z<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
PHÒNG GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KRÔNG ANA<br />
TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM<br />
Đề tài: NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC <br />
NỘI DUNG PHÁP LUẬT TRONG MÔN <br />
GIÁO DỤC CÔNG DÂN LỚP 9 Ở TRƯỜNG <br />
TRUNG HỌC CƠ SỞ<br />
<br />
<br />
Họ và tên: HUỲNH VŨ CHƯƠNG<br />
Đơn vị công tác: TRƯỜNG THCS LÊ ĐÌNH CHINH<br />
Trình độ đào tạo: ĐẠI HỌC SƯ PHẠM<br />
Môn đào tạo: LỊCH SỬ<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
1<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Quảng Điền, tháng 01 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Phần I : MỞ ĐẦU<br />
<br />
Mục Tên đề mục Trang <br />
1 Lí do chọn đề tài 3 4<br />
2 Mục tiêu nhiệm vụ của đề tài 4<br />
3 Đối tượng nghiên cứu 5<br />
4 Phạm vi nghiên cứu 5<br />
5 Phương pháp nghiên cứu 5<br />
<br />
<br />
Phần II: NỘI DUNG<br />
Mục Tên đề mục Trang<br />
1 Cơ sở lí luận 6<br />
2 Thực trạng 7 11<br />
3 Giải pháp biện pháp 11 26<br />
4 Kết quả 27<br />
<br />
<br />
Phần III: KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ<br />
Mục Tên đề mục Trang<br />
1 Kết luận 28<br />
2 Kiến nghị 29<br />
<br />
<br />
Phần IV : TƯ LIỆU THAM KHẢO<br />
Mục Tên đề mục Trang<br />
Tư liệu tham khảo 30<br />
<br />
I. MỞ ĐẦU<br />
<br />
2<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
<br />
<br />
1. Lí do chọn đề tài: <br />
<br />
a. Khách quan: <br />
Hiện nay, Đảng và Nhà nước ta đang tiến hành công cuộc đổi mới sâu <br />
sắc và toàn diện về kinh tế xã hội, xây dựng Nhà nước pháp quyền với mục <br />
tiêu “Dân giàu, nước mạnh, dân chủ, công bằng, văn minh”. Công cuộc đổi <br />
mới đòi hỏi đồng thời phải thực hiện nhiều khâu quan trọng, trong đó xây <br />
dựng hoàn thiện hệ thống pháp luật thì vấn đề giáo dục nhận thức pháp luật <br />
cho nhân dân, thanh niên là một quan tâm hàng đầu của quốc gia dân tộc. Con <br />
người ngày nay yêu cầu phải có sự phát triển toàn diện về trí tuệ, thể chất, <br />
tinh thần, đạo đức và ý thức pháp luật. Đó là cả một quá trình giáo dục của <br />
nhà trường, gia đình, xã hội và sự tu dưỡng rèn luyện của bản thân, trong đó <br />
giáo dục pháp luật có ý nghĩa rất quan trọng. Song trong thực tế vấn đề này <br />
chưa được quan tâm đúng mức. Cho nên đó là một trong những nguyên nhân <br />
chủ yếu làm cho tình trạng vi phạm pháp luật, tệ nạn xã hội có xu hướng <br />
ngày càng tăng lên và đang là vấn đề bức xúc, lo âu trong toàn xã hội mà các <br />
cấp, các ngành từ Trung ương đến địa phương phải đặc biệt quan tâm giải <br />
quyết. Nước ta đang trong quá trình xây dựng Nhà nước pháp quyền, quản lý <br />
xã hội bằng pháp luật thì đôi khi việc thi hành, hoàn thiện hệ thống pháp luật <br />
là làm sao cho mọi người hiểu biết pháp luật, sống và làm việc theo pháp <br />
luật. Tức là phải tổ chức giáo dục pháp luật cho nhân dân nói chung và đặc <br />
biệt là các thế hệ thanh thiếu niên học sinh. Đây là nhiệm vụ rất quan trọng <br />
mà các cơ quan Đảng, Nhà nước và các tồ chức đoàn thể phải chăm lo. Trong <br />
đó nhiệm vụ giáo dục và đào tạo của trường phổ thông, trung học cơ sở về <br />
giáo dục pháp luật cho học sinh có ý nghĩa rất lớn và thiết thực góp phần <br />
“tạo sự chuyển biến cơ bản toàn diện trong phát triển giáo dục và đào tạo”. <br />
3<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Trong nhà trường phổ thông nói chung và trường THCS nói riêng, số học sinh <br />
vi phạm đạo đức, pháp luật có chiều hướng gia tăng, tình trạng học sinh kết <br />
thành băng nhóm bạo hành trong trường học đáng được báo động. Một số <br />
giáo viên chưa thật sự là tấm gương sáng cho học sinh, chỉ lo chú trọng đến <br />
việc dạy tri thức khoa học, xem nhẹ môn GDCD, thờ ơ không chú ý đến việc <br />
giáo dục tình cảm đạo đức, pháp luật cho học sinh<br />
b. Chủ quan: <br />
Trải qua quá trình giảng dạy môn GDCD từ năm học 1997 đến nay và <br />
qua nhiều lần tập huấn thay sách giáo khoa, bồi dưỡng phương pháp dạy học <br />
môn GDCD từ năm 2001 đến nay bản thân tôi đã có nhiều trăn trở để nâng <br />
cao chất lượng môn GDCD ở trường THCS vì vậy xuất phát từ lý luận và <br />
thực tiễn trên, để góp phần vào công tác giáo dục đạo đức, pháp luật cho học <br />
sinh THCS trong giai đoạn hiện nay, và qua thực tiễn công tác quản lý và <br />
giảng dạy học sinh ở trường THCS, tôi nhận thấy việc nắm rõ thực trạng và <br />
đề ra biện pháp về công tác giáo giáo dục đạo đức cho học sinh THCS nói <br />
chung và học sinh lớp 9 nói riêng vì đây là những học sinh cuối cấp về độ <br />
tuổi các em cũng sắp trưởng thành vì vậy đây là một nhiệm vụ hết sức quan <br />
trọng của người giáo viên dạy môn Giáo dục công dân. Đó là lý do tại sao tôi <br />
chọn đề tài này. <br />
<br />
<br />
2. Mục tiêu, nhiệm vụ : <br />
<br />
Nội dung pháp luật trong chương trình Giáo dục công dân lớp 9 bao <br />
gồm 7 bài và 11 tiết không kể tiết kiểm tra ngoại khóa từ bài 12 Quyền và <br />
nghĩa vụ của công dân trong hôn nhân đến bài 18 Sống có đạo đức và tuân <br />
theo pháp luật. <br />
<br />
<br />
4<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Mục tiêu chung của các bài này là cung cấp cho học sinh những hiểu <br />
biết cơ bản về quyền và nghĩa vụ công dân trong các lĩnh vực như hôn nhân <br />
– gia đình, kinh doanh, lao động, tham gia quản lí nhà nước và bảo vệ tổ <br />
quốc cũng như trách nhiệm pháp lí của công dân trước pháp luật. Đặc điểm <br />
của nó là rất gần gũi đối với độ tuổi của học sinh, điều này cũng hết sức cần <br />
thiết đối với ngành giáo dục huyện và tỉnh nhà nói chung.<br />
Nhiệm vụ nghiên cứu Nghiên cứu một số vấn đề về sơ sở lý luận giáo dục <br />
đạo đức – pháp luật, tiến hành điều tra thực trạng của công tác giáo dục đạo <br />
đức – pháp luật học sinh, phân tích nguyên nhân, tìm ra những yếu tố liên <br />
quan đến công tác giáo dục đạo đức – pháp luật học sinh để từ đó đề ra biện <br />
pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục <br />
công dân 9 cho học sinh lớp 9 trong giai đoạn hiện nay<br />
Mục đích nghiên cứu Đánh giá được thực trạng của công tác giáo dục <br />
pháp luật cho học sinh lớp 9 ở trường THCS, thông qua đó đề ra biện pháp <br />
giáo đạo đức – pháp luật học sinh một cách có hiệu quả giúp cho các em trở <br />
thành những người tốt trong xã hội. <br />
<br />
<br />
3. Đối tượng nghiên cứu:<br />
<br />
Là các vấn đề về phương pháp nâng cao chất lượng dạy học nội dung <br />
chương trình pháp luật Môn GDCD lớp 9 ở trường THCS. <br />
<br />
<br />
4. Phạm vi nghiên cứu: <br />
<br />
. Giới hạn của đề tài Nghiên cứu giới hạn trong khuôn khổ về thực <br />
trạng và biện pháp giáo dục pháp luật cho học sinh lớp 9 trường THCS Lê <br />
Đình Chinh, huyện Krông Ana, tỉnh ĐakLak trong năm học 20142015. <br />
<br />
5<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
5. Phương pháp nghiên cứu: <br />
Phương pháp nghiên cứu lý luận: Trên cơ sở những kiến thức về tâm lý, <br />
giáo dục học và những quan điểm đường lối của Đảng, các văn bản của Bộ <br />
giáo dục và Đào tạo về đánh giá xếp loại, khen thưởng và kỷ luật học sinh. <br />
Phương pháp quan sát: Nhìn nhận lại thực trạng của công tác giáo dục đạo <br />
đức – pháp luật học sinh của trường trong năm học. Đưa ra một số giải pháp <br />
về việc thực hiện công tác giáo dục đạo đức – pháp luật cho học sinh của <br />
trường trong giai đoạn hiện nay.<br />
Phương pháp thực nghiệm: đúc rút kinh nghiệm từ các vấn đề đưa vào thử <br />
nghiệm qua thực tế giảng dạy. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II. NỘI DUNG<br />
<br />
<br />
1. Cơ sở lí luận: <br />
<br />
<br />
<br />
Môn GDCD có vai trò, vị trí rất quan trọng trong giáo dục nhân cách <br />
học sinh, đặc biệt trong việc xây dựng tư cách và trách nhiệm công dân cho <br />
học sinh THCS, vì thông qua các bài học người giáo viên sẽ trang bị, hình <br />
thành cho học sinh những phẩm chất, những chuẩn mực, hành vi đạo đức <br />
cần thiết trong cuộc sống một cách có hệ thống, đúng phương pháp, đúng <br />
quy trình. Trong thực tế hiện nay của trường môn GDCD chưa được xem <br />
trọng, chưa có vị trí vai trò xứng đáng cần phải có trong nhà trường. Việc <br />
đưa ra những biện pháp để nâng cao vai trò, vị trí và chất lượng giảng dạy <br />
<br />
6<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
môn GDCD ở trường THCS có ý nghĩa đến công tác giáo dục đạo đức – <br />
pháp luật cho học sinh. <br />
Một trong những tư tưởng đổi mới của giáo dục – đào tạo hiện nay là <br />
tăng cường giáo dục công dân cho học sinh thể hiện trong nghị quyết của <br />
Đảng, luật giáo dục và các văn bản chỉ đạo của bộ giáo dục và đào tạo trong <br />
tất cả các mặt giáo dục pháp luật giữ một vị trí hết sức quan trọng. Vì Hồ <br />
Chủ Tịch đã nêu: “ dạy cũng như học, phải biết chú trọng cả tài lẫn đức. <br />
Đức là đạo đức Cách mạng, đó là cái gốc rất quan trọng, nếu không có đạo <br />
đức Cách mạng thì có tài cũng vô dụng ” Trong nhà trường THCS, giáo dục <br />
đạo đức là mặt giáo dục phải được đặc biệt coi trọng, nếu công tác này <br />
được coi trọng thì chất lượng giáo dục toàn diện sẽ được nâng lên vì nó có <br />
mối quan hệ mật thiết với các mặt giáo dục khác. Để thực hiện những yêu <br />
cầu về nội dung giáo dục đạo đức – pháp luật cho học sinh trong trường <br />
THCS thì vai trò của cấu trúc và nội dung chương trình môn giáo dục công <br />
dân cũng góp phần không nhỏ đối với công tác này. <br />
Quá trình dạy học chủ yếu được tiến hành bằng các giờ học trên lớp; <br />
còn quá trình giáo dục không chỉ bó hẹp trong giờ lên lớp mà nó được thể <br />
hiện thông qua tất cả các hoạt động có thể có trong nhà trường . Giáo dục <br />
đạo đức – pháp luật là một quá trình lâu dài, phức tạp, đòi hỏi phải có công <br />
phu, kiên trì, liên tục và lặp đi lặp lại nhiều lần. <br />
<br />
<br />
2. Thực trạng:<br />
<br />
<br />
2.1 Thuận lợi và khó khăn: <br />
<br />
<br />
<br />
7<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Thực trạng công tác giảng dạy, phổ biến và giáo dục pháp luật trong <br />
nhà trường THCS hiện nay: Xác định vai trò và tầm quan trọng của môn <br />
GDCD và công tác PBGDPL trong trường học nên trong thời gian qua, trường <br />
Trung học cơ sở Lê Đình Chinh luôn quan tâm chú trọng công tác này, vì vậy <br />
đã thực hiện nhiều giải pháp đồng bộ nên được một số kết quả nhất định. <br />
Tăng cường phối hợp: Trên cơ sở Kế hoạch phổ biến, giáo dục pháp luật <br />
chung, hàng năm Tổ chức tập huấn các kiến thức pháp luật cho giáo viên dạy <br />
môn Giáo dục công dân, pháp luật, cán bộ quản lý giáo dục. Tổ chức các <br />
cuộc tọa đàm, nói chuyện chuyên đề pháp luật cho học sinh xây dựng và tổ <br />
chức hoạt động khảo sát lấy ý kiến của giáo viên dạy môn Giáo dục công <br />
dân, pháp luật, học sinh, nhằm đánh giá thực trạng cũng như nhu cầu tìm <br />
hiểu pháp luật của các đối tượng trên để xây dựng kế hoạch, tài liệu phổ <br />
biến pháp luật cho phù hợp, thiết thực. Hình thức phổ biến, giáo dục pháp <br />
luật chủ yếu là tập huấn, tuyên truyền miệng, biên soạn cấp phát tài liệu, tổ <br />
chức cuộc thi, hoạt động ngoại khóa, lồng ghép với cuộc họp, phối hợp với <br />
các ngành có liên quan, phát huy hiệu quả khai thác tủ sách pháp luật. Nội <br />
dung phổ biến, giáo dục pháp luật cho học sinh bao gồm loại văn bản sau: <br />
Các quy định pháp luật về cán bộ, viên chức; các quy định pháp luật về <br />
thực hành tiết kiệm, chống lãng phí; các quy định pháp luật về hội nhập <br />
quốc tế; các quy định pháp luật về thực hiện quy chế dân chủ; các quy chế <br />
về đào tạo, rèn luyện học sinh; các bộ luật, luật liên quan tới giáo dục ý thức <br />
chấp hành pháp luật của giáo viên, học sinh. <br />
Do thời gian học tập chính khóa ngắn so với khối lượng kiến thức của <br />
chương trình môn học, song nhà trường đã lựa chọn nội dung và hình thức <br />
thích hợp nhằm chuyển tải kiến thức pháp luật cho học sinh như tổ chức các <br />
<br />
<br />
8<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
cuộc thi tìm hiểu kiến thức pháp luật, các buổi học ngoại khóa, tạo môi <br />
trường cởi mở, thân thiện giúp học sinh dễ dàng tiếp thu các kiến thức pháp <br />
luật, tham gia các câu lạc bộ, xây dựng, bổ sung đầu sách, khai thác tủ sách <br />
pháp luật, thông qua các bản tin, hệ thống loa truyền thanh... <br />
<br />
2.2. Thành công và hạn chế: <br />
Trong quá trình giảng dạy bồi dưỡng học sinh qua các năm, tôi nhận <br />
thấy để học sinh thích thú môn GDCD nói chung và pháp luật nói riêng và đạt <br />
được chất lương cao. Giáo viên không chỉ tìm tòi về mặt kiến thức, trau dồi <br />
phương pháp kĩ năng sư phạm mà còn phải làm tốt công tác định hướng tư <br />
tưởng cho học sinh một cách chu đáo, nên trước hết tôi luôn quan tâm đến tư <br />
tưởng tâm lí của học sinh và giúp các em có sự tự tin về vai trò nhiệm vụ của <br />
mình nên luôn thu được những kết quả như mong muốn. Đó cũng là thành <br />
công cả về mặt lí luận cũng như thực tiễn của mình. Nhìn chung việc dạy và <br />
học pháp luật, công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong trường THCS <br />
trong thời gian qua đã đi vào nề nếp và đạt nhiều kết quả tốt. Đội ngũ giáo <br />
viên giảng dạy môn Giáo dục công dân, pháp luật cơ bản được đào tạo đúng <br />
chuyên ngành, tâm huyết với nghề nên chất lượng giảng dạy trong các tiết <br />
học được nâng cao. Vì vậy ý thức chấp hành pháp luật của giáo viên, học <br />
sinh vi phạm pháp luật được hạn chế ở mức thấp nhất. <br />
<br />
<br />
<br />
2.3. Mặt mạnh – mặt yếu: <br />
Mặt mạnh của việc thực hiện đề tài này là luôn gắn được thực tiễn <br />
với lí thuyết, lấy thực tiễn công việc để từ đó đúc kết lí luận và ngược lại lí <br />
luận sẽ được kiểm nghiệm qua thực tế bồi dưỡng. Hệ thống các văn bản <br />
<br />
9<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
qui phạm pháp luật ngày càng hoàn thiện, công tác tuyên truyền phổ biến <br />
pháp luật của nhà nước ngày càng thường xuyên kịp thời, đa dạng hóa về <br />
hình thức.<br />
Trước đây sách giáo khoa thường quá lạc hậu lỗi thời so với thực tiễn, <br />
hiện nay tuy đã có cập nhật song vẫn chưa theo kịp thực tiễn. <br />
Tuy nhiên cũng do vấn đề khá khó khăn nên tôi luôn mò mẫm thử <br />
nghiệm nên cũng không tránh khỏi chủ quan, lúng túng. Bên cạnh những kết <br />
quả đạt được, công tác phổ biến, giáo dục pháp trong trường THCS vẫn còn <br />
những hạn chế và khó khăn đó là sách giáo khoa và nội dung chương trình <br />
chưa cập nhật kịp thời, các số liệu thống kê kèm theo nhanh lỗi thời...<br />
<br />
2.4. Nguyên nhân: <br />
Có nhiều nguyên nhân từ thực trạng nói trên nhưng có thể chia thành <br />
hai nhóm chính đó là nguyên nhân khách quan và nguyên nhân chủ quan:<br />
Nguyên nhân khách quan là do quan niệm sai lầm của một bộ phận trong xã <br />
hội chưa nhìn nhận đúng vai trò vị trí của Khoa học xã hội nói chung và công <br />
tác giáo dục pháp luật cho thanh thiếu niên đối với sự phát triển của xã hội <br />
nói chung và đối với sự hình thành nhân cách của con người mới nói riêng. <br />
Đó là: Kinh phí để tổ chức cho công tác phổ biến, giáo dục pháp luật trong <br />
nhà trường còn nhiều hạn chế. Sự phối hợp giữa các ngành chức năng chưa <br />
thường xuyên, kịp thời; vai trò của các đoàn thể đối với việc tham gia tuyên <br />
truyền pháp luật cho học sinh chưa cao.<br />
Nguyên nhân chủ quan là còn nhiều người làm công tác giáo dục vẫn còn tư <br />
tưởng phân biệt giữa môn chính môn phụ nên gây tâm lí tự ti cho người học <br />
lẫn người dạy. Nội dung bài giảng bộ môn giáo dục pháp luật ở nhà trường <br />
<br />
<br />
10<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
quá khô khan, biên soạn cứng nhắc trên cơ sở bám sát văn bản pháp quy, <br />
không truyền cảm đối với cả hai đối tượng: người dạy và người học. Mặt <br />
khác một số thầy cô giáo chưa qua đào tạo mộ Giáo dục công dân nhưng vẫn <br />
được phân công để dạy (dạy chéo môn) nên chất lượng tiết học không cao. <br />
Chương trình đào tạo giáo viên dạy môn Giáo dục công dân ở trường sư <br />
phạm còn chậm đổi mới dẫn đến một số ít giáo viên ra trường nhưng rất non <br />
về kiến thức, chưa đam mê, thiếu sáng tạo, thiếu năng lực sư phạm.<br />
<br />
<br />
2.5. Phân tích đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đặt ra<br />
Trong những năm qua cùng với sự phát triển kinh tế văn hoá xã hội <br />
nền giáo dục trên địa bàn huyện cũng có những tiến bộ khởi sắc. Trong tình <br />
hình đó đời sống nhân dân được cải thiện sự quan tâm của toàn xã hội đến <br />
giáo dục ngày càng lớn.<br />
Đối với ngành giáo dục việc chú trọng nâng cao chất lượng ngày càng được <br />
quan tâm và đầu tư ngày càng sâu về nhiều mặt<br />
Tình hình kinh tế, văn hóa – xã hội của huyện nhà trong những năm qua <br />
ngày càng phát triển. An ninh – chính trị và trật tự an toàn xã hội được đảm <br />
bảo. <br />
Đời sống của nhân dân ngày càng được cải thiện và nâng cao. <br />
Công tác chăm lo đến chất lượng giáo dục của các cấp, các ngành và nhân <br />
dân có sự chú trọng, đầu tư và hỗ trợ. <br />
Nhu cầu học tập và nâng cao kiến thức của học sinh ngày càng tăng. <br />
Lãnh đạo phòng, lãnh đạo các trường rất chú trọng đến đầu tư chất lượng <br />
mũi nhọn của đơn vị, cá nhân có điều kiện tổ chức tốt công tác bồi dưỡng <br />
học sinh giỏi. <br />
<br />
<br />
11<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Về phía giáo viên: Đội ngũ giáo viên có chuyên môn nghiệp vụ hàng năm <br />
được tập huấn chuyên môn, bồi dưỡng thường xuyên, tổ chức các chuyên đề <br />
phương pháp dạy học, có kinh nghiệm, có tâm huyết với nghề và trình độ <br />
chuyên môn khá vững vàng.<br />
Về phía học sinh đã được làm quen với phương pháp học tập mới nhu cầu <br />
học tập và tìm hiểu khám phá của cũng ngày càng tăng phương tiện tài liệu <br />
học tập ngày càng phong phú.<br />
Tuy nhiên vẫn còn một bộ phận không nhỏ nhân dân đời sống còn khó <br />
khăn, ý thức chấp hành pháp luật chưa cao nên công tác phối hợp với nhà <br />
trường và xã hội trong việc giáo dục con em còn hạn chế, một số cha mẹ <br />
không quan tâm nhắc nhở việc học tập của con cái mà khoán trắng cho nhà <br />
trường và thầy cô giáo không nhắc nhở con em học bài, chuẩn bị bài, tìm tòi <br />
học tập.<br />
Trường THCS Lê Đình Chinh đóng trên địa bàn nông thôn, đại bộ phận nhân <br />
dân làm kinh tế Nông nghiệp, ít quan tâm tìm hiểu đến Pháp luật nên ý thức <br />
tuân thủ pháp luật còn nhiều hạn chế, để cho con em học sinh vi phạm pháp <br />
luật là một hiện tượng thường xuyên xảy ra nhất là vi phạm luật ATGT. <br />
Nhiều học sinh chưa ý thức được tầm quan trọng của việc học nắm bắt tri <br />
thức toàn diện nhất là các kiến thức pháp luật có liên quan đến quyền và <br />
nghĩa vụ công dân trong bối cảnh hiện nay. <br />
Bộ môn GDCD vẫn còn nhiều em chưa thích học do cho rằng đây là môn <br />
khó học, dài dòng, phải nhớ nhiều, mất nhiều thời gian, đây là môn phụ chỉ <br />
cần đủ điểm là được. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
12<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Chương trình bộ môn GDCD còn nhiều bất cập nặng nề trong khi đó nhiều <br />
văn bản pháp luật mới không thể cập nhật kịp thời vào chương trình nên khó <br />
có thể tạo được sự hứng thú cao cho học sinh.<br />
Xuất phát từ những vấn đề trên, theo tôi muốn nâng cao chất lượng <br />
dạy học môn GDCD chúng ta phải nổ lực hết sức và thực hiện đổi mới triệt <br />
để tất cả các khâu trong quá trình dạy học. <br />
<br />
<br />
3. Giải pháp, biện pháp:<br />
3.1. Mục tiêu của giải pháp, biện pháp <br />
Những nhiệm vụ giải pháp của công tác dạy học nội dung pháp luật <br />
trong môn giáo dục công dân 9 tiếp tục trang bị cho học sinh những hiểu biết <br />
cơ bản cho học sinh về các quyền và nghĩa vụ cơ bản trong các lĩnh vực như <br />
hôn nhân – gia đình, kinh doanh, lao động, trách nhiệm pháp lí, quản lí nhà <br />
nước và xã hội, bảo vệ tổ quốc...Hình thành cho học sinh ý thức và các hành <br />
vi ứng xử của bản thân phải phù hợp với lợi ích xã hội; giúp học sinh lĩnh <br />
hội được một cách đúng mức các qui phạm pháp luật được quy định. Biến <br />
kiến thức thành niềm tin, nhu cầu của mỗi cá nhân để đảm bảo các hành vi <br />
cá nhân được thực hiện đúng theo các Qui phạm pháp luật. Bồi dưỡng tình <br />
cảm đạo đức, tính tích cực và bền vững, và các phẩm chất ý chí để đảm bảo <br />
cho hành vi luôn theo đúng các yêu cầu để trở thành người công dân trong <br />
tương lai. Giáo dục cho học sinh có ý thức sống và làm việc theo hiến pháp <br />
và pháp luật, truyền thống yêu nước, lòng tự hào dân tộc. Hướng tới xây <br />
dựng nhà nước pháp quyền. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
13<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Nâng cao chất lượng dạy học bộ môn GDCD nói chung và pháp luật nói <br />
riêng, thúc đẩy nhu cầu, ý thức học tập và tự giác thực hiện rộng rãi trong <br />
học sinh. Góp phần hoàn thành mục tiêu, nhiệm vụ của trường, của ngành. <br />
Giáo viên có điều kiện để nghiên cứu, bồi dưỡng, nâng cao trình độ chuyên <br />
môn nghiệp vụ. <br />
<br />
<br />
3.2. Nội dung và cách thực hiện giải pháp biện pháp.<br />
Lâu nay công tác giảng dạy GDCD nói chung và giáo dục pháp luật nói <br />
riêng thường ít được quan tâm ở trường phổ thông vì cho rằng đây là môn <br />
phụ nhưng trước thực trạng xã hội hiện nay nhiều vụ án xảy ra nhất là án <br />
hình sự mà đối tượng gây án có liên quan đến công dân ở độ tuổi Thanh thiếu <br />
niên học sinh ngày càng nhiều tới mức báo động. Đến nay vấn đề này cần <br />
được nhìn nhận lại nếu chúng ta muốn tăng cường hiệu quả giáo dục, giảm <br />
tỉ lệ học sinh vị phạm nội qui, pháp luật chúng ta cần phải thực hiện một số <br />
công tác sau:<br />
3.2.1. Đổi mới phương pháp dạy học pháp luật trong GDCD là một tất <br />
yếu<br />
Cuộc vận động đổi mới PPDH đã có từ lâu, phổ biến ở các nền giáo <br />
dục phương Tây. Đứng trước bối cảnh mới của th ời đại ngày nay, đổi <br />
mới PPDH đã trở thành một xu thế tất yếu. Tính tất yếu đượ c bắt nguồn <br />
từ yêu cầu khách quan sau:<br />
Tác động của cuộc cách mạng khoa học công nghệ hiện đại và kỷ nguyên <br />
bùng nổ thông tin<br />
Tác động của xu thế toàn cầu hóa, quốc tế hóa. <br />
Tác động của xu thế dân chủ hóa và tự khẳng định của mỗi cá nhân.<br />
<br />
<br />
14<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Tác động từ xu hướng thay đổi nghề nghiệp hiện nay<br />
Tác động từ những đổi thay cơ bản trong đối tượng giáo dục<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
3.2.2.Cần tuân thủ một số định hướng đổi mới PPDH môn GDCD<br />
Định hướng đổi mới phương pháp dạy và học đã được xác định trong <br />
Nghị quyết Trung ương 4 khoá VII (11993), Nghị quyết Trung ương 2 khoá <br />
VIII (121996), được thể chế hoá trong Luật Giáo dục (2005), được cụ thể <br />
hoá trong các chỉ thị của Bộ Giáo dục và Đào tạo, đặc biệt là Chỉ thị số 15 (4<br />
1999). Luật Giáo dục (2005), Điều 28.2 đã quy định: ''Phương pháp giáo dục <br />
phổ thông phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ động, sáng tạo của HS; <br />
phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn học; bồi dưỡng phương pháp <br />
tự học, khả năng làm việc theo nhóm; rèn luyện kĩ năng vận dụng kiến thức <br />
vào thực tiễn; tác động đến tình cảm, đem lại niềm vui, hứng thú học tập <br />
cho HS''.<br />
Có thể nói định hướng chung của việc đổi mới PPDH là tăng cường <br />
vai trò chủ động, tích cực, tự lực và sáng tạo của HS trong quá trình học tập, <br />
khắc phục tình trạng dạy học “thầy thuyết trình, trò thụ động nghe, ghi <br />
chép”. Dạy học phát huy tính tích cực nhận thức cho HS là rất cần thiết và <br />
đối với học sinh lớp 9 điều này càng cần thiết. Đó chính là việc HS hoàn <br />
thành một cách chủ động, tự giác, có nghị lực, có hướng đích rõ rệt, có sáng <br />
kiến với những hoạt động trí óc và chân tay nhằm nắm vững kiến thức, hình <br />
thành kĩ năng và kĩ xảo để vận dụng những nội dung tri thức đã học vào thực <br />
tiễn.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
15<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Từ định hướng chung kể trên, việc đổi mới PPDH môn GDCD ở trường <br />
THCS nói chung và lớp 9 nói riêng được tôi thực hiện theo các định hướng cụ <br />
thể sau đây:<br />
Dạy học thông qua tổ chức các hoạt động nhận thức cho học sinh<br />
Dạy học phải chú trọng rèn luyện phương pháp tự học<br />
Dạy học phải tăng cường học tập độc lập kết hợp chặt chẽ với học tập <br />
hợp tác<br />
Dạy học phải kết hợp đánh giá của thầy với tự đánh giá của trò<br />
Dạy học kết hợp với sự hỗ tr ợ có hiệu quả của phương tiện và thiết bị <br />
dạy học<br />
3.2.3. Những nguyên tắc giáo dục nội dung pháp luật cho học sinh 9 <br />
Giáo dục học sinh trong thực tiễn sinh động của xã hội Giáo dục <br />
theo nguyên tắc tập thể. Giáo dục bằng cách thuyết phục và phát huy mạnh <br />
mẽ tính tự giác của học sinh. Giáo dục pháp luật cũng giống như đạo đức <br />
cho học sinh phải lấy việc phát huy ưu điểm là chính để thực hiện nguyên <br />
tắc này đòi hỏi người thầy phải hết sức trân trọng những mặt tốt, những <br />
thành tích của học sinh dù chỉ là những thành tích nhỏ, dùng những gương tốt <br />
của học sinh trong trường và những tấm gương người tốt việc tốt khác để <br />
giáo dục các em.<br />
Thứ nhất phải tôn trọng nhân cách học sinh, đồng thời đề ra yêu cầu <br />
ngày càng cao đối với học sinh. <br />
Thứ hai giáo dục đạo đức phải phối hợp với đặc điểm lứa tuổi học <br />
sinh THCS và đặc điểm hoàn cảnh cá nhân học sinh. <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
16<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Thứ ba trong công tác giáo dục pháp luật, người thầy cần phải có nhân <br />
cách và hành vi thực hiện pháp luật mẫu mực và phải đảm bảo sự thống <br />
nhất giữa các các ảnh hưởng giáo dục đối với học sinh. <br />
<br />
<br />
3.2.4. Đa dạng hóa phương pháp dạy học:<br />
Giáo viên có thể kết hợp nhiều phương pháp trong một tiết dạy như: <br />
<br />
* Phương pháp thuyết trình<br />
Phương pháp thuyết trình là PPDH trong đó người GV dùng lời nói sinh <br />
động, biểu cảm, thuyết phục để truyền thụ hệ thống tri thức môn GDCD <br />
cho HS theo chủ đích nhất định, nhờ đó HS tiếp thu bài giảng một cách có hệ <br />
thống.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Trách nhiệm của thanh niên trong sự nghiệp CNH – <br />
HĐH đất nước. Giáo viên giảng giải cho học sinh rằng: “Nước ta đi lên xây <br />
dựng và phát triển đất nước từ một nước nghèo nàn và lạc hậu. CNHHĐH <br />
là nhiệm vụ trung tâm của thời kì quá độ lên CNXH. Thực hiện sự nghiệp <br />
CNHHĐH là nhiệm vụ khó khăn và phức tạp. Nó đòi hỏi sự đóng góp tích <br />
cực của nhân dân cả nước nói chung và thanh niên nói riêng. CNH HĐH đất <br />
nước là cơ hội đối với thanh niên vì họ là lực lượng nòng cốt, là lựclượng <br />
xung kích góp phần to lớn vào mục tiêu phấn đấu của cả dân tộc”.<br />
Một số yêu cầu sư phạm khi thuyết trình:<br />
+ Người GV cần có sự mẫu mực trong tác phong và lối sống đạo đức, <br />
thái độ làm việc nghiêm túc, nhiệt tình, lối ứng xử thân tình, gần gũi HS.<br />
+ Lời giảng cần chính xác, rõ ràng và đạt tới sự biểu cảm <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
17<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
+ Tốc độ và cường độ của lời giảng phải phù hợp với đặc điểm tri <br />
thức của bài học, đối tượng nhận thức.<br />
+ Khi sử dụng phương pháp thuyết trình cần phải nghiên cứu kỹ mục <br />
tiêu, chuẩn kiến thức, kỹ năng và nội dung của bài học để xác định kiến thức <br />
cơ bản, trọng tâm và lựa chọn những nội dung thiết thực nhất đưa vào giảng <br />
dạy. Trên cơ sở xác định kiến thức cơ bản, trọng tâm của bài dạy, căn cứ vào <br />
thời gian lên lớp, trình độ của đối tượng, mục tiêu và chuẩn kiến thức của <br />
từng bài, giáo viên sẽ xác định và lựa chọn những nội dung phải nói, cần nói <br />
và nên nói tương ứng với những gì người học phải biết, cần biết và nên biết.<br />
+ Sử dụng các thao tác tư duy lôgíc để giúp HS khai thác sâu nội dung <br />
bài học. <br />
+ Kết hợp với các PPDH khác một cách linh hoạt và khai thác sự hỗ <br />
trợ của các phương tiện dạy học, đặc biệt là công nghệ thông tin.<br />
<br />
<br />
* Phương pháp vấn đáp (đàm thoại)<br />
Vấn đáp (đàm thoại) là PPDH, trong đó việc truyền thụ và lĩnh hội tri thức <br />
mới giữa GV và HS thông qua việc trả lời những câu hỏi, gợi ý do GV nêu ra.<br />
Các dạng vấn đáp:<br />
+ Vấn đáp tái hiện: GV đặt ra những câu hỏi chỉ với yêu cầu HS nhớ <br />
lại kiến thức đã biết để trả lời<br />
+ Vấn đáp giải thích minh họa: Loại vấn đáp này được dùng với mục <br />
đích làm sáng tỏ, minh chứng một nội dung tri thức nào đó. <br />
+ Vấn đáp tìm tòi: Đây là dạng vấn đáp phổ biến trong dạy học GDCD <br />
và đòi hỏi cao nhất tính chủ động, sáng tạo của HS. <br />
Yêu cầu sư phạm<br />
<br />
<br />
18<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
+ Sử dụng các hình thức của phương pháp vấn đáp một cách linh hoạt <br />
sao cho phù hợp với mục tiêu bài dạy, nội dung tri thức và đối tượng tiếp <br />
thu. <br />
+ Các câu hỏi đặt ra phải có sự chọn lọc, sắp xếp, theo một hệ thống <br />
xác định, hợp lý, nhất là đối với dạng vấn đáp tìm tòi. Khi chuyển từ câu hỏi <br />
này sang câu hỏi khác cần tạo ra sự liện hệ giữa chúng để kiến thức không <br />
bị cắt rời.<br />
+ Câu hỏi trong phương pháp đàm thoại phải ngắn gọn, đơn nghĩa, <br />
tường minh, dễ hiểu, phù hợp với nội dung bài học, năng lực tiếp nhận của <br />
HS. <br />
+ Cần khuyến khích HS mạnh dạn đặt ra những câu hỏi, vấn đề liên <br />
quan đến nội dung bài học và thực tiễn đang diễn ra xung quanh.<br />
+ Phối hợp với các phương pháp khác nhất là các phương pháp mới để <br />
tăng cường phát huy tính tích cực của HS, đặc biệt là phương pháp thảo luận <br />
nhóm, đóng vai, trò chơi.<br />
+ Thiết lập và duy trì mối quan hệ thầy trò gần gũi trong quá trình vận <br />
dụng phương pháp. GV tôn trọng kết quả trả lời của HS, động viên, khen <br />
ngợi những câu trả lời xuất sắc, nhẹ nhàng uốn nắn những câu trả lời sai.<br />
<br />
<br />
* Phương pháp trực quan<br />
Trực quan là PPDH trong đó GV sử dụng các phương tiện tác động <br />
trực tiếp đến cơ quan cảm giác của HS giúp các em tiếp thu tri thức của bài <br />
học một cách nhẹ nhàng, sinh động và hiệu quả.<br />
Nếu căn cứ vào các giác quan mà phương tiện trực quan tác động thì có <br />
thể phân chia thành các dạng trực quan sau đây:<br />
<br />
<br />
19<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
+ Phương tiện trực quan tác động vào thị giác, bao gồm tranh, ảnh, sơ <br />
đồ, biểu đồ, đồ thị, hình vẽ của GV trên bảng...<br />
+ Phương tiện trực quan tác động vào thính giác bao gồm âm thanh, <br />
+ Phương tiện trực quan tác động tổng hợp các giác quan, bao gồm <br />
phim, video, clip, vật thể, sự vật, hiện tượng trong quá trình tham quan thực <br />
tế.<br />
Các bước tiến hành:<br />
+ GV đưa ra phương tiện, tài liệu trực quan theo ý đồ giảng dạy<br />
+ HS tiếp cận, khai thác thông tin từ phương tiện trực quan theo các <br />
câu hỏi, yêu cầu, gợi ý của GV.<br />
+ HS phát biểu, trao đổi, thảo luận về thông tin thu được.<br />
+ GV tổng hợp và đưa ra kết luận.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Nghĩa vụ bảo vệ tổ quốc. Giáo viên cho học sinh quan sát <br />
ảnh Chiến sĩ Hải quân canh giữ đảo Trường sa lớn.<br />
Giáo viên đặt câu hỏi: <br />
+ Em có suy nghĩ gì về bức ảnh trên?<br />
+ Bảo vệ tổ quốc là trách nhiệm của ai?<br />
HS phát biểu, trao đổi, thảo luận về thông tin thu được.<br />
GV tổng hợp và đưa ra kết luận.<br />
Một số yêu cầu sư phạm:<br />
+ Phải lựa chọn phương tiện trực quan phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của <br />
tiết học.<br />
+ Các tài liệu trực quan đưa ra cần đảm bảo tính chính xác, chân thực, <br />
rõ ràng. Cần hết sức tránh sử dụng những tài liệu trực quan chưa được kiểm <br />
tra kĩ càng, không đảm bảo độ tin cậy.<br />
<br />
<br />
20<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
+ Phải xác định được thời điểm sử dụng phương tiện sao cho thích <br />
hợp và hiệu quả nhất.<br />
+ Sử dụng các phương tiện trực quan cần đúng địa chỉ, đúng chỗ, đúng <br />
thời điểm..<br />
+ Phải nắm vững các yêu cầu và cách thức sử dụng đối với từng loại <br />
phương tiện trực quan.<br />
+ Nhanh chóng tiếp cận, khai thác các thành tựu mới nhất: các phần <br />
mềm dạy học, internet... vào dạy học trực quan để đạt hiệu quả cao hơn.<br />
+ Không được lạm dụng các phương tiện trực quan.<br />
<br />
<br />
* Phương pháp thảo luận nhóm<br />
Thảo luận nhóm là PPDH trong đó lớp học được chia thành những <br />
nhóm nhỏ để bàn bạc, trao đổi, thảo luận về một vấn đề học tập và đưa ra ý <br />
kiến chung của nhóm về vấn đề đó. Thảo luận nhóm được sử dụng rộng rãi <br />
nhằm giúp cho HS tham gia một cách chủ động vào quá trình học tập, tạo cơ <br />
hội cho HS có thể chia sẻ kiến thức, kinh nghiệm, ý kiến để giải quyết một <br />
vấn đề có liên quan đến nội dung bài học.<br />
Các bước tiến hành<br />
Thảo luận nhóm có thể tiến hành theo các bước sau:<br />
+ GV nêu chủ đề thảo luận, chia nhóm, phân công vị trí làm việc, giao <br />
câu hỏi, yêu cầu thảo luận cho mỗi nhóm và quy định thời gian.<br />
+ Các nhóm tiến hành thảo luận (trong thời gian quy định).<br />
+ Đại diện các nhóm trình bày kết quả thảo luận. <br />
+ Các nhóm khác lắng nghe, chất vấn, trao đổi, bổ sung ý kiến.<br />
+ GV đánh giá và cung cấp thông tin phản hồi (kết luận).<br />
<br />
<br />
21<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. Giáo <br />
viên nêu vấn đề: Tại sao lao động là quyền và nghĩa vụ của công dân? Cho <br />
các em thảo luận rồi rút ra kết luận.<br />
Yêu cầu sư phạm:<br />
+ Có nhiều cách chia nhóm, có thể theo số điểm danh, theo tổ, theo <br />
giới tính, theo vị trí ngồi.<br />
+ Quy mô nhóm có thể lớn hơn hoặc nhỏ tùy theo vấn đề thảo luận. <br />
Tuy nhiên nhóm từ 4 6 HS là tốt nhất bởi lẽ: Số HS như vậy vừa đủ để <br />
đảm bảo tất cả HS có thể tham gia ý kiến nhưng cũng đủ để đảm bảo không <br />
thiếu ý tưởng cho sự tranh luận.<br />
+ Nội dung thảo luận của các nhóm có thể giống hoặc khác nhau.<br />
+ Cần quy định rõ thời gian thảo luận và thời gian trình bày kết quả thảo <br />
luận cho các nhóm.<br />
+ Kết quả thảo luận có thể trình bày dưới nhiều hình thức: Bằng lời, <br />
đóng vai, viết, hoặc vẽ trên giấy khổ to... Có thể do một người thay mặt <br />
nhóm trình bày, có thể nhiều người trình bày, mỗi người mỗi đoạn nối tiếp <br />
nhau.<br />
+ Trong thời gian HS thảo luận theo nhóm nhỏ, GV cần di chuyển giữa <br />
các nhóm để bao quát lớp và lắng nghe ý kiến của HS, giúp đỡ, gợi ý cho các <br />
em nếu được yêu cầu.<br />
<br />
<br />
* Phương pháp nêu vấn đề<br />
Phương pháp nêu vấn đề là PPDH, trong đó GV giúp HS xem xét, phân tích <br />
những tình huống có vấn đề và xác định những cách thức giải quyết tình <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
22<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
huống đó nhằm tiếp thu tri thức, rèn luyện kỹ năng và hình thành tư tưởng, <br />
thái độ.<br />
Đặt vấn đề, bao gồm:<br />
+ Xác định hay phát hiện vấn đề.<br />
+ Nêu lên những chi tiết có liên quan đến vấn đề (minh chứng).<br />
+ Nêu lên những câu hỏi định hướng, gợi ý, làm cơ sở cho việc giải quyết <br />
vấn đề. <br />
Giải quyết vấn đề:<br />
+ Đề xuất cách giải quyết.<br />
+ Lập kế hoạch (các bước) giải quyết.<br />
+ Thực hiện kế hoạch.<br />
Kết luận:<br />
+ Liệt kê tất cả các giải pháp.<br />
+ Đánh giá kết quả các giải pháp (tích cực, hạn chế...).<br />
+ So sánh kết quả các giải pháp.<br />
+ Quyết định chọn giải pháp tốt nhất.<br />
+ Khơi gợi, đề xuất vấn đề mới.<br />
Ví dụ: Khi dạy bài Quyền và nghĩa vụ lao động của công dân. <br />
Để tạo thói quen và rèn luyện trong lao động giáo viên có thể gợi ý cho <br />
các em tham gia các hoạt động lao động sản xuất trong gia đình trên cơ sở <br />
đặc điểm thể chất, sức khỏe phù hợp và coi lao động như là một hoạt động <br />
để cải thiện sức khỏe và thể lực cho mình chứ không giành thời gian rảnh <br />
cho các thú vui như chơi Game hay chát với nhau qua Internet. <br />
Yêu cầu sư phạm<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
23<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
+ Lực chọn các kiểu dạy học nêu vấn đề ở mức độ khó dễ khác nhau <br />
phù hợp với trình độ nhận thức và khả năng giải quyết của HS. <br />
+ Vấn đề được lựa chọn phải phù hợp với nội dung của bài học, có <br />
tính thời sự, tiêu biểu, gắn với thực tiễn cuộc sống của HS và kích thích <br />
được óc tò mò, ham hiểu biết và sự sáng tạo của HS.<br />
+ Vấn đề được tạo ra phải chứa đựng mâu thuẫn, phù hợp với nội <br />
dung bài học và tạo được sự hứng khởi trong tiếp nhận và giải quyết từ phía <br />
HS.<br />
+ Vấn đề có thể được cả lớp giải quyết hoặc thông qua các nhóm học <br />
tập.<br />
+ Khai thác sự hỗ trợ của phương tiện, thiết bị dạy học nhằm tạo ra <br />
tính phong phú, đa dạng của tình huống. <br />
+ Chú trọng đến tính độc lập, tự lực của HS trong quá trình tiếp nhận <br />
và giải quyết tình huống dưới sự hướng dẫn của GV.<br />
+ Khuyến khích HS trên cơ sở nội dung bài học cần liên hệ để phát <br />
hiện và tham gia giải quyết những vấn đề đang nảy sinh trong cuộc sống. <br />
<br />
<br />
* Phương pháp xử lý tình huống <br />
Phương pháp xử lý tình huống là một PPDH, trong đó HS tự lực nghiên <br />
cứu một tình huống thực tiễn và giải quyết các vấn đề do tình huống đặt ra <br />
dưới sự hướng dẫn của GV. <br />
Tình huống là một hoàn cảnh thực tế, câu chuyện có thật hoặc được <br />
mô phỏng theo tình huống thường xảy ra trong thực tiễn có chứa đựng những <br />
mâu thuẫn, xung đột. Người học sau khi tiếp nhận phải đưa ra một quyết <br />
định trên cơ sở cân nhắc các phương pháp giải quyết khác nhau. <br />
<br />
<br />
24<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
Các bước tiến hành: <br />
+ Giáo viên cung cấp cho HS tình huống kèm theo câu hỏi, yêu cầu <br />
hoặc gợi ý trả lời. Quy định thời gian thảo luận hoặc suy nghĩ để giải quyết <br />
tình huống.<br />
+ HS tiếp cận tình huống, thảo luận hoặc suy nghĩ để đưa ra phương <br />
án giải quyết.<br />
+ HS đưa ra cách giải quyết tình huống. <br />
+ Từ tình huống cụ thể, GV hướng HS đến thảo luận về vấn đề rộng <br />
lớn, khái quát hơn (được đề cập trong nội dung bài học) mà tính huống cụ <br />
thể đó chỉ là một trường hợp tiêu biểu, điển hình.<br />
+ GV tổng hợp ý kiến, đánh giá và rút ra kết luận.<br />
Yêu cầu sư phạm<br />
+ Tình huống có thể dài hay ngắn với mức độ khó dễ khác nhau tùy <br />
từng nội dung vấn đề song phải phù hợp với nội dung bài học, trình độ HS <br />
và thời lượng giảng dạy.<br />
+ Tình huống cần chứa đựng mâu thuẫn, phản ánh tính đa dạng của <br />
cuộc sống hiện thực nên nó phải tương đối phức tạp chứ không phải là một <br />
câu chuyện đơn giản.<br />
+ Tình huống có thể đã được người trong cuộc giải quyết, có kết quả <br />
rõ ràng hoặc có thể để mở mà chưa có cách giải quyết.<br />
+ Cần phải quy định rõ thời gian HS thảo luận (hoặc suy nghĩ) để giải <br />
quyết, thời gian và hình thức trình bày kết quả giải quyết tình huống.<br />
+ Tình huống phải được kết thúc bằng một loạt các vấn đề hoặc câu <br />
hỏi như: Bạn nghĩ điều gì sẽ xảy ra tiếp theo? Bạn sẽ làm gì nếu bạn là <br />
<br />
<br />
<br />
<br />
25<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
nhân vật A (hay nhân vật B)? Vấn đề này có thể được ngăn chặn như thế <br />
nào?...<br />
+ Kết quả trả lời các câu hỏi xung quanh tình huống phải được dùng <br />
để giải quyết một tình huống rộng hơn, khái quát hơn.<br />
+ Tình huống cần liên hệ với kinh nghiệm hiện tại cũng như thực tiễn <br />
cuộc sống, nghề nghiệp trong tương lai của người học.<br />
+ Tình huống có thể diễn giải theo cách nhìn của người đọc và để mở <br />
nhiều hướng giải quyết. Trong việc giải quyết các tình huống thực tiễn, <br />
không phải bao giờ cũng có giải pháp duy nhất đúng.<br />
+ Có thể tổ chức cho cả lớp cùng nghiên cứu một tình huống hoặc <br />
phân công mỗi nhóm nghiên cứu một tình huống khác nhau.<br />
<br />
<br />
* Phương pháp đóng vai<br />
Đóng vai là PPDH, trong đó GV tổ chức cho người học thực hành, “làm <br />
thử” một số cách ứng xử nào đó trong một tình huống giả định. Đây là PPDH <br />
nhằm giúp HS suy nghĩ sâu sắc về một vấn đề bằng cách tập trung vào một <br />
sự kiện cụ thể mà người học vừa thực hiện hoặc quan sát. Việc “diễn” <br />
không phải là phần chính của phương pháp này mà điều quan trọng là sự <br />
thảo luận sau phần diễn ấy.<br />
Các bước tiến hành:<br />
+ GV nêu chủ đề, chia nhóm và giao tình huống, yêu cầu đóng vai cho <br />
từng nhóm. Trong đó có quy định rõ thời gian chuẩn bị, thời gian đóng vai của <br />
mỗi nhóm.<br />
+ Các nhóm thảo luận về công tác chuẩn bị.<br />
+ Các nhóm tiến hành đóng vai.<br />
<br />
<br />
26<br />
Huỳnh Vũ Chương THCS Lê Đình Chinh<br />
Nâng cao chất lương dạy học nội dung pháp luật trong môn giáo dục công dân lớp 9 ở trường trung học cơ <br />
sở<br />
<br />
+ Lớp thảo luận, nhận xét, thường thì thảo luận bắt đầu về ứng xử <br />
của các nhân vật cụ thể hoặc tình huống trong vở diễn, nhưng sẽ mở rộng <br />
phạm vi sang những vấn đề khái quát hơn gắn với nội dung bài học.<br />
+ GV tổng hợp, đánh giá và rút ra kết luận. <br />
Yêu cầu sư phạm<br />
+ Tình huống đóng vai phải phù hợp với nội dung bài học, lứa tuổi, <br />
trình độ HS và điều kiện, hoàn cảnh lớp học. <br />
+ Tình huống không nên quá dài và phức tạp có thể vượt thời gian cho <br />
phép. <br />
+ Tình huống nên để mở với nhiều cách giải quyết khác nhau, không <br />
cho trước “kịch bản”, lời thoại.<br />
+ Phải dành thời gian phù hợp để HS thảo luận, xây dựng kịch bản <br />
chuẩn bị.<br />
+ Trong khi HS thảo luận và chuẩn