SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO NAM ĐỊNH<br />
TRƯỜNG THPT CHUYÊN LÊ HỒNG PHONG<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
SÁNG KIẾN DỰ THI CẤP TỈNH<br />
<br />
<br />
BÁO CÁO SÁNG KIẾN<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
XÂY DỰNG HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN<br />
TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THPT<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Tác giả: LẠI THỊ THU THUỶ<br />
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi công tác: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Nam Định, ngày 05 tháng 6 năm 2016<br />
<br />
<br />
<br />
THÔNG TIN CHUNG VỀ SÁNG KIẾN<br />
1. Tên sáng kiến: <br />
HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN<br />
TRONG DẠY HỌC MÔN HÓA HỌC THPT<br />
2. Lĩnh vực áp dụng sáng kiến: Chương trình hóa học THPT <br />
3. Thời gian áp dụng sáng kiến: Từ tháng 9/2015 đến tháng 6/2016<br />
4. Tác giả: <br />
Họ và tên: Lại Thị Thu Thủy<br />
Năm sinh: 1978<br />
Nơi thường trú: 20B ô 19 phường Hạ Long, TP Nam Định<br />
Trình độ chuyên môn: Thạc sĩ khoa học<br />
Chức vụ: Giáo viên<br />
Nơi công tác: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong<br />
Địa chỉ liên hệ: 20B ô 19 phường Hạ Long, TP Nam Định<br />
Điện thoại: 03503.500 542<br />
5. Đồng tác giả: Không <br />
6. Đơn vị áp dụng sáng kiến: <br />
Tên đơn vị: Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
Địa chỉ: 76 Vị Xuyên, TP Nam Định<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
2<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỤC LỤC<br />
Trang<br />
MỞ ĐẦU 4<br />
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến 4<br />
II. Các giải pháp 5<br />
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN 7<br />
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC 8<br />
II.1. SỬ DỤNG TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI 8<br />
II.2. SỬ DỤNG KHI LUYỆN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ 12<br />
II.3. SỬ DỤNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA 14<br />
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC 17<br />
THPT 17<br />
III.1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN 17<br />
III.1.1. BÀI GIẢNG VỀ PHI KIM 18<br />
III.1.2. BÀI GIẢNG VỀ KIM LOẠI 19<br />
III.1.3. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ 24<br />
III.1.4. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ 32<br />
III.2. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ 32<br />
III.2.1. CÂU HỎI TỰ LUẬN 45<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
3<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
III.2.2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM 48<br />
III. Hiệu quả do sáng kiến đem lại 48<br />
IV. Cam kết không sao chép và vi phạm bản quyền 49<br />
TÀI LIỆU THAM KHẢO<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
MỞ ĐẦU<br />
<br />
<br />
I. Điều kiện hoàn cảnh tạo ra sáng kiến<br />
Đổi mới phương pháp dạy học hiện nay đang là xu thế chung của sự phát triển <br />
giáo dục. Bên cạnh đó, việc định hướng cho học sinh phương pháp tự học là rất cần <br />
thiết, nó giúp cho giờ dạy trên lớp đạt hiệu quả cao hơn. Do vậy, việc hướng dẫn học <br />
sinh tự học nhằm định hướng một cách hệ thống và khắc sâu kiến thức trong mỗi <br />
chương là công việc không bao giờ thiếu trong nhà trường.<br />
Kiến thức hóa học luôn luôn gắn liền với thực tiễn xuyên suốt chương <br />
trình hóa học phổ thông từ lớp 8 đến lớp 12, chúng đều có cả một hệ thống vấn đề <br />
thực tiễn liên quan đến mỗi bài học. Chúng ta phải luôn kết hợp được kiến thức thực <br />
tiễn vào trong bài học thì mới đạt được mục đích cao nhất trong dạy học. Đặc biệt là <br />
các vấn đề liên quan đến môi trường và sản xuất công nghiệp. Chúng ta cần tích cực <br />
hơn nữa trong việc đưa các kiến thức về môi trường và các quy trình sản xuất trong <br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
4<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
công nghiệp vào trong các bài học cho học sinh phổ thông thường xuyên, liên tục, <br />
xuyên suốt chương trình.<br />
Trong những năm gần đây, Bộ Giáo dục và Đào tạo đã có những cải cách lớn <br />
trong toàn ngành giáo dục nói chung và đặc biệt là trong việc dạy và học ở trường phổ <br />
thông nói riêng; nhằm nâng cao chất lượng giáo dục toàn diện về đức, trí, thể, mĩ. Nội <br />
dung giáo dục, đặc biệt là nội dung, cơ cấu sách giáo khoa được thay đổi một cách <br />
hợp lý vừa đảm bảo được chuẩn kiến thức phổ thông, cơ bản; có hệ thống vừa tạo <br />
điều kiện để phát triển năng lực của mỗi học sinh, nâng cao năng lực tư duy, kỹ năng <br />
thực hành, tăng tính thực tiễn. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học <br />
tập chủ động, tích cực, sáng tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng <br />
lực vận dụng kiến thức vào cuộc sống.<br />
Muốn vậy, trong quá trình dạy học các môn học nói chung và hóa học nói riêng <br />
cần xây dựng hệ thống bài tập một cách hợp lý và đáp ứng được các yêu cầu trên.<br />
<br />
<br />
Xuất phát từ những lí do trên, tôi đã tiến hành đề tài: <br />
‘Xây dựng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT ’ <br />
nhằm giúp người dạy và người học có định hướng và nâng cao hiệu quả giờ <br />
học.<br />
Sử dụng hệ thống câu hỏi thực tiễn trong dạy học môn Hóa học THPT <br />
phần nào thực hiện được điều đó. Ngoài ra, hệ thống câu hỏi thực tiễn là nền tảng <br />
vững chắc cho học sinh lớp 10, 11, 12 và đặc biệt dùng để ôn thi THPT Quốc gia trong <br />
2 năm gần đây. Việc xây dựng một bài giảng có hiệu quả cần dành nhiều thời gian và <br />
tâm sức, tôi mong rằng các đồng nghiệp hãy chung sức cùng tôi để nâng cao hiệu quả <br />
trong công tác giảng dạy. <br />
<br />
<br />
II. Các giải pháp <br />
Nội dung chính của sáng kiến:<br />
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
5<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC <br />
II.1. SỬ DỤNG BTTT TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI<br />
II.2. SỬ DỤNG BTTT KHI LUYỆN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ<br />
II.3. SỬ DỤNG BTTT THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI <br />
KHÓA <br />
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC <br />
THPT<br />
III.1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN<br />
III.1.1. BÀI GIẢNG VỀ PHI KIM<br />
III.1.2. BÀI GIẢNG VỀ KIM LOẠI<br />
III.1.3. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ<br />
III.1.4. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT HỮU CƠ<br />
III.2. CÂU HỎI ĐÁNH GIÁ<br />
III.2.1. CÂU HỎI TỰ LUẬN<br />
III.2.2. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Trong đó, tôi xác định được tầm quan trọng của việc sử dụng bài tập thực tiễn trong <br />
dạy và học ở trường phổ thông cũng như trong cuộc sống.<br />
Tôi đã lấy dẫn chứng cụ thể các câu hỏi thực tiễn sau bài học được cụ thể hóa khi ta <br />
dạy bài mới, khi luyên tập kiểm tra đánh giá và nhất là thông qua các hoạt động <br />
ngoại khóa.<br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
6<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
Trên cơ sở đó, tôi đã xây dựng những câu hỏi thực tiễn môn Hóa học (HóaSinh) để <br />
phục vụ cho việc giảng dạy những bài giảng về phi kim, kim loại, hợp chất vô cơ, <br />
hợp chất hữu cơ theo đối tượng và cập nhật vấn đề nóng hổi liên quan đến giao thông <br />
– vệ sinh an toàn thực phẩm – y tế môi trường...<br />
Mặt khác, tôi cũng đề xuất câu hỏi kiểu đánh giá dạng tự luận để người học <br />
phần nào hiểu rõ bản chất vấn đề liên quan đến hóa học như: giải thích, gợi ý, chỉ rõ <br />
ở phần kiến thức nào đã học trong chương trình; bổ trợ câu hỏi trắc nghiệm kiểu phát <br />
biểu đúng sai để củng cố phần kiến thức đã học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG I: TẦM QUAN TRỌNG CỦA BÀI TẬP THỰC TIỄN (BTTT)<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
7<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
<br />
<br />
Việc lồng ghép các BTTT vào trong quá trình dạy và học, trước hết: <br />
1. Tạo điều kiện cho việc học và hành gắn liền với thực tế, tạo cho học sinh sự hứng <br />
thú, hăng say trong học tập.<br />
2. Xây dựng thái độ học tập đúng đắn, phương pháp học tập chủ động, tích cực, sáng <br />
tạo; lòng ham học, ham hiểu biết, năng lực tự học, năng lực vận dụng kiến thức vào <br />
cuộc sống.<br />
3. Giúp cho học sinh có được những hiểu biết về hệ tự nhiên và hoạt động của nó, tác <br />
động của nó đối với cuộc sống của con người; những ảnh hưởng của những hoạt <br />
động của con người lên hệ tự nhiên. Từ đó, học sinh ý thức được hoạt động của bản <br />
thân trong cuộc sống, đặc biệt là đối với vấn đề môi trường.<br />
4. BTTT còn xây dựng cho học sinh những kĩ năng quan sát, thu nhập thông tin và phân <br />
tích thông tin, dần hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.<br />
5. BTTT phát triển kĩ năng nghiên cứu thực tiễn và kĩ năng tư duy để giải thích các <br />
hiện tượng thực tiễn, luôn chủ động trong cuộc sống; nuôi dưỡng nhận thức và các <br />
quan niệm đúng đắn về các hiện tượng trong tự nhiên và cuộc sống.<br />
6. BTTT phát triển sự đánh giá thẫm mĩ.<br />
7. Bài tập về các hiện tượng tự nhiên làm cho học sinh thấy các quá trình hóa học luôn <br />
xảy ra xung quanh ta. Khi giải thích được các hiện tượng tự nhiên, học sinh sẽ yêu <br />
thích môn hóa học hơn.<br />
8. Vấn đề về môi trường hiện nay đang trở thành vấn đề cấp bách và mang tính toàn <br />
cầu.<br />
Do vậy, môn hóa học có nhiệm vụ và có nhiều khả năng giáo dục cho học sinh ý <br />
thức bảo vệ môi trường. Cần tích hợp nội dung về bảo vệ môi trường vào việc dạy <br />
học hóa học.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
8<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG II: SỬ DỤNG BÀI TẬP THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC<br />
Với đặc điểm đa dạng và phong phú của BTTT, việc truyền đạt cho học sinh <br />
những kiến thức thực tiễn có thể sử dụng nhiều phương pháp khác nhau, thông qua <br />
nhiều hình thức khác nhau; có thể đưa vào khi giảng bài mới thông qua các câu hỏi, <br />
cách đặt vấn đề, hay một bài tập nhỏ, cũng có thể giáo viên thông tin cho học sinh; <br />
cũng có thể đưa vào trong các giờ luyện tập thông qua các bài tập hay đưa vào đề <br />
kiểm tra với một dung lượng nhất định. Đặc biệt là tổ chức các hoạt động ngoại khóa <br />
như các cuộc thi, các câu lạc bộ hóa học,….<br />
II.1. SỬ DỤNG BTTT TRONG GIẢNG DẠY BÀI MỚI<br />
Trong các giờ giảng bài mới, giáo viên có thể linh hoạt nhiều phương pháp khác <br />
nhau để kết hợp các kiến thức thực tiễn vào bài giảng; thuận lợi nhất là hai phương <br />
pháp tích hợp và lồng ghép.<br />
<br />
<br />
Tích hợp: là kết hợp một cách có hệ thống các kiến thức hóa học với kiến thức thực <br />
tiễn, làm cho chúng hòa quyện vào nhau thành một thể thống nhất.<br />
<br />
<br />
Ví dụ 1: Chương trình lớp 11 cơ bản có bài “Photpho”. Giáo viên giải thích hiện <br />
tượng “Ma trơi”; qua đó còn giáo dục cho học sinh cách nhìn nhận đúng đắn và khoa <br />
học các vấn đề trong cuộc sống, tránh những tư tưởng sai lầm, mê tín dị đoan do kém <br />
hiểu biết.<br />
Ví dụ 2: Chương trình lớp 11 cơ bản có bài “Các hợp chất của cacbon”<br />
+ CO: có vai trò làm chất khử trong công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp luyện kim. <br />
Giáo viên phối kết hợp với kiến thức thực tiễn: khả năng gây ngộ độc của CO, triệu <br />
chứng bị ngộ độc, các nguồn sinh CO thường có trong cuộc sống để phòng tránh. <br />
+ CO2: song song với việc giảng về vai trò của CO2 đối với quá trình quang hợp của <br />
cây xanh, người giáo viên phải đề cập đến vấn đề gây “hiệu ứng nhà kính” của CO 2, <br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
9<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
giáo dục học sinh và mọi người nên trồng cây xanh, bảo vệ rừng cũng chính là bảo <br />
vệ môi trường và cuộc sống.<br />
** Đôi khi chỉ một vài câu liên hệ thực tiễn cũng gây được ảnh hưởng tốt cho học <br />
sinh.<br />
Lồng ghép: là thể hiện sự lắp ghép nội dung bài học về mặt cấu trúc để có thể đưa <br />
vào bài học một đoạn, một mục, một số câu hỏi có nội dung liên quan đến thực tiễn.<br />
Ví dụ 3: Khi giảng về pH của dung dịch ta có thể hỏi học sinh “Vì sao chúng ta <br />
lại bị sâu răng, đặc biệt là khi ăn các thức ăn nhiều đường?” <br />
<br />
<br />
Ví dụ 4: Hay khi dạy về sự thủy phân của các muối; giáo viên có thể đặt câu <br />
hỏi “Vì sao phèn chua lại có thể làm trong nước”. <br />
<br />
<br />
Ví dụ 5: Bài “muối amoni” giáo viên có thể yêu cầu học sinh giải thích “tại sao <br />
NH4HCO3 được dùng làm bột nở ”….hay đề cập đến việc sử dụng phân bón phân <br />
đạm ure thích hợp với nhiều loại đất trồng hay không?<br />
<br />
<br />
Ví dụ 6: Lợi dụng tính chất nào của CO2 mà người ta thường dùng những bình <br />
tạo khí này để dập tắt các đám cháy? Vậy HS cần biết: Khí CO2 không cháy và không <br />
duy trì sự cháy của nhiều chất!<br />
<br />
<br />
** Ta có thể lồng ghép kiến thức về môi trường, y tế, sản xuất, vệ sinh an toàn <br />
thực phẩm.....Có thể dẫn chứng một số ví dụ sau đây:<br />
<br />
<br />
Ví dụ 7: Một mẫu khí thải được sục vào dung dịch CuSO4, thấy xuất hiện <br />
kết tủa màu đen. Hiện tượng này do chất nào có trong khí thải gây ra?<br />
A. H<br />
2S. B. NO2. C. SO2. D. CO2.<br />
<br />
<br />
Ví dụ 8 : Khí CO2 không thể dập tắt đám cháy chất nào sau đây:<br />
A. Magie B. Cacbon C. Photpho D. Metan<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
10<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
<br />
Ví dụ 9: Tháng 10/2015, các chuyên gia của Cơ quan quốc tế nghiên cứu ung <br />
thư của WHO (IARC) cảnh báo các loại thịt xông khói, giăm bông, xúc xích... là mối <br />
đe dọa ung thư lớn nhất cho sức khỏe của con người, ngang với các tác nhân khác như <br />
amiang, asen (thạch tín), thuốc lá...Nguyên nhân dẫn tới việc này là các loại thực <br />
phẩm chế biến trên sử dụng một số chất phụ gia và chất bảo quản có khả năng gây <br />
ung thư.<br />
Một trong số đó là natri nitrit NaNO2, chất này vốn có tác dụng làm cho thịt <br />
có màu hồng – đỏ và ngăn chặn sự phát triển của một số loại vi khuẩn gây ngộ độc. <br />
Nhưng bên cạnh đó, natri nitrit có thể tác dụng với các amin tồn tại tự nhiên trong <br />
thực phẩm tạo thành nitrosamin là chất có khả năng gây ung thư rất mạnh.<br />
Phát biểu nào dưới đây là không đúng?<br />
A. NaNO2 là một chất tham gia vào quá trình tổng hợp muối điazoni và phẩm nhuộm <br />
azo.<br />
B. NaNO2 là sản phẩm của phản ứng nhiệt phân muối natri nitrat.<br />
C. Trong công nghiệp, để điều chế N 2 , có thể nung hỗn hợp NaNO<br />
2 với amoni <br />
clorua.<br />
D. Phân tử khối của natri nitrit là 69.<br />
<br />
<br />
Ví dụ 1 0<br />
: Salbutamol là chất được sử dụng để bào chế thuốc làm giãn phế <br />
quản trị hen suyễn và hiện vẫn được Bộ Y tế cấp phép nhập khẩu. Tuy nhiên, từ lâu <br />
Tổ chức Lương thực và Nông nghiệp Liên Hợp Quốc (FAO) đã khuyến cáo không sử <br />
dụng chất này trong chăn nuôi do có nhiều tác động nguy hiểm tới sức khỏe con người <br />
nếu tích lũy lâu dài trong cơ thể. Hiện nay, vì lợi ích kinh tế trước mắt, nhiều trang <br />
trại chăn nuôi ở Việt Nam đã trộn thuốc này vào thức ăn gia súc để lợn lớn nhanh hơn, <br />
mông, vai nở hơn, tỷ lệ nạc cao hơn và màu sắc thịt đỏ đẹp hơn..., gây ra rất nhiều lo <br />
lắng, bức xúc đối với người tiêu dùng.<br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
11<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
Về mặt hóa học, salbutamol là một chất hữu cơ có công thức phân tử trùng với <br />
công thức đơn giản nhất và hàm lượng các nguyên tố C, H, O, N lần lượt là 65,27%; <br />
8,79%; 5,86%; 20,08%. Công thức phân tử của salbutamol là:<br />
A. C26H40N2O6 B. C13H21NO3 C. C7H11NO2 D. C13H23NO3<br />
<br />
<br />
Ví dụ 11: <br />
Nhằm giúp cho học sinh thêm hiểu biết về cách nhận biết có r<br />
ượu trong c<br />
ơ thể <br />
một cách nhanh và chính xác của cảnh sát giao thông, giáo viên nên đưa nội dung này <br />
vào bài “Ancol” (lớp 11CB). Cụ thể, sau khi dạy xong bài “Ancol” giáo viên có thể đặt <br />
câu hỏi như trên để cho học sinh suy nghĩ, tìm tòi hướng giải quyết vấn đề. <br />
+ Vì sao dụng cụ phân tích rượu có thể phát hiện các lái xe đã uống rượu? <br />
Thành phần chính của các loại nước uống có cồn là ancol etylic. Đặc tính của <br />
ancol etylic là dễ bị oxi hóa. Có rất nhiều chất oxi hóa có thể tác dụng với ancol nhưng <br />
người ta chọn một chất oxi hóa là crom(VI) oxit CrO3. Đây là một chất oxi hóa rất <br />
mạnh, là chất ở dạng kết tinh thành tinh thể màu vàng da cam. Bột oxit CrO 3 khi gặp <br />
ancol etylic sẽ bị khử thành oxit Cr 2O3 là một hợp chất có màu xanh đen. Các cảnh sát <br />
giao thông sử dụng các dụng cụ phân tích ancol etylic có chứa CrO3. Khi tài xế hà hơi <br />
thở vào dụng cụ phân tích trên, nếu trong hơi thở có chứa hơi ancol etylic thì hơi ancol <br />
etylic sẽ tác dụng với CrO3 và biến thành Cr2O3 có màu xanh đen. Dựa vào sự biến đổi <br />
màu sắc mà dụng cụ phân tích sẽ thông báo cho cảnh sát biết được mức độ uống rượu <br />
của tài xế. Đây là biện pháp nhằm phát hiện các tài xế đã uống rượu khi tham gia giao <br />
để ngăn chặn những tai nạn đáng tiếc xảy ra. <br />
+ Liên hệ: Tai nạn giao thông luôn là nổi ám ảnh của mọi người. Một trong <br />
những nguyên nhân chính xảy ra tai nạn giao thông chính là rượu.<br />
<br />
Ví dụ 12: Giáo viên có thể đặt câu hỏi trên rồi dẫn dắt cho học sinh vào bài giảng <br />
“Nước cứng” (lớp 12) hoặc đưa vào phần cũng cố toàn bài giảng để học sinh vận <br />
dụng kiến thức đẽ học để giải thích. <br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
12<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
+ Tại sao khi nấu nước giếng ở một số vùng lâu ngày thấy xuất hiện lớp cặn ở đáy <br />
ấm? Cách tẩy lớp cặn này như thế nào? <br />
+ Trong tự nhiên, nước ở một số vùng là nước cứng tạm thời là nước có chứa <br />
Ca(HCO3)2 và Mg(HCO3)2. Khi nấu nước lâu ngày thì xảy ra phương trình hóa học:<br />
Ca(HCO3)2 → CaCO3↓ + CO2↑ + H2O <br />
Mg(HCO3)2 → MgCO3↓ + CO2↑ + H2O <br />
Do CaCO3 và MgCO3 là chất kết tủa nên lâu ngày sẽ đóng cặn. Để tẩy lớp căn <br />
này thì dùng dung dịch CH3COOH 5% cho vào ấm đun sôi để nguội khoảng một đêm <br />
rồi rửa sạch. <br />
+ Thực tiễn: Mục đích là cung cấp cho học sinh một số vấn đề có trong đời sống từ <br />
đó có thể giải thích được bản chất vấn đề nhằm kích thích sự hưng phấn trong học <br />
tập. Đây là hiện tượng mà học sinh có thể quan sát và thực hiện được dễ dàng.<br />
<br />
<br />
** Tóm lại, giáo viên có thể hướng dẫn cho học sinh vận dụng các kiến thức <br />
trong bài để giải quyết vấn đề đặt ra và bổ sung thêm cho học sinh những kiến thức <br />
có liên quan đến vấn đề nhưng không nằm trong phạm vi kiến thức hóa học như vấn <br />
đề bảo vệ môi trường, bảo vệ sức khỏe,….<br />
<br />
<br />
II.2. SỬ DỤNG BTTT KHI LUYỆN TẬP, KIỂM TRA VÀ ĐÁNH GIÁ<br />
Trong các giờ luyện tập, giáo viên có thể đưa vào các bài tập có nội dung thực <br />
tiễn mà học sinh có thể vận dụng được những kiến thức trong nội dung luyện tập để <br />
giải quyết hoặc thông qua một bài tập có nội dung lý thuyết, sau khi giải quyết xong <br />
giáo viên thông tin thêm những kiến thức thực tiễn có liên quan.<br />
Một số câu hỏi hoặc bài tập mang tính thực tiễn nhưng nội dung trả lời ngắn <br />
gọn và chỉ vận dụng thuần túy các kiến thức lý thuyết trong các chương, bài mà học <br />
sinh đã được cung cấp có thể đưa vào các đề kiểm tra 15 phút, 1 tiết, kiểm tra học <br />
kỳ…. <br />
<br />
<br />
Ví dụ 1: Khi kiểm tra chương 1, lớp 11 “Sự điện li” có thể đưa ra các câu như:<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
13<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
1. Công thức của phèn chua (phèn nhôm) là gì? Yêu cầu HS biết được công thức: <br />
K2SO4.Al2(SO4).24H2O.<br />
2. Ta có thể dùng phèn chua để xử lý nước đục được hay không?HS biết được dùng <br />
phèn chua để làm trong nước.<br />
