intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN TRƯỜNG THPT TRẠI CAU ĐỀ 55

Chia sẻ: Phung Tuyet | Ngày: | Loại File: PDF | Số trang:14

45
lượt xem
4
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Tham khảo đề thi - kiểm tra 'sở giáo dục và đào tạo tn trường thpt trại cau đề 55', tài liệu phổ thông, ôn thi đh-cđ phục vụ nhu cầu học tập, nghiên cứu và làm việc hiệu quả

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN TRƯỜNG THPT TRẠI CAU ĐỀ 55

  1. SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TN ĐỀ 55 TRƯỜNG THPT TRẠICAU ĐỀ THI THỬ ĐẠI HỌC Môn: Hoá (Thời gian làm bài 90 phút) Họ tên học sinh: . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . . .SBD:.......................... Cho biết : H = 1; C = 14; O = 16; Na = 23; Mg = 24; Al = 27; S = 32; N = 14; Ag = 108; Ba = 137; Ca = 40; Cu =64; Fe = 56; Cl = 35,5; I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ THÍ SINH (40câu, từ câu 1 đến câu 40) Câu 1: Cho các phản ứng sau: 1. Sục O3 vào dung dịch KI 2. Cho Fe(OH)3 tác dụng với HNO3 đặc nóng 3. Sục Cl2 vào dung dịch FeSO4 4. Sục H2S vào dung dịch Cu(NO3)2 5. Cho NaCl tinh thể vào H2SO4 đặc nóng 6. Sục Cl2 vào dung dịch Ca(OH)2 7. Hiđro hoá anđehit fomic 8. Cho anđehit fomic tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 đun nóng 9. Cho glixerol tác dụng với Cu(OH)2 10. Cho axetilen tác dụng với dung dịch AgNO3 trong dung dịch NH3 Số phản ứng oxi hoá khử là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 7.
  2. o t   Câu 2: Cho phản ứng: 2NH3  N2 + 3H2. Biết rằng khi tăng nhiệt độ thấy tỉ khối của  hỗn hợp khí so với H2 là giảm. Trong các nhận xét sau: 1. Khi tăng nhiệt độ cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận. 2. Khi tăng áp suất cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều thuận. 3. Khi giảm áp suất tốc độ phản ứng thuận tăng lên. 4. Khi tăng nồng độ của NH3 tốc độ phản ứng thuận và nghịch đều tăng lên. 5. Nén thêm H2 vào hệ cân bằng phản ứng chuyển dịch theo chiều nghịch. 6. Khi giảm nhiệt độ tốc độ phản ứng nghịch tăng lên. Số nhận xét đúng là: A. 6. B. 4. C. 5. D. 3. Câu 3: Ba dung dịch A, B, C thoả mãn A + B  (có kết tủa xuất hiện). B + C  (có kết tủa xuất hiện). A + C  (có kết tủa xuất hiện đồng thời có khí thoát ra) A, B, C lần lượt là: A. NaHSO4, BaCl2, Na2CO3. B. Al2(SO4)3, BaCl2, Na2CO3. C. FeCl2, Ba(OH)2, AgNO3. D. NaHCO3, NaHSO4, BaCl2. Câu 4: Cho các nhận xét sau: 1. Glucozơ và fructozơ là đồng phân của nhau 2. Để nhận biết dung dịch glucozơ và fructozơ có thể dùng phản ứng tráng gương 3. Trong amilozơ chỉ có một loại liên kết glicozit 4. Saccarozơ được xem là một đoạn mạnh của tinh bột
  3. 5. Trong mỗi mắt xích xenlulozơ có 3 nhóm –OH 6. Quá trình lên men rượu được thực hiện trong môi trường hiếu khí 7. Tơ visco thuộc loại tơ hoá học 8. Amilopectin có cấu trúc mạng lưới không gian Số nhận xét đúng là: A. 6. B. 3. C. 5. D. 4. Câu 5: Phát biểu không đúng là: A. Phân supephotphat kép có độ dinh dưỡng cao hơn supephotphat đơn. B. Độ dinh dưỡng phân kali được đánh giá theo tỉ lệ % khối lượng K2O tương ứng với lượng K có trong thành phần của nó. C. Trong phòng thí nghiệm NH3 được điều chế bằng cách cho NH4Cl tác dụng với Ca(OH)2 đun nóng. D. Khi đốt NH3 bằng O2 trong Pt ở 850oC thu được N2. Câu 6: Hiđro có nguyên tử khối là 1,008. Hỏi có bao nhiêu nguyên tử của đồng vị 2 H 1 trong 1ml nước (cho rằng trong nước chỉ có hai đồng vị 1 H vµ 2 H ). Biết rằng khối lượng 1 1 riêng của nước là 1g/ml và nguyên tử khối của oxi là 16. A. 6,02.1023. B. 5,35.1020 C. 2,67.1020. D. 3.01.1023. Câu 7: Cho hỗn hợp A gồm 2 hợp chất hữu cơ đơn chức (chỉ chứa C,H,O) tác dụng vừa đủ với 8 gam NaOH thu được 1 ancol và 2 muối của 2 axít hữu cơ. Lượng ancol thu được cho tác dụng hết với Na tạo ra 2,24lít khí H2 (đktc). Hỗn hợp A gồm A. hai este B. một ancol và một este C. một axit và một este D. một axit và một ancol
