Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
<br />
I.MỞ ĐẦU:<br />
1. LÝ DO CHỌN ĐỀ TÀI:<br />
Đối với môn hóa học, đây là môn học “vỡ lòng”, hoàn toàn mới lạ đối với <br />
các em, sự tiếp xúc môn học này ít nhiều làm cho các em bỡ ngỡ, một số ít <br />
các em có năng khiếu còn tìm tòi thích thú đối với môn học mới này, còn đa số <br />
các em đều cảm thấy xa lạ và ngán ngại, nếu không có biện pháp thích hợp <br />
các em rất dễ chán nản, bỏ học. Các em xem môn học này là một trong những <br />
môn học khó khăn nhất giống như các môn học tiếng nước ngoài. Vì thực tế <br />
đối với các em, khi học môn học này phải học thuộc lòng các kí hiệu hóa học, <br />
tên gọi, hóa trị,…các em còn lúng túng , mù mờ việc dự đoán các sản phẩm <br />
tạo thành trong một phương trình phản ứng hóa học, việc củng cố rèn luyện <br />
các em đối với môn học này ở bậc THCS giúp cho học sinh có kiến thức cơ <br />
bản để làm nền tảng cho bậc học tiếp theo.<br />
Quán triệt quan điểm “dạy thật , học thật”, chống lại “bệnh thành tích” <br />
trong giáo dục, đang là căn bệnh nhức nhối mà riêng tôi cảm thấy bức xúc! <br />
Trong khuôn khổ chia sẻ “ kinh nghiệm rèn luyện học sinh yếu, kém môn <br />
hóa học”, bản thân công tác trong nghành luôn trăn trở và luôn tìm giải pháp <br />
nâng cao chất lượng học sinh nói chung trong đó quan tâm nhiều đến học sinh <br />
yếu kém nói riêng<br />
2. MỤC TIÊU, NHIỆM VỤ CỦA ĐỀ TÀI:<br />
Qua nội dung của đề tài giáo viên có phương pháp truyền thụ kiến thức cơ <br />
bản cho học sinh, học sinh nhận biết, thông hiểu, vận dụng kiến thức làm các <br />
bài tập ở nhà, bài tập ở lớp, bài kiểm tra.<br />
Nhằm nâng cao chất lượng dạy và học <br />
Là động lực thúc đẩy các học sinh yếu kém có ý thức hơn trong học tập <br />
Là cơ sở kiến thức cho học sinh tiếp thu chương trình cấp trung học sơ sở<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 1<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
Nêu ra các bước ngắn gọn với các ví dụ minh họa và có những ví dụ thông <br />
qua một vài nội dung học ở môn hóa học 8, 9 để từng bước tạo hứng thú cho <br />
các em trong các bài học<br />
3. ĐỐI TƯỢNG NGHIÊN CỨU:<br />
Rèn luyện học sinh yếu kém môn hóa học 8,9 cho học sinh<br />
Nội dung vài bài học trong chương trình SGK Hóa học THCS<br />
Hiện tượng liên quan đến kiến thức hóa học THCS<br />
4. GIỚI HẠN PHẠM VI NGHIÊN CỨU:<br />
Học sinh lớp 8A6 năm học 2013 2014, 9A6 năm học 2014 2015 ở trường <br />
THCS Nguyễn Trãi – Huyện KrôngAna Tỉnh ĐăkLăk<br />
5. PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU:<br />
Khi nghiên cứu đề tài này tôi sử dụng phối hợp các phương pháp sau:<br />
Quan sát<br />
Nghiên cứu sản phẩm của đối tượng<br />
Khái quát lý luận, phân tích lý luận<br />
Thực nghiệm khoa học<br />
Vận dụng kiến thức đã học trong trường Cao Đẳng và Đại Học, kiến thức <br />
sách giáo khoa hóa học lớp 8,9 của Bộ Giáo dục và phương pháp cải cách bộ <br />
môn hóa học lớp 8,9<br />
II. NỘI DUNG<br />
1. CƠ SỞ LÝ LUẬN THỰC HIỆN ĐỀ TÀI:<br />
Cùng với quan điểm của Đảng luôn xem giáo dục đào tạo là quốc sách hang <br />
đầu có tác dụng to lớn trong công cuộc phát triển kinh tế xã hội của đất <br />
nước. Những định hướng lớn về phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội trong <br />
cương lĩnh xây dựng đất nước trong thời kì quá độ lên chủ nghĩa xã hội(bổ <br />
sung và phát triển năm 2011), khẳng định “ giáo dục và đào tạo có sứ mệnh <br />
nâng cao dân trí, phát triển nguồn nhân lực, bồi dưỡng nhân tài, góp phần <br />
quan trọng phát triển đất nước, xây dựng nền văn hóa và con người Việt <br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 2<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
Nam. Phát triển giáo dục và đào taọ cùng với phát triển khoa học và công <br />
nghệ là quốc sách hang đầu. đổi mới căn bản và toàn diện giáo dục và đào <br />
tạo theo nhu cầu phát triển của xã hội… đẩy mạnh xã hội học tập, tạo cơ <br />
hội và điều kiện cho mọi công dân được học tập suốt đời”1<br />
Hưởng ứng cuộc vận động của Bộ Giáo dục và đào tạo: “Mỗi thầy cô giáo <br />
có ít nhất một sáng kiến kinh nghiệm” và phong trào “ trường học thân <br />
thiện, học sinh tích cực” nhằm phát huy tích cực và tiềm năng sáng tạo của <br />
giáo viên trong nhà trường, góp phần nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện!<br />
“Lâu nay chúng ta chỉ khen thưởng cho học sinh khá, giỏi, xuất sắc mà quên <br />
đi những học sinh yếu kém có tiến bộ. Bên cạnh đó phải nghiên cứu phương <br />
pháp phụ đạo, bồi dưỡng cho học sinh yếu kém”2. Thật vậy, việc khen <br />
thưởng kịp thời những học sinh có thành tích xuất sắc trong học tập, động <br />
viên, khích lệ học sinh yếu kém có tiến bộ kịp thời mới khuyến khích được <br />
phong trào dạy và học trong nhà trường. sự đổi mới trong giảng dạy là một <br />
yêu cầu thực tế của xã hội.<br />
2. THỰC TRẠNG:<br />
2.1 Thuận lợi – khó khăn:<br />
Thuận lợi: Nhà nước và bộ giáo dục, sở giáo dục, phòng giáo dục, nhà <br />
trường quan tâm đến công tác bồi dưỡng nghiệp vụ chuyên môn cho giáo viên. <br />
Cơ sở vật chất trường học và đồ dùng phục vụ công tác dạy và học tương đối <br />
tốt. Công nghệ thông tin được cập nhật là điều kiện để giáo viên dạy tốt và <br />
