SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN TRƯỜNG THPT TRẠI CAU ĐỀ 18
lượt xem 2
download
Tham khảo đề thi - kiểm tra 'sở giáo dục và đào tạo tn trường thpt trại cau đề 18', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả
Bình luận(0) Đăng nhập để gửi bình luận!
Nội dung Text: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN TRƯỜNG THPT TRẠI CAU ĐỀ 18
- SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN ĐỀ 18 TRƯỜNG THPT TRẠICAU ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Môn: Hoá (Thời gian làm bài 90 phút) Họ, tên thí sinh:......................................................................SBD:.............................. ( Cho: H = 1; C = 12; N = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; Si = 28, Cl = 35,5; I =127, K = 39; Ca = 40; Ba =137; Fe = 56; Cu = 64; Zn = 65; Br = 80; Ni = 59; Ag = 108; Ba = 137) I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40 câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Dãy gồm các chất nào sau đây đều có tính lưỡng tính ? A. H2O, Zn(OH)2, CH3COONH4, H2NCH2COOH, NaHCO3. B. NaHCO3, Zn(OH)2, ZnO, (NH4)2CO3, AlCl3, H2O. C. ZnCl2, AlCl3, NaAlO2, NaHCO3, H2NCH2COOH. D. Al, NaHCO3, NaAlO2, ZnO, Be(OH)2, Pb(OH)2. Câu 2: Đốt 24 gam hỗn hợp X gồm Fe và Cu trong không khí thu được m gam hỗn hợp chất rắn Y gồm Fe, Cu, CuO, Fe3O4. Cho hỗn hợp Y vào dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 6,72 lít SO2 (đktc) và dung dịch có chứa 72 gam muối sunfat. Xác định m? A. 26,4 B. 27,2 C. 25,6 D. 28,8 Câu 3: Hòa tan hoàn toàn 12,42 gam Al bằng dung dịch HNO3 loãng (dư), thu được dung dịch X và 1,344 lít (ở đktc) hỗn hợp khí Y gồm hai khí là N2O và N2. Tỉ khối của hỗn hợp khí Y so với khí H 2 là 18. Cô cạn dung dịch X, thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 34,08 B. 107,88 C. 97,98 D. 106,38 Câu 4: Cho hỗn hợp hai aminoaxit đều chứa 1 nhóm amino và 1 nhóm cacboxyl vào 440 ml dung dịch HCl 1M được dung dịch X. Để tác dụng hết với dung dịch X cần 840 ml dung dịch NaOH 1M. Vậy khi tạo thành dung dịch X thì A. aminoaxit và HCl cùng hết. B. dư aminoaxit. C. không xác định được. D. dư HCl. Câu 5: Hòa tan hết m gam FeSO4.7H2O vào nước được dung dịch, cho tiếp vào dung dịch này NaNO3 dư và H2SO4 loãng dư, sau phản ứng hoàn toàn thấy thoát ra 2,24 lít khí NO duy nhất (đ.k.t.c). Giá trị của m là A. 83,4 gam. B. 60 gam. C. 27,8 gam. D. 45,6 gam.