  4. Câu 8: Sục V lít CO2 ở (đktc) vào 300ml dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và Ba(OH)2 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X và m gam kết tủa. Cho dung dịch BaCl2 vào dung dịch X thu được kết tủa. Trong các giá trị sau của V, giá trị nào thoả mãn? A. 20,16 B. 13,04. C. 13,44. D. 6,72. Câu 9: Đốt cháy hoàn toàn p mol anđehit X được q mol CO2 và t mol H2O. Biết p = q - t. Mặt khác 1 mol X tráng gương được 4 mol Ag. X thuộc dãy đồng đẳng anđehit A. hai chức, no, mạch hở. B. nhị chức chưa no (1 nối ba C≡C). C. hai chức chưa no (1 nối đôi C=C). D. đơn chức, no, mạch hở. Câu 10: Cho dãy các chất sau: Al, ZnO, Sn(OH)2, NaHCO3, Na2SO3, NaAlO2, Cr(OH)2, CrO3, Na2Cr2O7, NH4HCO3. Số chất có tính lưỡng tính là: A. 4. B. 5. C. 6. D. 7. Câu 11: Thuỷ phân hỗn hợp 2 este đơn chức, hở bằng một lượng vừa đủ dung dịch NaOH thu được 49,2 gam muối của một axit hữu cơ và 25,5 g hỗn hợp 2 rượu no đồng đẳng liên tiếp. Đốt cháy hết 2 rượu thu được 1,05 mol CO2. Tên gọi của 2 este là A. etyl axetat và propyl axetat. B. metyl axetat và etyl axetat. C. propyl fomiat và butyl fomiat. D. metyl fomiat và etyl fomiat. Câu 12: Thuỷ phân hết m gam tetrapeptit Ala-Ala-Ala-Ala (mạch hở) thu được hỗn hợp gồm 28,48 gam Ala, 32 gam Ala-Ala và 27,72 gam Ala-Ala-Ala. Giá trị của m là: A. 81,54. B. 66,44. C. 111,74. D. 90,6 Câu 13: Đun nóng 0,1 mol một pentapeptit X (được tạo thành từ một amino axit Y chỉ chứa một nhóm -NH2 và một nhóm -COOH) với 700ml dung dịch NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được 63,5 gam chất rắn khan. Tên gọi của Y là: A. Axit -amino axetic B. Axit -amino propionic C. Axit -amino caproic D. Axir -amino valeric
  5. Câu 14: Cho 15,695 gam hỗn hợp kim loại kiềm M và hiđroxit của nó vào dung dịch HCl dư, sau phản ứng thu được 22,35 gam muối. Kim loại M là A. Na. B. Rb. C. K. D. Li. Câu 15: Cho tirozin tác dụng với các chất sau: dung dịch HCl, dung dịch Br2, dung dịch NaOH, CH3OH /HCl (bão hoà), dung dịch MgCl2. Số trường hợp xẩy ra phản ứng là: A. 4. B. 3. C. 2. D. 5. Câu 16: Cho bột Fe vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaNO3 1M và H2SO4. Sau khi các phản ứng xẩy ra hoàn toàn thu được dung dịch A, chất rắn B và 6,72 lít NO ở (đktc) sản phẩm khử duy nhất. Cô cạn A thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là: A. 71,2. B. 106,7. C. 95,2. D. 81. Câu 17: Trong các phản ứng sau phản ứng nào không xẩy ra: A. Cho CrO3 vào dung dịch HCl. B. Sục CO2 vào dung dịch clorua vôi. C. Cho NaOH vào dung dịch Na2Cr2O7. D. Cho dung dịch H3PO4 vào dung dịch CaCl2. Câu 18: Thực hiện các phản ứng sau: 1. Sục CO2 vào dung dịch Na2SiO3. 2. Sục SO2 vào dung dịch H2S. 3. Cho dung dịch HCl dư vào dung dịch NaAlO2. 4. Cho dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaAlO2. 5. Cho NaHSO4 dư vào dung dịch Ba(HCO3)2. 6. Sục H2S vào dung dịch AlCl3. 7. Cho HI vào dung dịch FeCl3. Số thí nghiệm tạo thành kết tủa sau phản ứng là: A. 4. B. 7. C. 6. D. 5.
