intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SKKN: Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

Chia sẻ: Trần Văn An | Ngày: | Loại File: DOC | Số trang:30

160
lượt xem
9
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Mục tiêu của đề tài: Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh ở trường THCS Nguyễn Trãi, đề tài có mục đích đề xuất các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, thông qua công tác chủ nhiệm. Nhằm giúp học sinh nhận thức rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và đời sống con người. Từ đó có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung ở mọi lúc mọi nơi. Có ý thức tiết kiệm điện, nước...tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở trường học cũng như ở địa phương tổ chức.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SKKN: Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường

UBND HUYỆN KRÔNG ANA<br /> PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Tên đề tài: <br /> MỘT SỐ KINH NGHIỆM GIÁO DỤC HỌC SINH LỚP CHỦ <br /> NHIỆM Ý THỨC BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Lĩnh vực: Chủ nhiệm<br /> Họ và tên tác giả: Hoàng Thị Năm<br /> Đơn vị: Trường THCS Nguyễn Trãi<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Krông Ana, tháng 02 năm 2018<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> I. PHẦN MỞ ĐẦU <br /> <br /> 1. Lí do chọn đề tài<br /> Chúng ta đều biết môi trường có tầm quan trọng đặc biệt đối với đời sống con  <br /> người và sự phát triển kinh tế  văn hoá của đất nước và của cá nhân. Tình trạng môi  <br /> trường thay đổi và bị  ô nhiễm đang diễn ra trên phạm vi mỗi quốc gia cũng như  trên <br /> toàn cầu. Chưa bao giờ  môi trường bị  ô nhiễm nặng như  bây giờ.  Ở  Việt Nam sự  ô <br /> nhiễm môi trường đang được đẩy lên mức báo động, gây nhiều hậu quả xấu đối với <br /> môi trường sống con người, xuất hiện nhiều căn bệnh nguy hiểm không vacxin phòng <br /> bệnh. Và ở trong ngôi trường THCS Nguyễn Trãi cũng vậy một thực trạng đáng buồn <br /> là dù yêu trường lớp đến đâu nhiều học sinh vẫn vô tư xả rác khắp nơi, từ sân trường  <br /> đến hành lang lớp học và  nhất là trong ngăn bàn.  Giải thích cho việc làm rõ ràng là <br /> thiếu văn minh này, một số học sinh hồn nhiên phát biểu: Tiện đâu thì bỏ đó. Cũng đâu <br /> có nhiều nhặn gì, chỉ là vài cái vỏ kẹo, vỏ bim bim, ít hạt dưa linh tinh … do sự thiếu ý <br /> thức của một bộ  phận các em học sinh mà làm mất cảnh quan trường học, làm cho  <br /> môi trường học tập bị ảnh hưởng.<br /> Chính vì vậy việc giáo dục bảo vệ môi trường nói chung, bảo vệ thiên nhiên, tài <br /> nguyên đa dạng sinh học nói riêng, là vấn đề  cần thiết, cấp bách và bắt buộc khi  <br /> giảng dạy trong trường Phổ  thông, mặc dù trong nhà trường  ở  các tiết học như  giáo  <br /> dục công dân, hoạt động ngoài giờ lên lớp, hay các buổi sinh hoạt dưới cờ… đã có sự <br /> lồng ghép  rèn luyện cho các em ý thức bảo vệ môi trường  xong chưa thường xuyên <br /> và do nhận thức của các em còn hạn chế  cho nên việc rèn luyện ý thức bảo vệ  môi <br /> trường cho các em chưa thực sự  hiệu quả. Tôi thiết nghĩ rằng người giáo viên chủ <br /> nhiệm là người gần gũi với các em, thường xuyên tiếp xúc với các em nên nắm bắt  <br /> được tâm tư, tình cảm của các em nên vai trò của giáo viên chủ nhiệm là hết sức cần  <br /> thiết. Giáo viên chủ  nhiệm sẽ  là người trực tiếp cung cấp cho học sinh những kiến  <br /> thức cơ  bản có liên quan đến môi trường, sự  ô nhiễm môi trường, biện pháp giảm <br /> thiểu ô nhiễm… tăng cường sự  hiểu biết về mối quan hệ tác động qua lại giữa con  <br /> người với tự nhiên trong sinh hoạt và lao động sản xuất, góp phần hình thành  ở  học <br /> sinh ý thức và đạo đức mới đối với môi trường, có thái độ và hành động đúng đắn để <br /> bảo vệ môi trường. Vì vậy, giáo dục bảo vệ môi trường cho học sinh là việc làm có <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 1<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> tác dụng rộng lớn nhất, sâu sắc và bền vững nhất, nó còn là nền tảng để  phát triển  <br /> đạo đức xã hội của mỗi con người.<br /> Trước thực tế như  vậy, là một giáo viên chủ  nhiệm, tôi thấy bản thân phải tìm <br /> cách để  giáo dục các em ý thức bảo vệ  môi trường tốt hơn, không những trong nhà <br /> trường mà còn  ở  gia đình và xã hội.  Mục tiêu muốn hạn chế  bớt rác thải cũng như <br /> nâng cao ý thức về bảo vệ môi trường cho các em học sinh trong nhà trường, xuất phát  <br /> điểm từ học sinh lớp chủ nhiệm.<br /> Từ  những lí do trên cùng với những kinh nghiệm có được qua nhiều năm được  <br /> phân   công   làm   công   tác   chủ   nhiệm,   cùng   với   sự   giúp   đỡ   của   các   thầy   cô,   đồng  <br /> nghiệp ...tôi mạnh dạn đưa ra một số  kinh nghiệm của bản thân tích lũy được trong <br /> quá trình làm công tác chủ nhiệm tôi đã thực hiện đề tài  “Một số kinh nghiệm giáo  <br /> dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ  môi trường”. Rất mong được sự đóng <br /> góp của các thầy cô, bạn bè đồng nghiệp.