Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
1. Đặt vấn đề<br />
<br />
<br />
Như chúng ta đã biết, phân môn Luyện từ và câu là một trong những phân <br />
môn quan trọng trong dạy học tiếng Việt lớp 3 nói riêng và dạy học môn tiếng <br />
Việt bậc Tiểu học nói chung, nó góp phần giúp cho học sinh đạt được các <br />
mục tiêu như: Hình thành và phát triển ở học sinh các kỹ năng sử dụng tiếng <br />
Việt (nghe, nói, đọc, viết) để học tập và giao tiếp trong các môi trường hoạt <br />
động của lứa tuổi. Thông qua dạy và học tiếng Việt, góp phần rèn luyện các <br />
thao tác của tư duy. Ngoài ra còn cung cấp cho học sinh những kiến thức sơ <br />
giản ban đầu về tiếng Việt và những hiểu biết sơ giản ban đầu về xã hội, tự <br />
nhiên và con người, về văn hóa, văn học của Việt Nam và nước ngoài.<br />
Như cha ông ta đã nói: “Phong ba bão táp không bằng ngữ pháp Việt <br />
Nam”. Quả là vậy, ngữ pháp Việt Nam thật phức tạp. Ở cấp Tiểu học cũng <br />
đã không xem nhẹ vấn đề này. Chính vì thế ngay từ lớp 2, chương trình đã <br />
đưa vào phân môn Luyện từ và câu các dạng bài tập về dấu câu. Nói thì dễ <br />
nhưng khi dạy dạng bài tập này thấy không hề đơn giản. Trong thực tế, nhiều <br />
giáo viên còn lúng túng khi tổ chức cho học sinh hoạt động để tự phát hiện <br />
cách dùng các dấu câu. Phần lớn đều sa vào giảng giải hoặc mớm sẵn giải <br />
đáp cho học sinh nên dẫn đến chất lượng, hiệu quả chưa cao. <br />
Trong dạy học, khi dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp <br />
trong câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu có không ít giáo viên <br />
thường hay lúng túng, chưa tìm ra được lối đi cho đúng và phù hợp với đối <br />
tượng học sinh của từng khối lớp. Khi dạy thường áp đặt học sinh là phải làm <br />
thế này, thế kia dẫn đến học sinh làm đúng bài mà không hiểu vì sao mình làm <br />
đúng hoặc vì sao mình làm sai. Như vậy, khi làm dạng bài tập trên tưởng <br />
chừng như là đơn giản nhưng thực tế không đơn giản chút nào, bởi hầu như <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
-1-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
đa số giáo viên khi dạy chưa khái quát được thành từng dạng bài tập cụ thể để <br />
giúp học sinh vận dụng khi làm bài. <br />
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã chọn nội dung: Một vài kinh nghiệm <br />
dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn cho sẵn.” ở <br />
phân môn Luyện từ và câu lớp 3 tại trường tiểu học Y Ngông để nghiên cứu <br />
và áp dụng vào giảng dạy. <br />
2. Mục đích nghiên cứu<br />
Nghiên cứu tài liệu, nghiên cứu tâm lí lứa tuổi học sinh, đúc rút kinh <br />
nghiệm từ thực tế học sinh mình chủ nhiệm. Từ đó đề ra biện pháp dạy học <br />
hiệu quả nhất. <br />
Căn cứ vào lý do chọn đề tài và qua quá trình thực tế giảng dạy của bản <br />
thân, tôi nhận thấy cần phải có biện pháp dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy <br />
vào chỗ thích hợp trong câu văn cho sẵn.” <br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ<br />
<br />
1.C ơ s ở lí lu ậ n c ủ a v ấ n đ ề<br />
<br />
Dạy học phân môn Luyện từ và câu ở cấp Tiểu học nhằm giúp học <br />
sinh có những cơ sở ban đầu về các mẫu câu, kiểu câu, các loại dấu câu và <br />
đặc biệt là vốn từ của các em được mở rộng. Các em có kỹ năng dùng từ và <br />
đặt câu đúng. Dạy học phân môn Luyện từ và câu theo chương trình hiện <br />
hành khác với phân môn Từ ngữ Ngữ pháp theo chương trình cải cách giáo <br />
dục trước đây. Nghĩa là học sinh chủ yếu được luyện tập thực hành mà <br />
không mấy chú trọng vào phần lý thuyết. Nếu dạy phân môn Luyện từ và câu <br />
mà nặng về phần lý thuyết là chưa đạt được yêu cầu của bài dạy. Chính vì <br />
vậy, những ngữ liệu mà chương trình đưa ra trong mỗi bài dạy gần gũi, sát <br />
thực với học sinh. Thông qua các ngữ liệu, học sinh nắm được các mẫu câu, <br />
kiểu câu, dấu câu và mở rộng được vốn từ. Ở chương trình lớp 2, lớp 3 học <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
-2-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
sinh chưa được học khái niệm câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ hay câu có trạng <br />
ngữ như lớp 4, lớp 5 mà các em chỉ được biết: Nếu câu có nhiều chủ ngữ thì <br />
được hiểu là trong câu có các bộ phận cùng trả lời cho một câu hỏi Ai? Còn <br />
nếu câu có nhiều vị ngữ thì các em được hiểu là trong câu có các bộ phận <br />
cùng trả lời cho câu hỏi Là gì? Làm gì? hay Thế nào? Còn câu có bộ phận <br />
Trạng ngữ thì các em được hiểu là trong câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi <br />
Ở đâu? Khi nào? hoặc Vì sao? Vậy trong câu có các bộ phận cùng trả lời cho <br />
một câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? Là gì? Làm gì? Thế nào? hoặc trong câu có bộ <br />
phận trả lời cho câu Ở đâu? Khi nào? hoặc Vì sao? chúng cần có dấu hiệu gì <br />
để cho học sinh nhận dạng đúng khi làm bài tập. Muốn vậy giáo viên phải <br />
giúp học sinh thành thạo và làm tốt các bài tập dạng “Điền dấu phẩy vào chỗ <br />
thích hợp trong câu văn cho sẵn” mà trước đó sách giáo khoa hay sách giáo <br />
viên không hề cung cấp một cái gì về lý thuyết cả. Để làm được điều này đòi <br />
hỏi giáo viên phải có kiến thức, phương pháp và khái quát được thành từng <br />
dạng bài tập cho học sinh lớp 2, lớp 3 thì chắc chắn lên lớp trên các em sẽ <br />
học tốt phân môn Luyện từ và câu nói riêng và môn tiếng Việt nói chung.<br />
2. Thực trạng vấn đề<br />
Chương trình lớp 3 thì kiến thức không nặng như chương trình lớp 4, lớp <br />
5. Cái khó ở đây không phải là kiến thức mà là phương pháp truyền thụ để <br />
cho học sinh hiểu nội dung của vấn đề. Học sinh lớp 3, tất cả các khái niệm <br />
chưa được định nghĩa cụ thể như lớp 4 – 5. Trong phân môn Luyện từ và câu <br />
lớp 3, các nội dung để dạy cho học sinh đều phải trên phương diện cụ thể <br />
chứ chưa hình thành cho học sinh khái niệm hoặc quy tắc cụ thể nào cả. <br />
Chẳng hạn: Khi dạy học sinh dạng bài tập: “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp <br />
trong câu văn cho sẵn”. Sách giáo khoa chỉ đưa ra cụ thể một bài tập chứ <br />
không đưa ra lý thuyết trước, học sinh chỉ việc làm bài tập. Nếu giáo viên <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
-3-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
không biết cách khai thác và khắc sâu thì chắc chắn học sinh sẽ không hiểu <br />
nội dung bài tập và sẽ không ghi nhớ được lâu.<br />
Mặt khác, qua thăm lớp dự giờ của đồng nghiệp cùng khối, tôi thấy <br />
hầu như đa số giáo viên khi dạy dạng bài tập này chưa làm rõ được nội dung <br />
vấn đề của bài dạy đưa ra. Giáo viên cũng chỉ mới dừng lại một cách mập <br />
mờ, chung chung; chưa khái quát được thành dạng bài cụ thể. Bởi lý do giáo <br />
viên còn có nhiều hạn chế về kiến thức dấu câu hoặc còn nhiều hạn chế về <br />
kiến thức của phân môn Luyện từ và câu. Đặc biệt khi chữa bài cho học sinh, <br />
giáo viên chưa làm rõ được vì sao bài của học sinh làm đúng hoặc vì sao bài <br />
của học sinh làm sai. <br />
Để có biện pháp dạy HS nắm được cách đặt dấu phẩy trong câu hiệu <br />
quả, ở học kì I năm học 2017 2018 tôi đã tiến hành khảo sát 28 học sinh lớp <br />
3A trường tiểu học Y Ngông và cho kết quả đạt được như sau:<br />
<br />
<br />
Số HS Nắm chưa vững <br />
dự khảo Nắm vững và vận Nắm và vận dụng và vận dụng kiến <br />
sát dụng tốt kiến thức được kiến thức thức còn lúng <br />
<br />
28 túng<br />
<br />
Số Số <br />
Số lượng<br />
Tỉ lệ % lượng Tỉ lệ % lượng Tỉ lệ %<br />
Học kì I (em)<br />
(em) (em)<br />
<br />
03 10,7 20 71,4 05 17,9<br />
<br />
<br />
Nhìn vào kết quả khảo sát cho thấy chất lượng HS chưa đồng đều, GV <br />
cần phải phân loại đối tượng HS để dạy học đạt hiệu quả cao hơn.<br />
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
-4-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
Dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn cho <br />
sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3 chưa được phân thành dạng cụ thể <br />
mà chỉ được dạy đan xen với các nội dung khác. Vì thế, khi học, các em <br />
thường khó nắm được nội dung từng dạng bài cụ thể. Do vậy, khi dạy giáo <br />
viên cần biết phân thành từng dạng bài cụ thể để giúp học sinh dễ dàng thực <br />
hành khi làm bài. Ví dụ:<br />
* Các dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn <br />
cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3 theo chương trình.<br />
Dạng 1: Dấu phẩy ngăn giữa các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ai <br />
(con gì, cái gì)?; Là gì ? Làm gì ? Thế nào ? hoặc dấu phẩy ngăn cách giữa <br />
các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? Khi nào ? (nếu có trong câu) <br />
trong 3 mẫu câu: Ai là gì ?; Ai làm gì ?; Ai thế nào ?<br />
Dạng 2: Dấu phẩy ngăn cách giữa bộ phận trả lời cho các câu hỏi: Ở <br />
đâu?; Khi nào ? với bộ các bộ phận đứng sau trong câu. <br />
Dạng 3: Dấu phẩy ngăn cách giữa bộ phận trả lới cho câu hỏi: Vì sao? <br />
Tại sao ? với các bộ phận đứng sau trong câu.<br />
* Nội dung và cách thực hiện các dạng bài tập trên<br />
Nội dung dạng bài tập “Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu <br />
văn, đoạn văn” được dạy ngay từ lớp 2, lên lớp 3 dạng bài tập này tiếp tục <br />
được dạy nhiều trong phân môn Luyện từ và câu (chiếm khoảng 1/6 lượng <br />
kiến thức của phân môn). Nội dung này được dạy đan xen với các nội dung <br />