  6. Câu 19: Cho các polime sau: polieilen; poliacrilonitrin; tơ visco, nhựa novolac, xenlulozơ, caosu lưu hoá, cao su buna-N, tơ nilon-6,6. Số polime tổng hợp là: A. 6. B. 5. C. 4. D. 3. Câu 20: Cho 10,7 gam một muối clorua có dạng (XCln) tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 28,7 gam kết tủa. Mặt khác cũng cho 10,7 gam muối clorua ở trên tác dụng với 500ml dung dịch KOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn. Giá trị của m là: A. 23,7. B. 31,7. C. 38,7. D. 28,7. Câu 21: Trong một bình kín dung tích 2,24lít chứa một ít bột Ni xúc tác và hỗn hợp khí X gồm H2, C2H4 và C3H6 (ở đktc).Tỉ lệ số mol C2H4 và C3H6 là 1:1. Đốt nóng bình một thời gian sau đó làm lạnh tới 00C thu được hỗn hợp khí Y. Cho hỗn hợp Y qua bình chứa nước Br2 dư thấy khối lượng bình Br2 tăng 1,015 gam. Biết tỉ khối của X và Y so với H2 lần lượt là 7,6 và 8,445. Hiệu suất phản ứng của C2H4 là: A. 12,5%. B. 55%. C. 27,5%. D. 25%. Câu 22: Cho các chất sau: H2S, Fe, Cu, Al, Na2O, dd Ca(OH)2, dd AgNO3, dd FeCl3, dd Br2, dd K2Cr2O7. Số chất tác dụng được với dung dịch Fe(NO3)2 là: A. 5 B. 4 C. 6 D. 3 Câu 23: Khi cộng HBr vào buta-1,3-đien số sản phẩm cộng tối đa thu được là: A. 4. B. 6. C. 7. D. 3. Câu 24: Chia 0,9 mol hỗn hợp 2 axit no thành 3 phần bằng nhau. Phần 1 đốt cháy hoàn toàn thu được 11,2 lít khí CO2 (đktc). Phần 2 tác dụng vừa đủ với 500 ml dung dịch NaOH 1M. Phần 3 tác dụng vừa đủ với ancol etylic (xúc tác H2SO4 đặc) thu được m gam hỗn hợp 2 este không chứa nhóm chức khác. Giá trị của m là A. 22,2. B. 22,4. C. 36,6. D. 36,8. Câu 25: Phát biểu nào sau đây sai?
  7. A. Tính khử của HBr mạnh hơn HF B. Các hiđrohalogenua đều được điều chế bằng phương pháp sunfat C. Bán kính của S lớn hơn bán kính F D. Tính khử của I- mạnh hơn F- Câu 26: Điện phân dung dịch hỗn hợp chứa a mol CuSO4 và b mol NaCl (với điện cực trơ, màng ngăn xốp) đến khi khí thoát ra ở catot là 2,24 lít ở (đktc) thì ngừng điện phân. Dung dịch tạo thành hoà tan tối đa 4 gam MgO. Mối liên hệ giữa a và b là: A. 2a = b B. 2a + 0,2 = b C. 2a = b + 0,2 D. 2a < b Câu 27: Đốt cháy hoàn toàn một este no 2 chức mạch hở X. Sục toàn bộ sản phẩm cháy vào dung dịch Ca(OH)2 dư, sau phản ứng thu được 25 gam kết tủa và khối lượng dung dịch giảm 10,4 gam. Biết khi xà phòng hoá X chỉ thu được muối của axit cacboxylic và ancol. Số đồng phân của X là: A. 5. B. 6. C. 4. D. 3. Câu 28: Chất nào dưới đây là chất khử oxit sắt trong lò cao: A. CO B. Al C. Than cốc D. H2 Câu 29: Hỗn hợp A gồm 6 gam chất X có công thức R-COOH và 0,1mol chất Y có công thức HO-R’-COOH, trong đó R, R’ là gốc hiđrocacbon no hở. Cho hỗn hợp A vào bình kín B dung tích 5,6 lít không đổi chứa oxi ở 0oC và 2at. Đốt cháy hết X, Y và đưa về nhiệt độ ban đầu thấy áp suất vẫn 2at. Khí trong bình qua dung dịch NaOH bị hấp thụ hoàn toàn. % khối lượng của Y trong A là: A. 75%. B. 40%. C. 50%. D. 60%. Câu 30: Hai bình kín A, B đều có dung tích không đổi V lít chứa không khí (21% oxi và 79% nitơ về thể tích). Cho vào cả hai bình những lượng như nhau hỗn hợp ZnS và FeS2. Trong bình B còn thêm một ít bột S (không dư). Sau khi đốt cháy hết hỗn hợp sunfua và