<br /> 2. Mục tiêu, nhiệm vụ của đề tài<br /> * Mục tiêu: <br /> Trên cơ sở  nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường <br /> cho học sinh  ở trường THCS Nguyễn Trãi, đề tài có mục đích đề  xuất các biện pháp  <br /> giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh, thông qua công tác chủ nhiệm. Nhằm <br /> giúp học sinh nhận thức rõ tác hại của ô nhiễm môi trường đối với sức khỏe và đời  <br /> sống con người. Từ đó có ý thức trong việc giữ gìn vệ sinh chung ở mọi lúc mọi nơi.  <br /> Có ý thức tiết kiệm điện, nước...tham gia tích cực các hoạt động bảo vệ môi trường ở <br /> trường học cũng như ở địa phương tổ chức.<br /> Đề tài này nhằm mục đích chia sẻ với đồng nghiệp phương pháp giáo dục ý thức <br /> bảo vệ môi trường cho học sinh thông qua các giờ dạy kiến thức, các giờ sinh hoạt 15  <br /> phút đầu giờ, các giờ sinh hoạt lớp, các buổi ngoại khóa... góp phần thực hiện tốt mục  <br /> tiêu giáo dục ở trường THCS Nguyễn Trãi, từ đó mở rộng cho các trường THCS khác <br /> trên địa bàn Huyện Krông Ana.<br /> * Nhiệm vụ<br /> Nghiên cứu cơ sở lý luận về bảo vệ môi trường.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 2<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Khảo sát, đánh giá thực trạng ý thức bảo vệ môi trường của học sinh ở trường <br /> THCS Nguyễn Trãi. Đề xuất biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường  ở trường <br /> THCS Nguyễn Trãi.<br /> Thực nghiệm sư phạm.<br /> 3. Đối tượng nghiên cứu<br /> Tập trung vào các biện pháp giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh lớp  <br /> 8A1 (năm học 2016 ­ 2017) trường THCS Nguyễn Trãi làm lớp thực nghiệm.<br /> 4. Giới hạn của đề tài<br /> <br /> Tìm hiểu về  ý thức bảo vệ  môi trường của học sinh lớp 8A1 năm học 2016 ­ <br /> 2017 trường THCS Nguyễn Trãi.<br /> 5. Phương pháp nghiên cứu<br /> a. Phương pháp nghiên cứu lí luận: thu thập thông tin trên báo chí, trên internet...<br /> b. Phương pháp nghiên cứu thực tiễn: phân tích, tổng hợp, so sánh, quan sát, thực <br /> nghiệm.<br /> II.PHẦN NỘI DUNG<br /> 1.  Cơ sở lý luận<br /> Môi trường bao gồm các yếu tố  tự  nhiên và yếu tố  vật chất nhân tạo quan hệ <br /> mật thiết với nhau, bao quanh con người, có  ảnh hưởng đến đời sống, sản xuất, sự <br /> tồn tại, phát triển của con người và thiên nhiên. (Theo Điều 1, Luật Bảo vệ  Môi <br /> trường của Việt Nam).<br /> Trong những năm gần đây, người dân cả nước đã chứng kiến sự phát triển không <br /> ngừng về kinh tế xã hội, mức sống của người dân ở nhiều nơi được cải thiện rõ rệt.  <br /> Các khu đô thị, nhà máy xí nghiệp được xây dựng ngày càng nhiều nhằm đáp ứng nhu  <br /> cầu của con người và tạo công ăn việc làm cho người lao động. Tuy nhiên, song song  <br /> với việc phát triển về kinh tế xã hội, vấn đề ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay <br /> đã và đang trở thành một vấn đề nóng bỏng gây rất nhiều bức xúc cho dư luận xã hội  <br /> và gây ra những tác hại không nhỏ  đến con người, sinh vật và thiên nhiên. Vậy đâu  <br /> là nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường ở nước ta hiện nay ?<br /> Do các chất khí thải ra từ hoạt động công nghiệp và sinh học.<br /> Do các loại hóa chất bảo vệ thực vật và chất độc hóa học.<br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 3<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Do các tác nhân phóng xạ.<br /> Do các chất thải rắn.<br /> Do tiếng ồn, bụi, khói…<br /> Do sinh vật gây bệnh…<br /> Và nhiều nguyên nhân khác.<br /> Còn tại trường THCS Nguyễn Trãi, môi trường học đường lâu nay vẫn còn tình  <br /> trạng   rác  ở  khắp mọi nơi: bồn hoa, ngăn bàn, góc lớp, cầu thang, căng tin đâu đâu <br /> cũng có rác. Thế nhưng, các học sinh của chúng ta lại dửng dưng làm ngơ, quên đi và  <br /> thậm chí là không hay biết. Chính các em cũng thể hiện ý thức rất kém trong việc giữ <br /> gìn vệ sinh nơi trường lớp.<br /> Dẫu biết rằng việc giáo dục giữ gìn vệ sinh môi trường xanh ­ sạch ­ đẹp ở bất <br /> kì nơi đâu đã được trang bị  cho các em học sinh từ  rất sớm. Song đáng buồn thay,  ở <br /> bất kì ngôi trường nào khi chúng ta có dịp ghé thăm thì không khó để nhận thấy những  <br /> cảnh tượng học sinh không giữ gìn vệ sinh học đường, thậm chí những hình ảnh này  <br /> còn mang tính chất rất phổ biến. Nhiều em học sinh vứt giấy, vỏ của các bao bì đựng <br /> quà vặt, bã kẹo cao su,… lung tung nơi sân trường, hành lang lớp và nhiều nữa là nơi <br /> ngăn bàn, dưới nền lớp học… Nguyên nhân của những hành động thiếu ý thức đó là <br /> do thói lười biếng, lối sống ích kỷ chỉ biết nghĩ đến quyền lợi cá nhân của một số các <br /> em học sinh. Các em nghĩ rằng, những nơi công cộng như trường học, lớp học không  <br /> phải nhà mình, vậy thì việc gì mà phải mất công giữ gìn, đã có đội lao công dọn dẹp.  <br /> Cách suy nghĩ như vậy thật đáng chê trách. Một nguyên nhân nữa  là do thói quen vứt <br /> rác bừa bãi đã có từ lâu, khó sửa đổi khi ở nhà cũng như ở các lớp học hàng ngày. Mặc  <br /> dù, các thầy cô giáo và ban cán sự lớp luôn thường xuyên nhắc nhở nhưng vẫn không <br /> thể nào giữ cho lớp học sạch đẹp.