khác trong cùng một tiết học chứ không tách ra dạy riêng một tiết. Bởi vậy <br />
khi dạy giáo viên phải biết phân ra các dạng để học sinh nhớ và làm bài tốt. <br />
Điều đó được thể hiện:<br />
Dạng 1: Dấu phẩy ngăn giữa các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ai <br />
(con gì, cái gì)?; Là gì ? Làm gì ? Thế nào ? hoặc dấu phẩy ngăn cách giữa <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
-5-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ở đâu ? Khi nào ? (nếu có trong câu) <br />
trong 3 mẫu câu: Ai là gì ?; Ai làm gì ?; Ai thế nào ?<br />
Ở dạng bài tập này nếu như đối tượng lớp 4 5 thì giáo viên có thể nói <br />
với HS một cách rất dễ dàng bởi HS lớp này đã được học thuật ngữ “đồng <br />
chức”. “Đồng chức” tức cùng giữ một chức vụ trong câu như cùng giữ chức <br />
vụ chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Còn đối với HS lớp 2 3 thì thuật ngữ này <br />
chưa được nói với học sinh. Khi dạy dạng bài tập này đối với HS lớp 2 3 GV <br />
chỉ được nói “Dấu phẩy ngăn giữa các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ai <br />
(con gì, cái gì)?; Là gì ?; Làm gì ?; Thế nào ? hoặc Ở đâu ? Khi nào ? trong 3 <br />
mẫu câu: Ai là gì?; Ai làm gì ?; Ai thế nào ?”. Đây là nền tảng để các em lên <br />
các lớp 4 5 học dạng câu có nhiều chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ. Vậy để lên <br />
lớp 4 5 các em học tốt dạng bài tập: Xác định chủ ngữ, vị ngữ, trạng ngữ <br />
trong mỗi câu văn cho sẵn thì ngay từ lớp 2, lớp 3 giáo viên phải hướng dẫn <br />
các em cách xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? và bộ <br />
phận trả lời cho câu hỏi: Là gì ? Làm gì ? Thế nào? hoặc bộ phận trả lời cho <br />
câu hỏi Ở đâu? Khi nào ?<br />
Sau đây là các bước để dạy tốt dạng bài tập trên:<br />
Bước 1: Đọc kỹ yêu cầu bài tập và đọc kỹ các câu văn, đoạn văn đề <br />
bài cho sẵn. <br />
Bước 2: Xác định các câu văn đó thuộc mẫu câu nào đã học.<br />
Bước 3: Trong mỗi câu, cần tìm những bộ phận nào cùng trả lời cho <br />
câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? hoặc Là gì ? Làm gì ? Thế nào ? hoặc các bộ phận <br />
cùng trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Khi nào? (nếu có trong câu).<br />
Bước 4: Dùng dấu phẩy để ngăn cách giữa các bộ phận cùng trả lời <br />
cho một câu hỏi trên.<br />
Bước 5: Đọc lại các câu văn vừa điền dấu phẩy và xem lại các dấu <br />
phẩy mình đặt đã đúng vị trí chưa.<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
-6-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
Giáo viên cần lưu ý học sinh<br />
Đọc đúng các câu văn có dấu phẩy.<br />
Các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì) ? thường là <br />
những từ chỉ sự vật, còn các bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì ? Làm gì ? Thế <br />
nào ? thường là các từ chỉ hoạt động, trạng thái, đặc điểm.<br />
Ví dụ minh họa:<br />
Ví dụ 1: Chép các câu sau vào vở, thêm dấu phẩy vào chỗ thích hợp<br />
a. Bạn Hà bạn Nga bạn Lan đều là học sinh lớp 3A.<br />
b. Các bạn học sinh lớp 3C đều ngoan học giỏi và siêng năng.<br />
c. Ông em đang tưới nước bắt sâu và nhổ cỏ cho cây. <br />
d. Trên cánh đồng bà con nông dân đang gặt lúa.<br />
Thực tế trong giảng dạy những năm trước cho thấy, khi học sinh làm <br />
bài tập này hầu như các em đều làm đúng, chỉ trừ một vài em còn gặp khó <br />
khăn trong lớp là không làm được. Nhận xét bài xong, đến lúc chữa bài tôi <br />
hỏi: Vì sao em điền được dấu phẩy vào chỗ đó? thì hầu như không em nào <br />
trả lời được. Tôi biết vì sao các em làm đúng bài mà không hiểu lý do mình <br />
làm đúng, có 2 lý do chính là: <br />
Có thể các em được bố mẹ hoặc anh chị hướng dẫn trước ở nhà hoặc <br />
nhìn vào sách giải trước ở nhà rồi đến lớp chỉ chép vào vở.<br />
Do các em điền dấu phẩy theo cảm tính vậy thôi.<br />
Còn những em làm sai bài tập này thì sai chủ yếu ở chỗ:<br />
a. Bạn Hà, bạn Nga, bạn Lan, đều là học sinh lớp 3A.<br />
b. Các bạn học sinh lớp 3C đều ngoan, học giỏi, và siêng năng. <br />
Rõ ràng ở hai câu trên học sinh đều sai ở chỗ là điền thừa dấu phẩy ở <br />
chỗ không cần thiết và điền như vậy dẫn đến sai cả câu. Ở câu a điền thừa <br />
dấu phẩy thứ 3 còn ở câu b thì thừa dấu phẩy thứ 2, giáo viên cần lưu ý cho <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
-7-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
học sinh trong câu trước từ “và” ta không cần dùng dấu phẩy bởi vì từ “và” là <br />
từ nối giữa hai bộ phận trong câu. <br />
Vậy để giúp các em làm tốt và nhớ lâu dạng bài tập trên, giáo viên cần <br />
hướng dẫn như sau:<br />
Bước 1: Giáo viên ghi bài tập lên bảng, học sinh đọc 2 lần các câu văn đã <br />
cho.<br />
Bước 2: Giáo viên nêu câu hỏi dẫn dắt:<br />
GV hỏi: Các câu trên thuộc mẫu câu gì? <br />
HS: Câu a thuộc mẫu câu Ai là gì ?; Câu b thuộc mẫu câu Ai thế nào ?<br />
Câu c thuộc mẫu câu Ai làm gì ?; Câu d thuộc mẫu câu Ai làm gì ?<br />
Bước 3: GV hướng dẫn câu a:<br />
+ Trong câu a, những bộ phận nào cùng trả lời cho câu hỏi Ai ? bộ phận <br />
nào trả lời cho câu hỏi Là gì ?(Bạn Hà, bạn Nga, bạn Lan / đều là học sinh <br />
lớp 3A.)<br />
Ai ? Là gì ?<br />
+ Câu trên có mấy bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ai ? (3 bộ phận)<br />
+ Vậy ở câu trên ta đặt dấu phẩy vào những chỗ nào cho thích hợp ?<br />
(Ta đặt dấu phẩy vào chỗ ngăn cách các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi <br />
Ai ?) <br />
Bước 4: Hãy đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp.<br />
a. Bạn Hà, bạn Nga, bạn Lan đều là học sinh lớp 3A.<br />
Bước 5: Đọc lại câu văn vừa điền dấu phẩy.<br />
Lưu ý: Ta không thể đặt dấu phẩy vào sau từ “bạn Lan” nếu như vậy <br />
thì sẽ sai vì dấu phẩy đặt ở chỗ đó là ngăn cách giữa hai bộ phận trả lời cho <br />
câu hỏi Ai? và bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? mà giữa 2 bộ phận đó thì <br />
không thể ngăn cách với nhau bằng dấu phẩy.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
-8-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
Tương tự như câu a giáo viên yêu cầu các em thực hiện câu b, c và trình <br />
bày… nhưng câu b,c thì dùng dấu phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng trả lời <br />
cho câu hỏi Là gì? Làm gì? hoặc các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ở đâu?<br />
Học sinh hoàn chỉnh bài tập<br />
a. Bạn Hà, bạn Nga, bạn Lan đều là học sinh lớp 3A.<br />
b. Các bạn học sinh lớp 3B đều ngoan, học tốt và siêng năng.<br />
c. Ông em đang tưới nước, bắt sâu và nhổ cỏ cho cây. <br />
d. Trên cánh đồng, bà con nông dân đang gặt lúa.<br />
Sau khi học sinh hoàn thành bài tập này thì giáo viên đưa ra 5 bước để <br />
thực hiện dạng bài tập trên cho các em ghi vào vở. Làm như vậy học sinh sẽ <br />
nhớ bài lâu và nhận dạng được khi gặp bài tập tương tự. <br />
Sau khi có 5 bước làm cho dạng bài tập này, giáo viên có thể đưa ra <br />
công thức chung sau để học sinh áp dụng khi làm bài, đó là:<br />
Ai (con gì, cái gì)? là gì?,….; Ai (con gì, cái gì)? làm gì?,….; Ai (con gì, <br />
cái gì)? thế nào?……; Ở đâu? ai (con gì, cái gì)? là gì (làm gì, thế nào)?; Khi <br />
nào? ai (con gì, cái gì)? là gì (làm gì, thế nào)?<br />
Ngoài những bài tập trên, trong các giờ ôn tập để phát huy năng khiếu <br />
văn cho học sinh, tôi đưa ra một số bài tập có nâng cao hơn như: Viết một <br />
đoạn văn ngắn (5 7 câu) kể về một người thân của em, trong đó có ít nhất 2 <br />
câu có sử dụng dấu phẩy mà mỗi câu có ít nhất 2 dấu phẩy để ngăn cách các <br />
bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Ai? Là gì? Làm gì? Thế nào?<br />
GV: Vậy dấu phẩy còn dùng khi ta liệt kê sự vật, sự việc.<br />
Dạng 2: Dấu phẩy ngăn cách giữa bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở <br />
đâu? Khi nào? với bộ phận đứng sau trong câu.<br />
Với dạng bài tập này được dạy ở tuần 20 và tuần 22 trong chương <br />
trình phân môn Luyện từ và câu lớp 3.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
-9-<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
Một thực tế cho thấy khi dạy dạng bài tập này, về cơ bản là học sinh <br />
làm được nhưng chưa nắm chắc và hiểu bản chất của nó. Bởi các em chưa <br />
hiểu rõ được bản chất của bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? hoặc bộ phận <br />
trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong câu. Với dạng bài tập này nếu ở dạng đơn <br />
giản thì các em làm ít sai nhưng với những trường hợp phức tạp thì các em <br />
thường hay làm nhầm hoặc làm sai vì các em không biết ngắt và tách bộ phận <br />
trả lời cho câu hỏi Ở đâu? hoặc bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? trong <br />
câu. Mặt khác ở lớp 3 các em chưa được học khái niệm “Trạng ngữ chỉ nơi <br />
chốn” hoặc “Trạng ngữ chỉ thời gian” trong câu. Ở lớp 4 5 trong câu hai bộ <br />
phận này được ngăn cách với bộ phận đứng sau trong câu bằng dấu phẩy.<br />
Ví dụ:<br />
* Dạng đơn giản<br />
Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:<br />
Trên cành cây chim hót líu lo.<br />
Trong lớp các bạn đang học bài.<br />
Ngày mai lớp ta đi lao động.<br />
* Dạng phức tạp<br />
Điền dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong các câu sau:<br />
Trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về ríu rít.<br />
Xa xa trên cánh rừng mới trồng chim chóc lại bay về hót ríu rít.<br />
Kỳ nghỉ hè năm nay em được bố mẹ cho đi tham quan ở Nha Trang.<br />
Ở 2 ví dụ trên thì dạng đơn giản học sinh làm bài tốt nhưng dạng phức <br />
tạp thì học sinh làm hay sai và thường sai ở chỗ: Không xác định đươc hết bộ <br />
phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? hoặc bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào?<br />
VD: Ở câu a học sinh hay sai ở chỗ: Trên cánh rừng, mới trồng chim <br />
chóc lại bay về ríu rít.<br />
HS xác định không hết bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu?<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
- 10 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
Ở câu a HS phải làm như thế này mới đúng: Trên cánh rừng mới trồng, <br />
chim chóc lại bay về ríu rít.<br />
Vậy, để giúp học sinh làm tốt dạng bài tập này giáo viên cần đưa ra các <br />
bước sau:<br />
Bước 1: Đọc nội dung bài tập, xác định yêu cầu bài tập. Đọc kỹ các <br />
câu văn hoặc đoan văn cho sẵn.<br />
Bước 2: Xem các câu đó thuộc mẫu câu nào, xác định bộ trả lời cho câu <br />
hỏi Ai (con gì, cái gì)? bộ phận trả lời cho câu hỏi Là gì? Làm gì? Thế nào?<br />
Bước 3: Bộ phận còn lại trả lời cho câu hỏi nào trong câu?<br />
Bước 4: Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở <br />
đâu? bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? với bộ phận còn lại trong câu.<br />
Bước 5: Đọc lại các câu văn, đoạn văn vừa điền.<br />
Lưu ý: Bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? dùng để chỉ thời gian, bộ <br />
phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? dùng để chỉ nơi chốn.<br />
Trong đoạn văn có thể có những câu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở <br />
đâu? hoặc bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? đứng ở cuối câu thì ta không <br />
thể dùng dấu phẩy để ngăn cách chúng với bộ phận khác đứng trước trong <br />
câu.<br />
Giáo viên có thể giải thích thêm cho học sinh năng khiếu hiểu: Bộ phận <br />
trả lời cho câu hỏi Ở đâu? câu hỏi Khi nào? đứng ở đầu câu dùng để bổ sung <br />
thêm ý nghĩa cho “câu”; còn nếu bộ phận đó đứng sau thì bổ sung thêm ý <br />
nghĩa cho “từ” trong câu mà bộ phận bổ sung thêm ý nghĩa cho “từ” thì không <br />
thể dùng dấu phẩy để ngăn cách chúng với bộ phận khác trong câu. <br />
Ví dụ: Hai bạn đang bơi giữa hồ.<br />
Giữa hồ, hai bạn đang bơi. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
- 11 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
Ở hai câu trên, câu thứ nhất, bộ phận “giữa hồ” bổ sung thêm ý nghĩa <br />
cho từ chỉ hoạt động “bơi” Câu thứ hai, bộ phận “giữa hồ” bổ sung thêm ý <br />
nghĩa cho câu và là bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ở đâu?.<br />
Tóm lại: Giáo viên cần hướng dẫn cho học sinh biết bộ phận trả lời <br />
cho câu hỏi Khi nào? câu hỏi Ở đâu? phải được ngăn cách với bộ phận khác <br />
đứng sau nó bằng dấu phẩy (lên lớp 4 5 ta gọi hai bộ phận trên là trạng ngữ <br />
chỉ nơi chốn và trạng nhữ chỉ thời gian, mà bộ phận trạng ngữ thì thường <br />
đứng đầu câu). <br />
Đối với dạng bài tập này, sau khi giáo viên khái quát cho học sinh các <br />
bước làm rồi thì giáo viên có thể đưa ra một công thức chung để các em dễ <br />
nhớ và nhớ được lâu hơn như sau: Ở đâu, ai ( con gì, cái gì)? là gì (làm gì, <br />
thế nào)?; Khi nào, ai (con gì, cái gì)? là gì (làm gì, thế nào)?(Phía sau bộ <br />
phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Khi nào? là các mẫu câu đã học).<br />
Lưu ý: Trong câu có hai bộ phận cùng trả lời cho một câu hỏi Ở đâu? <br />
Khi nào trở lên thì ta phải dùng thêm dấu phẩy để ngăn cách chúng như đã nêu <br />
ở dạng thứ nhất.<br />
Ví dụ: Em đặt dấu phẩy vào chỗ nào trong mỗi câu sau:<br />
a. Ở nhà em thường giúp bà xâu kim.<br />
b. Trong lớp Liên luôn chăm chủ nghe giảng.<br />
c. Hai bên bờ sông những bãi ngô bắt đầu xanh tốt.<br />
d. Trong lớp cô giáo đang giảng bài cho học sinh.<br />
e. Ngày mai lớp 3B đi lao động trồng cây.<br />
Để các em làm tốt bài tập trên, giáo viên cần hướng dẫn:<br />
Bước 1: Giáo viên ghi đề lên bảng, một em đọc lại đề, xác định yêu <br />
cầu của đề bài.<br />
Bước 2: Học sinh đọc 2 lần các câu văn đã cho (2 em đọc).<br />
Bước 3: Giáo viên nêu các câu hỏi: <br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
- 12 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
+ Các câu trên thuộc mẫu câu nào các em đã học? <br />
HS: Câu a, b, c thuộc mẫu câu: Ai thế nào?<br />
Câu d, e thuộc mẫu câu: Ai làm gì?<br />
+ Hãy xác định bộ phận trả lời cho câu hỏi: Ai (con gì, cái gì)? bộ phận <br />
trả lời cho câu hỏi: Thế nào? Làm gì?<br />
HS trả lời: <br />
a. Ở nhà em /thường giúp bà xâu kim.<br />
Ai ? Làm gì ?<br />
<br />
b. Trong lớp Liên /luôn chăm chủ nghe giảng.<br />
Ai ? thế nào ?<br />
<br />
c. Hai bên bờ sông những bãi ngô / bắt đầu xanh tốt.<br />
Cái gì ? thế nào ?<br />
<br />
d. Trong lớp cô giáo /đang giảng bài cho học sinh.<br />
Ai ? làm gì ?<br />
<br />
e. Ngày mai lớp 3B / đi lao động trồng cây.<br />
Ai ? làm gì ?<br />
GV nêu câu hỏi chốt lại vấn đề:<br />
+ Vậy những bộ phận câu đứng trước các bộ phận ta vừa xác định <br />
trong mỗi câu trên trả lời cho câu hỏi nào? (câu hỏi Ở đâu? Khi nào?)<br />
+ Trong câu, bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở đâu? Khi nào? được ngăn <br />
cách với bộ phận đứng sau nó bởi dấu gì? (dấu phẩy).<br />
Bước 4: Học sinh làm bài vào vở.<br />
Bước 5: Đọc lại các câu vừa điền.<br />
Sau khi nhận xét bài cho học sinh, giáo viên nên chốt: Khi gặp các bài <br />
tập dạng này các em nhớ: trong câu nếu có bộ phận trả lời cho câu hỏi Ở <br />
đâu? hoặc có bộ phận trả lời cho câu hỏi Khi nào? thì khi viết ta cần dùng <br />
dấu phẩy để ngăn cách chúng với bộ phận còn lại đứng sau nó trong câu và <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
- 13 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
nhắc lại các bước làm bài như trên. Đặc biệt ta cần lưu ý khi viết văn để câu <br />
văn được đúng và hay. <br />
Dạng 3: Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trả lời cho câu hỏi: <br />
Vì sao? Tại sao? Với bộ phận khác còn lại trong câu.<br />
Bước 1: Đọc yêu cầu bài tập.<br />
Bước 2: Đọc kỹ các câu văn, đoạn văn cho sẵn.<br />
Bước 3: Xác định các câu đó thuộc mẫu câu nào đã học.<br />
Bước 4: Trong câu, bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? <br />
bộ phận nào trả lời cho câu hỏi Là gì? Làm gì? Thế nào?<br />
Bước 5: Bộ phận còn lại trong câu trả lời cho câu hỏi nào? <br />
Bước 6: Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì <br />
sao? Tại sao? với bộ phận còn lại trong câu.<br />
Lưu ý: Khi các em viết văn, nếu câu văn có bộ phận trả lời cho câu <br />
hỏi Vì sao? Tại sao? đứng sau trong câu thì ta không thể dùng dấu phẩy để <br />
ngăn cách chúng.<br />
Ví dụ: Cả lớp cười ồ lên vì câu thơ quá vô lý.<br />
Không thể viết: Cả lớp cười ồ lên, vì câu thơ quá vô lý.<br />
Bộ phận trả lời cho câu hỏi Tại sao? Vì sao? đều được gọi chung là <br />
bộ phận chỉ nguyên nhân trong câu. Lên lớp trên gọi đây là bộ phận trạng ngữ <br />
chỉ nguyên nhân.<br />
Ví dụ minh họa: Em đặt dấu phẩy vào những chỗ nào trong mỗi <br />
câu dưới đây?<br />
a. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách <br />
trồng lúa nuôi tằm dệt vải.<br />
b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô phi <br />
đã về ngay.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
- 14 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
c. Tại thiếu kinh nghiệm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen đã <br />
bị thua.<br />
d. Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp <br />
đời Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.<br />
Để làm tốt bài tập trên, giáo viên cần hướng dẫn:<br />
Bước 1: Hai học sinh đọc yêu cầu bài tập.<br />
Bước 2: Hai học sinh đọc lại 4 câu của bài tập.<br />
Bước 3: Yêu cầu HS trả lời: Mỗi câu trên thuộc mẫu câu nào?<br />
HS trả lời: <br />
Câu a: Thuộc mẫu câu: Ai làm gì?; Câu b: Thuộc mẫu câu: Ai làm gì? <br />
Câu c: Thuộc mẫu câu: Ai thế nào?; Câu d: Thuộc mẫu câu: Ai thế <br />
nào?<br />
Bước 4: Tìm bộ phận trả lời cho câu hỏi Ai (con gì, cái gì)? bộ phận <br />
trả lời cho câu hỏi Là gì? Làm gì? Thế nào? trong mỗi câu sau:<br />
HS tìm và trả lời:<br />
a.Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa/ đi khắp nơi dạy dân cách <br />
trồng <br />
Ai làm gì<br />
lúa nuôi tằm dệt vải.<br />
<br />
<br />
b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác chị em Xô phi <br />
<br />
/đã về ngay. Ai <br />
<br />
làm gì? <br />
<br />
c.Tại thiếu kinh nghiêm nôn nóng và coi thường đối thủ Quắm Đen /đã <br />
bị thua. <br />
<br />
Ai? Thế nào? <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
- 15 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
d. Nhờ ham học ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra giúp <br />
đời Lê Quý Đôn/ đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời xưa.<br />
<br />
Ai? Thế nào? <br />
<br />
Bước 5: Bộ phận còn lại trong các câu trên trả lời cho câu hỏi nào ta đã <br />
học ở lớp 2 ?<br />
HS: Bộ phận còn lại trả lời cho câu hỏi Vì sao? Tại sao?<br />
Bước 6: Dùng dấu phẩy để ngăn cách bộ phận trả lời cho câu hỏi Vì <br />
sao? Tại sao? với bộ phận khác còn lại đứng sau trong câu.<br />
Lưu ý: GV: Ở câu c và câu d có mấy bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi <br />
Tại sao?<br />
HS: Câu c và câu d đều có 3 bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi đó.<br />
GV: Vậy ở câu c và câu d ta cần dùng mấy dấu phẩy để ngăn cách <br />
chúng với bộ phận khác còn lại trong câu?<br />
HS: Dùng 2 dấu phẩy để ngăn cách chúng.<br />
GV: Ở câu a đặt dấu phẩy vào chỗ nào nữa?<br />
HS: Dùng phẩy để ngăn cách các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Làm <br />
gì? Đó là:<br />
a. Vì thương dân Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách <br />
trồng lúa, nuôi tằm, dệt vải.<br />
GV: Như vậy khi gặp bài tập dạng tổng hợp như thế này chúng ta cần <br />
chú ý đọc và xác định chỗ đặt dấu phẩy trong câu cho thích hợp. Nếu không <br />
đọc kỹ ta sẽ làm không đầy đủ dẫn đến nội dung thông báo của câu không <br />
được chính xác.<br />
+ Học sinh hoàn chỉnh bài tập<br />
a.Vì thương dân, Chử Đồng Tử và công chúa đi khắp nơi dạy dân cách <br />
trồng lúa, nuôi tăm, dệt vải.<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
- 16 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
b. Vì nhớ lời mẹ dặn không được làm phiền người khác, chị em Xô phi <br />
đã về ngay.<br />
c. Tại thiếu kinh nghiệm, nôn nóng và coi thường đối thủ, Quắm Đen <br />
đã bị thua.<br />
d. Nhờ ham học, ham hiểu biết và muốn đem hiểu biết của mình ra <br />
giúp đời, Lê Quý Đôn đã trở thành nhà bác học lớn nhất của nước ta thời <br />
xưa.<br />
Sau khi làm bài tập này xong, giáo viên có thể nói với học sinh năng <br />
khiếu là: các bộ phận cùng trả lời cho câu hỏi Vì sao? Tại sao? Lên lớp 4 5 <br />
ta gọi chúng là bộ phận trạng ngữ chỉ nguyên nhân và bộ phận này thường <br />
đứng ở đầu câu. Đây là bộ phận phụ của câu. <br />
Các từ: “vì”, “tại”, “nhờ” là những từ thường dùng để chỉ nguyên nhân <br />
của một sự việc, hành động nào đó.<br />
Công thức chung cho dạng bài tập này là<br />
<br />
Vì sao?, Ai (con gì, cái gì)? là gì (làm gì, thế nào)?<br />
Tại sao?, Ai (con gì, cái gì)? là gì (làm gì, thế nào)?<br />
Tóm lại, với 3 dạng bài tập trên, giáo viên đã giúp học sinh nhận dạng <br />
thành thạo khi gặp các bài tập dạng “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn, đoạn văn cho sẵn” và học sinh sẽ áp dụng chúng vào viết đoạn văn <br />
trong phân môn Tập làm văn được đúng và hay.<br />
4. Tính mới của giải pháp<br />
Phù hợp với đối tượng, mục tiêu, yêu cầu của chương trình học. Học <br />
sinh bước đầu có ý thức về dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp <br />
trong câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3.<br />
Bản thân là một giáo viên trực tiếp giảng dạy nên việc nhận ra <br />
những hạn chế về việc học phân môn Luyện từ và câu, nhất là dạng bài tập “ <br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
- 17 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn cho sẵn.” của các em cũng dễ <br />
dàng hơn. <br />
Giáo viên biết phân dạng và khái quát thành từng dạng bài, phải đi từ <br />
dễ đến khó khi truyền thụ cho học sinh. Vận dụng phương pháp dạy học phù <br />
hợp với đối tượng học sinh. <br />
Sau mỗi dạng bài tập giáo viên tìm ra điểm tựa, chốt, khắc sâu cho <br />
học sinh những điểm cần lưu ý, những chỗ học sinh thường hay nhầm lẫn. <br />
Học sinh nắm được yêu cầu, đọc kỹ câu văn cho sẵn và xác định <br />
được câu văn đó thuộc mẫu câu nào đã học để từ đó tìm được cách làm đúng. <br />
Với hướng đi như trên thì chắc chắn rằng học sinh sẽ học bài và làm <br />
bài rất tốt, không những thế , các em còn vận dụng vào làm bài ở phân môn <br />
Tập làm văn tốt hơn nữa ; khi viết văn chắc chắn các sẽ viết được câu trọn ý <br />
và có nhiều câu văn hay.<br />
5. Hiệu quả của SKKN<br />
Đề tài thực hiện đã mang lại những hiệu quả rất đáng khích lệ trong <br />
công tác dạy học, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục. Thực tế cho thấy, <br />
từ khi tôi áp dụng các biện pháp đã đề xuất vào việc dạy bài tập dạng “Đặt <br />
dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong câu văn cho sẵn”, học sinh áp dụng chúng <br />
vào viết đoạn văn trong phân môn Tập làm văn lớp 3 tốt hơn. Chất lượng của <br />
học sinh trong môn tiếng Việt đạt kết quả rõ rệt. Cụ thể : tôi đã tiến hành <br />
khảo sát chất lượng Phân môn Luyện từ và câu của lớp 3A cuối học kì II, <br />
năm học 2017 2018 kết quả đạt được như sau:<br />
<br />
Số HS Nắm chưa vững <br />
dự khảo Nắm vững và vận Nắm và vận dụng và vận dụng kiến <br />
sát dụng tốt kiến thức được kiến thức thức còn lúng <br />
28 túng<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
- 18 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
<br />
Số Số <br />
Số lượng<br />
Cuối Tỉ lệ % lượng Tỉ lệ % lượng Tỉ lệ %<br />
(em)<br />
(em) (em)<br />
Học kì II<br />
08 28,6 20 71,4 0<br />
<br />
<br />
Với cách làm trên, trong năm học 2017 – 2018, tôi không chỉ áp dụng ở <br />
lớp tôi chủ nhiệm mà tôi còn triển khai đến tất cả các đồng nghiệp trong <br />
khối. Đây là một kết quả đáng mừng không những cho bản thân tôi mà cho <br />
rất nhiều đồng nghiệp của tôi nữa. Hiện tại phương pháp này tôi đang áp <br />
dụng vào lớp 3B tôi chủ nhiệm năm học 2018 – 2019 tại trường tiểu học Y <br />
Ngông và đạt được kết quả khá cao.<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
1. Kết luận<br />
Trong dạy học Tiếng Việt ở Tiểu học thì phân môn Luyện từ và câu là <br />
một trong những phân môn tương đối khó không những đối với học sinh mà <br />
đối với một số giáo viên cũng vậy. Sáng kiến mà tôi đưa ra ở đây cũng chỉ là <br />
một phần nhỏ trong phân môn Luyện từ và câu lớp 3 nói riêng và của cấp <br />
Tiểu học nói chung. Tuy là một nội dung nhỏ nhưng nó góp phần lớn trong <br />
việc tích lũy kiến thức về văn sau này cho các em và đặc biệt nó giúp các em <br />
viết được bài văn đúng và hay hơn. <br />
Với cách thực hiện như trên, mới đầu năm những bài tập đơn giản đó <br />
các em còn làm sai, thậm chí có em không làm được bài nào. Qua cách thực <br />
hiện với các dạng bài tập trên, không những các em làm bài đúng và tốt mà <br />
các em còn biết giải thích cách làm của mình nữa, nhận ra sự khác nhau khi sử <br />
dụng dấu câu giữa câu này và dấu câu giữa câu kia. Từ cách sử dụng từng <br />
dấu câu riêng lẻ, các em đã biết vận dụng cái riêng lẻ vào các bài tập kiểu <br />
hỗn hợp với nhiều dấu câu phức tạp hơn. Những lời giải thích sau khi tìm ra <br />
kết quả đều có cơ sở và được trình bày một cách chắc chắn, không còn là kết <br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
- 19 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
quả của sự mò mẫm. Điều đáng mừng là giờ đây học sinh trong lớp đều nắm <br />
vững kiến thức, hiểu rõ cách sử dụng dấu phẩy trong câu. Những học sinh <br />
khó khăn trong học tập vốn nhút nhát, tự ti đã có nhiều tiến bộ và mạnh dạn <br />
hơn. Còn đối với những em học sinh năng khiếu đôi lúc còn tạo cho giáo viên <br />
nhiều bất ngờ trước những cách làm hay.<br />
2. Kiến nghị<br />
<br />
Để dạy học phân môn Luyện từ và câu đạt được kết quả như mong <br />
muốn thì mỗi một giáo viên chúng ta cần phải vận động học sinh đi học <br />
chuyên cần; phải chăm lo tìm kiếm kiến thức, nghiên cứu tài liệu, sử dụng đồ <br />
dùng và phương pháp dạy học có hiệu quả; phải tâm huyết với nghề. Ngoài <br />
ra phải phân loại học sinh ngay từ đầu năm học để có kế hoạch giảng dạy <br />
phù hợp.<br />
<br />
Trên đây là một vài kinh nghiệm nhỏ mà tôi đã tích luỹ được trong quá <br />
trình giảng dạy, nhằm góp phần vào việc thực hiện đổi mới nội dung và <br />
phương pháp dạy học phân môn Luyện từ và câu ở lớp 3. Bên cạnh những <br />
kết quả đạt được, do năng lực, thời gian, tài liệu thiếu, chắc rằng sáng kiến <br />
kinh nghiệm còn những hạn chế mà bản thân chưa chỉ ra được. Rất mong <br />
nhận được sự bổ sung, góp ý của các đồng chí đồng nghiệp để bản sáng kiến <br />
kinh nghiệm này được hoàn thiện, đầy đủ hơn, góp phần nâng cao hiệu quả <br />
giáo dục của nhà trường./. <br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
Krông Ana, tháng 4 năm 2019<br />
Người viết<br />
<br />
Nguyễn Thị Hồng Quang<br />
<br />
<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
- 20 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
(Ký tên, đóng dấu)<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
- 21 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
<br />
<br />
TT Tên tài liệu Tác giả<br />
<br />
01 Sách Tiếng Việt lớp 3 tập 1 và tập Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam<br />
<br />
2.<br />
02 Sách luyện từ và câu lớp 3 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam<br />
03 Sách nâng cao Tiếng Việt lớp 3 Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam<br />
04 Hỏi đáp Tiếng Việt lớp 3. Nhà xuất bản Giáo dục Việt Nam<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người thực hiện: Nguyễn Thị Hồng Quang – Trường Tiểu học Y Ngông <br />
<br />
- 22 -<br />
Đề tài: Một vài kinh nghiệm dạy dạng bài tập “Đặt dấu phẩy vào chỗ thích hợp trong <br />
câu văn cho sẵn” ở phân môn Luyện từ và câu lớp 3<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
<br />
TT Nội dung Trang <br />
I. MỞ ĐẦU 1<br />
1. Đặt vấn đề 1<br />
2. Mục đích nghiên cứu 1<br />
II. GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 2<br />
1. Cơ sở lý luận của vấn đề 2<br />
2. Thực trạng vấn đề 3<br />
3. Các giải pháp đã tiến hành để giải quyết vấn đề 4<br />
4. Tính mới của giải pháp 14<br />
5. Hiệu quả của SKKN 14<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ 15<br />
1. Kết luận 15<br />
2. Kiến ngh