  8. lưu huỳnh, lúc đó trong bình A oxi chiếm 3,68% thể tích, trong bình B nitơ chiếm 83,16% thể tích. % thể tích của SO2 trong bình A là A. 13,16%. B. 3,68%. C. 83,16%. D. 21%. Câu 31: Cho m gam hỗn hợp Fe và Cu có tỉ lệ số mol là 1:1 tác dụng với lượng vừa đủ 1,8 lít dung dịch HNO3 1M. Khi phản ứng kết thúc thu được dung dịch A (không chứa 4 muối amoni) và 13,44 lít hỗn hợp khí NO và NO2 ở (đktc) và m gam chất rắn. Giá trị 15 của m là: A. 60. B. 48. C. 35,2. D. 72. Câu 32: Cho các chất sau: ancol benzylic, phenylamoni clorua, p-crezol, natri phenolat, alanin, tristearin, poli vinylaxetat. Số chất tác dụng với dung dịch NaOH đun nóng là: A. 6. B. 5. C. 7. D. 4. Câu 33: Cho các nhận xét sau: 1. Na2CO3 có thể làm mềm mọi nước cứng. 2. Dung dịch Ca(OH)2 có thể làm mềm nước cứng tạm thời và toàn phần. 3. Nước cứng làm giảm tác dụng của xà phòng do tạo kết tủa. 4. Thạch cao sống được dùng để bó bột và đúc tượng. 5. Phản ứng CaCO3 + CO2 + H2O  Ca(HCO3)2 là phản ứng giải thích sự tạo thành thạch nhũ trong các hang động. 6. Các kim loại kiềm thổ đều tác dụng với nước ở điều kiện thường. 7. Ca, Sr, Ba đều có mạng tinh thể lập phương tâm diện. Số nhận xét đúng là: A. 4. B. 3. C. 5 D. 2.
  9. Câu 34: Cho V lít dung dịch hỗn hợp HCl 0,5M và H2SO4 0,25M vào 500ml dung dịch hỗn hợp NaAlO2 1M và NaOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 15,6 gam kết tủa. Giá trị lớn nhất của V là: A. 1,9. B. 0,7. C. 2,5. D. 1,4. Câu 35: Hỗn hợp X gồm 1 axit no, mạch thẳng, 2 lần axit (A) và 1 axit không no có một nối đôi trong gốc hiđrocacbon, mạch hở, đơn chức (B), số nguyên tử cacbon trong (A) gấp đôi số nguyên tử cacbon trong (B). Đốt cháy hoàn toàn 5,08g X thu được 4,704 lít CO2(đktc). Trung hoà 5,08g X cần 350ml dung dịch NaOH 0,2M. Công thức của B và % số mol của A trong X là: A. C3H6O2 và 60%. B. C3H4O2 và 40%. C. C4H6O2 và 60%. D. C3H4O2 và 60%. Câu 36: Hỗn hợp khí A (ở đktc) gồm H2 và một hiđrocacbon X, mạch hở. Đốt cháy 6 gam A thu được 17,6 gam CO2, mặt khác 6 gam A tác dụng vừa đủ với dung dịch chứa 32 gam Br2. Công thức phân tử của X và % thể tích của nó trong A là: A. C4H6 và 75%. B. C2H4 và 25%. C. C2H4 và 50%. D. C3H4và 50%. Câu 37: Hiđro hoá hoàn toàn 0,3mol hỗn hợp X chứa hai anđehit đơn chức, hở (trong mỗi phân tử chứa không quá 2 liên kết ) cần vừa đủ 0,4 mol H2 và thu được hai ancol no Y. Đốt cháy hoàn toàn Y và sục sản phẩm cháy vào 163,6 gam dung dịch NaOH 40%, sau phản ứng nồng độ của NaOH còn lại là 12,72%. Tên gọi của hai anđehit là: A. Anđehit axetic và anđehit metacrylic B. Anđehit axetic và anđehit acrylic C. Anđehit fomic và anđehit acrylic D. Anđehit fomic và anđehit metacrylic Câu 38: Trong các phát biểu sau, phát biểu nào đúng: A. Khi cho quỳ tím vào dung dịch muối natri của glyxin sẽ xuất hiện màu xanh B. Có 3 -amino axit có thể tạo tối đa 6 tripeptit C. Mọi peptit đều có phản ứng tạo màu biure D. Liên kết giữa nhóm NH với CO được gọi là liên kết peptit
  10. Câu 39: Hợp chất hữu cơ đơn chức X có công thức phân tử C8H8O2, X chứa nhân thơm. Số đồng phân của X là: A. 7. B. 4. C. 9. D. 10. Câu 40: Trong điện phân và trong pin điện hoá thì trên điện cực âm lần lượt xẩy ra quá trình: A. Khử B. Oxi hoá C. Khử và oxi hoá D. oxi hoá và khử II. PHẦN RIÊNG [10 câu] Thí sinh chỉ được làm một trong hai phần (phần A hoặc phần B) A. Theo chương trình Chuẩn (10 câu, từ câu 41 đến câu 50) Câu 41: Nguyên tử nguyên tố X có 1 electron lớp ngoài cùng và có tổng số electron ở phân lớp d và p là 17. Số hiệu của X là: A. 29. B. 24. C. 25. D. 19. Câu 42: Ở -800C khi cộng HBr vào buta-1,3-đien thu được sản phẩm chính có tên gọi là: A. 1-brom but-2-en B. 2-brom but-3-en C. 3-brom but-2-en D. 3-brom but-1-en Câu 43: Thực hiện phản ứng este hóa giữa một axit no X và một rượu no Y được 0,1 mol este E mạch hở. Cho 0,1 mol E phản ứng hoàn toàn với dung dịch NaOH tạo ra 16,4g muối. Để đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol rượu Y cần 0,25 mol O2. Công thức của E là A. C6H10O2. B. C5H8O4. C. C6H10O4. D. C6H12O4. Câu 44: Cho bột Al dư vào dung dịch Ba(OH)2 thu được dung dịch B. Cho B lần lượt tác dụng với: CO2 dư, Na2CO3, NaHSO4 dư, NH3, NaOH, HCl dư. Số phản ứng sau khi kết thúc có kết tủa là: A. 2. B. 4. C. 5. D. 3.
  11. Câu 45: Hợp chất hữu cơ X có CTPT C7H6O2, X chứa nhân thơm. Biết rằng X tham gia phản ứng tráng gương. Số đồng phân của X là: A. 3. B. 1 C. 4. D. 2. Câu 46: Lên men m tấn tinh bột chứa 25% tạp chất để điều chế được 1m3 ancol etylic 92o. Biết hiệu suất cả quá trình là 75% và khối lượng riêng của ancol etylic nguyên chất là 0,8g/ml. Giá trị của m là: A. 2,160 tấn. B. 0,792 tấn. C. 2,304 tấn. D. 1,296 tấn. Câu 47: Cho thanh Fe nguyên chất vào các dung dịch sau: FeCl3, HCl, ZnCl2, CuCl2, H2SO4 loãng có nhỏ một vài giọt dung dịch CuSO4. Số trường hợp xẩy ra ăn mòn điện hoá là: A. 4. B. 2. C. 3. D. 1. Câu 48: Người ta đã sản xuất khí metan thay thế một phần cho nguồn nguyên liệu hoá thạch bằng cách nào sau đây: A. Lên men các chất thải hữu cơ như phân gia súc trong hầm Biogaz B. Thu khí metan từ khí bùn ao C. Lên men ngũ cốc D. Cho hơi nước đi qua than nóng đỏ trong lò Câu 49: Cho các dung dịch sau: NaHCO3, NH4Cl, C6H5ONa, lysin, alanin, axit glutamic, anilin, p-crezol. Số chất làm quì tím hoá xanh là: A. 5 B. 4. C. 3. D. 2. Câu 50: Cho hỗn hợp chứa x mol Mg và 0,2 mol Fe vào 200 ml dung dịch hỗn hợp Fe2(SO4)3 1M và CuSO4 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A và 18,4 gam chất rắn. Giá trị của x là: A. 0,3. B. 0,2. C. 0,1. D. 0,4. B. Theo chương trình Nâng cao (10 câu, từ câu 51 đến câu 60)