- Câu 6: Cho hỗn hợp X gồm 0,01 mol HCOOH; 0,02 mol HCHO và 0,01 mol HCOOCH3 tác dụng với AgNO3/NH3 (dư) thu được m gam Ag. Giá trị của m là A. 12,96. B. 8,64. C. 10,8. D. 4,32. Câu 7: Cho dung dịch chứa 6,03 gam hỗn hợp gồm hai muối NaX và NaY (X, Y là hai nguyên tố có trong tự nhiên, ở hai chu kì liên tiếp thuộc nhóm VIIA, số hiệu nguyên tử ZX < ZY) vào dung dịch AgNO3 (dư), thu được 8,61 gam kết tủa. Phần trăm khối lượng của NaY trong hỗn hợp ban đầu là A. 51,8%. B. 47,2%. C. 58,2%. D. 52,8%. Câu 8: Cho các chất sau: phenol, etanol, axit axetic, natri phenolat, natri hiđroxit. Số cặp chất tác dụng được với nhau là A. 2. B. 1. C. 3. D. 4. Câu 9: Chia m gam hỗn hợp M gồm hai ancol đơn chức kế tiếp trong dãy đồng đẳng thành 2 phần bằng nhau. Cho phần một tác dụng với Na (dư), được 3,36 lít khí hiđro (đktc). Cho phần hai phản ứng hoàn toàn với CuO ở nhiệt độ cao, được hỗn hợp M1 chứa hai anđehit (ancol chỉ biến thành anđehit). Toàn bộ lượng M1 phản ứng hết với AgNO3 trong NH3, thu được 86,4 gam Ag. Giá trị của m là A. 30,4 gam B. 45,6 gam C. 24,8 gam D. 15,2 gam Câu 10: Khối lượng kết tủa thu được khi sục khí H2S dư vào 100 ml dung dịch CuCl2 0,5M và ZnCl2 0,6M là A. 5,82 gam B. 10,62 gam C. 4,8 gam D. 5,28 gam Câu 11: Cho hỗn hợp chứa toàn bộ các anken thể khí ở điều kiện thường tác dụng với H2O ( xt: H+) tạo ra hỗn hợp chứa tối đa bao nhiêu ancol ? A. 5. B. 6. C. 7. D. 8. Câu 12: Đem hoà tan hỗn hợp gồm 10,8 gam Ag, 6,4 gam Cu và 16 gam Fe2O3 trong dung dịch H2SO4 1M dư. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn thấy còn m gam chất rắn không tan, giá trị của m là A. 17,2. B. 10,8. C. 6,4. D. 16. Câu 13: X, Y, Z là 3 nguyên tố ở cùng chu kỳ : Oxit của X tan trong nước tạo ra dung dịch có pH > 7 Oxit của Y tan trong nước tạo ra dung dịch có pH < 7 Oxit của Z vừa tác dụng với dung dịch HCl, vừa tác dụng với dung dịch NaOH. Thứ tự tăng điện tích hạt nhân của chúng là : A. X < Z < Y B. Y < X < Z C. Y < Z < X D. X < Y < Z Câu 14: Cho sơ đồ dạng: X Y Z. Cho các chất sau đây: etilen, etyl clorua, ancol etylic. Số sơ đồ nhiều nhất thể hiện mối quan hệ giữa các chất trên là
- A. 4 B. 5 C. 6 D. 3 Câu 15: Cho các phản ứng sau: a) Cu + HNO3 loãng → b) Fe2O3 + H2SO4 đặc, nóng → c) FeS2 + dung dịch HCl → d) NO2 + dung dịch NaOH → e) HCHO + Br2 → f) glucozơ ` men g) C2H6 + Cl2 ` askt h) glixerol + Cu(OH)2 → Các phản ứng thuộc loại phản ứng oxi hóa - khử là A. a, d, e, f, g B. a, c, d, g, h C. a, c, d, e, f, g D. a, b, c, d, e, h 35 37 Câu 16: Nguyên tử khối trung bình của Clo bằng 35,5. Clo có hai đồng vị ` 17 Cl và ` 17 Cl . 35 Phần trăm khối lượng của ` 17 Cl có trong axit pecloric là giá trị nào sau đây? (cho H=1; O=16) A. 27,2% B. 26,12% C. 30,12% D. 26,92% Câu 17: Các hình vẽ sau mô tả các cách thu khí thường được sử dụng khi điều chế và thu khí trong phòng thí nghiệm. Hình 3 có thể dùng để thu được những khí nào trong các khí sau: H2, C2H2 , NH3 , SO2 , HCl , N2. A. H2 , N2, NH3 B. HCl, SO2, NH3 C. H2, N2 , C2H2 D. N2, H2 Câu 18: Có các nhận định sau đây: 1. Nguyên tắc sản xuất gang là khử quặng sắt oxit bằng than cốc trong lò cao 2. Nguyên tắc sản xuất thép là khử các tạp chất trong gang nhằm làm giảm hàm lượng của chúng. 3. Tính chất hóa học của Fe2+ là tính khử. 4. Nước cứng là nước có chứa ion Ca2+, Mg2+ dưới dạng muối Cl-, HCO3-, SO42-. Số nhận định đúng là A. 1. B. 2. C. 3. D. 0. Câu 19: Cho độ âm điện của các nguyên tố như sau: O(3,44), Cl(3,16), Mg(1,31), C(2,55), H(2,2) Trong các phân tử: MgO, CO, CH4, Cl2O. Số chất có kiểu liên kết cộng hóa trị có cực là A. 3. B. 1. C. 2. D. 4.
- Câu 20: Trộn 6 g Mg bột với 4,5 g SiO2 rồi đun nóng ở nhiệt độ cao cho đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn. Lấy hỗn hợp thu được cho tác dụng với dung dịch NaOH dư. Thể tích khí hiđro bay ra ở điều kiện tiêu chuẩn là : A. 3,92 lít B. 5,60 lít C. 3,36 lít D. 1,12 lít Câu 21: Cho phản ứng : 3H2(khí) + Fe2O3 (rắn) 2Fe(rắn) + 3H2O (hơi) Nhận định nào sau đây là đúng? A. Tăng áp suất cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận B. Thêm Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận C. Nghiền nhỏ Fe2O3 cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận D. Thêm H2 vào hệ cân bằng hóa học chuyển dịch theo chiều thuận Câu 22: Hãy cho biết anot trong pin điện và anot trong bình điện phân xảy ra quá trình gì ? A. pin điện : quá trình oxi hóa và bình điện phân : quá trình khử. B. tại pin điện và bình điện phân đều xảy ra quá trình oxi hóa . C. tại pin điện và bình điện phân đều xảy ra quá trình khử. D. pin điện : quá trình khử và bình điện phân: quá trình oxi hóa. Câu 23: Phương pháp để loại bỏ tạp chất HCl có lẫn trong khí H2S là: Cho hỗn hợp khí lội từ từ qua một lượng dư dung dịch A. Pb(NO3)2. B. NaHS. C. AgNO3. D. NaOH. Câu 24: Hãy cho biết sự sắp xếp nào sau đây đúng với chiều tăng dần về nhiệt độ sôi của các chất? A. metyl amin < ancol metylic < ancol etylic < axit fomic < axit axetic B. ancol metylic < ancol etylic < metyl amin < axit fomic < axit axetic C. ancol metylic < axit fomic < metyl amin < ancol etylic < axit axetic D. axit fomic < metyl amin < ancol metylic < ancol etylic < axit axetic Câu 25: Một hỗn hợp X gồm 2 amin no A, B có cùng số nguyên tử cacbon. Phân tử B có nhiều hơn A một nguyên tử N. Lấy 13,44 lít hỗn hợp X (ở 273oC, 1atm) đem đốt cháy hoàn toàn thu được 26,4 gam CO2 và 4,48 lit N2 (đktc). Biết rằng cả hai đều là amin bậc 1. CTCT của A và B và số mol của chúng là: A. 0,2 mol CH3NH2 và 0,1 mol NH2CH2NH2. B. 0,1 mol CH3CH2NH2 và 0,2 mol NH2CH2CH2NH2. C. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2NHCH3.
- D. 0,2 mol CH3CH2NH2 và 0,1 mol NH2CH2CH2NH2. Câu 26: Cho các chất sau: propyl clorua, anlyl clorua, phenyl clorua, natri phenolat, anilin, muối natri của axit amino axetic, ancol benzylic. Số chất tác dụng được với dung dịch NaOH loãng khi đun nóng là A. 2. B. 4. C. 1. D. 3. Câu 27: Tiến hành trùng hợp 1mol etilen ở điều kiện thích hợp, đem sản phẩm sau trùng hợp tác dụng với dung dịch brom thì lượng brom phản ứng là 36 gam. Hiệu suất phản ứng trùng hợp và khối lượng poli etilen (PE) thu được là A. 77,5 % và 22,4 gam B. 77,5% và 21,7 gam C. 70% và 23,8 gam D. 85% và 23,8 gam Câu 28: Cho 2 dung dịch H2SO4 và HCOOH có cùng nồng độ mol/l và có các giá trị pH tương ứng là x và y. Thiết lập mối quan hệ giữa x và y biết rằng cứ 50 phân tử HCOOH thì có 1 phân tử HCOOH đã phân ly. A. y = 2x B. y = x + 2 C. y = x - 1 D. y = 10x Câu 29: Hòa tan 3,38 gam oleum X vào lượng nước dư thu được dung dịch Y. Để trung hòa 1/10 dung dịch Y cần dùng 80 ml dung dịch NaOH 0,1M. Xác định công thức của oleum A. H2SO4.4SO3 B. H2SO4.3SO3 C. H2SO4.SO3 D. H2SO4.2SO3 Câu 30: Nhiệt phân các muối KNO3, AgNO3, Fe(NO3)3, Cu(NO3)2. Trường hợp nào sản phẩm khí thu đuợc có tỷ khối so với H2 bằng nhau ? A. KNO3, AgNO3 B. AgNO3, Fe(NO3)3 C. KNO3, Cu(NO3)2 D. Fe(NO3)3, Cu(NO3)2. Câu 31: Trường hợp nào sau đây thu được kết tủa có khối lượng lớn nhất ? A. Cho V(lít) dd HCl 1M vào V (lít) dd NaAlO2 1M B. Cho V(lít) dd AlCl3 1M vào V (lít) dd NaAlO2 1M C. Cho V(lít) dd HCl 2M vào V (lít) dd NaAlO2 1M D. Cho V(lít) dd NaOH 1M vào V (lít) dd AlCl3 1M Câu 32: Cho các chất stiren, metyl phenyl ete, cumen, p-xilen, isopren, metyl metacylat. Độ bất bão hoà của chúng tương ứng là A. 4, 3, 3, 3, 2, 2. B. 5, 4, 5,4, 2, 2. C. 5, 4, 4, 4,2, 1. D. 5, 4, 4, 4, 2, 2. Câu 33: X là hợp chất thơm có công thức phân tử C7H8O2. X vừa có thể phản ứng với dung dịch NaOH, vừa có thể phản ứng được với CH3OH (có H2SO4 đặc làm xúc tác, ở 1400C). Số công thức cấu tạo có thể có của X là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.
- Câu 34: Đốt cháy hoàn toàn 29,6 gam hỗn hợp X gồm CH3COOH, CxHyCOOH và (COOH)2 thu được 0,8 mol H2O và m gam CO2. Cũng 29,6 gam X tác dụng với lượng dư NaHCO3 thu được 0,5 mol CO2. m có giá trị là: A. 22 B. 11 C. 44 D. 33. Câu 35: Các hiện tượng của thí nghiệm nào sau đây được mô tả đúng ? A. Cho dung dịch I2 vào hồ tinh bột : màu xanh xuất hiện, đun nóng : màu xanh mất, để nguội : lại có màu xanh. B. Nhỏ dung dịch I2 lên mẩu chuối chín: không có màu xanh. Cho mẩu chuối đó vào dung dịch H2SO4 rất loãng đun nóng một lúc, để nguội rồi nhỏ dung dịch I2 vào : màu xanh xuất hiện C. Cho fructozơ vào ống nghiệm chứa dung dịch AgNO3/ NH3 rồi đun nóng không có Ag tạo ra, cho tiếp vài giọt axit sunfuric vào rồi đun nóng : có Ag xuất hiện. D. Cho Cu(OH)2 vào dung dịch glucozơ : Cu(OH)2 tan tạo thành dung dịch xanh lam, đun nóng, hỗn hợp : màu xanh mất đi và có kết tủa đỏ gạch. Làm lạnh hỗn hợp kết tủa tan và màu xanh xuất hiện trở lại. Câu 36: X, Y là các đồng phân có công thức phân tử C5H10. X làm mất màu dung dịch brom ở điều kiện thường tạo sản phẩm tương ứng là 1,3-đibrom-2-metylbutan. Y phản ứng với brom khi chiếu sáng tạo một dẫn xuất monobrom duy nhất. X và Y lần lượt là : A. 2-metylbut-2-en và metylxiclobutan. B. metylxiclopropan và metylxiclobutan. C. 3-metylbut-1-en và xiclopentan. D. 1,2-đimetylxiclopropan và xiclopentan. Câu 37: Oxi hóa t gam hỗn hợp 1 ancol đơn chức và 1 andehit đơn chức thu được 1 axit hữu cơ duy nhất ( h = 100%). Cho lượng axit này tác dụng hết với m gam dung dịch NaOH 2% và Na2CO3 13,25% thu được dung dịch chỉ chứa muối hữu cơ với nồng độ 24,67%. Andehit ban đầu là A. Etanal. B. Metanal. C. Butanal. D. Propanal. Câu 38: Cho 18,3 gam hỗn hợp X gồm Na và Ba vào nước thu được dung dịch Y và 4,48 lít H2 (đktc). Xác định thể tích CO2 (đktc) cho vào dung dịch Y để thu được kết tủa cực đại? A. 2,24 lít ≤ V ≤ 6,72 lít B. 1,12 lít ≤ V ≤ 6,72 lít C. 4,48 lít ≤ V ≤ 6,72 lít D. 2,24 lít ≤ V ≤ 4,48 lít Câu 39: Cho hai nguyên tử của hai nguyên tố A và B thuộc nhóm chính liên tiếp, tổng số hiệu của chúng là 23, A thuộc nhóm V và đơn chất của A và B không phản ứng với nhau ở nhiệt độ thường. A và B là: A. N và S . B. P và S C. P và O2 D. N2 và S Câu 40: Điện phân có màng ngăn 200 gam dung dịch X chứa KCl và NaCl đến khi tỉ khối khí ở anôt so với H2 bắt đầu giảm thì dừng lại. Trung hòa dung dịch sau điện phân
- cần 200 ml dung dịch H2SO4 0,5M, cô cạn dung dịch thu được 15,8 gam muối khan. Nồng độ phần trăm mỗi muối có trong dung dịch X lần lượt là A. 37,25% và 29,25%. B. 7,5% và 5,85 % C. 18,625% và 14,625% D. 3,725% và 2,925% II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: X là một hợp chất có CTPT C6H10O5 : 0 X + 2NaOH t 2Y + H2O C Y + HCl(loãng) Z + NaCl Hãy cho biết khi cho 0,1mol Z tác dụng với Na dư thu được bao nhiêu mol H2? A. 0,05 mol B. 0,2 mol C. 0,15 mol D. 0,1 mol Câu 42: Hút thuốc lá rất có hại cho sức khỏe, khả năng gây ung thư phổi cao. Chất độc hại gây ra bệnh ưng thư có nhiều trong thuốc lá là: A. heroin. B. mocphin. C. cefein. D. nicotin. Câu 43: Một loại quặng chứa sắt trong tự nhiên đã được loại bỏ tạp chất. Hoà tan quặng này trong dung dịch HNO3 thấy có khí màu nâu bay ra. Quặng đó không thể là: A. xiđerit B. pirit sắt C. hematit D. manhetit Câu 44: Cho m (g) bột Fe vào 100ml dd gồm Cu(NO3)2 1M và AgNO3 4M. Sau khi kết thúc phản ứng thu được dung dịch 3 muối ( trong đó có một muối của Fe) và 32,4 g chất rắn. Khối lượng m (g) bột Fe là: A. 5,6 B. .8,4 C. 11,2 D. 16,8 Câu 45: Có các dung dịch NH3, NH4Cl, NaOH và HCl có cùng nồng độ mol/l và có các giá trị pH tương ứng là h1, h2, h3 và h4. Hãy cho biết sự sắp xếp nào đúng với chiều tăng dần các giá trị pH đó? A. h2 < h4 < h1 < h3 B. h4 < h2 < h1 < h3 C. h1 < h2 < h3 < h4 D. h4 < h3 < h2 < h1 Câu 46: Trong các phát biểu sau: (1) Giống như H2SO4, H2CrO4 cũng rất bền. (2) Crom tan trong dung dịch HCl dư tạo ra dung dịch CrCl3. (3) Ion CrO42- có màu vàng, ion Cr2O72- có màu da cam nên các dung dịch Na2CrO4 và K2Cr2O7 có màu tương ứng. (4) Muối Cr (III) có cả tính oxi hóa và tính khử.
- (5) Crom (III) oxit Cr2O3 tan dễ dàng trong dung dịch kiềm loãng. Các phát biểu đúng là: A. (1) và (3). B. (1), (2), (3), (4) và (5). C. (3) và (4). D. (2), (4) và (5). Câu 47: Cho sơ đồ sau: 0 KOH X (C4H9O2N) NaOH X1 HCl ,t du X2 CH X3 H2N- OH , HCl khan 3 CH2COOK Vậy X2 là: A. ClH3N-CH2COOH B. H2N-CH2-COOC2H5 C. H2N-CH2- COONa D. H2N-CH2-COOH Câu 48: Hợp chất X là dẫn xuất của benzen có CTPT C8H10O2. X tác dụng với NaOH theo tỉ lệ mol 1:1. Mặt khác cho X tác dụng với Na thì số mol H2 thu được đúng bằng số mol của X đã phản ứng. Nếu tách một phân tử H2O từ X thì tạo ra sản phẩm có khả năng trùng hợp tạo polime. Số CTCT phù hợp của X là A. 2 B. 6 C. 9 D. 7 Câu 49: Đặc điểm khác nhau giữa glucozơ và fructozơ là : A. Vị trí nhóm cacbonyl B. Số nhóm chức -OH C. Thành phần nguyên tố D. Tỉ lệ nguyên tử các nguyên tố Câu 50: Cho 1,76 gam một este của axit cacboxylic no, đơn chức và một rượu no đơn chức phản ứng vừa hết với 40ml dung dịch NaOH 0,50M thu được chất X và chất Y. Đốt cháy hoàn toàn 1,20 gam chất Y cho 2,64gam CO2 và 1,44 gam nước. Công thức cấu tạo của este là : A. Propyl fomat. B. Metyl propionat. C. .Propyl axetat. D. Metyl axetat. -B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60) Câu 51: Cho dung dịch AgNO3 vào dung dịch X có kết tủa tạo thành, lọc lấy kết tủa cho vào dung dịch NH3 thấy kết tủa tan. Vậy X A. là NaCl hay NaBr. B. chỉ có thể là Na3PO4. C. chỉ có thể là NaCl. D. là NaCl, NaBr hay NaI. Câu 52: Cho 32,8 gam hỗn hợp gồm axit glutamic và tyrosin (tỉ lệ mol 1:1) tác dụng với 500ml dung dịch NaOH 1M, phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch Y. Cô cạn cẩn thận dung dịch Y thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là A. 49,2 B. 43,8 C. 45,6 D. 52,8
- NaOH,d HCl Câu 53: Cho sơ đồ chuyển hóa sau: Triolein (A) (A1) H (Ni / t0 ) 2 (A2) Vậy (A2) có tên gọi là: A. Axit linoleic B. Axit panmitic C. Axit Stearic D. Axit oleic Câu 54: Khi chuẩn độ 25,0g huyết tương máu của một người lái xe có uống rượu, cần dùng 20 ml dung dịch K2Cr2O7 0,010M. Xác định % về khối lượng C2H5OH có trong máu của người lái xe đó. Cho biết phương trình phản ứng là: C2H5OH + K2Cr2O7 + H2SO4 CH3COOH + K2SO4 + Cr2(SO4)3 + H2O. A. 0,046% B. 0,0552% C. 0,092% D. 0,138% Câu 55: Cho phương trình phản ứng: 2A(k) + B (k) 2X (k) + 2Y(k). Người ta trộn 4 chất, mỗi chất 1 mol vào bình kín dung tích 2 lít (không đổi). Khi cân bằng, lượng chất X là 1,6 mol. Hằng số cân bằng của phản ứng này là A. 29,26 B. 58,51 C. 33,44. D. 40,96. Câu 56: Naphtalen cộng H2/Ni, 1500C thu được sản phẩm chính nào sau đây: A. tetralin B. mocphin C. côcain D. đêcalin Câu 57: Hai hợp chất hữu cơ X, Y có cùng công thức phân tử C3H6O2. Cả X và Y đều tác dụng với Na; X tác dụng được với NaHCO3 còn Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. Công thức cấu tạo của X và Y lần lượt là A. HCOOC2H5 và HOCH2COCH3. B. HCOOC2H5và HOCH2CH2CHO. C. C2H5COOH và CH3CH(OH)CHO. D. C2H5COOH và HCOOC2H5. Câu 58: Hai cốc đựng dung dịch HCl đặt trên hai đĩa cân A,B . Cân ở trạng thái cân bằng . Cho a gam CaCO3 vào cốc A và b gam M2CO3 ( M : Kim loại kiềm ) vào cốc B . Sau khi hai muối đã tan hoàn toàn , cân trở lại vị trí thăng bằng . Xác định kim loại M biết a = 5 gam , b = 4,787 gam A. K. B. Li. C. Cs. D. Na. Câu 59: Cho 100 ml dung dịch FeCl 1,2M tác dụng với 200 ml dung dịch AgNO 2M, 2 3 thu được m gam kết tủa. Giá trị của m là: A. 30,18. B. 47,4. C. 12,96. D. 34,44. 0 HCl HCl NaOH (dd,t c ) Câu 60: Trong sơ đồ: CH C CH 3 X 1 X 2 X 3 (sản phẩm chính). X3 là A. CH3-CH(OH)-CH2-OH. B. CH2(OH)-CH2-CH2-OH. C. CH3-CH2-CHO. D. CH3-CO-CH3.
- ----------- HẾT ----------
CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD
-
Đề thi trắc nghiệm năm học 2015-2016 môn Hóa học 12 - Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh (Mã đề thi 435)
5 p | 164 | 20
-
Đề kiểm tra trắc nghiệm năm học 2015-2016 môn Sinh học 12 - Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh (Mã đề thi 213)
9 p | 95 | 10
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ TĨNH TRƯỜNG THPT TRƯỜNG ĐỨC THỌ ĐÊ THI THỬ ĐẠI HỌC-CAO ĐẲNG NĂM 2013 Môn: ĐỊA LÍ
4 p | 77 | 9
-
Đề thi chọn học sinh giỏi tỉnh năm học 2010-2011 môn Giáo dục công dân 12 - Sở Giáo dục và Đào tạo Thanh Hóa
5 p | 132 | 8
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐĂK LĂK KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 TRUNG HỌC PHỔ THÔNG NĂM HỌC 2009 - 2010 ĐỀ 3
4 p | 99 | 7
-
Đề thi truyển sinh trung học phổ thông Sở Giáo Dục và Đào Tạo tỉnh Dak Lak đề số 6
5 p | 81 | 6
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh giải toán bằng máy tính cầm tay môn Vật lí lớp 12 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo An Giang
17 p | 85 | 5
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Giáo dục công dân lớp 12 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Tiền Giang (Đề chính thức)
7 p | 115 | 5
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH DAK LAK KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 ĐỀ 4
2 p | 175 | 5
-
SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TỈNH DAK LAK KỲ THI TUYỂN SINH VÀO LỚP 10 THPT NĂM HỌC 2011-2012 Đề số 5 MÔN TOÁN
4 p | 97 | 4
-
Đề thi học sinh giỏi cấp tỉnh môn Toán lớp 12 năm học 2019-2020 – Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Bắc Ninh (Mã đề 688)
6 p | 54 | 3
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lý lớp 12 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Hải Dương (Đề chính thức)
3 p | 39 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp tỉnh môn Vật lí lớp 12 năm học 2012-2013 – Sở Giáo dục và Đào tạo Bình Phước (Đề chính thức)
3 p | 43 | 2
-
Đề thi chọn đội tuyển học sinh giỏi cấp trường môn Giáo dục công dân lớp 12 năm học 2015-2016 – Sở Giáo dục và Đào tạo Bắc Ninh
4 p | 35 | 2
-
Đề thi chọn học sinh giỏi tham gia đội tuyển cấp quốc gia môn Toán lớp 12 năm học 2020-2021 – Sở Giáo dục và Đào tạo Đắk Lắk (Đề chính thức)
1 p | 63 | 2
-
Đề thi học sinh giỏi môn Toán lớp 12 năm học 2020-2021 – Sở Giáo dục và Đào tạo Quảng Trị (Đề chính thức)
1 p | 47 | 1
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp cơ sở môn Sinh học lớp 12 năm học 2009-2010 – Sở Giáo dục và Đào tạo Điện Biên (Đề chính thức)
6 p | 34 | 1
-
Đề thi chọn học sinh giỏi cấp quốc gia môn Toán lớp 12 năm học 2020-2021 – Sở Giáo dục và Đào tạo Bến Tre (Đề chính thức)
1 p | 35 | 1
Chịu trách nhiệm nội dung:
Nguyễn Công Hà - Giám đốc Công ty TNHH TÀI LIỆU TRỰC TUYẾN VI NA
LIÊN HỆ
Địa chỉ: P402, 54A Nơ Trang Long, Phường 14, Q.Bình Thạnh, TP.HCM
Hotline: 093 303 0098
Email: support@tailieu.vn