />
tổ chuyên môn các khối họp và báo cáo kế hoạch, cho nhà trường. Qua đó Ban giám <br />
hiệu điều tra thực trạng có cơ sở để theo dõi, kiểm tra và có biện pháp chỉ đạo kịp <br />
thời tốt hơn, nhất là công tác chủ nhiệm và quản lý nhóm lớp phải duy trì sĩ số, đảm <br />
bảo nề nếp, trang trí phù hợp đảm bảo kiến thức. Đầu năm nhà trường giao chỉ tiêu <br />
chất lượng cho từng khối, lớp dựa vào chất lượng của các lớp, cụ thể: Lớp lá: Đạt <br />
98%. Lớp chồi: Đạt 93%. Lớp Mầm đạt 90% Nhóm trẻ: Đạt 85 90%. Cuối năm có <br />
kiểm tra chất lượng tất cả các khối lớp, nhất là khảo sát chất lượng trẻ 5 tuổi vào <br />
lớp 1,đạt loại giỏi 35% trở lên, loại khá 50% còn lại là trung bình không có yếu kém. <br />
Toàn trường phải đạt 17/18 nhóm lớp tiên tiến. Để đạt được những mục tiêu về <br />
mọi hoạt động của nhóm lớp được dự kiến trong năm học. Đó cũng là nhiệm vụ nói <br />
riêng của giáo viên và học sinh trong trường mẫu Giáo Hoa Pơ Lang phải thực hiện <br />
và là kết quả của cả một năm học của nhà trường nói chung. Quá trình quản lý <br />
nhóm lớp của mỗi giáo viên phải bảo đảm chất lượng chăm sóc, nuôi dưỡng giáo <br />
dục theo mục tiêu đào tạo.Xây dựng sử dụng bảo quản tốt cơ sở vật chất phục vụ <br />
cho yêu cầu chăm sóc giáo dục trẻ, đảm bảo chỉ tiêu thu hút trẻ trong độ tuổi đến <br />
trường.Xây dựng tập thể sư phạm đủ về số lượng, trình độ phẩm chất nghề nghiệp <br />
và vật chất tinh thần. Huy động các nguồn kinh phí có hiệu quả. Làm tốt công tác xã <br />
hội hóa giáo dục mầm non trên địa bàn. Cải tiến công tác quản lí nhằm nâng cao <br />
hiệu quả quản lí mọi hoạt động trong nhà trường. Nâng cao trình độ quản lí và <br />
chuyên môn nghiệp vụ cho cán bộ quản lý và toàn thể đội ngũ giáo viên để góp <br />
phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện cho trẻ mầm non. Nhiệm vụ của giáo <br />
viên mầm non trong quá trình quản lí nhóm lớp ở trường Mẫu giáo mỗi giáo viên là <br />
chủ thể thực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ là lực lượng chủ yếu, là <br />
nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. Vì thế giáo viên <br />
mầm non là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non. Để đánh giá <br />
<br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
7 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
sự phát triển của trẻ là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả <br />
của quá trình giáo dục, phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu <br />
chuẩn đã đề ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu <br />
quả giáo dục trẻ. Giáo viên cần thực hiên nghiêm túc việc đánh giá trẻ nhằm điều <br />
chỉnh kế hoạch giáo dục và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù <br />
hợp. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp. Cơ sở vật chất của nhóm lớp là tài sản <br />
của nhà trường được giao trách nhiệm cho giáo viên trực tiếp quản lí. Quản lí cơ sở <br />
vật chất là nâng cao hiệu quả sử dụng và tăng cường điều kiện thiết yếu để nâng <br />
cao chất lượng chăm sóc và giáo dục trẻ. Xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo <br />
viên với cha mẹ trẻ. Xây dựng mối quan hệ tốt trong sự phối hợp chặt chẽ giữa nhà <br />
trường và gia đình là một nhiệm vụ quan trọng của trường mầm non. Giáo viên là <br />
người đại diện nhà trường có trách nhiệm trực tiếp thực hiện nhiệm vụ này nhằm <br />
tạo ra môi trường giáo dục thuận lợi cho sự hình thành và phát triển nhân cách của <br />
trẻ. Đồng thời giúp nhà trường phát huy được thế mạnh của gia đình trong công tác <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ, tạo nên sự thống nhất giáo dục trẻ giữa hai lực lượng giáo <br />
dục. Để làm được chức năng tuyên truyền cho các bậc cha mẹ các cô giáo cần nắm <br />
vững mục đích của việc tuyên truyển là giúp cho các bậc cha mẹ hiểu về trẻ, về <br />
công tác giáo dục mầm non, biết vận dụng những hiểu biết của mình vào việc nuôi <br />
dưỡng, dạy dỗ con em mình. Đội ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong <br />
việc tổ chức, quản lí, điều hành các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và trực tiếp <br />
thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – giáo dục trẻ,và xây dựng nhà trường, là người có vai <br />
trò quyết định đối với chất lượng giáo dục của nhà trường. Vai trò quan trọng đó đòi <br />
hỏi đội ngũ giáo viên, cán bộ công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ <br />
chuyên môn nghiệp vụ, năng lực sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, ổn <br />
định đồng bộ về cơ cấu, đảm bảo phục vụ các yêu cầu trước mắt và lâu dài của <br />
trường Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang trong giai đoạn hiện nay.<br />
II. 3.Giải pháp, biện pháp<br />
a.Mục tiêu của giải pháp, biện pháp<br />
Mục tiêu quản lý nhóm lớp trong trường Mẫu giáo là chỉ tiêu về mọi hoạt động <br />
của nhà trường được dự kiến trước khi triển khai hoạt động, Đó cũng là những <br />
nhiệm vụ phải thực hiện là kết quả mong muốn khi kết thúc một năm học.Về giáo <br />
viên phải hết lòng yêu thương trẻ, đối sử công bằng với trẻ, làm việc nhiệt tình và có <br />
trách nhiệm cao, luôn có ý thức phấn đấu vươn lên về mọi mặt, đảm bảo chất lượng <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ và có uy tín với phụ huynh với cộng đồng. Nhiệm vụ của <br />
trường Mẫu Giáo Hoa Pơ lang, đòi hỏi phải có đội ngũ giáo viên có trách nhiệm cao <br />
trong tiến trình hoạt động, của nhà trường. Sản phẩm lao động của người giáo viên <br />
có ảnh hưởng đến xã hội, kinh tế, chính trị, văn hóa. Đặc trưng trong công việc quản <br />
lí trường Mẫu Giáo, đòi hỏi các nhà quản lí không chỉ là người có học vấn, có kinh <br />
nghiệm, có phẩm chất đạo đức tốt mà còn phải tìm ra những đặc điểm của trẻ để có <br />
phương pháp tác động phù hợp thúc đẩy sự phát triển của trẻ. Để quản lí lớp học có <br />
<br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
8 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
hiệu quả, giáo viên mầm non cần nắm vững được các mặt sau: Hiểu được đặc điểm <br />