  12. Câu 51: Cho hỗn hợp chứa a mol Fe tác dụng với dung dịch chứa b mol Cu2+ và c mol Ag+, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch A chứa 3 cation kim loại và chất rắn B. Cho dung dịch A tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được kết tủa E. Nung E trong không khí đến khối lượng không đổi, thu được hỗn hợp chất rắn chứa hai chất. Điều kiện của a so với b, c là: c c c c A. a < 2b + c B. a C. a c D.  a  2b  c 3 2 3 3 Câu 52: Thuỷ phân m gam mantozơ với hiệu suất 75% thu được dung dịch X, cho X tác dụng với AgNO3 dư trong NH3 đun nóng thu được 756 gam Ag. Giá trị của m là: A. 798. B. 342. C. 684. D. 800. Câu 53: Dung dịch X gồm CH3COOH 0,2M (Ka = 1,75.10-5) và CH3COONa 0,1M. pH của X là (bỏ qua sự điện ly của nước) A. 4,657. B. 9,243. C. 5,55. D. 4,456. Câu 54: Cho một số nhận định về nguyên nhân gây ô nhiễm môi trường không khí như sau: 1. Do hoạt động của núi lửa 2. Do khí thải công nghiệp, sinh hoạt 3. Do khí thải từ các phương tiện giao thông 4. Do khí thải từ quá trình quang hợp của cây xanh 5. Do nồng độ cao của các ion kim loại: Pb2+, Hg2+, Mn2+, Cu2+ trong các nguồn nước Nhận định đúng là: A. 2, 3, 5. B. 2, 3, 4. C. 1, 2, 3. D. 1, 2, 4. Câu 55: Số đồng phân ankađien liên hợp có công thức phân tử C6H8 là: A. 10. B. 6. C. 9. D. 8. Câu 56: Phát biểu nào sau đây về anđehit và xeton là sai?
  13. A. Axetanđehit phản ứng được với nước brom B. Hiđro xianua cộng vào nhóm cacbonyl tạo thành sản phẩm không bền C. Axeton không phản ứng được với nước brom D. Anđehit fomic tác dụng với nước tạo thành sản phẩm không bền Câu 57: A là một hợp chất màu lục thực tế không tan trong dung dịch loãng axit và kiềm. Khi nấu chảy với K2CO3 có mặt không khí thì chuyển thành chất B có màu vàng (dễ tan trong nước). Cho chất B tác dụng với H2SO4 loãng tạo thành chất C có màu da cam. Chất C tác dụng với HCl đặc thấy tạo thành chất khí màu vàng lục. A, B, C lần lượt là: A. CrO, K2Cr2O7, K2CrO4. B. Cr2O3, K2CrO4, K2Cr2O7. C. Cr2O3, K2Cr2O7, K2CrO4. D. CrO3, K2CrO4, K2Cr2O7. Câu 58: Đốt cháy hoàn toàn một este mạch hở X được tạo thành từ một axit không no có một nối đôi đơn chức và một ancol no hai chức. Đến phản ứng hoàn toàn thu được 4,032 lít CO2 ở (đktc) và 2,16 gam nước. Số đồng phân của X thoả mãn là: A. 3. B. 1. C. 4. D. 2. Câu 59: Trong công nghiệp để tinh luyện Cu người ta làm như sau: A. Gắn thanh Cu nguyên chất vào catot, gắn lá Cu nguyên chất vào anot và điện phân trong dung dịch AgNO3. B. Gắn thanh Cu không nguyên chất vào catot, gắn lá Cu nguyên chất vào anot và điện phân trong dung dịch CuSO4. C. Nhúng thanh Cu không nguyên chất vào dung dịch CuSO4. D. Gắn thanh Cu không nguyên chất vào anot, gắn lá Cu nguyên chất vào catot và điện phân trong dung dịch CuSO4. Câu 60: Cho sơ đồ chuyển hoá:  C 3H 6  O2  NaOH  CO2  HCHO Benzen  X  Y  Z  T  Nhùa novolac . X và Z là: xt,t o  dd H 2 SO 4  t o ,P ®Æc   xt H  ,t o cao cao
  14. A. Cumen và phenol B. Toluen và p-crezol C. Toluen và ancol benzylic D. Cumen và natri phenolat ----------------------------------------------- ----------- HẾT ----------
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
4=>1