<br /> Vệ sinh môi trường học đường là một trong những vấn đề cần được đưa ra giải <br /> quyết hiện nay. Vì vậy các em học sinh hãy có ý thức hơn trong việc giữ gìn, bảo vệ <br /> cảnh quan lớp học, trường học của mình. Mỗi người hãy tự  thực hiện dọn dẹp, thu  <br /> gom rác và vệ  sinh toàn bộ  lớp học, trường học ngay hôm nay. Hãy có ý thức chấp <br /> hành tốt, không xả rác bừa bãi, không vẽ bậy lên tường,… Nhiều người có ý thức đẹp <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 4<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> sẽ  tạo thành một nét văn hóa đẹp. Chung tay cùng nhau, chúng ta tạo nên một môi  <br /> trường học tập sáng ­ xanh ­ sạch ­ đẹp. <br /> Rác thải chính là những chất thải hằng ngày do con người chúng ta sinh hoạt và  <br /> làm việc thải ra môi trường xung quanh. Rác thải được chia ra làm nhiều loại như rác  <br /> thải công nghiệp, rác thải sinh hoạt.  Rác thải công nghiệp tồn tại dưới các hình thức:  <br /> chất hóa học của các máy, nước thải, các loại phế  liệu bẩn... Còn rác thải sinh hoạt <br /> (gồm rác thải hữu cơ, rác thải vô cơ) nó là những thứ gắn liền với đời sống hằng ngày <br /> của chúng ta như: chai nhựa, túi ni lông, bao tải các loại thức ăn, nước uống còn thừa, <br /> những vật dụng không còn tác dụng sử  dụng nó đều được coi là rác thải. Ngày nay,  <br /> khi đất nước chúng ta ngày một gia tăng dân số, thì tỷ  lệ  rác thải đang  ở  mức gây ô <br /> nhiễm môi trường trầm trọng. Rác thải gây ô nhiễm môi trường đất, môi trường  <br /> nước, môi trường không khí, phá hủy môi trường sống, hệ  sinh thái bị  ô nhiễm, phá <br /> hủy cảnh quan,  ảnh hưởng đến sinh hoạt, sức khỏe con người. Mặc dù đảng và nhà <br /> nước ta cũng có những chính sách, biện pháp ngăn ngừa chúng. Tuy nhiên không phải <br /> khi nào, con người cũng có những ý thức chấp hành việc xả  rác đúng nơi quy định.  <br /> Minh chứng cho thấy, rất nhiều nhà máy, khu công nghiệp lợi dụng việc ở gần biển,  <br /> xả trực tiếp các loại chất thải, nước thải ra biển, gây ô nhiễm môi trường nước trầm  <br /> trọng. Cụ  thể  là việc cá chết hàng loạt  ở  khu vực biển kéo dài ở  Nghệ  An, Hà Tĩnh  <br /> hồi tháng 4/2016. Nguyên nhân trực tiếp là do sự ô nhiễm của nước biển. Hay ngay tại <br /> Hà Nội đầu tháng 10 vừa rồi khu vực Hồ Tây thơ mộng, cá chết hàng loạt mà nguyên <br /> nhân là do sự  ô nhiễm trực tiếp của nguồn nước. Thế  mới thấy, chính con người  <br /> chúng ta lại làm hại lẫn nhau. Ngoài ra, hằng ngày chúng ta vẫn thường xuyên xả rác <br /> ra môi trường ngoài. Làm ô nhiễm môi trường sống của chúng ta. <br /> Việc giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường là rất cần thiết  ở  mọi lúc mọi nơi. <br /> Chúng ta thực hiện mọi biện pháp, việc làm, cách làm nhằm mục đích là làm cho môi <br /> trường      xanh ­ sạch ­ đẹp.<br /> Hiện nay với sự  phát triển mạnh mẽ  của nền kinh tế  và đã thải ra ngoài rất  <br /> nhiều lượng chất thải có hại cho con người và môi trường chúng ta, những chất thải  <br /> như: bọc nilon, chai nhựa, chai sành sứ, thủy tinh …<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 5<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Con người tỏ  thái độ  bàng quan, thiếu quan tâm, cho dù môi trường ô nhiễm ra <br /> sao, coi đó là việc của xã hội, của người khác không phải của mình. Nguy hại hơn,  <br /> những suy nghĩ trên không phải của một số ít người, mà của rất nhiều người. Vì vậy, <br /> cần hiểu lại vấn đề, cần có những hành vi  ứng xử  thật đúng đắn với môi trường và  <br /> tài nguyên thiên nhiên là vấn đề  cấp bách đang đặt ra, bởi nếu không những vấn đề <br /> trên sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống của con người trong hiện tại và cả tương  <br /> lai nữa.<br /> Cho học sinh hiểu biết tổng hợp môi trường nơi đang sống. Hạn chế  chất thải  <br /> có hại cho con người và môi trường ảnh hưởng đến nguồn nước uống, sinh hoạt.<br /> Bảo vệ môi trường là một việc làm thiết thực góp phần bảo vệ  đất nước mình  <br /> và xem đây là nhiệm vụ quan trọng của học sinh. <br /> 2.Thực trạng của vấn đề nghiên cứu<br /> Trong các trường THCS nói chung hiện nay việc giáo dục ý thức bảo vệ  môi <br /> trường  cũng rất được quan tâm, đối với các em học sinh thì ngành cũng đã có một số <br /> biện pháp để giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho các em như: cho các em lao động <br /> nhặt rác sân trường, tham gia phong trào làm cho thế giới sạch hơn, tuyên truyền dưới  <br /> cờ  về  bảo vệ  môi trường... và  ở  một số  môn học cũng được lồng ghép chủ  đề  môi  <br /> trường vào giảng dạy, cũng góp phần nào làm sạch hơn môi trường của chúng ta. Tuy  <br /> nhiên cũng chưa đi vào hoạt động có hiệu quả vì đa số các em chưa có ý thức cao trong <br /> việc bảo vệ môi trường, những việc làm của các em chưa có tính tự giác, khi nào giáo  <br /> viên nhắc nhở  yêu cầu các em mới làm, nếu có thì chỉ  có số  ít các em làm, nếu như <br /> một trường mà chưa có được một tập thể học sinh có ý thức về bảo vệ môi trường thì  <br /> việc thực hiện phong trào thi đua xây dựng trường học xanh ­ sạch ­ đẹp khó có thể <br /> thực hiện tốt.<br /> Hiện nay tình trạng bán hàng rong trước cổng trường học vẫn còn nhiều, sau khi <br /> mua xong hàng hóa, như  một thói quen xấu, các em học sinh có thể  dễ  dàng xả  rác <br /> ngay ra cổng trường mà không cần suy nghĩ điều này làm mất cảnh quan trường học.