intTypePromotion=1
zunia.vn Tuyển sinh 2024 dành cho Gen-Z zunia.vn zunia.vn
ADSENSE

Sơ lược về phân tích báo cáo tài chính (FSA)

Chia sẻ: Lan Wang Ji | Ngày: | Loại File: DOCX | Số trang:4

124
lượt xem
12
download
 
  Download Vui lòng tải xuống để xem tài liệu đầy đủ

Công cụ Phân tích báo cáo tài chính (FSA) hay phân tích tài chính đề cập đến quá trình phân tích tính khả thi, tính ổn định và khả năng sinh lời của một tổ chức, một đơn vị kinh doanh hay một dự án. Nó xác định được các điểm mạnh và điểm yếu về tài chính của một tổ chức thông qua việc xác định mối quan hệ giữa các mục của bảng cân đối kế toán và tài khoản lời lỗ.

Chủ đề:
Lưu

Nội dung Text: Sơ lược về phân tích báo cáo tài chính (FSA)

SƠ LƯỢC VỀ PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH (FSA)<br /> <br /> Bài viết này sẽ đưa ra một giải thích thực tế về công cụ  Phân tích báo cáo tài chính hay còn <br /> gọi là FSA (Finacial Statement Analysis). Mong rằng sau khi đọc bài viết, bạn có thể  hiểu <br /> được những khái niệm cơ bản của công cụ quản lý tài chính ưu việt này.<br /> <br /> <br /> <br /> <br /> I. GIỚI THIỆU<br /> <br /> Công cụ Phân tích báo cáo tài chính (FSA) hay phân tích tài chính đề cập đến quá trình phân <br /> tích tính khả  thi, tính  ổn định và khả  năng sinh lời của một tổ chức, một đơn vị  kinh doanh  <br /> hay một dự án. Nó xác định được các điểm mạnh và điểm yếu về tài chính của một tổ chức  <br /> thông qua việc xác định mối quan hệ giữa các mục của bảng cân đối kế toán và tài khoản lời  <br /> lỗ.<br /> <br /> II. PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br /> <br /> Phân tích báo cáo tài chính thường được báo cáo cho ban giám đốc và quản lý cấp cao. Họ sẽ <br /> sử dụng các thông tin của bản phân tích báo cáo tài chính này như là yếu tố đầu vào trong quá  <br /> trình đưa ra quyết định. Phân tích báo cáo tài chính cũng được những người bên ngoài một tổ <br /> chức sử dụng, chẳng hạn như các nhà đầu tư và các cơ quan giám sát để có được cái nhìn sâu  <br /> sắc hơn về các tổ chức. Có rất nhiều phương pháp và kỹ thuật phân tích báo cáo tài chính có <br /> thể được sử dụng để phân tích một bảng cân đối kế toán và tài khoản lời lỗ. Hai kiểu phân <br /> tích báo cáo tài chính phổ biến nhất là:<br /> Phân tích ngang & dọc<br /> Phân tích các chỉ số tài chính<br /> <br /> 1­ PHÂN TÍCH NGANG<br /> <br /> Một phân tích theo chiều ngang bao gồm việc so sánh dữ  liệu tài chính của 2 năm với các <br /> năm khác. Phân tích này cũng được gọi là phân tích xu hướng. Phân tích ngang thường được <br /> diễn tả  bằng các giá trị  tiền tệ và tỷ lệ  phần trăm. Việc so sánh lượng tiền tệ giúp cho các  <br /> nhà phân tích có một cái nhìn chi tiết vào những khía cạnh có thể  đóng góp đáng kể  vào lợi <br /> nhuận hay tình hình tài chính của một doanh nghiệp.<br /> Một ví dụ về phân tích ngang bằng tiền tệ là: Trong năm 2011, một tổ chức kiếm được hơn  <br /> 2 triệu USD so với năm trước đó. Việc doanh thu tăng dường như  là một sự  phát triển rất  <br /> tích cực. Tuy nhiên, khi kiểm tra phân tích một cách chặt chẽ hơn thì ta thấy rằng chi phí mua  <br /> sắm hàng hóa và dịch vụ đã tăng lên 2,5 triệu USD. Thế nên, việc có thêm doanh thu 2 triệu  <br /> USD giờ không còn là một việc quá tốt đẹp nữa.<br /> Một phân tích ngang được thể hiện như một tỷ lệ phần trăm sẽ đưa ra được những cái nhìn <br /> và cảm nhận sâu sắc hơn về ý nghĩa của một sự tăng lên hay sụt giảm. Một ví dụ  về  phân  <br /> tích ngang được thể  hiện như  một tỷ  lệ  phần trăm là việc gia tăng doanh thu thêm 1 triệu  <br /> USD trên tổng doanh thu 2 triệu USD trong năm trước đó. Đối với một tổ  chức, sự gia tăng <br /> 50% này là một sự  tăng trưởng đáng kể  trong doanh thu. Tuy nhiên, nếu sự  tăng thêm này  <br /> được so sánh với doanh thu 20 triệu USD trong năm trước thì sự tăng lên đó chỉ là 5%, và nó  <br /> cho thấy một sự  tăng trưởng  ở  mức bình thường của một tổ  chức. Khi chúng ta sử  dụng <br /> phần trăm trong công tác phân tích ngang, ta sẽ thể hiện được sự tăng giảm chính xác hơn so  <br /> với việc thể hiện bằng giá trị tuyệt đối.<br /> <br /> 2­ PHÂN TÍCH DỌC<br /> <br /> Một phân tích dọc bao gồm việc biểu thị  các nhóm tiêu chuẩn trên một báo cáo tài chính <br /> được thể hiện dưới dạng tỷ lệ phần trăm của các nhóm này. Trong một phân tích dọc, cả tài <br /> sản và nợ được coi là tương đương với 100%. Một số ví dụ về các nhóm là: vốn chủ sở hữu,  <br /> nợ ngắn hạn và nợ dài hạn. Các nhóm này được biểu thị như một tỷ lệ phần trăm của tổng <br /> tài sản.<br /> Hàng năm, bằng cách này, ta sẽ có cái nhìn sâu sắc trong việc thay đổi phân bổ tổng tài sản.  <br /> Một phân tích dọc cũng thường được sử dụng để so sánh các công ty với nhau theo hình thức  <br /> điểm chuẩn. Bởi vì các nhóm này đều hiện hữu trong bất kỳ tổ  chức nào nên việc so sánh <br /> các tổ chức với nhau sẽ rất dễ dàng. Một ví dụ là việc so sánh vốn vay so với tổng tài sản.<br /> Một phân tích dọc cũng có thể  được áp dụng cho các tài khoản lời lỗ. Bằng việc biểu thị <br /> nhóm tiêu chuẩn như  một tỷ lệ phần trăm của tổng doanh thu của một năm thì chúng ta rất <br /> dễ dàng có được cái nhìn sâu sắc về việc phân loại từng loại tiền với các chi phí, chi tiêu và <br /> lợi nhuận khác nhau. Điều này cho phép chúng ta có thể so sánh những năm liên tiếp với nhau  <br /> để xác định những xu hướng nhất định.<br /> <br /> 3­ PHÂN TÍCH CÁC CHỈ SỐ TÀI CHÍNH<br /> <br /> Các chỉ số hay tỷ lệ giữa hai đại lượng được sử dụng để  biểu thị cho mối quan hệ giữa các <br /> số liệu khác nhau trên một bảng cân đối kế toán, bảng báo cáo kết quả kinh doanh hoặc các <br /> hồ  sơ  kế toán khác. Chỉ số luôn luôn biểu thị cho tỷ lệ của một con số với một con số liên <br /> quan khác. Bốn chỉ số phổ biến nhất là:<br /> Chỉ số khả năng sinh lời<br /> Chỉ số khả năng sinh lời đo đạt kết quả quản lý hàng ngày hoặc hiệu suất và hiệu quả quản <br /> lý tổng thể của một tổ chức. Một số chỉ số khả năng sinh lời được sử dụng nhiều nhất là: tỷ <br /> suất lãi gộp, tỷ suất lợi nhuận ròng, hệ  số  lợi nhuận hoạt động và lợi nhuận thu được trên  <br /> vốn cổ phần, tỷ lệ lợi nhuận thu được trên vốn sử dụng, tỷ suất cổ tức và tỷ suất thu nhập <br /> trên mỗi cổ phiếu (EPS).<br /> Chỉ số thanh khoản<br /> Chỉ số thanh khoản đánh giá khả năng thanh toán hiện tại của tình hình tài chính của một tổ <br /> chức. Những tỷ lệ được tính toán sẽ chỉ  ra liệu một tổ chức có khả  năng đáp ứng các nghĩa <br /> vụ  thanh toán hiện tại của nó hay không. Hai chỉ số  thanh khoản chung là hệ số  khả  năng <br /> thanh toán nợ hiện tại và hệ số khả năng thanh toán nhanh.<br /> Chỉ số hiệu quả<br /> Chỉ  số hiệu quả  đo lường sự  hiệu quả  của các phương tiện được triển khai trong một tổ <br /> chức. Một tên khác của chỉ  số này là chỉ  số doanh thu. Có rất nhiều chỉ  số khác được tính <br /> toán cùng chỉ số doanh thu là: tỷ suất chu chuyển vốn sử dụng, tỷ suất chu chuyển tài sản cố <br /> định và tỷ suất doanh thu của bên cho vay.<br /> Chỉ số khả năng thanh toán<br /> Chỉ số khả năng thanh toán đánh giá khả năng đáp ứng chi phí lãi vay dài hạn và nghĩa vụ trả <br /> nợ của một tổ chức. Các chỉ số phổ biến là tỷ lệ nợ trên vốn chủ sở hữu, tỷ lệ vốn chủ sở <br /> hữu và hệ số khả năng thanh toán lãi vay.<br /> <br /> III. ƯU ĐIỂM CỦA PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH<br /> <br /> Phân tích báo cáo tài chính là một công cụ hữu ích và có nhiều  ưu điểm. Thứ  nhất, nó cung  <br /> cấp cho các nhà đầu tư những thông tin cần thiết để quyết định đầu tư vốn vào một tổ chức.  <br /> Thứ hai, chính phủ và các cơ quan quản lý sẽ có được một cái nhìn chi tiết vào việc liệu một  <br /> tổ chức có đáp ứng được các nguyên tắc về kế toán hay không. Cuối cùng, các cơ quan chính  <br /> phủ có thể phân tích những khoản nợ thuế của một tổ chức.<br />
ADSENSE

CÓ THỂ BẠN MUỐN DOWNLOAD

 

Đồng bộ tài khoản
2=>2