học sinh học tốt.<br />
Khó khăn:<br />
<br />
*Từ học sinh:<br />
<br />
Học sinh không hứng thú học tập bộ môn: Khác với các môn khác, môn <br />
Hóa Học có nhiều khái niệm trừu tượng, khó, học sinh hạn chế <br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 3<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
kiến thức cơ bản, do đó học sinh tiếp thu kiến thức ngày càng khó <br />
khăn và thiếu hụt.<br />
<br />
Chất lượng đầu vào thấp, học sinh học yếu môn Toán, Lý khó có khả năng <br />
tiếp thu kiến thức môn Hóa học do đó sợ môn Hóa và không ham thích <br />
học Hóa. <br />
<br />
Một số em lười học, thiếu sự chuẩn bị chu đáo dụng cụ học tập dẫn tới <br />
không nắm được các kĩ năng cần thiết trong việc học và vận dụng vào <br />
việc giải quyết các dạng bài tập Hóa học.<br />
<br />
Một số em thiếu tìm tòi, sáng tạo trong học tập, không có sự phấn đấu <br />
vươn lên, có thói quen chờ đợi lười suy nghĩ hay dựa vào giáo viên, bạn <br />
bè hoặc xem lời giải sẵn trong sách giải một cách thụ động.<br />
<br />
* Từ giáo viên:<br />
<br />
Chưa thực sự quan tâm đến tất cả các đối tượng học sinh trong cả lớp mà <br />
chỉ chú trọng một số em học khá, giỏi; giáo viên chưa thật tâm lý, chưa <br />
động viên khéo léo kịp thời đối với những tiến bộ của học sinh dù nhỏ.<br />
<br />
Chưa cân đối giữa việc truyền thụ kiến thức với rèn luyện kỹ năng thực <br />
hành Hóa Học.<br />
<br />
Không nắm chắc đối tượng dẫn tới đề quá cao hoặc quá thấp đối với học <br />
sinh.<br />
<br />
Chưa tạo được không khí học tập thân thiện. Giáo viên bộ môn chưa phối <br />
kết hợp tốt với giáo viên chủ nhiệm và phụ huynh học sinh.<br />
<br />
Phương pháp dạy học chậm đổi mới: Nhiều giáo viên chưa chú ý đến <br />
phương pháp dạy học đặc trưng của bộ môn: không có thí nghiệm trên <br />
lớp, bỏ giờ thực hành thí nghiệm, phương tiện dạy học nghèo nàn, lạc <br />
hậu.<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 4<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
Việc kiểm tra, đánh giá chưa nghiêm túc, chưa có tác dụng khích lệ học sinh <br />
trong học tập, thậm chí còn tạo điều kiện cho học sinh chây lười. <br />
<br />
Chưa tổ chức được các buổi ngoại khóa, những hoạt động ngoài giờ lên lớp <br />
cho học sinh tham gia. <br />
<br />
* Từ phụ huynh học sinh và xã hội:<br />
<br />
Học sinh là con em nhân dân lao động, nghèo ít có điều kiện đầu tư việc học <br />
cho con cái. <br />
<br />
Một số phụ huynh không quan tâm đến việc học của con em, khoán trắng <br />
việc học tập của con em họ cho nhà trường.<br />
<br />
Sự phát triển bùng nổ của công nghệ thông tin cùng với internet với các dịch <br />
vụ vui chơi, giải trí hấp dẫn đã lôi cuốn các em.<br />
2.2 Thành công – Hạn chế:<br />
Thành công: Khi áp dụng đề tài này phần lớn học sinh có hứng thú với môn <br />
học, siêng năng và có ý thức tự học. Các em học sinh luôn tích cực qua việc <br />
hoàn thành bài tập ở nhà và nắm được tương đối kiến thức trọng tâm của từng <br />
bài học<br />
Hạn chế: Thời lượng phân phối chương trình lên lớp chưa đủ để cho các em <br />
làm bài tập và trực quan bằng thí nghiệm biểu diễn, một số học sinh chưa có <br />
tinh thần tự giác học tập, không có thói quen tự học ở nhà; một bộ phận phụ <br />
huynh chưa thực sự quan tâm đến việc học tập của con em mình.<br />
2.3 Mặt mạnh, mặt yếu:<br />
<br />
Đề tài là tài liệu tham khảo cho giáo viên đang giảng dạy môn hóa học ở <br />
trường THCS cũng như giáo viên đang giảng dạy ở nhiều môn học khác tạo <br />
động lực cho học sinh học tập tốt hơn môn học của mình. Học sinh ý thức <br />
hơn việc tự học, nhận thấy rằng việc tự học là rất cần thiết để nâng cao <br />
kiến thức cho bản thân cũng như giúp học tốt hơn các môn học trong nhà <br />
trường đặc biệt là môn hóa học.<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 5<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
Với đối tượng học sinh yếu, để các em phát huy tốt khả năng của mình cần <br />
có sự phối hợp thường xuyên hơn giữa gia đình với nhà trường và giáo viên <br />
giảng dạy bộ môn vì với đối tượng học sinh này kỹ năng tự học ở nhà là <br />
chưa tốt.<br />
<br />
2.4 Nguyên nhân, các yếu tố tác động:<br />
Từ thực tế giảng dạy tôi nhận thấy rằng việc các em học yếu kém môn <br />
hóa học là do nhiều nguyên nhân như: Do đặc điểm lứa tuổi, do hoàn cảnh <br />
sống và môi trường tác động, ở đây vì nhiều gia đình có hoàn cảnh khó khăn <br />
nên số học sinh bỏ học giữa chừng để làm kinh tế phụ giúp gia đình khá phổ <br />
biến, các em thấy bạn cùng lứa tuổi mình đã có thể kiếm được tiền mà không <br />
cần học tập nhiều cộng với việc tiếp thu các môn học gặp nhiều khó khăn <br />
cũng góp phần làm các em lơ là việc học nên tự bản thân học sinh chưa có <br />
động lực để học tập. Ngoài những nguyên nhân khách quan trên cũng còn một <br />
phần là do kiến thức môn hóa học trừu tượng, khó tiếp thu đối với một số học <br />
sinh, số lượng bài tập nhiều và khó cũng góp phần tạo nên sự chán nản nơi <br />
học sinh. <br />
<br />
2.5 Phân tích, đánh giá các vấn đề về thực trạng mà đề tài đã đặt ra<br />
<br />
Từ các vấn đề mà thực trạng học sinh yếu kém môn Hóa Học đã nêu ở đây <br />
có 2 nguyên nhân chủ yếu: <br />
<br />
+ Là yếu tố ngoại cảnh, do môi trường sống, bạn bè và gia đình tác động đến <br />
sự tự học của học sinh nói chung. Với nguyên nhân này giải pháp khắc phục <br />
là cần tăng cường sự phối hợp tốt hơn nữa giữa nhà trường và gia đình học <br />
sinh, đặc biệt là những em mà gia đình có điều kiện kinh tế khó khăn, sự <br />
động viên khích lệ của giáo viên dành cho bản thân các em là cần thiết.<br />
<br />
+ Là do đặc điểm môn học và phương pháp giảng dạy của giáo viên. Tâm lý <br />
chung của học sinh là dễ chán nản nếu như các em không hiểu bài. Chẳng <br />
hạn trong chương trình lớp 8 nếu các em không học thuộc bảng 1 – Một số <br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 6<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
nguyên tố hóa học SGK/ 42 và bảng 2 – Hóa trị của một số nhóm nguyên tử <br />
SGK/ 43, những công thức chuyển đổi giữa khối lượng, thể tích và lượng <br />
chất thì các em khó có thể có những kiến thức kỹ năng cơ bản để giải bài <br />
tập. Đây là những công thức căn bản có thể áp dụng vào cho cả chương trình <br />
hóa học mà nếu các em ngay từ đầu không nắm vững thì sẽ rất khó vận dụng <br />
vào làm bài tập ở những bài học tiếp theo dẫn đến chán nản dẫn đến kết quả <br />
học tập giảm sút.<br />
<br />
Từ những khó khăn nêu trên mà học sinh khi học môn hóa học 8, 9 mắc <br />
phải, với những kinh nghiệm giảng dạy nhiều năm môn hóa học lớp 8 và 9 <br />
tôi mạnh dạn đề xuất một vài giải pháp nhằm giúp các em khắc phục những <br />
khó khăn trên đồng thời thông qua việc các em nắm được các kiến thức áp <br />
dụng vào làm bài tập để từng bước các em biết cách học để nâng cao kiến <br />
thức của mình.<br />
<br />
3. GIẢI PHÁP – BIỆN PHÁP: <br />
<br />
3.1 Mục tiêu của giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Viết lại những kinh nghiệm đã có trong quá trình giảng dạy nhằm giúp học <br />
sinh từng bước nắm được những kiến thức cơ bản để cải thiện kết quả học <br />
tập các môn học nói chung và môn hóa học nói riêng cũng như tạo tiền đề tốt <br />
để phát triển thêm nhiều kỹ năng khác trong môn hóa học như kỹ năng làm thí <br />
nghiệm, kỹ năng viết báo cáo thực hành, kỹ năng giải bài tập……<br />
<br />
3.2 Nội dung và cách thức thực hiện giải pháp trên:<br />
<br />
Từ thực tiễn giảng dạy tôi nhận thấy rằng để học sinh không còn yếu kém <br />
đối với môn học này cũng như từng bước tạo hứng thú say mê với môn học <br />
của các em, để ngày càng nâng cao chất lượng môn học thì cần phải trải qua <br />
những bước làm cụ thể sau:<br />
Phân loại học sinh, giúp đỡ, động viên kịp thời: <br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 7<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
Kiểm tra kiến thức chung của các em từ đầu năm học từ đó phân loại học <br />
sinh yếu kém, trao đổi với giáo viên Chủ nhiệm,giáo viên bộ môn của năm học <br />
trước để có thể nắm rõ tính cách, hoàn cảnh học lực của những môn học liên <br />
quan. Giáo viên không chỉ truyền đạt kiến thức mà quan trọng hơn là tổ chức <br />
những tình huống kích thích sự tò mò, đòi học của các em, hướng dẫn các em <br />
khắc phục khó khan mà học tập để tiến bộ. trang bị cho các em học sinh yếu <br />
kém những kiến thức cơ bản đã học qua mà các em quên hoặc cưa biết. cần <br />
thiết ghi tóm tắt, cách nhớ, mẹo nhớ…giúp cho các em biết cách học, có <br />
phương pháp học tập phù hợp với bộ môn<br />
Thiết nghĩ làm giáo dục và đào tạo không chỉ dạy các em kiến thức cơ bản <br />
trong từng môn học mà còn phải kết hợp giáo dục đạo đức, hiểu rõ tâm lý đối <br />
tượng nghiên cứu để có biên pháp thích hợp và kịp thời. tùy theo từng học sinh <br />
và từng nguyên nhân cụ thể dẫn đến học yếu, kém. Hóa học là môn tự nhiên <br />
liên quan mật thiết với môn Toán, Lý nếu các em hỏng kiến thức, thiếu kỹ <br />
năng làm toán thì các em dễ chán nản môn Hóa học.<br />
Điều này bắt nguồn từ bệnh thành tích của nhiều năm trước, có những em đã <br />
học lớp 9 mà tìm ẩn x hay áp dụng quy tắc tam suất để tìm số mol trên <br />
phương trình còn chưa nắm vững. Giúp các em lấy lại tự tin, đòi hỏi giáo viên <br />
phải ôn lại những kiến thức căn bản về toán học. <br />
Ví dụ: Tìm hóa trị của một nguyên tố chưa biết, ta cần đặt ẩn x( là hóa trị <br />
của nguyên tố cần tìm), sau đó áp dụng quy tắc hóa trị để tìm x. chẳng hạn ta <br />
được 2x = 6 => x = 6/2 =3.Hay, cứ 1 mol sắt tác dụng với 2 mol HCl. Vậy 0,05 <br />
mol sắt tác dụng thì cần bao nhiêu mol HCl phản ứng, mà các em còn lung túng <br />
chưa giải quyết được.<br />
Thường xuyên kiểm tra bài, làm những bài tập đơn giản để động viên, khích <br />
lệ tinh thần,khen tặng những tiến bộ qua từng bài tập nhỏ. Chẳng hạn: “ Hôn <br />
nay em rất tiến bộ, cố gắng thêm”. Ngoài những khen tặng động viên khi các <br />
em tự hoàn thành một bài tập hay đã nắm vững một vấn đề nào đó còn phải <br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 8<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
tìm những điểm tôt khác của các em để khen ngợi. Chẳng hạn, tính cẩn thận, <br />
cách trình bày rõ ràng. Khen tặng, khích lệ tinh thần là một nghệ thuật dẫn dụ <br />
con người mà từ xưa đến nay các nhà khoa học lừng danh đã làm nên lịch sử <br />
cững từ đó.<br />
Để hỗ trợ các em trong học tập, cần hướng dẫn các em suy đoán đơn giản <br />