<br /> Đa số  các bậc phụ  huynh chưa quan tâm tớp việc giáo dục ý thức bảo vệ  môi <br /> trường cho con em mình xem việc này là của nhà nước, của xã hội không phải của  <br /> mình. Nhiều phụ huynh có tư tưởng:<br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 6<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Của mình thì giữ bo bo<br /> Của người thì thả cho bò nó ăn.<br /> Chính tư  tưởng này làm  ảnh hưởng lớn tới suy nghĩ của các em học sinh. Làm <br /> cho các em nghĩ đơn giản rằng chỉ cần nhà mình sạch thì được còn bẩn thì ai bẩn mặc  <br /> ai cho nên cũng chẳng quan tâm. Ngay cả  những nơi công cộng không phải là của <br /> mình thì việc gì mà phải mất công gìn giữ. Thêm một nguyên nhân tiếp theo là do thói  <br /> quen đã có từ  lâu, khó sửa đổi, đồng thời chúng ta cũng lại phải có sự  nhắc nhở  thì <br /> người ta mới không xả rác bừa bãi. Ta như nhận thấy được rằng chính ở trong các lớp  <br /> học, hằng ngày, các thầy cô và ban cán sự  lớp phải thường xuyên nhắc nhở  thì mới <br /> giữ cho lớp học sạch đẹp.<br /> Nhà trường chưa có nơi đổ  rác hợp lý, thùng rác chưa được phân loại, hiện tại <br /> sân trường còn rất nhiều rác và những chai nhựa chưa được xử  lý: bọc nilon, giấy,  <br /> chai nhựa, lá cây.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 7<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Một số hình ảnh về rác thải trong khuôn viên trường<br /> Môi trường trong xã hội có nhiều các chất thải khác nhau. Ở đây tôi chỉ muốn đề <br /> cập đến những loại chất thải gần gũi với chúng ta, nhất là các em học sinh và gia đình  <br /> các em, loại chất thải đó là:<br /> ­ Bọc nilon: đây là một loại chất thải tiềm  ẩn những nguy hiểm, nhưng mọi  <br /> người không để ý đến và nó cũng được sử dụng nhiều nhất trong sinh hoạt của chúng  <br /> ta, hầu như gia đình nào cũng sử dụng bọc nilon, thời gian phân hủy của nó cũng rất <br /> lâu khoảng về trăm năm tùy loại bọc nilon. <br /> ­ Chai nhựa: đây cũng là một loại chất thải rất nguy hiểm, thời gian phân hủy của  <br /> nó cũng rất lâu. <br /> ­ Giấy và lá cây: đây là loại rác sẽ làm mất mỹ quan, mất đi cái đẹp và cũng tìm  <br /> ẩn nguy hiểm.<br /> ­ Những chai lọ, chậu cây bằng sành, sứ. <br /> Những chất thải trên tiềm ẩn những nguy hiểm, làm mất vẽ đẹp cảnh quan môi  <br /> trường sư phạm.<br /> Trước thực tế như vậy, bản thân là một giáo viên chủ nhiệm, tôi cảm thấy mình  <br /> phải tìm cách nào để  giáo dục các em trước hết là học sinh lớp mình chủ  nhiệm, ý  <br /> thức bảo vệ môi trường tốt hơn, không những trong nhà trường mà còn ở  gia đình và <br /> xã hội. Chúng ta phải giáo dục ý thức bảo vệ môi trường với toàn thể học sinh vì lực  <br /> lượng này rất đông đảo, sẽ là thế  hệ tiếp tục xây dựng quê hương, đất nước và bảo <br /> vệ môi trường chúng ta thêm xanh ­ sạch ­ đẹp. Nếu nhận thức của mỗi học sinh tốt,  <br /> thực hiện tốt việc bảo vệ môi trường đó cũng là lực lượng tốt bảo vệ, khôi phục thiên  <br /> nhiên, góp phần xóa đói giảm nghèo cải thiện sức khỏe con người. Nhưng ý thức  <br /> không là chưa đủ mà cần phải có những biện pháp, những cách làm, những hành động  <br /> thiết thực để góp phần bảo vệ môi trường.<br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 8<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Trước khi thực hiện đề tài, tôi đã điều tra bằng hình thức trắc nghiệm trong học  <br /> sinh về  ý thức bảo vệ  môi trường qua phát phiếu thăm dò cho 5 lớp 8 (từ  8A1 đến <br /> 8A5, trong đó có lớp tôi chủ nhiệm  8A1) năm học 2016 ­2017 vào tháng 9/2016 về các <br /> nội dung sau:<br /> Em thấy sân trường trường em như thế nào?<br /> Rác thải làm ảnh hưởng như thế nào đến môi trường sống của chúng ta?<br /> Ở trường các em có được tham gia thường xuyên các buổi lao động hay không? <br /> các buổi lao động đó nhằm mục đích gì?<br /> Sân trường đã sạch đẹp thì em có ý thức giữ gìn hay không?<br /> Em nghĩ thế nào về những bạn hay xả rác bừa bãi?<br /> Em có những hành động cụ thể nào để góp phần bảo vệ môi trường?<br /> Em đã tuyên truyền, vận động các bạn, gia đình và cộng đồng bảo vệ  môi <br /> trường như thế nào?<br /> Kết quả thống kê cho thấy:<br /> Số HS có ý thức <br /> Số HS có ý thức  Số HS chưa có ý <br /> BVMT chưa <br /> BVMT thức BVMT<br /> Lớp Sĩ số thường xuyên<br /> Tỉ lệ  Tỉ lệ <br /> SL SL SL Tỉ lệ %<br /> % %<br /> 8A1 32 8 25 11 35 13 40<br /> 8A2 32 7 22 10 32 15 46<br /> 8A3 28 6 23 9 33 13 44<br /> 8A4 30 6 21 11 36 13 43<br /> 8A5 25 5 21 8 32 12 47<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang 9<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> 50<br /> 45<br /> 40 Tỉ lệ HS  có ý th ức BVMT<br /> 35<br /> 30 Tỉ lệ HS  có ý th ức BVMT <br /> % 25 ch ưa th ường xuyên<br /> 20<br /> 15 Tỉ lệ HS  ch ưa có ý th ức <br /> 10 BVMT<br /> 5<br /> 0<br /> 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5<br /> <br /> Biểu đồ 1: Biểu thị  tỉ lệ về ý thức BVMT của HS lớp 8A1 <br /> tháng 9 năm 2016<br /> <br /> <br /> Qua kết quả  thăm dò ban đầu tôi thấy, số  lượng học sinh có ý thức bảo vệ <br /> môi trường còn ít, giữa lớp chủ  nhiệm so với các lớp khác chưa có sự  khác biệt, số <br /> lượng học sinh ý thức bảo vệ môi trường chưa thường xuyên hoặc chưa có ý thức về <br /> bảo vệ môi trường còn nhiều ở tất cả các lớp.<br /> 3. Nội dung và hình thức của giải pháp<br /> a. Mục tiêu của giải pháp<br /> ­ Trang bị cho học sinh những kiến thức cơ bản ban đầu về môi trường phù hợp  <br /> đặc điểm lứa tuổi. Rèn luyện kĩ năng sống cho học sinh.<br /> ­ Nhận thức mối quan hệ khăng khít qua lại giữa con người với môi trường.<br /> ­ Từng bước bồi dưỡng cho học sinh lòng yêu quí thiên nhiên, biết trân trọng môi <br /> trường tự nhiên và có nhu cầu bảo vệ môi trường sống.<br /> ­ Giáo dục ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh trong nhà trường, gia đình và <br /> nơi công cộng.<br /> ­ Có ý thức tuyên truyền, vận động mọi người xung quanh cùng tham gia bảo vệ <br /> môi trường.<br /> ­Thông qua các hoạt động làm tăng cường tinh thần đoàn kết tập thể.<br /> ­Thực hiện mục tiêu giáo dục, góp phần xây dựng trường học thân thiện học <br /> sinh tích cực.<br /> b. Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp<br /> + Nội dung thực hiện<br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 10<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Trong quá trình làm công tác chủ  nhiệm tôi đã tìm tòi, sưu tầm và đúc kết <br /> được một kinh nghiệm để  giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho học sinh  và <br /> đã sử dụng trong các năm làm công tác chủ nhiệm và bước đầu đã mang lại hiệu <br /> quả. Tôi xin mạnh dạn đưa ra đây để cùng trao đổi với bạn bè đồng nghiệp.<br /> ­ Lập kế hoạch cho riêng mình (GVCN) ngay từ đầu năm để giáo dục ý thức bảo  <br /> vệ môi trường đối với lớp chủ nhiệm.<br /> ­ Thông qua các hoạt động vệ sinh xanh ­ sạch ­ đẹp trường lớp.<br /> ­ Tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon.<br /> ­ Tiến hành phân loại rác.<br /> ­ Làm phân ủ hữu cơ.<br /> ­ Tổ chức “Ngày hội rác” ( làm các sản phẩm hữu ích từ rác thải).<br /> ­ Tổ chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về bảo vệ môi trường cho học sinh.<br /> ­ Tổ chức thu gom giấy vụn, chai nhựa làm quỹ hoạt động cho lớp.<br /> + Cách thức thực hiện biện pháp<br /> Vậy phải làm gì để  bảo vệ  môi trường của chúng ta? Bảo vệ  môi trường phải  <br /> cần một thời gian dài, liên tục, tốn kém nhiều công sức và tiền của. Do đó, bảo vệ <br /> môi trường nên bắt đầu bằng việc giáo dục ý thức bảo vệ môi trường, nhất là cho học <br /> sinh. Hiện nay, vấn đề giáo dục ý thức, trang bị kiến thức về bảo vệ môi trường trong  <br /> các nhà trường chưa được chú trọng đúng mức, bảo vệ môi trường chưa được xem là <br /> một môn học ở các cấp học phổ thông. Bộ môn này mới chỉ được lồng ghép trong các <br /> môn sinh học, giáo dục công dân, địa lý và một số tiết học ngoại khóa. Do vậy, ý thức  <br /> bảo vệ môi trường vì thế chưa hình thành rõ nét trong tầng lớp học sinh. Với mục đích  <br /> hạn  chế  rác  thải,  góp  phần giáo  dục  ý   thức  bảo vệ   môi  trường  ở  trường  THCS <br /> Nguyễn Trãi mà trước hết tôi tiến hành thực nghiệm  ở  lớp chủ  nhiệm bằng những  <br /> việc làm, những hành động thiết thực cụ thể như sau:<br /> Thứ  nhất lập kế  hoạch cho riêng mình (GVCN) ngay từ  đầu năm để  giáo <br /> dục ý thức bảo vệ môi trường đối với lớp chủ nhiệm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 11<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Khi nhận lớp chủ  nhiệm tôi ngoài việc lập kế  hoạch chủ  nhiệm tôi đã lên cho  <br /> mình một kế  hoạch riêng để  giáo dục ý thức bảo vệ  môi trường cho học sinh lớp  <br /> mình cụ thể như sau:<br /> + Trong lớp học đặt sẵn 2 sọt rác hữu cơ và vô cơ. Tôi hướng dẫn học sinh cách <br /> phân loại rác hợp lý.<br /> + Giao cho ban cán sự lớp theo dõi việc vệ sinh lớp học của các thành viên trong <br /> lớp: Từ việc bỏ rác đúng nơi quy định, kiểm tra thường xuyên trong ngăn bàn nếu phát <br /> hiện trong ngăn bàn học sinh nào có rác sẽ  phạt trực nhật 1 tuần và trừ  điểm thi đua  <br /> tùy mức độ vi phạm.<br /> + Giao cho các tổ luân phiên nhau trong việc chăm sóc công trình măng non. Tuần <br /> 1 bắt đầu từ tổ 1. <br /> + Chia cho các tổ  trồng cây xanh để  trang trí lớp học tạo môi trường lớp học  <br /> xanh ­ sạch ­ đẹp.<br /> Ngay từ đầu năm học lên kế học rõ ràng, ban cán sự lớp làm việc rất năng động <br /> cộng với ý thức của các em khá tốt và kết quả khá khả quan, khi 100% các em đều bỏ <br /> rác đúng nơi quy định, các em tham gia trồng cây xanh, trang trí lớp học rất nhiệt tình,  <br /> không còn tình trạng rác trong ngăn bàn hay trong góc lớp. Môi trường lớp học thân  <br /> thiện với các em hơn. <br /> Thứ hai thông qua các hoạt động vệ sinh xanh ­sạch ­đẹp trường lớp<br /> Ngoài vệ sinh lớp học hàng ngày, cứ đến ngày chủ nhật cuối cùng của tháng, lớp  <br /> chủ nhiệm thực hiện buổi lao động công ích “ngày chủ nhật xanh”, làm sạch các khu <br /> vực hai bên đường quốc lộ  gần trường, trong khuôn viên nhà trường, cổng trường, <br /> nhổ cỏ, chăm sóc bồn hoa cây cảnh.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 12<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Một số hình ảnh về  “Ngày Chủ nhật xanh” của học sinh lớp 8A1 trường THCS Nguyễn <br /> Trãi<br /> <br /> <br /> Thứ ba là tuyên truyền hạn chế sử dụng túi nilon<br /> <br /> Đây là một trong những rác thải gây ô nhiễm môi trường ở trường chúng tôi. Túi  <br /> nilon khi đốt cháy tạo ra đi ­ ô ­ xin gây ngộ  độc, khó thở, gây ung thư  và các dị  tật  <br /> bẩm sinh cho trẻ. Khí CO2 làm tăng hiệu ứng nhà kính, thúc đẩy quá trình biến đổi khí <br /> hậu. Theo các  nhà khoa học chất phụ  gia  hóa  dẻo trong túi nilon có thể  làm tổn  <br /> thương, thoái hóa thần kinh và tủy sống; chất tạo màu trong túi nilon gây hại não và là  <br /> một trong những nguyên nhân gây ung thư; chất DOP ( dioctinplatalat) trong túi nilon <br /> có thể gây vô sinh nam và dậy thì sớm ở bé gái.<br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 13<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Thế nhưng hiện nay hầu hết các siêu thị, cửa hàng, chợ... và trong sinh hoạt hàng <br /> ngày, mọi người có thói quen sử  dụng túi nilon để  đựng đồ  cho khách. Còn tại các  <br /> quán ăn, hàng trăm hộp xốp được sử dụng để  đựng thức ăn sẵn cho khách mang về.  <br /> Đặc biệt ở trường tôi, đa số học sinh học xa nhà, buổi trưa thường hay  ở lại trường,  <br /> vì vậy các em học sinh hàng ngày đều sử  dụng túi nilon, hộp xốp để  đựng thức ăn <br /> sáng, ăn trưa, quà vặt... đến trường. Đây là loại rác thải không thể  tái chế  được và <br /> phải mất hàng nghìn thậm chí hàng trăm nghìn năm để phân hủy trong môi trường tự <br /> nhiên. Tôi hướng dẫn các em thay vì sử dụng túi nilon hay hộp xốp chúng ta có thể sử <br /> dụng các túi sinh thái, túi giấy, hộp nhựa, cặp lồng...để mang thức ăn hay đồ dùng đến <br /> trường.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Thứ tư tiến hành phân loại rác<br /> <br /> <br /> Theo các chuyên gia thì trong 100 tấn rác chúng ta thải ra chỉ có 2,22 tấn là rác vô  <br /> cơ không thể tái chế cần phải đem chôn lấp, hai loại  rác còn lại là rác hữu cơ  và rác  <br /> tái chế  đều có thể  tận dụng để  chế  biến làm phân bón hoặc tái chế  thành các sản  <br /> phẩm có ích. Ở  trường tôi có nhiều thùng rác, tuy nhiên rác thải để  lẫn lộn với nhau  <br /> thì không có giá trị gì. Rác thải được phân loại chính xác mới trở thành nguyên liệu có  <br /> giá trị. Vậy tại sao chúng ta không học cách vứt bỏ rác có ý thức hơn? Chính vì vậy tôi <br /> đã hướng dẫn học sinh lớp chủ  nhiệm tiến hành phân loại rác, dán nhãn phân loại <br /> thùng rác vô cơ  và thùng rác hữu cơ, chúng được đặt  ở  nhiều vị  trí trong nhà trường  <br /> như  căng tin, trong sân trường, nhà để  xe... Như  vậy, thông qua những thùng rác này  <br /> các em đã biết cách phân loại rác.<br /> <br />             <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 14<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Những thùng rác khi chưa được phân loại               Các thùng rác được dán nhãn để  phân loại  <br /> rác<br /> <br /> Thứ năm làm phân ủ hữu cơ<br /> Trường tôi có nhiều cây xanh, cứ đến mùa lá rụng thì sân trường lúc nào cũng rất <br /> nhiều lá. Các em học sinh lớp tôi đã sử dụng rác hữu cơ làm phân ủ hữu cơ để bón cho  <br /> các bồn hoa, cây cảnh trong sân trường. <br /> Cách tiến hành: Chuẩn bị một thùng xốp có nắp thoáng khí, đáy của thùng có lỗ <br /> thoáng để  tiếp xúc với không khí. Đặt thùng cách mặt sàn khoảng 5cm, đặt 1 khay  ở <br /> dưới để hứng nước(nếu có).<br /> Để  dưới đáy thùng các vật liệu như  lá khô, rơm hoặc một phần đát xốp dày  <br /> khoảng 15cm. Tiếp đó cho các loại rác hữu cơ  như  lá rau, vỏ  hoa quả, bã chè, bã cà  <br /> phê...(chú ý không cho các chất béo, mỡ  thịt, các sản phẩm bơ  sữa vì chúng sẽ  gây  <br /> mùi; không cho các loại lá cây bị  sâu bệnh, phân chó mèo vì có thể  có sán và không <br /> được phân hủy hết trong quá trình ủ)<br /> Cho chút nước vào để đảm bảo độ ẩm vừa đủ.<br /> Cung cấp oxi bằng cách đảo trộn thường xuyên và cho thêm các rác hữu cơ mới <br /> vào thùng phân ủ hàng ngày.<br /> Sau 1 tháng chúng ta có một thùng phân  ủ  với đầy đủ  các chất dinh dưỡng để <br /> bón cho cây, vừa tiết kiệm chi phí mà lại không gây ô nhiễm môi trường.<br /> <br /> <br />          <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 15<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br />           Học sinh lớp 8A1 ủ phân hữu cơ                       Bón phân hữu cơ cho cây trồng trong sân trường<br /> <br /> Thứ sáu tổ chức “Ngày hội rác” ( làm các sản phẩm hữu ích từ rác thải)<br /> Không phải tất cả các loại rác thải đều bỏ đi, chúng ta có thể tái sử dụng các rác  <br /> thải vô cơ  như vỏ lon, vỏ  chai, giấy, vỏ bút,… để  làm ra các sản phẩm tái chế  phục  <br /> vụ cho học tập, sinh hoạt. Trong lớp chủ nhiệm tôi chia lớp ra làm 6 nhóm với những <br /> học sinh gần nhà nhau và  giao nhiệm vụ cho từng nhóm về nhà trong thời gian 1 tuần <br /> làm ra các sản phẩm tái từ rác vô cơ mà các em đã phân loại trước đó. Các em rất hào  <br /> hứng và tham gia nhiệt tình. Vào ngày cuối tuần tôi tổ  chức một buổi ngoại khóa có <br /> mời các thầy cô và đại diện học sinh các khối lớp tới tham dự “ Ngày hội rác”. Sản  <br /> phẩm mà các em đem lại vô cùng phong phú và đa dạng:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 16<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Một số  sản phẩm tái chế  từ  rác được trưng bày trong " Ngày hội rác" của học sinh lớp  <br /> 8A1<br /> <br />  <br /> Thứ  bảy tổ  chức thi tìm hiểu kiến thức pháp luật về  bảo vệ  môi trường  <br /> cho học sinh lớp chủ nhiệm.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 17<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Tôi đã tổ  chức một buổi thi tìm hiểu pháp luật về  bảo vệ  môi trường vào giờ <br /> sinh hoạt lớp cho học sinh lớp chủ nhiệm. Cuộc thi đã thu hút đông đảo sự  tham gia <br /> của các em học sinh. Qua cuộc thi, các em đã lĩnh hội được rất nhiều kiến thức về môi <br /> trường. Biết được sự  tác động qua lại giữa môi trường với tự  nhiên và con người. <br /> Biết yêu quí thiên nhiên và thấy có trách nhiệm, ý thức phải bảo vệ môi trường. Từ đó  <br /> có những hành động đúng đắn để  bảo vệ  môi trường. Đồng thời cuộc thi làm tăng  <br /> thêm tinh thần đoàn kết tập thể cho HS lớp chủ nhiệm.<br /> [<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình ảnh trong “Cuộc thi Tìm hiểu kiến thức BVMT” lớp 8A1<br /> <br /> Thứ tám tổ chức thu gom giấy vụn, chai nhựa làm quỹ hoạt động cho lớp<br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 18<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Sau mỗi khi kiểm tra xong các môn học kỳ  hoặc sau mỗi buổi học, trong các <br /> phòng học và sân trường có rất nhiều giấy vụn, chai nhựa. Các em học sinh lớp tôi  <br /> chủ nhiệm đã thay nhau đi gom giấy vụn và chai nhựa. Số  tiền thu được từ  bán chai <br /> nhựa và giấy vụn để  tổ  chức các hoạt động cho lớp như  ngày hội rác, thi tìm hiểu <br /> pháp luật bảo vệ môi trường, ngày chủ nhật xanh...<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Hình ảnh giấy vụn rất nhiều trong lớp sau giờ tan học<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Các bạn học sinh lớp 8A1 thu gom giấy vụn, chai nhựa<br /> <br /> <br /> c. Mối quan hệ giữa các giải pháp<br /> Để  nâng cao ý thức bảo vệ môi trường cho học sinh thì có rất nhiều biện pháp, <br /> tuy nhiên cần tiến hành song song các biện pháp và được thực hiện xuyên suốt năm  <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 19<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> học. Phải làm sao để  bảo vệ  môi trường là một thói quen hàng ngày của học sinh. <br /> Biến việc bảo vệ môi trường thành một thói quen, một lối sống tốt.<br /> <br /> <br /> d. Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu, phạm vi <br /> và hiệu quả ứng dụng<br /> + Kết quả khảo nghiệm<br /> Sau một năm thực hiện những biện pháp nói trên, tôi thực hiện lại phiếu điều tra  <br /> vẫn với những câu hỏi như vậy với 5 lớp 8A1, 8A2, 8A3,8A4, 8A5, k ết qu ả cho th ấy  <br /> đa số học sinh trong lớp 8A1( lớp chủ nhiệm) của năm học 2016 ­ 2017 có ý thức  bảo <br /> vệ môi trường rất tốt, không còn học sinh chưa có ý thức bảo vệ môi trường, còn các <br /> lớp còn lại không được giáo dục thường xuyên nên ý thức bảo vệ môi trường chưa có  <br /> sự thay đổi. Chúng ta có thể thấy rõ qua bảng số liệu sau: <br /> <br /> Số HS có ý thức <br /> Số HS có ý thức  Số HS chưa có ý <br /> BVMT nhưng chưa <br /> BVMT thức BVMT<br /> Lớp Sĩ số thường xuyên<br /> Tỉ lệ <br /> SL Tỉ lệ % SL SL Tỉ lệ %<br /> %<br /> 8A1 32 23 73 9 27 0 0<br /> 8A2 32 9 28 11 35 12 37<br /> 8A3 28 7 25 9 33 12 42<br /> 8A4 30 7 21 12 41 11 38<br /> 8A5 25 7 26 8 32 10 42<br /> <br /> <br /> <br /> 80<br /> <br /> 70<br /> <br /> 60 Tỉ lệ HS  có ý th ức BVMT<br /> <br /> 50<br /> Tỉ lệ HS  có ý th ức BVMT <br /> %<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> 40<br /> ch ưa th ường xuyên<br /> 30<br /> Tỉ lệ HS  ch ưa có ý th ức <br /> 20<br /> BVMT<br /> 10<br /> <br /> 0<br /> 8A1 8A2 8A3 8A4 8A5<br /> <br /> Người viết: Hoàng Th ị Năm ­ Tr<br /> Biểu đồ 2: T ườ<br /> ỉ lệ v ề ý th ng THCS Nguy<br /> ức BVMT c ủa HS lễớn Trãi                                         Trang  <br /> p 8A1 vào tháng  5 năm 2017 <br /> 20<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Kết quả thực nghiệm cho thấy những biện pháp đã thực hiện đạt hiệu quả cao, <br /> tỉ lệ học sinh có ý thức bảo vệ môi trường  tăng cao rõ rệt ở lớp chủ nhiệm (lớp 8A1). <br /> + Giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br /> * Đối với bản thân tác giả<br /> Đây là một cách có thể đem lại hiệu quả cao trong giáo dục ý thức bảo vệ và giữ <br /> gìn <br /> môi trường cho học sinh, giữ  cho lớp học thêm sạch, cho trường thêm sạch và đây  <br /> cũng<br /> là một cách mà tôi có thể  sử  dụng tốt trong gia đình tôi và đã đem lại hiệu quả  tốt.  <br /> Giúp tôi có thêm kinh nghiệm trong giáo dục học sinh về bảo vệ môi trường và kinh  <br /> nghiệm trong gia đình về vấn đề xử lý rác thải.<br /> * Đối với học sinh<br /> Giúp các em hiểu sâu hơn về rác thải (tác hại và lợi ích của nó), giúp các em có ý  <br /> thức trong việc giữ gìn môi trường vì rác không phải là thứ bỏ đi mà nó đem lại lợi ích <br /> như  trên, chính vì thế  giúp các em ý thức hơn từ  đó các em sẽ  không vứt rác bừa bãi  <br /> mà bỏ  rác đúng quy định. Sẽ  góp phần thực hiện tốt phong trào thi đua trường học <br /> “Xanh ­ sạch ­ đẹp”.<br /> + Phạm vi và hiệu quả ứng dụng<br /> Sau một năm cố  gắng nỗ lực của cô và trò lớp chủ  nhiệm đã chứng minh tính  <br /> đúng đắn của đề tài. Qua những hoạt động các em học sinh đã được trải nghiệm, học <br /> được nhiều điều bổ ích, mang lại cho các em nhiều kiến thức sâu rộng, biết vận dụng  <br /> những kiến thức mình đã được học vào thực tiễn đời sống.<br /> Các em biết phân bố thời gian hợp lí giữa học tập và làm việc để vệ sinh trường  <br /> lớp, giúp đỡ  bố  mẹ  dọn dẹp vệ sinh nhà cửa, vườn tược, đường làng ngõ xóm hằng  <br /> ngày làm cho môi trường sống xanh sạch đẹp.<br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 21<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> Ý thức bảo vệ  môi trường của học sinh lớp chủ  nhiệm tăng cao rõ rệt, trường <br /> lớp sạch sẽ. Các em còn có một vốn quỹ từ việc thu gom giấy vụn để tổ chức những <br /> hoạt động trong lớp.<br />  Với những hành động nhỏ, việc làm thiết thực hi vọng sẽ  góp phần giúp trường <br /> THCS Nguyễn Trãi nói riêng và các trường THCS nói chung   xây dựng  được ngôi <br /> trường xanh ­ sạch ­ đẹp.<br /> Sau khi áp dụng cho lớp chủ  nhiệm mang lại những hiệu quả  thiết thực,  đầu <br /> năm học 2017­ 2018 tôi đã đề nghị với lãnh đạo nhà trường và tổng phụ  trách đội  tổ <br /> chức một buổi hoạt động giáo dục dưới cờ để triển khai cho học sinh toàn trường các <br /> biện pháp bảo vệ  môi trường, sau đó tôi có trao đổi trực tiếp với các giáo viên chủ <br /> <br /> <br /> <br /> <br /> nhiệm của các lớp những kinh nghiệm mà mình đã áp dụng để xây dựng ngôi trường  <br /> THCS Nguyễn Trãi xanh ­  sạch ­ đẹp. Và đây là một số hình  ảnh về  trường THCS <br /> Nguyễn Trãi vào tháng 12 năm 2017:<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 22<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 23<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> III. PHẦN KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ<br /> 1.  Kết luận<br /> <br /> Giáo dục cho học sinh ý thức bảo vệ môi trường từ những việc làm bình thường hàng <br /> ngày trong cuộc sống để trở thành nếp nghĩ, hành vi tự nhiên như ăn mặc, đi đứng...trong <br /> học tập cũng như trong cuộc sống của các em. Như vậy, sau này chúng ta sẽ có những công  <br /> dân có ý thức bảo vệ môi trường tốt.<br /> Được thực hành, được trải nghiệm, được tìm hiểu, được nêu những cảm nghĩ, được <br /> nhận xét đánh giá về việc bảo vệ môi trường sẽ khắc sâu trong học sinh ý thức bảo vệ <br /> môi trường tốt nhất. Việc giáo dục bảo vệ môi trường không ngừng lại ở bài học, trò chơi, <br /> làm việc nhóm mà cần được sự quan tâm, phối hợp của giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ <br /> môn, lãnh đạo nhà trường, địa phương, gia đình cùng phối hợp giáo dục học sinh, coi đây là <br /> việc làm cần thiết thường xuyên trong việc giáo dục kĩ năng sống cho con người thời đại  <br /> mới. Đặc biệt giáo viên chủ nhiệm là người gần gũi với học sinh nhất, phải là những tấm  <br /> gương sáng, cùng học, cùng làm, cùng tham gia vận động bảo vệ môi trường với học sinh, <br /> để các em tin tưởng, ngưỡng mộ và làm theo.  Hãy cùng chung  tay để xây dựng và bảo vệ <br /> trái đất, ngôi nhà chung của tất cả loài người trở nên tốt đẹp hơn, an toàn hơn và trong sạch <br /> hơn.<br /> 2. Kiến nghị<br /> ­ Cần tổ chức cho giáo viên tham gia nhiều buổi tập huấn về bảo vệ môi trường<br /> ­ Tổ chức cho học sinh tham quan thực tế những khu vực ô nhiễm môi trường hoặc <br /> những khu vực thực hiện tốt bảo vệ môi trường trong xã, huyện, tỉnh.<br /> ­ Trang bị, cập nhật thêm những tư liệu về môi trường như phim, ảnh...<br /> ­ Cấp phát cho trường học những mẫu thùng rác tiện dụng.<br /> ­ Nhà trường cũng cần dành một khoản kinh phí nhất định để đầu tư các thiết bị tiết  <br /> kiệm điện, khuyến khích giáo viên, học sinh sử dụng năng lượng tiết kiệm.<br /> ­ Cần đưa ý thức bảo vệ môi trường thành một tiêu chí để đánh giá, xếp loại giáo  <br /> viên, học sinh, sinh viên.<br /> ­ Nâng cao ý thức bảo vệ môi trường trong nhà trường là một trong những biện pháp  <br /> quan trọng góp phần xây dựng môi trường học đường thân thiện cũng như mang lại những <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 24<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> lợi ích trước mắt và lâu dài.<br />                                                                      Người viết<br />                                                                     <br />                                                                          Hoàng Thị Năm<br /> <br /> <br /> <br /> TÀI LIỆU THAM KHẢO<br /> <br /> <br /> 1. Luật bảo vệ môi trường năm 2005.<br /> 2. Hóa học công nghệ và môi trường ­ Tác giả: Trần Thị Bính, Phùng Tiến Đạt.­ <br /> Nhà xuất bản Giáo Dục – Năm 1999.<br /> 3. Từ điển Tiếng Việt – Nhà xuất bản Giáo Dục.<br /> 4. Tìm hiểu các thông tư  tài liệu của Bộ  Giáo dục và Đào tạo, tài liệu trên các  <br /> trang website về giáo dục bảo vệ môi trường trong trường Phổ thông.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 25<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> .................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................<br /> .................................................................................................................................<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> Người viết: Hoàng Thị Năm ­ Trường THCS Nguyễn Trãi                                         Trang  <br /> 26<br /> Một số kinh nghiệm  giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> MỤC LỤC<br /> <br /> <br /> <br /> I. Phần mở đầu.........................
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2