intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ đồ giao tiếp

Chia sẻ: Bi Bo | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:3

575
lượt xem
27
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Người nói muốn trao gửi thông điệp cho người nghe. Sự trao đổi đó gọi là mối liên hệ thuận. Trong đời sống, khi chỉ có mối liên hệ thuận như vậy người ta gọi là đơn thoại. Tuy nhiên, những giao thoại như vậy rất đặc biệt vì người nói không thể tạo nên những chiến lược giao tiếp riêng cho mình do không nhận biết được và vì thế mà không thể xử lí được các phản ứng từ phía người nghe. Chính vì thế, mối liên hệ giữa người nghe và người nói là rất quan trọng....

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ đồ giao tiếp

  1. Sơ đồ giao tiếp Người nói muốn trao gửi thông điệp cho người nghe. Sự trao đổi đó gọi là mối liên hệ thuận. Trong đời sống, khi chỉ có mối liên hệ thuận như vậy người ta gọi là đơn thoại. Tuy nhiên, những giao thoại như vậy rất đặc biệt vì người nói không thể tạo nên những chiến lược giao tiếp riêng cho mình do không nhận biết được và vì thế mà không thể xử lí được các phản ứng từ phía người nghe. Chính vì thế, mối liên hệ giữa người nghe và người nói là rất quan trọng. Trong lí thuyết thông tin gọi là liên hệ nghịch, đó chính là phản ứng của người nghe trước những thông tin, thông điệp mà người nói muốn chia sẻ. Chỉ tr ên một ý nghĩa như vậy thì câu cách ngôn “im lặng là đồng ý” mới có ý nghĩa... Cả người nói và người nghe sử dụng mối liên hệ này để điều chỉnh toạ độ giao tiếp, nhu cầu giao tiếp và mục đích giao tiếp cho thích hợp. Khi chỉ có mối liên hệ giữa A đến B mà không có mối liên hệ theo chiều ngược lại, hoặc không có nhu cầu của A về một phản ứng nào đó từ B, thì người ta gọi đó là độc thoại. Hai yếu tố trên chưa đủ để thiết lập một sơ đồ giao tiếp theo lí thuyết hiện đại. Từ năm 1937, Ch. Morris đã đề nghị thêm 3 nhân tố sau đây. Thứ nhất là mã ngôn ngữ. Trong cấu trúc luận, nó đơn giản chỉ là một ngôn ngữ thuần nhất mà cả cộng đồng nói năng sử dụng. Quan điểm đó đã cũ và thiếu chính xác. Giao tiếp học hiện đại chứng minh rằng mỗi người sở hữu và sở đắc một vùng ngôn ngữ nhất định trong tài sản chung về ngôn ngữ của cộng đồng. Bởi vì, mỗi cá nhân do được giáo dục khác nhau, do các đặc điểm gia đình khác nhau, những hoàn cảnh địa phương và địa lí khác nhau nên điều kiện học tiếng mẹ đẻ cũng như sử dụng nó và nhu cầu dùng nó là khác nhau.
  2. Suy cho cùng, giao tiếp của con người là sự tìm hiểu và thống nhất mã mà thôi. Song vì kinh nghiệm xử lí ngôn ngữ rất khác nhau nên "bi kịch" của loài người chính là ở chỗ không bao giờ các cá thể cùng một cộng đồng có thể thống nhất hoàn toàn mã giao tiếp với nhau. Vì vậy, nghệ thuật của giao tiếp là nghệ thuật biết dừng lại ở sự thống nhất về mã, về mức độ mã. Thứ hai là chu cảnh giao tiếp. Người nói và người nghe khi thực hiện một cuộc giao tiếp luôn phải tìm những biện pháp rất cụ thể về không gian và thời gian nhằm tăng thêm hiệu lực của giao tiếp, của các thông điệp. Ngo ài hai nhân tố không gian và thời gian này thì giao tiếp học hiện đại còn nhấn mạnh đến các hoàn cảnh xã hội, các vị thế xã hội khi xảy ra giao tiếp. Cá nhân nào xử lí tốt các điều kiện tối ưu do hoàn cảnh xã hội và vị thế mang lại trong khoảnh khắc giao tiếp thì sẽ tăng được tính hiệu lực của các giao tiếp bằng lời. Các lĩnh vực khác nhau của chu cảnh giao tiếp, những điều kiện thuận lợi và khó khăn của chu cảnh giao tiếp là đối tượng quan trọng của giao tiếp học hiện đại Nhưng các giao tiếp không thể được tiến hành trong môi trường lí tưởng như sơ đồ giao tiếp. Các nhân tố người nói, người nghe, mã ngôn ngữ, chu cảnh giao tiếp đều là những nhân tố tạo sự thuận lợi, làm tăng hiệu lực giao tiếp nếu ta biết cách khai thác chúng. Trong th ực tế, ngoài các nhân tố thuận lợi như vậy, còn phải tính đến một nhân tố luôn cản trở quá trình giao tiếp, làm phương hại các giá trị thông tin được chuyển giao, làm sai lạc nội dung thông điệp, đó chính là Nhiễu trong thông tin (nhân tố bổ sung thứ 3). Người ta thường chia nhiễu thành hai loại: nhiễu khách quan và nhiễu chủ quan. Thuộc về nhiễu khách quan là tất cả những cản trở do điều kiện khách quan đem lại. Ví dụ: tiếng ồn, nhiệt độ, thời tiết... Còn thuộc về nhiễu chủ quan là những cản trở làm phương hại đến giao tiếp do chính người nói và người nghe (những người tham gia giao tiếp) đưa lại một cách cố ý hoặc không cố ý. Ví dụ: chán đối thoại với ai đó; đói, mệt mỏi...; hoặc lí do về học thức hoặc lí do về văn hoá...
  3. Trong hai loại nhiễu, với nhiễu khách quan thì bằng những tiến bộ khoa học kĩ thuật người ta có thể khắc phục được, nhưng người ta bất lực trước những khó khăn do nhiễu chủ quan gây ra. Vì đó là vấn đề về con người, vấn đề mã và vấn đề trình độ giao tiếp.
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2