về sản phẩm tạo thành cho một phản ứng hóa học vô cơ thông thường: phản <br />
ứng trung hòa, phản ứng trao đổi, phản ứng hóa hợp, phản ứng thế, phản ứng <br />
nhiệt phân và kể cả phản ứng oxi hóa khử thông thường…. <br />
Đầu tiên phải kiểm tra và giúp cho các em học thuộc kí hiệu và hóa trị của <br />
một số nguyên tố thường gặp một cách thành thạo<br />
Hướng dẫn lại cách viết đúng công thức hóa học:<br />
Công thức hóa học dạng chung: <br />
a b<br />
AxBy<br />
Trong đó: A, B là KHHH của nguyên tố ( B có thể là nhóm nguyên tử)<br />
a, b là hóa trị của A,B <br />
x, y là chỉ số của A, B<br />
+ Trường hợp I : a = b x= y= 1( chỉ số 1 không ghi trong CTHH)<br />
I I<br />
Ví dụ: Na xCly CTHH: NaCl<br />
II II<br />
Mg x OY CTHH: MgO<br />
II II<br />
Fex( SO4)y CTHH : FeSO4 <br />
+ Trường hợp II : a # b x= b, y = a ( x, y tối giản)<br />
III II<br />
Ví dụ : Alx Oy CTHH : Al2O3<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 9<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
<br />
<br />
IV II<br />
Sx Oy CTHH : SO2<br />
<br />
<br />
II III<br />
Cax ( PO4)y CTHH: Ca3 ( PO4)2<br />
II II<br />
Cax ( HPO4)y CTHH: Ca HPO4<br />
Cách nhanh để lập CTHH : Hóa trị của nguyên tố này là chỉ số của nguyên <br />
tố kia( trừ một số trường hợp ngoại lệ )<br />
* Cho các em viết công thức hóa học từ dễ đến khó như sau : <br />
Viết công thức các chất tham gia phản ứng<br />
Dự đoán phản ứng xảy ra ( dự đoán sản phẩm tạo thành) của oxit bazơ với <br />
axit : để viết đúng sản phẩm của phản ứng giữa axit với oxit bazơ, ta có cách <br />
nhớ như sau : ‘‘ Kim loại trong oxit sẽ kết hợp với gốc axit tạo thành muối, <br />
hidro kết hợp với oxi tạo thành nước’’ hay dễ nhớ nhất là ‘‘ gần với gần, xa <br />
với xa’’<br />
ví dụ : 6HCl + Al2O3 => 2AlCl3 +3 H2O <br />
Quan trọng hơn là học sinh phải thuộc hóa trị để viết đúng công thức hóa học <br />
và cân bằng đúng phương trình.<br />
Đối với nhiều học sinh lớp 9 bài toán tính theo PTHH đơn giản nhiều em <br />
vẫn chưa biết làm, chưa biết mình phải bắt đầu từ đâu, giáo viên nên đưa ra <br />
phương pháp giải và hướng dẫn học sinh từ từ để học sinh nắm được phương <br />
pháp.<br />
Trước tiên phải ôn tập cho học sinh một số công thức cần vận dụng khi giải <br />
toán tính theo PTHH:<br />
* Công thức chuyển đổi giữa khối lượng và lượng chất:<br />
m = n . M n = m : M M = m : n<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 10<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
m: Khối lượng chất( g) , n là số mol chất( mol). M là khối lượng mol( g)<br />
* Công thức chuyển đổi giữa lượng chất và thể tích chất khí:<br />
V ( đktc) = 22,4. n n= V : 22,4<br />
V ( đkt) = 24. n n= V : 24<br />
* Công thức tỉ khối của khí A đối với khí B:<br />
d A/B = MA : MB<br />
* Công thức tìm khối lượng dung dịch liên quan đến khối lượng riêng: <br />
m = V. D V = m : D<br />
m: là khối lượng dung dịch ( g)<br />
D là khối lượng riêng<br />
V là thể tích dung dịch.<br />
* Công thức tính nồng độ mol và nồng độ % của dung dịch:<br />
n<br />
Công thức tính nồng độ mol : CM = <br />
V<br />
<br />
CM : Nồng độ mol<br />
n: số mol<br />
V: thể tích ( l)<br />
Công thức tính nồng độ phần trăm:<br />
mct<br />
C% = . 100%<br />
mdd<br />
mct là khối lượng chất tan, biểu thị bằng gam <br />
mdd là khối lượng dung dịch, biểu thị bằng gam<br />
mdd = mct + mdm<br />
Từ những công thức trên, học sinh đã vận dụng vào bài tập tính theo PTHH<br />
Dạng cơ bản : Dựa vào lượng 1 chất tính lượng các chất khác theo phản ứng.<br />
Phương pháp giải :<br />
Bước 1 : Đổi khối lượng hoặc thể tích chất khí ra số mol :<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 11<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
+ Nếu đề bài cho khối lượng : n= m/M<br />
+ Nếu đề bài cho thể tích chất khí( đktc): n= V/22.4<br />
Bước 2 : Lập PTHH của phản ứng<br />
Bước 3 : Dựa vào PTHH để tìm số mol chất tham gia hoặc tạo thành<br />
Bước 4 : Đổi số mol thành khối lượng hoặc thể tích ( m = n.M, V = n.22,4)<br />
<br />
Lớp 8: <br />
Ví dụ 1 : Bài tập này có thể được vận dụng thi học kì 1 sau khi học tiết 32, <br />
33 tính theo PTHH.<br />
Đề: Cho 3,25 gam kẽm tác dụng với dung dịch axit clohiđric ( HCl) vừa đủ, <br />
tạo thành kẽm clorua (ZnCl2) và khí hiđro.<br />
a.Tính khối lượng của axit clohiđric đã dùng?<br />
<br />
b.Tính thể tích khí hiđro thoát ra( đk tc)<br />
<br />
Hướng dẫn:<br />
<br />
m Zn 3.25<br />
n Zn 0,05(mol )<br />
M Zn 65<br />
<br />
Phương trình hóa học<br />
<br />
Zn + 2HCl ZnCl2 + H2<br />
<br />
0.05>0.1>0.05 (mol)<br />
0,05.2<br />
Theo phương trình hóa học ta có: n HCl 0,1(mol ) <br />
1<br />
<br />
m HCl n.M 0,1.36.5 3.65 g<br />
<br />
VH2= n * 22.4 = 0,05 * 22.4 =1.12 (lit)<br />
<br />
Ví dụ 2: Bài tập này có thể được vận dụng thì học kì II sau khi học tiết 62,33 <br />
Nồng độ dung dịch<br />
<br />
Đề: Hòa tan 8,4 gam Fe bằng dd HCl 10,95% ( vừa đủ)<br />
a. Viết PTHH.<br />
b. Tính thể tích khi thu được ( đktc)<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 12<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
c. Tính khối lượng dung dịch axit cần dùng ?<br />
d. Tính nồng độ phần trăm của dung dịch thu được sau phản ứng.<br />
Giải:<br />
a. PTHH: <br />
Fe + 2HCl FeCl2 +H2 ( 1)<br />
b. nFe = m: M = 8,4: 56 = 0,15 ( mol)<br />
Theo ( 1) ; nH2 = nFeCl2 = nFe = 0.15 ( mol)<br />
VH2( đktc) = 22,4. 0,15 = 3,36 ( l )<br />
c. Theo ( 1 ) nHCl = 2 nFe = 2. 0,15 = 0,3 ( mol)<br />
mHCl = 0,3. 36,5 = 10,95 = 100 ( g)<br />
Khối lượng dung dịch axit HCl 10,95% cần dùng là:<br />
mHCl = ( 10,95.100) / 10,95 = 100 g <br />
d. Dung dịch sau phản ứng có FeCl2.<br />
mFeCl2 = 0,15. 127 = 19,05 ( g)<br />
mH2 = 0,15 . 2 = 0,3 ( g)<br />
mdd sau p/ư = ( 8,4 + 100) – 0,3 = 108,1 gam<br />
C % FeCl2 = ( 19,05 . 100) / 108,1 = 17,62%<br />
Hoặc là, để nhận dạng một bài toán, chẳng hạn dạng toán dư thường gặp ở <br />
bậc THCS.Các em chú ý đến dữ kiện đề bài (bài cho đồng thời cả 2 lượng <br />
chất tham gia phản ứng và yêu cầu tính lượng chất tạo thành. Trong số hai <br />
chất tham gia phản ứng sẽ có một chất phản ứng hết, chất kia có thể phản <br />
ứng hết hoặc dư. Lượng chất tạo thành tính theo lượng chất nào phản ứng <br />
hết, do đó phải tìm xem trong hai chất cho biết, chất nào phản ứng hết.<br />
Phương pháp giải: Tìm chất dư, chất hết → Tính theo chất hết.<br />
Bước 1: Tính số mol mỗi chất.<br />
Bước 2: Viết phương trình phản ứng:<br />
A + B → C + D<br />
Bước 3: Lập tỉ lệ So sánh:<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 13<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
n ( Bàicho) n ( Bàicho)<br />
n A( Ph.trình) so với n B( Ph.trình)<br />
A B<br />
<br />
<br />
Tỉ số nào lớn hơn chất đó dư, chất kia hết → Tính theo chất hết.<br />
Ví dụ: Cho 32,5 gam kẽm tác dụng với 47,45 gam axit clohiđric.<br />
a. Tính thể tích khí hiđro sinh ra (đktc) ?<br />
b. Tính khối lượng muối kẽm clorua tạo thành ?<br />
Hướng dẫn:<br />
Số mol các chất tham gia phản ứng:<br />
mZn 32,5 m HCl 47,45<br />
nZn 0,5(mol ) n HCl 1,3(mol )<br />
M Zn 65 M HCl 36,5<br />
<br />
Phương trình phản ứng:<br />
Zn + 2HCl → ZnCl2 + H2 <br />
Xét tỉ lệ:<br />
n Zn ( Bàicho) 0,5 1,3 n HCl ( Bàicho)<br />
<br />
n Zn ( Ph.trình) 1 2 n HCl ( Ph.trình)<br />
<br />
→ Axit HCl dư, kim loại Zn hết. → Tính theo Zn.<br />
a. Theo phương trình phản ứng ta có:<br />
n H 2<br />
n Zn 0,5(mol )<br />
<br />
→ VH 2<br />
n H .22,4<br />
2<br />
0,5.22,4 11,2(lít )<br />
<br />
b. Theo phương trình phản ứng ta có:<br />
nZnCl 2<br />
nZn 0,5(mol )<br />
<br />
→ mZnCl 2<br />
n ZnCl2 .M ZnCl2 0,5.136 68( gam)<br />
<br />
Gây hứng thú từ những ứng dụng hóa học vào thực tế<br />
Ngoài ra làm một số thí nghiệm vui để gợi tính tò mò, thích thú. Tìm tòi và sưu <br />
tầm những đoạn phim video clip thực hành trong phòng thí nghiệm để các em <br />
quan sát những hiện tượng và các thao tác khi làm thí nghiệm. Đồng thời giải <br />
thích các hiện tượng bí ẩn trong tự nhiên gây hứng thú, khám phá đối với lứa <br />
tuổi dễ bị lôi cuốn này, và cho các em hiểu rằng các sự việc, hiện tượng xảy <br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 14<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
ra xung quanh ta như ăn, uống hay đồ kim loại bị hư,…đều có phản ứng hóa <br />
học xảy ra.<br />
*Ví dụ : Giải thích hiện tượng ma chơi trong tự nhiên :<br />
‘‘Ma trơi’’ thường xuất hiện ở những vùng đầm lầy, nghĩa địa là những đóm <br />
sáng bay bay trong không khí mà người ta đã dệt nên nhiều câu chuyện rùng <br />
rợn về ma quỷ. Tại các nghĩa địa, khi xác chết bị thối rữa do vi sinh vật hoạt <br />
động, ở não người chứa lượng photpho được giải phóng dưới dạng <br />
photphin(PH3) và đi photphin(P2H4). Điphotphin là chất lỏng , dễ bay hơi và tự <br />
bốc cháy trong không khí ở nhiệt độ thường làm cho PH3 cháy tạo ta P4H10 và <br />
H2O, khi cháy tỏa ra nhiệt lượng lên đến 150oC :<br />
2 P2H4 + 7 O2 >2P2O5 +4H2O +Q<br />
Nhờ nhiệt lượng Q tỏa ra ở phản ứng trên mà :<br />
2PH3 + 4O2 >P2O5 + 3H2O + Q’ <br />
Từ hai phản ứng trên tạo ra năng lượng dưới dạng ánh sáng. Do đó khi hỗn <br />
hợp(PH3, P2H4) có hình ngọn lửa vàng sáng, bay là là di động trên mặt đất, lúc <br />
ẩn, lúc hiện mà người ta gọi đó chơi là ‘‘Ma trơi’’ hiện tượng này thường gặp <br />
ở các nghĩa địa khi có trời mưa có gió nhẹ.<br />
*Ví dụ phát hi<br />
: ện dấu vân tay :<br />
Cơ quan điều tra thường rắc bột để phát hiện dấu vân tay của thủ phạm. điều <br />
này các nhà khoa học ứng dụng phản ứng hóa học vào công tác điều tra. Trên <br />
da chúng ta có một lớp mỡ, lớp mỡ này sẽ bán vào các vật dụng như con dao, <br />
thanh gỗ hay súng… Ta dùng cồn iot rắc lên vật đó, cồn iot sẽ hòa tan hết lớp <br />
mỡ và xuất hiên dấu vân tay, sau đó đối chiếu với chứng minh thư của những <br />
người tình nghi sẽ dễ dàng phát hiên ra thủ phạm<br />
*Ví dụ : Các nhũ thạch được hình thành từ đá vôi( thành phần chính là <br />
CaCO3) qua 2 giai đoạn :<br />
Sự phá hủy đá vôi CaCO3 do tác dụng của nước mưa có hòa tan khí CO2 tạo <br />
ra muối tan Ca(HCO3)2<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 15<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
PTHH : CaCO3 + CO2 + H2O > Ca(HCO3)2<br />
Sự phân hủy Ca(HCO3)2 : dung dịch Ca(HCO3)2 theo các kẽ nứt chảy xuống <br />
các vòm hang và bị phân hủy tạo ra nhũ thạch<br />
PTHH : Ca(HCO3)2 >CaCO3↓ + CO2↑ + H2O<br />
Kết hợp phương pháp ôn giảng luyện : <br />
<br />
Đây là 3 bước chính của một tiết lên lớp được sử dụng liên tục trong quá trình <br />
giảng dạy. Để sử dụng phương pháp ôn – giảng – luyện đạt hiệu quả, trước <br />
nhất giáo viên bộ môn phải xem xét toàn bộ chương trình giảng dạy của bộ <br />
môn mình phụ trách trong năm học có liên hệ với những kiến thức cơ bnar của <br />
những lớp dưới mà các em đã học. Sau đó lập kế hoạch ôn tập hệ thống hóa <br />
kiến thức cơ bản của những lớp học trước vào đầu năm học cho học sinh kết <br />
hợp với giảng và luyện.<br />
Đối với học sinh yếu, kém thường ít chú ý đến tiết học, việc họchiểu hành <br />
tại lớp là cần thiết. Ngoài ra cũng phải biết sắp xếp thời gian học tập một cách <br />
khoa học giữa các môn học và làm bài tập ở nhà. Các em có nhiều lỗ hỏng kiến <br />
thức và ‘‘ khó nhớ, mau quên’’ nên phương pháp ôn giảngluyện phải được <br />
sử dụng thường xuyên.<br />
Trong bước kiểm tra bài cũ để ta ‘‘ ôn’’ kiến thức đã học cho học sinh, đồng <br />
thời chuẩn bị cho việc tiếp thu kiến thức mới, ta vẫn ph ải gi ảng và luyện nếu <br />
cần thiết. ‘‘ giảng’’ nếu đã quên hay chưa hiểu. ‘‘luyện’’ nếu chưa đủ để <br />
khắc sâu…Nếu phần câu hỏi kiểm tra liên quan đến bài học mới thì thì việc <br />
luyện ở trong bước này sẽ giúp ích rất nhiều cho việc tiếp thu bài mới của học <br />
sinh<br />
*Ví dụ : Về môn hóa học ở lớp 9 : khi dạy bài bazơ, ta có thể cho học sinh các <br />
câu hỏi sau đã học ở lớp 8 và ở tiết trước :<br />
1.Viết CTHH của các hợp chất sau đây : Natri hiđroxit, Canxi hiđroxit, Magie <br />
hiđroxit, Nhôm hiđroxit<br />
2. Viết các phương trình phản ứng sau :<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 16<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
a. H2SO4 + NaOH ><br />
b. HCl + Al(OH)3 ><br />
c. CO2 + Ca(OH)2 dư ><br />
d. CuSO4 + NaOH ><br />
Sau khi học sinh làm bài tập, ta kết hợp với quả làm bài của các em mà giảng <br />
hoặc luyện để cuối cùng nhận xét và vào bài mới : Thế nào là Bazơ ? phân <br />
loại Bazơ, Tính chất hóa học của bazơ ?<br />
Trong bước giảng bài mới giáo viên cần phải làm nổi bật kiến thức trọng tâm <br />
của bài. Với phương pháp ôn giảng – luyện kết hợp với phương pháp tinh <br />
giảng, đa luyện, tuy luyện tập vẫn kết hợp với giảng, dùng luyện để bớt <br />
giảng. Nhưng đối với học sinh yếu kém vẫn phải thường xuyên ôn kiến <br />
thức. Muốn như vậy với từng kiến thức trọng tâm đều cho học sinh lặp lại <br />
bằng hình thức trả bài(ôn), sau khi cho học sinh làm bài( luyện) để rút ra kết <br />
luận ( giảng). Cứ như thế khi giảng bài mới vẫn kết hợp nhuần nhuyễn với <br />
luyện và ôn giúp học sinh tiếp thu dễ dàng bài học mới….<br />
Việc phát hiện học sinh yếu kém, qua đó bổ sung kiến thức cơ bản và sử <br />
dụng phương pháp Ôn giảng luyện phù hợp với độ tiếp thu của học sinh <br />
yếu kém để giúp các em học tập tiến bộ.<br />
Rèn kĩ năng giải bài tập :<br />
Đối với môn hóa học( hay một số môn khác), để rèn luyện học sinh yếu kém <br />
thì giáo viên cần rèn luyện kỹ năng giải bài tập cho học sinh. Bài tập hóa học <br />
có tác dụng :<br />
+ Phát huy tính tích cực, sáng tạo của học sinh<br />
+ Giúp học sinh hiểu rõ và khắc sâu kiến thức<br />
+ Hệ thống hóa các kiến thức đã học….<br />
+ Rèn luyện kĩ năng, kĩ xảo( sử dụng ngôn ngữ hóa học, lập công thức,cân <br />
bằng phương trình, tính theo công thức và phương trình, các tính toán đại số : <br />
quy tắc tam suất, giải phương trình, hệ phương trình….)<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 17<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
+ Giúp giáo viên đánh giá được học sinh, học sinh cũng tự kiểm tra, biết được <br />
lỗ hỏng kiến thức để kịp thời bổ sung.<br />
+ Rèn luyện cho học sinh tính kiên trì, chịu khó, cẩn thận, chính xác, khoa <br />
học…làm cho các em yêu thích bộ môn, say mê khoa học.<br />
Lựa chọn bài tập tiêu biểu, điển hình. Biên soạn hệ thống các bài tập để làm <br />
tài liệu tiện sử dụng, như : các bài tập cơ bản, điển hình ; sắp xếp theo từng <br />
dạng bài tập ; sắp xếp theo mức độ từ dễ đến khó, từ đơn giản đến phức tạp<br />
Cho các em nắm chắc phương pháp giải các bài tập cơ bản : sửa bài tập mẫu <br />
thật kĩ(giảng chậm, có thể giảng kĩ để các em hiểu thật rõ và nắm chắc) ; cho <br />
thêm các bài tập tương tự ở mức độ khó dần, ôn luyện thường xuyên. Nếu các <br />
em quên ta cũng kiên trì nhắc lại một cách vui vẻ và tự nhủ với lòng mình ‘‘ <br />
thế đã tốt lắm rồi, đã chịu học rồi !’’<br />
Thường xuyên kiểm tra bài để các em thuộc bài đã học( có thể hệ thống hóa <br />
kiến thức ở từng bài). Sau đó rèn kỹ năng giải bài tập theo sự phân loại dựa <br />
vào nội dung mà các em vừa mới học<br />
Ví dụ về bài tập nhận biết các chất :<br />
Cho các em học thuộc các phản ứng hóa học đặc trưng của từng loại nhóm <br />
chức, ảnh hưởng qua lại của nhóm chức với gốc hóa học, từ đó dựa vào phản <br />
ứng tạo kết tủa, có màu hoặc sủi bọt khí… mà giúp cho các em phân biệt. Hệ <br />
thống hóa lại cách nhận biết cho các em dễ nhớ : Các dung dịch muối đồng <br />
thường có màu xanh lam, dùng quỳ tím để nhận biết axit( quỳ tím hóa đỏ), <br />
bazơ( quỳ tím hóa xanh), các muối =SO3, =CO3 nhận bằng dung dịch HCl, <br />
H2SO4 loãng > có khí thoát ra (SO2, CO2), các muối =SO4 nhận biết bằng các <br />
dung dịch muối như : BaCl2, Ba(NO3)2,…hoặc ngược lại> tạo kết tủa trắng <br />
BaSO4, các muối –Cl nhận bằng dung dịch AgNO3 (hoặc ngược lại)>tạo kết <br />
tủa trắng (AgCl)…<br />
*Ví dụ 1 : Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong ba lọ mất nhãn <br />
sau bằng phương pháp hóa học : HCl, KOH, Na2SO4( Dùng quỳ tím)<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 18<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
*Ví dụ 2 : Hãy nhận biết 3 dung dịch không màu đựng trong ba lọ mất nhãn <br />
sau bằng phương pháp hóa học : Na2SO4, NaCl, NaNO3. Giáo viên cần lưu ý <br />
học sinh giữa gốc = SO4 và – Cl, ưu tiên nhận gốc =SO4 trước.( Dùng dung <br />
dịch BaCl2 nhận Na2SO4 có hiện tượng kết tủa trắng đục ; dùng AgNO3 nhận <br />
NaCl xuất hiện kết tủa trắng đục, còn lại NaNO3 không có hiện tượng gì)<br />
PTHH : Na2SO4 + BaCl2 > 2NaCl + BaSO4↓<br />
NaCl + AgNO3 >NaNO3 + AgCl↓ <br />
*Tóm lại : Để rèn kĩ năng cho học sinh yếu kém, ngoài tình yêu thương dành <br />
cho học trò, giáo viên cần phải nâng niu soạn giảng từng bài trong hệ thống <br />
bài tập từ đơn giản đến phức tạp và có mức độ nâng dần lên, cho các em làm <br />
đi,làm lại nhiều bài tập cùng một loại để khắc sâu cách giải cho các em. Từ <br />
đó giúp các em có tiến bộ, có căn bản, tự tin trong học tập bộ môn.<br />
Bản thân luôn tự nhắc nhở phải hết sức bình tĩnh, luôn nhẹ nhàng hướng dẫn <br />
từng vấn đề, không tỏ ra nóng giận, khó chịu, hay lớn tiếng khi các em làm sai <br />
bài tập, hay chưa hiểu đúng một vấn đề,…Điều đó dễ làm các em tự ty, mặc <br />
cảm mà thu người lại. Hóa thân thành người bạn của các em để hiểu rõ các <br />
em đang nghĩ gì, muốn gì. Quan tâm đến các em, hiểu rõ hoàn cảnh giúp đỡ kịp <br />
thời, có thể trò chuyện, gần gũi, thăm hỏi. Sự khích lệ cuả người thầy làm <br />
học sinh tự hào về mình, tự tin vào bản thân và có hứng thú học tập thực sự. <br />
Đây là lứa tuổi các em không còn trẻ con nữa, nhưng chưa hẳn là người lớn. <br />
Ở lứa tuổi này các em dễ bị tổn thương, cần được phát huy tính độc lập <br />
nhưng cũng rất cần đến sự chăm sóc chu đáo và đối xử tế nhị. Đó là tình yêu <br />
đích thực của người thầy với tương lai học trò.<br />
<br />
3.3 Điều kiện để thực hiện giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Để các giải pháp trên có thể áp dụng thành công trong việc rèn luyên học <br />
sinh yếu kém môn Hóa Học THCS trước hết cần ở giáo viên giảng dạy tinh <br />
thần trách nhiệm cao, chịu khó tìm hiểu các sách tham khảo, tài liệu trên <br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 19<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
internet để có thêm kiến thức chuyên môn vừa sâu vừa rộng. Cần có sự phối <br />
hợp của gia đình học sinh trong việc nhắc nhở các em trong thời gian học ở <br />
nhà, có thời gian hợp lý giữa việc học và các công việc phụ giúp gia đình của <br />
các em.<br />
<br />
3.4 Mối quan hệ giữa các giải pháp, biện pháp:<br />
<br />
Các biện pháp nêu ra để làm tăng cường khả năng tự học của học sinh phù <br />
hợp với các giải pháp mà đề tài đã nêu. Để các giải pháp được giải quyết <br />
trọn vẹn và hiệu quả thì các biện pháp cần thiết thực, dễ thực hiện đối với <br />
giáo viên kể cả những giáo viên mới ra trường<br />
<br />
Các biện pháp cụ thể để giải quyết vấn đề đều gắn liền với giải pháp <br />
được nêu ra trong đề tài, qua đó giúp các giải pháp nêu ra phát huy hiệu quả <br />
cao nhất đồng thời giúp giải quyết được những mâu thuẫn trong đề tài.<br />
<br />
3.5 Kết quả khảo nghiệm, giá trị khoa học của vấn đề nghiên cứu<br />
Qua thời gian giảng dạy và vận dụng phương pháp rèn luyện học sinh yếu <br />
kém môn hóa học, nhận thấy tiết học sinh động hơn, không còn cảm giác <br />
nặng nề như trước đây, nhất là các em học sinh yếu kém tỏ ra có hứng thú với <br />
môn học hơn trước, siêng năng và có ý thức tự học. Các em luôn tích cực qua <br />
việc hoàn thành bài tập ở nhà và nắm được tương đối kiến thức trọng tâm <br />
từng bài học.<br />
Kết quả thu được sau khi áp dụng SKKN vào giảng dạy:<br />
Bảng kết quả dưới đây qua năm học : 2013 2014 – Lớp 8A6<br />
Lớp Sĩ số Chất lượng kì I Kết quả chất lượng cả năm<br />
8A6 32 Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém<br />
1 3 10 15 2 2 7 20 3 0<br />
Bảng kết quả dưới đây qua năm học : 2014 – 2015 – Lớp 9A6<br />
Lớp Sĩ số Chất lượng kì I Kết quả chất lượng cả năm<br />
9A6 32 Giỏi Khá TB Yếu Kém Giỏi Khá TB Yếu Kém<br />
3 14 15 0 0 3 15 14 0 0<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 20<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
4. KẾT QUẢ:<br />
<br />
Qua một thời gian áp dụng vào giảng dạy môn hóa học ở khối lớp 8,9 kết <br />
quả thu được nổi bật nhất là các học sinh đã biết đặt được mục tiêu học tập <br />
phù hợp với khả năng của mình từ đó có ý thức tích cực trong học tập để <br />
mang lại kết quả cao hơn. Các em đã biết cách tự học, biết giành thời gian <br />
thích hợp cho việc học ở nhà và chuẩn bị bài cho bài học mới. Từ đó mà các <br />
em cũng dần yêu thích học môn Hóa Học hơn, chịu khó tìm hiểu những kiến <br />
thức liên quan đến môn hóa học đặc biệt là việc vận dụng vào giải thích <br />
những hiện tượng hóa học mà thường gặp trong đời sống.<br />
<br />
III. KẾT LUẬN, KIẾN NGHỊ:<br />
<br />
1. Kết luận:<br />
Để đạt kết quả tốt trong giảng dạy người thầy phải có niềm say mê, tình <br />
yêu thương đối với mọi đối tượng học trò, tính kiên nhẫn, có niềm tin và <br />
không ngại khó, Là giáo viên đứng lớp, tiếp xúc với các em hằng ngày, hiểu <br />
được tâm lý của lứa tuổi khó bảo, Luôn tạo cho các em tin mỗi ngày đến <br />
trường là một niềm vui, khi các em đã yêu thích môn học thì việc hạn chế học <br />
sinh yếu kém là không khó.<br />
‘‘Phương pháp giáo dục phổ thông là phải phát huy tính tích cực, tự giác, chủ <br />
động, sáng tạo của học sinh ; phù hợp với đặc điểm của từng lớp học, môn <br />
học ; bồi dưỡng phương pháp tự học, khả năng làm việc theo nhóm ; rèn <br />
luyện kĩ năng vận dụng kiến thức vào thực tiễn ; tác động đến tình cảm, đem <br />
lại niềm vui, hứng thú học tập cho học sinh’’3<br />
* Đối với học sinh<br />
Trong tiết học, phải tập chung tất cả cho việc nghe giảng bài, tự ghi bài đầy <br />
đủ, tham gia đóng góp với lớp khi có vấn đề được đặt ra.<br />
Học thuộc bài và làm bài tập của thầy, cô cho và sách giáo khoa… chuẩn bị <br />
tốt theo lời dặn của thầy cô cho tiết học tới.<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 21<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
Tham gia học tổ, học nhóm… mạnh dạn hỏi giáo viên những vấn đề chưa <br />
nắm rõ<br />
Chủ động tìm hiểu và học tập những kiến thức mới với ôn luyện những <br />
kiến thức cũ và có thể bổ sung, nâng cao.<br />
Để đạt được kết quả trong học tập thì bản thân học sinh phải tự mình tìm <br />
kiếm kiến thức và luôn ôn – luyện để không bị lãng quên kiến thức đã học<br />
Để đạt được kết quả trong học tập thì bản thân học sinh phải tự mình tìm <br />
kiếm kiến thức và luôn ôn luyện để không bị quên kiến thức đã học.<br />
* Đối với giáo viên :<br />
Luôn tìm tòi học hỏi kinh nghiệm từ đồng nghiệp, họp tổ, nhóm, họp hội <br />
đồng bộ môn,…đầy đủ.<br />
Sưu tầm tài liệu, tìm những bí quyết để giúp các em dễ nhớ và nhớ lâu kiến <br />
thức cơ bản, hướng dẫn kỹ năng, phương pháp học tập cho học sinh.<br />
Cần phải có tình yêu thương học sinh, tận tụy với nghề nghiệp, luôn động <br />
viên, khen ngợi, khích lệ tinh thần kịp thời và đúng lúc, phải có phương châm <br />
‘‘ kỷ cương, tình thương, trách nhiệm’’.<br />
<br />
Mặc dù bản thân người viết rất cố gắng cho bài viết được cô đọng, có chiều <br />
sâu về nội dung cũng như cách trình bày logic nhưng vì thời gian có hạn, quá <br />
trình công tác và kinh nghiệm còn ít nên không thể tránh được những thiếu <br />
sót. Rất mong nhận được những ý kiến đóng góp thiết thực từ quý thầy cô <br />
nhằm giúp đề tài được hoàn thiện hơn và có thể triển khai áp dụng vào thực <br />
tiễn.<br />
2. Kiến nghị :<br />
Để đề tài có thể áp dụng vào thực tế giảng dạy tôi xin đề xuất một vài ý <br />
kiến chủ quan như sau:<br />
<br />
Đối với lãnh đạo nhà trường:<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 22<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
Chỉ đạo đổi mới cách sinh hoạt tổ bộ môn theo hướng tích cực, chú trọng hơn <br />
đến việc học của học sinh chứ không chỉ nhằm vào cách dạy của giáo viên.<br />
<br />
Kết hợp chặt chẽ giữa gia đình và nhà trường tạo điều kiện học tập tối đa <br />
cho học sinh đặc biệt là học sinh khối 9.<br />
<br />
Tạo điều kiện thuận lợi hơn cho giáo viên được nâng cao trình độ chuyên <br />
môn, nghiệp vụ.<br />
<br />
Đối với giáo viên:<br />
<br />
Luôn tìm tòi, sáng tạo trong dạy học nhằm thu hút học sinh tham gia tích cực <br />
hơn trong học tập.<br />
<br />
Tự học để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Sử dụng tốt CNTT <br />
trong dạy học nhằm tạo hứng thú cho học sinh<br />
<br />
Luôn động viên gia đình và bản thân học sinh đặc biệt là những em có hoàn <br />
cảnh khó khăn….<br />
<br />
Đối với cha mẹ học sinh:<br />
<br />
Quản lý thời gian học ở nhà của con mình tốt hơn, đặc biệt luôn nhắc nhở <br />
các em hoàn thành những bài tập hoặc những nội dung học tập được giao về <br />
nhà.<br />
<br />
Tạo điều kiện tốt hơn để các em có nhiều tài liệu hơn phục vụ cho việc học <br />
tập như mua thêm sách tham khảo, lên các trang mạng tìm tư liệu học tập.<br />
<br />
Tôi xin chân thành cảm ơn!<br />
<br />
Eana, Ngày 20 tháng01 năm 2016<br />
<br />
Người viết<br />
<br />
<br />
<br />
Hoàng Thị Năm<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 23<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
STT Tên tài liệu Tác giả<br />
1 SGK, SBT hóa học 8, 9 Lê Xuân Trọng<br />
2 Các trang web về hóa học<br />
3 Những điều kì thú của hóa học Nguyễn Xuân Trường<br />
4<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 24<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
<br />
NHẬN XÉT CỦA HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
.................................................................................................................................<br />
<br />
CHỦ TỊCH HỘI ĐỒNG SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 25<br />
Trang <br />
Phương pháp rèn luyện học sinh yếu, kém – môn Hóa học THCS<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Người viết: Hoàng Thị Năm Bộ môn Hóa Trường THCS Nguyễn Trãi 26<br />
Trang <br />