tâm lí trẻ, xây dựng để đảm bảo duy trì sĩ số, nề nếp dạy học, trẻ có ý thức học tập <br />
tốt, hăng say phát biểu xây dựng bài. Quản lí cơ sở vật chất của nhóm lớp, đồ dùng <br />
đồ chơi trong lớp được xắp xếp ngăn nắp gọn gàng thuận tiện cho việc trẻ lấy để <br />
chơi, xây dựng mối quan hệ phối hợp giữa giáo viên với cha mẹ trẻ để tìm ra những <br />
biện pháp tốt nhất để chăm sóc giáo dục trẻ giúp trẻ phát triển một cách toàn diện.<br />
b.Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
+ Biện pháp thực tiễn<br />
Qua thực tiễn cho thấy nội dung quản lí nhóm lớp của giáo viên mầm non <br />
trong trường Mẫu Giáo hoa Pơ lang, là cần tìm hiểu nắm vững đặc điểm tâm sinh lí <br />
trẻ nhóm lớp mình phụ trách. Hiểu trẻ là điều kiện để giáo dục trẻ và hiểu hoàn <br />
cảnh sống của trẻ. Nắm được những đặc điểm cơ bản về thể chất, tâm lí cũng như <br />
thói quen hành vi đạo đức mà trẻ đã có. Từ đó lựa chọn những biện pháp tác động sư <br />
phạm phù hợp nhằm giúp trẻ phát triển tốt về thể chất, tình cảm. Giáo viên phụ <br />
trách các nhóm lớp cần phải xây dựng các loại kế hoạch. Kế hoạch năm học, kế <br />
hoạch tháng, kế hoạch tuần. Kế hoạch của lớp giáo viên phải căn cứ vào kế hoạch <br />
của nhà trường, nhiệm vụ được giao và tình hình thực tế của lớp mình phụ trách mặt <br />
khác giáo viên cần phải dựa vào mục tiêu, nội dung và kết quả mong đợi của chương <br />
trình giáo dục mầm non do bộ GD & ĐT ban hành, thời gian quy định trong năm học, <br />
điều kiện cơ sở vật chất và các nguồn lực khác của địa phương, trường, lớp mầm <br />
non và dựa vào nhu cầu và trình độ phát triển thực tế của trẻ trong nhóm lớp mình <br />
phụ trách. Quản lí trẻ hàng ngày mỗi nhóm lớp trong trường Mẫu giáo phải có sổ ghi <br />
danh sách trẻ với đầy đủ các thông tin cần thiết họ tên trẻ, ngày tháng năm sinh, ngày <br />
vào trường, họ tên bố mẹ, nghề nghiệp, cơ quan công tác, địa chỉ gia đình và đặc <br />
điểm riêng của trẻ. Hàng ngày giáo viên phải nắm vững số lượng trẻ có mặt và vắng <br />
mặt, ghi vào sổ theo dõi. Nắm được những biểu hiện bất thường sảy ra đối với từng <br />
trẻ để có biện pháp chăm sóc và giáo dục trẻ phù hợp, có sổ nhật ký hàng ngày. Đối <br />
với trẻ bé cần phân công mỗi giáo viên phụ trách một số trẻ nhất định nhằm thuận <br />
lợi cho việc chăm sóc quản lí. Trong mọi sinh hoạt của trẻ ở trường Mẫu giáo, giáo <br />
viên luôn có mặt theo dõi đảm bảo an toàn tuyệt đối cho trẻ. Các nhu cầu của trẻ: <br />
Ăn, ngủ, nghỉ ngơi, vệ sinh, vui chơi, học tập…cần được thỏa mãn một cách hợp lí <br />
dưới vai trò tổ chức hướng dẫn của giáo viên, chú ý trẻ cá biệt. Khi trẻ đến tuổi <br />
chuyển nhóm, chuyển lớp, giáo viên phải thực hiện đúng quy định của trường và có <br />
bàn giao chu đáo giữa các giáo viên với nhau khi tiếp nhận trẻ. Đảm bảo chất lượng <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ. Thực hiện chế độ sinh hoạt của trẻ là một quy trình khoa <br />
học nhằm phân phối thời gian và trình tự hoạt động trong ngày cũng như việc ăn, <br />
ngủ, nghỉ ngơi một cách hợp lí. Vì thế việc xây dựng và thực hiện chế độ sinh hoạt <br />
hàng ngày có ý nghĩa lớn về giáo dục toàn diện đối với trẻ. Giáo viên mầm non phải <br />
biết xây dựng chế độ sinh hoạt phù hợp đặc điểm phát triển tâm sinh lí của trẻ ở độ <br />
tuổi do mình phụ trách và có tính đến tình hình thực tế của trường . Để đảm bảo chất <br />
<br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
9 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
lượng cuộc sống của trẻ ở trường mẫu giáo, giáo viên phải thực hiện nghiêm túc chế <br />
độ sinh hoạt hàng ngày và thường xuyên phối hợp với gia đình cùng thực hiện đảm <br />
bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo dục mầm non do Bộ giáo dục đào tạo <br />
ban hành. Chương trình được xây dựng trên cơ sở quán triệt đầy đủ những những <br />
nguyên tắc cơ bản về lí luận giáo dục mầm non nhằm thực hiện tối ưu mục tiêu giáo <br />
dục đối với từng độ tuổi và mục tiêu chung của giáo dục mầm non. Thực hiện <br />
nghiêm túc chương trình là một yếu tố bắt buộc đối với giáo viên mầm non và các <br />
nhà quản lí giáo dục mầm non. Để đảm bảo chất lượng thực hiện chương trình giáo <br />
dục trẻ giáo viên phải nghiêm túc quán triệt mục tiêu, nội dung phương pháp giáo <br />
dục và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình tổ chức thực hiện <br />
chương trình nhằm giúp trẻ phát triển về thể chất, ngôn ngữ, nhận thức, thẩm mĩ, <br />
tình cảm và quan hệ xã hội .<br />
+ Biện pháp khảo sát:<br />
Qua khảo sát thực trạng và dự giờ thăm lớp của giáo viên ở các nhóm lớp, việc <br />
quản lí nhóm lớp ở trường Mẫu Giáo Hoa Pơ Lang cơ bản giáo viên đã nắm được <br />
nguyên tắc, nội dung, nhưng quá trình thực hiện chưa linh hoạt chưa biết phối hợp <br />
đồng bộ các nội dung quản lí nhóm, lớp để đạt hiệu quả cao nhất về chất lượng <br />
chăm sóc và giáo dục trẻ như . Lập kế hoạch giáo dục theo chủ đề trong năm học <br />
chưa linh hoạt theo điều kiện thực tế nhà trường, thiếu kĩ năng sử dụng phương tiện <br />
dạy học hiện đại, kinh nghiệm trong việc đánh gía trẻ còn hạn chế. Kĩ năng và nội <br />
dung tuyên truyền kiến thức nuôi dạy con của một số ít giáo viên với phụ huynh hiệu <br />
quả chưa cao. Một số phụ huynh chưa thực sự phối hợp với cô giáo chủ nhiệm cùng <br />
nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục trẻ theo chương trình phù hợp với độ tuổi trẻ để <br />
chuẩn bị tốt cho trẻ vào học trường phổ thông. Thiếu đồ dùng đồ chơi phục vụ cho <br />
việc dạy và học. Vì thế nhà trường cần tăng cường đầu tư trang bị đầy đủ cơ sở vật <br />
chất đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị sử dụng hợp lý nguồn ngân sách được cấp để <br />
đầu tư mua sắm trang thiết bị đồ dùng, đồ chơi cho các nhóm lớp. Thường xuyên <br />
kiểm tra các nhóm lớp việc bảo quản và sử dụng, có kế hoạch sửa chữa kịp thời các <br />
đồ dùng trang thiết bị hư hỏng để đảm bảo an toàn cho trẻ. Làm tốt công tác xã hội <br />
hóa giáo dục để tăng nguồn kinh phí đầu tư mua sắm đồ dùng, đồ chơi trang thiết bị <br />
phục vụ cho việc nuôi dưỡng chăm sóc và giáo dục các cháu. Khuyến khích giáo viên <br />
tự làm đồ dùng dạy hoc. Chỉ đạo thực hiện nghiêm túc chương trình giáo dục mầm <br />
non mới do Bộ GD & ĐT ban hành thường xuyên công tác chăm sóc sức khỏe, phòng <br />
chống dịch bệnh và phòng chống tai nạn thương tích cho trẻ. Thực hiện nghiêm túc <br />
lịch sinh hoạt hàng ngày, đảm bảo an toàn tuyệt đối thể chất và tinh thần cho trẻ. <br />
Thực hiện các biện pháp phòng chống suy dinh dưỡng và béo phì cho trẻ. Giảm tỷ lệ <br />
suy dinh dưỡng thể nhẹ cân và thể thấp còi từ 2 đến 3 %. Bồi dưỡng chuyên môn cho <br />
toàn thể cán bộ quản lí, giáo viên và nhân viên về vai trò, nhiệm vụ, nguyên tắc và <br />
nội dung công tác quản lí nhóm lớp trong trường. Bồi dưỡng lí thuyết thông qua các <br />
buổi sinh hoạt chuyên môn tại các tổ, bồi dưỡng thông qua hội thi của cô và của trẻ <br />
từ đó nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ tay nghề cho giáo viên nói chung và <br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
10 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
công tác quản lí nhóm lớp nói riêng. Bồi dưỡng nội dung quản lí nhóm lớp cho từng <br />
đối tượng, ban giám hiệu dựa trên các nội dung quản lí nhóm lớp phân loại nhóm giáo <br />
viên yếu về nội dung nào thì bồi dưỡng nội dung đó. Cụ thể nhóm yếu về quản lý <br />
trẻ hàng ngày, nhóm yếu về công tác đánh giá trẻ và bồi dưỡng chuyên môn cho giáo <br />
viên thông qua dự giờ, thao giảng.Tổ chức tốt thi bé khỏe bé ngoan, hội thi bé khéo <br />
tay, khai giảng, trung thu. Tăng cường công tác kiểm tra giám sát việc thực hiện công <br />
tác quản lí nhóm lớp ở trường ban giám hiệu kết hợp với tổ trưởng chuyên môn kiểm <br />
tra thường xuyên, định kỳ, đột xuất với các nội dung quản lý nhóm lớp. Nhận xét góp <br />
ý trực tiếp với giáo viên chủ nhiệm từng nội dung trong công tác quản lí nhóm lớp <br />
cùng với giáo viên tháo gỡ, khó khăn trong qua trình thực hiện. Căn cứ và khả năng <br />
của giáo viên và đặc điểm riêng của từng lớp để chỉ đạo từng lớp về các nội dung <br />
quản lý nhóm lớp Như. Lớp điểm về chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ, lớp điểm <br />
về xây dựng kế hoạch và đánh giá trẻ, lớp điểm về công tác phối hợp với cha mẹ trẻ <br />
từ đó cho giáo viên học tập và làm theo. <br />
+ Biện pháp trò chuyện:<br />
Qua trò chuyện với giáo viên của trường về công tác quản lí nhóm lớp tôi <br />
nhận thấy đa số giáo viên nhận thức được tầm quan trọng của công tác quản lí nhóm <br />
lớp ở trường Mẫu Giáo nhưng chưa nắm vững các nội dung quản lí nhớm lớp cụ thể <br />
như sau. Qua kết quả một số giáo viên trong công tác quản lí nhóm lớp chỉ coi trọng <br />
việc dạy trẻ theo chương trình để đảm bảo chất lượng là được, hoặc là quản lí trẻ <br />
hàng ngày chưa biết kết hợp đồng bộ các nội dung quản lí nhóm lớp ở trường để <br />
mang lại chất lượng chăm sóc – giáo dục trẻ cao nhất. <br />
Qua trò chuyện với phụ huynh tôi nhận thấy đa số phụ huynh đã quan tâm đến <br />
con em mình đã phối hợp chặt chẽ với cô giáo chủ nhiệm cùng thống nhất các nội <br />
dung nuôi dưỡng, chăm sóc và giáo dục trẻ như. Trao đổi với cô giáo hàng ngày về <br />
tình hình sức khỏe, chế độ ăn, ngủ, các biểu hiện về bệnh tật cũng như diễn biến <br />
tâm lí để cô giáo nắm được có biện pháp chăm sóc giáo dục phù hợp. Nhưng bên <br />
cạnh đó vẫn còn số ít phụ huynh chưa thực sự là tấm gương cho trẻ noi theo, phụ <br />
huynh chưa phối hợp chặt chẽ với giáo viên, với nhà trường để cùng thống nhất nội <br />
dung chăm sóc sức khỏe cũng như dạy trẻ còn phó mặc hoàn toàn cho cô giáo hoặc <br />
muốn cô giáo dạy sớm, dạy trước chương trình quy định như dạy viết chữ, ghép <br />
vần.vvv <br />
Qua trò chuyện với trẻ, tôi thấy đại đa số trẻ thích đi học, tôi hỏi vì sao con <br />
thích trẻ trả lời được cô dạy hát, kể chuyện, học toán và vẽ, nặn vvv, được vui chơi <br />
thỏa thích, được cô cho ăn, ngủ, chăm sóc và tặng phiếu bé ngoan. Bên cạch đó còn <br />
có một vài trẻ cá biệt trả lời con không thích đi học vì con ít được tặng phiếu bé <br />
ngoan, về bố mẹ con không khen. Từ đó tôi hiểu ra rằng giáo viên trong trường tôi <br />
thực hiện nghiêm túc việc bình xét công bằng đối với trẻ qua những phiếu bé ngoan <br />
hàng tuần, để thúc đẩy việc thi đua giữa các trẻ với nhau. Tuy nhiên qua đàm thoại <br />
với những trẻ cá biệt đó tôi đã động viên trẻ kịp thời, và trao đổi với giáo viên chủ <br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
11 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
nhiệm quan tâm hơn nữa với những trẻ cá biệt và phối hợp với gia đình trẻ để cùng <br />
chăm sóc nuôi dưỡng trẻ tốt hơn.<br />
+ Biện pháp tổng hợp :<br />
Tổng hợp các biện pháp mà trường tôi đã triển khai trong công tác quản lý <br />
nhóm lớp đại đa số giáo viên đã nắm bắt được tầm quan trọng của việc quản lý <br />
nhóm lớp như thế nào để đảm bảo chất lượng khối lượng trong giáo dục chăm sóc <br />
trẻ. Giáo viên biết mình là người trực tiếp của quá trình chăm sóc giáo dục trẻ là lực <br />
lượng chủ yếu, là nhân vật trung tâm thực hiện mục tiêu giáo dục của nhà trường. <br />
Vì thế giáo viên là nhân tố quyết định trực tiếp chất lượng giáo dục mầm non. Đội <br />
ngũ giáo viên là người giữ vai trò quan trọng trong việc tổ chức, quản lí, điều hành <br />
các hoạt động chăm sóc giáo dục trẻ và trực tiếp thực hiện nhiệm vụ chăm sóc – <br />
giáo dục trẻ và xây dựng nhà trường và là người có vai trò quyết định đối với chất <br />
lượng giáo dục của nhà trường. vai trò quan trọng đó đòi hỏi mỗi giáo viên, cán bộ <br />
công nhân viên phải không ngừng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, năng lực <br />
sư phạm, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp. Đảm bảo chất lượng thực hiện chương <br />
trình giáo dục do Bộ giáo dục đào tạo ban hành. Để đảm bảo chất lượng thực hiện <br />
chương trình giáo dục trẻ giáo viên phải nghiêm túc quán triệt mục tiêu, nội dung <br />
phương pháp giáo dục và vận dụng một cách linh hoạt, sáng tạo vào quá trình tổ chức <br />
thực hiện chương trình nhằm giúp trẻ phát triển một cách toàn diện. Đánh giá kết <br />
quả của trẻ là quá trình hình thành những nhận định phán đoán về kết quả của quá <br />
trình giáo dục, phân tích thông tin thu được, đối chiếu với mục tiêu, tiêu chuẩn đã đề <br />
ra nhằm cải thiện thực trạng và điều chỉnh, nâng cao chất lượng hiệu quả giáo dục <br />
trẻ, giáo viên cần thực hiên nghiêm túc việc đánh giá trẻ nhằm điều chỉnh kế hoạch <br />
giáo dục và phương pháp tổ chức các hoạt động giáo dục cho phù hợp. Cơ sở vật <br />
chất của nhóm lớp là tài sản của nhà trường sự phối hợp nhà trường và gia đình là <br />
một nhiệm vụ quan trọng của giáo viên mầm non. Chất lượng tổ chức nhóm lớp tốt, <br />
chăm sóc giáo dục trẻ tốt, của giáo viên, được thể hiện trong khi, dự giờ thăm lớp, <br />
khảo sát chất lượng học sinh cuối kỳ, cuối năm học, thể hiện qua theo dõi biểu đồ <br />
tăng trưởng của trẻ.<br />
c.Điều kiện thực hiện giải pháp, biện pháp.<br />
Ngay từ hè nhà trường đã phải có kế hoạch tiến hành tham mưu xin hỗ trợ các <br />
cấp chính quyền, thôn buôn tạo điều kiện giúp đỡ về kinh phí, vật chất để xây, sửa <br />
trường lớp phù hợp theo quy định của Bộ GD&ĐT. Ngoài ra nhà trường còn xin hỗ <br />
trợ về trang thiết bị, đồ dùng đồ chơi cho trẻ và cho giáo viên đầy đủ, đẹp, bảo đảm <br />
an toàn, ưu tiên cho lớp mẫu giáo 5 tuổi.<br />
Về số lượng giáo viên đầy đủ theo định mức, có trình độ năng lực nhất định để <br />
đầu năm học nhà trường phân bổ giáo viên phù hợp đầy đủ cho từng khối, nhóm, lớp.<br />
Về học sinh phân chia đúng độ tuổi ở những buôn có nhiều nhóm lớp. Còn <br />
những buôn lẻ học sinh ít thì dạỵ lớp ghép.<br />
<br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
12 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
Tổ chức chuyên đề ngay sau khi phòng giáo dục tổ chức các chương trình mới <br />
tới giáo viên toàn đơn vị.<br />
Có kế hoạch tuyên truyền với phụ huynh học sinh về cách chăm sóc giáo dục <br />
trẻ.<br />
d. Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
Thực hiện các giải pháp trên tôi đã đề ra những biện pháp cụ thể, sát với tình <br />
hình thực tế tại địa phương, của trường, sát với tình hình từng nhóm,lớp, và hoàn <br />
cảnh, khả năng của giáo viên. Các giải pháp và biện pháp luôn có mối quan hệ mật <br />
thiết với nhau, nhằm đạt được kết quả, nâng cao chất lượng chăm sóc giáo dục trẻ.<br />
Về cơ sở vật chất trang thiết bị nhà trường ngày càng được tăng cường, đáp <br />
ứng nhu cầu học tập vui chơi, ăn, ngủ tại trường cho trẻ. Chất lượng chăm sóc nuôi <br />
dưỡng và giáo dục trẻ của nhà trường hàng năm được tăng lên rõ rệt, đạt và vượt chỉ <br />
tiêu kế hoạch giao cụ thế. Đảm bảo an toàn cho trẻ 100% cả về thể chất và tinh <br />
thần. Tỷ lệ trẻ suy dinh dưỡng thể thấp còi và thể nhẹ cân của toàn trường chỉ còn : <br />
2,1% ( Giảm 2,7% so với đầu năm)<br />
e. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu.<br />
<br />
Nâng cao nhận thức về công tác quản lí nhóm lớp và lòng yêu nghề cho đội <br />
ngũ giáo viên, 100% giáo viên trình độ chuyên môn nghiệp vụ vững vàng. Tổng số <br />
giáo viên dạy giỏi cấp trường 20/22 đ/c tham gia. Tổng số sáng kiến đạt cấp trường <br />
năm 2014 2015 là 30/34 bộ. Năm 2013 – 2014 Trường đạt danh hiệu đơn vị tiên <br />
tiến được UBND huyện tặng giấy khen. Nhà trường đã thực hiện tốt các phong trào <br />
thi đua, các cuộc vận động trong năm học như. Cuộc vận động “ Mỗi thầy giáo cô <br />
giáo là một tấm gương đạo đức tự học và sáng tạo” Cuộc vận động “ Học tập và <br />
làm theo tấm gương đạo đức Hồ Chí Minh” và phong trào thi đua “ Xây dựng trường <br />
học thân thiện – học sinh tích cực” …qua các phong trào này tạo sự thi đua giữa các <br />
cá nhân với nhau, giữa lớp này với lớp kia. Chỉ đạo thực hiện tốt công tác tuyên <br />
truyền kiến thức nuôi dạy con cho các bậc phụ huynh, giáo viên phối kết hợp chặt <br />
chẽ với phụ huynh để cùng nuôi dạy trẻ theo chương trình chỉ đạo, sự phối hợp <br />
giáo dục được tiến hành thông qua các hình thức như trao đổi trực tiếp hàng ngày <br />
thông qua giờ đón và trả trẻ. Tổ chức họp định kỳ với gia đình. Tổ chức góc tuyên <br />
truyền cho cha mẹ trẻ tại các nhóm lớp. thông qua các đợt kiểm tra sức khỏe và các <br />
hội thi văn hóa, văn nghệ , tổ chức thăm hỏi gia đình trẻ. Mời gia đình thăm quan <br />
hoặc tham gia vào một số hoạt động của lớp của trường tùy theo điều kiện và khả <br />
năng của họ, thông qua ban phụ huynh. Để tạo sự tin tưởng và thu hút, sự tham gia <br />
của phụ huynh vào các hoạt động chăm sóc – giáo dục trẻ của lớp của trường giáo <br />
viên cần phải, lắng nghe ý kiến của cha mẹ trẻ, chủ động xây dựng mối quan hệ tốt <br />
với phụ huynh, sẵn sàng tư vấn và giúp đỡ các kiến thức chăm sóc và giáo dục trẻ <br />
khi gia đình có yêu cầu. Giáo viên cần thông tin đầy đủ cho cha mẹ về chương trình <br />
chăm sóc – giáo dục trẻ ở trường bằng nhiều hình thức, liên lạc thường xuyên với <br />
Nguyễn Thị Ba Tr<br />
13 ường Mẫu giáo Hoa Pơ Lang<br />
Một số biện pháp quản lý nhóm lớp cho giáo viên trong trường mẫu giáo.<br />
<br />
gia đình để tìm hiểu sinh hoạt của trẻ ở gia đình, thông tin cho cha mẹ trẻ biết về <br />
tình hình của trẻ ở lớp, những thay đổi của trẻ nếu có thể để kịp thời có biện pháp <br />
tác động chăm sóc – giáo dục phù hợp cần thống nhất với các bậc phụ huynh về <br />
nội quy, các hình thức và biện pháp phối hợp giữa phụ huynh và nhà trường trong <br />
từng giai đoạn và cả năm học. Trong quá trình phối hợp với các bậc cha mẹ giáo <br />
viên cần căn cứ vào điều kiện và hoàn cảnh cụ thể của gia đình để có hình thức <br />
phối hợp phù hợp mang lại hiệu quả cao nhất. <br />
II.4.Kết quả thu được qua khảo nghiệm, giá trị khoa học qua vấn đề <br />
nghiên cứu.<br />
Qua một thời gian áp dụng những biện pháp trên, cùng với sự chỉ đạo của Ban <br />
giám hiệu nhà trường, sự góp ý của giáo viên, trong trường qua các buổi dự giờ thăm <br />
lớp cùng các tổ khối chuyên môn, tôi đã thu hoạch được những kết quả như sau:<br />
Đối với giáo viên<br />
+ Nắm chắc nội dung, phương pháp tổ chức hoạt động dạy và học.<br />
+ Nắm vững khối lượng kiến thức, tổ chức tốt cách quản lý nhóm lớp, trong <br />
trường mẫu giáo. Đảm bảo chất lượng chăm sóc giáo