3. E là muối sunfat kép của nhôm và kali ngậm nước, được dùng trong ngành thuộc <br />
da, chất cầm màu trong công nghiệp nhuộm vải, chất làm trong nước….<br />
Công thức E: K2SO4.Al2(SO4)3.24H2O hoặc viết gọn là KAl(SO4)2.24H2O<br />
<br />
<br />
Đặc biệt giáo viên nên thiết kế thành các câu hỏi trắc nghiệm và đưa vào với <br />
một dung lượng nhất định các câu hỏi mang tính thực tế:<br />
<br />
<br />
Ví dụ 2: Khi kiểm tra chương 1 Lớp 11 có thể đưa vào một số câu như:<br />
Những người đau dạ dày do dư axit, người ta thường uống trước bữa ăn một loại <br />
thuốc chứa:<br />
a. (NH4)2CO3 b. Na2CO3 c. NH4HCO3 d. NaHCO3<br />
<br />
Ví dụ 3: Khi kiểm tra chương 2, Lớp 11 có thể đưa vào một số câu như<br />
1. Trong phòng thí nghiệm, khi bị ngộ độc Cl2, ta sơ cứu bằng cách cho nạn nhân ngửi <br />
khí:<br />
a. H2 b. NH3 c. O2 d. N2<br />
2. Người ta sử dụng loại muối nào sau đây để làm sạch bề mặt kim loại trước khi <br />
hàn?<br />
a. NaCl b. KCl c. (NH4)2SO4 d. NH4Cl<br />
3. Để làm bánh, chất bột được cho vào giúp bánh mềm và tơi xốp là:<br />
a. (NH4)2CO3 b. Na2CO3 c. NH4HCO3 d. NaHCO3<br />
<br />
<br />
Ví dụ 4: Khi kiểm tra chương 3, Lớp 11 có thể đưa vào một số câu như:<br />
CO2 được coi là ảnh hưởng tới môi trường vì:<br />
a. Rất độc b. Không duy trì sự sống<br />
c. Làm giảm lượng mưa d. Gây hiệu ứng nhà kính<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
14<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
<br />
Ví dụ 5: Với chương oxi lưu huỳnh lớp 10, ta có thể hỏi như sau:<br />
Những câu sau, câu nào sai khi nói về ứng dụng của ozon?<br />
A. Không khí chứa lượng nhỏ ozon (dưới 106% theo thể tích) có tác dụng làm cho <br />
không khí trong lành.<br />
B. Với lượng lớn có lợi cho sức khỏe con người.<br />
C. Dùng ozon để tẩy trắng các loại tinh bột, dầu ăn và nhiều chất khác.<br />
D. Dùng ozon để khử trùng nước ăn, khử mùi, chữa sâu răng, bảo quản hoa quả.<br />
<br />
<br />
Ví dụ 6: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường do:<br />
A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.<br />
B. SO2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axít gây ra sự ăn mòn kim loại.<br />
C. SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá.<br />
D. SO2 là một oxit axit.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Ví dụ 7: Quy trình sản xuất đường mía được thực hiện qua một số công đoạn <br />
chính sau:<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
15<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
Các khí X, Y trong các giai đoạn (3) và (4) là:<br />
A. cacbon monooxit, sunfurơ. B. sunfurơ, clo.<br />
C. cacbon đioxit, clo. D. cacbon đioxit, sunfur<br />
ơ .<br />
<br />
<br />
** Lưu ý rằng: Khi kiểm tra bài cũ thì chúng ta có thể linh hoạt, phong phú hơn <br />
với bất kì nội dung nào có liên quan đến kiến thức bài học như vì sao khí CO lại gây <br />
ngộ độc hay vì sao người ta lại trồng xen kẽ cây sắn với cây họ đậu….<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
II.3. SỬ DỤNG THÔNG QUA CÁC HOẠT ĐỘNG NGOẠI KHÓA <br />
Giáo viên dạy môn Hóa học nên tổ chức cho học sinh các câu lạc bộ hóa học, <br />
các buổi ngoại khóa về hóa học, các cuộc thi hóa học vui,…. nhằm tạo điều kiện cho <br />
học sinh vận dụng những kiến thức hóa học vào cuộc sống, tạo niềm hứng thú và say <br />
mê hóa học, đồng thời kích thích học sinh lòng ham hiểu biết, hình thành cho học sinh <br />
thói quen luôn thắc mắc, đặt vấn đề đối với những hiện tượng trong cuộc sống và <br />
phải tìm cách giải quyết cho được các vấn đề đó. <br />
<br />
<br />
Ví dụ 1 : Khi tham gia câu lạc bộ, nhiều học sinh sẽ tự mình đưa ra thắc mắc vì <br />
sao người ta lại quảng cáo “Kem đánh răng P/S bảo vệ hai lần cho răng chắc khỏe”; <br />
“Vì sao những người ăn trầu thường có răng rất chắc và không bị sâu răng”; “Vì sao <br />
phải bón đạm cho cây”….. Từ đó, học sinh tự tìm cách để giải quyết vấn đề, dần dần <br />
hình thành phương pháp nghiên cứu khoa học.<br />
<br />
<br />
Ví dụ 2: Khi soạn bài “Clo” ở lớp 10, giáo viên có thể đưa thêm một số câu về <br />
tác hại của clo dùng trong công nghệ lạnh, chữa cháy, mĩ phẩm (CFC, halon…). Các <br />
hợp chất này thoát ra ngoài không khí, rồi bị chuyển hóa ở tầng bình lưu dưới tác <br />
dụng của bức xạ mặt trời thành các gốc Clo, các gốc này là tác nhân phá hủy tầng <br />
ozôn.<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
16<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
<br />
Ví dụ 3: Trong bài “Tính chất hóa học chung của kim loại” ở lớp 12, giáo viên có <br />
thể soạn thêm mục “tác hại của các kim loại nặng: Pb, Cd, Hg…đối với sinh vật và <br />
con người. <br />
Thuỷ ngân dễ bay hơi và rất độc, khi nhiệt kế thuỷ ngân bị vỡ thì chất có thể dùng <br />
để khử thủy ngân là:<br />
A. bột lưu huỳnh. B. bột sắt. C. cat.<br />
́ D. nước.<br />
<br />
<br />
Ví dụ 4: Bài đọc thêm ở SGK Hóa học 10 trang 91 có nêu nguyên nhân gây ra mưa <br />
axit, giáo viên có thể đặt vấn đề như sau để học sinh hiểu rõ hơn:<br />
“Hiện tượng mưa axit” là gì? Tác hại như thế nào? <br />
+ Khí thải công nghiệp và khí thải của các động cơ đốt trong (ô tô, xe máy) có chứa <br />
các khí SO2, NO, NO2,…Các khí này tác dụng với oxi O2 và hơi nước trong không khí <br />
nhờ xúc tác oxit kim loại (có trong khói, bụi nhà máy) hoặc ozon tạo ra axit sunfuric <br />
H2SO4 và axit nitric HNO3:<br />
2SO2 + O2 + 2H2O → 2H2SO4 <br />
2NO + O2 → 2NO2 <br />
4NO2 + O2 + 2H2O → 4HNO3 <br />
Axit H2SO4 và HNO3 tan vào nước mưa tạo ra mưa axit. Nguyên nhân gây ra mưa <br />
axit: H2SO4 đóng vai trò chính, còn HNO3 đóng vai trò thứ hai. <br />
+ Hiện nay mưa axit là nguồn ô nhiễm chính ở một số nơi trên thế giới. Mưa axit <br />
làm mùa màng thất thu và phá hủy các công trình xây dựng, các tượng đài làm từ đá <br />
cẩm thạch, đá vôi, đá phiến (các loại đá này thành phần chính là CaCO3): <br />
CaCO3 + H2SO4 → CaSO4 + CO2↑ + H2O <br />
CaCO3 + 2HNO3 → Ca(NO3)2 + CO2↑ + H2O <br />
+ Ngày nay hiện tượng mưa axit và những tác hại của nó đã gây nên những hậu quả <br />
nghiêm trọng, đặc biệt là ở những nước công nghiệp phát triển. Vấn đề ô nhiễm môi <br />
trường luôn được cả thế giới quan tâm. Việt Nam chúng ta đang rất chú trọng đến <br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
17<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
vấn đề này. Do vậy mà giáo viên phải cung cấp cho học sinh những hiểu biết về hiện <br />
tượng mưa axit cũng như tác hại của nó nhằm nâng cao ý thức bảo vệ môi trường.<br />
<br />
<br />
Ví dụ 5 : Muối diêm (có chứa hỗn hợp muối nitrat, nitrit của kali hoặc natri) được <br />
phép dùng bảo quản thịt, xúc xích, lạp xưởng, jambon…; giữ chúng được hàng tháng. <br />
Khi ta dùng lượng lớn để ướp và gia nhiệt (tiệt trùng, chiên, nướng…) ở nhiệt độ cao <br />
có sinh ra hợp chất nitrit, chất này hình thành nitrosamin gây độc hại với cơ thể người.<br />
<br />
<br />
** Không phải bài tập thực tiễn lúc nào cũng cứng nhắc, nhất thiết phải đưa vào dưới <br />
dạng bài tập. Cũng bài tập đó, giáo viên có thể đưa vào theo kiểu hỏi đáp, hoặc ghi <br />
thành bài tập trên bảng, trong phiếu học tập…và cũng có thể biến đổi bài tập này <br />
thành một tư liệu, một câu chuyện để kể, giảng giải cho học sinh…. kết hợp một <br />
cách hợp lí vào bài giảng. Việc xây dựng bài tập thực tiễn cũng với mục đích hệ <br />
thống hóa theo chương, bài để thuận lợi cho việc sử dụng, còn khi sử dụng trong <br />
giảng dạy, đặc biệt là giảng dạy bài mới giáo viên cần chủ động, linh hoạt.<br />
<br />
<br />
<br />
<br />
CHƯƠNG III: HỆ THỐNG CÂU HỎI THỰC TIỄN MÔN HÓA HỌC THPT<br />
<br />
<br />
III.1. CÂU HỎI TRẮC NGHIỆM KHÁCH QUAN<br />
III.1.1. BÀI GIẢNG VỀ PHI KIM<br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
18<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
Câu 1 : Một chất khí nhẹ thường được nạp vào khinh khí cầu (càng nhẹ càng tốt). Khí <br />
đó là:<br />
A. He B. CO C. H2 D. N2<br />
Câu 2: Nước Javen trong không khí có tính tẩy màu là do sự có mặt của khí nào sau <br />
đây? <br />
A. Khí trơ B. O2 C. N2 D. CO2<br />
Câu 3. Một lượng Cl2 thoát ra gây ô nhiễm phòng thí nghiệm. Chất khí nào sẽ loại bỏ <br />
được Cl2 trong phòng? <br />
A. metan B. amoniac<br />
C. hiđrosunfua D. oxy <br />
Câu 4. Người ta dùng dung dịch nào dưới đây để chữa 1 số bệnh ngoài da?<br />
A. Cồn iôt 3% B. Dung dịch KMnO4 loãng <br />
C. nước oxy già (H2O2) D. C<br />
ồn iôt 5%. <br />
Câu 5: Trong các câu sau, câu nào sai?<br />
A. Ôxi là chất khí không màu, không mùi, không vị. <br />
B. Ôxi nặng hơn không khí.<br />
C. Ôxi tan nhiều trong nước.<br />
D. Ôxi chiếm 1/5 thể tích không khí.<br />
Câu 6: Ứng dụng quan trọng hàng đầu của oxi là:<br />
A. Duy trì s<br />
ự sống. B. Điều hòa không khí.<br />
C. Nhiên liệu tên lửa. D. Duy trì sự cháy.<br />
Câu 7: Ozon là chất khí cần thiết trên thượng tầng khí quyển vì:<br />
A. Nó h<br />
ấp thụ các bức xạ tử ngoại (tia cực tím). <br />
B. Nó làm cho trái đất ấm hơn.<br />
C. Nó ngăn ngừa khí oxi thoát khỏi Trái Đất. <br />
D. Nó phản ứng với tia gama từ ngoài không gian để tạo khí.<br />
Câu 8: Tại các làng nghề thủ công mỹ nghệ và xuất khẩu các mặt hàng mây, tre đan, <br />
để tránh hiện tượng hàng hóa bị mốc và để tẩy trắng các mặt hàng đó, người ta <br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
19<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
thường sấy chúng bằng cách đốt chất rắn X để tạo ra chất khí không màu, mùi xốc. <br />
Chất rắn X là:<br />
A. Bột cacbon B. Bột gạo<br />
C. Bột photpho D. Bột lưu huỳnh<br />
Câu 9: Trên thực tế khí nitơ được sử dụng nhiều trong công nghiệp luyện kim. Ứng <br />
dụng đó của nitơ dựa trên cơ sở nào sau đây?<br />
A. Khí nitơ có khả năng hấp thụ trên bề mặt kim loại.<br />
B. Khí nitơ có khả năng tạo ra các hợp chất nitrua bền với kim loại.<br />
C. Khí nitơ tương đối hoạt động về mặt hóa học.<br />
D. Khí nitơ tương đối trơ về mặt hóa học.<br />
Câu 10: Loại nhiên liệu nào sau đây không phải là nhiên liệu hóa thạch?<br />
A. Khí hidro B. Than đá <br />
C. Dầu mỏ D. Khí thiên nhiên<br />
Câu 11: Trái cây được bảo quản lâu hơn trong môi trường vô trùng. Trong thực tế, <br />
người ta sử dụng nước ozon để bảo quản trái cây. Ứng dụng trên dựa vào tính chất <br />
nào sau đây?<br />
A. Ozon là chất có tính oxi hóa mạnh. <br />
B. Ozon trơ về mặt hóa học.<br />
C. Ozon không tác dụng được với nước. D. Ozon là chất khí có mùi đặc <br />
trưng.<br />
<br />
<br />
III.1.2. BÀI GIẢNG VỀ KIM LOẠI <br />
Câu 1: Người ta khuyến cáo, nên dùng dây dẫn điện từ mạng điện sinh hoạt vào nhà <br />
làm bằng kim loại nào sau đây tốt nhất? <br />
A. Au B. Ag C. Al D. Cu <br />
Câu 2: Người ta có thể dùng thùng bằng Nhôm để đựng axit nào sau đây?<br />
A. HNO3 loãng, nóng. B. HNO3 đặc nóng. <br />
C. HNO3 loãng, nguội. D. HNO3 đặc, nguội. <br />
Câu 3: Tính chất vật lý nào sau đây của Sắt khác với các đơn chất kim loại khác? <br />
A. Dẫn điện và nhiệt tốt. B. Tính dẻo, dễ rèn. <br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
20<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
C. Là kim loại nặng. D. Có tính nhiễm từ. <br />
Câu 4: Kim loại nào sau đây cháy mà không dập tắt được bằng bình chữa cháy? <br />
A. Mg B. Fe C. Cu D. Ag<br />
Câu 5: Để bảo vệ nồi hơi bằng thép, người ta thường lót dưới đáy nồi hơi những tấm <br />
kim loại<br />
A. niken. B. đồng. C. ẽm. <br />
k D. bạc.<br />
Câu 6: Có thể đựng axít nào sau đây trong bình bằng sắt?<br />
A. H2SO4 loãng B. HNO3 đặc, nóng <br />
C. HCl loãng D. HNO3 đặc, nguội<br />
Câu 7: Kim loại X là kim loại cứng nhất, được sử dụng để mạ các dụng cụ kim loại, <br />
chế tạo các loại thép chống gỉ, không gỉ...Kim loại X là:<br />
A. Fe B. Ag C. Cr D. W<br />
Câu 8: Trong thiết bị báo cháy thường có một thanh hợp kim có nhiệt độ nóng chảy <br />
thấp, khi nhiệt độ môi trường đạt đến mức độ nào đó, nó sẽ chảy ra kích hoạt hệ <br />
thống chuông báo cháy. Thành phần hợp kim này gồm<br />
A. Na và K B. Cu và Ag C. Al và Mg D. Fe và Cu.<br />
Câu 11: Thép không gỉ được tạo ra bằng cách thêm kim loại X vào thép thường nóng <br />
chảy. Kim loại X là<br />
A. Na. B. Mg. C. Al. D. Cr.<br />
<br />
<br />
III.1.3. BÀI GIẢNG VỀ CÁC HỢP CHẤT VÔ CƠ<br />
Câu 1: Bảo quản thực phẩm (thịt, cá,...) bằng cách nào sau đây được coi là an toàn?<br />
A. Dùng n<br />
ước đá, nước đá khô. B. Dùng fomon, nước đá.<br />
C. Dùng nước đá khô, fomon. D. Dùng phân đạm, nước đá.<br />
Câu 2: Trong quá trình xử lý nước ngầm, ta phải bơm nó lên giàn mưa vì lý do nào sau <br />
đây?<br />
A. Làm giảm độ cứng của nước. <br />
B. Làm giảm hàm lượng CO2. <br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
21<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
C. Oxi hoá Fe2+ thành Fe3+ <br />
D. Làm tăng độ pH do CO2 từ không khí vào. <br />
Câu 3: Một học sinh làm thí nghiệm chẳng may bị dính một ít HNO 3 lên tay. Hỏi màu <br />
sắc ở phần da đó chuyển sang màu:<br />
A. Xanh. B. Vàng. C. Tím. D. Đỏ. <br />
Câu 4: Để hàn các đường ray bị nứt, gãy người ta sử dụng hỗn hợp tecmit. Thành <br />
phần của hỗn hợp tecmit là<br />
A. Al và CuO. B. C và Fe2O3. C. Al và Fe<br />
2O3. D. Al và Cr2O3<br />
Câu 5: Khi vắt chanh vào mắm tôm, thường có hiện tượng sùi bọt. Nguyên nhân chính <br />
do phản ứng nào dưới đây?<br />
A. CaCO3 + HCl → B. CaCO<br />
3 + axit → <br />
C. CaCO3 + CH3COOH → D. MgCO3+ H+ →<br />
Câu 6: Trên các cuộn phim của hãng KODAK được tráng bằng loại hóa chất nào sau <br />
đây? <br />
A. Na2S2O3 B. KNO3 C. CaSO4 D. AgBr <br />
Câu 7: Để phá huỷ dấu vết của clo hoặc tẩy màu clo còn sót lại trong vải sau khi đã <br />
tẩy trắng các nhà máy dệt thường dùng hoá chất nào sau đây? <br />
A. NaHCO3 B. Nước Javen C. Clorua vôi D. NaHSO3 <br />
Câu 8. Trước những hậu quả nặng nề mà biến đổi khí hậu gây ra, trong những năm <br />
qua, các quốc gia trên thế giới đã cùng nhau nỗ lực để ngăn chặn và giảm thiểu các tác <br />
động của biến đổi khí hậu thông qua cam kết quốc tế về bảo vệ môi trường. Một <br />
trong những văn bản đầu tiên có tính ràng buộc pháp lý trên phạm vi toàn cầu trong <br />
lĩnh vực này là Nghị định thư Kyoto được ký kết vào năm 1997, với mục tiêu cắt giảm <br />
lượng khí thải gây hiệu ứng nhà kính–nguyên nhân chính gây ra hiện tượng Trái Đất <br />
nóng lên và làm nước biển dâng. Trong số các khí sau: CO2, N2, O2, CH4, CFC có bao <br />
nhiêu khí nằm trong danh sách mục tiêu cắt giảm của Nghị định thư Kyoto?<br />
A. 2 B. 3<br />
C. 4 D. 1<br />
<br />
<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
22<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
Câu 9: Để sát trùng (diệt vi khuẩn) các loại rau ăn sống (salad, nộm, gỏi, ....) trước <br />
khi ăn người ta thường ngâm chúng với dung dịch nước muối loãng trong khoảng 10 – <br />
15 phút. Tác dụng diệt khuẩn của nước muối trong trường hợp này là do:<br />
A. Dung dịch NaCl điện li ra ion Na+, ion này có tính bazơ mạnh nên tiêu diệt được vi <br />
khuẩn.<br />
B. Vi khuẩn chết vì mất nước do thẩm thấu.<br />
C. Dung dịch NaCl điện li ra ion Na+, ion này có tính oxi hóa mạnh nên tiêu diệt được <br />
vi khuẩn.<br />
D. Dung dịch NaCl điện li ra ion Cl, ion này có tính oxi hóa mạnh nên tiêu diệt được vi <br />
khuẩn.<br />
Câu 10: Để loại bỏ lớp cặn trong ấm đun nước lâu ngày, người ta có thể dùng dung <br />
dịch nào sau đây?<br />
A. Giấm ăn. B. Cồn 700 C. Nước vôi. D. Muối <br />
ăn.<br />
Câu 11: Loại phân nào sau đây bón cho đất không làm thay đổi độ axit bazơ của đất? <br />
A. Đạm hai lá. B. Amôphốt.<br />
C. Urê. D. Supephotphat. <br />
Câu 12: Ứng dụng nào sau đây không phải của NaOH? <br />
A. Trong công nghiệp sản xuất nhôm. <br />
B. Trong công nghi<br />
ệp sản xuất gang, thép. <br />
C. Trong công nghiệp sản xuất xà phòng. <br />
D. Trong công nghiệp chế biến dầu mỏ.<br />
Câu 13: Tục ngữ có câu: “Lúa chiêm lấp ló đầu bờ <br />
Hễ nghe sấm dậy phất cờ mà lên” <br />
Để lý giải cho hiện tượng này, người ta cho rằng khi có các tia chớp trong <br />
không khí, sẽ xảy ra một loạt các phản ứng hóa học nhằm cung cấp đạm tự nhiên cho <br />
cây trồng có trong nước mưa. Loại đạm đó chứa ion nào sau đây? <br />
A. NH4+ B. NO3 C. NO2. D. PO43<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
23<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
Câu 14: Vào mùa hè, các loại thực phẩm như thịt, cá thường nhanh chóng bị hỏng. Để <br />
bảo quản thức ăn và ngăn chặn quá trình phân huỷ, người ta thường cất giữ thịt, cá <br />
vào ngăn đá tủ lạnh. Điều này được giải thích là do: <br />
A. tránh được các động vật từ bên ngoài xâm nhập. <br />
B. nhi<br />
ệt độ thấp làm tốc độ phân huỷ chậm lại. <br />
C. nhiệt độ thấp làm cân bằng không chuyển dịch. <br />
D. nước đá có tác dụng vệ sinh thực phẩm.<br />
Câu 15: Để đánh giá sự ô nhiễm kim loại nặng trong nước thải của một nhà máy, <br />
người ta lấy một ít nước, cô đặc rồi thêm dung dịch Na2S vào thấy xuất hiện kết tủa <br />
màu vàng. Hiện tượng trên chứng tỏ nước thải bị ô nhiễm bởi ion: <br />
A. Cu2+ B. Cd 2+ C. Fe2+ D. Pb2+<br />
Câu 16: Để tẩy trắng giấy, bột giấy, chống nấm mốc lương thực, thực phẩm…người <br />
ta sử dụng khí X. Công thức của khí X là:<br />
A. Cl2 B. CO. C. CO2 D. SO2<br />
Câu 1 7:<br />
Loại phân bón hóa học nào sau đây là tốt nhất để giảm độ chua của đất <br />
đồng thời cung cấp nguyên tố dinh dưỡng cho đất và cây trồng? <br />
A. phân lân nung ch<br />
ảy . B. phân nitrophotka. <br />
C. phân ure. D. phân supephotphat đơn.<br />
Câu 18:<br />
Nước muối sinh lý chứa NaCl 0,9% (d = 1 gam/ml) có tác dụng sát trùng, khử <br />
khuẩn. Để có được 1,00 lít nước muối sinh lý cần thực hiện <br />
A. pha 991 gam n<br />
ước với 9 gam muối NaCl . <br />
B. pha 999,1 gam nước với 0,9 gam muối NaCl. <br />
C. pha 910 gam nước với 90 gam muối NaCl. <br />
D. pha 990 gam nước với 10 gam muối NaCl.<br />
Câu 19: Trong các ấm hoặc bình đun nước lâu ngày thường có một lớp cặn là CaCO3. <br />
Trong các hóa chất sau đây: (1) giấm ăn; (2) nước chanh; (3) nước muối; (4) nước vôi; <br />
(5) dung dịch HCl. Số hóa chất có thể sử dụng để loại bỏ lớp cặn mà không ảnh <br />
hưởng đến ấm đun (thường làm bằng nhôm) là:<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
24<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
A. 2 B. 3 C. 4 D. 5<br />
Câu 20: SO2 là một trong những khí gây ô nhiễm môi trường vì:<br />
A. SO2 là chất có mùi hắc, nặng hơn không khí.<br />
B 2 là khí độc, tan trong nước mưa tạo thành axít gây ra sự ăn mòn kim loại. <br />
. SO<br />
C. SO2 vừa có tính chất khử vừa có tính ôxi hoá.<br />
D. SO2 là một ôxit axit.<br />
Câu 21: Boxit là nguyên liệu quan trọng để sản xuất nhôm. Boxit có nhiều ở khu vực <br />
Tây Nguyên của Việt Nam và đang bắt đầu được khai thác. Công thức của boxit là:<br />
A. Al(OH)3 B. Na3AlF6<br />
C. Al2O3.SiO2.xH2O D. Al2O3.xH2O<br />
Câu 22: Để ngăn khí clo phát tán trong phòng thí nghiệm, người ta thường xử lý bằng <br />
cách phun một lượng nhỏ hóa chất nào sau đây vào không khí trong phòng thí nghiệm?<br />
A. Dung dịch AgNO3. B. Dung dịch NaOH đặc.<br />
C. Dung dịch NH3 đặc. D. Dung dịch H2SO4 loãng.<br />
Câu 23: Loại phân bón với thành phần chính là chất nào sau đây thuộc loại phân lân?<br />
A. Ca(HPO4)2 B. KCl C. CO(NH2)2 D. NH4NO3<br />
Câu 24: Khí X không màu, mùi trứng thối và rất độc được sinh ra do quá trình phân <br />
hủy của một số động vật. Khí X là:<br />
A. H2S B. NH3 C. CO2 D. SO2<br />
Câu 25: Dãy chất khí nào dưới đây đều gây ra hiện tượng mưa axit khi nồng độ của <br />
chúng trong khí quyển vượt quá mức cho phép?<br />
A. CO2, N2O, SO2 B. NO2, HCl, SO2 <br />
C. NO2, CO2, SO2 D. NO2, H2S, SO2 <br />
Câu 26: Khí Y không màu và có mùi khó chịu được sinh ra do quá trình đốt quặng pirit <br />
hoặc quá trình phun trào của núi lửa. Khí Y là một trong các khí gây mưa axit. Khí Y là<br />
A. NO2 B. SO2 C. H2S D. CO2<br />
Câu 27: Để giảm độ chua cho đất trồng và đồng thời nhằm tăng dinh dưỡng cho đất, <br />
có thể bón loại phân bón nào sau đây?<br />
<br />
Lại Thị Thu Thuỷ – Tổ Hóa học Trường THPT chuyên Lê Hồng Phong <br />
25<br />
Sáng kiến kinh nghiệm năm học 2015 2016<br />
<br />
A. Đạm amoni clorua B. Supe photphat kép<br />