SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ học nghe và học nói trong bộ môn Tiếng Anh
lượt xem 243
download
Đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ học nghe và học nói trong bộ môn tiếng Anh. Giúp học sinh yêu thích học môn tiếng Anh. Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nâng cao chất lượng dạy và học trong giờ học nghe và học nói trong bộ môn Tiếng Anh
- PHÒNG GIÁO DỤC QUẾ SƠN TRƯỜNG THCS QUẾ CƯỜNG šššµµššš SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG GIỜ HỌC NGHE VÀ HỌC NÓI TRONG BỘ MÔN TIẾNG ANH ĐƠN VỊ CÔNG TÁC : TRƯỜNG THCS QUẾ CƯỜNG HỌ VÀ TÊN : Nguyễn Thị Hồng Ánh Nguyễn Thanh Bích Trâm Nguyễn Thị Thu Hà NĂM HỌC : 2008-2009
- I/ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY VÀ HỌC TRONG GIỜ HỌC NGHE VÀ HỌC NÓI TRONG BỘ MÔN TIẾNG ANH II/ ĐẶT VẤN ĐỀ Tiếng Anh là một môn học cần thiết đối với học sinh . Trong cuộc sống đất nước đang phát triển tiếng Anh là một ngôn ngữ giúp cho chúng ta hiểu biết thêm về nền văn hóa và ngôn ngữ trên thế giới , tuy nhiên việc học tiếng Anh đối với các em học sinh ở trường THCS nhất là đối với học sinh ở vùng nông thôn là môn học khó . Để giúp các em dễ dàng tiếp thu kiến thức , có khả năng yêu thích học tiếng Anh , phát huy tính tích cực trong học tập không phải là điều dễ Qua bảy năm thay đổi SGK và đổi mới phương pháp giảng dạy người giáo viên phải biết phối hợp đầy đủ các kỹ năng nghe –nói -đọc -viết trong các tiết dạy tạo điều kiện cho học sinh phát huy khả năng ngôn ngữ của mình nâng cao chất lượng học tập III/CƠ SỞ LÍ LUẬN Trong công cuộc xây dựng và phát triển , đất nước ngày càng đổi mới sánh vai với các cường quốc thì tiếng Anh càng có vai trò quan trọng trong giao tiếp nhất là nghe và nói Để phát triển học sinh một cách toàn diện , nhằm giúp các em lĩnh hội tri thức , hiểu được hệ thống ngữ pháp , từ đó tạo tiền đề cho việc phát triển ngôn ngữ , cung cấp cho các em một nền văn hóa và ngôn ngữ trên thế giới IV/CƠ SỞ THỰC TIỄN Trong những năm học tiếng Anh ở trường THCS và trường THPT đa số học sinh yếu kém về nghe và nói tiếng Anh . vì sao ? thời lượng giao tiếp ít , học sinh ngại nói , học sinh chưa nhận thức được tầm quan trọng của nó . Là một giáo viên dạy ngoại ngữ , ai cũng mong ước học sinh mình học tốt nghe nói thành thạo .Để thực hiện được điều đó yêu cầu người giáo viên phải biết cách phối hợp các kỹ năng nghe nói đọc viết trong các tiết dạy Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học , phát huy vai trò của học sinh , tạo hứng thú cho các em trong giờ học tiếng Anh tăng hiệu quả trong giờ học nghe và nói . Đó chính là vấn đề áp dụng nghiên cứu các giải pháp nâng cao chất lượng dạy & học trong bộ môn tiếng Anh . Qua quá trình giảng dạy chúng tôi đã cố gắng vận dụng các phương pháp đổi mới vào chương trình , đặc biệt là các phương pháp nghe và nói , chúng tôi đã tích lũy được một số kinh nghiệm . chúng tôi xin trình bày sau V/ NỘI DUNG NGHIÊN CỨU CỦA ĐỀ TÀI
- A - Mục đích nghiên cứu 1- Đề tài nhằm nâng cao chất lượng dạy và học trong bộ môn tiếng Anh 2- Giúp học sinh yêu thích học môn tiếng Anh 3- Tự bồi dưỡng , rút kinh nghiệm cho bản thân B- Nhiệm vụ của đề tài 1- Tìm hiểu thực trạng và nguyên nhân 2- Quy trình dạy giờ nghe và nói nói chung 3- Một số nguyên tắc cơ bản và cách tiến hành các hoạt động nghe và nói khác nhau nhằm gây hứng thú trong việc học tiếng Anh có hiệu quả 4- Ví dụ minh họa C- Phạm vi nghiên cứu - Phạm vi đề tài nhỏ - Phạm vi nghiên cứu : lớp 8 và lớp 9 - Đối tượng nghiên cứu : một số bài nghe và nói lớp 8 , 9 D- Những phương pháp nghiên cứu cụ thể - Nghiên cứu lí luận : đọc sách báo ,tài liệu trên mạng của sở giáo dục các tỉnh , thành phố , sách giáo viên - Điều tra tình hình thực tế - Thống kê các số liệu kết quả học tập... -Quan sát thực tế , dự giờ thăm lớp - Thực tế các phương pháp dạy học - Nghiên cứu các giáo án trên mạng - Tổng kết quả , rút kinh nghiệm từ đồng nghiệp NỘI DUNG PHẦN I THỰC TRẠNG VÀ NGUYÊN NHÂN Qua quá trình giảng dạy , chúng tôi nhận thấy các em ít chú ý tới tiết nghe và nói tiếng Anh bởi vì nhiều nguyên nhân . Thứ nhất các em không có điều kiện để tiếp xúc với người nước ngoài như các bạn học sinh khác ở thành phố Thứ hai các em về cơ sở vật chất còn thiếu thốn , nhiều gia đình còn nghèo không đủ điều kiện lo cho các em ăn học , các em không có máy stereo , sách tham khảo v..v....đó chính là vấn đề chúng tôi trăn trở và mong muốn có một phương pháp tốt đem lại hiệu quả cao
- PHẦN II QUY TRÌNH DẠY GIỜ NGHE VÀ GIỜ NÓI NÓI CHUNG I/ TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI NGHE , VÀ BÀI NÓI Với tư cách là một giáo viên bộ môn trực tiếp giảng dạy , tôi nhận thấy cần phải tạo làm sao cho các em có niềm đam mê với môn tiếng Anh , yêu thích giờ luyện nói cũng như nghe , tạo cho các em tự tin khi nói và nhằm nâng cao chất lượng bộ môn tiếng Anh Trong chương trình SGK lớp 8 và lớp 9 hoạt động nghe nói được sử dụng rộng rãi trong từng bài , là phương tiện giới thiệu ngữ liệu hoặc nội dung chủ điểm mới , các kỹ năng nghe và nói được rèn luyện và phát triển thông qua các bài tập khác nhau . Mỗi bài đều có liên quan đến chủ đề bài học nhằm mục đích củng cố các cấu trúc , từ vựng đã học mặt khác nhằm bước đầu giúp các em rèn luyện kỹ năng nghe hiểu để lấy thông tin phục vụ cho mục đích trong đời sống . Có nhiều hoạt động nghe trong cuộc sống , như nghe đài , xem vô tuyến truyền hình, người nghe tập trung vào điểm mình muốn nghe, cũng như nói người nói phải có từ và ý chính mình muốn nói . II/QUY TRÌNH BÀI NGHE VÀ BÀI NÓI NÓI CHUNG Để khắc phục những khó khăn trong vấn đề nghe và nói nói chung . chúng tôi thường áp dụng những biện pháp sau : -Giới thiệu chủ đề liên quan đến bài nghe cũng như đến bài nói , giải thích từ mới , các cấu trúc câu của bài nói hoặc nghe - Ra các câu hỏi giúp học sinh đoán trước nội dung bài nghe hoặc câu hỏi gợi ý trả lời cho bài nói . - Giới thiệu từ mới hoặc ôn , cũng cố lại các từ vựng cần thiết cho bài nói hoặc nghe - Ra câu hỏi hướng dẫn khi nghe hay hướng dẫn khi nói . - Chia quá trình nghe , nói thành từng bước : nghe một lần , nghe ý chính nói theo bài mẫu trong SGK , nói theo cặp , nói ý chính -Nghe lần thứ hai , nghe chi tiết -Nói lần thứ hai nói mở rộng , nói theo ý học sinh nhưng theo chủ đề Thông thường cấu trúc bài nghe hay bài nói thường gồm ba phần chính PRE-LISTENING / PRE- SPEAKING WHILE –LISTENING / WHILE –SPEAKING POST – LISTENING / POST – SPEAKING
- Do đặc trưng của giờ nghe cũng như giờ nói khó nên đòi hỏi giáo viên chúng ta phải áp dụng đúng , đầy đủ các bước . Trong mỗi giai đoạn phải lựa chọn cho phù hợp , luôn luôn thay đổi phương pháp , thủ thuật dạy để lôi cuốn học sinh tạo cho các em niềm say mê , làm tăng hiệu quả giờ nghe cũng như giờ nói . Sau đây chúng tôi xin trình bày một số phương pháp , thủ thuật chúng tôi đã áp dụng trong các giờ dạy nói chung và đặt biệt là giờ nghe và giờ nói III/ MỘT SỐ NGUYÊN TẮC CƠ BẢN VÀ CÁCH TIẾN HÀNH Công việc đầu tiên mà người thầy thực hiện khi bước vào lớp , mở đầu cho một tiết dạy đều phải thực hiện đó là những mục đích sư phạm nói chung để ổn định lớp , chuẩn bị kiến thức môn học cho học sinh với môn ngoại ngữ cũng vậy hoạt động vào bài có một ý nghĩa hết sức quan trọng , nó giúp học sinh cảm thấy phấn khích và đây chính là một phần mấu chốt để bài học đạt hiệu quả cao đó là : A /warm up Tùy theo mục đích và đặc thù của từng bài chúng tôi lựa chọn hình thức , thủ thuật cho phù hợp với từng bài . Nhằm tập trung sự chú ý của các em tạo hứng thú cho tiết học bằng một số trò chơi nhỏ như sau Brainstorming , guessing game , bingo , kim’s game , chain game , noughts and crosses , pelmanism , information transmiting ,..... Khi áp dụng hoạt động trò chơi giáo viên cần hướng dẫn một cách rõ ràng , dứt khoát , cụ thể . Thường xuyên động viên và khích lệ các em , chấm và sữa chính xác . Ví dụ: ở lớp 8 unit 2 Making arangements bài listen phần warmer Giáo viên cho trò chơi telephone transmitting . Giáo viên chia lớp làm hai đội Giáo viên yêu cầu năm người tình nguyện cho mỗi đội , đứng thành hàng dọc . Yêu cầu học sinh thì thầm số điện thoại vào tai của bạn mình theo thứ tự từ người thứ nhất kế tiếp người thứ hai và người thứ hai thì thầm vào tai người thứ ba cho đến người cuối cùng nói lại số điện thoại thật to và rõ ràng nếu đội nào nói trước và chính xác đội đó chiến thắng . lớp 8 unit 7 bài listen giáo viên cho trò chơi brainstorming giáo viên cũng chia lớp thành hai đội yêu cầu các em nói về những hoạt động chúng sẽ làm vào kỳ nghỉ cuối tuần thời gian khoảng một phút , đội nào viết được nhiều hoạt động và
- chính xác nhất đội đó chiến thắng going to the stadium Eg Going to the movies Weekend activities Going to English club going to bookstore lớp 9 unit 2 bài speak . warm up : Matching giáo viên cho một poster cột A là từ tiếng Anh về áo quần , cột B là hình ảnh về áo quần . Giáo viên yêu cầu học sinh nối chính xác hình ảnh với tên tiếng Anh của nó a colorful T –shirt a striped shirt a plaid skirt
- Faded jean , a plain suit ,- a short -sleeved blouse lớp 9 unit 5 bài speak Brainstorming , giáo viên yêu cầu học sinh cho biết hôm nay chương trình vô tuyến có gì ở các đài VTV3, VTV1, Đà Nẵng .... lớp 9 unit 2 bài listen folk music cartoon : Tom &Jerry What’s on TV ? sports: film:hay tha loi cho em Bingo Giaó viên yêu cầu học sinh chọn 4 từ về trang phục các em thích mặc viết vào vở của mình . Giáo viên yêu cầu học sinh lắng nghe những trang phục giáo viên đọc nếu em nào có từ giáo viên đã đọc , em hãy đánh dấu chéo vào nó , em nào có 4 từ được chéo trước tiên em đó thắng và hô bingo B/ PRE- LISTENING / PRE- SPEAKING Trong phần này thường giới thiệu từ mới , dự đoán nội dung phần nghe , nếu trong bài nói thì chuẩn bị cho chủ đề bài nói
- I/ pre- teaching : vocabulary Mục đích phần này là giới thiệu một số từ có liên quan đến bài nghe hay bài nói , ngoài ra giáo viên phải dùng các thủ thuật dạy từ để giới thiệu từ mới tạo thêm không khí sinh động trong tiết học II/ Set the scene Giới thiệu tình huống , ngữ cảnh khi nghe hay khi nói III/ Predictions Mục đích của phần này nhằm thu hút sự chú ý của học sinh vào sự kiện bài nghe , các em chỉ dự đoán không đòi hỏi chính xác Riêng phần nói thì không cần C/ WHILE –LISTENING / WHILE –SPEAKING Các hoạt động trong giai đoạn này tùy theo vào mục đích của từng bài chúng ta cho học sinh nghe hay nói Riêng với hoạt động nghe là phải đảm bảo bài nghe rõ ràng , chất lượng tiếng tốt , đảm bảo ngữ điệu trong băng để tránh ảnh hưởng đến nội dung bài nghe . Với bài nói chúng ta cần lắng nghe học sinh nói đúng ngữ điệu và phát âm chính xác VI/ KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU Sau khi thực hiện đúng theo từng bước nói trên , chúng tôi nhận thấy học sinh đã mạnh dạn và tự tin khi nói có tiến bộ trong tiết học nghe . Qua kết quả điều tra từ những năm học 2004-2005, 2005-2006, 2006-2007, 2007-2008 và 2008-2009 2004-2005 2005-2006 2006-2007 2007-2008 2008-2009 khoản 5%hs/ 1 10% hs/ lớp 15%hs/ lớp 50%hs/ lớp 75%hs/ lớp lớp chú ý lắng nghe.12% hs/lớp có khả năng nói phần còn lại không biết
- VII/ KẾT LUẬN Để đạt hiệu quả cao trong các tiết dạy ngoài vai trò tích cực trong học của học sinh giáo viên còn phải kiên nhẫn , thường xuyên khích lệ học sinh theo phương châm thử nghiệm , năng động tìm tòi và rút kinh nghiệm sau mỗi tiết dạy vừa giúp học sinh hiểu bài tạo nền tảng cho các tiết học tiếp theo . Chúng tôi thiết nghĩ chắc hẳn các điều trên không xa lạ gì với các bạn đồng nghiệp , nhưng mỗi người đều có cách áp dụng riêng. Mong sao đây chỉ là một số kinh nghiệm nhỏ chúng tôi tích lũy đóng góp cho việc đổi mới phương pháp giảng dạy tiếng Anh Quế cường , ngày 6 tháng 3 năm 2009 người viết
- I X/ TÀI LIỆU THAM KHẢO 1/ English language teacher training project 2/ Teachers’handbook 3/ Tài liệu bồi dưỡng giáo viên dạy sách giáo khoa lớp 9 môn tiếng Anh 4/ Tham khảo trên mạng X/ MỤC LỤC I/ Đặt vấn đề II/ Nội dung nhgiên cứu đề tài III/ Quy trình dạy giờ nghe và giờ nói IV/ Tài liệu tham khảo V/ Kết quả nghiên cứu
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo tổ chuyên môn hoạt động nhằm nâng cao chất lượng dạy - học
17 p | 1427 | 180
-
SKKN: Một số phương pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Đạo đức lớp 1
18 p | 915 | 157
-
SKKN: Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường tiểu học
26 p | 1404 | 153
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo công tác phụ đạo học sinh yêu kém góp phần nâng cao chất lượng dạy học
17 p | 1129 | 123
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy vận động theo nhạc cho trẻ mẫu giáo 4 - 5 tuổi
50 p | 1385 | 121
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy – học môn Toán ở lớp một
13 p | 897 | 94
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo sử dụng thiết bị giáo dục nhằm nâng cao chất lượng dạy học
11 p | 680 | 89
-
SKKN: Một số biện pháp nhằm nâng cao chất lượng dạy học môn Lịch sử
23 p | 820 | 84
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn Sinh học lớp 7 bằng việc tạo hứng thú học tập cho học sinh
10 p | 1115 | 70
-
SKKN: Quản lý chỉ đạo chuyên môn về việc nâng cao chất lượng dạy và học ở trường tiểu học
19 p | 309 | 69
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học giải toán có lời văn ở lớp 4
18 p | 276 | 63
-
SKKN: Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn Tiếng Việt- phân môn Từ ngữ trong trương trình Ngữ văn 7
9 p | 1053 | 56
-
SKKN: Một số giải pháp thực hiện để nâng cao chất lượng dạy và học Địa lý 9 trường THCS Vĩnh Thịnh
7 p | 702 | 43
-
SKKN: Nâng cao hiệu quả quản lý nhằm xây dựng đội ngũ và tổ chức các hoạt động chuyên môn nâng cao chất lượng dạy và học
16 p | 179 | 31
-
SKKN : Một số biện pháp quản lý nhằm nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT số 2 huyện Sa Pa tỉnh Lao Cai
17 p | 182 | 27
-
SKKN: Nâng cao chất lượng dạy học ở trường THPT
13 p | 281 | 18
-
SKKN: Tổ chức thanh tra - kiểm tra chuyên môn để nâng cao chất lượng dạy và học tại trường Võ Trường Toản
16 p | 133 | 17
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn