SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học lớp 7 bằng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh
lượt xem 70
download
Tạo hứng thú học tập” nhằm tạo ra cách dạy mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có chất lượng, học sinh mới có thể vận dụng kiến thức đẫ học vào thực tế cuộc sống nhất là bộ môn Sinh học lớp 7. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến “Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học lớp 7 bằng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh”.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học lớp 7 bằng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh
- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC BỘ MÔN SINH HỌC LỚP 7 BẰNG VIỆC TẠO HỨNG THÚ HỌC TẬP CHO HỌC SINH
- A. đặt vấn đề Trong sự nghiệp đổi mới hiện nay của đất nước, việc nâng cao chất lượng giáo dục là một trong những khâu then chốt, nhiệm vụ trọng tâm cấp thiết của mỗi nhà trường nói chung và mỗi một giáo viên nói riêng xuyên suốt quá trình dạy học và là công việc phải làm thường xuyên. Bên cạnh phát huy và nâng cao chất lượng giáo dục thì kiến thức văn hóa là vấn đề hàng đầu và quan trọng nhất trong mỗi một giáo viên. Bởi vậy, tạo hứng thú học tập là việc làm dẫu trong điều kiện dạy và học hiện nay còn lắm khó khăn, phải nhận thức đúng đắn và thực hiện cập nhật trong từng bộ môn, từng bài học, từng lớp học phù hợp với thực trạng trong giáo dục ở địa phương bây giờ. Mặt khác việc học tập bộ môn Sinh học ở trường THCS còn nhiều hạn chế, chưa cuốn hút học sinh đi vào học tập. Chính “Tạo hứng thú học tập” nhằm tạo ra cách dạy mới giúp học sinh lĩnh hội kiến thức một cách có chất lượng, học sinh mới có thể vận dụng kiến thức đẫ học vào thực tế cuộc sống. Nhất là bộ môn Sinh học lớp 7, nó sẽ mang đến cho các em chìa khóa để mở cánh cửa bước vào thế giới Động vật, khám phá thế giới Động vật đa dạng, phong phú từ đơn giản đến phức tạp, từ thấp đến cao, từ các động vật có kích thước hiển vi trong một giọt nước ao hồ ở cạnh chúng ta đến những động vật khổng lồ như Bạch tuộc, cá Nhà táng… ở tận đáy đaị dương. Năm học 2007 – 2008 tôi được nhà trường phân công giảng dạy bộ môn Sinh học lớp 7, là năm thứ sáu thực hiện đổi mới giáo dục phổ thông. Vậy làm thế nào để thực hiện công tác dạy học, nâng cao chất lượng môn mình phụ trách ngang kịp với các trường bạn, nhằm đáp ứng các yêu cầu nhiệm vụ của nhà trường cũng như Phòng giáo dục đề ra. đó là vấn đề bản thân tôi luôn luôn trăn trở, suy nghĩ tìm ra giải pháp thực hiện và phấn đấu để đạt được theo ý nguyện của mình cũng như của mọi người. B. cơ sở lí luận và thực tiễn I. Cơ sở lí luận Thật vậy, trong những năm qua chúng ta đã thực hiện quá trình đổi mới nội dung chương trình sách giáo khoa, sử dụng đồ dùng dạy học nhằm giảm tính lí thuyết, tăng tính thực tiễn, thực hành đảm bảo vừa sức, mang tính khả thi. Vì vậy, đòi hỏi người giáo viên phải thay đổi phương pháp giảng dạy phù hợp với nội dung bài học. Người giáo viên chính là người có vai trò chỉ đạo, còn học sinh là người chủ động - sáng tạo tích cực trong quá trình khám phá kiến thức mới. Với vai trò tổ chức, chỉ đạo hướng dẫn, người giáo viên phải làm sao cho học sinh phát huy tính tích cực phù hợp với đặc điểm của từng môn học, lớp học, bồi dưỡng cho học sinh phương pháp tự học, tự rèn luyện kĩ năng vận dụng vào thực tiễn, tác động đến tình cảm đem lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh. II.Cơ sở thực tiễn 1. Thuận lợi
- - Bản thân tôi đã có trình độ chuyên môn nhất định, luôn có ý thức học hỏi, phấn đấu, trao đổi nghiệp vụ, tích lũy chuyên môn để phục vụ giảng dạy, tích cực nhiệt tình đối với việc học của học sinh. - Trường có phòng thực hành, cơ sở vật chất, thiết bị phục vụ cho hoạt động dạy học khá đầy đủ. - Phần lớn học sinh chăm ngoan. - Có sự chỉ đạo của tổ chuyên môn, Hội đồng chuyên môn ngành qua các đợt sinh hoạt chuyên đề liên trường. 2. Khó khăn. - Mặc dù học sinh chăm ngoan nhưng chưa có ý thức học đều các môn, thường chú trọng vào hai môn chính ( Văn – Toán ), học lệch về các môn Sử, Địa, Sinh, Lí… - Lĩnh hội kiến thức dạng học vẹt qua loa, đại khái. - Giáo viên còn thiếu tài liệu tham khảo, đồ dùng dạy học còn ít. - Là một giáo viên mới ra trường giảng dạy được 5 năm, kinh nghiệm giảng dạy chưa được nhiều… Vì thế sự học hỏi cũng có giới hạn, hiểu biết về lí luận kĩ thuật, thủ pháp dạy học và phương pháp chuyển tải một chiều (cũ). Sự lúng túng trước vấn đề đổi mới phương pháp, tiếp cận mức dạy mới còn ở mức nhất định. - Bên cạnh đó vẫn còn một số bộ phận học sinh còn xem nhẹ đây là “môn học phụ”, do đó trong lớp còn thiếu chú ý, thiếu tập trung suy nghĩ thảo luận, tham gia xây dựng bài dẫn đến không khí lớp học còn buồn tẻ. Trong năm học chất lượng bộ môn Sinh học 7 theo chỉ tiêu của nhà trường giao là tối thiểu: Trung bình trở lên: 65%. Khá - Giỏi: 35% Kém: > 4% Nhưng qua khảo sát chất lượng ( lần 1 ) môn Sinh học lớp 7A, B, C tôi thu được kết quả như sau: Học Điểm Lớp sinh 0-2 2.1 – 4.9 6.5 – 7.4 8.0 - 10 TB trở lên tham SL % SL % SL % SL % SL % gia 7A 46 4 8.7 25 54.3 3 6.5 2 4.3 20 43.5 7B 47 1 2.1 16 34.0 8 17.0 4 8.5 30 63.8 7C 45 2 4.4 22 48.9 5 11.1 3 6.7 25 55.6 K7 138 7 5.1 63 45.7 16 11.6 9 6.5 75 54.3 Kết quả khảo sát cho thấy: học sinh đạt tiêu chuển TB trở lên chưa đạt chỉ số đề ra, điểm khá - giỏi còn thấp. Tình hình thực tiễn nêu trên, căn cứ vào cơ sở lí luận dạy học, tôi xác định rằng muốn nâng cao chất lượng học tập bộ môn cho học sinh thì trong việc đổi mới phương pháp
- dạy học cần quan tâm đúng mức tới việc “Tạo hứng thú học tập cho học sinh” suốt cả các khâu, các phần trong từng tiết dạy học trên lớp. c. giải pháp cụ thể Sinh học là một bộ môn khoa học thực nghiệm, vì vậy học phải đi đôi với hành. Khi dạy học sinh về kiến thức Sinh học chúng ta không nên chỉ truyền đạt dưới dạng “Thực đơn có sẵn” học sinh chỉ học thuộc bài mà phải truyền đạt một cách khoa học, giúp học sinh nắm chắc kiến thức có tính quy luật, hiểu được bản chất của nó. Từ đó học sinh nắm được các nhà khoa học tìm ra kiến thức và các quy luật Sinh học như thế nào? Họ suy nghĩ ra sao?... Thu thập số liệu qua nghiên cứu, qua thực nghiệm, thống kê… và phát huy được kiến thức của các loài Động vật như thế nào? Quá trình giảng dạy tôi đã thực hiện một số giải pháp như sau: 1. Trước hết tôi mạnh dạn cho rằng, không thể có một phương pháp nào là vạn năng, là tối ưu để dạy tốt bộ môn khoa học, nhất là bộ môn Sinh học, mà yếu tố tích cực tiềm ẩn trong cách tạo hứng thú học tập cho học sinh qua việc “Kiểm tra bài cũ”. Thường thì trong phần kiểm tra bài cũ, giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức bài trước đã học. Để tạo hứng thú cho học sinh, Giáo viên nên ghi điểm đúng, chính xác, có khen ngợi đối với học sinh trả lời tốt, còn đối với học sinh không trả lời được câu hỏi Giáo viên nên động viên – khuyến khích các em cần phải học bài tốt hơn tránh chì chiết, mắng nhiếc, quát nạt các em. Hệ thống câu hỏi phải tường minh rõ ràng tránh quá rộng hoặc quá vụn vặt. Cũng có thể giáo viên đưa ra câu hỏi kiểm tra kiến thức liên hệ với thực tế hoặc câu hỏi có nội dung liên quan đến bài mới, từ đó dẫn dắt học sinh đi vào vấn đề của bài mới. Chú ý câu hỏi cần đặt đúng đối tượng học sinh, cần dự kiến trước phương án trả lời của học sinh. 2. để thực hiện có hiệu quả phải tạo hứng thú trong khâu “Đặt vấn đề" Phần này giáo viên nên đưa ra các tình huống có vấn đề đòi hỏi học sinh phải dự đoán nêu giả thiết, tranh luận trên kênh hình – kênh chữ, giữa những ý kiến trái ngược nhau đó chính là nội dung mà học sinh sẽ biết được qua bài học mới. 3. Trong quá trình dạy “Bài mới” để tạo hứng thú học tập cho học sinh thì người giáo viên phải: - Tiến hành dạy học ở mức độ thích hợp nhất đối với trình độ phát triển của học sinh. Một nội dung quá khó hay quá dễ không gây hứng thú học tập cho học sinh, thì người giáo viên phải cần biết dẫn dắt học sinh đi tìm cái mới, cái chưa biết bằng cách cho các em làm việc với sách giáo khoa, với tài liệu tham khảo, lập bảng so sánh hệ thống hóa, báo cáo nhỏ, làm thí nghiệm… Nhất thiết phải dành thời gian cho học sinh hoạt động suy nghĩ, thực hành thí nghiệm, phán đoán, thảo luận…thời gian càng nhiều càng tốt, miễn là tổ chức khoa học, chuyển tải kiến thức ở sách giáo khoa đến tận học sinh đầy đủ. Nên có phần dành riêng cho học sinh khá - giỏi, có phần phù hợp với học sinh yếu – kém. Như vậy các
- nhóm học sinh có trình độ khác nhau đều được thử thách và đánh giá sẽ không gây hiện tượng nhàm chán trong học tập. - Cần khai thác tối đa phương tiện dạy học, nên ưu tiên học sinh quan sát mẫu vật trước, sau đó là mô hình, mẫu ngâm rồi đến hình vẽ. Khi được tiếp xúc đồ dùng trực quan cộng với tình huống giáo viên đưa ra sẽ gây hứng thú học tập rất lớn cho các em trong quá trình lĩnh hội tri thức. - Mặt khác trong thời gian lên lớp giảng bài, giáo viên phải khen ngợi, cho điểm kịp thời, chính xác, đúng lúc. Khi học sinh trả lời đúng phải khen tốt, nếu trả lời chưa đúng thì yêu cầu học sinh ngồi xuống và suy nghĩ thêm. Với cách ứng xử này sẽ kích thích được hứng thú học tập ở các em, nếu học sinh trả lời các câu hỏi mang tính sáng tạo giáo viên có thể ghi điểm kịp thời. - Cũng có thể hướng dẫn học sinh liên hệ thực tế giải thích một số vấn đề thông qua bài dạy, lồng ghép kể một số câu chuyện xung quanh cuộc sống liên quan đến bài học như chuyện về khỉ, cá heo, sự sinh sản của ếch, cá…hoặc từ bài học giải thích được một số câu nói thông thường trong thực tế như nước mắt cá sấu. Qua câu chuyện hoặc qua phần giải thích, liên hệ để học sinh nắm được một số kiến thức bài học giúp học sinh nhớ lâu hơn, tăng thêm tính hấp dẫn của bộ môn, thu hút sự chú ý, say mê học tập nghiên cứu của học sinh. - Cần tạo không khí lớp học vui vẽ làm cho học sinh thích thú được đến lớp, mong đến giờ học. Muốn vậy phải tạo ra sự giao tiếp giữa giáo viên với học sinh, cùng tranh luận – trao đổi nhằm dẫn dắt học sinh đi tới kết luận đúng đắn. 4. Trong phần “cũng cố, đánh giá” để tạo hứng thú cho các em, khi đánh giá giáo viên phải đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm gọn, dễ nhớ. Yêu cầu học sinh làm trên phiếu học tập hoặc làm trên giấy trong (nếu sử dụng đèn chiếu). Sau đó giáo viên nêu đáp án, biểu điểm, học sinh có thể chấm bài của bạn. Khi chấm bài của bạn giúp các em lần nữa khắc sâu kiến thức cho bản thân mình, nếu cá nhân hoặc nhóm hoạt động tốt – nhanh có kết quả đúng thì cũng có thể ghi điểm hoặc có thưởng (tràng pháo tay). 5. ở phần “hướng dẫn về nhà” để tạo hứng thú học tập cho học sinh, giáo viên nên giao các công việc cụ thể cho các em. Cũng có thể cho học sinh làm lại thí nghiệm và cũng cío thể cho học sinh lên chỉ ở tranh nội dung bài vừa mới học xong, hoặc cũng có thể cho học sinh tìm hiểu một số vấn đề có liên quan đến bài học sau, tên mẫu vật và mẫu ngâm… từ các công việc đó giúp các em khám phá, thích tìm hiểu khoa học. Sau đây là minh họa cho một số bài dạy theo hướng “tạo hứng thú học tập” cho học sinh. NS: ND:
- Tiết 37 ếch đồng I. Mục tiêu bài học: Học xong bài này, học sinh phải: - HS nắm vững các đặc điểm đời sống của ếch đồng. - Mô tả được đặc điểm cấu tạo ngoài của ếch thích nghi với đời sống vừa ở nước vừa ở cạn. - Rèn kĩ năng quan sát tranh và mẫu vật; kĩ năng hoạt động nhóm. - GD ý thức bảo vệ động vật có ích. II. Chuẩn bị: 1- Giáo viên - Bảng phụ ghi nội dung bảng tr. 114SGK - Tranh cấu tạo ngoài của ếch đồng - Mẫu ếch nuôi trong lồng nuôi 2- Học sinh - Mẫu ếch đồng theo nhóm 3- Phương pháp - Nêu và giải quyến vấn đề kết hợp hoạt động nhóm III. Tiến trình lên lớp: 1) ổn định lớp: Sĩ số: Vắng: 2) Kiểm tra bài cũ: Câu 1: Nêu ảnh hưởng của các điều kiện sống khác nhau đến cấu tạo cơ thể và tập tính của cá? Câu 2: Cá voi có vai trò gì đối với đời sống con người? 3) Bài mới: * Giới thiệu bài: Cá có cấu tạo thích nghi với đời sống ở nước, còn lưỡng cư (đại diện ếch đồng) có đời sống vừa ở nước, vừa ở cạn. Vởy chúng có đặc điểm cấu tạo như thế nào để phù hợp với môi trường sống. Trong bài học hôm nay chúng ta sẽ đi tìm hiểu vấn đề trên. * Các hoạt động Hoạt động 1: Tìm hiểu về đời sống của ếch đồng Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung GV yêu cầu HS đọc thông - HS tự thu nhận thông tin 1. Đời sống tin SGK→ thảo luận SGK tr113, rút ra nhận xét + Thông tin cho em biết điều gì về đời sống của ếch - ếch có đời sống vừa ở đồng? nước, vừa ở cạn. - GV cho SH giải thích 1 - Kiếm ăn vào ban đêm. số hiện tượng : - 1 HS phát biểu, lớp bổ - Thức ăn là sâu bọ, cua, cá + Vì sao ếch thường kiếm sung con, giun, ốc…
- mồi vào ban đêm ? - Có hiện tượng trú đông. + Thức ăn của ếch là sâu - Là động vật biến nhiệt. bọ, giun, ốc nói lên điều gì? GV chốt lại Hoạt động 2: Tìm hiểu về đặc điểm cấu tạo ngoài và sự di chuyển của ếch. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung 2- Cấu tạo ngoài 2. Cấu tạo ngoài và sự di - GV yêu cầu HS đưa mẫu chuyển vật thực lên bàn quan sát 1. Cấu tạo ngoài (theo nhóm) và đối chiếu - HS dựa vào kết quả quan với mô hình và tranh sát tự hoàn chỉnh bảng 1 - ếch đồng có các đặc điểm H35.1-3 để trả lời câu hỏi: - HS thảo luận trong nhóm cấu tạo ngoài thích nghi + Nêu những đặc điểm cấu thống nhất ý kiến đời sống vừa ở nước vừa ở tạo ngoài của ếch thích + Đặc điểm ở cạn 2,4,5 cạn. nghi với đời sống ở cạn? + Đặc điểm ở nước 1,3,6 + Những đặc điểm ngoài thích nghi với đời sống ở nước? - GV treo bảng phụ ghi nôị - HS giải thích ý nghĩa dung các điểm thích nghi thích nghi lớp nhận xét bổ - GV chốt lại bằng bảng sung kiến thức chuẩn 2. Di chuyển 2. Di chuyển - GV yêu cầu HS quan sát - HS quan sát mô tả được - ếch có 2 cách di chuyển: cách di chuyển của ếch + Trên cạn … + Nhảy cóc (trên cạn) trong lồng nuôi H35.2 + Bơi( dưới nước) SGK→ mô tả động tác di + Dưới nước ... chuyển trong nước Hoạt động 3: Sinh sản và phát triển của ếch. Hoạt động của thầy Hoạt động của trò Nội dung - GV cho HS thảo luận - HS tự thu nhận thông tin 3. Sinh sản và phát triển của ếch. + Trình bày đặc điểm sinh SGK tr.114 nêu được các Sinh sản vào cuối mùa xuân sản của ếch ? đặc điểm sinh sản Tập tính: ếch đực ôm lưng ếch cái đẻ ở các + Trứng ếch có các đặc + thụ tinh ngoài Thụ tinh ngoài, đẻ trứng điểm gì? (dành cho HS yếu + Có tập tính ếch đực ôm Phát triển: Trứng→ nòng nọc → ếch con – TB) trứng có biến thái + Vì sao cùng là thụ tinh ngoài mà số lượng trứng
- ếch lại ít hơn cá? (dành cho HS khá - giỏi) - GV treo H35.4 trình bày sự phát triển của ếch. IV. Củng cố, đánh giá - GV gọi 1 -2 HS đọc phần ghi nhớ SGK. - GV hệ thống và tóm tắt bài học, HS nhắc lại. - GV hướng dẫn trả lời câu hỏi 3 SGK. - GV đưa ra một số câu hỏi trắc nghiệm, yêu cầu HS khoanh tròn vào đáp án mà em cho là đúng nhất. Câu 1. Trong tự nhiên, éch đồng có tập tính kiếm ăn vào lúc: a. Buổi sáng c. Buổi chiều b. Buổi trưa d. Ban đêm Câu 2. Thức ăn của ếch đồng là: a. Thực vật c. Thực vật, sâu bọ, giun ốc. b. Sâu bọ, giun ốc. d. Sâu bọ, giun ốc, cua, cá con. Câu 3. Đầu gắn với mình thành một khối và nhọn về phía trước của ếch có tác dụng: a. Giúp ếch đẩy nước khi bơi c. Giúp ếch thuận lợi trong động tác nhảy b. Giúp ếch dễ thở khi bơi d. Giúp ếch rẽ nước dễ dàng khi bơi Câu 4. Mắt, mũi của ếch nằm ở vị trí cao trên đầu có tác dụng: a. Bảo vệ mắt, mũi c. Giúp ếch lấy được oxi trong không khí b. Giúp sự hô hấp trên cạn d. Giúp ếch lấy được oxi và tăng khả năng quan sát khi bơi Câu 5. Đặc điểm nào của cơ thể giúp ếch thích nghi với sự hô hấp trên cạn: a. Mắt, mũi ở vị trí cao trên đầu c. Da có chất nhầy b. Mũi thông với khoang miệng và phổi d. Cả a, b, c đều đúng V. Hướng dẫn về nhà - Học bài theo câu hỏi và kết luận trong SGK - Yêu cầu các em bắt “nồng nọc” nuôi để quan sát sự phát triển của chúng qua các giai đoạn khác nhau. - Đọc và nghiên cứu trước bài 36: TH: Quan sát cấu tạo trong của ếch đồng trên mẫu mổ. - Chuẩn bị ếch đồng theo nhóm. Sau khi thực hiện các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học lớp 7 bằng việc “Tạo hứng thú học tập” cho học sinh, với thời gian chưa nhiều nhưng bước đầu đã thu được mmột số thành công đáng khích lệ. Chất lượng đạt được qua kiểm tra lần hai áp dụng phương pháp dạy học trên như sau:
- Học Điểm Lớp sinh 0-2 2.1 – 4.9 6.5 – 7.4 8.0 - 10 TB trở lên tham SL % SL % SL % SL % SL % gia 7A 46 0 0 18 17.4 7 15.2 4 8.7 26 56.5 7B 47 0 0 10 21.3 10 21.3 7 14.9 34 72.3 7C 45 0 0 15 33.3 8 17.7 5 11.1 35 77.8 K7 138 0 0 43 31.2 25 18.1 16 11.6 95 68.8 So với chất lượng đạt được khi chưa thực hiện các giải pháp trên thì tỷ lệ học sinh đạt điểm khá - giỏi tăng lên, tỷ lệ học sinh yếu – kém giảm xuống rõ rệt. Cụ thêt: Giỏi tăng 5.1%; Khá tăng 6.5%; Yếu giảm 14.5%; Kém giảm 5.1% D. Bài học kinh nghiệm Kinh nghiệm thực tiễn dạy học và kết quả nghiên cứu thực nghiệm cho thấy để nâng cao chất lượng dạy học cần có các điều kiện sau: - Tạo không khí học tập tích cực, Giáo viên phải tạo hứng thú học tập mà ở đố mọi học sinh đều có trể tích cực tham gia trong quá trình học tập, luôn hào hứng và muốn biết được sự tiến bộ của mình, liên tục tạo ra những thử thách vừa sức, giáo viên phải biết tổ chức các hoạt động tự lực của học sinh. - Mục tiêu học tập luôn có ý nghĩa, giáo viên phải có khả năng triển khai các mục tiêu và nhiệm vụ học tập một cách hợp lí, hấp dẫn đồng thời luôn giải quyết được nhu cầu đòi hỏi của học sinh để các em luôn hăng hái học tập, sử dụng phương pháp đa dạng. - Sử dụng phương tiện hiện đại phù hợp với nội dung bài dạy. - Kiến thức phải có tính thực tiễn, gần gũi với hoạt động hằng ngày trong cuộc sống của học sinh. Biết vận dụng những kiến thức trong bài học để giải thích một số hiện tượng trong thực tế có liên quan. - Liên tục thay đổi hình thức động viên học tập, phát huy tối đa tính tư duy tích cực của học sinh, tổ chức tình huống có vấn đề đòi hỏi dự đoán, nêu giả thiết, tranh luận trái ngược. -Tiến hành dạy học ở mức dộ thích hợp nhất. E. kết luận Với phạm vi nghiên cứu tại trường thực hiện chương trình đổi mới GDPT, với bộ môn Sinh học lớp 7, sau khi áp dụng các giải pháp nâng cao chất lượng dạy học bằng việc “Tạo hứng thú học tập” cho học sinh, tôi thấy không khí lớp học vui vẽ hơn, các đối tượng học sinh hoạt động tích cực hơn khi chiếm lĩnh kiến thức mới. Vì vậy qua áp dụng phương pháp trên đã đạt được kết quả khá khả quan, hiệu quả bài học khá cao, đa số học sinh nắm được bài.
- Là một giáo viên tôi luôn mong ước mang đén cho học sinh những giừo học thật sự hấp dẫn, tạo mọi điều kiện cho các em tự khẳng định mình, lĩmh hội kiến thức, học tập tốt, nâng cao chất lượng học và hiệu quả của tiết học. Bằng những kinh nghiệm có được qua những giờ lên lớp, trao đổi với các bạn đồng nghiệp, hội thảo chuyên đề, dù đã rất cố gắng song không thể tránh khỏi những thiếu sót. Tôi xin trình bày như trên với mong muốn là nhận được nhiều ý kiến trao đổi, chỉ bảo chân thành của các bạn đồng nghiệp và những người làm công tác chuyên môn ở các cấp quản lí và bạn đọc quan tâm để sáng kiến của tôi đưa ra được hoàn thiện hơn và cũng có thể áp dụng rộng rãi hơn, giúp tôi hoàn thành công tác chuyên môn tốt hơn nữa. Một lần nữaTôi xin chân thành cảm ơn! Đánh giá của HĐKH trường Mai thủy, tháng 2 năm 2008 Người thực hiện Võ Thị Nhị
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ học nghe và học nói trong bộ môn Tiếng Anh
10 p | 763 | 243
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy - học
17 p | 1440 | 180
-
SKKN: Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Đạo đức lớp 1
18 p | 917 | 157
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học
26 p | 1404 | 153
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yêu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học
17 p | 1132 | 123
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
50 p | 1391 | 121
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán ở lớp một
13 p | 900 | 94
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo sử dụng thiết bị giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học
11 p | 680 | 89
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử
23 p | 825 | 84
-
SKKN: Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học
19 p | 310 | 69
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
18 p | 278 | 63
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt- phân môn Từ ngữ trong trương trình Ngữ văn 7
9 p | 1057 | 56
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả quản lý nhằm xây dựng đội ngũ và tổ chức các hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học
16 p | 182 | 31
-
SKKN : Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai
17 p | 183 | 27
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT
13 p | 303 | 18
-
SKKN: Tổ chức thanh tra - kiểm tra chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Võ Trường Toản
16 p | 133 | 17
-
SKKN: Một số biện pháp quản lí chỉ đạo chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học ở trường Tiểu học
20 p | 100 | 9
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn