SKKN: Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá nội dung thực hành để nâng cao chất lượng giờ học môn GDQP-AN cho học sinh ở trường THPT
lượt xem 66
download
Sáng kiến “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá nội dung thực hành để nâng cao chất lượng giờ học môn GDQP-AN cho học sinh ở trường THPT” giúp học sinh tích cực hơn trong học tập môn GDQP - AN. Từ đó sẽ làm cho các em yêu thích môn học hơn, mặt khác cũng từ môn học này sẽ rèn luyện cho các em về nhiều mặt. Như thể chất, chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật và các đức tính tự lập, kiên trì, nhẫn nại, tinh thần tập thể… Mời quý thầy cô tham khảo sáng kiến trên.
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SKKN: Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá nội dung thực hành để nâng cao chất lượng giờ học môn GDQP-AN cho học sinh ở trường THPT
- SỞ GD&ĐT ĐỒNG NAI Cộng Hòa Xã Hội Chủ Nghĩa Việt Nam Trường THPT Thống Nhất B Độc Lập - Tự Do - Hạnh Phúc -------- SÁNG KIẾN KINH NGHIỆM NGHIÊN CỨU PHƯƠNG PHÁP KIỂM TRA ĐÁNH GIÁ NỘI DUNG THỰC HÀNH ĐỂ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG GIỜ HỌC MÔN GDQP-AN CHO HỌC SINH Ở TRƯỜNG THPT
- I. LÍ DO CHỌN ĐỀ TÀI. Đất nước Việt Nam là một dân tộc có truyền thống yêu nước nồng nàn, tinh thần đoàn kết quý báu. Một dân tộc anh hùng dũng cảm trong đấu tranh giành lại nền độc lập dân tộc và xây dựng bảo vệ Tổ quốc. Ngày nay, Việt Nam đang trên đà phát triển có nền kinh tế hội nhập chung với các nước trên thế giới. Hơn nữa Việt Nam lại có một vị trí quan trọng trong khu vực Đông Nam Á. Là khu vực phát triển thuộc vào hàng năng động nhất trên thế giới. Cùng với sự toàn cầu hóa về mọi mặt đặc biệt là nền kinh tế thị trường. Bên cạnh đó là sự phát triển ngày càng tinh vi của nhiều thế lực thù địch chống phá nền an ninh quốc phòng của mỗi quốc gia. Việt Nam cũng nằm trong số đó, do vậy Đảng và Nhà nước ta đã xác định bảo vệ nền an ninh quốc phòng toàn dân là đặc biệt quan trọng đòi hỏi chúng ta không được lơ là, mất cảnh giác. Để thực hiện tốt nhiệm vụ xây dựng nền quốc phòng toàn dân, an ninh nhân dân trong thời kì mới. Tư tưởng chỉ đạo của Đảng được Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ X xác định: “Kết hợp chặt chẽ hai nhiệm vụ chiến lược của cách mạng Việt Nam là xây dựng chủ nghĩa xã hội và bảo vệ Tổ quốc xã hội chủ nghĩa”. Môn học GDQP – AN là một môn học mới được đưa vào giảng dạy chính thức tại các trường THPT. Nhìn từ góc độ tâm lý của học sinh phổ thông chúng tôi nhận thấy các em chưa yêu thích môn học này lắm, có lẽ vì các em chưa hiểu và thấy được giá trị, ý nghĩa của môn học. Mặt khác phương pháp truyền thụ của giáo viên còn hạn chế chưa tác động gây lôi cuốn, khơi dậy được sự hứng thú học tập của các em. Ngoài ra môn GDQP-AN còn bị chính những người trong ngành như chúng ta xem nhẹ. Chừng nào chúng ta chưa thấy được giá trị đích thực của nó thì chúng ta không bao giờ truyền được ngọn lửa
- đam mê yêu thích học môn GDQP-AN cho học sinh. GDQP-AN không sống động lãng mạn như các môn xã hội, cũng không cụ thể tương đối như các môn tự nhiên. Mà nó là môn học thiên về chính trị nhiều hơn, khi thực hành đòi hỏi phải đảm bảo sự chính xác tuyệt đối và khi áp dụng vào thực tế nó chi phối toàn bộ đời sống, xã hội chúng ta. Vì đất nước có ổn định về chính trị thì mới phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội… Ở trang 14 sách GDQP-AN lớp 12 đã có khái niệm “Quốc phòng là công việc giữ nước của một quốc gia, gồm tổng thể hoạt động đối nội, đối ngoại về quân sự, chính trị, kinh tế, văn hóa, khoa học… của Nhà nước và nhân dân để tạo nên sức mạnh toàn diện, cân đối, trong đó có sức mạnh quân sự là đặc trưng, nhằm giữ gìn hòa bình, đẩy lùi, ngăn chặn các hoạt động gây chiến của kẻ thù và sẵn sàng đánh thắng chiến tranh xâm lược dưới mọi hình thức, quy mô”. Tầm quan trọng của GDQP-AN được thể hiện đó là hàng năm Nhà nước ta dành một khoản ngân sách lớn để chi cho quân đội. Ở các nước trên Thế giới như Mỹ, Nga, Trung quốc, Ấn độ hàng năm họ cũng chi một khoản kinh phí khổng lồ để nghiên cứu, chế tạo vũ khí tối tân. Mục đích của họ là để bảo vệ nền an ninh quốc gia, còn ở Nhật bản trước đây không có Bộ quốc phòng nhưng từ năm 2007 Nhật đã thành lập Bộ quốc phòng. Qua đó phần nào chúng ta thấy được vai trò và tầm quan trọng của Giáo dục quốc phòng. Đặc biệt với lứa tuối các em học sinh THPT thế hệ làm chủ đất nước sau này, không có lí do gì một người làm chủ đất nước lại không được biết bảo vệ xây dựng Tổ quốc là thế nào? Vậy dạy và học GDQP-AN sẽ trang bị cho các em tất cả những điều đó. Nhận thấy được tầm quan trọng của GDQP-AN cho học sinh Trường THPT Thống Nhất B nói riêng và các trường học trong hệ thống giáo dục quốc dân nói chung không chỉ thực hiện đầy đủ những quy định của Bộ giáo dục đào tạo về nội dung chương trình môn học, mà còn vận dụng sáng tạo phù hợp với điều kiện cụ thể của từng
- trường và tâm lí nhận thức của học sinh. Điều đó đã góp phần vào việc nâng cao được chất lượng của môn học. Từ nhận thức trên và một điều làm tôi trăn trở suy nghĩ đó là ngày nay càng có nhiều em học sinh, càng có nhiều thanh niên sống thực dụng thiếu lí tưởng lơ là xem nhẹ các môn học “phụ” nên chưa tích cực cũng như hăng say trong học tập. Xuất phát từ các lí do trên thông qua thực nghiệm giảng dạy tôi mạnh dạng tiến hành nghiên cức đề tài. “Nghiên cứu phương pháp kiểm tra đánh giá nội dung thực hành để nâng cao chất lượng giờ học môn GDQP-AN cho học sinh ở trường THPT”. Tôi tin tưởng qua phương thức kiểm tra đánh giá mới này các em học sinh sẽ tích cực hơn trong học tập môn GDQP - AN. Từ đó sẽ làm cho các em yêu thích môn học hơn, mặt khác cũng từ môn học này sẽ rèn luyện cho các em về nhiều mặt. Như thể chất, chính trị, tư tưởng, phẩm chất đạo đức, tính kỷ luật và các đức tính tự lập, kiên trì, nhẫn nại, tinh thần tập thể… II. THỰC TRẠNG TRƯỚC KHI THỰC HIỆN CÁC GIẢI PHÁP CỦA ĐỀ TÀI. 1. Thuận lợi: - Bản thân tôi được học liên kết chính quy lớp GDTC – GDQP-AN. - Đây là một môn học mới nên luôn nhận được sự quan tâm của Bộ giáo dục và đào tạo. - Luôn nhận được sự quan tâm của Sở giáo dục và đào tạo tỉnh Đồng nai, Ban giám hiệu trường THPT Thống Nhất B tạo điều kiện tối đa cho giáo viên hoàn thành tốt việc giảng dạy môn GDQP – AN học đường. - Bên cạnh đó hàng năm nhà trường cũng tạo điều kiện cho tôi được đi bồi dưỡng kiến thức tập huấn hàng năm do trường Quân sự tỉnh và sở giáo dục Đồng nai tổ chức. 2. Khó khăn:
- - Là một môn học mới được đưa vào giảng dạy nên giáo viên còn hạn chế ở phần kinh nghiệm giảng dạy. - Trang thiết bị, dụng cụ đồ dùng dạy học, sân bãi tập, phòng học còn thiếu và nhiều hạn chế. - Trang thông tin, sách tài liệu tham khảo còn ít, chưa phổ biến - Nội dung học tập thực hành còn ít - Đa số tượng học sinh còn thờ ơ, chưa tích cực, chưa ý thức được giá trị ý nghĩa của môn học. III. NỘI DUNG ĐỀ TÀI. 1. Cơ sở lí luận: - Mục tiêu giáo dục trong Nghị Quyết đại hội X Đảng ta xác định: Phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao, đổi mới toàn diện giáo dục và đào tạo, chấn hưng nền giáo dục Việt Nam, làm cho giáo dục và công nghệ thực sự là quốc sách hàng đầu. - Trên cơ sở đó nghành giào dục đã có những thay đổi quyết liệt nhằm thực hiện thành công Nghị Quyết đại hội X bằng nhiều giải pháp trong đó tập trung vào việc giải quyết dứt điểm những yếu kém trong giáo dục, cụ thể là cuộc vân động “ hai không với bốn nội dung”. Ngoài ra theo Quyết định số : 69/2007/QĐ-BGDĐT ngày 14 tháng 11 năm 2007 của Bộ trưởng Bộ Giáo Dục và Đào tạo về việc tổ chức dạy, học và đánh giá kết quả học tập môn giáo dục quốc phòng – an ninh. Để góp phần vào thực hiện thành công về đổi mới phương pháp giáo dục và tổ chức đánh giá kết quả học tập môn giáo dục quốc phòng mỗi giáo viên phải thật sự vận động sáng tạo lựa chọn phương pháp dạy học mang tính tích cực áp dụng vào thực tế. - Với cá nhân tôi, xin được trình bày một giải pháp đã dược trãi nghiệm ở đơn vị tôi công tác bước đầu rất khả quan trong việc thực hiện và đã đem lại tính hiệu quả trong việc tạo tính tích cực tự giác trong học tập môn GDQP – AN.
- - Nghiên cứu phương pháp này nhằm nâng cao chất lượng giờ học môn GDQP- AN. - Để giải quyết nhiệm vụ một đề tài dự kiến sẽ dựa trên các vấn đề sau: + Dựa trên điều kiện thực tế của trường và khả năng nhận thức của học sinh lớp 12A1, 12A2 và 12B1, 12B2 + Áp dụng phương pháp dựa trên kết quả kiểm tra thực nghiệm nội dung thực hành của học sinh lớp 12A1, 12A2 và 12B1, 12B2 2. Mục đích nghiên cứu: - Giúp học sinh tích cực hăng say trong học tập từ đó yêu thích môn học. Biết vận dụng kiến thức đã học vào trong thực tiễn. - Để giải quyết nhiệm vụ đề tài tôi đưa ra biện pháp sau: + Phân tích giảng giải cho học sinh thấy được giá trị của môn học thông qua việc kiểm tra đánh giá + Duy trì tồ chức hội thi quốc phòng để các em thi đua học tập vươn lên đạt nhiều thành tích. + Ngoài ra thường xuyên lấy môn học làm đề tài để giao lưu giữa các khối trong trường hay giữa các trường THPT với nhau. Nhằm thu hút các em tham gia. “ Học mà vui- vui mà học”. + Khen thưởng động viên kịp thời các em có thành tích xuất sắc để khích lệ lôi cuốn các em khác. - Qua hình thức kiểm tra đánh giá trên các em học thêm được nhiều đức tính: kiên trì, nhẫn nại, năng động, khả năng chịu đựng, tính chấp hành tổ chức kỷ luật. 3. Nhiệm vụ nghiên cứu. Trên cơ sở tổ chức kiểm tra đánh giá nội dung thực hành để nâng cao chất lượng giờ học môn GDQP-AN cho học sinh khối 12, thông qua đó tạo tính hăng say, tích cực, tự giác trong hoạt động luyện tập và học môn GDQP-AN học đường 4. Phương pháp nghiên cứu.
- - Phương pháp quan sát sư phạm: là phương pháp sử dụng theo dõi trực tiếp qua quá trình giảng dạy học tập mà không làm ảnh hưởng đến quá trình đó. Quan sát chủ yếu bằng mắt thường những biểu hiện bên ngoài như : cử chỉ, hành động động tác… tính chủ động tích cực sau đó ghi nhận hiện tượng quan sát để thu thập thông tin phục vụ cho việc nghiên cứu. - Phương pháp kiểm tra sư phạm: là phương pháp nghiên cứu mà người ta dựa vào hệ thống bài tập( còn gọi là kiểm tra) được tiêu chuẩn hóa về nội dung, hình thức và điều kiện thực hiện nhằm đánh giá khả năng khác nhau của người học. - Phương pháp thực nghiệm sư phạm: là phương pháp nghiên cứu mà người ta đựa vào quá trình giảng dạy những nhân tố mới, phương thức mới được nghiên cứu và phải làm sang tỏ tính ưu việt của chúng so với các nhân tố khác. Qua thời gian thực nghiệm trong 3 năm học 2009 đến 2012 cho khối lớp 12 đem so sánh kết quả thực nghiệm hàng năm trước và sau thực nghiệm để đánh giá tính hiệu quả nghiên cứu. 5. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 10/2009 đến tháng 4/2012 6. Đối tượng nghiên cứu: Là học sinh khối lớp 12 cụ thể 4 lớp 12A1, 12A2 và 12B1, 12B2 trường THPT Thống Nhất B 7. Địa điểm nghiên cưu: Trường THPT Thống Nhất B 8. Nội dung thực hiện nghiên cứu: - Để kiểm tra một cách khách quan, cụ thể chi tiết từng cử động động tác nhằm tạo tính tích cực, tự giác trong công tác học tập và hăng say trong tập luyện, tạo sự chuyển biến tích cực trong hoạt động dạy và học nội dung thực hành của học sinh khối 12 trung học phổ thông - Giáo viên phân tích giảng dạy nội dung thực hành CÁC TƯ THẾ VẬN ĐỘNG TRÊN CHIẾN TRƯỜNG CỦA HỌC SINH KHỐI 12 THPT
- thông qua phương pháp giảng dạy, tiến trình lên lớp và hình thức kiểm tra đánh giá nội dung thực hành - Kẻ 4 – 6 làng ô, cự li 1 – 1,2 m và đánh số thứ tự cho làng ô đó, có tổng độ dài 26 m trong đó được chia ra với hình thức cự li và nội dung phương thức tính điểm như sau:( mỗi động tác thực hiện cơ bản đúng) Stt Động tác Cự li (mét) Điểm 1 Đi khom cao 4 1 2 Đi khom thấp 4 1 3 Bò ( 2 chân 1 tay) 4 2 4 Lê cao 3 1 5 Lê thấp 2 1 6 Trườn địa hình bằng phẳng 2 1 7 Trường địa hình mấp mô 2 1 8 Vọt tiến 5 1 9 Tư thế chuẩn bị, quan sát mục tiêu 1 - Mỗi động tác trong di chuyển khi vai đến vạch phân cách giới hạn đoạn đường thì phải chuyển tiếp qua động tác tư thế mới. Hình thức di chuyển như sau: Học sinh xuất phát ban đầu đi khom cao đến hết đoạn đường 4 m, khi vai đến vạch giới hạn thì chuyển sang động tác đi khom thấp, đế vạch tiếp theo chuyển sang động tác Bò, cứ như vậy cuối cùng thực hiện động tác vọt tiến chạy về đích. Thời gian thực hiện toàn bộ các động tác vận động : nam 50 giây, nữ 80 giây. - Phương thức tính điểm thông qua cử động, động tác như sau: + Đảm bảo về thời gian tính thang điểm 10 + Mỗi động tác thực hiện cơ bản sai sẽ bị trừ đúng số điểm quy định ở bảng trên + Mỗi cử động cơ bản sai sẽ bị trừ 0,2 đ + Nhiều hơn thời gian quy định 10 giây sẽ bị trừ 1 điểm
- Điểm đạt được là thang điểm kỹ thuật động tác cộng với điểm thời gian chia hai - Cách thức tổ chức kiểm tra: B1: cho học sinh lập phiếu để đánh giá thông qua giấy học sinh và kẻ ô theo quy định thứ tự động tác được kiểm tra: Họ tên học sinh: ……… Kiểm tra : Lớp : …… Môn học: Nội dung: TTCB , Đt đi khom Đt bò Đt lê Đt trườn Vọt quan sát cao tiến muc tiêu Cao Thấp Cao Thấp Địa hình Địa hình bằng phẳng mấp mô B2: Gv lập nhóm 4 – 5/lượt học sinh theo phương thức cho học sinh tự chọn nhóm hoặc xếp theo vị trí nhóm ngẫu nhiên theo vị trí làng ô kẻ sẵn, cứ như vậy cho đến hết lớp, chọn 4 – 5 học sinh làm thư ký chịu trách nhiệm quan sát vị trí phân công theo số thứ tự làn ô kiểm tra cung như khi người kiểm về đích và ghi lại kết quả nội dung kiểm tra mà giáo viên thông báo theo ký hiệu: động tác -> đt ; cử động -> cđ, dưới phần ô biểu mẫu phần động tác mà học sinh kẻ sẵn. - Gv quan sát chung vừa làm công tác trọng tài vừa làm giám khảo. * Hình thức thực hiện: + Gv gọi thứ tự tùng lượt vào vị trí + Gv thông bao, hô chuẩn bị là bắt đầu cho kiểm tra + Khi có tính hiệu còi của giáo viên là bắt đầu tính thời gian + Trong thời gian học sinh di chuyển giáo viên quan sát theo dõi và thông báo cho ban thư ký ghi lại nội dung phạm lỗi nếu có.
- + Cuối tiết thông báo lại nội dung học sinh bị lỗi(nếu có) và tổng thời gian trước lớp(nếu có thời gian) * Thông qua hình thức kiểm tra đánh giá trên đây tôi nhận thấy học sinh rất tích cực và tự giác tổ chức tập luyện cao, từ đó tạo sự chuyển biến tốt đối với nội dung môn học dồng thời tạo sự tích cực cho người dạy và cả người học. Đây là hình thức kiểm tra đánh giá mới mà tôi đã áp dụng trong giảng dạy bài thực hành các tư thế vận động trên chiến trường của học sinh khối 12 trung học phổ thông. Nay tôi mạnh dạng giới thiệu và gửi đến quý thầy cô phương thức kiểm tra đánh giá nội dung thực hành mới này nhằm để làm tăng tính tích cực cho học sinh trong nội dung học thực hành nói riêng và môn giáo dục quốc phòng nói chung, từ đó có thể phát triển cải tiến cho một số nội dung khác trong giảng dạy môn giáo dục quốc phòng hiện nay. IV. KẾT QỦA Qua những năm công tác giảng dạy bộ môn GDQP-AN. Tôi đã nhận được sự giúp đỡ tạo điều kiện của Ban giám hiệu cũng như của đồng nghiệp trong trường và nhất là sự cố gắng nỗ lực của học sinh. Thực tế cho thấy kết quả kiểm tra đánh giá qua hàng năm học đều được nâng lên. Trước đây thông qua hình thức kiểm tra đánh giá qua từng động tác riêng lẻ thì đa số học sinh lười luyên tập, một phần ngại nắng phần ngại đơn lẻ cho nên hoạt động học sinh tổ chức tập luyện tương đối thấp chiếm khoảng 50 – 60%. Từ khi tôi áp dụng phương pháp hình thức kiểm tra đánh giá mới này học sinh tích cực và tự tổ chức luyện tập hăng say hơn đạt tới 90 – 95%. Riêng kết quả đạt được qua hội thao GDQP-AN toàn tỉnh giành cho học sinh THPT cũng có nhiều khả quan. Năm học 2006- 2007 trường THPT Thống Nhất B đứng hạng 19 toàn tỉnh. Năm học 2008-2009 thành tích đẩy lên đứng thứ 10 toàn tỉnh và đạt giải
- khuyến khích toàn đoàn, Năm học 2010 – 2011 đứng thứ 3 toàn tỉnh. Thành tích trên đã khích lệ động viên tinh thần cho cả giáo viên giảng dạy và học sinh học bộ môn GDQP-AN. Là một giáo tôi biết đây là những hạt nhân quan trọng là những tấm gương mà tôi có thể vận dụng đem vào các tiết giảng của mình nhằm mục đích truyền đạt sự yêu thích đam mê, thúc đẩy tính tích cực tự giác trong môn học GDQP - AN. Giúp các em ý thức hiểu được tầm quan trọng của GDQP-AN góp phần vào việc hoàn thiện các môn học và sự phát triển của giáo dục đào tạo. V. BÀI HỌC KINH NGHIỆM. - Xác định được phương pháp giảng dạy cho từng bài, từng nội dung cụ thể. Qua môn học tìm ra được những học sinh có năng khiếu đạt thành tích cao để từ đó có biện pháp bồi dưỡng giáo dục cho các em có cơ hội được thể hiện mình, đồng thời cũng mang lại thành tích cho nhà trường qua các kì hội thao. - Không gây ức chế hoặc giao bài với chế độ rèn luyện quá sức đối với học sinh. Đối với giáo viên luôn cố gắng tìm tòi và học hỏi thêm từ thông tin sách, báo, đồng nghiệp từ đó chắc lọc nội dung để vận dụng vào bài giảng của mình thêm phần sôi động lôi cuốn các em say mê hơn, tích cực hơn tự giác hơn với môn học. GDQP-AN là một môn học đặc thù qua đó rèn luyện được rất nhiều các đức tính, đòi hỏi người học phải thật sự nghiêm túc. - Từ môn học các em biết vận dụng vào thực tiễn cuộc sống. Giúp nhiều em hình thành những ước mơ hoài bão muốn thi vào các trường quân sự, công an muốn được phục vụ lâu dài trong các ngành này. VI. KẾT LUẬN – KIẾN NGHỊ. - Trên đây là một số quan điểm, nhận định của tôi về môn GDQP-AN. Và phương pháp trãi nghiệm mà tôi đã áp dụng giảng dạy và kiểm tra đánh giá đối với học sinh ở khối 12 của trường THPT
- Thống Nhất B. Từ kết quả đã đạt được tôi biết mình còn phải cố gắng rất nhiều để duy trì và mong muốn không ngừng của tôi là làm sao nâng cao được thành tích cao hơn nữa. Đồng thời tôi luôn cố gắng để tìm ra cách truyền đạt tốt nhất, phù hợp với nội dung bài giảng góp phần vào việc nâng cao chất lượng môn học và làm cho học sinh hứng thú say mê hơn, tích cực hơn với môn học. - Tôi biết trãi nghiệm giảng dạy của mình còn hạn chế phương pháp mà tôi đã sử dụng chưa phải là tối ưu đôi khi còn có hạn chế và thiếu sót rất mong được sự giúp đỡ đóng góp ý kiến của tất cả quý thầy cô và đồng nghiệp. Thống nhất, ngày 10 tháng 04 năm 2012 Người viết Nguyễn Văn Công
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
SKKN: Giải pháp góp phần hạn chế tỉ lệ học sinh yếu kém ở trường THPT An Biên năm học 2011- 2012
30 p | 405 | 53
-
SKKN: Một số kinh nghiệm dạy bài thực hành trong chương trình Sinh 8
8 p | 591 | 51
-
SKKN: Hướng dẫn công tác tự đánh giá, kiểm định chất lượng giáo dục
16 p | 549 | 47
-
SKKN: Công tác kiểm tra chuyên môn của hiệu trưởng trường tiểu học
12 p | 498 | 40
-
SKKN: Một số biện pháp chỉ đạo dạy học, kiểm tra, đánh giá theo chuẩn kiến thức, kỹ năng tại trường THCS Phan Đình Phùng, huyện Krông Buk trong năm học 2010-2011
32 p | 141 | 16
-
SKKN: Tính hiệu quả trong việc úng dụng CNTT vào giảng dạy môn lịch sử
0 p | 148 | 13
-
SKKN: Một số nội dung về đổi mới phương pháp dạy học theo hướng phát huy năng lực người học trong môn GDCD
11 p | 137 | 11
-
SKKN: Một hoạt động thực hiện đổi mới kiểm tra đánh giá học sinh - môn Ngữ văn
21 p | 104 | 10
-
SKKN: Một số kinh nghiệm giáo dục học sinh lớp chủ nhiệm ý thức bảo vệ môi trường
30 p | 159 | 9
-
SKKN: Một số đổi mới trong phương pháp kiểm tra đánh giá môn toán cho học sinh trường THCS quận Thanh Xuân
36 p | 77 | 5
-
SKKN: Một số biện pháp rèn kĩ năng học văn cho học viên Trung tâm GDTX – HN Tỉnh
29 p | 70 | 3
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn